Oct 13, 2024

Biên khảo

Cây Bồ đề - Bodhi tree
Nguyễn thanh Vân * đăng lúc 10:31:10 PM, Jan 06, 2013 * Số lần xem: 3132
Hình ảnh
#1

Cây Bồ đề - Bodhi tree

 
Bodhi tree
Cây Bồ đề
Ficus religiosa L.
Moraceae
 
 
 
Đại cương :
Cây Sacred Fig hay Ficus religiosa hay Bo- tree ( tên gọi từ tiếng Phạn Sanskrit Bodhi “ khôn ngoan”, “ giác ngộ ”, Peepal ( tiếng Hindi ), là một loài giống như cây đa có nguồn gốc ở Ấn Độ, Bangladesh, Népal, Pakistan, Sri Lanka, Tây Nam Trung Quốc và Đông Dương. Thuộc họ Moraceae họ của cây dâu tằm hay cây Sung ở Việt Nam.
Cây Ficus religiosa, được xem là một cây thiêng liêng của tôn gíáo, những người theo Ấn Độ giáo Hinduoisme, Kỳ Na giáo Jainisme và Phật giáo Budhisme.
Phật Giáo :
Theo lịch sử Phật Giáo, truyền thuyết kể rằng về Đức Phật Gautama, khi đã đạt được giác ngộ ( Bồ đề ), trong khi thiền định dưới cội Bồ đề, cây Ficus religiosa. Nơi mà hiện nay còn để lại cây nguyên thủy, cây mà Đức Phật tọa thiền được lưu giống ở Bodh Gaya, phía Bắc Ấn Độ .
Cây Bồ Đề Ficus religiosa nói chung và cây Sri Maha Bodhi ( cây ở Bồ đề đạo tràng Ấn Độ nói riêng ), đã được nhân giống từ cây nguyên thủy, cây mà Đức Phật Gautama tọa thiền giác ngộ, do lịch sữ sau một cuộc biến loạn ở Ấn Độ, cây này được một gia đình hoàng tộc Mahinda ( công chúa ) chiết ra và đem về Sri Lanka ( Tích Lan ) trồng và thờ phượng, tất cả những cây Bồ đề có nguồn gốc nơi Đức Phật đắc đạo đều được nhân giống từ cây ở Tích Lan, điều đáng chú ý ở mẫu cây, hình dạng thiêng liêng. Thời kỳ trồng và chiết giống được biết đến về sau này;, nhờ những kỹ thuật hiện đại vào khoảng 288 trước công nguyên và được xác định tuổi, là cây lâu đời nhất của tất cả những loài thực vật « hiển hoa bí tử ».
Trong Phật giáo nguyên thủy ở Đông Nam Á, thân cây khổng lồ thường là những cây trồng ở những nơi thờ phượng, đền chùa Phật Giáo hoặc Animiste.
Cây Bồ Đề Sri Maha Bodhi tại Bồ Đề Đạo tràng Ấn Độ
Ấn Độ giáo:
Ngày xưa, thật xưa, trước thời Đức Phật, những người Sadhus ( Hindu tu khổ hạnh ) vẫn ngồi thiền định khổ hạnh dưới cội cây Ficus religiosa và những người Ấn giáo Pradakshina ( circumambulation ) ngồi chung quanh cây như là một dấu hiệu của sự thờ phượng. Thông thường 7 pradakshina ngồi xung quanh cây vào buổi sáng tụng kinh “ Vriksha Rajaya Namah ”, có nghĩa là « lời chào vua của cây »
Thực vật và môi trường :
Nguồn gốc : có nguồn gốc ở Ấn Độ, Bangladesh, Népal, Pakistan, Sri Lanka, Tây Nam Trung Quốc và Đông Dương.
Mô tả thực vật :
Cây còn gọi là « Cây Sung thiêng liêng » đối với Ấn Giáo cả Phật Giáo. Là một cây lâu đời nhất đã được mô tả trong nghệ thuật và văn học Ấn Độ. Một cây mà người dân tôn sùng có từ 3000 năm. Người ta hiện nay có thể dùng làm cây cảnh bonsai, người chơi cây cảnh bonsai có thể uốn cắt theo hình dạng mong muốn ở tính chất dẻo dai của cây và nhánh cây.
Cây có lá rụng theo mùa hay bán rụng lá, tức gặp phải mùa khô nửa lá rụng, nửa còn lại trên cây.
Thân cây có vỏ mịn, màu xám. Thân trở nên bất thường theo tuổi với hình dạng đặc biệt. Vỏ có thể phát triển có sắc thái nâu nhạt và vảy bong ra.
Như những loại sung, cây bồ đề phát triển cho nhiều rể trên không thòng xuống, khi chạm vào mặt đất, mọc rể mới và cuối cùng tạo ra một thân mới liền với thân chánh.
, khi mới sanh ra, có màu đỏ hồng, khi trưởng thành chuyển sang màu xanh lá cây đậm đạt tới độ dài 12 – 18 cm, bìa dúng, gân phụ vả tam cấp lồi mịn ở hai mặt. Những lá gắn vào những nhánh thân cây dài và linh hoạt khiến cho chúng có dạng phất phơ trong gió. Tàn lá thường rậm.
Hoa nhỏ, màu đỏ, xuất hiện vào tháng 2. Ra quả vào tháng 5 đến tháng 6, hoa đực có đỉa mật, hoa cái cùng hình dạng.
Hoa đực : ít,
Gần nơi lổ ở đỉnh ngọn, hoa đực không cuống, đài hoa 2 hay 3 thùy, bìa cuốn lật xuống, tiểu nhụy 1, ngắn, như dây tóc. Hoa có cuống nhỏ, có đỉa mật, đài hoa 3-4 có thùy, bầu noản hình bầu dục, láng, vòi nhụy mềm nuốm hẹp.
Hoa cái, không cuống, đài 4 thùy, rộng dạng mủi giáo, bầu noản hình cầu, láng, vòi nhụy mảnh mềm, nuốm hẹp.
Phát hoa vào tháng 3 và 4, đậu trái tháng 5 và 6.
Sung nhỏ, 12 – 13 mm đường kính, từng cặp trên cành cây non, không cọng, không lông. Lúc đầu màu xanh lá cây, nhưng khi chín trở thành màu tím đen. Sung là thức ăn cho những loài động vật nhỏ.
Bộ phận sử dụng :
Vỏ thân, lá, vỏ rể
Thành phận hóa học và dược chất :
Trái sung của Ficus religiosa chứa một lượng đáng kể chất phénoliques toàn phần, trong flavonoïdes và ức chế hoàn toàn chất acide linoléique.
Sản lượng ly trích thường thường rất cao, hàm lượng phénoliques và hoạt động chống oxy hóa của vật liệu thực vật đã thu được bằng cách dùng những dung môi nước hữu cơ. Mặc dù sản lượng ly trích cao đã được thu được bởi những kỹ thuật trích xuất khác nhau.
Thông thường số lượng lớn hơn hàm lượng phénol toàn phần và một hoạt động chống oxy hóa thật tốt được tìm thấy trong dung dịch trích biến chế nhờ máy nghiền nhuyễn.
 
Vỏ của thân cây Bồ đề Ficus religiosa được ghi nhận có chứa những chất hóa thực vật là :
- phénols,
- tanins,
- stéroïdes,
- alcaloïdes
- flavonoïdes,
- β-sitosteryl-D-glucoside,
- vitamine K,
- n-octacosanol,
- một nhóm méthyle oleanolate,
- lanostérol,
- stigmastérol,
- Lupen-3-one.
Hoạt chất chánh của vỏ rể Bồ đề Ficus religiosa đã được xem như chất :
- β-sitosteryl-d-glucoside, cho ra hiệu quả giảm đường máu hypoglycémiant
Trái sung Bồ đề chứa những chất đạm protéine 4,9 % gồm :
- acides aminés essentiels,
- isoleucine
- phénylalanine.
Hạt sung chứa những chất :
- phytosterolin,
- β-sitostérol,
- glycoside của cây,
- albuminoïdes,
- hydrates de carbone,
- chất béo,
- những chất màu,
- có từ 0,7 đến 5,1% chất caoutchoue.
Trái sung bồ đề chứa những flavonols biết được là :
- kaempeferol,
- quercétine,
- myricétine
Lá và trái sung Bồ đề chứa :
- glucides,
- protéines,
- lipides,
- calcium,
- sodium,
- potassium,
- và phosphore.
Trong mủ trắng còn hiện diện một phân hóa tố enzyme :
- ficine.
Dung dịch ly trích từ vỏ cây sấy khô của cây Bồ đề Ficus religiosa đã được ghi nhận có chứa :
- phytostérols,
- flavonoïdes,
- tanins,
- chất dẫn xuất từ furanocoumarine được biết bergaptènebegaptol.
Đặc tính trị liệu :
Theo y học Ayurvédique cổ truyền Ấn độ :
- chất làm se astringent,
- nhuận trường laxatif,
- làm mát,
- nhọt đầu đinh furoncles,
- loét ulcères,
- những bệnh ngoài da,
- bệnh tiểu đường diabète,
- bón constipation.
Sử dụng trong y học :
Sung Bồ đề Ficus religiosa được sử dụng trong y học truyền thống để chữa trị khoảng 50 sự rối loạn trong cơ thể bao gồm :
- suyễn asthme,
- tiểu đường diabète,
- tiêu chảy diarrhée,
- chứng kinh giản hay gọi bệnh trúng phong épilepsie,
- vấn đề dạ dày problèmes gastriques,
- rối loạn viêm sưng troubles inflammatoires,
- bệnh nhiễm infectieuses
- và những rối loạn tình dục troubles sexuels.
Những cây sung Bồ đề còn sống cũng có giá trị chữa bệnh.
Nước ép của lá ly trích bởi những cây gần những đám cháy có thể dùng để nhỏ lỗ tai ( chất trích phải tinh khiết ).
● Vỏ cây sung Bồ đề có khả năng dùng để làm lành những vết thương đã lâu năm.
● Vỏ thân cây được dùng trong những :
- bệnh viêm sưng
- và sưng những tuyến ở cổ.
● Vỏ của rể cây, hữu ích cho :
- chứng viêm miệng stomatite,
- sạch vết loét clean ulcèrs.
● Rể cũng được dùng trong bện thống phong goutte.
● Người ta có thể nhai rể để ngăn ngừa những bệnh ở nướu răng.
● Quả sung là:
- thuốc nhuận trường,
- thúc đẩy tiêu hóa,
- chống lại nôn mữa.
Trái sung chín có hương vị ngon, làm hết khát và tốt cho bệnh tim mạch.
● Sung hổ trợ cho bệnh hen suyễn.
● Hạt sung Bồ đề đã chứng minh sự hữu ích trong chứng rối loạn hệ đường tiểu.
● Lá Bồ đề được dùng để chữa trị chứng bệnh bón.
Những ứng dụng khác :
Những người Ấn Độ, thu lượm lá Bồ đề, lau khô sạch, phết một lớp sơn trong acrylique vàng để có thể bảo quản lâu năm. Những lá còn được dùng để trang trí.
Vỏ cây được trích dùng làm thuốc nhuộm đỏ.
Lá Bồ đề, dân bản xứ dùng để nuôi lạc đà và voi.
Nghiên cứu :
● Hoạt động kháng khuẩn :
Dung dịch trích trong nước và trong éthanolique lá Bồ đề Ficus religiosa cho thấy có hiệu quả kháng khuẩn :
- chống vi khuẩn staphylococcus aureus, Samonella paratyphy p, Shigella dysenteriae, Shigella typhimurium, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis, Escherichia coli, ….
Trong một nghiên cứu khác trích xuất trong chloroforme, trái sung Bồ đề cho thấy có hiệu lực kháng siêu vi khuẩn antimicrobien chống :
- Azobacter chroococcum, Bacillus cereus, B. megaterium, Streptococcus faecalis, lactis streptomycine, et Klebsiella pneumoniae.
- Trích chất trong éthanolique, lá Bồ đề, có hiệu quả kháng nấm, chống nấm Candila albicans. Trong dung dịch nước, trong éthanol và trong chloroforme từ lá ficus religiosa đã bổ xung sự khảo sát cho những hoạt động kháng khuẩn và kháng nấm.
- Những chất trích từ Ficus religiosa đã được tìm thấy có khả năng hoạt động chống Aspergillus Niger và Penicillium notatum.
● Hoạt động chống giun sán :
- Chiết xuất vỏ cây Bồ đề trong méthanol là 100% gây tử vong cho loài sâu Haemonchus contortus.
- Chất trích từ thân cây và vỏ cây của Bồ đề, giết chết loài sán Ascaridia galli trong phòng thí nghiệm.
- Mủ cây của một vài loài Sung Ficus thuộc họ Moraceae như là Ficus inspida, Ficus carica, được cho rằng có tác dụng hoạt động chống giun sán chống những loài Syphacia obvelata, Aspiculuris tetraptera và Vampirolepis nana.
- Được thấy rõ ràng nhất, chất trích từ méthanolique của cây Bồ đề Ficus religiosa có thể gây ra ảnh hưởng chống giun sán là do chất ficine, một phân hóa tố được trích trong mủ trắng của cây Ficus.
● Hoạt động điều hòa miễn dịch :
Các hoạt động điều hòa sự miễn dịch đã được nghiên cứu trên chuột. Những nghiên cứu được thực hiện bởi các xét nghiệm về huyết học và huyết thanh khác nhau.
Sự vận hành của chất trích đáng chú ý là cải thiện, đáp ứng về kháng thể và dịch thể. Có thể kết luận chất ly trích cho thấy một đặc tính kích thích miễn nhiễm đầy hứa hẹn.
● Hoạt động chống oxy hóa :
Các tài liệu đã cho thấy rằng những đặc tính chống oxy hóa của chất ly trích từ trái sung Bồ đề Ficus religiosa và vỏ đã được thực hiện bằng cách dùng những dung môi khác nhau.
Được đánh giá trên căn bản của chỉ số sự ổn định của dầu cũng như khả năng nhặt những gốc tự do so với 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH).
- Sự căng thẳng stress oxy hóa hay sự tổn thương sự oxy hóa trong các mô là những điểm cuối cùng chung của những bệnh mãn tính như : bệnh tiểu đường diabète, sơ vữa động mạch athérosclérose, và bệnh viêm khớp dạng thấp polyarthrite rhumatoide.
- Sự căng thẳng oxy hóa trong bệnh tiểu đường tồn tại với sự giảm tình trạng chống oxy hóa, mà hơn nữa còn làm tăng hiệu quả tác dụng có hại của những gốc tự do.
►Dung dịch trích của Ficus religiosa có hiệu quả làm giảm sự « căng thẳng oxy hóa » ở các loại chuột thí nghiệm bị bệnh tiểu đường cấp 2. Những chuột bệnh tiểu đường loại 2 này tăng trọng lượng tương đối ít hơn so với chuột bình thường.
►Giảm sự hấp thu đường glucose, acides béo tự do trong sự tuần hoàn, và tăng tốc độ β-oxydation trong chì plomb của lớp mô mỡ để giảm cân trong bệnh tiểu đường.
►Dung dịch nước trích của Ficus religiosa cải thiện trọng lượng cơ thể chuột bệnh tiểu đường.
● Hoạt động làm lành vết thương , hóa sẹo :
Qua hiệu quả chất trích từ hydroalcohotique của Ficus religiosa trên các vết thương khác nhau như cắt, rạch, cắt bỏ …trên chuột ta thấy có :
- Một sự gia tăng đáng kể của một sức để kháng ở những vết thương, do sự quan sát trong những mô hình vết rạch khi so sánh kiểm tra.
►Kết quả cho thấy rằng, dung dịch trích từ lá cây Bồ đề ( 5% và 10% ), sử dụng đắp tại chổ vết thương , liều dùng tùy thuộc vào tình trạng của vết thương.

Cây Sri Maha Bodhi cây ở Bồ đề đạo tràng Ấn Độ

video

Phim " Cuộc đời Đức Phật " do Đài BBC thực hiện có phụ đề Việt ngữ
Nguyễn thanh Vân
 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.