Oct 13, 2024

Viết về tác giả & tác phẩm

Ðọc Thơ Trần Văn Sơn
Trần Trung Thuần * đăng lúc 02:50:10 PM, Feb 06, 2009 * Số lần xem: 3289

- THẤP THOÁNG VÀI NỤ HOA -

Nhà xuất bản Little Sài Gòn ở Nam California, Mỹ, do thi sĩ Phan Bá Thụy Dương chủ trương, vừa cho ra đời thi phẩm thứ hai của Trần Văn Sơn, THẤP THOÁNG VÀI NỤ HOA.

Thi phẩm đầu tiên của Trần Văn Sơn là Vườn Dĩ Vãng nhà Khai Phá xuất bản tại Sài Gòn, Nam Việt Nam, năm 1972.

Gần bốn mươi năm mà một nhà thơ đã có danh như Trần Văn Sơn mới có thêm tập thơ thứ hai, thế là muộn màng lắm; nhưng có còn hơn không. Anh, trước hết, chứng tỏ cho anh em trong thi giới thấy mình vẫn còn sống ố một người Lính có đeo lon của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ố vẫn còn sống để còn Thơ!

Trần Văn Sơn “biến đi đâu” trong suốt một quãng thời gian dài? Câu trả lời chia làm ba phần: Phần thứ nhất, anh tại ngũ và chiến đấu ở miệt Bình Tuy, Bình Thuận. Phần thứ nhì, anh là Tù Tàn Binh VNCH chung số phận với non một trăm ngàn sĩ quan QLVNCH bị Việt Cộng dụ khị Ði Học Tập Cải Tạo để làm Con Người Mới Xây Dựng Chế Ðộ Mới trong vòng một tháng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 (Anh cũng như những đồng đội của anh đều bị mắc mưu của Việt Cộng, thay vì Học Tập Cải Tạo trong vòng một tháng thì Ði Ở Tù Sau Chiến Tranh mút chỉ cà sa! Anh, tuy là sĩ quan cấp úy, nhưng vẫn phải đi “du học” ở miền Bắc, xa vợ con thăm thẳm đường dài). Phần thứ ba: anh và gia đình qua Mỹ sống đời tái-định-cư theo diện ODP và hồ sơ ra đi là mảnh giấy nhỏ có ghi chữ H chấm một cái với vài con số đính lẹo theo sau, anh nhìn tờ giấy đó và tự nhận mình ra đi Nhờ Chính Sách Nhân Ðạo của nước bạn Huê Kỳ, anh vui vẻ nói với mọi người mình là người Hắc Ô, HO, không có dấu chấm nào lung lẳng! Thôi thì còn sống, đêm không nghe chó sủa, ngày không thấy bóng xe U Oát đỗ xịch trước cửa nhà, là vui rồi. Mình là ai, là gì thì cũng trong-vòng-tự-do theo luật lệ xứ người!

Sau đó, Trần Văn Sơn bày trải ra với Thơ để cho chúng ta biết hoàn cảnh hiện tại của mình. Ở Mỹ, gia đình Trần Văn Sơn chọn thành phố Los Angeles và ở vùng North El Monte. Trong vùng anh ở lác đác vài người Việt Nam, đa số là người Mễ, cũng có người Tàu, người Nhật, người Thái Lan, rất ít người Mỹ trắng. Giữa chốn xô bồ (mà trật tự), Trần Văn Sơn cùng vợ lo mưu sinh bằng nghề Cắt Chỉ thuê, cho các con vào trường học chữ, cắm cúi làm, ngày nghỉ thi thoảng mới xuống vùng đông đảo người Việt Nam, đó là vùng Orange County, đi chợ, đi chơi, gặp gỡ dăm ba bạn cũ, uống một cốc cà phê, vuốt râu cười cười... Như vậy có hơn mười năm, Trần Văn Sơn mới rỗi rãnh, nghĩ đến Thơ! Sự nghĩ đến Thơ của anh muộn màng, chả trách gì anh đã phải xuất bản tập thơ thứ hai, Thấp Thoáng Vài Nụ Hoa, trong điều kiện cũng muộn màng!

Tôi nói linh tinh quá! Xin bạn ghé mắt đọc mấy dòng, chỉ mấy dòng, Tiểu Sử của tác giả thi tập Thấp Thoáng Vài Nụ Hoa, in ở bìa sau dưới bức họa chân dung qua nét vẽ của Vũ Uyên Giang:

Sanh dưới chân Lầu Ông Hoàng Phan Thiết. Ði Lính ố Ði Tù ố Ði Mỹ. Hội viên Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Ðội VNCH. Cộng tác trước 1975: Phổ Thông, Thời Nay, Văn, Nghệ Thuật, Khởi Hành... Ðã xuất bản: Vườn Dĩ Vãng ố Thơ ố Khai Phá (1972).

Ngắn. Gọn. Thật là ngắn và gọn. Tôi không hiểu “cụm từ” Dưới Chân Lầu Ông Hoàng, nhưng nhờ hai chữ Phan Thiết đi kèm tôi biết anh sinh ra tại ấp Ngọc Lâm, xã Phú Hài, quận Hàm Thuận, xã Châu Thành Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, tỉnh cực Nam của miền Trung Việt Nam. Chỗ này tôi từng qua lại trong thời gian tôi đóng quân tại Bình Thuận. Nơi anh gọi là quê hương đó đẹp lắm, nơi đó ngày xưa Hàn Mạc Tử từng đưa nàng Mộng Cầm lên lầu Ông Hoàng ngắm biển, ngắm trăng rồi thề non hẹn biển, có thơ để lại cho đời sau. Nơi đó cũng có một cái tháp Chàm, cái tháp cuối cùng của người Chàm, hàng năm có một ít người Chàm lên đây làm lễ cúng cầu mưa. Nơi đó là ngã ba của con đường tỉnh lộ, một ngã về Phan Thiết (dài 5 km), một ngã vào Phú Hài và một ngã ra Mũi Né. Tôi chưa về đây lại, đã hơn ba mươi năm nay, nghe nói bây giờ đổi thay nhiều lắm, nhà ngói mọc lên nhiều vì có nhiều người vượt biển gửi tiền về cho cha mẹ, bà con xây cất. Tôi nhớ Lầu Ông Hoàng nhất: một nơi tan hoang từ thập niên 1940 vì ông Hoàng (nghe nói là người Tây Ban Nha) bị tình phụ, ông san bằng hết thảy và bỏ đi biền biệt. Lầu Ông Hoàng không còn gì cả nên chẳng “trơ vơ”, còn chăng là cái nền sân tennis loang lỡ, còn chăng là cái tháp nước bị đạn bắn gần như nát bét. Tôi nhớ Lầu Ông Hoàng vì tôi có dừng quân thoáng chốc trên đường tiến quân vào mật khu Lê Hồng Phong, băng qua quốc lộ 1, lên tận Cà Tót vào mật khu Tam Giác. Hồi đó, các năm 1967, 1968, 1969, tôi không ghé lại thăm ai nên không biết gì về Trần Văn Sơn (Trần Văn Sơn cũng hành quân trong tỉnh Bình Thuận nhưng địa bàn thì ở phía Nam) . Tôi nhìn một cách tổng quát thì nơi sinh quán của tác giả Thấp Thoáng Vài Nụ Hoa quảƯ thật là Vùng Ðất Rất Thơ ố một bên núi, một bên biển, lúp xúp là thôn xóm nhà dân, mái ngói có, mái tranh nhiều, mái tôle lưa thưa, chiều khói bếp bay lên ảo ảo mờ mờ và đêm thỉnh thoảng hỏa châu soi, đất trời đẹp tuyẹạt! Ba mươi năm hơn rồi, nhiều hơn ba mươi năm, tôi xa Phan Thiết, tôi mịt tôi mùng, cảm ơn mấy dòng tiểu sử của Trần Văn Sơn khiến lòng tôi nhưng nhức.

Tôi vẫn cứ nói lung tung! Ðọc thơ Trần Văn Sơn tôi chưa nói gì về thơ của anh, tôi có lỗi. Mà cũng tại vì thơ của anh đâu có nói gì tới tôi ố tới cái gì đó của thơ! Thơ Trần Văn Sơn, một phần nói (nhớ, nhắc) bạn bè, những người nổi tiếng trên văn đàn như Phan Bá Thụy Dương, như Phạm Nhã Dự, như Tô Ðình Sự, như Hà Thúc Sinh..., một phần Trần Sơn triết lý vụn về sự sống sự chết, một phần, dài nhất (coi như lê thê) anh nói đến tình phu thê giữa vợ anh và anh, nhất là nỗi lòng của vợ anh đối với anh, với chồng và lũ con trong thời gian dài anh đi du học lao động tại chức! Ờ mà, tôi trách anh làm chi? Tôi và anh không hề quen biết, tôi và anh chẳng chung một trại tù, tôi và anh chỉ là hai người xa lạ dẫu từng đi chung dưới một lá cờ, dẫu từng quỳ mỏi gối trên vũ đình trường trường Bộ Binh Thủ Ðức. Trời tỏa ra bốn hướng, người phiêu giạt đi trăm phương, may mà có Thơ để đời còn có nhau! Cảm ơn Trần Văn Sơn cho tôi “rung cảm” ở mức độ nào đó thơ của anh, để tôi viết rất thực tôi đã đọc anh như thế nào.

Tôi nói nhé, thơ Trần Văn Sơn viết cho bạn bè: thắm thiết, đậm đà, tưởng xa mà gần, tưởng gần mà trớt quớt:

QUỲNH HƯƠNG, gửi Hà Thúc Sinh:

Xa bạn ba mươi năm, gặp nhau trên đất Mỹ. Phút chốc gần ba năm, bạn lại xa vạn lý! Chung trà nóng vẫn còn, chén rượu chưa nhắp cạn, ngó lên đỉnh thiên sơn, lạc loài chim bè bạn!

KHÓC TRẦN KIÊU BẠT:

Tin dữ đến bất ngờ, lòng ta đau như cắt. Ba năm không gặp mặt, khoảnh khắc bạn xa đời.
Ba năm không gặp mặt, giờ đã thành Thiên Thu!

KHÓC TÔ ÐÌNH SỰ:

Xa người ròng rã bao năm
Một thân một bóng lạnh căm một đời
Giường xô chiếu lệch chăn rơi
Khóc người mắt nhỏ mưa trời ngoài hiên
Người đi về cõi tịnh yên
Chút tình xưa gửi đến miền hư vô
Xa người hồn xế bóng mờ
Trong cơn mộng dữ còn trơ tuổi vàng.

TỬU THIỀN VỚI NGUYỄN BẮC SƠN TẠI MIẾU BA ÐẦU RỒNG:

Sát quán Ba Cô ngôi miếu cổ
Ngổn ngang gạch đá lạnh hương trầm
Bạn. Ta. Thiền định bên ly rượu
Chợt thoáng trong ly bóng Nguyệt Rằm.

Và, còn nhiều lắm, trích chừng nhiêu đó thôi đủ thấy Trần Văn Sơn làm thơ không lẻ loi, không thiếu hay vắng bạn. Cái tình của tác giả Thấp Thoáng Vài Nụ Hoa không thấp thoáng mà choáng ngợp lòng người. Ai là bạn của Trần Văn Sơn chắc hẳn là có nhiều kỷ niệm (tôi thấy Hà Thúc Sinh ưu ái viết bài tựa cho Thấp Thoáng Vài Nụ Hoa, Phạm Nhã Dự, Ngô Nguyên Nghiễm, Trần Phù Thế thì viết cho Trần Văn Sơn ở phần bạt; bìa sau Phan Bá Thụy Dương giới thiẹạu tác giả và tác phẩm tuy ít lời mà rất nồng nàn. Hạnh phúc với bạn bè như thế là “phong phú” nhé! Mừng cho Trần Văn Sơn!

Tôi nói Trần Văn Sơn triết lý vụn về sự sống chết, không phải là cái cớ để nói Trần Văn Sơn “tư duy’ chưa sâu. Sự sống, sự chết, ông Phật nói rồi, nói cho xong; ông Giê Su cũng nói rồi, nói cho qua. Người thì nói: “Ăn hiền ở lành để đầu thai kiếp sau...( cũng lại ăn hiền ở lành?). Người thì nói: “Con người là cát bụi sẽ trở về cát bụi...( cát bụi có chống nhau không nhỉ?). Phật hay Giê Su đều dứt khoát. Con người thì không! Không riêng mình Trần Văn Sơn triết lý vụn, tôi cũng có khi, anh, chị cũng có khi. Ngay các ông bà triết gia cũng lai rai hoài chuyện sống chết! Bởi vì ai cũng thích triết lý vụn cả nên đời có vui, có buồn, có cái để nhai đi nhai lại cho ra chữ nghĩa. Chẳng sao! Tốn gì giấy mực mà phiền chớ!

Hãy nghe Trần Văn Sơn “lãi nhãi” nha:

Tao vẽ một vòng trong nghĩa trang này
Dành riêng tụi mày vài vuông đất mới
Ðứa nào chết sớm vào mộ nghỉ ngơi
Ðứa nào sống lâu thắp nhang cầu nguyện.

Tao vẽ một vòng trong nghĩa trang này
Thằng Trung vào mộ rồi nằm nghỉ ngơi
Tụi mình mỗi thằng quăng một nắm đất
Cắm một cây nhang và khấn vái thầm
Thằng Trung chết sớm là nó có phước
Ðược người thắp nhang được người vái thầm
Ðược vuông đất mới nằm nghỉ ngàn năm
Tụi mình vài năm lần lượt dãy chết
Có đám ma lớn như nó hay không?

Trần Văn Sơn “luận” về sự sống chết thật giản đơn và dung dị. Anh bẻ vụn chữ ra thành nhiều chữ, chẳng hạn chữ “năm”. Ðể có bài thơ dài, cần nhiều chữ, là đúng; nhưng nhiều chữ lặp đi lặp lại hoài thành ra... vụn. Triết lý mè nheo là triết lý vụn, thua xa ông Phật, ông Giê Su, việc viết thành Kinh, mè nheo, vụn vằn, là của con người. Kinh giống như Thơ, không ai chịu đọc một câu, phải đọc tràng giang đại hải... mới hay. Thơ Trần Văn Sơn nói về chuyện phải nói ít mà dùng nhiều lời, Thơ Trần Văn Sơn luận về Tử, Sinh, thế là hay đấy chứ!

Trọng tâm hay “trung tâm” của thi tập Thấp Thoáng Vài Nụ Hoa của Trần Văn Sơn là những gì anh viết cho vợ của anh. Trần Văn Sơn viết cho vợ “của mình” gói ghém trong mười bài, chắc là mười “khúc” cho nên anh đặt cho mười bài dó bằng cái Tựa Ðề KHÚC NGÂM ÐOẠN TRƯỜNG.

Phải nói ngay, nói ngay tức thì: Trần Văn Sơn “ca” vợ quá đỗi quá chừng. Tôi chưa thấy ai như Trần Văn Sơn. Ông Bùi Hữu Nghĩa từng ca vợ, ông Tú Mỡ từng khen vợ, ông Tú Xương từng “chọc quê’ vợ, ông Huy Trâm từng nhớ vợ, nhưng chưa ai “đề cao” vợ “của mình” ngang tầm với tác phẩm của Nguyễn Du, Ðoạn Trường Tân Thanh (nói về chữ nghĩa) như Trần Văn Sơn. Mười bài anh “ca” vơ,ỳ anh đăỳt cho nó cái tên chung: KHÚC NGÂM ÐOẠN TRƯỜNG. Vợ là người, một người duy nhất xứng đáng cho chồng đề cao, không thiếu gì những người Thờ Vợ, Ðội Vợ Trên Ðầu. Làm thơ cho vợ phải làm cho hay, thú thật chưa ai bằng Trần Văn Sơn!

Trần Văn Sơn khi viết cho vợ “của mình’ một người đàn bà, anh nghĩ chung, nghĩ đến tất cả những người “vợ” của ai đó, anh viết rằng:

Trân trọng vinh danh những người đàn bà Việt Nam đã và đang sống khổ nhục trong chế độ Cộng Sản. Chồng tù tội. Nhà cửa bị tịch thu và bị cưỡng bức đi vùng kinh tế mới sống lây lất đầu đường xó chợ, nhưng vẫn một dạ thủy chung, nuôi đàn con nhỏ dại và lặn lội thăm nuôi chồng khắp các trại tù Nam ố Trung ố Bắc.

Tôi ngơ ngẩn trước hai điều anh viết: một là vợ của mình (của những người ở tù Cải Tạo, bị Việt Cộng cưỡng bức đi vùng Kinh Tế Mới tại sao lại sống lây lất đầu đường xó chợ ố đầu đường xó chợ thấy ở thành phố chớ đâu có ở vùng Kinh tế Mới?) và hai là “Chồng Tù Tội... Lặn Lội Thăm Nuôi Chồng Khắp Nơi”, té ra có Tội mà ở Tù là Tù Oan?

Tôi nghi ngờ: Trần Văn Sơn có hai bà vợ!
Tôi cũng nghi ngờ: Trần Văn Sơn có Tội nên mới ờ Tù.

Nhưng tôi biết rõ: Trần Văn Sơn có một, duy nhất, người vợ rất yêu chồng, thương con. Tôi cũng biết rõ, Trần Văn Sơn, như tôi, như tất cả những sĩ quan QLVNCH đi tù cải tạo sau 30 ố 4 ố 1975 đều chẳng có Tội Gì Cả (chính VC xác nhận điều đó) vì ai đề cao Danh Dự con người, yêu thương Tổ Quốc mình, làm tròn Trách Nhiệm công dân thì đều đáng ca ngợi, không thể Kết Án được. Việt Cộng đã làm điều sai trái, chúng bắt sĩ quan miền Nam Việt Nam vào tù, chúng mới là Người Có Tội, lạ lùng thay chúng Không Ở Tù! Nhớ lại khi còn “quýnh nhau thấy mụ nội”, ta bắt được Việt Cộng thì cho chúng Hồi Chánh, ta có Kết Tội kẻ đi lính cho “bên kia” đâu? Miền Nam Việt Nam có nhiều trại giam, gọi là Trại Cải Huấn, chỉ nhốt những ai phạm tội, coi thường pháp luật, không nhốt Việt Công. Vì sao vậy? Vì ta chỉ nhốt tù những ai có tội thôi! Có tội thì phải ở tù! Nếu Trần Văn Sơn có Tội với Việt Cộng, anh ở tù là Xứng Ðáng. Tôi ghét anh! “Hổng” thèm chơi với anh!

Tôi nghi ngờ: Trần Văn Sơn có hai bà vợ (ít nhất có hai bà vợ). Nhan đề tập thơ của Trần Văn Sơn cho tôi cái “quyền” nói thế bởi nó làm cho tôi thấy Trần Văn Sơn đúng là Thi Sĩ, anh giống như Chu Mạnh Trinh, người từng say đắm trong cuộc tình, đến nỗi thấy Kim Trong “lụy” Thúy Kiều, bèn “mần” thơ:

Dãy hoa nép mặt gương lồng bóng
Ngàn liễu rung cương sóng gợn tình!

Thấp Thoáng Vài Nụ Hoa phải là vậy! Còn không thì... Lén Lén Vài Nụ Hôn, hôn ai không biết, hay không thèm nói, thì... để dành đó thú tội ở âm phủ.

Sơn ơi, nhắc tới Chu Mạnh Trinh, tôi nhớ ông ấy có câu này: “Ta cũng nòi tình nên thương người đồng điệu”, tôi nghĩ Sơn cười... cười! Biết đừng la lớn, tôi im kể từ dòng này, nha Sơn!

Trần Trung Thuần

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.