Apr 26, 2024

Tùy bút - Bút ký

Một Người , Một Người
Võ Phiến * đăng lúc 09:35:05 PM, Feb 27, 2017 * Số lần xem: 1808
Hình ảnh
#1

* đăng lúc 02:24:48 AM, Dec 17, 2013 * Số lần xem: 585

Một Người, Một Người....

Lần đầu tôi được biết Nguyễn Bá Trạc cách đây chừng hai lăm năm, thuở cùng chân bước chân ráo đến Hoa Kỳ, ai nấy nhốn nháo chưa rõ đâu vào đâu. Chuyến ấy tôi gặp họa sĩ Lâm Triết (bạn của nhà văn Nguyễn ), lên chơi Bắc Cali cho biết sự tình. Buổi sáng ông Nguyễn đi ra đi vào, băn khoăn. Lâm Triết giải thích vào tai tôi khẽ khẽ: "Sắp cúng. Chưa mua được trầu cau." ( Giỗ quải hay cúng bái gì, tôi quên). Lát sau ông Nguyễn sốt ruột hẳn. Lâm Triết mỉm cười ranh mãnh, bấm nhẹ vào cổ tay tôi. Triết không nói gì, nhưng nụ cười và ánh mắt ngầm nói " Chờ xem. Có thể chàng còn lắm trò .."
Quả nhiên, rồi tôi được biết thêm về Nguyễn Bá Trạc, qua thơ văn ông. Biết ông đang lạnh lòng:
"Tấm lòng lạnh ngắt, mối sầu mênh mông"

Biết ông quạnh quẽ:
" Ta quạnh quẽ như đồn cỏ úa
Trong mịt mùng vây bủa khói sương"


Lại biết ông từng xúi một nhân vật tiểu thuyết nọ nhăn nhó cự nự " Nước mưa ở Mỹ, uống vào đắng cả mồm."
Tâm đâm ái ngại cho nước Mỹ. Nó còn đang ê ẩm về những vết thương mang từ chiến trường VN về, nó sắp nhọc nhằn về nhiệm vụ phụng dưỡng đám khách khứa tính tình khó hiểu, tâm hồn chất chứa bao nhiêu bí ẩn, rối rắm. Nước Mỹ va đầu vào định mệnh khắc nghiệt, nước Mỹ gục đến nơi chăng??
Sau đó, Nguyễn Bá Trạc sống cuộc sống của ông, tôi xuôi ngược sống đời tôi.
Hai lăm năm sau, tháng 9-2002, bất ngờ tôi gặp lại Nguyễn Bá Trạc. Lần này trên tờ báo Văn. Ông có bài thơ trên báo ấy: "Tôi sống thế này là ô-kê" .
Bài thơ thật lạ lùng. Đọc qua mấy câu đã thấy lòng phơi phới: Ơ hay! người cũ biến đâu mất rồi? Trước mắt mình là một con người khác hẳn. Cũng là Nguyễn Bá Trạc đây sao? Tôi sửng sốt:" Tại sao đời sống hóa ô-kê? Chuyện gì đã xảy ra? Trầu bỗng nhiên mọc tràn ngập nước Mỹ chăng?? Nước mưa gần đây từ trời xanh rớt xuống có được giữ lại pha nước đường vào chăng?" . Rốt cuộc đành phải xông thẳng vào bài thơ mà tìm hiểu. Bài thơ trong leo lẻo, không có chỗ nào cầu kỳ khó khăn:

"Tôi sống thế này là ô-kê
Không thêm bớt
Sáng chim kêu gà gáy
Chủ Nhật dắt chó đi chơi
dù dạo này hơi mệt, bớt đi

Tôi sống thế này là ô-kê
Và bạn gìa
một căn nhà
hai con gà
dăm con chim con nhỏ
Cô vợ, thằng con nhỏ giống mẹ
Cái mũi cái mồm
giống cha cặp mắt ngựa non
.........
Tôi sống thế này là ô-kê
trong căn nhà nhỏ hai phòng đủ ở
Có bán đi, trả hết vẫn lời hai trăm" .


Đấy, thơ đấy. (Phần chính ở cả đấy ; ngoài ra, mấy câu lơ thơ nữa thôi). Có ai sành sõi phát giác ra cái ý nghĩa thâm thúy của bài thơ, cái lý do ẩn tàng của niềm vui nằm ở chỗ nào, xin mách bảo. Riêng đối với tôi, chừng ấy đủ rồi.
Thơ ấy ra đời xong, tôi nhìn đĩa rau sống trong mâm cơm, thấy cái màu xanh của rau hớn hở hẳn ra. Hớn hở một cách hồn nhiên. Nhìn vạt ánh sáng vẫn nằm giữa sân từ trước, vạt sáng mừng rỡ một cách ồn àọ. Tôi biết đích xác chuyện ấy không do tôi sáng dạ. Chẳng qua mình vừa ngộ được một sự thật hiển nhiên: là cái phép màu của thơ văn. Thơ ô-kê xuất thế, cuộc sống nó nhảy cỡn lên sung sướng, đơn giản thế thô .
Cùng trong một tháng 9-2002 ấy, tôi lại gặp bài thơ Tô Thùy Yên mới viết, in trên tạp chí Văn Học.

Ông Tô, trước ngày ông sang Mỹ, tôi cũng chưa từng quen biết. Vả lại, tôi nghĩ ông chẳng phải sinh ra để kết bè bạn với ai. Thế nhân chẳng mấy ai thực sự quen biết ông. Ông là người của trời đất nói chung. Ông không bận tâm chuyện nhà ở mấy buồng, vườn có mấy gà, mấy chó, bán đi lời lỗ bao nhiêu ..vv... Ông Tô là người của vũ trụ. Thuở trai trẻ, tâm hồn nồng nàn lạ thường. Ông sở hữu cuộc sống:

" Ta ngồi trước ngõ nghe xao động
Trời đất bào thai cựa cựa nhanh
Mầm cỏ ngoi ngoi lên rạo rực,
Con chim chèo bẻo hót lanh chanh"

(Hề, Ta Trở Lại Căn Nhà Cỏ)

Một chút mầm cỏ là của ông. Cả trời đất cựa động cũng của ông Tô cả đấy:

"Gặp buổi sáng nhìn mưa bay phới phới
Lá cành sáng rỡ sắc hồi xuân
Ta nhìn ngọn cỏ lòng mê mẩn,
Nghĩ tới đơì ràn rụa thâm ân"

(Hề, Ta Trở Lại Căn Nhà Cỏ)

Ông sống vậy đó. Mà ông lại sát kề cái chết, hàng ngày...... Bên cạnh ông:
"Người chết mấy ngày chưa lấy xác,
Thây sình, nát mặt, lạch mương tanh
..."
( Qua Sông )

Chiến tranh chấm dứt, ông vào tù. Mười năm:
" Mười năm, mặt xạm soi khe nước,
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ
Mười năm thế giới gìa trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu
.. "
(Ta Về )

Từ ngoài nhà tù bay vào toàn những tin khủng khiếp:
" Chuyện trần gian nghe như thất thiệt
Kẻ sống còn, tóc dựng kinh hoàng...
Vương tử, sao đời đến nỗi vậy??
Đất ta, ta giẫm mà ghê chân.
"
(Nỗi Đợi)

Sau mười năm, Tô Thùy Yên trở lại với đời. Tháng 7 năm 1985, ông viết bài "Ta Về" dài 124 câu. Say sưa, ngây ngất. Thơ Việt Nam cho đến đây chưa từng có dịp biết cái khả năng kích động tận cùng của nó. Người Việt Nam chợt nhận thức ra tầm cỡ lớn lao của tâm hồn mình. (Còn riêng tôi, tôi nẩy ra cái nết nói năng ba hoa không ai chịu thấu).
Ông Tô sang Mỹ với bà con Việt kiềụ Ông ngược xuôi ngang dọc nước Mỹ, khắp nơi. Khắp nơi mừng ông. Ông mang niềm hân hoan lớn đến đâu, bà con mừng đến đấỵ Ông ngâm thơ, bà con đắm đuối. Tôi thì bàng hoàng:

" Ta về như lá rơi về cộị
Bếp lửa nhân quần ấm tôi nay,
Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống ,
Giải oan cho cuộc biển dâu này .

Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
...................................................
Ta về như sợt tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh.
Ai gọi ai đi ngoài quãng vắng?
Phải , ôi vàng đá nhắn quan san?
..................................................
Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào , gỗ đá ơi !
Hãy kể lại mười năm mộng dữ.
Một lần kể lại để rồi thôi.
.................................................
Cây bưởi xưa còn nhớ trắng hoa
Đêm chưa khuya lắm, hỡi trăng tà!
Tình xưa như tuổi gìa không ngủ
Bước chạm khua từng nỗi xót xa.

.................................................
( Ta Về )

Thơ ông Tô vang lên, tôi vật mình vật mẩy: "Thơ đâu có thơ quái dị thế này. Sao mà chịu thấu, hả Trời?" May thay, Tô Thùy Yên cất tiếng một hồi rồi ngưng. Rồi ông sống phần ông, tôi sống phần tôi. Ai có phận nấỵ

Mười bảy năm sau, tức năm 2002, cũng đúng vào tháng 7, Tô Thùy Yên cầm bút viết bài "Thấm Thoát Đời Ta".
Bắt đâù bằng giọng gần gũi thân mật, như bạn bè cố cựu có dịp gặp nhau ngồi nhấm nhót miếng quà vặt đưa cay, bồi hồi tỉ tê:

" Tôi bây giờ cha mẹ không còn,
Các em hao hớt, bạn thưa vắng
Đời rẽ quặt vô chừng
Người cùng đi một đỗi
Giữ của nhau thương nhớ làm tin.
Thôi mong gì đổi trả
".

Giọng thơ đều đều, điềm đạm, không lời to chữ lớn, không nhằm làm ai động tâm hoảng hốt. Ông nói qua về hiện tình, về cảnh ngộ mình, cũng theo thông lệ giữa bạn bè lâu ngày gặp lại thôị Hiện tình:

" Nắng mưa thấm thoát đời ta
Mối mọt căn nhà rệu rã
. "

Lại thông báo qua mấy nét về những cái thường nhật hiện naỵ Cũng là thông lệ nữa thôi :

" Đời theo năm tháng cũ dò về,
Chó già lạ hơi sủa .
..............................
Ngoáng quanh quất nghe vang quạnh quẽ,
Thấy trăng sáng quá ngủ không đành,
Nhưng mong có người thức chuyện vãn.
Mai chia tay, mang theo phần trăng
"

Sau đó đôi dòng về quê hương:
" Quê nhà nghe nói có
Chỉ dấu không tìm ra "
Và kết thúc:
" Sức gìa đến lúc phải bỏ bớt,
Bỏ lại bên đường cái bóng ta
."

Lời thanh thản, ông Tô chỉ có chỗ trách cứ nhẹ nhàng: trách cái " thấm thoát " của cuộc đờị Ông trách nhẹ, bỗng dưng tôi ngẩn ngơ, thẫn thờ. Cái quạnh quẽ từ từ liễm vào người, liễm sâu dần sâu dần. Tôi lặng ngườị
Ối, thì ra không có chó gìa chó trẻ nào vào đấy cả . Chủ nó đấy thôi. Chết, chết !! Coi chừng cái điềm đạm , cái thanh thản của ông Tô Là dửng dưng đấỵ Là nguội tắt đấy. Là tai họa đấỵ Ông chối từ quá khứ, quên tuốt tháng năm cũ, quên mọi chuyện lớn nhỏ trong đời mình, lạc mất cả quê hương. Quên ngay chính mình rồị Thôi còn đâu là ông Tô nữa. Ông Tô, thôi đã thôi rồi; nước mây man mác .. Ông đã lặn mất vào cái bí nhiệm của Đất Trời huyền vi rồi. Còn ông đâu nữa.
Ông bảo ông bỏ lại cái bóng. Nhớ năm xưa tôi có được xem một cuốn phim Nhật, phim đen trắng. Thuê ở tiệm về xem. Trong phim, một kiếm khách võ sĩ đạo một hôm múc tô nước đưa lên miệng, sắp uống, chợt nhận thấy khuôn mặt in trong tô nước không phải khuôn mặt mình. Kiếm khách ngừng mắt vào khuôn mặt lạ một lát, ngạc nhiên, nghiêm khắc, rồi khinh bỉ hắt cả tô nước. Ông múc lên tô nước khác, nhìn; và lần này giận dữ, tạt mạnh cả tô nước ra xa. Việc tái hiện mặt lạ lần nữa quá mức chịu của người hiệp sĩ. Ông quày quả bỏ đi, không thèm uống nữa. Đêm đến ông trằn trọc không ngủ được, trăn qua trở lại mãị Ông mệt nhoài , thần trí hoang mang. Bỗng giai nhân bẩm báo": có ba kẻ giữa đêm khuya đến nhà xin diện kiến ". Hiệp sĩ vùng dậy, xốc kiếm bước rạ Ba kẻ kia xưng mình được phái đến do người đã hiện mặt trong tô nước - Ôi thôi, tức thì gươm kiếm vút qua vút lại, binh sĩ tứ hướng xông ra, cả tòa lâu đài ầm ầm náo động. Máu đổ thịt rơị
Mấy hôm sau nữa, nửa khuya lại bùng nổ giao tranh khốc liệt. Rồi mấy hôm sau nữa ..vv.. Rồi , đột nhiên, phim ngưng, không có kết thúc. Phim đưa ra mấy dòng vắn tắt : Phim căn cứ vào một cuốn truyện. Tác gỉa phiên truyện đã bỏ lửng không lời giải thích.
Tôi xem đi xem lại cuốn phim mấy lần, từ đó không thoát nổi sự ám ảnh. Bao nhiêu năm sau, tên phim tôi quên, người làm phim tôi quên. Duy sự ám ảnh không xua đuổi được.
Nay ông Tô của chúng ta: ngay cái bóng của chính mình cũng không thiết mang theo ! Bài thơ đọc xong, cái lạnh mênh mông thấm liễm tận chỗ sâu xa nhất của tâm hồn."Bếp lửa nhân quần "tắt ngấm tự bao giờ, vô phương cứu vãn.
124 câu trong bài " Ta Về " chúng nó dồn dồn tới, cuồn cuộn. Ở bài " Thấm Thoát .. " các câu thơ rã rời hẳn rạ Cuối cùng cái bóng cũng không bám được vào cái hình nữa!

Cách hăm lăm năm, gặp lại một ngườị Cách mười bảy năm, gặp lại một người nữa. Đều là những gặp gỡ đích đáng cả.

Võ Phiến
10/2002
 







 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.