Mar 29, 2024

Truyện ngắn

Ðợi chờ.
Võ Doãn Nhẫn * đăng lúc 05:03:25 PM, Jul 28, 2008 * Số lần xem: 1691
Ðợi chờ.

Cùng chàng mong ngóng người năm ấy, vạn vật trầm ngâm mong ngóng xuân về.
Khái Hưng.

“ Buổi chiều nóng và oi ả. Trương bắc cái chõng ra ngồi ở sân. Mấy tiếng chim kêu nhỏ và thanh khiến Trương ngửng lên trên cành soan tây. Chàng mỉm cười đưa mắt tìm.
Ðã năm sáu hôm nay, chiều nào cũng vậy, có một đàn chim khuyên ríu rít kêu gọi nhau một lúc rồi lại bay đi. Chúng đến đúng giờ lắm, nên Trương chắc vẫn chỉ là một đàn chim và cái cây này là cái trạm kiếm ăn cuối cùng của chúng nó trước khi về tổ.
Trương tự nhiên sinh ra yêu mến mong mỏi đàn chim nhỏ chiều nào cũng đem lại cho chàng một lúc vui rối rít. Chàng chỉ tiếc rằng chúng đến vội vàng quá, hình như chúng sợ trời tối. Chàng sung sướng khi thấy một con chim nấn ná trong cành lá. Nhưng có tiếng gọi ở xa, con chim cuối cùng kêu lên mấy tiếng rồi cũng bay vụt đi mất.
Ðàn chim bay đi, để lại trong lòng chàng một nỗi trống rỗng mênh mông.”
Mười một giờ trưa. Sau khi ra ngoài đường,tôi tập đi bộ độ nửa giờ. Trời mấy lúc gần đây tiếp tục nắng to, mặc dù tiết trời đã chuyển sang cuối hạ. Vào nhà bước vô cửa, tôi thấy trong người lấm tấm mồ hôi, một điều lạ tôi ít thấy tại Santee, vùng đất bao quanh bởi các dãy núi dãy đồi không lối thoát, mùa hạ trời nóng như thiêu , mùa đông lạnh cắt da cắt thịt. Ấy thế mà sống tại vùng Santee này , hơn mười lăm năm qua sống trên đất Mỹ, chưa bao giờ tôi được chứng kiến tận mắt cảnh tuyết rơi. Nhiều lắm, tôi chỉ trông thấy buổi sáng khi trời giá lạnh, lúc tôi ra ngoài chuẩn bị một buổi tinh sương đi làm, các cửa kính xe đều đông đá.Một người đã giải thích rằng vùng Santee tuy nóng nhưng rất khô, không ẩm ướt khiến con người không thể đổ mồ hôi.
Ngồi nghỉ độ mười phút đỡ mệt, tôi tiếp tục ra ngoài patio tập đi. Hơi nóng từ trên mái tôn hầm hập dội xuống khiến tôi choáng váng.Tôi cố gắng tập độ mười phút, chỉ vỏn vẹn được mười vòng, tôi đành thua cuộc. Tôi rất sợ những lần tôi bị đầu óc choáng váng , hậu quả của chứng đột quỵ.như thế. Những lúc đầu óc bị choáng váng, tâm trí như bị đảo lộn khiến tôi không thể suy nghĩ được gì. Phương cách tốt nhất là hiện giờ, tôi chẳng nên nghĩ ngợi gì. Tôi nghĩ đến một phong cảnh nên thơ, một cảnh tượng kỳ thú, một mỹ nhân khêu gợi, một cảnh màn ân ái.
Tôi vừa viết xong một bầy chim khuyên đang mong đợi. Tôi chẳng biết nên viết đề tài sao cho thích hợp. Mong mỏi đàn chim có lẽ thích hợp hơn cả. Ðoạn văn được trích trong một tiểu thuyết Bướm Trắng của nhà văn Nhất Linh. Tiểu thuyết, truyện dài của Nhất Linh luôn mang một chủ đề như Ðôi Bạn, Ðoạn Tuyệt, Ðời Mưa Gió, Lạnh Lùng và Bướm Trắng. Nhân vật cốt truyện là Trương, một thanh niên trong xã hội Việt Nam sống không có lý tưởng. Chàng là một sinh viên Luật khoa, đem lòng yêu Thu, một thiếu hữ yêu kiều xinh đẹp. Hai người cũng phải lòng nhau, nhưngTrương lấy làm buồn rầu đau khổ vì biết mình mắc bệnh lao. Trương muốn xác nhận mình mắc bệnh hiểm nghèo tới mức nào nên đến một phòng khám bệnh bác sĩ Chuyên và bác sĩ này cũng xác nhận thực trạng đó.Vì nghĩ mình sắp chết nên Trương đâm chán nản học hành, không thiết gì cuộc sống, Trương sinh ra ăn chơi bạt mạng, trác táng.Có một lần, nhân dịp tình cờ hai người gặp nhau tại một nhà có bà con xa vì nhà có giỗ, ban đêm Trương trằn trọc khó ngủ. Nhìn sang phòng bên có vách ván ngăn, Trương nhìn thấy Thu đang ngủ say, hai bàn tay trắng muốt nằm hớ hênh, Trương thấy mình vô cùng đau khổ. Nhưng trời cũng chiều người! Một hôm, Thu có ý lại nhà Trương chơi, cốt ý dò la tìm hiểu cuộc sống của Trương ra sao. Trong nhà chỉ có độc nhất hai người ngoại trừ người bạn trai.Trò chuyện một lúc, Trương mở hộp bánh còn nguyên mời Thu ăn. Lúc Thu vừa cắn miếng bánh, Trương dằn lấy cắn tiếp miếng bánh cùng ăn. Trương sung sướng cất tiếng:
_- Trong đời anh, chưa bao giờ anh ăn được miếng bánh ngon như thế này.
Vừa sung sướng, vừa xấu hổ, Thu vội đưa khăn tay lên chùi miệng như một phản ứng tự nhiên.Tác giả cho độc giả thấy Nhất Linh là nhà văn rất sành tâm lỳ. Màn cảnh yêu đương tình tứ được tiếp nối: Thu cầm lấy tay Trương,đặt lên đùi Thu mặc chiếc quần phin trắng nõn, âu yếm thân mật chẳng khác chi cảnh âu yếm thân mật của một cặp vợ chồng. Trương cứ thế để yên trong tay Thu, không dám vuốt ve mơn trớn cử động.Trương tưởng tượng thấy mình đang cử động vuốt ve bàn tay lên xuống trên đùi Thu, nhưng chàng chỉ dám nghĩ thế thôi. Ðôi bạn ngồi yên như thế một lúc khá lâu, lơ đãng lắng tai nghe tiếng người ơi ới gọi nhau dười đường phố. Thấy không thể tiếp tục màn âu yếm lâu hơn, Thu rút bàn tay Trương , khẽ nói:
Thôi, em về.
Thấy thế, Trương cũng nói:
Ừ, thôi em về._
Trương tình cờ gặp một cô gái điếm bị tật ở chân đi khập khiễng, tên Mùi, quen với Trương từ ngày còn nhỏ. Ðói bụng vì vắng khách,Trương cho Mùi ăn uống no nê, nhưng nhất quyết từ chối hành lạc cùng Mùi. Ðồng hành với Mùi, Trương thấy người qua lại ai ai cũng chú ý đến Mùi, cô gái bị tật . Rồi Trương bị tù ba tháng vì tội biển thủ tiền bạc tại một hãng tư ở thành phố Hải Phòng, lúc ấy Trương đang làm một chân thư ký kế toán vì ham mê cá ngựa thua sạch túi. Mãn tù, Thu bỏ Trương đi lấy chồng, Trương đi tái khám xem bệnh tình thế nào, bác sĩ Chuyên lấy làm ngạc nhiên cho Trương biết những vết nám trong phổi của Trương nay đã trở thành vết sẹo.Ít lâu sau, Trương lập gia đình cùng Nhan, cô thôn nữ hiền lành giản dị. Buổi chiều Trương bắc cái chõng ra ngồi ở sân mong đợi bầy chim khuyên là nhà của Nhan, vợ Trương. Tôi không hiểu tại sao Nhất Linh lại ngụ ý có nội dung Bướm Trắng. Ðoạn Tuyệt, Ðôi Bạn, Hai Buổi Chiều Vàng, tôi hiểu ngụ ý nội dung cốt truyện, riêng Bướm Trắng, tôi không.
Trong tác phẩm lõÉnergie spirituelle Năng lực tinh thần, Bergson viết:“La vie, cõest lõattente”. “Sống là chờ đợi”Cuộc sống của ta sẽ có nhiều ý nghĩa nếu biết cách chờ đợi. Ðứa trẻ mỏi mắt chờ đợi bởi mẹ đi chợ về quá lâu.Người yêu mỏi mắt vì phải mong đợi người tình. “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề. Sầu đong càng lắc càng đầy, ba thu dọn lại một ngày dài ghê.” Người chinh phụ mỏi mòn chờ đợi vì đã quá lâu người chồng xông pha trận mạc chưa thấy về.
“Mõi mắt chờ tri âm chẳng thấy.
Ðường chiều lữ khách chẳng còn ai.
Ta về chuốc rượu tim run rẩy,
Mặc xác thân người uống miệt mài.”
Các sĩ tử phải chờ đợi niêm yết kết quả kỳ thi quá lâu, đến nỗi phải mệt mỏi bải hoải. Nhưng chúng ta hãy đi vào ý nghĩa của nhà văn Trần Khánh Giư, tức Khái Hưng, một truyện ngắn :Ðợi Chờ.
Một đồn điền cam địa danh là Bố Hạ, một thanh niên chậm rãi phóng ngựa xuống triền đồi. Thanh niên ấy tên Thành, người vạm vỡ, khỏe mạnh, sống độc thân tự một mình cai quản chăm sóc đồn điền cam chín vàng lủng lẳng. Một toán công nhân đang lúi húi làm việc, đánh gốc,bón phân, cắt cành, tỉa lá, tủn mủn công việc như chăm sóc đứa bé lên năm. Thành lơ đãng nhìn đám công nhân làm việc, mái tóc bồng bềnh phất phơ trước gió ban mai. Một người đàn ông, ý chừng là một công nhân quen việc, góp ý với ông chủ đồn điền:
Thưa ông, lượt cam vừa chin tới, xin ông cho người đi hái ngay, sợ chin quá, cam sẽ úng.
Thành chăm chú nhìn những cành cam trĩu nặng đong đưa theo làn gió sớm, lấy tay nâng niu làn da cam bóng nhẫy, đoạn ôn tồn cất tiếng:
Cam chín chưa đều, có trái chín, có trái chưa vàng. Anh hãy hượm, đợi một tuần nữa sẽ cho người thu hoạch. Các xe ba bánh chuẩn bị việc thu hoạch, anh đã sẵn sàng xong xuôi đâu đó chưa?
Thưa ông, mọi công việc đều xong xuôi cả. Trục bơm dầu nhớt, mấy cây gỗ chêm., tôi cũng dã vừa mới làm xong.
Thành gật đầu, tỏ ý hài lòng, đoạn nhảy phóc lên ngựa tiếp tục đi. Ðã hơn mười giờ, nắng buổi sáng ban mai trải chiếu trên khắp miền đồi núi, vạn vật tươi cười thảnh thơi sung sướng.
Chợt có tiếng còi xe dưới con dốc triền đồi vọng lên. Thành tự hỏi, xe của người nào xuất hiện trên đồi sớm thế. Sau đó vài phút, có tiếng lao xao trò chuyện. Thành lắng tai nghe. Từ dưới con dốc, hai bóng người, một người đàn bà dáng chừng đã luống tuổi, một người con gái còn trẻ chậm rãi đi lên. Thành vẫn lặng yên bất động chăm chú dứng nhìn Hai người khách lạ cất tiếng trầm trồ suýt xoa:
Ối chà, cam. Ðúng cam Bố Hạ rồi. Sao cam nhiều thế này không biết. Cam trĩu nặng những quả là quả sướng mắt quá. Lại còn cam chín vàng ối những quả nữa chứ. Ước gì chúng mình ở đây sống toàn cam cũng đủ sướng rồi.
Mẹ nói vậy chứ nếu mẹ ở và sống vườn cam chỉ độ một tuần là đủ chán.
Cùng lúc ấy một con sóc nhỏ đang say mê cắm đầu khoét một lỗ vào trái cam chin để ăn. Một người đàn ông thanh niên đang đứng tựa vào lưng con ngựa từ bao giờ. Người đàn ông cất tiếng chào:
Chào bà, chào cô.
Ấy chết, không dám. Chào ông ạ.Chúng tôi mạo muội đứng trầm trồ ngắm và khen cam của ông từ nãy giờ.
Xin bà và cô cứ tự nhiên, đừng ngại. Thế bà và cô đã từ Hà Nội lên ..?
Người đàn bà đỡ lời:
Lên Bắc Ninh đấy ạ. Chúng tôi định lên Bắc Ninh chơi, nhân tiện thăm cam Bố Hạ cho biết, nào ngờ đến đây xe bị hỏng máy, tài xế đang loay hoay sửa, chúng tôi nhân tiện ghé thăm vườn cam.Ồ, suýt nữa tôi quên giới thiệu: đây là Phụng, con gái tôi và tôi là mẹ nó.
Phụng khẽ gật đầu chào, không nói. Thành cũng khẽ gật đầu chào đáp lễ, kín đáo nhìn người thiếu nữ. Phụng ước độ mười tám mười chín, hơi cao , nước da hơi ngăm, dáng người khỏe mạnh chắc chắn, nhan sắc mặn mà duyên dáng.
Nguời thanh niên hỏi một câu xã giao:
Bà và cô ở Hà Nội nhằm vào đường phố nào, thưa bà?
Phố Hàng Ðào ông ạ. Thế ông có thường đi Hà Nội không?
Thỉnh thoảng thôi, thưa bà. Khi nào cần giao hàng cam cho đầu nậu, tôi chỉ xuống Hà Nội, giao xong tôi về ngay vì nhà không có ai. Bà và cô ở phố hàng Ðào, như thế bà và cô chắc có buôn bán lớn tại đường phố này?
- Vâng, gia đình chúng tôi có buôn nữ trang và một ít tơ lụa.Thế ông thân bà thân ở ngay tại trại, tại đồn điền cam này, thưa ông?
Dạ thưa không, đồn điền này tôi chỉ sống một mình. Cha mẹ tôi đã mất từ lâu.
Ấy chết, chúng tôi không biết, xin lỗi ông. Người đàn bà và cô con gái nhìn người thanh niên không nói, ra chiều ái ngại. Ðể phá tan sự im lặng khá nặng nề, Thành gợi ý mời hai người khách:
Xin mời bà và cô Phụng đi thăm vườn cam cho biết.
Thành buộc ngựa vào gốc cam, ba người thong thả bước xuống triền dốc.Người đàn bà hỏi thăm gia thế của Thành;
Từ đồn điền cam tới nhà ông, khoảng cách độ bao xa?
Thưa, chỉ độ một “thôi.”
Một “thôi”là một “thôi.”, xin ông làm ơn giải thích giùm, tôi chưa hiểu. Lần đầu tiên Phụng cất tiếng.
Thành hơi mỉm cười vì câu hỏi ngụ ý hơi tinh nghịch của Phụng. Thấy thiếu nữ tuổi suýt soát chỉ bằng em gái, Thành cũng kín đáo tinh nghịch đáp lại:
Một “thôi”là chiều dài độ một cây số. Xin mời bà và cô vui lòng quá bộ tới nhà tôi chơi cho biết.
Thấy Phụng chỉ đưa mắt nhìn bà mẹ không dám có ý kiến, một phần Phụng muốn đi cho biết đồn điền cam gia chủ, một phần vì Phụng vốn bản tính năng động của thiếu nữ. Thấy thế, bà mẹ vội nói:
Cám ơn ông, xin cho chúng tôi khất và xin hẹn một dịp khác. Thật tình, chúng tôi rất muốn ghé lại một lần viếng cảnh gia đình ông, rất tiếc chúng tôi còn bận một chút công việc.Xin hẹn ông vào một dịp khác vậy.
Thành cũng không van nài, có thể vì hai người thực sự bận việc, nhưng cũng có thể là một câu từ chối khéo, một lời nói lịch sự xã giao.
Phụng đã bắt đầu nói chuyện vui vẻ bạo dạn hơn trước. Nàng cho biết cuối kỳ nghỉ hè chuẩn bị bắt đầu lại một năm học mới,Phụng còn lại mấy ngày đi chơi cho thỏa, trong đó có đồn điền cam Bố Hạ.Phụng rất lấy làm thích vườn cam trên một triền đồi địa danh Bố Hạ thế này. Nhân lúc cao hứng, Thành vin một nhánh cam trái chín sạm nắng vỏ bóng lưỡng trao cho Phụng.Nàng cầm lấy, ngắm nghía, không nói một lời nào.
Có tiếng còi xe hơi vang lên dưới triền dốc, báo hiệu xe đã sửa xong. Hai người đàn bà chia tay từ giã. Người đàn bà nói:
Tạm biệt ông, cám ơn ông đã vui lòng đón tiếp và đã tặng quà. Lúc nào rãnh rỗi xuống Hà Nội, mời ông quá bước ghé lại phố Hàng Ðào nhà chúng tôi chơi.
Thành ngỏ lời cám ơn, hứa một ngày đẹp trời sẽ ghé phố Hàng Ðào nhưng không biết vào ngày giờ nào. Phụng và Thành khẽ chào từ giã, bốn mắt nhìn nhau ra chiều lưu luyến. Hai người lững thững xuống đồi, Thành nghĩ bụng: ghé phố Hàng Ðào chỉ là một lời mời mọc xã giao thù tiếp. Người của thủ đô sẽ chìm vào lãng quên, phôi pha ngày tháng. Ngồi vào ghế trong xe, tài xế bắt đầu chuyển bánh, hai mẹ con còn đưa tay vẫy, Thành cũng vẫy tay tiễn biệt lần cuối.Ðến lúc xe khuất bóng sau triền đồi, Thành bất giác trông theo khẽ thở dài. Thành mường tượng nhớ Hà Thành hoa lệ, nhớ phồn hoa bay bướm, nhớ những bài cổ thi ca ngợi Hà Thành ngày trước:“nhà ngói bát úp, đường bàn cờ; đèn điện sao sa, nước máy dội... Ngoài ra, trai mấy bọn phu xe, là không bộ cánh, áo rách rưới;
Ngoài ra, mấy gái bọn hàng than, là không son phấn, mặt đen đủi”. Người đi giờ này đã hoàn toàn khuất bóng, buổi trưa giờ này trời không nắng, nhiều mây trắng trôi lang thang bàng bạc. Thành nhớ đến một truyện vừa tuyệt đẹp của nhà văn Nhất Linh, một truyện tình không câu kết thúc nhưng có hậu: Hai Buổi Chiều Vàng.Hai người bạn thân thiết, Triết và Thoa, mến nhau từ ngày còn trẻ. Không biết Thoa có tình ý gì đói với Triết không, chỉ biết lúc nào Triết cũng chăm sóc giúp đỡ người bạn gái, không may chồng là Nguyễn văn Lộc, quán ở Vĩnh Yên, bị tù hai mươi lăm năm phát vãng, chỉ vì tham gia hội kín, chưa hoạt động gì. Sau ba năm, Triết đã hết sức lo lắng giúp đỡ, vận động chạy chọt tận nước Pháp, sau cùng, Nguyễn văn Lộc được ân xá về nhà. Thỉnh thoảng, Triết vẫn một mình ghé lại Vĩnh Yên cốt để thăm Thoa:“Không ai thay được Thoa trong lòng chàng vì người ta ở đời chỉ có một tuổi thơ mà thôi. Tuổi thơ của chàng sẽ qua, qua mãi, và Thoa của chàng cũng sẽ không bao giờ trở về với chàng nữa.” Một việc, một điều rất lạ là Nguyễn văn Lộc, chồng của Thoa, mặc dù Triết vốn học Luật, lo ngày đêm những mong có ngày được thả, nhưng khi đã được thả ra rồi, nhân vật Lộc vẫn là một cái bóng không bao giờ xuất hiện, một...” người chồng không chân dung!”
Ròi một tuần, rồi một tháng sau, Thành đã có ý mong chờ Phụng, người thiếu nữ Hà Thành sẽ trở lại trên đồn điền cam Bố Hạ. Những lúc chiều tà, Thành cưỡi ngựa, thong thả chậm rãi lên con dốc nhìn quanh ngơ ngác. Trời đang tiết cuối thu đầy mây trắng giạt trôi về cuối chân trời.
Rồi bao năm qua, Thành vẫn một mình ngóng chờ, bơ vơ đợi.
Thật ra, lời mời đến phố sầm uất nhộn nhịp hàng Ðào chơi chỉ là một câu chải chuốt của chủ nhân ngày trước, ít có ai mong chờ mỏi mệt, mất thì giờ. Người thiếu nữ vườn cam Bố Hạ giờ này chắc đã đi xa.
“Cùng chàng mong ngóng người năm ấy, vạn vật trầm ngâm mong ngóng xuân về.”

Từ khi mắc chứng bệnh đột quỵ,tôi thường xuyên kiểm soát lại trí nhớ của riêng bản thân tôi. Tôi thường nghe bên tai tôi về những người già mắc bệnh nặng tai và nhất là chứng quên. Nhưng tôi tự an ủi: ừ, già rồi, ai mà chẳng mắc bệnh này hay mắc bệnh khác, ngoại trừ trường hợp hãn hữu, thầy Nguyên. Năm nay đã ngoài chin mươi, nhưng thầy vẫn rất sáng suốt, trí nhớ vẫn không suy suyển, đôi khi thầy vẫn nói chuyện u mặc hoậc ...” chơi nhẹ”,vô thưởng vô phạt. Tôi vẫn thầm cầu mong thầy vẫn tiếp tục được như thế, mắt vẫn tinh, tai vẫn tỏ, đãu óc vẫn tinh tường sáng suốt.” Ðầu tuy bạc, ta vẫn chờ trời sáng.”” Chờ trời sáng,” nhà thơ cổ đại Tưởng Tiệp muốn ám chỉ ai khi nhà thơ nói cụm từ ấy?Nhiều kỷ niệm tôi không nhớ từ thuở tôi còn rất nhỏ. Những ngày sinh của cha, của mẹ, của bác tôi, của chú tôi, ngày mất của thím tôi, ngày sinh đứa con hoang của em dâu tôi từ ngày người em trai chú bác tôi mất, chú Hai Võ Doãn Thầm,làm sao tôi nhớ nổi? Sau bị chứng đột quỵ, có người đề nghị với tôi rằng nên quên những kỷ niệm quá khứ đi, chỉ nghĩ đến hiện tại, vui sống với hiện tại. Hiện giờ, người ấy sống rất hạnh phúc, rất bình an, không vướng bận, không sầu khổ. Tôi vẫn còn nhớ câu nói của nhà triết học chịu ảnh hưởng sâu xa triết học Phật giáo: Schopenhauer.” Sống là luyến tiếc dĩ vãng, là bất mãn với hiện tại, là hi vọng ở một tương lai khá hơn. Nhưng cái tương lai ấy đã đến rồi và nó cũng bất mãn như trăm ngàn hiện tại khác.” Vào năm 1968, sau biến cố Tết Mậu Thân, tôi được chính phủ liên bang Tây Ðức( thuở ấy còn chế độ cộng sản Cộng Hòa Dân Chủ Ðông Ðức) cấp một học bổng, học tiếng Ðức tại thủ đô Bonn, chương trình bốn năm, các sinh viên học tại thành phố Munich, tức Mu”nchen. Trong chuyến quá giang từ Nha Trang vô Sài Gòn, tôi phải đi nhờ chiếc máy bay hai động cơ cánh quạt Cesna. Lúc tới Sài Gòn, tôi phải đến ngay tại Trung Tâm Văn Hóa Ðức Quốc, lúc đó còn tên đường Trần Quý Cáp. Một giáo sư, ý chừng là người nước ngoài,phát tôi một tờ giấy trắng, khổ lớn và nói cho tôi chép một đề tài, tiếng Pháp:“Que signifie le vouloir-vivre de Schopenhauer?” Tạm dịch tiếng Việt:“Ý chí - muốn sống của Schopenhauer là gì?” Khi hồi tưởng lại đề tài này, tôi đã hoàn tất bài viết không mấy khó khăn. Tôi đã đọc khá nhiều “Le vouloir-vivre”của Schopenhauer rồi mà! Schopenhauer là triết gia người Ðức, uyên thâm triết học Phật giáo, tìm hiểu nhiều về Ấn Ðộ, đặc biệt Ấn Ðộ giáo. Ông có một nhân sinh quan yếm thế về Phật giáo.
Tôi thiển nghĩ: nhớ về quá khứ, nhớ về dĩ vãng là bản tính rất tự nhiên của tôi, mặc dù kỷ niệm đã thuộc về quá khứ ấy buồn có, nhưng vui cũng có. Tại sao tôi vẫn biết mặc dù quá khứ đã qua không bao giờ thực sự trở lại, tôi lại không muốn nhắc nhở, khêu gợi đến quá khứ ấy, một hình thức trốn chạy những vết tích kỷ niệm, một hình thức của ngụy tín Jean Paul Sartre gọi là la mauvaise foi? Tại sao những kỷ niệm thời hoa niên, thời niên thiếu không đáng cho ta phải nuôi dưỡng, gìn giữ, bảo tồn cho đến khi hơi thở cuối cùng:“Rồi càng ra xa, tôi càng có cái cảm tưởng tiến sâu mãi vào một cảnh lạ lung chưa bao giờ tới, tuy vùng sông Nhuệ là nơi tôi đã sống cả một thời niên thiếu.” ( Khái Hưng- Trăng Thu).
“Rồi nương theo tiếng gió lao xao trong những chòm soan lơ phơ, âm thanh náo nức của tiếng kèn mỗi lúc một cuốn lên cao, tràn ra xa, rất xa, đến những vùng xa sáng tươi nào đó.”( Nguyên Hồng- Những ngày thơ ấu)
Nhưng rồi người ấy lại nói rằng có lợi ích gì khi phải nhớ không quên những ngày tháng, những giờ phút kỷ niệm vô bổ ấy? Quá khứ vàng son thật ra không là cái gì hết để rồi phí phạm thì giờ gặm nhấm những tiếc nuối không bao giờ trở lại. Nếu tôi không lầm thì Phật giáo đi vào chủ nghĩa thực dụng, utilitarisme? Cái gì có lợi, có ích thì nên làm. Vạn sự khổ sờ sờ hiện hữu trước mắt thì hãy mau mau tìm cách giải thoát khỏi khổ. Ðừng nên tìm hiểu giải thích dài dòng nguyên lý sau cùng của vạn vật, bệnh khổ trầm kha của chúng sinh ngụp lặn trong bến Mê từ nghìn triệu kiếp trước, trước mắt cần chữa trị sao cho hết khổ, khổ đề, tập đề, diệt đề và đạo đề, nguyên lý cơ bản của Tứ Diệu Ðế trong quá trình tu tập.
Cách nay khoảng độ bốn mươi năm, phong trào đãu tranh Phật Giáo bùng nổ tại miền Nam nước Việt. Một số Phật Giáo đồ tình nguyện tuyệt thực, tự thiêu cúng dường Tam Bảo. Phong trào còn đi xa hơn nữa do một nhà sư xách động Thích T. Q,bằng cách bày bàn thờ mục đích phản đối. Lẽ dĩ nhiên chế độ đệ nhất cộng hòa sau đó không lâu phải sụp đổ. Tôi mở mắt thật to xem nhà sư sẽ làm được trò trống gì, ngờ đâu cá mè một lứa! Rút lui, đi vào bóng tối. /.

***
*

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.