Mar 29, 2024

Biên khảo

Cụ Phan Bội Châu ( 1867 - 1940 )
Nguyễn Minh Thanh * đăng lúc 09:35:15 PM, Mar 16, 2017 * Số lần xem: 1074
Hình ảnh
#1
#2

Cụ Phan Bội Châu ( 1867 - 1940 )

 

Cụ Phan Bội Châu   Ngôi nhà Cụ Phan ở, khi bị an trí

 

I - Lược sử Phan Bội Châu: con của Ông Phan Văn Phổ và Bà Nguyễn Thị Nhàn, người huyện Nam Đàn, Nghệ An.

Chính tên là Phan Văn San, song vì phạm húy Vĩnh San ( tên của vua Duy Tân ) nên đổi là Phan Bội Châu.

Ông có nhiều biệt hiệu, Sào Nam là phổ thông nhứt. Chữ Sào Nam lấy ý từ câu " Việt điểu sào nam chi ", ( Chim Vịêt làm ổ trên cành phía Nam ).

Thiên bẩm thông minh đỉnh ngộ, mới 6 tuổi PBC đã học hết Tam Tự kinh. Năm 1900 Ông đậu Giải Nguyên ( đầu khoa )  khoa thi Hương.

Sau khi đổ Giải Nguyên, Ông sống bằng nghề dạy học và đi khắp nơi giao du:

Phan Chu Trinh, Hunh Thúc Kháng, Trn Quý Cáp, Nguyn Thượng Hin, Nguyễn Quyền, Ngô Đức Kế...mưu đại sự cứu nước, giành độc lập từ tay người Pháp.

Năm 1904 Ông và nhiều người chung chí hướng lập Duy Tân Hội, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để dòng dõi nhà Nguyễn làm minh chủ.

Để có nhân tài cứu nước, Duy Tân Hội đã phát động Phong Trào Đông Du, đưa con em ưu tú ra nước ngoài học tập, trước sau có đến trên dưới 200 người

Năm 1905 Ông sang Nhật cầu viện để đánh đuổi Pháp và lo cho Phong trào Đông Du.

Năm 1909 do thỏa thuận giữa Nhựt và Pháp, du học sinh VN ở Nhựt đều bị trục xuất khỏi nước Nhựt. Phan Bội Châu và Cường Để cũng chung số phận.

Rời nước Nhựt, Phan Bội Châu sang Tàu tiếp tục hoạt động quốc sự.

Năm 1912 Ông thành lập Việt Nam Quang Phục Hội

Năm 1913 PBC bị Tổng Đốc Quảng Đông là Long Tế Quang bắt giam theo yêu cầu của Pháp. Mãi đến năm 1917  mới được thả ra.

Năm 1925 do bọn Việt gian chỉ điểm, PBC bị Pháp bắt an trí tại Bến Ngư,̣ kinh đô Huế suốt 15 năm đằng đẵng...

Ông mất năm 1940...!!

Cả quảng đời dài bôn ba mưu sự cứu quốc, cho đến thời gian bị an trí, cụ Phan Bội Châu không ngừng sáng tác những bài thơ văn yêu nước và phổ biến tinh thần yêu nước cho những thế hệ mai sau.

II - Sơ Lược Thời Kỳ Cụ Phan Ở Nước Nhựt:

Năm 1905 PBC sang Nhật.

Năm 1909, Pháp - Nhựt bang giao, PBC và du học sinh đều bị trục xuất khỏi Nhựt. Trong thời gian bị trục xuất, nhóm cuả Ông vô cùng bần bách, nhờ có BS Asaba Sakitaro giúp đỡ tận tình...

Cảm kích trước lòng ủng hộ hào hiệp của BS Asaba, PBC đã tán thán:

" Sơn cùng thuỷ tận nghi vô lộ

Liễu ám hoa minh biệt hữu thôn "

 ( Non cùng nước tận ngờ không lối

Liễu lấp hoa loè thấy hướng ra )

Mười năm sau, có dịp trở laị Nhựt, PBC đã tìm thăm Bs Asaba, nhưng Ông đã ra người thiên cổ. Thương cảm ngậm ngùi, Phan Bội Châu đã cùng với dân làng Iwata chung tiền dựng bia tưởng niệm ân nhân ở chùa Jorin-ji (常林寺, Thường Lâm tự) bên cạnh mộ của Bác sĩ Asaba. Văn bia do chính PBC chấp bút.Tấm bia ngày nay vẫn còn, và thuộc làng Umeyama, thị trấn Fukuroi huyện Shizuoka.

Do mối giao tình hữu hảo lịch sử, và chính phương danh cao vời của Cụ Phan, nên ngày 4 / 3 / 2017 Nhựt Hoàng và Hoàng Hậu đã viếng Khu Tưởng Niệm Phan Bội Châu.

III - Ông Già Bến Ngư:

Năm 1925,  PBC bị bọn phản động gồm các tên Lý Thuỵ ( HCM ), Lâm Đức Thụ...  lập mưu bắt nộp cho thực dân Pháp để nhận tiền thưởng. Cụ bị bắt tại Thượng Hải giải qua Hương Cảng, về Hải Phòng, sau đó bị giam vào ngục Hoả Lò với tên là Trần Văn Đức.

Hội Đồng đề hình họp xử Cụ ngày 23 tháng 11 năm 1925, buộc tội Cụ rất gắt. Cụ ung dung đối đáp khúc chiết, tự biện hộ và trình bày:

" Nếu tôi có tội, thì tôi chỉ có 4 tội như sau:

1 - Chính phủ sang bảo hộ nước Nam, không có ai phản đối mà mình tôi phản đối, muốn cho nước Nam độc lập.

2 - Nước Nam xưa nay là chính thể chuyên chế mà tôi muốn nước Nam thành một dân quốc.

3 - Nhà nước cấm không cho người đi du học ngoại quốc mà tôi trốn đi và rủ người đi ngoại quốc.

4 - Tôi trước thư lập ngôn để cổ động dân Nam thức dậy, yêu cầu chính phủ cải lương chính trị làm hết cái thiên chức khai hoá của mình ".

Ngoài ra, Hội Đồng Đề Hình cử hai luật sư Tây biện hộ cho Cụ. Nhưng những biện hộ đều vô hiệu quả. Cụ bị tuyên án tử hình!!

Sau khi hay tin PBC bị án tử hình, phong trào vận động xin ân xá cho Cụ nổi lên rầm rộ khắp nơi:

- Hội Thanh Niên VN

-Các Sứ Thần liệt quốc ở Ba Lê

 Hội Việt Kiều ở Pháp

- Hơn 100 Bà Lão quì mọp ở phố hàng Đường khi viên Toàn Quyền Varenne đi qua.

- Sinh viên trường Cao Đẳng Hà Nội

- Học sinh trường Bưởi và các trường Tiểu Học Hà Nội

- Nữ sinh trường Đồng Khánh ở Huế

- Báo chí trong nước.......

đều đồng thanh quyết liệt tranh đấu xin ân xá cho cụ Phan.

Trước cao trào xin ân xá và sự công phẩn cao độ cuả quốc dân, ngày 24 - 12 - 1925, toàn quyền Varenne hội ý qua Ba Lê, rồi quyết định ân xá cho chí sĩ Phan Bội Châu.

Nhằm mua chuộc Cụ Phan, viên Toàn Quyền mời Cụ nghỉ lại dinh một đêm và đề nghị Cụ giữ chức Học Bộ Thượng Thư, hoặc làm Cố vấn riêng cho hắn. Cụ từ chối và chỉ nhận cây gậy do Toàn Quyền tặng.

Mua chuộc Cụ Phan không được, thực dân giam lỏng Cụ vùng sông Hương bến Ngự với cái gọi là " để di dưởng tuổi già ", nơi ở là ngôi nhà tranh vách đất.

Kể từ ấy, Cụ Phan được quốc dân xưng tụng là Ông Già Bến Ngự.

Theo học giả Đào Duy Anh, cụ Phan đã mua một chiếc thuyền và mướn người chèo để có thể trôi nổi trên sông Hương, sống với nước rộng trời cao...

Cảm cảnh quạnh hiu của chí sĩ PBC với tâm trạng "Hổ Nhớ Rừng", ngày ngày bên dòng Hương giang lững lơ hờ hững... Dưới đây là bài " Ông Già Bến Ngự " của người biên soạn:

Ông Già  Bến Ngự

Bên mái nhà tranh đã cũ rồi

Cạnh dòng sông nhỏ, dáng đơn côi

Ngắm mây tan tác đau hồn nước

Trông sóng luân lưu ngẫm sự đời

Bến Ngự con thuyền nôn nóng đợi

Sông Hương dòng nước hững hờ trôi

Ngoảnh nhìn hậu tử đang tranh đấu

Hy vọng núi sông ắt có hồi... 

               Nguyễn Minh Thanh cẩn tác

 

Ngoài ra, trong thời kỳ cái gọi là " Cải Cách Ruộng Đất " năm 1955 ở miền Bắc ( VNDCCH ), ảnh Cụ Phan bị đem để dưới chuồng trâu. Lý do : giai cấp Điạ Chủ !!

Cháu nội của Cụ, Phan Thiện Cơ,  kể lại chuyện nầy trong  tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 50, ngày 15 - 12 - 1990 VN. Do vậy, người viết có bài thơ cảm thương Cụ:

 

Thương Cảm Cụ Phan Bội Châu

     

Thương cảm vô vàn Phan - Bội - Châu

Xem qua chuyện Cụ lệ... rưng sầu

Bôn ba việc nước đời luân lạc

Đau đớn tình nhà cuộc biển dâu*

Thui thủi thân gìa trên bến Ngự

Võ vàng ảnh cũ dưới chuồng trâu

Ung dung Cụ bước vào phương s

Mặc kẻ hậu sinh báng với bầu ..!!

 

                      Nguyễn Minh Thanh cẩn tác

                      ( VN 3 - 1 - 1991 )

 

* Bà Thái thị Huyên ( tức Cụ Bà ) mất khi Cụ Phan bị an trí ở Huế. Cụ không được về viếng Tang!!

 

IV - Văn, Thơ tiêu biểu của cụ Phan Bội Châu:

 

1 - Kể Chuyện Cho Hai Con Về Lược Sử Cuả Mẹ

 

Nầy con!

Chúng con ơi! Cha mày e chết ở rày mai, có lẽ với Mẹ mày không được một phút gặp nhau nữa! Nhưng nếu trời thương ta, cho hai ta đồng thời gặp nhau ở suối vàng, cũng vui thú biết chừng nào...

Nhưng đau đớn quá, Mẹ mày e chết trước ta. Ta hiện giơ,̀ nếu không chép sơ về những việc đời Mẹ mày cho chúng con nghe, thời chúng con rồi đây không biết rõ Mẹ mày là người thế nào, có lẽ bảo Mẹ ta ( mày ) cũng như người thường thấy cả.

Than ôi! Ta với Mẹ mày vợ chồng " thật " gần 50 năm, mà quan quả " giả " gần bốn mươi năm. Khi sống chẳng mấy hồi tương tụ, mà tới chết lại chỉ tin tức nghe hơi...!!

Chúng mày làm con người đã biết nỗi đau đớn của Cha mày với Mẹ mày, chắc lòng mày còn thế nào mà an thích được.

Bây giờ, ta nhơn lúc sắp sửa chết, mà chưa chết, đem lịch sử của Mẹ mày mà nói với mày.

Mày nên biết, nếu không có Mẹ mày, thời chí cả của Cha mày đã hư hỏng những bao giờ kia.

Cha ta với tiên nghiêm của Mẹ mày xưa, đều là nhà Nho cũ, rất chăm giữ đạo đức xưa. Mẹ mày lớn hơn ta một tuổi. Hai ông đính ước thông gia với nhau từ khi con còn nên một. Tới năm Mẹ mày 23  tuổi về làm dâu nhà ta. Lúc ấy, Mẹ ta bỏ ta đã 8 năm. Trong nhà duy có cha gìa với em gái bé. Ta vì sanh nhai bằng nghề dạy trẻ, luôn nằm ngồi ở quán phương xa, cái gánh sớm chiều gạo nước gởi trên vai Mẹ mày. Cha ta đối với dâu con rất nghiêm thiết, nhưng chẳng bao giờ có sắc giận với Mẹ mày. Cha ta hưởng thọ được 70 tuổi, nhưng bệnh nặng từ ngày 60 mươi. Liên miên trong khoảng 10 năm, những công việc thuốc thang hầu hạ bên giường bệnh, cho đến các việc khó nhọc nặng nề mà người ta không thể làm, thảy thảy một tay Mẹ mày gánh cả. Kể việc hiếu sự thờ ông gia, như Mẹ mày là hiếm có vậy.

Trước lúc cha ta lâm chung trước một phút đồng hồ, gọi Mẹ mày bồng mày đến cạnh giường nằm, dặn ta rằng: " Ta chết rồi mày phải hết sức dạy cháu ta, và hết sức thương vợ mày. Vợ mày thờ ta rất hiếu, chắc trời làm phúc cho nó". Xem lời lâm chung của cha ta như thế, cũng biết nhân cách Mẹ mày rồi.

Năm cha ta 66 tuổi còn hiếm cháu trai, vì ta là con độc đinh, nên cha ta cũng khát cháu lắm. Mẹ mày muốn được chóng sinh trai cho bằng lòng cha, nên gấp ta cưới thứ mẫu mày. Thứ mẫu mày đã về nhà ta từ trong năm ấy. Mẹ mày toàn nhường ân tình của chồng cho thứ mẫu mày. Chẳng bao lâu mà em mày sinh. Trong lúc thằng cả mới ra đời Mẹ mày gánh việc ôm ấp đùm bọc hơn 1 tháng. Cha ta được thấy cháu đầu, hoan hỉ qúa chừng. Thường nói với ta rằng: " Ta chỉ còn một việc chết chưa nhắm mắt là mày chưa trả nợ khoa danh mà thôi. " Mẹ mày nhân đó càng ân đức thứ mẫu mày, thân yêu hơn là chị em ruột.

Kể về đức nhân về ân ái với người phận em, như Mẹ mày cũng ít có.

Cứ những chuyện như trên bảo Mẹ mày là hiền, về thời cựu chắc không quá đáng. Nhưng mà bắt buộc cho ta phải trọn đời nhớ luôn. Thời lại vì có một việc: Nguyên nhà ta chỉ có 4 tấm tre suông, chẳng bao giờ chứa gạo tới 2 ngày. Nhưng vì trời cho tính quái đặc: thích khoản khuếch hay làm ân. Hễ trong túi đựng được đồng tiền, thấy khách hỏi tức khắc cho ngay. Thường tới khi từ trường quán về, ta tất mang luôn khách về nhà. Khách có khi năm, sáu người, có khi mười người chẳng hạn. Nhưng chiều hôm sớm mai, thiếu những gì tất hỏi Mẹ mày. Mẹ mày có gì đâu! Chỉ dựa vào một cái triêng, hai cái thúng, từ mai tới hôm, mà hễ nghe chồng đòi gì thời có nấy. Bổng dạy học của ta tuy có nhiều, nhưng chưa có một đồng xu nào là tay Mẹ mày được xài phí. Khổ cực mấy nhưng không sắc buồn; khó nhọc mấy nhưng không biết giận. Từ năm ta đã 36 tuổi cho tới ngày xuất dương, những công cuộc kinh dinh việc nước, Mẹ mày ngầm biết thảy, nhưng chưa từng hé răng một lời. Duy, có một ngày kia ta tình cờ ngồi một mình, Mẹ mày ngồi tựa cột, kế bên ta mà nói: " Thầy chắc toan bắt mèo đó mà?  Mèo chưa thấy bắt mà người ta đã thấy nhiều, sao thế? " Mẹ mày tuy có nói câu ấy, mà lúc đó ta làm ngơ, ta thiệt dở quá !

Bây giờ nhắc lại trước khi ta xuất dương, khoảng hơn 10 năm; nghèo đói mà bạn bè nhiều, cùng khốn mà chí khí vững, thiệt một phần cũng nhờ Mẹ mày.

Tới ngày ta bị bắt về nước, Mẹ mày được gặp ta một lần ở thành tỉnh Nghệ, hơn nửa tiếng đồng hồ chỉ nói với ta một câu rằng: " Vợ chồng ly biệt nhau hơn 20 năm, nay được một lần giáp mặt Thầy trong lòng tôi đã mãn túc rồi. Từ đây trở về sau chỉ trông mong Thầy giữ được lòng Thầy như xưa, Thầy làm những gì mặc Thầy, Thầy không phiền nghĩ đến vợ con. "

Hỡi ôi ! Câu nói ấy bây giờ còn phảng phất bên tai ta, mà ta té ra ủ dài năm tháng chẵng một việc gì làm, chốc chẵn 10 năm.

Phỏng khiến Mẹ mày mà chết trước ta, thời trách nhiệm của ta e còn nặng mãi mãi...

Suối vàng quan cách biết lối nào thăm; đầu bạc trăm năm còn lời thề cũ. Mẹ mày thật chẵng phụ ta, ta phụ Mẹ mày.

" Công nhi vong tư ", chắc Mẹ mày cũng lượng thứ cho ta chớ.

                                                               Phan Bội Châu

 

2 - Câu đối và văn tế viếng tang cụ Phan Chu Trinh:

 

   - Câu đối:

" Thương hải vi điền Tinh Vệ hàm thạch

Chung Kỳ ký một Bá Nha đoạn huyền "

(Biển biếc nên đồng, Tinh Vệ ngậm đá

Chung Kỳ khuất bóng, Bá Nha đập đàn)

 

  - Văn tế:

Nhớ ông xưa ...

Gan to tày bể, sức xông pha nào kể sức muôn người

Mắt sáng hơn đèn, tài lanh lợi từ khi năm bảy tuổi

Vận nước gặp cơn dâu bể, đeo vai thân sĩ, còn lòng đâu mà áo mũ xuê xoang

Thói nhà chăm việc bút nghiên, dấu mặt anh hùng, khi tạm cũng khoa trường theo đuổi

Song le

Khí  vẫn chanh vanh

Chí càng viễn đại ...

Đội tiên phong đâu tá? Gió duy tân từ Đông hải thổi vào

Gương ngoại quốc kia là? Sóng cách mạng bởi Á Châu dồn tới ...

Ba tấc lưỡi, nào gươm nào súng, nhà cầm quyền trong gió đã gai ghê

Một ngòi lông, vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ treo đèn thêm sáng chói ...

Mưa dào gió rét, xui khách lưu ly

Biển thẳm trời xa, xót ông chìm nổi ...

Tiệc hoan nghênh mới đó, não nùng rượu chửa phai mùi

Hội truy điệu liền đây, thấp thoáng hương đà bén khói

Anh em ta đất rẽ đôi đường, tình chung một khối ...

                                                                           PBC

3 - An Mai quân

 

Phiêu bồng ngã bối các tha hương

Tân khổ thiên quân phận ngoại thường

Tính mạng kỷ hồi tần tử địa

Tu mi tam độ nhập linh đường

Kinh nhân sự nghiệp thiên đào chú

Bất thế phong vân đế chủ trương

Giả sử tiền đồ tận di thản

Anh hùng hào kiệt giã dung thường.

                                                PBC

 

Bài thơ này Ô. Phan Bội Châu làm trong nhà ngục Quảng Đông để an ủi Linh mục Mai Lão Bạng (theo lời của Phan Bội Châu trong Ngục Trung Thư).

 

An ủi Mai quân

 

Bơ vơ đất khách bác cùng tôi:

Riêng bác cay chua nếm đủ mùi.

Tính mạng bao phen gần chết hụt.

Mày râu ba lượt bị giam rồi!

Trời toan đại dụng nên rèn chí,

Chúa giúp thành công tất có hồi

Nếu phải đường đời bằng phẳng hết,

Anh hùng hào kiệt có hơn ai.

                      Đào Trinh Nhất dịch

 

An ủi Mai quân

 

Đất khách lạc loài có với nhau

Đắng cay phận bác quá lao đao

Tử sinh mấy bận thần pha sắc

Lao lý ba phen tóc đổi màu

Trời muốn giao công: cần tập luyện

Chúa mong mưu sư:̣ gắng dồi trau

Đường đời ví phỏng luôn bằng phẳng

Hào kiệt thường nhân chẳng khác nhau.

                      Nguyễn Minh Thanh phỏng dịch

 

4 - Khóc Hoàng Hoa Thám qua bài thơ:

Khốc Chân Tướng Quân

Dị chủng sài lang mãn địa tinh
Đ
ộc tương chích thủ dữ cừu tranh.
Tr
ấp niên thương kiếm sơn hà khí,
Bách chi
ến phong vân phụ tử binh.
Qu
ốc thế dĩ trầm, quân thượng phấn,
Tướng đ
ầu vị đoạn tặc do kinh.
Anh hùng b
ản sắc chung năng hiện,
V
ạn lí thời văn hổ khiếu thanh.

                                             PBC
Khóc Chân Tướng Quân

Sói lang gi
ống khác tanh lợm đất,
Đ
ấu với quân thù: cánh tay đơn.
Gươm m
ấy chục năm, hồn sông núi,
Gió m
ấy trăm trận, lính cha con.
Nước dù chìm đ
ắm, lòng chẳng nhụt,
Đ
ầu vẫn chưa rơi, giặc kinh hồn.
Đ
ến chót mới hay người hào kiệt,
Th
ẳm xa tiếng hổ vọng nước non.
                         Ki
ều Văn dịch thơ

Khóc Tướng Quân Hoàng Hoa Thám

Sói Lang cướp nước giống hôi nồng

Thù giặc sức mềm vẫn tấn công

Phụ tử chi binh liều chiến đấu

Sơn hà duy khí quyết tranh phong

Thời suy quốc nhục người ra sức

Tiếng dội Hùm thiêng giặc rối lòng

Chung cuộc anh hùng càng rạng tỏ

Hổ gầm vang vọng... trải non sông...!!

                  Nguyễn Minh Thanh cẩn dịch

Cụ Phan có vào thăm mật khu của Hoàng Hoa Thám. Khi nghe Ô. Hoàng Hoa Thám mất Cụ xúc động viết bài thơ trên!!

5 - Những Bài Thơ Khác

KHÁT NƯỚC

Vì cớ sao mà khát nước hoài
Trà đâu? Ta hãy u
ống mà chơi
Không Tàu thì Hu
ế tha hồ thú
Pha t
ục và tiên đặc bỏ đời
Ấm lạnh tình đời năm bảy chén
L
ạt nồng mùi thế một vài hơi
Trà ơi, còn nước là vinh h
ạnh
Cháy lưỡi khô môi th
ảm những mùi

                                              PBC

SỐNG

Sống tủi làm chi đứng chật trời!
S
ống nhìn thế giới hổ chăng ai?
S
ống làm nô lệ cho người khiến,
S
ống chịu ngu si để chúng cười.
S
ống tưởng công danh, không tưởng nước,
S
ống lo phú quý, chẳng lo đời.
S
ống mà như thế, đừng nên sống!
S
ống tủi làm chi, đứng chật trời.

                                             PBC
CHẾT

Chết mà vì nước, chết vì dân,
Ch
ết đấng nam nhi trả nợ trần.
Ch
ết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Ch
ết như Tây Hán lúc tam phân.
Ch
ết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Ch
ết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Ch
ết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Ch
ết mà vì nước, chết vì dân.

                                               PBC

Gửi Phường Hậu Tử

Mạc sầu tiền lộ vô tri k
Thiên h
ạ thùy nhân bất thức quân
B
ảy mươi tư tuổi trải phong trần
Nay được b
ạn mới tinh thần hoạt hiện
Nh
ững ước anh em đầy bốn biển
Ai ng
ờ trăng gió nhốt ba gian
S
ống xác thừa mà chết cũng xương tan
Câu tâm s
ự gởi chim ngàn cá biển
M
ừng được đọc bài văn ‘sinh vãn’
Ch
ữ đá vàng in mấy đoạn tâm can
Ti
ếc mình nay sức mỏng trí thêm khan
L
ấy gì đáp khúc đàn tri k
Dương dương h
ồ chí tại lưu thủy
Nga nga h
ồ chí tại cao sơn
Ðàn Bá Nha m
ấy kẻ thưởng âm
Chung K
ỳ chết, ném cầm không gẩy nữa
Nay đang lúc t
ử thấn chờ trước cửa
Có vài l
ời ghi nhớ về sau
Chúc phường h
ậu tử tiến mau.

                                         PBC

Chúc Tết Thanh Niên

Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án m
ột tiếng gà vừa gáy
Chim trên cây li
ền ngỏ ý chào mừng
Xuân ơi xuân, xuân có bi
ết cho chăng?
Th
ẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng
Hai mươi l
ẻ đã từng bao chua với xót
Tr
ời đất may còn thân sống sót
Tháng ngày khuây kh
ỏa lũ đầu xanh
Thưa các cô, các c
ậu lại các anh
Tr
ời đã mới, người càng nên đổi mới
M
ở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
Ghé tay vào x
ốc vác cựu giang san
Ði cho êm, đ
ứng cho vững, trụ cho gan
Dây đoàn th
ể quyết phen thành nghiệp lại
Ái h
ữu chí từ nay xin gắng gỏi
G
ởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần
Ch
ẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn
Ðúc gan s
ắt để dời non lấp b
Xôi máu nóng đ
ể rửa vết dơ nô l
M
ới thế này mới là mới hỡi chư quân
Ch
ữ rằng: nhật nhật tân, hựu nhật tân.

                                                    PBC

Bàn về Văn, Thơ của cụ Phan Bội Châu rất nhiều, rất nhiều... Nhiều nhứt là thơ.

Dù Thơ hay Văn của Cụ, nội dung đều hàm chứa tình yêu nước nồng nàn. Như bài Khát Nước:

" Trà ơi! Còn nước là vinh hạnh

Cháy lưỡi khô môi thảm những mùi "

PBC luôn giương cao gương anh hùng, liệt nữ với tình tự dân tộc sâu sắc đậm đà để hun đúc chí khí cho những thế hệ mai sau...

Như là:

" Chết như Hưng ̣Đạo hồn thành thánh

Chết tựa Trưng Vương phách hoá thần "

Hoặc là;

" Đúc gan sắt để dời non lấp bể

Sôi máu nóng để rửa vết nhơ nô lệ "

Với tinh thần lạc quan, trong bài " Tự Vịnh " Cụ nói:

" Thân nọ hãy còn, còn sự nghiệp

Bao nhiêu gian hiểm, sá gì đâu "

 

V - Lạm Bàn Về Bài Thơ " Chết " Cuả Cụ Phan Bội Châu:

 

CHẾT

Chết mà vì nước, chết vì dân,
Ch
ết đấng nam nhi trả nợ trần.
Ch
ết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Ch
ết như Tây Hán lúc tam phân.
Ch
ết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Ch
ết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Ch
ết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Ch
ết mà vì nước, chết vì dân.

                                               PBC

Bài thơ " Chết " của Cụ Phan, hồi Trung Học, đã học qua. Và nhớ như vầy:

CHẾT

Chết mà vì nước chết vì dân
Ch
ết ấy làm trai hết nợ nần
Ch
ết thưở Đông Chu thơì thất quốc
Ch
ết đời Tây Hán lúc tam phân
Ch
ết như Hưng Đạo hồn thành thánh
Ch
ết tựa Trưng Vương phách hóa thần
Ch
ết cụ Tây Hồ danh chẳng chết
Ch
ết mà vì nước chết vì dân

                                               PBC

Thiển nghĩ, Cụ Phan Bội Châu là nhà thơ xuất sắc, không thể xài hai chữ " như " ở hai dòng kề như vậy. Thứ nữa, chữ "như " trong câu " Chết như Tây Hán lúc tam phân " cũng gượng nghĩa, không ổn. Tuy nhiên, tham khảo hầu hết các Trang Nhà đều chép gống nhau với hai chữ " như ".

Đề nghị quí cao nhân, học giả chuẩn định lại. Người biên soạn rất trân trọng.

VI - Chuyện Bên Lề:

 Nhà vua Akihito và Hoàng hậu Michiko viếng Khu Tưởng Niệm Chí Sĩ Phan Bội Châu tại thành phố Huế chiều 4/3/ 2017

 

Trong chuyến thăm cố đô Huế, chiều ngày 4 / 3 / 2017, Nhựt Hoàng và Hoàng Hậu đã đến viếng Khu Tưởng Niệm Chí Sĩ Phan Bội Châu. Và nhà vua đã nhắn nhủ người Việt là:

" Lịch sử rất cần thiết, nhìn lại lịch sử mới có thể nhìn về hiện tại và tương lai "

Điều này chứng tỏ rằng Nhựt Hoàng thông hiểu Việt Sử. Đồng thời nhà vua cũng rất ngưỡng mộ Cụ Phan Bôị Châu. Người suốt đời tận tụy lo cho sự tồn vong của dân tộc.

Là con dân nước Việt, nòi giống Việt, dù ở nơi đâu trên toàn cầu, ai mà không biết  Cụ Phan Bội Châu thật đáng xấu hổ...!!

Phần Kết:

Cụ Phan cả đời bôn ba lo việc nước. Nhưng đại nguyện không thành. Cuối đời với cảnh cá chậu chim lồng. Cụ đã tự thán:

" Những ước anh em đầy bốn biển

Ai ngờ trăng gió nhốt ba gian "

Cụ cũng rất khiêm tốn, đã tự trách mình, và xin quốc dân thứ tha:

" Cứu quốc tồn chủng, hữu chí vô tài, kim cánh dữ quốc dân trường từ, tội thậm, khất thứ "

( Cứu nước bảo tồn giống nòi, tôi có chí nhưng không có tài, nay đã đến lúc từ giã quốc dân mãi mãi, tôi có tội lớn xin thứ cho ) .

Ngẫm mà tiếc thương tài ba và chí cả cuả Cụ, đồng thời, xót thương cho dân tộc Việt Nam...!! Mãi đến hôm  nay vẫn còn đang tâm tối trong gọng kềm Việt Cộng với đại hoạ diệt vong  bởi Tàu Cộng cận kề...!!!

Về mặt tư tưởng, PBC chủ trương giữ quân quyền, tôn Cường Để làm minh chủ. Nhưng dần về sau, khi lập tổ chức mới - Việt Nam Quang Phục Hội - ở Quảng Châu, Cụ Phan đã thay đổi lập trường, từ bỏ quan niệm tôn quân và có ý sẽ lập nước cộng hòa dân quốc với tinh thần " Dân vi quí " gần giống với Cụ Phan Chu Trinh, người mà PBC vô cùng kính mến.

Trong thời gian bị an trí ở Bến Ngự, dù bất đắc chí, Cụ Phan vẫn mở lớp dạy thơ văn " Mộng Du Thi Xã " hòng truyền bá lòng yêu nước cho hậu tử... Không giống như Phạm Thái ngày ngày uống rượu tiêu sầu. Hay như Tôn Thất Thuyết phát phẫn ngày ngày vác kiếm chém đá giết thời gian...

Tóm lại, Cụ Phan Bội Châu:

- Một người yêu nước thiết tha, với tấm lòng ái quốc cao vời, ngời ngời chói rạng như sao Bắc Đẩu, chiếu rọi roi truyền cho hậu sinh nghìn sau...

- Một thi văn sĩ đã để lại cho đời với nhiều tác phẩm có giá trị lịch sử và văn học rất đáng trân trọng.

- Một danh nhân chí sĩ tầm cỡ quốc tế, cho đến đỗi Nhựt Hoàng Michico đã viếng khu kỷ niệm và nghiêm mình kính cẩn trước tượng đài...

Để kết thúc bài Biên Soạn bi cảm này, xin mượn câu thơ của Tướng quân Đặng Dung:

" Quốc thù vị báo đầu tiên bạch "

( Bạc đầu thù nước buồn chưa trả )

Và của Tể tướng Văn Thiên Tường:

" Nhân sinh tự cổ thùy vô tử

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh "

( Xưa nay ai sống mà không chết

Để tấm lòng son rạng sử xanh )

Vâng,

Cụ Phan Bội Châu đã " Bạc đầu thù nước buồn chưa trả " và cũng đã " Để tấm lòng son rạng sử xanh ".

Nhân đây, hậu sinh kính cẩn dâng lên Cụ mấy câu thơ trên, một tiền nhân lẫm liệt, một chí sĩ yêu nước nồng nàn, một thi nhân dân tộc xuất sắc... NMT kính bút.

                           Nguyễn Minh Thanh biên soạn

                                               ( Mùa Quốc Hận 2017 )

Phụ chú:

1 - Mai quân: Mai Lão Bạng (1866-1942), tức Mai Văn Châu, một tu sĩ Thiên Chúa giáo và là chí sĩ cách mạng trong các phong trào Duy Tân, Đông Du, Việt Nam Quang phục Hội.

 2 - Cụ Phan có 2 người con trai:

Phan Nghi Huynh, con của bà chánh thất.

Phan Nghi Đệ, con của bà thư thất.

Phan Nghi Huynh ít tuổi hơn Phan Nghi Đệ, nhưng vẫn giữ vai anh 

" huynh ".

3 - Hai bài thơ của Đặng Dung và Văn Thiên Tường

 CẢM HOÀI                                               CẢM HOÀI

 

Thế sự du du nại lão hà                       Sự thế miên man, tuổi hắt hiu

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca           Đất trời lồng lộng hát ngao nghêu        

Thời lai đồ điếu* thành công dị            Gặp trhời đồ điếu nên công dễ

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa              Lỡ vận anh hùng nuốt hận nhiều

Trí chủ hữu hoài phù địa trục               Xoay trục phò vua mong chuyển hướng

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà**                Khơi sông gột giáp chẳng thông chiều

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch              Bạc đầu thù nước buồn chưa trả

Kỷ độ Long Tuyền đái nguyệt ma         Mấy bận gươm mài dưới nguyệt xiêu

                           ĐẶNG DUNG                           Nguyễn Minh Thanh cẩn dịch


 

 QUÁ LINH ĐINH DƯƠNG                                      QUA BIỂN LINH ĐINH

Tân khổ tao phùng khởi nhất kinh                  Cay đắng kinh qua lắm cảnh tình 

Can qua liêu lạc tứ châu tinh                          Bốn năm xiêu lạc lụy đao binh

Sơn hà phá toái phong phiêu nh                  Tả tơi mành gió đau hồn nước

Thân thế phù trầm vũ đả bình                         Tan tác bèo mưa xót phận mình

Hoàng Khủng than đầu thuyết hoàng khủng   Ghềnh Khủng Khiếp trập trùng khủng khiếp

Linh Đinh dương lý thán linh đinh                   Biển Lênh Đênh lai láng lênh đênh

Nhân sinh tự cổ thùy vô tử                               Xưa nay ai sống mà không chết

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh                    Để tấm lòng son rạng sử xanh..!!

                      VĂN THIÊN TƯỜNG                           NGUYỄN MINH THANH cẩn dịch

                                                                                                                  

Tham Khảo:

TNĐT & DNTĐ cuả Trịnh Vân Thanh

Việt Nam DNTĐ của Nguyễn Huyền Anh

Các Trang Web PBC, Mai Lão Bạng...

Thi Viện. net....

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.