Dec 06, 2024

Tác giả

Hoàng Cầm - Ấn tượng Hoàng Cầm (nguyễn trọng tạo)
Hình ảnh
Hoàng Cầm
#1
tiểu sử tác giả

Tên thật: Bùi Tằng Việt. Sinh năm 1922. Người huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vùng quê nhiều di tích văn hóa vật thể và phi vật thể Kinh Bắc này đã có một ảnh hưởng sâu đậm, có thể nói là kiến tạo nên hồn thơ Hoàng Cầm.

Ông viết văn từ trước cách mạng, kịch thơ Hận Nam Quan xuất bản 1944, Kiều Loan viết từ 1942, diễn 1946. Về thơ, Hoàng Cầm trở nên quen biết từ bài thơ dài Bên kia sông Đuống (1948). Bên kia sông Đuống cùng với Nhớ của Hồng Nguyên, Tây tiến của Quang Dũng, Đồng chí của Chính Hữu... đã là những thành tựu tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp, đã là tiền đề, góp phần tích cực tạo nên phẩm chất trữ tình mới của thơ ca cách mạng. Đó là phẩm chất trữ tình kết hợp nhuần thấm cảm xúc có tính riêng tư của mỗi tâm hồn thi sĩ với hiện thực (bằng những chi tiết, sự kiện cụ thể) của đời sống đánh giặc. Tác giả cho biết bài thơ được hình thành sau lần được nghe người từ quê hương ra Việt Bắc kể chuyện quê nhà đánh giặc trong vùng địch hậu. Câu chuyện có tính thời sự nhưng đã đụng vào phần sâu thẳm và cũng thường trực nhất trong tâm trí Hoàng Cầm: Văn hóa Kinh Bắc. Bài thơ khá dài, 135 câu, đã được viết khá nhanh. Người đoûc hôm nay vẫn nhận thấy rõ cả bài thơ liền trong một mạch tâm sự, một gioûng kể, một sắc thái tâm trạng. Nền cảm xúc xao xuyến trong toàn bài ấy là niềm hoài niệm tình tự dân tộc. Kinh Bắc, cái nôi xưa của văn hóa Sông Hồng với núi Thiên Thai, với chùa Bút Tháp, với các địa danh vang vọng lòng người: chợ Hồ, chợ Sủi, Đông Tỉnh, Huê Cầu, với tranh Đông Hồ in trên giấy điệp, với hội hè đình đám, con gái, con trai... Một hoài niệm đau buồn, vì tất cả đã nằm trong tay giặc, tất cả đang bị giày xéo, thiêu hủy. Lòng yêu nước mang một chiều sâu văn hóa có sức cảm hóa lòng người Việt Nam rất rộng. Hoàng Cầm đã diễn tả các sự kiện thời sự bằng chất liệu văn hóa, bằng tình tự dân tộc. Câu thơ luôn luôn hướng vào nội tâm là vì vậy:

Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu ?
Thi liệu đó lấy từ nội dung tranh Tết Đông Hồ. Và đây là từ phong tục, tập quán hay đúng ra từ những kỷ niệm của tâm hồn người Kinh Bắc:

Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
(...)
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu? Về đâu?
Câu hỏi về đâu như một điệp khúc thổn thức, xa xót sau mỗi lần nhắc tới những vẻ đẹp lộng lẫy, trong sáng, đầm ấm của văn hóa truyền thống. Hoàng Cầm sử dụng đúng chỗ sức gợi của những hình ảnh xưa, mà ở thời điểm ấy vẫn còn là thực tại: khuôn mặt búp sen, hàm răng đen, cặp môi cắn chỉ quết trầu, dăm miếng cau khô, mấy loû phẩm hồng...

Cách tận dụng sức gợi rất biểu cảm này, ở các giai đoạn sáng tác sau Hoàng Cầm vẫn phát huy nhưng không còn giữ được sự chừng mực như lúc này, nên nhiều khi sức gợi ấy chỉ còn tác dụng như những đường viền trang trí (Mưa Thuận Thành).

Một sinh hoạt văn hóa rất Bắc Ninh và nổi tiếng toàn quốc là hát quan họ. Hát quan hoû để rất nhiều dư ba trong thơ Hoàng Cầm và đã tụ lại đậm đặc trong chùm thơ Tiếng hát quan họ. Tác giả mượn thơ giới thiệu nguồn cội của mình, một nguồn cội lãng tử người quan họ thời trước:

Mẹ chờ tua rua chỉ lối
Bỏ đi theo người trai
Chở thuyền hát lặn những đêm trăng
Mười năm sau ngày cưới
Bố nhớ lời ca, mê theo đám hội
Van người vợ trở về
...
Nhờ đó tôi ra đời.
Hoàng Cầm hơi giống Nguyễn Bính khi ông tắm hồn mình vào những đêm hội làng, những đêm đập sợi, dệt vải Tiếng hát trập trùng mái gianh phủ khói. Lúc đó ông tạo được không gian mộng thay cho đời thực, những chi tiết của đời sống được rọi bằng thứ ánh sáng kỳ ảo như ánh trăng, có sức làm ngân lên những kỷ niệm ấu thơ tổ tông truyền lại của mỗi lòng người Việt Nam, dù đang ở đâu, dù ở thuở nào:

Những mái nhà quần tụ dưới thôn
Gà gáy trong mùi khói rạ
Khoai nướng bốc thơm
Em bé trái đào hát ru lanh lảnh
Bếp nhà ai lửa ánh
Thoáng màu áo trắng sau rặng tre thưa.
Không gian thơ Hoàng Cầm là không gian hoài cổ đất xưa Kinh Bắc. Đó là vị riêng của Hoàng Cầm. Khi chỉ cần ít nét, khi phải rất nhiều câu, nhưng bao giờ ông cũng muốn tạo không gian mộng ảo. Đọc ông nên chuồi theo cảm xúc, sống vào không gian ông tạo dựng mà tìm thơ, đừng đòi nhiều ở ông sự hàm súc có tính tư tưởng.


1. Anh đi và em đi 34. Hứa 67. Phía sau thư cầu hôn
2. Ánh mơ 35. Hoa gạo đầu đình 68. Phương xa
3. Ánh sao sa 36. In dấu chân 69. Quan họ lại bắt đầu
4. Đêm liên hoan 37. Kỷ niệm 70. Quan họ mở đầu
5. Đêm tạm biệt 38. Khóc anh Lê Lương 71. Sám hối
6. Đòi hồn 39. Khi em đi xa 72. Sáng tối
7. Bao giờ nói hết chuyện diêu bông 40. Khi mùa xuân đến 73. Suốt tháng giêng
8. Bên kia sông Đuống 41. Khi mùa xuân trở về 74. Từ đó...
9. Bình yên 42. Lại gặp 75. Tâm sự đêm giao thừa
10. Bơ vơ 43. Lấy lẽ 76. Tìm đến chân trời của mẹ
11. Buồn có lý 44. Lời đề tặng 77. Tìm cái đẹp
12. Cắt cánh thời gian 45. Lời hẹn sông Hương 78. Tình cầm
13. Có trai tơ 46. Lời ru của anh 79. Tôi người làng quan họ
14. Cô gái giặt lụa 47. Lỡ hẹn 80. Tơ tưởng
15. Cô gái hái chè 48. Lá nhớ 81. Thất vọng
16. Cưới 49. Lão làng tiên chỉ 82. Thể phách tinh anh
17. Chị em xanh 50. Liệu còn gì nữa 83. Tháng giêng đi chậm
18. Chùa Phật Tích 51. Mai sau dù có bao giờ 84. Thèm
19. Chút nghĩa cũ càng 52. Một lời quan họ 85. Theo dòng mẫu hệ
20. Chuyện trăm năm 53. Một mình 86. Thua một không
21. Dày vò 54. Một phương 87. Tiếng cười
22. Duyên kiếp 55. Mới 88. Tiếng hát sông Lô
23. Em bé lên sáu 56. Mê không có em 89. Tiễn đưa
24. Em cứ về bên ấy 57. Mong mỏi 90. Tinh anh thể phách
25. Em có về không 58. Nếu anh còn trẻ 91. Tu
26. Gặp 59. Nén linh hương 92. U gì
27. Gửi người vợ xa quê hương 60. Nương nhẹ 93. U uẩn
28. Giả vờ 61. Ngủ vỉa hè 94. Vào đường mê
29. Giữ lấy tuổi trẻ 62. Ngã ba sông 95. Vào bến
30. Giăng sao đi vòng 63. Nguyên hình ảo vọng 96. Vào xuân
31. Hai ngả 64. Nhận lỗi 97. Viết trong quán cà phê
32. Hận Nam Quan 65. Nhớ xa
33. Hội yếm bay 66. Nhân câu chuyện một tuổi trẻ anh hùng chống Mỹ

Kiều Loan

1. Khúc hát mở đầu

Phần 1

1. Đoạn 1 3. Đoạn 3 5. Đoạn 5
2. Đoạn 2 4. Đoạn 4

Phần 2

1. Đoạn 1 3. Đoạn 3 5. Đoạn 5
2. Đoạn 2 4. Đoạn 4

Phần 3

1. Đoạn 1 5. Đoạn 5 9. Đoạn 9
2. Đoạn 2 6. Đoạn 6 10. Đoạn 10
3. Đoạn 3 7. Đoạn 7 11. Đoạn 11
4. Đoạn 4 8. Đoạn 8

Phần 4

1. Đoạn 1 6. Đoạn 6 11. Đoạn 11
2. Đoạn 2 7. Đoạn 7 12. Đoạn 12
3. Đoạn 3 8. Đoạn 8 13. Đoạn 13
4. Đoạn 4 9. Đoạn 9
5. Đoạn 5 10. Đoạn 10

Mưa Thuận Thành (1991)

1. Ánh đèn 7. Dáng thơ 13. Từ nguồn đến biển
2. Đi bên em 8. Gọi đôi 14. Tìm
3. Bâng khuâng 9. Khấn hương hồn con gái 15. Trước sau
4. Bênh 10. Mưa chiều nắng chếch 16. Vợ liệt sĩ
5. Chùa Hương 11. Ngẩn ngơ 17. Xa...
6. Chuyện cô đơn 12. Ngày giỗ 18. Xanh xưa

Về Kinh Bắc (1959-1960)

Nhịp 1: Khấn nguyện (Bưởi Nga My sao mẹ bắt đèo bòng)

1. Đêm Thổ 3. Đêm Mộc 5. Đêm Hoả
2. Đêm Kim 4. Đêm Thuỷ

Nhịp 2: Kiếp trước (Giếng ngọc ễnh ương quát đêm tiền sử)

1. Nắng phù sa 3. Sương Cầu Lim
2. Gió lông ngỗng 4. Khói Yên Thế

Nhịp 3: Rũ bụi gia phả (Bình pha lê nghiêng rượu liệm đêm tàn)

1. Đèn nhang 1 3. Ngựa 1 5. Hội vật
2. Đèn nhang 2 4. Ngựa 2 6. Lính thú

Nhịp 4: Rồi cùng đi tất cả (Những cuộc dọn nhà, Tuần du trang sử rách)

1. Trai đời Trần 3. Đứa trẻ 5. Đi xa
2. Gái Hậu Lê 4. Người không về 6. Đi mãi

Nhịp 5: Còn em (Cỏ Bồng thi phải cheo leo mỏm đá)

1. Cây tam cúc 5. Nước sông Thương 9. Đếm giờ
2. Lá diêu bông 6. Tắm đêm 10. Theo đuổi
3. Quả vườn ổi 7. Đếm sao
4. Cỏ Bồng thi 8. Đếm nắng

Nhịp 6: Điểm trang (Những Hội hè Kinh Bắc)

1. Thi sợi bún 5. Thi dệt vải 9. Hội Long Khám
2. Thi ăn mía thổi cơm 6. Thi thêu gấm 10. Hội Vân Hà
3. Thi đánh đu 7. Hội chen Nga Hoàng 11. Hội đền tám Vua triều Lý
4. Thi hát đúm 8. Hội Gióng

Nhịp 7: Rồi lại đi (Bước sắp qua cầu nghẹn tiếng)

1. Luân hồi 3. Quà mẹ 5. Mưa Thuận Thành
2. Đợi mùa 4. Nhớ

Nhịp cuối: Về với ta (Ngủ say rồi đôi cá đòng đong)

1. Xong cuộc tuần du 2. Vĩ thanh 3. Về với ta

*****


Ấn tượng Hoàng Cầm

Tác giả: Nguyễn Trọng TạoTác giả: Nguyễn Trọng Tạo

Không hiểu sao trong tâm thức thơ ca của tôi luôn ám ảnh bởi Hàn Mặc Tử và Hoàng Cầm, dù thơ của hai thi sỹ này rất khác nhau về hồn thơ và giọng điệu. Hàn Mặc Tử thăng hoa cõi trần vào cõi mơ:” Thơ có tích và chiêm bao có tuổi”, Hoàng Cầm lại phất cánh diều thơ từ trầm tích của văn hóa Kinh Bắc Giải yếm lòng trai mải phất cờ; Hàn Mặc Tử mất năm 28 tuổi (1940) cũng là lúc Hoàng Cầm 18 tuổi xuất hiện trong làng thơ và tới những năm tuổi bảy mươi vẫn còn sung bút. Tôi nhớ hồi nhỏ đã từng chép tay hàng chục bài thơ của Hàn Mặc Tử, và sau chiến tranh trở về Hà Nội (1976), tôi lại mải miết chép vào sổ tay tập thơ VỀ KINH BẮC từ bản thảo của Hoàng Cầm, bởi thơ ông rất lôi hút những nhà thơ trẻ chúng tôi lúc bấy giờ. Quả là thơ Hoàng Cầm có một ma lực kỳ lạ ở sự cách tân, ở hồn cốt văn hóa làng quê Việt. Có lẽ vì thế mà Trần Dần gọi Hoàng Cầm là “nhà tân cổ điển”.

Thực ra, thế hệ chúng tôi lớn lên sau vụ Nhân văn - Giai phẩm ít được đọc Hoàng Cầm dù trước cách mạng 1945 ông đã đóng góp không nhỏ cho kịch thơ với hai vở Hận Nam Quan và Kiều Loan cùng với những bài thơ kháng chiến, tiêu biểu là Bên kia sông Đuống nổi tiếng và trường ca Tiếng hát Quan họ. Thơ của ông đẹp một vẻ đẹp thướt tha mà lại dạt dào, hào sảng:
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ

Những hình ảnh thân thương gần gũi của quê làng vào thơ ông bỗng trở nên sang trọng lạ lùng.
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu toả nắng

Nói như nhà thơ Nguyễn Thụy Kha thì thơ Hoàng Cầm “trầm đầy một nỗi phương Đông”. Đúng như vậy, cái “nỗi phương Đông” luôn “trầm đầy” chính là nhờ ông đã nhập hoà hồn thơ mình vào chiều sâu văn hóa Việt để rồi hiện ra trên trang giấy với dáng vẻ năng động của thơ mới trong sự luân chuyển về hiện đại.

30 năm vắng bóng trên thi đàn (1958-1988) lại chính là thời gian mà Hoàng Cầm đã tạo nên sự đột khởi trong nghiệp thơ của ông bằng tập VỀ KINH BẮC và nhiều tập thơ lẻ như MEN ĐÁ VÀNG, MƯA THUẬN THÀNH, 99 BÀI TÌNH, v..v... Nhiều bài thơ trong những tập thơ này, mà đặc biệt là tập VỀ KINH BẮC đã trở thành “ngôn truyền” trong công chúng với những Lá Diêu Bông, Quả Vườn Ổi, Cây Tam Cúc, Cỏ Bồng Thi... Theo Hoàng Cầm thì VỀ KINH BẮC chính là tập thơ cột sống của đời ông. Đây là một tập thơ mà tinh túy của văn hoá Quan họ - Kinh Bắc đã được chưng cất, kết đọng lại. Ông chia tập thơ thành các “nhịp” với những đêm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ như nén lại để rồi làm thăng hoa thơ Việt trong một không gian, thời gian thực ảo biến hoá khôn lường. Đọc thơ ông, ta gặp một con người Việt nguyên khôi qua hơi thở của lục bát, ngũ ngôn và nhịp tự do tài tình lướt qua khuôn phép. Chính vì thế mà thơ ông không cũ đi trong cổ điển, và cũng không quá xa lạ trong hiện đại. Nhiều câu thơ của ông đầy tài hoa, quyến rũ, khiến người đã "phải lòng" rồi thì không thể nào dứt ra được nữa:
- Vắt áo nghe thầm tiêng vải kêu
- Một con mèo mướp ruỗi chân chiều
- Ta con bê vàng lạc dáng chiều xanh
đi mãi tìm sim chẳng chín
- Ta con chào mào khát nước
về vườn xưa hạt nhãn đã đâm mầm
- Ta con chim cu về gù rặng tre
mang nắng ấu thơ về sân đất trắng
- Chị gánh gạo về nhà phú hộ
nứt vai thành sẹo lá lan đao
..........

Mảng thơ tình của Hoàng Cầm lại là một đóng góp đáng kể về cảm giác tình yêu trong thơ ta. Đấy là một cảm giác si mê hưng phấn trong ái tình, mà có người nhầm tưởng là kích động nhục cảm. Ví dụ những câu thơ rất gợi này:
Chân em dài đi không biết mỏi
Má hồng em lại nổi
đồng mùa nước lụt mênh mông
Lưng thon thon cắm sào em đợi
Đào giếng sâu rồi
đừng lấp vội đầu xanh

Những chân dài, má hồng, lưng thon khiến ta nhớ tới "trường túc", "hồng nhan", "chiết yêu" trong quan niệm tính dục của người Tàu, nhưng khi những chi tiết ấy vào thơ Hoàng Cầm nó đã được Việt hóa một cách thần tình, khiến cho câu thơ trở nên lung linh tơ lụa bọc che những ẩn dụ xa xăm.

Thực ra, nhục cảm trong thơ tình Hoàng Cầm luôn đa nghĩa, mà cuối cùng hướng về cái đẹp e ấp luôn có nguy cơ biến mất. Trong đời thực, Hoàng Cầm là một người đa cảm và cũng đa tình lắm. Da trắng, môi son vẫn còn phảng phất trên gương mặt chữ điền dưới mái đầu bạc trắng như cước. Cho dù khi đã gần tuổi 80, ông vẫn thường khát khao một mối tình chân thành, đắm đuối. Có lẽ nhờ thế mà trái tim trong thơ ông vẫn rộn ràng những điệu nhạc xa xăm:
Ai bảy mươi tươi ròn
Nằm mơ đưa võng mẹ
Ru say dòng mẫu hệ
Vòng tay quê bế bồng
hoặc:
Em ơi! Em ơi!
Tóc xanh bạc óng
Như hai con són
Dễ gì chẻ đôi...

Ngoài tình yêu và thơ ca, Hoàng Cầm cũng là người còn nhiều đam mê khác. Mươi năm lại đây, nhiều bài phê bình, tiểu luận và hồi ký của ông thường làm giật mình người đọc về một trí tuệ và khả năng sung mãn trong sáng tạo. Có thể nói ông là một người thẩm thấu văn chương rất tài tình, tinh tế và nhạy cảm. Không chỉ chia sẻ với các nhà văn nhà thơ cùng thời, mà ông rất gần gũi với cả những thế hệ sau. Ông viết phê bình, giới thiệu thơ của nhiều nhà thơ chống Mỹ với lòng ưu ái và nể trọng. Những bài viết gom nhặt cái hay cái đẹp như vậy bao giờ cũng chân tình và hứng thú. Khi không còn sức đẻ dọc nhiều nữa, ông vẫn dành thời gian đọc những người trẻ, chỉ bảo và cổ súy họ. Có lẽ nhờ thế mà sáng tác của Hoang Cầm không bị già cỗi, không bị tụt hậu như một số người cao tuổỉ khác. Gần đây ông cho in tập VĂN XUÔI HOÀNG CẦM khoảng 500 trang đã cung cấp cho bạn đọc nhiều điều lý thú bất ngờ. Văn xuôi của ông bộc lộ một bề dày văn hóa cùng nhưng trải nghiệm về đời, về nghề vô cùng sâu sắc và bay bổng. Có cảm giác dòng sông tâm hồn ông lúc nào cũng đầy ắp những con sóng dạt dào trẻ trung và ngọt mát.
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Hoàng Cầm vẫn khao khát được chung tay với Hội Nhà văn ra một tờ báo THƠ để thúc đẩy thơ ca ngày càng đạt tới những thành công mới và đáp ứng nhu cầu của công chúng yêu thơ. Đọc những lời tâm sự của ông trên báo, càng thấy khát vọng ấy của ông nhức nhối đến chừng nào:”Thơ là một mặt vô cùng trọng yếu của đời sống tinh thần dân tộc ta, thì lại không có một tờ báo dẫu chỉ là hai trang thôi! Lấy đâu ra sức mạnh đẩy thơ lên tới mức hiện đại hóa văn chương và nghệ thuật cho kịp với các trào lưu thế giới?”...

Những khao khát của Hoàng Cầm là khao khát nghiêm cẩn. Cũng chính những khát vọng ấy đã giúp ông vượt qua bao trắc trở thị phi bi kịch không đáng có trên con đường văn học. Và giờ đây, khát vọng vẫn nâng đỡ cho ông chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo, với gánh nặng tuổi tác, giành lại những phút giây sáng tạo cuối cùng. Hôm qua, ông lại vừa đọc cho tôi nghe mấy bài thơ mới, và vẫn còn tiếp tục sửa chữa. Nhìn ông tóc bạc, da trắng, môi son và cặp mắt ánh lên những tia sáng đắm đuối, tôi như thấy cả thời tuổi trẻ của ông vẫn còn song hành cùng ông trên con đường văn chương đầy mê đắm.

Hà Nội 11. 1999. NGUYỄN TRỌNG TẠO

Theo chúng tôi được biết thì 2 năm nay nhà thơ Hoàng Cầm phải nằm một chỗ tại gia đình, vì trượt ngã cầu thang bị gãy xương đùi. Tuy vậy ông vẫn tiếp tục làm thơ ở tuổi 86. (TK)

Tất cả các bài của tác giả Hoàng Cầm:

Bên kia sông Đuống - Thơ mới hiện đại VN - Sep 09, 2022
Nam Quan Trường Hận - Kịch thơ - Jun 13, 2008