Sep 19, 2024

Tác giả

Tiết Đào 薛濤 (768-831),
Hình ảnh
#1
#2

Tiết Đào 薛濤 (768-831), Nữ thi nhân thời Đường, người gọi là Nữ Hiệu Thư, từng xướng họa cùng thi nhân nổi tiếng đương thời Nguyên Trẩn, thực lực không thua kém. Tác phẩm tiêu biểu : Ngô Đồng Thi (làm khi mới 8 tuổi)

Đình trừ nhất cổ đồng,
Tủng cán nhập vân trung,
Chi nghênh nam bắc điểu,
Diệp tống vãng lai phong.

Cha Tiết Vân là một viên tiểu lại ở kinh đô, sau loạn An Sử dời đến ở Thành Đô, Tiết Đào sinh vào năm thứ 3 Đại Lịch thời Đường Đại Tông. Lúc còn nhỏ đã thể hiện rõ thiên phú hơn người, 8 tuổi đã có thể làm thơ, cha từng ra đề “Vịnh Ngô Đồng”, ngâm được 2 câu “Đình trừ nhất cổ đồng, tủng cán nhập vân trung”; Tiết Đào ứng thanh đối ngay : “Chi nghênh nam bắc điểu, diệp tống vãng lai phong”. Câu đối của Tiết Đào như dự đoán trước mệnh vận cả đời của nàng. Lúc 14 tuổi, Tiết Vân qua đời, Tiết Đào cùng mẹ là Bùi Thị nương tựa nhau mà sống. Vì sinh kế, Tiết Đào bằng dung mạo và tài năng hơn người tinh thi văn, thông âm luật của mình bắt đầu đến các nơi ăn chơi hoan lạc, rót rượu, phú thi, đàn xướng hầu khách nên bị gọi là “Thi Kỹ”.

Thời Đường Đức Tông, triều đình mời Trung thư lệnh Vĩ Cao làm Tiết độ sứ Kiếm Nam, thống lược Tây Nam, Vĩ Cao là một quan viên nho nhã cũng có tài thơ văn, ông nghe nói về tài năng xuất chúng của Tiết Đào mà còn là hậu nhân của quan chức triều đình, liền phá lệ mời nàng dùng thân phận nhạc kỹ đến Soái Phủ đãi yến phú thi, Tiết Đào trở thành Doanh Kỹ nổi tiếng ở Thành Đô (Nhạc kỹ chính thường được mời đến các cuộc vui chơi của võ quan trấn thủ các nơi). Sau 1 năm, Vĩ Cao mến tài Tiết Đào, chuẩn bị tấu xin triều đình để Tiết Đào đảm nhiệm quan chức Hiệu Thư Lang, tuy chưa kịp thực hiện nhưng danh hiệu “Nữ Hiệu Thư” đã không kính mà đến, đồng thời Tiết Đào cũng được gọi là “Phụ Mi Tài Tử”. Về sau, Vĩ Cao vì trấn thủ biên cương có công nên được phong làm Nam Khang Quận Vương, rời khỏi Thành Đô. Lý Đức Dụ tiếp nhiệm Kiếm Nam Tiết Độ Sứ cũng rất ngưỡng mộ tài năng của Tiết Đào. Trong suốt cuộc đời của Tiết Đào, Kiếm Nam Tiết Độ Sứ tổng cộng có 11 người thay phiên đảm nhiệm, người nào cũng vô cùng thanh lãi và kính trọng nàng, địa vị của nàng đã vượt xa một tuyệt sắc hồng kỹ tầm thường.

Mục lục

1 Tuổi thơ
2 Thi kĩ nổi danh thiên hạ
3 Mối tình duy nhất
4 Giấy hoa tiên

Tuổi thơ
Năm Tông Đại thứ ba đời nhà Đường, tức là sau khi bình định được "loạn An Sử" không lâu, thời cuộc bấp bênh, viên tiểu lại Tiết Vân ở kinh thành trước khi lưu lại tới Thành Đô cùng vợ là Bùi thị. Lúc này, Bùi thị sinh được một con gái, đặt tên là Tiết Đào.

Từ nhỏ, được cha dạy dỗ chu đáo, Tiết Đào đã sớm bộc lộ tài năng làm thơ bẩm sinh. Đến khi tám tuổi, cha bà và bà làm ra một đoạn thơ vịnh cây ngô đồng:

Đình trừ nhất cổ đồng,
Tủng cán nhập vân trung,
Chi nghênh nam bắc điểu,
Diệp tống vãng lai phong.

Tạm dịch:

Sân đồng cổ một cây
Thân vườn cao vào mây
Cành đón chim Nam Bắc
Lá đưa gió Đông Tây.

Lúc đó, Tiết Vân nghĩ rằng ắt sau này con gái sẽ trở thành một nhân vật đón đến tiễn đi này nọ. Sau này, quả thực Tiết Đào đã có một cuộc sống đầy kì thú.

Thi kĩ nổi danh thiên hạ
Năm 14 tuổi, người cha qua đời, bà phải dựa vào sắc đẹp, tài thơ văn và âm luật bẩm sinh của mình để hầu rượu, đọc thơ, gảy đàn mua vui. Không lâu sau, bà đã là một ca kĩ cao cấp nổi danh Thành Đô, mệnh danh là một thi kĩ.

Thời Đường Đức Tông, triều đình mời Trung thư lệnh Vĩ Cao làm Tiết độ sứ Kiếm Nam, thống lược Tây Nam. Vĩ Cao là một quan viên nho nhã cũng có tài thơ văn, ông nghe nói về tài năng xuất chúng của Tiết Đào mà còn là hậu nhân của quan chức triều đình, liền phá lệ mời bà dùng thân phận nhạc kĩ đến Soái Phủ đãi yến phú thi, Tiết Đào trở thành Doanh Kĩ nổi tiếng ở Thành Đô (Nhạc kĩ chính thường được mời đến các cuộc vui chơi của võ quan trấn thủ các nơi).

Sau 1 năm, Vĩ Cao mến tài Tiết Đào, chuẩn bị tấu xin triều đình để Tiết Đào đảm nhiệm quan chức Hiệu Thư Lang, tuy chưa kịp thực hiện nhưng danh hiệu “Nữ Hiệu Thư” đã không kính mà đến, đồng thời Tiết Đào cũng được gọi là “Phụ Mi Tài Tử”. Về sau, Vĩ Cao vì trấn thủ biên cương có công nên được phong làm Nam Khang Quận Vương, rời khỏi Thành Đô. Lý Đức Dụ tiếp nhiệm Kiếm Nam Tiết Độ Sứ cũng rất ngưỡng mộ tài năng của Tiết Đào. Trong suốt cuộc đời của Tiết Đào, Kiếm Nam Tiết Độ Sứ tổng cộng có 11 người thay phiên đảm nhiệm, người nào cũng vô cùng thanh lãi và kính trọng bà, địa vị của bà đã vượt xa một tuyệt sắc hồng kĩ tầm thường.

Mối tình duy nhất
Khi đã 42 tuổi, Tiết Đào gặp Giám sát Ngự sử Nguyễn Chẩn. Nguyễn Chẩn mới 31 tuổi, kém bà 11 tuổi nhưng vì bẩm sinh đã có khuôn mặt hoa da phấn, thêm vào đó lại thạo việc hóa trang và ăn mặc nên dáng điệu yêu kiều vẫn không hề thua kém mĩ nhân năm nào. Bằng vẻ lịch thiệp và sự tài năng trác tuyệt của mình, Tiết Đào đã khiến Nguyễn Chẩn rơi vào cậm bẫy màu hồng.

Hai con tim đòng cảm ấy rung động với hai tấm chân tình từ hai phía. Họ đã trải qua một năm ngọt ngào và gắn bó. Thế nhưng, Nguyễn Chẩn sau khi về kinh thành lại phụ bạc, đắm say nồng nàn với bà Lưu Thái Xuân xinh đẹp trẻ trung. Tiết Đào vẫn ngày đêm mong ngóng nhưng kết quả chỉ là vô vọng.

Giấy hoa tiên
Khi ở Hoãn Hoa khê, bà chế tạo một thứ giấy hoa thông, và một thứ giấy màu đỏ thẫm có vẽ năm sắc rất đẹp, gọi là Tiết Đào tiên. Lúc vãn niên, ở phường Bích Kê, bà dựng lầu Ngâm Thi. Khi mất, được Đoàn Văn Xương (tức là danh sĩ đã làm bài bia Bình Hoài Tây thứ hai, sau khi bài của Hàn Dũ bị mài bỏ) soạn mộ chí. Bà mất năm Thái Hòa thư năm đời Đường Văn Tông, hưởng thọ 65 tuổi.

Tất cả các bài của tác giả Tiết Đào 薛濤 (768-831),: