Apr 24, 2024

Thơ mới hiện đại VN

THƠ TRƯƠNG NGHĨA KỲ
Trương Nghĩa Kỳ * đăng lúc 10:40:40 PM, Mar 17, 2009 * Số lần xem: 2208


Bươm Bướm Bay

Nơi tôi ở được gọi là Thành Phố. Không nguy nga, không rực rỡ, ồn ào. Có những hàng cây xanh biếc vươn cao tỏa bóng mát cho những con đường thật đẹp. Ðường không rộng nhưng không là quá hẹp, xe bốn hàng xuôi ngược êm ru. Những bồn hoa, những lối cỏ xanh tươi, bướm đủ sắc bay bên người đi bộ.

Nơi tôi ở là một thành phố nhỏ. Ðời hiền hòa Cảnh Sát thấy lưa thưa. Hình như đây không có đền chùa, đếm không quá ba nhà thờ quạnh quẽ, buổi mai, chiều, chuông ngân nhỏ nhẹ, sao nở vàng đêm tối mây sương...

Tôi ở đây nhiều lúc thật buồn: bè bạn xa, bà con không gần gũi. Hai đứa cháu sớm đưa, chiều rước về, thui thủi. Hồn tha hương lầm lũi, lan lan. Hai đứa cháu tôi không nghĩ tôi mơ màng, chân sáo vẫn đá văng từng lá rụng. Tuổi của chúng dễ thương như hoa súng nở hồn nhiên, đâu đó, vũng ao xưa!

Nơi tôi ở có nhiều đêm tôi mơ đi trở ngược con đường làng heo hút, đi sờ soang những con đường ngập lụt, tới cổng nhà rồi gục xuống, khóc ngon! Ba mươi hai năm tôi sống mỏi mòn: thời lao cải, thời làm thuê, thời vượt biển. Chưa bao giờ tôi làm con én liệng, tha mùa Xuân từng cọng rác tháng Giêng! Tôi nhớ sao đôi mắt Mẹ hiền đã nhắm kín mà tôi không được vuốt...

Nơi tôi ở: nơi tôi xa đất nước. Cõi người ta, lòng nhủ: Cõi Người Ta! Ở đâu tôi cũng có cửa, có nhà, có những lúc thả hồn theo gió bụi. Ở đâu tôi cũng tàn đời, lúi húi, sớm hay trưa, chiều, xế, tối, buồn hiu. Temple City tôi vẫn nói tôi yêu (nhưng có ai hỏi tôi bao giờ đâu nhỉ!).

Tôi ngước lên, lịch, đang đầu Thế Kỷ. Nhớ quê nhà, nhìn cuối biển. Xa xăm...

Trương Nghĩa Kỳ

***

Sao Nặng Sạo


Hai đứa bé chưa hơn mười (10) tuổi. Chị thì mười, em mới tám thôi. Rét căm căm, ra bờ lộ, chúng ngồi, bên thúng rau, năn nĩ người qua lại. Chúng không phải ăn mày, mà thật tội: Bỏ học, đi làm, phụ giúp mẹ cha. Chúng bán rau trồng được ở vườn nhà, mong có được chút tiền mua áo Tết! Những bó rau xanh rì, tươi mướt. Ai đi ngang nhìn rồi cũng đi luôn. Hai đứa bé thơ, hai khuôn mặt dễ thương... trông bắt ghét cái cõi đời này chi lạ!

Báo Tuổi Trẻ Online ngày 17 tháng 1 năm 2009, đăng bản tin, tôi đọc, nghẹn ngào. Ðất nước thì Cờ Ðỏ Vàng Sao, dân như chó mở mắt trào nước mắt. Hai đứa bé, ngồi, cười, không thể khóc, bởi: Chắc Chúng Còn Hi Vọng Chút Tương Lai? Tấm hình in theo không động lòng ai, tôi chợt thấy mà nghe như ruột đứt. Dân như chó, ôi chao thèm cục cứt, ỉa ra đi, van lậy Bác Hồ tôi!

Bác nói gì? Lời cuối mép đầu môi? “Chừng nào nước nhà thống nhất, dân tộc được giải phóng hoàn toàn, mà còn có người nghèo khổ, còn có người không được đi học, đó là Tội của các Cán Bộ!”. Ôi! Cán Bộ hay một Bầy Cán Ngố, Chúng đi xe Mercedès lượn qua lăng, Bác chồm lên xem đi Bác! Chớ yên nằm. Bốn mươi năm rồi Bác lặn hơi tăm. Bác ở Ðịa Ngục hay Thiên Ðàng hỡi Bác? Ông Lê Nin, ông Ăng Ghen, ông Các Mác, chắc đang cùng với Bác, nhậu lai rai? Lá cờ đỏ sao vàng bay, đang bay, ngôi sao sạo rụng đi đời đổi khác!

Tôi nói đó! Nói với lòng đoan chắc: Rụng Ði Sao! Sao Nặng Sạo! Trời Ơi! Biển có thể cạn! Non có thể dời! Sao chế độ của Bác Hồ chưa ai, người đạp đổ?

Trương Nghĩa Kỳ

***

Tháng Tư Hai Ngàn Lẻ Chín


Người về như thế đó, sao?
Ngồi taxi, kể tào lao chuyện đời
Mấy mưới năm ở xứ người
Trở về Tổ Quốc lạc loài chiêm bao!
Người về! Ôi người về đâu?
Áo nhung, áo gấm, mặt màu phấn son
Ờ thì Tổ Quốc Quê Hương
Chẳng qua Cõi Tạm, còn chường mặt chi?
Người về một tháng rồi đi
Kẻo tiền trợ cấp nó thì mất tiêu!
Ngồi taxi, người nói nhiều
Mà ngơ ngẩn tựa như diều đứt dây!

Người về, uống rượu cho say
Cho quên đi cõi đời này bể dâu!
Bảo rằng: Phật hứa kiếp sau
Người về không để ngồi lau mặt hoài.
Tội nghiệp người! Thương xót người.
Con chim chiền chiện hót rồi, đã bay!
Có thằng làm thơ thật hay (*)
Là Trạch Gầm đó, “Ðụ Mẹ Mày Cộng Quân!”
Hỡi ơi Tướng xuống Cầm Quần
Thì bọn Tàu Phỉ chúng cần sợ ai!
Trạch Gầm không chưởi mỉa mai
Mà hắn chưởi thật, chưởi loài Việt Gian
Anh hùng ra ngõ, hiên ngang
Mở lời cửa miệng, chào hàng... đầu tư!

Người về như đứa bé thơ
Tiếc thay tóc bạc bơ phờ tha hương!
Ngồi taxi dạo phố phường
Thấy vui không nhỉ, sao buồn thở ra?
Trạch Gầm chưa chưởi Ðụ Cha
Thì nghe ta chưởi: “Tổ Bà Mẹ Bây
Già đầu lòng vẫn thơ ngây
Theo voi hít bã mía ngầy ngật chăng?”
Người về thăm lại Việt Nam
Thăm loài Cộng Sản, đầu hàng chúng đi!
Ðụ Cha cái lũ ngu si
Ăn cơm biết chọn, chơi thì... kệ tao!
Tháng Tư Ðất Nước Thay Màu
Tháng Tư Lắm Kẻ, Nói Sao, Bây Giờ?

Trương Nghĩa Kỳ

(*) Nguyên văn bài thơ của Trạch Gầm:

CHO TAO CHƯỞI MÀY MỘT TIẾNG

Ðụ Mẹ! Cho tao chưởi mày một tiếng
Ðất của ông cha sao mày cắt cho Tàu?
Ngậm phải củ gì mà mày cứng miệng?
Ðảng của mày, Ðụ Mẹ Ðảng Tào Lao!

Chế độ mày vài triệu tay cầm súng
Cầm súng làm gì? Chẳng lẽ hiếp dân?
Tao không tin Lính Lại Hèn Ðến Thế
Lại rụng rời Trước Tai Ách Ngoại Xâm!

Mày vỗ ngực: Anh Hùng Ðầy Trước Ngõ
Sao cứ luồn, cứ cúi, cứ van xin?
Môi Liền Răng, à, thì vậy đó:
Nó cạp mày, mày thin thít lặng thinh!

Ông Cha mầy bốn ngàn năm dựng nước
Một ngàn năm Ðánh Tan Giặc Tàu
Tông Tộc Mày cũng là Lê, là Nguyễn
Hà cớ gì mày Hèn Ðến Thế Sao?

Chuyện mày làm toàn dân đau như thiến
Mày chết rồi tao nghĩ chẳng có đất chôn
Hãy Tỉnh Lại, Ôm Linh Hồn Sông Núi
Cứ đà này, chết tiệt còn sướng hơn!

Ðàn gãy tai trâu, nghe chừng vô ích
Giờ mày nghe tao chưởi, còn hơn không!

* TRẠCH GẦM

**

VỌNG PHU

Ngàn năm hóa đá thờ chồng
Ðã thành huyền thoại giữa lòng nhân gian
Trung trinh một tấm bia vàng
Ai đem mìn, đá biến nàng thành vôi?

Ðường lên xứ Lạng xa xôi
Câu ca dao hóa gương soi nhân tình
Nàng đâu đứng có một mình
Từ trên cao ấy canh nhìn Nước Non!

Ngàn năm đá sỏi cũng mòn
Tấm gương tiết nghĩa sắt son muôn đời
Thôi thì... Tô Thị nàng ơi
Hóa thân lần nữa về nơi vĩnh hằng!

Trách người tham chút giàu sang
Nỡ đem đốt cả Tượng Vàng Tình Yêu
Ðồng Ðăng đến một buổi chiều
Câu ca dao gãy, cánh diều rong mưa...

Chùa Tam Thanh, phố Kỳ Lừa
Còn nàng Tô biết bây giờ ở đâu?

Trương Nghĩa Kỳ

***

Bóng Ngựa Hoàng Hôn

Từ dưới đồng bằng nó tiến lên
Ngọn đồi
Dừng lại
Nó tìm Tiên
Nó nhìn bao quát trời quang đãng
Không thấy Tiên, và
Không thấy em!

Nó thở dài hơi và
Nó hí
Nó buồn, thấy rõ
Trở về xuôi
Hồi nào cất vó như mây cuốn
Chừ lặng thầm như mây trôi, trôi...

Nó lặng thầm đi
Nó cúi đầu
Tiên về Tiên Cảnh
Em về đâu?
Nó sa nước mắt trên đường cỏ
Nó cắn rồi nhai cọng cỏ sầu!

Nó tới đồng bằng
Tới thế gian
Nó đưa chân giẫm chỗ xưa
Nàng
Từng ngồi đó ngắm dòng sông chảy
Từng thả trôi sông đóa nguyệt vàng.

Nàng chẳng còn đây
Sông vẫn đây
Ðất trời thì vẫn một vòng xoay
Nó nghiêng mặt ngó vầng trăng khuyết
Nó khóc nên hai mắt nó đầy...

Nó khóc
Vì sao? Riêng nó biết!
Nó buồn. Mặc kệ!
Chẳng ai tin!
Dãy hoa nép mặt gương lồng bóng
Ngàn liễu rung cương
Sóng gợn tình! (*)

Nó nhắc câu thơ người đã khuất
Nó buồn ai đó khuất sau non
Từ nay ngậm ngãi, trầm mong gặp
Biết chỗ nào? Ðâu! Hỡi khói sương!

Nó!
Ôi con ngựa trong huyền sử
Nó chở tình yêu thuở Ðịa Ðàng
Chừ thớt lưng trơn vàng lá rụng
Mùa Thu không chờ
Mùa Thu sang!

Nó hí một cơn rồi nó quỵ
Em ơi từ đó cỏ tiêu điều
Không ai cắn đứt ra từng đoạn
Nói khẽ với nàng: “Anh cắn yêu!”

Một hôm, có kẻ buồn chân dạo
Thấy đất bồi lên một nấm mồ
Trên nhánh cây buồn con quạ đứng
Gọi chiều thảng thốt một cơn mưa!

Em ơi anh đã làm thân ngựa
Ði suốt đồng bằng tới đỉnh non
Không một chỗ nào không điểm hẹn
Mà em, em chết, hết Quê Hương!

(*) Thơ Chu Mạnh Trinh

Trương Nghĩa Kỳ

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.