Sep 14, 2024

Tác giả

Nguyên Chẩn - 元 稹

Nguyên Chẩn

tiểu sử tác giả
Nguon : Bách khoa toàn thư  Wikipedia

Nguyên Chẩn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyên Chẩn
Nguyên Chẩn
Tiếng Trung: 元稹
Bính âm: Yuán Zhěn
Wade-Giles: Yüan Chen
Kana: げん しん
Tự: Vi Chi (微之)

Nguyên Chẩn (chữ Hán: 元稹, 779 - 831), biểu tự Vi Chi (微之), là nhà thơ, nhà vănnhà chính trị nổi tiếng của Trung Quốc thời Trung Đường[1]. Ông nổi tiếng cùng Bạch Cư Dị đề xướng Tân Nhạc phủ vận động (新樂府運動) và thường được gộp cùng với Bạch Cư Dị, gọi là Nguyên Bạch (元白).

Ông có nhiều bài thơ và truyện kí, nổi tiếng nhất là Oanh Oanh truyện (鶯鶯傳), một tác phẩm truyện mà về sau trở thành đề tài được chuyển thể rộng rãi qua Kinh kịch và các thể loại nhạc kịch.

Tiểu sử

Nguyên Chẩn là người Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Ông xuất thân từ hoàng tộc Bắc Ngụy, là hậu duệ của Bành Thành vương Thác Bạt Lực Chân, con trai thứ 8 của Thác Bạt Thập Dực Kiền. Ông tổ 6 đời của ông là Nguyên Nham (元岩), làm Binh bộ Thượng thư, Ích châu Tổng quản trưởng sự thời nhà Tùy, tước Bình Xương quận công (平昌郡公). Cha ông là Nguyên Khoan (元宽), làm chức Lang trung Bỉ bộ, Trưởng sử cho Thư vương. Mẹ ông là Trịnh thị, xuất thân từ gia tộc danh giá Huỳnh Dương Trịnh thị (荥阳郑氏), con gái của Thứ sử Mục ChâuTrịnh Tể (郑济), cháu gái 10 đời của Trung thư lệnh Trịnh Hi (郑羲) thời Bắc Ngụy.

Khi Nguyên Chẩn lên 7 tuổi thì cha ông mất. Cha mất sớm, nhà nghèo, ông theo mẹ về nhà họ Trịnh để nương nhờ. Tân Đường thư cho biết ông không đến trường, mà do người mẹ có học thức đích thân dạy dỗ, từ viết đến đọc. Ông vốn thông minh, nên năm 9 tuổi đã biết viết văn[2], đến 15 tuổi, ông thi đỗ khoa Minh kinh, được bổ chức Hiệu thư lang. Sau đó, ông đỗ chế khoa, được giữ chức Hữu thập di.

Làm quan tại triều, ông thường đấu tranh với các thế lực đang làm lũng đoạn triều chính, trong đó có phe hoạn quan. Nhưng cuối cùng, việc làm này thất bại, ông bị giáng chức làm Sĩ tào tham quânGiang Lăng, rồi làm Tư mãThông Châu. Sau, nhờ có các hoạn quan như Thôi Đàm Tuấn, Thôi Hoàng Giản giúp đỡ, ông thỏa hiệp được với các thế lực trên, không kiên trì đấu tranh được như bạn thân ông là Bạch Cư Dị.

Năm 822, đời Đường Mục Tông, sau khi nắm giữ một vài chức vụ tại triều, Nguyên Chẩn được cử lên làm Tể tướng[3] cùng với Bùi Độ. Vì ghen công với Bùi Độ, ông cùng Thôi Hoàng Giản mưu phá. Bùi Độ biết được tâu việc lên Hoàng đế, và ông bị đưa đi làm Thứ sửĐồng Châu, rồi làm Thứ sử ở Việt Châu, kiêm Quan sát sứChiết Đông[4]. Đến đời Đường Văn Tông, ông được đổi làm Tiết độ sứ ở Vũ Xương (nay là thủ phủ tỉnh Hồ Bắc).

Năm 831, Nguyên Chẩn mất tại chức lúc 52 tuổi.

Sự nghiệp văn chương

Nguyên Chẩn và Bạch Cư Dị là đôi bạn thân thiết: là bạn thơ và là bạn đồng triều, rồi vì cùng đấu tranh chính trị trong nội bộ mà cùng bị biếm. Đối với thi đàn lúc bấy giờ, hai ông đã tích cực đề xướng phong trào Tân nhạc phủ. Bài tựa "Nhạc phủ đề cổ" của Nguyên Chẩn, và "Ký Nguyên Chẩn thư" (Thư gửi Nguyên Chẩn) của Bạch Cư Dị có thể xem là những tuyên ngôn của khuynh hướng sáng tác hiện thực trong thơ ca Trung Quốc vào đầu thế kỷ 9[5].

Riêng về Nguyên Chẩn, rất nhiều tác phẩm của ông đã được phổ nhạc và lưu truyền trong cung cấm, nên lúc bấy giờ ông còn được là Nguyên tài tử [6]. Đề tài mà ông thường viết là tình yêu, là sự tiếc thương cho người đã khuất. Đây là sở trường của ông, do ông giàu từ ngữ và tinh tế khi tả [7], nổi bật có bài "Xuân hiểu" (Sáng xuân), "Khiển bi hoài" (Giải nỗi sầu nhớ, gồm 3 bài)[8],...

Song bộ phận có giá trị nhất của Nguyên Chẩn lại là thơ phúng dụ. Thơ phúng dụ phần lớn viết theo thể cổ phongnhạc phủ, cũng dùng những đề tài giống như Bạch Cư Dị, để nói lên tâm tình bất mãn của tác giả đối với tình hình chính trị (trong đó có việc ông phê phán chủ trương gây chiến), đồng thời ít nhiều phản ánh cuộc cuộc sống của người dân đương thời. Đáng chú ý các bài: "Thái châu hành" (Bài hành lặn xuống lấy hạt châu), "Tróc bổ hành" (Bài ca lùng bắt), "Chức phụ từ" (Bài ca gái dệt), "Điền gia từ" (Lời người làm ruộng), "Viễn chinh phu" (Chồng đi viễn chinh), v.v...

Song nhìn chung, diện phản ánh ở thơ phúng dụ của Nguyên Chẩn không rộng bằng ở Bạch Cư Dị, và mức độ phê phán cũng không mạnh bằng. Mặc dù vậy, chủ trương văn học và thực tiễn sàng tác của Nguyên Chẩn đã có ảnh hưởng khá nhiều đối với các nhà thơ hiện thực đương thời và đời sau [5].

Khen ngợi ông và Bạch Cư Dị, danh sĩ Hoàng Thao thời Vãn Đường viết:

"Đời Đường, trước thì có Lý Bạch, Đỗ Phủ; sau thì có Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị, thật đúng như biển cả mênh mông, như Hoa Nhạc (tức núi Hoa Sơn ở Thiểm Tây) ngất trời".

Đến đời Thanh, danh sĩ Triệu Dực lại viết:

" Nguyên Chẩn và Bạch Cư Dị thích bình thường, giản dị...(làm thơ) phần nhiều gặp cảnh sinh tình, nhân việc nảy ý, cảnh trước mắt, lời nói cửa miệng, tự nhiên có thể đi sâu vào lòng người, ai cũng nghiền ngẫm, ngâm nga" [9].



**************

Nguyên Chẩn 元 稹 (779-831) tên chữ là Vi Chi, người Hà Nam, gia đình quan lại, làm Thượng thư Tả thừa, có quan điểm chính trị và văn học gần gũi với Bạch Cư Dị, chủ trương tác phẩm phải giàu tính hiện thực, nên người đương thời gọi là Nguyên-Bạch.

Tác phẩm: Nguyên thị Trường Khánh tập.

Nguyên Chẩn còn là tác giả của truyện Hội chân ký, truyện này về sau được Vương Thực Phủ (đời Nguyên) dựa vào để viết vở tuồng Tây sương ký.


1. Cổ diễm thi kỳ 1 6. Khiển bi hoài kỳ 2 11. Sứ Đông Xuyên - Vọng Dịch đài (Tam nguyệt tận)
2. Cổ diễm thi kỳ 2 7. Khiển bi hoài kỳ 3 12. Thù Lạc Thiên "Chu bạc dạ độc Vi Chi thi"
3. Hành cung 8. Ly tư 13. Thù Lạc Thiên "Xuân ký Vi Chi"
4. Hoạ Lạc Thiên "Tảo xuân" kiến ký 9. Quá Đông Đô biệt Lạc Thiên kỳ 1
5. Khiển bi hoài kỳ 1 10. Quá Đông Đô biệt Lạc Thiên kỳ 2

Tất cả các bài của tác giả Nguyên Chẩn - 元稹:

Trùng Tặng Lạc Thiên - Đường thi Trung Quốc - Mar 13, 2015
Chức Phụ Từ - Cổ Thi Trung Quốc - Mar 01, 2013
Hoạ Lạc Thiên "Tảo xuân" kiến ký - Đường thi Trung Quốc - Aug 15, 2008
Hành cung - Đường thi Trung Quốc - Aug 15, 2008
Cổ diễm thi kỳ 2 - Đường thi Trung Quốc - Aug 15, 2008
Cổ diễm thi kỳ 1 - Đường thi Trung Quốc - Aug 15, 2008