Sep 14, 2024

Tác giả

Tô Huệ 蘇惠 (265-419).
Tô Huệ 蘇惠 tự Nhược Lan, người đất Thần Châu đời nhà Tấn (265-419). Nàng dung nhan kiều mị, tài đức song toàn, văn chương xuất chúng. Khi Tô được 20 tuổi cha mẹ đính gả cho hàn sĩ Đậu Thao, người cùng quệ Vợ chồng ăn ở đầm ấm. Nàng Tô rất mực chìu chồng, đảm đương tất cả mọi việc gia đình để cho Đậu Thao có đủ thì giờ theo đuổi trau dồi nghiên bút. Người ở quanh vùng đều cho là hạnh phúc và hết sức ngợi khen nàng.

Sau Đậu Thao đỗ đạt làm quan, may mắn được nhâm chức tại Thần Châu, không phải đi đâu xa cả. Gia đình đã đầm ấm hạnh phúc lại càng đầm ấm hạnh phúc hơn.

Nhưng rồi vì công vụ cần thiết, vua truyền Đậu Thao ra trấn đất Lưu Sa. Vì nơi gian lao hiểm trở nên Đậu Thao đành phải để vợ ở nhà.

Thời gian qua ...

Ba năm chờ đợi, nàng Tô ngày càng sức vóc mỏi mòn, dung nhan tiều tụỵ Đêm đêm, bên ngọn đèn khuya, nàng ngồi âm thầm đối bóng, tủi phận hờn duyên, lo ngại thân chồng mà giọt châu tầm tã. Lòng đau dằng dặc, nỗi nhớ triền miên nên hồn thơ dâng trào lên ngọc bút làm thành 10 bài tứ tuyệt. Nàng lại lấy gấm vuông độ chừng một thước, dùng chỉ ngũ sắc thêu 10 bài tứ tuyệt lên trên theo hình trôn ốc, từ ngoài xoáy tròn vào trung tâm bức gấm.

Nàng thêu khéo, chữ nay, nên bức gấm trông cực kỳ tuyệt mỹ. Xong nàng tự tay dâng lên nhà vuạ Thấy lạ, vua truyền cho quần thần đọc, nhưng cả triều không ai đọc được. Vua đành gọi nàng.

Đứng giữa triều, Tô cất tiếng ngâm với một giọng não nùng bi thảm bài Chức cẩm hồi văn.

Ngâm xong, nàng Tô nước mắt đầm đìa. Nhà vua quá cảm động không dám nhìn nàng, vội hạ chiếu cho Đậu Thao về ngay.

Mười bài thơ ấy được truyền tụng với bức gấm thêu, ai cũng nước nở khen cho Tô là một bực kỳ tàị Trước họ gọi bức gấm thơ ấy là Toàn loa đồ (Bức đồ hình tròn trôn ốc), sau lại cho tên không xứng với giá trị của tác phẩm nên đổi là Hồi văn cách (Bài văn có tác dụng làm cho người đi biên thú được trở về), nhưng cũng vẫn chưa thấy thỏa đáng. Cuối cùng, họ lại đổi và thêm tên tác giả là Tô Huệ chức cẩm hồi văn.

Tất cả các bài của tác giả Tô Huệ 蘇惠 (265-419).: