Oct 05, 2024

Bài giới thiệu

Lời tiên tri vĩ đại của Dante trong những bức tranh minh họa cho kiệt tác nghệ thuật Tây phương Thần khúc
Webmaster * đăng lúc 10:24:35 PM, Jan 05, 2024 * Số lần xem: 2415
Hình ảnh
#1

 * đăng lúc 09:17:40 PM, 18/04/2020 * Số lần xem: 1365

Lời tiên tri vĩ đại của Dante trong những bức tranh minh họa cho kiệt tác nghệ thuật Tây phương ‘Thần khúc’ (P.1)

Uyển Vân | DKN

 

 

Các ghi chép được của Dante là chính xác tỏ tường chân thực, giống như một cuốn hồi ký, thời kỳ đó tác phẩm của ông đã trở thành đỉnh cao của văn học Châu Âu. Ông miêu tả về thiên đường, luyện ngục, hỏa ngục, chứng minh cho thiện ác và luật nhân quả, trình bày tín ngưỡng tâm linh. Có thể nói đây là chủ đề vĩnh hằng của loài người; đối với thế giới hiện đại, nó được coi như một biểu tượng của giới tu luyện. Nhà điêu khắc Rodin của thế kỷ 19 đã từng nói rằng ông không bao giờ quên mang theo “Thần khúc” bên mình…

The Divine Comedy”: Bài thơ bất hủ, tiên đoán thế giới ngày nay

“Thần khúc” (Divine Comedy) đã được viết cách đây hơn 700 năm bởi nhà thơ Dante Alighieri. Tại sao tâp thơ này lại lưu truyền bền bỉ đến mức con người ngày nay vẫn long trọng đón nhận?

Bắt đầu tập thơ, chúng ta sẽ thấy nhà thơ La Mã Virgil dẫn Dante Alighieri từ khu rừng đen lên đường, để chứng kiến sự tra tấn các âm hồn phản bội Thiên Chúa và lũ quỷ Satan; sau đó họ lại xuyên qua địa tâm, rồi leo lên núi luyện ngục ở Nam bán cầu. Cuộc hành trình sẽ kết thúc khi những tội nghiệp được trả hết. Sau đó họ dần dần lên các tầng trời, cuối cùng đến địa điểm cao nhất. là nơi có Thánh Phụ, Thánh Tử, Thánh Linh.

Các ghi chép được ghi lại bởi Dante là chính xác tỏ tường chân thực, giống như một cuốn hồi ký; thời kỳ đó tác phẩm của ông đã trở thành đỉnh cao của văn học Châu Âu. Ông miêu tả về thiên đường, luyện ngục, hỏa ngục, chứng minh cho thiện ác và luật nhân quả, trình bày tín ngưỡng tâm linh. Có thể nói đây là chủ đề vĩnh hằng của loài người; đối với thế giới hiện đại, nó được coi như một biểu tượng của giới tu luyện. Nhà điêu khắc Rodin thế kỷ 19 đã từng nói rằng ông không bao giờ quên mang theo “Thần khúc” bên mình…

Nhà văn đương đại người Anh Andrew Norman Wilson cho biết: “Dante là nhà thơ vĩ đại nhất Châu Âu, cũng là nhà thơ vĩ đại nhất của thời Trung cổ. Nhưng nhiều độc giả không dám giở tác phẩm của ông ra, như thế họ đã mất đi một cơ hội để trải nghiệm thẩm mỹ, trí tưởng tượng cùng cảm xúc và trí tuệ vĩ đại”.

Bài viết này sẽ giới hạn không gian, đi cùng với những bài thơ Dante, xét cái nhìn vào nghệ thuật truyền thống phương Tây trong “Thần khúc”, hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho bạn đọc để khám phá ý nghĩa sâu xa của nó.

Bức tranh thể hiện tốt nhất tinh thần của Dante

“Dante và ba thế giới” – Domenio Di Michellino, được sáng tác vào năm 1465, tranh sơn dầu trên vải, hiện được cất giữ tại Bảo tàng Duomo của Florence. (Ảnh: epoctimes)

Tiểu thuyết huyền bí bán chạy nhất của Dan Brown – “Địa ngục” (Inferno), lấy bối cảnh ở Florence, trong đó viết rõ những gì được mô tả từ bức tranh sơn dầu của Domenico di Michelino vào năm 1465 tại nhà thờ Santa Maria del Fiore, khiến nó chiếm được rất nhiều sự tò mò của du khách khi đến thăm bảo tàng Duomo. Mà những hình ảnh được vẽ trên bức họa này lại chính là ba thế giới được miêu tả trong “Thần khúc”.

Ở bên trái là địa ngục, trong đó linh hồn của tội nhân giữ nguyên hình dạng lúc còn sống của họ, đang khóc lóc trong sự đau đớn khẩn cầu. Phần chính giữa bức tranh mô tả bảy tầng của “Luyện Ngục” đại diện cho bảy tội lỗi: kiêu ngạo, ghen tuông, tức giận, lười biếng, tham lam, bạo lực và dâm dục. Ở phía trên của luyện ngục là Garden of Eden, nơi sinh sống của Adam và Eva. “Đại thiên sứ” Michael cầm thanh kiếm của ánh sáng, ngồi trông nom cửa vào thiên đường. Trong “Kinh thánh” từng ghi lại Michael là thống soái thiên sứ, chiến đấu chống lại quỷ Satan và các tà linh tranh chiến.

“Dante và ba thế giới” – Domenio Di Michellino, được sáng tác vào năm 1465, tranh sơn dầu trên vải, hiện được cất giữ tại Bảo tàng Duomo của Florence. (Ảnh: epoctimes)

Nhà thơ là người lớn nhất đứng ở trung tâm bức hình đang diễn giải nội dung của “Thần khúc” cho người xem, câu mở đầu của tập thơ như sau:

 "Chính là nửa chặng đường của cuộc đời của chúng ta,
Tôi thức dậy trong một khu rừng rậm mờ mịt,
Bởi vì tôi đã lạc mất con đường chính xác”.

Điều thú vị về bức tranh này là ngoài việc thể hiện cảnh tượng trong “Thần khúc”, nó cũng trình bày những cảnh quan đô thị của thành phố Florence – Ý nơi được cho là một thành phố tràn đầy tội lỗi. Dante đã viết trong bài thơ thứ mười sáu:

 "Nhà giàu mới nổi cùng đống tài sản đột nhiên tới,
Florence, ở cạnh bạn khi bạn được sinh ra
Bạn đã kiêu ngạo trong sự xa xỉ”

Vì sự ảnh hưởng của “Thần khúc” mà các bức bích họa thế kỷ 14 thường thấy hình ảnh Chúa Giê-su và các Thánh giả luôn có một vòng tròn đồng tâm xung quanh. Trong bức tranh “Thiên đường” phía dưới, phần trung tâm là Chúa Giê-su, sau đó tiếp theo là thiên sứ, tiếp đến là tổ tiên, các nhà tiên tri và các thánh nhân, thân hình càng ở vòng ngoài càng lớn, dẫn đến độ sâu của không gian.

“Thiên đường” sơn vào khoảng năm 1378, tại lễ đường rửa tội Padua Baptistry (Ảnh: epochtimes)

Bức họa vẽ bằng tay từ bản thảo ban đầu của “Thần khúc”

Quay đầu nhìn lại biểu hiện nghệ thuật của “Thần khúc”, chúng ta hãy nhìn vào những bức hình vẽ tay minh họa nổi bật từ bản thảo ban đầu.

Các hình minh họa được thu thập từ thư viện đại học Budapest, ước tính được thực hiện vào năm 1340. Hình minh họa của trang đầu tiên được chia làm ba tấm, chia ra biểu hiện địa ngục. Bức hình đầu tiên hiện lên hình ảnh Dante đứng dưới chữ N bắt đầu trang thơ, hình tiếp theo là Danta ngồi trên tảng đá, hình thứ ba cho thấy cuộc gặp gỡ giữa Dante và ba con thú – sư tử, chó sói và báo hoa mai, biểu tượng của hình ảnh này chính là: dâm dục, bạo lực và tham lam ngăn trở cuộc hành trình của con người.

Minh họa đầu tiên của bản thảo “Thần khúc” – Thư viện Đại học Budapest, Hungary (Ảnh: epochtimes)

Có rất nhiều họa sĩ đã tham gia vào các bản thảo vẽ tay do Công tước Urbino đặt làm. Các bài thơ từ bài thứ mười đến bài thứ mười hai của phần “Luyện Ngục”, được trình bày trong một trang, mô tả hai nhà thơ đã nhìn thấy một số tội nhân kỳ lạ ở đây, những tảng đá lớn đè lên cổ của họ để tra tấn cho sự kiêu ngạo của họ. Tác giả của minh họa này được cho là Franco de ’Russi.

“Thần khúc – Dante” – Franco de’Russi, 1477–1482, 378 × 241 mm (Ảnh: epochtimes)

Một minh họa vẽ tay nổi bật khác về phần thơ “Thiên đường” của Giovanni Di Paolo. Một phần của bài thơ thứ chín, trình bày thành phố Florence và Giáo hội Pontius nổi tiếng. Ở trên đỉnh của một tòa tháp, một con quỷ đang hối lộ Tổng Giám Mục, ở phía bên trái của bức tranh, Dante được thánh nữ Beatrice nâng bay lên và thấy các vị thánh nữ trong hào quang.

Giovanni Di Paolo, năm 1440, 365 × 263 mm, hiện được cất giữ trong Thư viện Anh (Ảnh: epochtimes)

Botticelli: thể hiện đỉnh cao của hình minh họa vẽ tay của “Thần khúc”

Tuy nhiên, minh họa được sùng bái nhất của “Thần khúc” phải nói đến tác phẩm của họa sĩ Romana Sandro Botticelli. Vào cuối thế kỷ 15, Botticelli bắt đầu vẽ Dante, ông đã từng làm một phần bình chú về “Thần khúc”, phối hợp cùng những vẽ tay của mình về địa ngục và được xuất bản vào năm 1481.

Từ năm 1490 đến năm 1496, ông được ủy thác vẽ một bản đầy đủ cả ba phần của tập thơ. Những hình vẽ này với phong cách trầm tĩnh, chi tiết và trung thành với nguyên tác, như đưa người xem lạc vào cảnh giới kỳ lạ mà chân thực, lại tràn đầy sự trang nghiêm.

Botticelli minh họa bài thơ thứ mười tám của “Địa ngục”, vẽ năm 1480, KT: 320 × 470 mm, Hiện được cất giữ tại Bảo tàng Quốc gia Berlin (Ảnh: epochtimes)

Botticelli vẽ một tấm bản đồ địa ngục cùng với một bức ảnh của quỷ Satan trên trang đầu tiên, có thể nói ông là người miêu tả chính xác nhất về kết cấu của địa ngục được mô tả trong “Thần khúc”. Dante đã mô tả địa ngục như một hình phễu, với tổng cộng chín tầng, đi từ trên xuống dưới, càng xuống dưới sự trừng phạt cho các tội nhân càng nặng.

Sandro Botticelli minh họa bản đồ địa ngục của “Thần khúc”, vẽ năm 1480, KT: 320 × 470 mm (Ảnh: epochtimes)

Hình ảnh “Thiên đường” cũng được Botticelli  mô tả một cách xuất sắc. Trong bài thơ thứ ba mươi “The Rose in the Sky”, Dante mô tả vị trí cao nhất của mình trên thiên đường dưới sự tiếp dẫn của thánh nữ Beatrice:

 "Vẻ đẹp tôi đã thấy vượt quá mọi không gian,
Chẳng những chúng ta không thể đo lường, hơn nữa tôi tin chắc
Chỉ có Thượng Đế mới có thể hoàn toàn thưởng thức hết được vẻ đẹp này.
Tại thời điểm này tôi không thể làm bất cứ điều gì về nó:
Không có nhà thơ hài hước hay nhà thơ bi thảm,
Đề tài đối với anh ấy sẽ choáng ngợp.
Bởi vì nó giống như ánh mắt run rẩy nhất
Nhìn chằm chằm vào mặt trời, nhớ lại rằng
Một nụ cười đẹp sẽ khiến trí nhớ của bản thân biến mất.
Từ ngày tôi nhìn thấy cô ấy lần đầu tiên trong nhân gian này.
Cho đến lần này gặp nhau, tôi luôn sử dụng các bài ca của mình.
Theo gương mặt xinh đẹp của cô ấy, chưa bao giờ ngừng;
Nhưng bây giờ sự theo dõi này của tôi phải dừng lại,
Không còn có thể theo sát vẻ đẹp này trong thơ ca,
Bởi vì tất cả nghệ thuật gia đều có một ngày mất đi khả năng.
Tôi chỉ để lại cho cô ấy những tiếng kèn hiệu.
Những thanh âm vang dội đi ca tụng,
Bởi vì tôi sắp kết thúc đề tài gian khó này này;
Bắt đầu lại: Chúng tôi đã đến từ
Các thiên thể và bước vào một ngày hoàn toàn tươi sáng.
Đó là ánh sáng của lý trí tràn ngập tình yêu,
Đó là tình yêu chân lý và lòng tốt tràn đầy niềm vui.
Đó là vượt quá tất cả niềm vui ngọt ngào.
Bạn sẽ thấy một thiên đường mới
Và một đội chiến sĩ cùng với diện mạo mới
Đó là những gì bạn sẽ thấy trong ngày phán xét cuối cùng".
Trong bức tranh, Dante và Beatrice bay lên, lóe lên nhiều thiên thần nhỏ bụ bẫm, bay cùng nhau và biến mất ở giữa biển hoa. Bức họa trong bài thơ thứ 30 vẽ bởi Botticelli (Ảnh: epochtimes)

Năm 1495, Botticelli cũng vẽ bức chân dung nổi tiếng của Dante, đây là lần đầu tiên Dante được miêu tả đeo vòng nguyệt quế.

Chân dung của Dante được, được vẽ năm 1495, KT: 54,7 × 47,5 cm (Ảnh: epochtimes)
“Chân dung Dante”, được vẽ vào khoảng năm 1530, một bức tranh gỗ, KT: 127 x 120 cm, từ Phòng trưng bày Quốc gia Washington, DC. Ngón tay của Dante hướng về bài thơ thứ 25 của “Thiên đường” (Ảnh: epochtimes)

Theo Epochtimes

 

Nguồn DKN

 

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.