Sep 15, 2024

Tác giả

Giáp Hải (1517 - 1586)

Trạng nguyên
Giáp Hải (1515 - 1585)



Hình ảnh Trạng Nguyên Giáp Hải lúc còn nhỏ

Cuộc đời và sự kiện liên quan Trạng nguyên Giáp Hải

1515   Giáp Hải sinh ra tại Tỉnh Bắc Giang
1585 70 tuổi Giáp Hải qua đời

Thân thế và sự nghiệp Trạng nguyên Giáp Hải

Sau đổi tên là Giáp Trừng, hiệu Tiết Trai, người làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn (nay thuộc xã Dĩnh Trì, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), còn gọi là Trạng Kế hay Trạng Ác- do tính ông rất ngay thẳng. Ông đỗ Trạng nguyên năm Đại Chính thứ 9, Mậu Tuất (1538), đời Mạc Thái Tông. Sáng tác của ông hiện nay cũng không rõ là có bao nhiêu, nhưng có một cuốn được Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục nhắc tới là Bang giao bị lãm. Giáp Hải mất năm 1585, sắc phong Sách quốc công.

Theo gia phả và sách đá phát hiện ở Cốc Lâm - Dĩnh Trì - Lạng Giang cho biết Giáp Hải còn có tên là Giáp Trừng, là con đầu bà ba cụ Khánh Sơn họ Đỗ. Giáp Hải sinh năm 1517 được cha cho đi học hành chu tất. Ông thông minh từ nhỏ, học một biết hai, ứng đối như thần. Tuy vậy không ỷ nại vào sự thông tuệ của mình, Giáp Hải rất chăm chỉ dùi mài kinh sử. Tương truyền Giáp Hải ngày ngày thường tới chân núi Kế ngồi dưới lùm cây, đặt chân lên một phiến đá đọc sách. Hòn đá chỗ Giáp Hải ngồi học còn in dấu hình bàn chân. Nhiều ngày mải mê học, khát nước thì múc nước giếng bên cạnh để uống quên cả ăn. Buổi tối ông thường rang một túi hạt hồ tiêu khi nào buồn ngủ thì lấy ra nhấm nháp cho miệng cay cay mà tỉnh ngủ. Tính tình mát dịu, nói năng nhẹ nhàng khúc triết, giỏi văn từ, học chừng "hết chữ" các ông đồ trong vùng, ông được cha cho lên kinh đô học. Đến khoa thi Mậu Tuất (1538) niên hiệu Đại Chính thứ 9, Thái Tông Mạc Đăng Doanh, Giáp Hải thi đỗ đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh, tức Trạng nguyên, năm ấy ông 22 tuổi.

Năm 1540, tức là sau khi đỗ trạng được 2 năm, Thái Tông Mạc Đăng Doanh đột ngột qua đời, con là Mạc Phúc Hải lên thay. Vì phải kiêng huý tên vua nên Giáp Hải mới đổi là Giáp Trừng, còn dân gian vẫn quen gọi là Trạng Kế.

Ngoài tài ngoại giao, Giáp Hải còn được triều đình cử làm Đề Điệu cho nhiều kỳ thi hương và giám sát việc thi cử hết sức nghiêm ngặt.

Năm 1558 đời Tuyên tông Mạc Phúc Nguyên, niên hiệu Quang Bảo thứ 5, Giáp Hải được cử làm Đề Điệu cho kỳ thi hương ở trấn Sơn Nam. Trong kỳ thi này có thí sinh khởi xướng chống trường thi Giáp Hải đã kiên quyết xử lý để làm gương cho các kỳ thi khác.

Ngày 23/9/1581, Giáp Trừng vào triều yết kiến xin về quê. Nhưng sau đó Mạc Mậu Hợp "lại ban chỉ dụ gọi Thiếu bảo Luân quận công Giáp Trừng lại ra nhận chức và tham bàn chính sự trong triều giúp quyết đoán cơ mưu quân sự, cần phải nghĩ yêu nước quên nhà". Trong dịp này, nhân có mưa bão lớn, thiếu bảo Giáp Trừng dâng sớ lên Mậu Hợp, hiến kế giữ nước trong đó có những lời tâm huyết như: "Hiện nay những lính mới tuyển vào các doanh phần nhiều khí giới chưa tinh nhuệ, kỹ thuật chiến đấu chưa tinh, thuyền bè chưa chỉnh đốn, lại gặp thiên tai cảnh cáo chính là lúc đáng sợ nhất. Cho nên những chính sách trị an và tu chỉnh, không thể không rất cẩn thận. Nên nghiêm minh pháp luật, thu vén kỷ cương, giữ vững nơi bờ cõi, tu sửa các thành quách, luyện tập binh mã, chỉnh bị khí giới, đóng thuyền dựng trại, định phiên thường trực, đúng kỳ phải tới, ban hiệu lệnh, hằng ngày tập luyện, cốt cho thật giỏi, chờ thời cơ sẽ phát động. Lại cần bồi dưỡng gốc nước cố kết nhân tâm, hậu đãi dân mà không bắt dân khốn, giúp đỡ dân mà không bắt dân mệt, không nên dùng hết sức dân nên giảm bớt sự phục dịch của nhân dân. Đó là kế sách trị bình vậy". Mậu Hợp xem xong tờ sớ này liền ban lời uý dụ Giáp Trừng và triệu tới kinh sư để làm việc tại triều đường.

Trạng nguyên Giáp Hải, khi làm quan chính trực, thanh liêm, được nhà vua sủng ái tin dùng, các bạn đồng triều kính phục. Thời gian làm quan của ông trước sau 5 lần giữ chức Thượng thư, ba lần giữ chức đài ấn, được phong tước Thái bảo Sách quốc công. Ông về nghỉ hưu không được bao lâu thì mất vào tháng 12/1586, tại quê hương làng Dĩnh Kế, thọ 70 tuổi. Mộ ông được đặt tại núi Kế, dân quen gọi là núi ông Trạng. Các dấu vết về giếng ông Trạng, chân ông Trạng, miếu ông Trạng vẫn còn mãi đến sau này.

Một con người sáng danh trong lịch sử như vậy nhưng rất tiếc do điều kiện lịch sử và chiến tranh, lăng mộ, đền thờ ông đã bị Pháp phá huỷ từ năm 1949-1950.

 

Tất cả các bài của tác giả Giáp Hải (1517 - 1586):

Vịnh Cánh Bèo - Thơ xướng họa - Mar 06, 2017