Apr 24, 2024

Tin tức

Thế giới tưng bừng đón năm mới bằng muôn màn pháo hoa 2013
Không biết tên tác giả * đăng lúc 03:49:15 AM, Jan 01, 2013 * Số lần xem: 2594
Hình ảnh
#1

Sydney là nơi sẽ mở đầu một loạt màn pháo hoa tưng bừng rực rỡ chào đón năm 2013 của khắp các nước trên thế giới, từ Dubai tới Paris và London.

TIN BÀI KHÁC:

Tổng thống Chavez bị nhiều biến chứng hậu phẫu thuật

Dân Ấn Độ khóc thương nữ sinh bị cưỡng hiếp tập thể

Hillary Clinton nhập viện vì máu vón cục

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/12/31/13/20121231134116_thegioi201331.jpg
Một loạt các nước sẽ đốt pháo hoa mừng năm mới 2013.

Thành phố cảng nổi tiếng của Australia sẽ khởi đầu năm mới bằng một màn trình diễn pháo hoa trị giá 6,6 triệu AUD (6,9 triệu USD) do biểu tượng nhạc pop Kylie Minogue phụ trách.

"Các hoạt động mừng năm mới ở Sydney nổi tiếng toàn cầu và đạt được hơn một tỷ khán giả - không chỉ bởi vì chúng tôi có màn chào đón hoành tráng đầu tiên cho năm 2013 mà còn vì đó là màn tuyệt vời nhất", thị trưởng thành phố Clover Moore khẳng định.

Các quan chức thành phố dự kiến hơn 1,5 triệu người sẽ tập trung tại khu cảngđể xem 7 tấn pháo hoa được đốt, trong đó có pháo được phóng từ các jet-ski và một màn chót trên Cầu Cảng.

Các màn pháo hoa lớn cũng sẽ thắp sáng bờ sông Thames ở London, Quảng trườngĐỏ và Điện Kremlin ở Moscow, Tháp Eiffel ở Paris và Cảng Victoria ở Hongkong, cũng như ở Stockhoml, Amsterdam, Kuala Lumpur, Đài Bắc, và các thành phố của Trung Quốc.

Người dân thành phố New York Mỹ sẽ mừng năm mới bằng màn thả bóng truyền thống ở Quảng trường Thời đại. Còn ở Rio de Janeiro, các nhà chức trách cam kết sẽ tổ chức một màn pháo hoa 24 tấn trong 16 phút ở bờ biển Copacabana.

Đang cạnh tranh trở thành điểm cố định trên bản đồ thế giới về chào mừng năm mới, thành phố Dubai của Các tiểu Vương quốc Ảrập thống nhất dự kiến sẽ tổ chức một sự kiện hoành tráng ở Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới. Pháo hoa sẽngập tràn ngọn tháp của tòa nhà, đi kèm với một bản nhạc sống của dàn nhạc Prague Philharmonic Orchestra.

Khoảng 50.000 người cũng được cho là sẽ kéo tới ngôi chùa vàng Shwedagon ởYangon, Myanmar, để xem pháo hoa mừng năm mới. Các nhà tổ chức phải vận động nhiều tháng trời để xin giấy phép cho sự kiện này.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/12/31/13/20121231134329_20122013.jpg
Thế giới sắp tạm biệt năm 2012 để chào đón năm mới 2013.

Tại những khu vực bị bão Bopha tàn phá ở miền nam Philippines, nhiều người cho biết công việc và nơi ăn ở lâu dài là ưu tiên hàng đầu của họ trong năm mới.

Trong khi đó, các nhà chức trách ở thủ đô Manila đang phải nỗ lực xử lý các vụtai nạn liên quan đến pháo tự chế. Các bệnh viện được đặt trong tình trạng báođộng cao. Hơn 170 người Philippines đã bị thương kể từ cuối tuần Giáng sinh, trong đó có một trường hợp bị ngộ độc vì ăn pháo hoa.

Seoul sẽ đón mừng năm 2013 bằng một truyền thống từ thời xưa: lễ rung 33 tiếng từ quả chuông đồng có từ thế kỷ 15 của nước này. Ở các nơi khác thuộc thủ đô Hàn Quốc, trong đó có quận Gangnam, sẽ có đốt pháo hoa, hòa nhạc và tiệc tùng trên phố. Ca sĩ Psy nổi tiếng với bài Gangnam Style sẽ biểu diễn ở New York.

Hàng triệu người sẽ tới các đền chùa ở Nhật Bản để cầu an và về nhà để thưởng thức món mì Soba, và xem chương trình chào đón năm mới "Kohaku Uta Gassen".

Thanh Hảo (Tổng hợp)

 

 

 

 

 

 

 

Thế giới đón năm mới 2013

Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA

2012-12-31

Năm mới 2013 đã đến với người dân nhiều châu lục, và tất cả mọi người đều ước mong năm nay sẽ hanh phúc, an binh gấp vạn lần năm cũ 2012.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/world-welcomes-new-year-2013-nk-12312012134117.html/000_Del6182615-305.jpg

AFP

Đêm giao thừa đón năm mới 2013 tại Sydney - Úc.

Tại Australia và New Zealand, dân chúng 2 quốc gia này bắt tay với năm mới bằng những lễ hội mà ông Thị Trưởng Clover Moore của Sydney hãnh diện gọi là tuyệt vời nhất thế giới. Ngoài chương trình hòa nhạc chia tay với năm cũ đón chào năm mới, hơn 1 triệu 500 ngàn người dân Australia còn ngước mắt nhìn những ngọn pháo bông tỏa sáng bầu trời.

Pháo bông cũng cháy sáng ở nhiều thành phố nổi tiếng khác, từ London của Vương Quốc Anh, Quảng Trường Đỏ ở Maxcơva, cho đến Kuala Lumpur, Đài Bắc, Hồng Kông, Stockholm, Amsterdam và ở tất cả những thành phố lớn của Trung Quốc.

Không chỉ ở các thành phố hay những quốc gia có tên vừa nêu, những chương trình hòa nhạc đi kèm với phần trình diễn của những siêu sao và dốt pháo bông cũng được thực hiện ở nhiều quốc gia khác, như Rio de Janeiro của Brazil, hay tại Brandenburg của Berlin.

000_ARP3401716-250.jpg

 

Đêm giao thừa 31-12-2012 tại Hồng Kông. AFP photo.

Thành phố nổi tiếng này đón năm mới 2013 với sự xuất hiện của các ban nhạc và ca sĩ lẫy lừng thế giới, gồm Pet Shop Boys, Bonnie Tyler và Blue. Nếu muốn thưởng thực chương trình nhạc cổ điển thì có lẽ không đâu qua mặt được chương trình hòa nhạc của thành phố Praha với dàn đại hòa tấu được xem là xuất sắc nhất nhì thế giới.

Tại Paris, thành phố mang tên Kinh Thành Ánh Sáng có luật cấm đốt pháo bông, nhưng vẫn có cả triệu người đổ xô ra đường mưng năm mới 2013, làm chật cả Đại lộ Champs-Elysees. Hình ảnh những đôi uyên ương trao cho nhau nụ hôn nồng nàn vào đúng lúc giao thừa vẫn là hình ảnh nổi bật nhất của thủ đô nước Pháp.

Với người dân Nhật Bản, năm mới là ngày được dành cho gia đình, mọi người cùng nhau đi chùa dâng hương xin Thượng Đế ban cho mọi điều may mắn, và sau đó quay quần cùng thân nhân trong bữa cơm thịnh soạn đầu năm.

Tại Seoul, đúng vào điểm giao thừa 2013, mọi người lắng nghe 33 tiếng chuông vang vọng báo hiệu năm mới đã về, cùng nhau nói những lời chúc tụng đẹp nhất, hy vọng năm 2013 sẽ yên ổn hơn năm 2012 vừa qua.

000_Par7429577-200.jpg

 

Đêm giao thừa 31-12-2012 tại Taipei - Đài Loan. AFP photo.

Với người dân Bắc Hàn, chương trình lễ hội mừng năm mới được tiếp nối với chương trình lễ hội mừng một năm ngày lãnh tụ Kim Jong-Un lên nắm quyền. Trong một vài ngày vừa qua, dân chúng và nghệ sĩ Bắc Hàn cùng nhau nhảy múa trên tuyết để ngợi ca nhà lãnh đạo trẻ tuổi của họ cũng như để đón cháo năm mới Juche 102.

Xin thưa thêm theo tiếng Hàn, Juche có nghĩa là tự chủ, chủ thuyết được người thành lập quốc gia cộng sản này là ông Kim Il Sung đề ra khi bắt đầu lên nắm quyền. Còn số 102 là vì đại lãnh tụ kinh mến Kim Il Sung của Bắc Hàn chào đời cách đây 102 năm.

Ngay tại Miến Điện, chương trình đón mừng năm mới 2013 cũng rất đặc biệt, hay phải nói là chưa bao giờ có.

Không chỉ có pháo bông, hòa nhạc ngoài trời, người dân Rangoon năm nay còn nhìn thấy chiếc đồng hồ điện tử khổng lồ được dựng lên, để mọi người có thể cùng nhau cất tiếng đếm ngược từng giây một, cho tới chiếc đồng hồ đổ chương báo tin năm 2013 đã về.

Nhưng ở một số quốc gia khác, chương trình đón mứng năm mới 2013 không được tổ chức long trọng như những năm trước, chẳng hạn như tất cả các chương trình tiệc tùng ở New Delhi bị bãi bỏ vì cả nước Ấn vẫn đang đau buồn trước cái chết của cô sinh viên 23 tuổi bị bọn say rượu hẫm hiếp.

don_nam_moi_2013_250.jpg

 

Đêm giao thừa 31-12-2012 tại TPHCM - Việt Nam. Courtesy TTO.

Ở Philippines, người dân cũng không vui sướng gì với chương trình đón giao thừa, vì những tang thương mà trận siêu bão Bopha để lại. Hiện vẫn còn cả trăm ngà người đang sống trong những trại tạm cư do chính phủ dựng lên và với những người không may, ước vọng của họ là sớm được trở về nhà để lập lại cuộc sống.

Tại Venezuela, mọi chương trình mừng năm mới cũng bị hủy bỏ, thay vào đó là yêu cầu của chính phủ, mong mọi người cầu nguyện cho Tổng thống Hugo Chavez, hiện đang ở Cuba để chữa bệnh ung thư.

Xin thưa thêm cùng quý vị là gần 6 tiếng đồng hồ nữa năm mới 2013 mới đặt chân đến nước Mỹ và đương nhiên khi nói đến tết Dương Lịch, mọi người cũng đang chờ đợi chương trình đón mừng năm mới được tổ chức tại Times Square ở thành phố New York, với quả cầu pha lê quen thuộc từ trên cao rơi xuống và tiếng reo hò của hàng triệu người đứng đón giao thừa trong cơn giá lạnh.

Dù năm mới chưa đến ở Hoa Kỳ, nhưng tất cả các anh chị em Ban Việt Ngữ chúng tôi cũng háo hức khi nghĩ đến chuyện năm mới 2013 đã về với quý thính giả, khán giả và độc giả RFA ở Việt Nam. Trong chương trình phát thanh hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến quý vị và các bạn những chia sẻ, cảm nghĩ của một số anh chị em trong ban về ước mong dành cho năm mới 2013.

 

 

 

 

 

 

 

 

Việt Nam: Cả nước đón chào năm mới 2013

- Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội không còn một chỗ trống, khu trung tâm TP.Sài Gòn chìm ngập trong ánh sáng và nhạc nước; Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ... cũng tưng bừng trong các hoạt động đón chào năm mới 2013.

Hà Nội: rừng người đi đón năm mới

Tối 31-12, không gian quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội không còn một chỗ trống khi hàng ngàn người dân đổ về đây thưởng thức chương trình nghệ thuật chào năm mới.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609259

Một tiết mục ca nhạc đón chào năm mới tại quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội - Ảnh: Tiến Thắng

Những tiết mục ca nhạc sôi động nhanh chóng xóa tan cái lạnh khoảng 100 C tại Hà Nội, mang lại những giây phút giải trí cho người dân trước thềm năm mới 2013.

Mọi ngả đường xung quanh Nhà hát Lớn Hà Nội như Lý Thái Tổ, Tràng Tiền… đều chật kín người khiến việc di chuyển gặp không ít khó khăn. Những màn DJ sôi động làm cho không khí đón năm mới thật sự nóng bỏng.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609260

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609261

Xung quanh quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội không còn một chỗ trống - Ảnh: Tiến Thắng

TP.Sài Gòn: Chìm đắm trong ánh sáng và nhạc nước

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609284

Bắn pháo hoa tại chào mừng năm mới TP.Sài Gòn- Ảnh: Hoàng Thạch Vân

 

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609256

Người dân chen chút trước bùng binh Nguyễn Huệ - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

 

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609257

Kẹt xe trên đường Đồng Khởi - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Sân khấu lớn ngay trung tâm đại lộ Nguyễn Huệ cùng với sàn catwalk trên cao dựng hai bên sân khấu được bao phủ bởi ánh sáng laser và nhạc nước "lóa mắt".

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609204

Màn biểu diễn nhạc nước đẹp mắt ở đường Nguyễn Huệ, TP.HCM - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Người dân thành phố như đang bước chân vào không gian nghệ thuật khổng lồ với màn trình diễn ấn tượng ở nhiều thể loại như: âm nhạc DJ, ca nhạc, nhào lộn nghệ thuật, nhảy breakdance…

Bầu không khí lễ hội được đẩy cao trào từ nền nhạc điện tử sôi động đến từ các DJ Str8house, DJ Alan Phạm, Jessica Nguyễn… cùng với những màn trình diễn nhào lộn nghệ thuật của các nghệ sĩ nhào lộn tên tuổi quốc tế: Denis Ignatov, Jennifer “Foxie” Marie Drilling, “Cheetah” Russell Platt, Christina Marie Chattle.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609205

Màn biểu diễn nhạc nước đẹp mắt ở đường Nguyễn Huệ, TP.HCM - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Đà Nẵng: Thâu đêm với nhiều hoạt động

Năm nay, TP Đà Nẵng tổ chức chương trình lễ hội đếm ngược chào đón năm mới 2013 mang tên “Tôi yêu Đà Nẵng – Countdown Party 2012”.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609240

Chương trình chào đón năm mới 2013 tại Đà Nẵng hứa hẹn sẽ rất hoành tráng với nhiều tiết mục ấn tượng, đặc sắc

Chương trình này lần đầu tiên tổ chức dự kiến thu hút khoảng 15 đến 20 ngàn người tham dự. Đây là một bữa đại tiệc âm nhạc quy mô, hoành tráng, đem đến cho người dân và du khách những cảm xúc khó quên trong khoảnh khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới.

Từ 20g, hàng ngàn người đổ ra các điểm vui chơi trên các trục đường chính và ven bờ sông Hàn, sẵn sàng chào đón năm mới.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609241

Người dân TP Đà Nẵng hy vọng một năm mới với nhiều niềm vui, hạnh phúc sẽ đến

Ngoài ra, lễ hội đếm ngược chào đón năm mới 2013 tại TP Đà Nẵng cũng được tổ chức tại Quảng trường 29-3. Chương trình bắt đầu từ 22g với các tiết mục văn nghệ, những bản nhạc DJ sôi động, các màn trình diễn ánh sáng, laser vô cùng đặc sắc.

Đây là chương trình được dàn dựng bởi ekíp chuyên nghiệp với sự tham gia của các nghệ sỹ nổi tiếng như Thanh Lam, Phương Thanh, Thanh Thảo, Phương Linh, Thảo Trang, Nguyên Vũ, Quang Hà, Kimese, Nhóm hài Hoài Linh - Trường Giang, nhóm nhạc MTV, MC Trấn Thành…

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609242

Từ rất sớm, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trưởng 29-03, nơi sẽ diễn ra lễ hội đếm ngược chào đón năm mới 2013

Trước đó, tại Nhà văn hóa Lao Động TP Đà Nẵng đã diễn ra chương trình phụ trợ chào đón năm mới với sự tham gia của hơn 600 người là công nhân lao động tại các khu chế xuất ở Đà Nẵng, thành viên các câu lạc bộ thanh niên…

Chương trình sẽ kéo dài tới 5g sáng 1-1-2013 với một số hoạt động như trưng bày gian hàng nghĩa tình, thời trang, ẩm thực và các trò chơi dân gian.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609243

Hai bên bờ sông Hàn, nhiều bạn trẻ vẽ tranh miễn phí tặng người dân kỷ niệm trước thời khắc giao thừa

 

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609244

Những vũ điệu ngẫu hứng bên bờ sông Hàn

Chương trình chào đón năm mới 2013 cũng đã trao tặng cho Quỹ xây dựng Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng và Quỹ vì người nghèo thành phố Đà Nẵng số tiền 500 triệu, như một món quà hứa hẹn bao điều tốt đẹp hơn sẽ đến trong năm mới.

Nha Trang: Đón năm mới trong tiết trời mát mẻ

Tối 31-12, những cơn gió nhẹ thổi hơi se se không ngăn được dòng người đổ ra đường để chào đón năm mới.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609227

Các con đường của TP Nha Trang được trang trí đẹp mắt, chào đón năm 2013. Ảnh: CHÂU TƯỜNG

19g30, tại Quảng trường 2-4, chương trình ca múa nhạc Mừng Đảng – Mừng Xuân 2013 do Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng biểu diễn thu hút sự đông đảo mọi người đến xem.

19 tiết mục hát múa với chủ đề ca ngợi đất nước, mừng xuân mới: Khúc giao mùa, Hạnh phúc đầu xuân, Khánh Hòa chào ngày mới, Khúc ca mùa xuân, Tổ quốc nhìn từ biển…

Chương trình kết thúc bằng bài hát Happy New Year để đón chào năm mới, mùa xuân mới với nhiều niềm hi vọng mới.

Tại một góc của Quảng trường 2-4 (đường Trần Phú), một nhóm bạn trẻ tổ chức chương trình Free Hugs để chia sẻ những niềm vui của mình.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609229

Đông đảo khán giả xem chương trình ca múa nhạc chào xuân mới 2013 do Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng biểu diễn. Ảnh: CHÂU TƯỜNG

 

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609230

Trước Quảng trường 2-4 người xem ca nhạc, người ra đường đông nghẹt. Ảnh: CHÂU TƯỜNG

Còn tại tháp Trầm Hương (đường Trần Phú) đội lân sư rồng Tinh Hữu Đường cũng tổ chức múa lân, biểu diễn miễn phí cho mọi người xem. Khắp các con đường chính của TP Nha Trang: Lê Thánh Tôn, Trần Phú, Thái Nguyên, Yersin… ánh sáng điện được trang trí đẹp mắt và lấp lánh thật đẹp chào đón năm mới 2013.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609234

Các bạn trẻ tham gia chương trình Free Hugs chia sẻ niềm vui với mọi người chào đón năm mới. Ảnh: CHÂU TƯỜNG

Cần Thơ: Bến Ninh Kiều nhộn nhịp du khách

Công viên Bến Ninh Kiều nghẹt người dân đến vui chơi, nhiều gia đình bồng bế con trẻ đến chụp hình lưu niệm.

Nhiều du khách nước ngoài cũng tổ chức tiệc nhỏ, thưởng thức vài chai bia đón chào năm mới. Nhiều người không quên tranh thủ lưu lại những hình ảnh, dòng sông Cần Thơ thơ mộng, chợ cổ Cần Thơ, Xóm Chài…

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609235

Một góc chợ đêm Ninh Kiều - Ảnh: Phương Nguyên

Đêm cuối năm cũng là dịp để người dân đổ xô đi mua sắm đồ tết, các điểm bán hàng lề đưởng lúc nào cũng đông khách chen chân. Chợ đêm Ninh Kiều vẫn như mọi khi rộn rịp người mua bán.

Chị Băng Tâm, làm việc ở TP.Sài Gòn về quê mấy ngày nghỉ Tết dương lịch, cho biết cũng tranh thủ đi mua sắm vì giá cả ở đây không quá đắt đỏ, không có cảnh chèo kéo như nhiều nơi khác.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609236

Sân khấu ca nhạc mừng năm mới tại quảng trường công viên Lưu Hữu Phước được trực tiếp qua truyền hình thu hút hàng vạn người - Ảnh: Phương Nguyên

Sở Văn hóa – thể thao - du lịch cũng tổ chức chương trình ca múa nhạc mừng năm mới với nhiều tiết mục ca ngợi Đảng, Bác Hồ, mùa xuân, quê hương đất nước và ngợi ca sự phát triển của Cần Thơ – thủ phủ của vùng đất chín rồng.

Sân khấu được dựng ngay quảng trường công viên Lưu Hữu Phước thu hút hàng vạn người dân đứng xem, được truyền hình địa phương phát hình trực tiếp đến người dân thưởng thức.

Hà Nội: đếm ngược thời gian

Ngay từ chiều 31-12, dù thời tiết ở Hà Nội rất lạnh nhưng trên các con phố dòng người bắt đầu nườm nượp đổ về các khu vực tổ chức sự kiện để chuẩn bị đón năm mới 2013.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609189

Du khách nước ngoài chụp hình những khoảnh khắc cuối cùng của năm bên hồ Gươm. Ảnh: Đình Vũ

Khu vực xung quang hồ Gươm, dòng người đổ về ngày một đông.

Gần 20g tối, tại các ngả đường dòng người bắt đầu đổ về khu vực Nhà hát lớn để cùng hòa mình vào chương trình đếm ngược thời gian chào đón năm mới.

Cũng trong chương trình chào đón năm mới 2013 trong những ngày gần đây trên địa bàn thành phố diễn ra nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật để phục vụ người dân.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609178

Đông đảo người dân tập trung tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ thưởng thức màn thi đấu hiphop đón chào năm mới - Ảnh: Tiến Thắng

Đặc biệt, triển lãm giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống của Hà Nội tại vườn hoa Lý Thái Tổ đã giúp người dân có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn về các sản phẩm độc đáo của thủ đô. Các tiết mục ca trù được tổ chức tại nhà bát giác góp phần mang lại một món ăn tinh thần cho người dân.

Huế: hơn 5.000 bạn trẻ chờ đón năm mới 2013

Những điệu nhảy sôi động của hơn 5.000 bạn trẻ Huế đã phá tan không khí se lạnh để tiễn đưa năm cũ và chào đón năm mới 2013.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609181

Hơn 5.000 bạn trẻ chờ đón năm mới 2013 2: Các bạn trẻ say sưa cùng những điệu nhảy sôi động. Ảnh: PHAN THÀNH

Chương trình “Dạ hội thanh niên” được Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi Thừa Thiên – Huế phối hợp với Đoàn Đại học Huế tổ chức đã quy tụ nhiều chương trình biểu diễn, phục vụ sân chơi cuối năm cho bạn trẻ Huế. Đặc biệt, để khởi động chương trình, hơn 5.000 bạn trẻ đã cùng nhau nhảy và hát ca để tiễn đưa năm cũ và chờ đợi khoảnh khắc bước sang năm mới 2013.

Chương trình kéo dài từ lúc 18g ngày 31 – 12 với nhiều chương trình sân chơi cộng đồng, lễ hội hóa trang, ẩm thực, biểu diễn nhạc rock…và chờ đợi khoảnh khắc đếm ngược thời gian chào năm mới 2013 đến 1g sáng ngày 1-1-2013.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=609183

 

Hơn 5.000 bạn trẻ chờ đón năm mới 2013 1: Hơn 5.000 bạn trẻ cùng nhau nhảy những điệu nhảy sôi động để tiễn đưa năm cũ và chờ đón năm mới 2013. Ảnh: PHAN THÀNH

 

 

 

 

 

 

Hình ảnh người Hà Nội đón Năm Mới trong giá rét

Trái ngược với không gian vắng lặng trong những ngày qua, chiều và tối hôm nay-ngày cuối cùng của năm 2012, mặc cho tiết trời giá rét, người dân Hà Nội vẫn “rồng rắn," nô nức kéo nhau tới các điểm vui chơi giải trí, để chuẩn bị cho thời khắc đón chào năm mới 2013.

Theo ghi nhận của phóng viên Vietnam+, ngay từ chiều hôm nay (31/12) tại nhiều điểm vui chơi lớn ở Hà Nội vườn thú Thủ Lệ, hồ Gươm, hồ Tây và các địa điểm chiếu phim (Trung tâm chiếu phim Quốc gia, Vincom Bà Triệu,…) từng dòng người đã kéo đến vui chơi, khiến các điểm vui chơi, giải trí này như được “hâm nóng,” sau những ngày trống vắng.

Một nhân viên tại vườn thú Thủ Lệ, chia sẻ: “Hôm qua ở đây chỉ lác đác một vài nhóm thanh niên dạo bước. Các dịch vụ vui chơi, giải trí cho cả người lớn và trẻ em như đu quay, đi tàu hỏa… dường như ngừng hoạt động, nhưng hôm nay đã kín nghịt người vào ra.”

Đặc biệt, tại hồ Gươm, sau hai ngày thưa thớt khách thì ngày cuối cùng của năm này, dòng người đã vây kín quanh bờ hồ. Tại đây, không chỉ có người dân Hà Nội, các bạn trẻ sinh viên, trẻ nhỏ mà rất đông du khách đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Anh,… cũng nô nức dạo bước, thăm quan.

Tại nhiều siêu thị lớn như Big C (Long Biên, Hà Nội), siêu thị điện máy Mediamart, Nguyễn Kim…, dịp cuối năm mới này cũng tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, thu hút khách. Bởi vậy, ngay từ chiều hôm nay, rất đông người đã “rổng rắn” kéo nhau tới các điểm siêu thị đặt hàng, để được “thừa hưởng” và mua sắm những món hàng "khuyến mãi trước giờ vàng".

Dưới đây là một số hình ảnh không khí tết ở Hà Nội trong ngày 31/12:

http://www.vietnamplus.vn/Uploaded_VNP/hungdm/20121231/IMG_0166.JPG
Đón chào năm mới 2013 trong giá rét. (Ảnh: PV/Vietnam+)

http://www.vietnamplus.vn/Uploaded_VNP/hungdm/20121231/IMG_0270.JPG

Lộng lẫy cảnh sắc ngày Tết. (Ảnh: PV/Vietnam+)

http://www.vietnamplus.vn/Uploaded_VNP/hungdm/20121231/IMG_0251.JPG

Rồng rắn kéo tới điểm vui chơi. (Ảnh: PV/Vietnam+)

http://www.vietnamplus.vn/Uploaded_VNP/hungdm/20121231/IMG_0157.JPG
Cầu Thê Húc đông nghịt người vào ra ngày cuối năm. (Ảnh: PV/Vietnam+)

http://www.vietnamplus.vn/Uploaded_VNP/hungdm/20121231/IMG_0192.JPG
Chương trình văn nghệ "hút" khách tại tượng đài Lý Thái Tổ. (Ảnh: PV/Vietnam+)


http://www.vietnamplus.vn/Uploaded_VNP/hungdm/20121231/IMG_0242.JPG
Cùng con trẻ vui chơi tại công viên. (Ảnh: PV/Vietnam+)

http://www.vietnamplus.vn/Uploaded_VNP/hungdm/20121231/IMG_0214.JPG
Siêu thị Nguyễn Kim giảm giá trước giờ vàng. (Ảnh: PV/Vietnam+)


http://www.vietnamplus.vn/Uploaded_VNP/hungdm/20130101/IMG_0342.JPG
Đường Lê Thánh Tông kẹt cứng người trước thời khắc giao thừa. (Ảnh: PV/Vietnam+)


http://www.vietnamplus.vn/Uploaded_VNP/hungdm/20130101/IMG_0307.JPG
Hàng trăm nghìn người vây kín nhà hát lớn Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)

http://www.vietnamplus.vn/Uploaded_VNP/hungdm/20130101/IMG_0291.JPG
Mọi ngả đường tiến về Nhà hát lớn tắc nghẽn. (Ảnh: PV/Vietnam+)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngoi trưởng Clinton vn còn được chăm sóc trong bnh vin


http://gdb.voanews.eu/6E0E5C92-61DD-48F1-91F5-B7A549F5B695_w640_r1_s_cx0_cy3_cw0.jpg

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói chuyện tại một cuộc họp báo sau hội nghị ngoại trưởng các nước thuộc khối NATO, 5/12/12

 

Các dấu mốc của bà Hillary Clinton

Sinh ngày 26/10/1947 tại Chicago, Illinois, con ông Hugh và bà Dorothy Rodham.

1964: Đi vận động cho ông Barry Goldwater, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa.

1974: Thành viên của ủy ban điều tra vụ Watergate để xem có nên đưa Tổng thống Richard Nixon ra luận tội hay không.

11/10/1975: Thành hôn với ông Bill Clinton.

1993 đến 2001: Trở thành Đệ nhất Phu nhân khi ông Clinton đắc cử.

2001 đến 2009: Thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang New York.

2007 đến 2008: Thất bại trong ý định muốn được đảng Dân chủ đề cử ra tranh chức tổng thống.

2009 đến nay: Ngoại trưởng cho chính quyền của Tổng thống Obama.

​​Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đang nằm tại một bệnh viện ở New York sau khi bác sĩ khám phá ra một cục máu đông khi kiểm tra lần ngất đi của bà trước đây trong tháng.

Tại một cuộc họp báo sáng thứ Hai về cuộc tấn công phái bộ Hoa Kỳ tại Benghazi, Libya hồi tháng 9, Chủ tịch Ủy ban Nội an Thượng viện Joe Lieberman bày tỏ sự lo ngại của ông:

“Chúng tôi cầu nguyện nhiều cho bà Clinton sáng nay và hy vọng bà sẽ phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Bà không những là một ngoại trưởng có tầm cỡ mà còn là một người bạn của tôi.”

Đây không phải là lần đầu tiên bà Clinton bị máu đóng cục.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2007 với báo New York Daily News, bà Clinton nói bà bị một cục máu đông khi còn là Đệ Nhất Phu nhân.

Bà nói với tờ báo là bà bị đau kinh khủng ở đầu gối bên phải khi đi vận động tranh cử cho Thượng nghị sĩ Dân chủ Charles Schumer, bang New York.

Các giới chức cho biết ngoại trưởng Clinton vẫn phải lưu lại bệnh viện cho đến hết ngày thứ


 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin Quốc Tế

 

Do Thái Truy Tố Cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Avigdor Lieberman

 

(Hình AP: Cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Avigdor Lieberman.)

 

JERUSALEM (VOA) - Các giới chức của Do Thái nói rằng cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Avigdor Lieberman đã bị chính thức truy tố về tội gian trá và bội tín.

Bộ Tư Pháp Do Thái đã làm thủ tục truy tố ông Lieberman hôm Chủ Nhật (30/12/2012) trước tòa án ở Jerusalem.

Bộ này nói rằng ông Lieberman đã thăng chức cho một nhân viên dưới quyền trong Bộ Ngoại Giao vì người này đã cung cấp cho ông các thông tin liên quan đến chuyện ông Lieberman đang bị cảnh sát điều tra.

Ông Lieberman đã từ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao trước đây trong tháng khi được thông báo về chuyện truy tố, và ông đã bác bỏ các cáo buộc.

Hiện nay, ông Lieberman vẫn giữ chức Chủ Tịch đảng YDo Thái Beitenu, là đảng đang tham gia với đảng Likud của Thủ Tướng Benjamin Netanyahu trong chính phủ liên hiệp.

Do Thái sẽ bầu lại Quốc Hội vào ngày 11/1/2013.

 

 

 

 

 

 

 

 

Người Biểu Tình Tấn Công Phó Thủ Tướng Iraq

 

(Hình AP: Phó Thủ Tướng Saleh al-Mutlaq của Iraq (phải).)

 

RAMADI (VOA) - Toán bảo vệ Phó Thủ Tướng Saleh al-Mutlaq của Iraq phải nổ súng khi có người định tấn công ông này hôm 30/12/2012, khi ông đến nói chuyện với một nhóm người biểu tình chống chính phủ.

Vụ này xảy ra gần thành phố Ramadi, nơi có hàng ngàn người Hồi giáo Sunni thiểu số biểu tình từ cả tuần nay để phản đối chính sách của Thủ Tướng Nouri al-Maliki, mà người biểu tình cho là ưu đãi người Hồi giáo Shi’ites đa số.

Cuộc biểu tình cũng làm trở ngại giao thông trên một xa lộ chính.

Phó Thủ Tướng Saleh al-Mutlaq, một người Hồi giáo Sunni, định đến nói chuyện để giải quyết quan tâm của người biểu tình, nhưng sự có mặt của ông càng làm đám đông bực tức thêm.

Họ đã hô khẩu hiệu đã đảo, ném chai lọ và gạch đá vào ông, khiến cho đám vệ sĩ phải nổ súng.

Kết quả có hai người biểu tình bị thương không rõ là vì vô tình hay cố ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

Khám Phá Có Mỏ Dầu, Iran Di Chuyển Phi Trường

 

TEHERAN (RFA) - Theo tin của đài Á Châu Tự Do ngày 29/12/2012, Iran có kế hoạch di dời một phi trường tại phía Tây-Nam của đất nước này sau khi phát giác có một mỏ dầu nằm dưới lòng phi đạo.

 

Công ty Dầu khí Quốc gia Iran dự tính sẽ mua lại phi trường Ahvar sau khi xác nhận có mỏ dầu dưới lòng đất nơi phi trường đang hoạt động.

 

Ông Mohammad Rasoulinejad, Giám đốc quản lý của Công ty Phi trường Iran, cho biết chính phủ đã phê duyệt cho phép việc di chuyển phi trường và công tác này sẽ tiến hành trong thời gian tới. Phi trường mới nằm cách chỗ cũ 9 dặm cũng sẽ được bắt tay khởi công vào thời gian ngắn nhất.

 

Các giới chức trách nhìệm trong Công ty Dầu khí Quốc gia không bình luận gì về trữ lượng của mỏ dầu này nhưng cho biết là rất đáng quan tâm.

 

Phi trường Ahvar là một phi trường loại nhỏ, mỗi ngày có khoảng 30 chuyến bay nội địa cất và hạ cánh tại phi trường này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Pakistan: Phe Khủng Bố Hành Quyết 41 Binh Sĩ và Người Hồi Giáo Shi'ites

 

ISLAMABAD (RFA) - Ngày 30/12/2012, đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay chỉ trong 4 ngày qua, ít nhất 41 người Pakistan bị các lực lượng dân quân giết hại, trong đó bao gồm 21 binh sĩ bị quân Taliban xử tử và 24 người Hồi Giáo Shi’ites chết trên chuyến xe chở họ đi hành hương.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/afghans-met-taliban-leader-in-pakistan-jail-08132012153207.html/000_Del6139979-305.jpg(Hình AFP/S.S Mirza: Cảnh sát Pakistan bắt giữ các chiến binh Taliban tại Multan vào ngày 4/8/2012.)

 

Tin này được phổ biến giữa lúc các quốc gia Tây Phương lên tiếng bày tỏ sự quan ngại trước việc quân Taliban và lực lượng Al-qaeda gia tăng hoạt động ngay trên lãnh thổ Pakistan, đồng thời những tổ chức nhân quyền quốc tế cũng lên tiếng nói rằng dân quân Pakistan theo Hồi Giáo Sunni liên tục mở những cuộc tấn công nhắm vào người theo Hồi Giáo Shi’ites.

 

Thông cáo mới nhất của Tổ Chức Human Rights Watch cho thấy trong năm 2012, hơn 320 người Hồi Giáo Shi’ites bị dân quân Taliban sát hại.

 

Tại Hoa Thịnh Ðốn, chính phủ Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi chính phủ Pakistan phải nỗ lực hơn nữa trong việc bài trừ các lực lượng dân quân hoạt động khủng bố, thường mở những cuộc tấn công nhắm vào các đơn vị quân sự Liên Minh Phòng Thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) đang trú đóng ở A Phú Hãn.

 

 

 

 

 

 

 

 

19 Người Hành Hương Chết Trong Một Vụ Nổ ở Pakistan

 

 

BALUCHISTAN (VOA) - Các giới chức miền Tây-Nam Pakistan nói rằng 3 chiếc xe đò chở người Hồi giáo Shi’ites hành hương đã bị trúng mìn, làm ít nhất 19 người chết, và 25 người bị thương.

Nhà chức trách nói rằng vụ này xảy ra hôm 30/12/2012 trong tỉnh Baluchistan. Một xe đò bị tiêu hủy, một chiếc khác hư nặng.

Nhà chức trách nói rằng 3 chiếc xe đò này định đi hành hương ở Iran, quốc gia có nhiều người Hồi giáo Shi’ites.

Pakistan là quốc gia co nhiều người Hồi giáo Sunni.

Chưa thấy ai nhận trách nhiệm về vụ này.

Baluchistan là tỉnh có nhiều nhóm tranh đấu vũ trong, kể cả những nhóm thân với phe Taliban.

Các nhóm này tranh đấu để đòi quyền tự trị với chính phủ trung ương và muốn được chia phần nhiều hơn trong các tài nguyên thiên niên của tỉnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Pakistan: 24 Người Chết Vì Uống Thuốc Ho

 

LAHORE (RFA) - Ngày 29/12/2012, đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay có ít nhất 24 người bị ngộ độc chết tại một khu vực nằm về phía Bắc của thành phố Lahore thuộc Pakistan.

 

Cảnh sát cho biết những người bị chết tại Gujranwala đều là những dân chơi ma túy. Họ được phân phối một loại xi-rô trị ho nhưng chưa xác định nhãn mác của xi-rô này. 17 người chết tại bệnh viện sau khi uống, còn 7 người khác chết trên đường đưa đi cấp cứu.

 

Những lúc gần đây Pakistan xuất hiện loại xi-rô bí ẩn này và làm hàng chục người chết sau khi uống nó. Các tiệm bán thuốc tây lẻ là nơi phân phối loại xi-rô này nhưng cho tới nay cảnh sát vẫn chưa bắt giữ bất cứ một tiệm thuốc nào.

 

Tháng trước cũng tại Lahore, có 19 người đã chết khi uống loại xi-rô này.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tấn Công Bằng Máy Bay Không Người Lái ở Yemen Gia Tăng

 

(Hình AP: Máy bay không người lái.)

 

SANA'A (VOA) - Giới chức Yemen cho biết các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ nhắm vào chi nhánh của nhóm khủng bố al-Qaida ở Yemen gia tăng, với cuộc tấn công chí mạng bằng phi đạn được thực hiện lần thứ tư trong tuần vừa qua.

Giới hữu trách Yemen nói lần tấn công mới nhất của máy bay không người lái là vào tối thứ Bảy (29/12/2012), giết chết 3 nghi can al-Qaida đi trên một chiếc xe hơi ở Bayda, một tỉnh ở miền Trung Yemen.

Các giới chức này nói rằng một trong những kẻ bị hạ sát là Saleh Mohammed al-Ameri, một hoạt viên cao cấp của al-Qaida.

Trong các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trước đó, 2 thành viên al-Qaida bị giết hôm thứ Sáu (28/12), trong tỉnh Hadramawt ở miền Đông, và ít nhất 6 thành viên khác bị hạ sát trong các vụ tấn công bằng phi đạn hôm 24/12.

Các lực lượng chính phủ Yemen được Hoa Kỳ hỗ trợ đã chiến đấu với các phần tử chủ chiến al-Qaida trong nước này, từ nhiều năm.

Giới hữu trách Yemen nói trong năm 2012 có nhiều vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ, nhưng 4 vụ tấn công trong một tuần là một điều không thường xảy ra.

 

 

 

 

 

 

 

Các Nền Quân Chủ: Đích Ngắm Kế Tiếp của “Mùa Xuân Ả Rập”

 

RIYADH (VNC) - Mùa Xuân Ả Rập đã không thật sự mang đến sắc Xuân như mong đợi, bởi sau bao nhiêu giông tố, xung đột, chết chốc, quá trình được gọi là “chuyển giao dân chủ” tại các nước như Tunisia, Lybia hay Ai Cập vẫn còn đang trong tình trạng hết sức phức tạp. Báo Le Monde Diplomatique ngày 30/12/2012 cảnh báo rằng sắp tới, Mùa Xuân này sẽ tiếp tục tiến bước, và đích ngắm có lẽ là các các quốc gia quân chủ Ả Rập.

 

Các nước mà tờ báo muốn đề cập đó là: Ma Rốc, Ả Rập Saudi, Jordan hay Kuwait. Sỡ dĩ mà những nước này chưa bị Mùa Xuân Ả Rập chạm đến, theo Le Monde Diplomatique là bởi vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, các nền quân chủ đã tồn tại lâu đời ở những nước này, và được người dân tôn thờ nhờ vào lịch sử đấu tranh chống thực dân trước kia. Thứ hai, các chế độ này có thể thích ứng được với khủng hoảng nhờ vào các thể chế hết sức mềm dẻo để điều khiển dư luận theo ý riêng, chứ không phải công khai lao vào việc đàn áp để gây mất lòng dân trong nước và thế giới.

 

Ấy thế nhưng, tờ báo cho hay, nhận định trên có chưa kể đến một thực tế: đó là các chế độ quân chủ Ả Rập đã yếu hơn rất nhiều so với cách đây 10 năm. Các chế độ này đang ở trạng thái “hụt hơi” và người dân đang dần sôi sục lòng bất mãn. Minh chứng cho nhận định đó có lẽ là trường hợp của Bahrain: Người dân bất mãn chính quyền đã nổi lên, và chỉ bị dập tắt khi mà quân đội quốc gia kết hợp với quân đội ngoại quốc trấn áp.

 

Tại Ma Rốc, người dân cũng đã rầm rộ xuống đường đòi cải cách. Quốc vương nước này đã phải nhượng bộ khi hứa cho sửa Hiến Pháp theo hướng dân chủ. Tuy nhiên theo tờ báo, đó chỉ là hứa để cho yên lòng dân chứ cải cách thật sự sâu rộng thì chưa có, và nếu tình trạng này kéo dài thì bất ổn sẽ xảy đến trong tương lai là điều khó tránh.

 

Chế độ quân chủ tại Ả Rập Saudi cũng đã khiến nhiều bất mãn nổi lên. Thế nhưng, hoàng gia đã biết khéo léo sử dụng nguồn lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của nước này để dổ dề dân chúng. Nhưng đó rõ ràng chỉ là một giải pháp tạm thời.

 

Tại Kuwait, bất ổn cũng đã xảy ra. Các vụ biểu tình chống tham những và chống nhà cầm quyền đã làm lung lay nền quân chủ. Cuộc bầu cử vào tháng 12/2012 vừa qua cũng đã bị phe đối lập tẩy chay. Phe đối lập và hoàng gia nước này đang so kè trong việc chọn lựa giữa một bên là nền quân chủ toàn trị và một bên là nền quân chủ nghị viện, tức có Nghị viện và có Thủ Tướng.

 

Còn tại Jordani thì tình hình cũng không sáng sủa. Le Monde Diplomatique cho rằng, chế độ quân chủ của nước này cũng đang hụt hơi và đang cần cải cách sâu rộng về chính trị trong tình trạng thất nghiệp và tham nhũng ngày càng gia tăng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Máy Bay Bật Khỏi Phi Đạo, 2 Phi Công Nga Thiệt Mạng

 

MOSCOW (RFA) - Ngày 29/12/2012, đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay một phi cơ hành khách của Nga đã gặp tai nạn khi bị bật khỏi phi đạo làm vỡ ra thành ba mảnh khiến hai phi công thiệt mạng.

 

Chiếc phi cơ chở 12 hành khách loại Tu-204 Jet do Nga sản xuất thuộc hãng hàng không Red Wings bay về Nga từ Cộng hòa Czech.

 

Tai nạn xảy ra khi thành phố Mạc Tư Khoa bị bão tuyết và có gió mạnh. Nguyên nhân tại nạn chưa được kiểm chứng nhưng theo hình ảnh trên truyền hình Nga cho thấy, phi công đã bay vòng quanh phi trường để tìm một bãi đáp tại một phi trường khác trước khi hạ cánh xuống phi trường quốc tế Vnukovo.

 

Chiếc máy bay bị hất tung lên khi đáp chệch phi đạo và sau đó nó bị vỡ làm ba phần.

 

Phi cơ Tu-204 là loại phi cơ phản lực chở hành khách hiện đại do Nga sản xuất. 72 chiếc đã được xuất xưởng và 51 chiếc đang trong vòng hoàn thiện. Hãng Red Wings mua 9 chiếc loại này để phục vụ hành khách.

 

 

 

 

 

 

 

Đặc Sứ Liên Hiệp Quốc Soạn Thảo Đề Nghị Ngưng Bắn Cho Syria

 

CAIRO (RFA) - Theo tin của đài Á Châu Tự Do ngày 30/12/2012, lên tiếng ở Cairo (Ai Cập), Đặc Sứ Liên Hiệp Quốc Lakhdar Brahimi nói rằng tình hình Syria ngày một tệ hơn trước, và ông đã soạn thảo xong một đề nghị ngưng bắn để giải quyết tình trạng này, hy vọng sẽ được cộng đồng quốc tế ủng hộ.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/syria-envoy-meets-assad-12242012120535.html/000_Nic6168733-305.jpg(Hình AFP: Đặc sứ Lakhar Brahimi của Liên Hiệp Quốc gặp gỡ Tổng Thống Syria ông Bashar Al-Assad tại Damascus hôm 24/12/2012.)

 

Ông Brahimi nói thêm là ông đã thảo luận với chính phủ Syria, chính phủ Nga, và các quốc gia thuộc Liên Đoàn Ả Rập về đề án trong đó bao gồm cả việc ngưng bắn có quốc tế giám sát, thành lập chính phủ lâm thời trong thời gian sửa soạn bầu cử Quốc Hội và bầu chọn Tổng Thống.

 

Loan báo của ông Đặc Sứ Brahimi tức khắc gặp sự chống đối của lực lượng nhân dân Syria nổi dậy. Một phát ngôn viên của lực lượng nhắc lại điều kiện tiên quyết vẫn là Tổng Thống Bashar Al-Assad phải rời khỏi chức vụ trước khi nói đến chuyện ngưng bắn và thành lập chính phủ lâm thời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bolivia Quốc Hữu Hóa 2 Công Ty Điện Tây Ban Nha

 

(Hình REUTERS/Gaston Brito: Binh sĩ Bolivia trương cờ tại trụ sở của tập đoàn Electropaz, 29/12/2012. Binh sĩ Bolivia trương cờ tại trụ sở của tập đoàn Electropaz, ngày 29/12/2012.)

 

LA PAZ (VNC) - Vào ngày 29/12/2012 vừa qua, Tổng Thống Bolivia, ông Evo Morales đã loan báo là hai công ty điện lực Electropaz và Elfeo hoạt động ở Bolivia, sẽ nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ.

 

Hai công ty phân phối điện này thuộc tập đoàn Tây Ban Nha Iberdrola. Chính quyền Madrid đã lên tiếng phản đối gay gắt quyết định mà họ cho là bất ngờ của chính quyền Bolivia.

 

Giải thích về biện pháp quốc hữu hóa của mình, Tổng Thống Bolivia cho biết ông đã quyết định như trên vì công bằng xã hội. Cảnh sát và quân đội Bolivia đã đến trấn giữ hai cơ sở hai công ty điện lực nói trên.

 

Đây không phải lần đầu tiên chính quyền Bolivia quốc hữu hóa những lãnh vực được đánh giá là then chốt cho nền kinh tế quốc gia, như ngành dầu hỏa, quặng mỏ hay trong lãnh vực chuyển tải điện. Thông tín viên của đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại La Paz, Reza Nourmamode, tường thuật lại chi tiết sự kiện như sau:

 

Quân lính đã lên chiếm lĩnh nóc trụ sở của hãng Electropaz, và phất cờ Bolivia, trong khi Phó Tổng Thống Alvaro Garcia hát quốc ca trước cửa công ty bị quốc hữu hóa: Chính quyền Bolivia đã có những cử chỉ biểu tượng đi kèm với quyết định trưng thu.

 

Chính Tổng Thống Morales đã đứng ra biện minh cho việc quốc hữu hóa này. Ông chỉ trích chất lượng dịch vụ cũng như giá cả do tập đoàn Iberdrola ấn định. Tổng Thống Morales khẳng định là giá điện của tập đoàn Iberdrola ở các vùng nông thôn cao gần gấp 3 lần so với giá ở thành phố.

 

Chính quyền Tây Ban Nha đã phản ứng vài giờ sau thông báo của chính quyền Bolivia. Madrid ngỏ ý rất lấy làm tiếc về việc quốc hữu hóa hai công ty điện lực và nhắc nhở Bolivia là việc bảo đảm về mặt luật pháp là điều kiện không thể thiếu vắng để ngoại quốc đầu tư vào quốc gia Nam Mỹ này.

 

Về phần mình, chính quyền Bolivia cam kết bồi thường dựa trên trị giá cổ phiếu của hai công ty Electropaz và Elfeo, và sẽ trao tiền bồi thường này cho Iberdrola trong khoảng thời gian tối đa là 180 ngày.

 

Có điều là vào tháng 5/2012, Bolivia đã nắm quyền kiểm soát công ty chuyển tải điện TDE, thuộc một tập đoàn Tây Ban Nha khác. Thế nhưng cho đến giờ này, hai bên vẫn chưa tìm được thoả thuận đền bù.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ý Ðại Lợi: Mario Monti Lãnh Đạo Cánh Trung Vận Động Bầu Cử Quốc Hội

 

Cựu thủ tướng Ý Mario Monti trong cuộc họp báo tại Roma, ngày 28/12/2012(Hình REUTERS: Cựu Thủ Tướng Ý Ðại Lợi Mario Monti trong cuộc họp báo tại Roma ngày 28/12/2012.)

 

ROME (VNC) - Ngày 28/12/2012 vừa qua, cựu Thủ Tướng Ý Ðại Lợi, người được Tòa Thánh Vatican cũng như các đảng phái cánh trung ủng hộ, ông Mario Monti đã thông báo, trong một cuộc họp báo tại Roma, là ông chấp nhận lãnh đạo phong trào cánh trung trong cuộc vận động tranh cử lập pháp.

 

Kể từ khi thông báo từ chức Thủ Tướng, ngày 8/12 vừa qua, ông Mario Monti chưa cho biết sẽ đóng vai trò gì trong cuộc bầu cử Quốc Hội, sẽ được tổ chức vào các ngày 24 và 25/2/2013 tới. Từ Roma, thông tín viên Anne Lenir của đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình như sau:

 

Ông Mario Monti đã thông báo là ông sẽ trở thành thủ lĩnh của lực lượng cánh trung nhưng đồng thời, ông cũng cho biết là sẽ không ứng cử chức thủ tưởng. Vậy, ông muốn có vai trò gì? Cho đến lúc này, ông chỉ muốn là người sáng lập ra một phong trào mà tất cả các tác nhân đều cam kết sẽ thực hiện chính sách của ông để tái thúc đẩy tăng trưởng cho nước Ý.

 

Các nội dung chính trong chương trình hành động của ông Monti là: kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu công, áp dụng những biện pháp khuyến khích năng suất và tạo công ăn việc làm, đẩy mạnh đấu tranh chông nạn gian lận thuế khóa và tham nhũng. Tất cả các biện pháp nói trên được tiến hành trong tinh thần tôn trọng các quy định của châu Âu.

 

Vậy phong trào này bao gồm những ai? Đó là những chính trị gia trước đây thuộc phe dân chủ thiên chúa giáo, các hiệp hội công giáo, những nhân vật tiêu biểu nhất cho nước Ý như Luca Cordero di Montezemolo, Chủ Tịch Tổng Giám Đốc tập đoàn Ferrari hay những chính khách thất vọng về chính sách của Berlusconi, ví dụ cựu Ngoại Trưởng Franco Frattini.

 

Được Tòa Thánh Vatican công khai ủng hộ, phong trào này hy vọng ngăn chặn được phe cánh tả cực đoan hoặc tât cả những chính khách dân túy, trong đó có cựu Thủ Tướng Berlusconi là người hiện rất khó chịu trước việc uy tín chính trị của ông Mario Monti ngày càng gia tăng.

 

 

 

 

 

 

 

 

Pháp: Hội Đồng Bảo Hiến Bác Bỏ Mức Thuế 75%

 

Tổng thống Pháp François Hollande(Hình REUTERS: Tổng Thống Pháp François Hollande.)

 

PARIS (VNC) - Ngày 29/12/2012 vừa qua, Hội Đồng Bảo Hiến Pháp đã bác bỏ mức thuế 75% đối với những nguời có thu nhập cao, một biện pháp mà Tổng Thống François Hollande và chính phủ cánh tả của ông chủ trương, nhưng bị phe đối lập phản đối.

 

Xem xét đơn kiện của các Dân Biểu thuộc phe đối lập, Hội Đồng Bảo Hiến nhận định rằng, mức thuế đặc biệt 75% áp dụng đối với những người có thu nhập trên một triệu Euro mỗi năm, dự tính thực hiện trong vòng hai năm, được ghi trong ngân sách 2013, là không tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về đóng góp.

 

Bởi vì, biện pháp này được tính dựa trên thu nhập của từng con người cụ thể, trong khi thuế thu nhập được tính và thu trên cơ sở hộ gia đình. Ví dụ, nếu trong một gia đình, mỗi thành viên có thu nhập lên tới 900.000 Euro một năm thì họ không phải chịu mức thuế đặc biệt này. Trong khi đó, ở một gia đình khác, chỉ cần có một người có thu nhập trên một triệu Euro, thì người đó lại phải đóng thuế ở mức 75%, đối với phần vượt quá 1 triệu Euro.

 

Trong thời gian vận động tranh cử, ông François Hollande đã bất ngờ thông báo sẽ lập mức thuế cao đặc biệt này.

 

Theo giới chuyên gia, mức thuế 75% không đóng góp nhiều cho ngân sách, vì tại Pháp, chỉ có khoảng 1500 người sẽ phải đóng trung bình 140.000 Euro mỗi năm, nếu áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, Tổng Thống François Hollande, cánh tả, muốn thể hiện dấu ấn của mình, với quyết tâm buộc những người giàu có phải đóng góp nhiều hơn vào việc khắc phục thâm hụt tài chính công, nhân danh tinh thần yêu nước, trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay.

 

Trong thời gian qua, cánh hữu đã phản đối mạnh mẽ biện pháp này, nhiều chủ doanh nghiệp lớn, một số nghệ sĩ, vận động viên có thu nhập cao, đã sang các nước lân cận sinh sống, như Bỉ, để tránh mức thuế 75%. Gần đây nhất là trường hợp diễn viên điện ảnh Gerard Depardieu.

 

Chính phủ cánh tả Pháp không chịu thua cuộc. Thủ Tướng Jean Marc Yarault ghi nhận quyết định của Hội Đồng Bảo Hiến, nhưng thông báo sẽ cho chuẩn bị một biện pháp thu thuế khác, để chính phủ có thể thông qua vào cuối năm 2013, được áp dụng cho các năm 2013 và 2014.

 

Cánh hữu Pháp coi phán quyết của Hội Đồng Bảo Hiến là một sự phủ nhận chính sách của Tổng Thống François Hollande, còn giới vận động viên, cầu thủ Pháp có thu nhập cao, đã hoan nghênh quyết định này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Pháp: Nhà Máy Đóng Tàu Saint-Nazaire Nhận Được Hợp Đồng Hơn 1 Tỉ Euro

 

Chiếc tàu «Allure of the Seas» ở Florida. Saint-Nazaire sẽ đóng tàu loại này theo hợp đồng vừa mới nhận được.(Hình wikipedia: Chiếc tàu “Allure of the Seas” ở Florida. Saint-Nazaire sẽ đóng tàu loại này theo hợp đồng vừa mới nhận được.)

 

PARIS (VNC) - Trong không khí ảm đạm vì khủng hoảng, với nạn thất nghiệp không ngừng gia tăng, vào hôm 28/12/2012 vừa qua, một tin vui đã đến với nền kinh tế Pháp: Tập đoàn du lịch Mỹ Royal Caribbean International (RCI) đã quyết định chọn nhà máy đóng tàu STX ở thành phố Saint-Nazaire (miền Tây nước Pháp) để đóng một chiếc tàu du lịch hạng sang trị giá hơn một tỉ Euro. Không những thế, RCI còn sẵn sàng yêu cầu đóng thêm một chiếc tàu thứ hai.

 

Đối với giới lãnh đạo chính phủ Pháp, cũng như đại diện các công đoàn, hợp đồng to lớn này là một ngụm dưỡng khí, không chỉ cho nhà máy STX đã hai năm rồi không có một hợp đồng nào, mà cho toàn bộ nền kinh tế Pháp, với tỉ lệ thất nghiệp trong tháng 12 này tiếp tục gia tăng, tháng thứ 19 liên tiếp, và tỉ lệ tăng trưởng dự báo cho quý ba năm nay lại bị hạ thấp thêm, từ 0,2% xuống còn 0,1%.

 

Theo ước tính của ông Pierre Moscovici, Bộ Trưởng Kinh Tế, và bà Nicole Bricq, Bộ Trưởng Ngoại Thương: “Hợp đồng này trị giá hơn 1 tỉ €, tương đương với hơn 10 triệu giờ làm việc, trải dài trong vòng ba năm cho bản thân xưởng đóng tầu và các nhà cung cấp cho xưởng này”.

 

Theo dự trù, con tàu sẽ được giao cho khách hàng vào giữa năm 2016, và rất có thể sẽ được nối tiếp bằng một con tàu thứ hai sẽ được chuyển giao vào mùa Xuân 2018.

 

Pháp như vậy đã đánh bại được đối thủ trực tiếp là Phần Lan để giành được hợp đồng với RCI. Điều này không làm cho Phần Lan hài lòng, và Helsinki đã tỏ ý nghi ngờ là chính phủ Pháp đã nhúng tay vào để giúp gà nhà giành được hợp đồng. Phần Lan do đó đã cho biết là sẽ yêu cầu Ủy Ban Âu Châu để xác minh xem luật cạnh tranh có được Pháp tôn trọng trong thương vụ này hay không.

 

Về phần mình, Paris khẳng định là đã tôn trọng đầy đủ các quy định của Liên Hiệp Âu Châu.

 

 

 

 

 

 

 

Tại Pháp Có Hai Triệu Rưỡi Người Mù Chữ

 

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/etudiants.jpg(Hình REUTERS)

 

PARIS (VNC) - Theo một điều tra của Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Pháp (INSEE) được công bố ngày 18/12/2012, tại Pháp, vẫn còn có 7% người dân trong độ tuổi từ 18 đến 65 bị mù chữ, tương đương 2,5 triệu người.

 

Tiêu chuẩn để xác định mù chữ trong nghiên cứu này là khả năng biết đọc, viết, hiểu một bài ngắn và làm các phép tính cộng trừ nhân chia cơ bản, đơn giản. Nghiên cứu không tính tới những người ngoại quốc sinh sống tại Pháp. Việc đánh giá mù chữ chỉ áp dụng đối với những người có đi học, nhưng không có khả năng đọc, viết, hiểu và làm phép tính một cách độc lập.

 

Bản nghiên cứu Thông tin và Cuộc sống Thường nhật (IVQ) của INSEE cho biết, trong năm 2011, gần một phần sáu, tức 16%, những người trong độ tuổi từ 18 đến 65 sống tại Pháp có những khó khăn về đọc, viết và hiểu. Trong số này, 11% được đánh giá là có những khó khăn nghiêm trọng.

 

So với tỷ lệ 9% mù chữ của năm 2004 thì mức 7% của năm 2011 là một tiến bộ. Và tình trạng mù chữ của những người tuổi từ 18 đến 65 đã được cải thiện chút ít so với những thế hệ cao tuổi hơn.

 

Nếu như tỉ lệ phụ nữ không biết đọc, viết, hiểu, chỉ là 15%, thấp hơn so với nam giới là 17%, thì xu hướng này lại đảo ngược trong môn toán. Số phụ nữ không làm chủ được các phép tính cơ bản cộng trừ nhân chia lên tới 20%, còn nam giới chỉ có 14%.

 

Nhìn trong tổng thể, trình độ làm toán của người Pháp trong độ tuổi từ 18 đến 65 đã giảm. Năm 2004, 32% dân Pháp làm được 80% các bài toán ghi trong bảng điều tra. Tỉ lệ này chỉ là 30% trong nghiên cứu 2011. Số thanh niên có khả năng tính toán nhanh cũng giảm, từ 36% xuống 33%.

 

Theo giải thích của các chuyên gia ở INSEE, khả năng làm toán của dân Pháp đi xuống do sử dụng nhiều các công cụ tính toán trợ giúp như máy tính, điện thoại thông minh… thay vì phải động não suy nghĩ, tính nhẩm như trước đây.

 

Điều tra Thông tin và Cuộc sống Thường nhật của INSEE được tiến hành trong năm 2011, với một bảng câu hỏi và các bài toán đơn giản. Mười bốn ngàn người Pháp sống tại chính quốc, tức là không kể các vùng hải ngoại, đã tham gia nghiên cứu này.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng Thống Cộng Hòa Trung Phi Đề Nghị Liên Hiệp Với Phe Nổi Dậy

 

(Hình AP: Tổng Thống Cộng Hòa Trung Phi Francois Bozize nói chuyện với công chúng trong thủ đô Bangui, 27/12/2012.)

 

BANGUI (VOA) - Tổng Thống nước Cộng Hòa Trung Phi Francois Bozize tuyên bố sẵn sàng lập chính phủ liên hiệp với phe nổi dậy, hiện đã kiểm soát một phần ba lãnh thổ nước này và đang có mặt bên ngoài thủ đô.

Ông Bozize đưa ra tuyên bố trong cuộc họp báo hôm 30/12/2012, sau khi hội đàm với người đứng đầu Liên Hiệp Phi Châu (AU) đang đến thăm nước này, ông Thomas Yayi Boni.

Trước đó trong ngày, các đại diện của liên minh các nhóm nổi dậy Seleka cảnh báo rằng không bao lâu nữa họ sẽ tiến vào thủ đô Bangui, mặc dù nhóm này đã thỏa thuận với chính phủ của Tổng Thống Bozize là sẽ mở các cuộc đàm phán vô điều kiện vào đầu tháng tới.

Lời đe dọa tiến quân vào thủ đô được đưa ra 3 tuần sau khi cuộc nổi dậy bắt đầu. Trong thời gian đó, liên minh gồm 3 nhóm nổi dậy đã đẩy quân đội của chính phủ lui về Damara, thành phố lớn nhất cuối cùng dẫn đến thủ đô Bangui, nằm cách thủ đô khoảng 75 cây số.

Hôm 30/12, đường phố trong thủ đô phần lớn vắng vẻ, và dân chúng cho biết họ đang tích trữ lương thực thực phẩm, đề phòng phe nổi dậy có thể sẽ tấn công.

Liên minh các nhóm nổi dậy tố cáo ông Bozize không tôn trọng một thỏa thuận năm 2007, trong đó có những điều khoản quy định rằng các chiến binh của phe này sẽ được tái hội nhập và được trả tiền sau khi họ hạ khí giới trong lần nổi dậy trước.

Cuối tuần vừa qua, Hoa Kỳ đã tạm thời đóng cửa Tòa Đại Sứ ở nước này và bắt đầu di tản nhân viên. Liên Hiệp Quốc cũng đã di tản các nhân viên không thiết yếu vì mối đe dọa bạo động.

Cộng Hòa Trung Phi là cựu thuộc địa của Pháp và được độc lập vào năm 1960. Pháp có khoảng 250 binh sĩ ở nước này trong khuôn khổ của sứ mạng gìn giữ hòa bình, nhưng trong những ngày gần đây số binh sĩ này tăng lên gần 600 người.

Một số người ở Cộng Hòa Trung Phi kêu gọi Pháp hành động hơn nữa để chống lại mối đe dọa của phe nổi dậy, tuy nhiên Tổng Thống Pháp Francois Hollande nói rằng ông chỉ muốn bảo vệ các quyền lợi, và công dân nước ông, và không can thiệp vào các vấn đề của nước này.

 

 

 

 

 

 

 

 

Ấn Ðộ: Thi Hài Nữ Sinh Bị Hãm Hiếp Được Hỏa Táng, Thủ Tướng Hứa Trừng Phạt Thủ Phạm

 

(Hình REUTERS/Rupak De Chowdhuri:Lễ tưởng niệm nữ sinh quá cố tại Calcutta (thủ phủ bang Tây Bengal), ngày 29/12/2012. Lễ tưởng niệm nữ sinh quá cố tại Calcutta (thủ phủ tiểu bang Tây Bengal), ngày 29/12/2012.)

 

NEW DELHI (VNC) - Thi hài nữ sinh viên Ấn Độ vừa qua đời tại Tân Gia Ba rạng sáng ngày 29/12/2012, đã được đưa về Tân Ðề Ly và đã được hỏa táng ngay vào hôm sau, 30/12.

 

Một buổi lễ ngắn ngủi đã được tổ chức với sự hiện diện của gia đình và nhiều chính khách, vài giờ sau khi thi hài cô được chuyển từ Tân Gia Ba về đến phi trường Tân Ðề Ly.

 

Thi hài cô gái 23 tuổi, được đặt trên dàn hoả thiêu theo nghi thức truyền thống của Ấn Độ giáo. Thủ Tướng Ấn Manmohan Singh đã ra tận phi trường đón người quá cố. Cảnh sát đã ngăn không cho dân chúng rất xúc động vào nơi hỏa táng.

 

Các chính khách Ấn Độ đã có nhiều cử chỉ cho thấy họ đã hiểu rõ nỗi cảm xúc mạnh mẽ của người dân Tân Ðề Ly. Hôm 29/12, hàng ngàn người đã tụ tập về Tân Ðề Ly tham gia đêm thắp nến cầu nguyện. Họ cũng đòi hỏi phải trừng trị những kẻ hiếp dâm, trong bối cảnh mà cho đến nay, những người phạm tội này tại Ấn Độ ít khi bị phiền toái.

 

Thủ Tướng Ấn đã hứa sẽ trừng phạt đích đáng tội này. Còn bà Sonya Ghandi, lãnh đạo đảng Quốc Đại cầm quyền, khẳng định là cuộc đấu tranh của cô sinh viên quá cố không phải là hoài công.

 

Cho đến nay, danh tánh cô sinh viên không được tiết lộ, nhưng người ta gọi cô là “đứa con gái của Ấn Độ” (India’s daughter).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tân Thủ Tướng Nhật Bản Muốn Tăng Cường Quan Hệ An Ninh Với Úc và Ấn Độ

 

(Hình REUTERS/Toru Hanai:Tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Tân Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe.)

 

TOKYO (VNC) - Theo nhật báo Yomiuri Shimbun số ra ngày 29/12/2012, tân Thủ Tướng Shinzo Abe sẽ mở rộng hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật ra hai nước Úc Ðại Lợi và Ấn Độ, trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc thêm gay gắt.

 

Ông Shinzo Abe vừa mới tuyên thệ nhậm chức Thủ Tướng hôm thứ Tư (26/12) vừa qua, tuyên bố với tờ Yomiuri Shimbun rằng rất cần mở rộng hợp tác an ninh giữa Nhật, Mỹ và Ấn Độ. Theo ông, hợp tác an ninh giữa Nhật Bản, Hoa Kỳ với Úc Ðại Lợi cũng sẽ góp phần làm ổn định khu vực và tái lập thế cân bằng trong vùng châu Á.

 

Ông Shinzo Abe đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử vừa qua với những tuyên bố cứng rắn về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, quần đảo mà Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền. Bắc Kinh đã nhiều lần đưa tàu đến khu vực Senkaku/Điếu Ngư, kể từ khi chính phủ Tokyo quốc hữu hóa quần đảo này vào tháng 9/2012.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tử Tù Nhật Bản Muốn Biết Trước Ngày Hành Quyết

 

TOKYO (VNC) - Theo một báo cáo của Quốc Hội Nhật Bản, được hãng tin Kyodo công bố hôm 29/12/2012, có đến 113 tử tù ở nước này muốn biết trước ngày hành quyết và muốn chọn cách xử tử khác thay cho treo cổ.

 

Một phòng thi hành án tử hình bằng cách chích thuốc độc.(Hình wikipedia: Một phòng thi hành án tử hình bằng cách chích thuốc độc.)

 

Báo cáo nói trên cho biết đa số các tử tù chờ ngày hành quyết muốn được thông báo trước để họ có thời gian vĩnh biệt thân nhân, thay vì chỉ được báo ngay vào ngày xử tử như trường hợp hiện nay. Hơn phân nửa số tử tù cũng tỏ ý muốn không bị xử tử bằng cách treo cổ, mà được chích thuốc độc.

 

Hiện nay ngoài Hoa Kỳ, Nhật Bản là nước dân chủ phương Tây duy nhất còn duy trì án tử hình, cho nên nước này thường xuyên bị các chính phủ phương Tây và các tổ chức nhân quyền phản đối. Trong năm 2012 này, đã có tổng cộng 7 người bị hành quyết ở Nhật.

 

Ngày 20/12 vừa qua, 111 quốc gia - một con số kỷ lục - đã ủng hộ nghị quyết theo đó, cứ hai năm một lần Liên Hiệp Quốc ra lời kêu gọi xóa bỏ án tử hình. Trong số 41 quốc gia bỏ phiếu chống nghị quyết này có Nhật Bản và Hoa Kỳ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phó Thủ Tướng Nhật Bản Taro Aso Sẽ Sang Thăm Miến Điện

 

TOKYO (RFA) - Ngày 30/12/2012, đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay trong tuần này, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Tài Chánh của Nhật Bản, ông Taro Aso sẽ sang thăm Miến Điện, nhằm mục đích thắt chặt quan hệ giữa 2 quốc gia và hỗ trợ cho những dự án đầu tư mà các doanh gia Nhật đang hay sẽ thực hiện trên đất Miến.

 

Ngày giờ chuyến viếng thăm chưa được loan báo, nhưng Tokyo cho biết ông Aso sẽ gặp Tổng Thống Miến Điện Thein Sein và các viên chức cao cấp khác.

 

Có tin nói rằng chính phủ Nhật Bản sẽ trợ giúp Miến Điện số tiền 12 tỷ 600 triệu Mỹ kim để xây dựng khu kỹ nghệ tại thành phố Thilawa, nơi hiện có một số công ty Nhật Bản hoạt động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3 Tàu Hải Giám Trung Quốc Vào Vùng Biển Tranh Chấp Với Nhật Bản

 

TOKYO (RFA) - Về tranh chấp đang diễn ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Lực Lượng Tuần Duyên Nhật cho hay trong ngày 31/12/2012, có 3 chiếc tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập vào vùng đảo Điếu Ngư mà người Nhật gọi là Sensaku.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/chi-jap-ten-disp-09262012094956.html/tau-tuan-duyen-nhat-ban-va-tuan-duyen-dai-loan-dung-sung-phun-nuoc-xua-duoi-nhau-tai-khu-vuc-dao-senkaku-dieu-ngu(Hình AFP: Tàu tuần duyên Nhật Bản và tuần duyên Đài Loan dùng súng phun nước xua đuổi nhau tại khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư.)

 

Tuần Duyên Nhật đã yêu cầu những chiếc tàu này rời khỏi khu vực đảo mà Tokyo nói chủ quyền thuộc về mình, nhưng cho đến chiều ngày 31/12, cả 3 chiếc tàu này vẫn chưa nhổ neo, lại còn trả lời là họ có toàn quyền hoạt động trong vùng lãnh hải thuộc về Trung Quốc.

 

Sự việc xảy ra chỉ ít tiếng đồng hồ sau khi tuần duyên Nhật Bản bắt giữ một tàu cá Trung Quốc khi chiếc tàu này đang đánh bắt trong vùng biển của Nhật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung Quốc Khởi Động Hệ Thống Định Vị Vệ Tinh Riêng Cạnh Tranh Với GPS

 

Trung Quốc tung ra hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu.(Hình REUTERS: Trung Quốc tung ra hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu.)

 

BEIJING (VNC) - Trung Quốc chính thức đưa vào sử dụng dịch vụ định vị vệ tinh của mình, mang tên “Bắc Đẩu” tại khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.

 

Bắc Kinh hy vọng với hệ thống riêng này, Trung Quốc sẽ không phụ thuộc vào hệ thống GPS hiện có của Hoa Kỳ và hệ thống Galileo của Châu Âu trong tương lai.

 

Báo chí Trung Quốc cho biết hôm 27/12/2012 vừa qua, hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu đã bắt đầu vận hành. Hệ thống này dựa vào một mạng lưới 16 vệ tinh đã hoạt động, và bốn đang trong quá trình thử nghiệm.

 

Báo China Daily dẫn lời người phát ngôn của cơ quan phụ trách định vị vệ tinh Trung Quốc, theo đó các tính năng của hệ thống Bắc Đẩu “có thể sánh với” hệ thống GPS của Hoa Kỳ. Tín hiệu của “Bắc Đẩu” có thể tiếp nhận được tại Úc. Cũng theo giới chức Trung Quốc kể trên, Bắc Kinh đặt ra mục tiêu phóng thêm 40 vệ tinh bổ sung từ nay đến năm 2024, để cho phép hệ thống này phủ khắp toàn cầu vào năm 2020.

 

Nhật báo Global Times, tờ báo của chính quyền Trung Quốc có xu hướng dân tộc chủ nghĩa, nhấn mạnh: “Có được một hệ thống định vị toàn cầu là điều có tầm quan trọng chiến lược lớn. (…) Trung Quốc là một thị trường lớn và hệ thống Bắc Đẩu có ích cho các hoạt động quân sự và dân sự”.

 

Bắc Kinh bắt đầu khởi sự chế tạo hệ thống định vị vệ tinh từ năm 2000. Năm 2011, theo báo chí chính thức, hệ thống này đã từng được thử nghiệm trong phạm vi các khu vực bao quanh quốc gia này.

 

Thị trường định vị vệ tinh được ước tính trị giá 500 tỉ Mỹ kim, từ đây đến năm 2020. Trung Quốc hy vọng sẽ chiếm được từ 70% đến 80% thị trường này. Tuy nhiên, theo một chuyên gia độc lập Úc Ðại Lợi, ông Morris Jones, Bắc Đẩu khó cạnh tranh được với GPS. Theo ông, hệ thống này mang ý nghĩa trước hết về mặt quân sự đối với Trung Quốc. Trong khi đó, GPS của Mỹ vốn đã là một hệ thống được truy cập tự do và được sử dụng rất phổ biến trên thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung Quốc: Xe Chở Quá Tải Khiến 10 Người Thiệt Mạng

 

QUẢNG TÂY (RFA) - Ðài Á Châu Tự Do trích thuật tin của hãng thông tấn AP đánh đi sáng ngày 29/12/2012 cho biết một tai nạn giao thông xảy ra tại Trung Quốc giết chết 10 người vì chở quá trọng tải.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/7-years-4-school-bus-crash-07212012113948.html/000_Hkg3978396-305.jpg(Hình AFP: Một tai nạn xe buýt ở tỉnh Cát Lâm, Đông-Bắc Trung Quốc, vào ngày 3/9/2010.)

 

Chiếc xe bị nạn tại miền Nam tỉnh Quảng Tây là một chiếc mini bus có 9 chỗ ngồi nhưng lại chứa tới 20 người. Khi chạy qua một vùng đồi núi, tài xế đã không kiểm soát được tay lái do đó xe bị đâm vào núi đã gây tử vong cho 5 người lớn và 5 trẻ em. Mười người còn lại bị thương đã được chở tới bệnh viện gần nhất để cứu chữa.

 

Mặc dù Trung Quốc có các tuyến đường xe lửa cao tốc nhiều nhất thế giới, nhưng nước này cũng nổi tiếng với những tai nạn giao thông vì chở quá trọng tải hay xe quá cũ không đúng quy định cho phép.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung Quốc Sẽ Theo Dõi Thêm Tình Trạng Ô Nhiễm Không Khí

 

BEIJING (VOA) - Nhà chức trách Trung Quốc dự tính loan báo tình trạng ô nhiễm không khí tại 74 thành phố lớn nhất, bắt đầu từ năm mới dương lịch, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống tại các khu đô thị đông đúc.

 

(Hình AP: Trung Quốc dự tính loan báo tình trạng ô nhiễm không khí tại 74 thành phố.)


Các cơ quan truyền thông Trung Quốc hôm 30/12/2012 nói rằng sẽ có 496 trạm thu thập dữ liệu theo dõi, và thông tin sẽ được cập nhật mỗi một tiếng đồng hồ.

Theo cuộc khảo sát của trường Đại học Bắc Kinh và tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace, các chất gây ô nhiễm đã giết chết khoảng 8.600 người Trung Quốc trong năm vừa qua tại các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Tây An; và làm thiệt hại khoảng 1 tỉ Mỹ kim về mặt kinh tế.

Không khí khó chịu và bầu trời màu xám thường thấy tại các thành phố lớn Trung Quốc gây lo ngại cho cả người dân Trung Quốc lẫn người ngoại quốc.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung Quốc Thông Qua Luật Về Trách Nhiệm Đối Với Những Người Thân Cao Tuổi

 

Từ nay, giới trẻ Trung Quốc có nghĩa vụ chăm sóc người cao tuổi trong gia đình(Hình Lawren: Từ nay, giới trẻ Trung Quốc có nghĩa vụ chăm sóc người cao tuổi trong gia đình.)

 

BEIJING (VNC) - Ngày 28/12/2012 vừa qua, Quốc Hội Trung Quốc đã thông qua luật bảo vệ những người thân cao tuổi trong gia đình.

 

Theo website của chính phủ Bắc Kinh, luật có hiệu lực từ 1/7/2013, quy định là các thành viên trong gia đình, không sống cùng những người thân cao tuổi, thì phải đến thăm thường xuyên.

 

Tuy nhiên, luật không nêu ra những trừng phạt, nếu không làm việc này và không nói rõ số lần đến thăm trong một thời gian nào đó.

 

Mặt khác, những người cao tuổi, nếu nhận thấy quyền và lợi ích của mình vị xâm phạm, thì có thể tìm đến sự trợ giúp của các cơ quan liên quan, thậm chí có thể đệ đơn kiện ra tòa.

 

Luật cũng có những điều khoản quy định về việc giải quyết những xung đột lợi ích trong gia đình, nghĩa vụ hỗ trợ tài chính và nhà ở cũng như các biện pháp trừng phạt đối với những trường hợp lạm dụng người cao tuổi, không giúp đỡ hoặc cấm họ tái giá.

 

Luật bảo vệ người cao tuổi được đưa ra vào lúc Trung Quốc đang phải đối mặt với thực tế xã hội là dân số ngày càng già sau 3 thập niên áp dụng chính sách mỗi gia đình chỉ được có một con.

 

Theo số liệu chính thức, vào cuối năm 2011, Trung Quốc có khoảng 184 triệu người hơn 60 tuổi, tương đương 13,7% tổng dân số. Sang năm 2013 tới, Trung Quốc sẽ có hơn 200 triệu người ngoài 60 tuổi.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồng Kông: Xô Xát Giữa Biểu Tình ủng Hộ và Chống Đối Chính Phủ Trung Quốc

 

HONG KONG (RFA) - Tại Hồng Kông, xô xát diễn ra giữa 2 nhóm người ủng hộ chính phủ Trung Quốc và những người đang sửa soạn cuộc biểu tình đòi dân chủ vào ngày 31/12/2012.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/hk-student-protest-cn-propaganda-09112012165013.html/000_Hkg7788212-305.jpg(Hình AFP: Học sinh, sinh viên biểu tình trước trụ sở chính phủ ở Hồng Kông vào ngày 6/9/2012 để phản đối việc giảng dạy lòng yêu nước trong nhà trường.)

 

Tin tức cho biết khoảng 2.500 cư dân ủng hộ Trung Quốc và ủng hộ ông Đặc Khu Trưởng Lương Chấn Anh đã đụng độ với chừng 500 người phản đối. Đoàn người ủng hộ Bắc Kinh dẫn đầu bằng cờ Trung Quốc, trong khi đoàn người đòi dân chủ cầm cờ của Hồng Kông.

 

May mắn không có ai bị thương tích.

 

Cuộc biểu tình ủng hộ và chống đối xảy ra sau khi phe đối lập ở Hồng Kông thông báo sẽ yêu cầu lập pháp bãi nhiệm ông Lương Chấn Anh, viện dẫn lý do ông này đã xây nhà trái phép. Đoàn người ủng hộ ông Đặc Khu Trưởng thì cho rằng phe đối lập lợi dụng dân chủ để tạo bất ổn chính trị.

 

Ngày 31/12, các vị dân cử thuộc phe đối lập sẽ có mặt trong cuộc biểu tình đầu năm để đòi dân chủ. Ban tổ chức nói rằng cuộc biểu tình sẽ thu hút cả trăm ngàn người tham dự.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Macau: Đụng Phà Làm 27 Người Bị Thương

 

MACAU (RFA) - Ngày 29/12/2012, đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay một chuyến phà chở khách tại Macau bị nạn gây ra thương tích cho 27 người, may mắn là không một ai tử vong khi chiếc phà này đụng vào một phao cứu đắm tàu ngoài khơi của cảng Macau.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/hk-mourn-vict-10042012083348.html/chiec-tau-lamma-iv-sau-khi-dam-voi-mot-chiec-pha-hom-2-thang-10-2012(Hình AFP: Chiếc tàu Lamma IV sau khi đâm với một chiếc phà hôm 2/10/2012.)

 

Chiếc phà khởi hành từ Macau đi Hồng Kông vào lúc 12 giờ trưa thứ Sáu (28/12) và đã đụng vào trạm phao gây ra va chạm mạnh khiến 27 hành khách bị thương. Chiếc tàu có 175 hành khách và 8 thủy thủ đoàn.

 

Khi tàu va chạm hàng loạt hành khách rơi theo độ nghiêng của tàu vì không ai mặc áo phao an toàn.

 

Vụ tai nạn này khiến người ta nhớ lại tai nạn trước đây đã khiến 39 người chết và 87 người bị thương khi một chiếc phà chở khách đụng phải một du thuyền chở 170 hành khách ngược chiều. Tai nạn này được xem là tồi tệ nhất trong vòng một thập niên tại Hồng Kông.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bão Wukong Thổi Vào Phi Luật Tân, 20 Người Thiệt Mạng

 

MANILA (RFA) - Sáng ngày 30/12/2012, chính phủ Phi Luật Tân cho biết trận bão Wukong thổi vào miền Trung nước này hôm Lễ Giáng Sinh vừa rồi giết chết 20 người, và hiện vẫn còn 4 người mất tích.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/typhoon-pounds-philippines-kill-7-12042012101413.html/000_Del6175190-305.jpg(Hình AFP: Bão Bopha sau khi đi qua thành phố Compostela, Phi Luật Tân hôm 4/12/2012.)

 

Bản tin của Manila cũng nói có hơn 5.000 căn nhà bị sập hoặc hư hại, hơn 23.000 người vẫn phải sống trong những trại tạm cư.

 

Trước khi bão Wukong hoành hành, người dân Phi đã phải gánh chịu thảm cảnh kinh hãi do siêu bão Bopha gây nên, giết chết hơn 1.900 người.

 

Mỗi năm, Phi Luật Tân phải gánh chịu khoảng 20 cơn bão lớn nhỏ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tàu Chiến Mỹ Ghé Cảng Phi Luật Tân, Ngay Sau Khi Tàu Hải Tuần Trung Quốc Xuống Biển Đông

 

Tàu ngầm hạt nhân USS Bremerton của Hoa Kỳ.(Hình wikipedia: Tàu ngầm nguyên tử USS Bremerton của Hoa Kỳ.)

 

MANILA (VNC) - Hai hôm sau khi Bắc Kinh loan báo cử chiếc tàu tuần tra đại dương đầu tiên của Trung Quốc xuống hoạt động tại Biển Đông, Phi Luật Tân và đồng minh Hoa Kỳ đã nhanh chóng phản ứng.

 

Vào ngày 29/12/2012, một chiếc tàu ngầm nguyên tử và một khu trục hạm sẽ ghé cảng Phi Luật Tân, trong lúc quân đội Phi Luật Tân loan báo cho không quân tăng cường tuần tra trên không phận của mình ngoài Biển Đông.

 

Theo Tòa Đại Sứ Mỹ tại Manila cho biết là chiếc tiềm thủy đĩnh chạy bằng năng lượng nguyên tử USS Bremerton – thuộc lớp Los Angeles – sẽ ghé vịnh Subic, còn chiếc USS Gridley, một tàu khu trục hạm lớp Arleigh Burke – sẽ thả neo tại cảng Cebu.

 

Trong một bản thông báo, được nhật báo The Phi Luật Tân Star hôm nay trích dẫn, Tòa Đại Sứ Mỹ xác định rằng hai chuyến ghé cảng kể trên là những hoạt động thường kỳ, nêu bật “các mối liên kết vững mạnh về mặt lịch sử, cộng đồng và quân sự” giữa Hoa Kỳ và Phi Luật Tân. Mục tiêu chuyến ghé cảng chỉ là để được tiếp liệu, và cho các thủy thủ đoàn cơ hội để nghỉ ngơi và thư giãn.

 

Tuy nhiên, các nhà quan sát đã gắn liền việc chiến hạm Mỹ ghé cảng Phi Luật Tân với sự kiện là hôm 27/12 vừa qua, Trung Quốc đã loan báo quyết định đưa chiếc Hải Tuần 21, chiếc tàu tuần tra thuộc loại hiện đại của họ, được trang bị bãi đáp trực thăng, xuống hoạt động tại Biển Đông. tiến hành tuần tra trên biển tại Biển Tây Phi Luật Tân.

 

Quyết định của Bắc Kinh đã lập tức bị Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân phản đối dữ dội, xem đấy là một hành vi xâm phạm chủ quyền Phi Luật Tân. Ngoài ra, vào hôm qua, Trung tướng Juancho Sabban, Tư lệnh quân khu miền Tây, đã loan báo việc tăng cường tuần tra trên không phận vùng Biển Đông mà Manila tuyên bố chủ quyền.

 

Đặt bản doanh tại Palawan, Bộ Tư lệnh quân khu miền Tây có thẩm quyền trên một khu vực rộng lớn của Biển Đông mà Phi Luật Tân tuyên bố chủ quyền, trong đó có vùng quần đảo Trường Sa mà Manila đặt tên là Nhóm đảo Kalayaan (KIG).

 

Tuyên bố với nhật báo The Philippine Star, tướng Sabban khẳng định: “Chúng tôi cũng đã sẵn sàng thực thi luật pháp Phi Luật Tân và quốc tế”.

 

 

 

 

 

 

 

Phi Luật Tân Lo Sợ Có Người Chết Vì Pháo, Súng Trong Dịp Tết Dương Lịch

 

MANILA (RFA) - Theo tin của đài Á Châu Tự Do ngày 30/12/2012, mỗi năm cứ vào ngày giao thừa Tết Dương Lịch, chính phủ Phi Luật Tân lại lo sợ sẽ có hàng trăm người chết hay bị thương vì đốt pháo hoặc bị đạn lạc do những tay súng bắn chỉ thiên để chào đón năm mới.

 

Tính từ Lễ Giáng Sinh đến giờ đã có 171 người Phi Luật Tân bị thương vì đốt pháo và 1 người bị thương vì đạn lạc. Chính vì thế nên Tổng Thống Benigno Auino phải cắt ngắn thời gian nghỉ lễ, quay trở lại Manila chủ tọa phiên họp khẩn cấp, cùng với các vị Bộ Trưởng xem cách nào là cách hay nhất để người dân có thể đón mừng năm mới mà không ai chết hay bị thương tích.

 

Hôm 29/12, trong bài nói chuyện đọc trên truyền hình, Tổng Thống Phi Luật Tân cho hay có những quả pháo đại khi nổ làm hư hại cả mặt đường, nhắc nhở mọi người đừng châm ngòi những quả pháo nguy hiểm đó. Ông cũng căn dặn dân chúng vui chơi đón mừng năm mới nhưng phải nghĩ đến an toàn của chính mình và của người khác.

 

Cảnh sát trưởng thủ đô Manila cho hay trong ngày 30/12 sẽ điều động 17.000 nhân viên cảnh sát giữ trật tự, bắt giam những ai rút súng bắn chỉ thiên, say rượu phá phách. Thông thường những người rút súng bắn chỉ thiên là cảnh sát hay binh sĩ.

 

Năm 2011, có 454 dân Phi Luật Tân người bị thương vì đốt pháo đón giao thừa.

 

 

 

 

 

 

 

 

Mỹ: Ráo Riết Tìm Giải Pháp Tránh “Vách Đá Tài Chánh”

 

(Hình REUTERS/Mary Calvert:Ông Harry Reid (giữa), lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện, gặp tổng thống Barack Obama ngày 28/12/2012, cùng với lãnh đạo phe Cộng hòa ở Thượng viện Mitch McConnell. Ông Harry Reid (giữa), lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng Viện, gặp Tổng Thống Barack Obama ngày 28/12/2012, cùng với lãnh đạo phe Cộng hòa ở Thượng Viện Mitch McConnell.)

 

HOA THỊNH ÐỐN (VNC) - Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, tiền thuế tại Hoa Kỳ sẽ bị tăng đồng loạt nếu trong những giờ phút còn lại của năm 2012 này, hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ở Quốc Hội Mỹ không thỏa hiệp được với nhau.

 

Trong suốt ngày hôm 29/12, lãnh đạo hai đảng đã cố tìm kiếm thỏa thuận để có thể đưa một dự luật ra bỏ phiếu vào hôm 30/12, trong khi thời giờ rất cấp bách.

 

Cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện Mỹ đều chuẩn bị một cuộc họp đặc biệt vào ngày 30/12, tìm cách tránh sự kiện được mệnh danh là ‘vách đá tài chính’. Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên Jean Louis Pourtet của đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình như sau:

 

Hai Thượng Nghị Sĩ, Harry Reid, đảng Dân chủ, và Mitch McConnell, đảng Cộng hòa đang nỗ lực để hoàn chỉnh một kế hoạch rất khiêm tốn, nhưng ít ra có thể tạm thời giúp tránh được việc người dân bị tăng thuế kể từ ngày 1 tháng Giêng.

 

Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell không phản đối, nhưng muốn là số 2% thu nhập cao nhất cũng được miễn trừ. Trong khi đó thì Tổng Thống Obama – được tái đắc cử với cam kết đánh thuế người giàu nhất để giảm thâm hụt ngân sách – sẽ không muốn nhượng bộ, cho dù ông cho rằng sẵn sàng đưa vào diện không bị tăng thuế, những ai thu nhập 400.000 Mỹ kim/năm, thay vì 250.000 Mỹ kim như lúc đầu.

 

Tuy nhiên, không có dấu hiệu gì cho thấy là các cuộc thảo luận ráo riết hôm qua đã có kết quả, trong khi mà tình hình rất cấp bách. Hai cuộc họp bất thường được dự kiến vào ngày chủ nhật hôm nay, ở cả hai viện Quốc Hội.

 

Câu hỏi hiện thời là ông Harry Reid, lãnh đạo nhóm Thượng Nghị Sĩ Dân chủ nắm đa số ở Thượng Viện, liệu có thể đưa ra bỏ phiếu một đề nghị mà phía Cộng hoà sẽ không ngăn chặn hay không. Ngay cả khi ông thành công, dự luật sẽ được chuyển xuống Hạ Viện mà đa số nằm trong tay đảng Cộng hòa. Liệu Hạ Viện có chấp nhận một thỏa hiệp đạt được ở Thượng Viện hay không? Đó là điều không chắc chắn.

 

Bên cạnh đó, hôm nay cũng diễn một sự kiện hiếm thấy: Tổng Thống Obama đồng ý làm khách mời của chương trình truyền hình chính trị nổi tiếng vào sáng chủ nhật của đài NBC ‘Meet the press’.

 

Ông tranh thủ diễn đàn này để gây sức ép lên Quốc Hội Mỹ vào một thời điểm mà người dân rất chán ngán trước cảnh những đại biểu của họ múa may bên bờ vực thẳm, do những bất đồng về ý thức hệ, trong lúc mà tương lai kinh tế của người dân bị đe dọa.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng Thống Obama Quyết Tâm Thúc Đẩy Biện Pháp Hạn Chế Sở Hữu Súng

 

HOA THỊNH ÐỐN (VOA) - Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama hứa Tòa Bạch Ốc sẽ tận lực trong các cố gắng ngăn chặn bạo động gây ra bởi súng đạn.

 

Trong cuộc phỏng vấn của chương trình ‘Meet the Press’ của đài truyền hình NBC hôm Chủ Nhật (30/12/2012), nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng vụ tấn công tại một trường tiểu học ở Connecticut, dẫn đến cái chết của 20 trẻ thơ và 6 người lớn 2 tuần trước đây, là ngày tệ hại nhất trong nhiệm kỳ Tổng Thống 4 năm qua của ông.

 

(Hình AP: Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama.)


Tổng Thống Obama nói ông sẽ vận động dân Mỹ ủng hộ các đề nghị được đưa ra, về việc gia tăng kiểm tra lý lịch của những người tìm cách mua súng, và cấm bán loại súng tấn công và các tạp chí về súng đạn hạng nặng.

Phó Tổng Thống Joe Biden đứng đầu một ủy ban sẽ đề ra luật lệ nhằm chấm dứt các vụ bắn giết người hàng loạt ở Mỹ, nơi mà sở hữu súng là quyền được quy định trong Hiến Pháp.

Tổng Thống Obama nói rằng các biện pháp hạn chế mới về sở hữu súng sẽ gây tranh cãi, nhưng dân Mỹ phải quyết định họ có quyết tâm chấp nhận gia tăng biện pháp kiểm soát hay không, thay vì để cho ký ức về vụ tấn công trường học phai mờ theo thời gian. Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói:

“Vấn đề là liệu chúng ta có thực sự cảm thấy chấn động về những gì đã xảy ra đủ để nó không trở thành một diễn biến, trong những diễn biến thường xuyên, thu hút sự chú ý rất nhiều trong vài tuần và rồi trôi qua. Chắc chắn đó không phải là cảm giác của tôi. Đây là một sự việc, quý vị biết, là ngày tệ hại nhất trong nhiệm kỳ Tổng Thống của tôi. Và đó không phải là điều mà tôi muốn nhìn thấy được lập lại.”

Tuy nhiên, Tổng Thống Obama nói rằng ông ngờ vực về lời kêu gọi của nhóm Hiệp hội Súng Quốc gia, một tổ chức vận động hành lang về súng hàng đầu ở Mỹ, cho nhân viên bảo vệ võ trang canh gác trong gần 100.000 ngàn trường công lập của Mỹ. Ông nói:

“Tôi ngờ vực về đáp án duy nhất là đặt thêm súng trong trường học. Và tôi nghỉ rằng đại đa số dân Mỹ nghi ngờ rằng đáp án đó, bằng cách nào đó, giải quyết vấn đề của chúng ta.”

 

 

 

 

 

 

 

 

Sức Khỏe Cựu Tổng Thống George Bush Khả Quan Hơn

 

TEXAS (RFA) - Ngày 30/12/2012, đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay tình trạng sức khỏe của cựu Tổng Thống Hoa Kỳ George H.W. Bush khả quan hơn trước, dù Bác sĩ chưa nói bao giờ vị Tổng Thống thứ 41 của nước Mỹ sẽ được xuất viện.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/5-us-presidents-305.jpg(Hình AFP/Saul Loeb: Hôm 7/1/2009, (từ trái) cựu Tổng Thống George H.W. Bush, Tổng Thống Barack Obama, cựu Tổng Thống George W. Bush, cựu Tổng Thống Bill Clinton và cựu Tổng Thống Jimmy Carter đã có một cuộc họp mặt tại Tòa Bạch Ốc.)

 

Ông Bush được đưa vào viện từ cuối tháng trước vì chứng sưng phổi. Tuần trước ông lại bị sốt với nhiệt độ cao tới mức trở nên nghiêm trọng.

 

Năm nay 88 tuổi, ông là vị cựu Tổng Thống cao tuổi nhất trong số 4 vị cựu Tổng Thống Mỹ vẫn còn sống. Ông từng là đại biểu Quốc Hội, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trước khi được ông Ronald Reagan chọn đứng chung liên danh. Sau 8 năm làm Phó Tổng Thống, ông thắng cử và trở thành người lãnh đạo quốc gia cho nhiệm kỳ 1989-1992.

 

Ông cũng là thân phụ của Tổng Thống George W. Bush, vị Tổng Thống thứ 43 của Hoa Kỳ.

 

 

 

 

 

 

 

Bà Hillary Clinton Nhập Viện Vì Đông Máu

 

NEW YORK (RFA) - Ngày 31/12/2012, đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay Ngoại Trưởng Hillary Clinton của Hoa Kỳ phải vào bệnh viện ở New York vì chứng đông máu.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/uss-dept-report-concer-vn-tq-04082011133213.html/uss-305state.gov.jpg

(Hình state.gov: Bà Hillary Clinton công bố bản phúc trình hàng năm về nhân quyền thế giới hôm 8/4/2011 tại Hoa Thịnh Ðốn.)

 

Ông Philippe Reines, Phụ tá của bà Ngoại Trưởng Mỹ, cho biết hồi đầu tháng bà Clinton bị virus đường ruột khiến bà bị mất nước, té xỉu và bất tỉnh. Hôm 30/12, các Bác sĩ lại phát giác thấy chứng đông máu, buộc bà phải nhập viện để chưa trị.

 

Năm nay 65 tuổi, bà Clinton đang chuẩn bị rời chức Ngoại Trưởng. Tổng Thống Barack Obama đã chọn Thượng Nghị Sĩ John Kerry thay thế cho bà.

 

Bà cũng là người được dự đoán sẽ ra tranh chức Tổng Thống vào năm 2016.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin Việt Nam

 

 

Gia Đình Luật Sư Lê Quốc Quân Kêu Cứu

 

Luật sư Lê Quốc Quân (đeo kính, thứ hai từ phải qua) đứng ngoài theo dõi phiên tòa xử TS Cù Huy Hà Vũ ngày 04/04/2011.(Hình REUTERS: Luật sư Lê Quốc Quân (đeo kính, thứ hai từ phải qua) đứng ngoài theo dõi phiên tòa xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ngày 4/4/2011.)

 

HÀ NỘI (VNC) - Gia đình của Luật sư Lê Quốc Quân, bị bắt giữ tại Hà Nội ngày 27/12/2012, vừa cho phổ biến một lá đơn kêu cứu khẩn cấp gởi đến Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, gởi đến các linh mục, tu sĩ, giáo dân,cũng như đến các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.

 

Trong bức thư được đăng trên trang Truyền thông Chúa Cứu Thế hôm 29/12, thân nhân của anh em Luật sư Lê Quốc Quân và nhà doanh nghiệp Lê Đình Quản, cũng như của chị Nguyễn Thị Oanh, Phụ tá của ông Quản, đã nhắc lại những hành động của chính quyền đối với gia đình họ.

 

Cụ thể, ông Lê Đình Quản, em của Luật sư Lê Quốc Quân, giám đốc công ty Thông tin tín nhiệm và Xếp hạng Doanh nghiệp Vietnam Credit, đã bị công an khám xét văn phòng ngày 3/10 và sau đó bị bắt ngày 30/10, hiện bị tạm giam với cáo buộc “Trốn thuế”. Chị Nguyễn Thị Oanh là em con cậu và là người Phụ tá của anh Quản, tuy đang mang thai nhưng vẫn bị công an bắt giữ ngày 05/12 tại Vinh và đưa về Hà Nội giam giữ.

 

Trong lá đơn kêu cứu nói trên, gia đình cho biết, ngay sau những vụ bắt giữ đó, họ đã làm đơn mời Luật sư, nhưng cho tới nay, dù đã quá hạn theo luật định, các Luật sư vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận bào chữa.

 

Tiếp đến, vào sáng ngày 27/12/2012, rất nhiều công an, an ninh đã bắt đi người anh cả trong gia đình là Luật sư Lê Quốc Quân trong lúc ông đang đưa con nhỏ đi học.

 

Gia đình Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng công an đã “vi phạm hàng loạt quy trình tố tụng trong khi khởi tố, khám xét, bắt giam” thân nhân của họ, thể hiện “đối sách và sự kỳ thị đối với những người có tôn giáo”.

 

 

 

 

 

 

Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới Chỉ Trích Bản Án Phúc Thẩm Đối Với 3 Blogger

 

RSF trương biểu ngữ trước Đại sứ quán Việt Nam tại Paris đòi trả tự do cho các nhà báo và blogger hồi cuối năm 2009.(Hình DR: RSF trương biểu ngữ trước Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Paris đòi trả tự do cho các nhà báo và blogger hồi cuối năm 2009.)

 

PARIS (VNC) - Trong một thông cáo đề ngày 28/12/2012 vừa qua, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF, trụ sở tại Paris) đã chỉ trích việc tòa án Cộng sản Việt Nam y án Sơ thẩm đối với 3 blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải (Anhbasaigon) trong phiên xử Phúc thẩm ngày 28/12, cũng như y án Sơ thẩm đối với nhà báo Hoàng Khương ngày 27/12.

 

Tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí của Pháp cũng bày tỏ mối quan ngại về vụ bắt giữ Luật sư Lê Quốc Quân tại Hà Nội ngày 27/12 và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho nhà hoạt động nhân quyền này.

 

Hôm 28/12, trong phiên xử Phúc thẩm, ba blogger thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, Tòa án Nhân dân Thành phố HCM đã tuyên y án Sơ thẩm 12 năm tù đối với ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và 10 năm tù đối với bà Tạ Phong Tần. Còn ông Phan Thanh Hải (Anhbasaigon), người duy nhất nhận tội, thì được giảm án từ 4 năm xuống còn 3 năm tù.

 

Cả ba blogger bị cáo buộc phạm tội “tuyên truyền chống Nhà nước”, chiếu theo điều 88 Luật Hình sự Việt Nam, do những bài viết của họ đăng trên trang web của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, cũng như trên trang blog của họ, nhằm tố cáo những vụ vi phạm nhân quyền, nạn tham nhũng, bất công và chính sách về Trung Quốc của chính phủ Việt Nam.

 

Trong bản thông cáo, Phóng Viên Không Biên Giới khẳng định: “Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasaigon không phạm bất cứ tội nào có thể biện minh cho những bản án như vậy. Khi tuyên y án tù Sơ thẩm nặng nề đối với các blogger này, chính quyền chứng tỏ họ xem thường các quyền tự do căn bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận.” Phóng Viên Không Biên Giới bày tỏ mối quan ngại về kết quả phiên tòa ngày 8/1/2013 tới, xử 9 thanh niên Công giáo, trong đó có blogger Paulus Lê Sơn.

 

Tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí của Pháp kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu, Giải Nobel Hòa Bình năm 2012, gây áp lực lên chính quyền Cộng sản Việt Nam để buộc họ chấm dứt việc đàn áp những tiếng nói đối lập, đặc biệt là những người làm công việc thông tin.

 

Về trường hợp của nhà Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ, Phóng Viên Không Biên Giới cho rằng: “Những việc làm của Hoàng Khương trong khuôn khổ điều tra nhằm thu thập chứng cứ vững chắc về nạn ăn hối lộ trong lực lượng công an Việt Nam, được tiết lộ qua bài báo mà anh đã đăng, không thể bị xem như là hành động đưa hối lộ”. Phóng Viên Không Biên Giới kêu gọi tư pháp Cộng sản Việt Nam xét lại bản án Phúc thẩm đối với Hoàng Khương và trả tự do ngay lập tức cho nhà báo này.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hàng Trăm Người Việt Nam Ký “Lời Kêu Gọi” Bảo Vệ Nhân Quyền

 

Hiến pháp Việt Nam 1946 (DR)(Hình DR: Hiến Pháp Việt Nam 1946.)

 

HÀ NỘI (VNC) - Ngày 25/12/2012 vừa qua, “Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến Pháp tại Việt Nam” được công bố. Cho đến nay, văn bản này đã được hàng trăm người Việt Nam, trong đó có nhiều nhân sĩ trí thức nổi tiếng, ký tên ủng hộ.

 

Mục tiêu chính của văn bản kể trên là yêu cầu chính quyền hủy bỏ điều 88 Bộ luật Hình sự, được đánh giá là “quy định một cách mù mờ về tội danh tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, thực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến Pháp Việt Nam và Công ước Quốc tế về những quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo đảm” và Nghị định 38 được chính phủ Việt Nam đưa ra vào năm 2005, “thực chất là một nghị định cấm biểu tình được ban hành trái thẩm quyền và có nội dung vi hiến”.

 

Văn bản cũng yêu cầu chính quyền trả tự do cho tất cả những tù nhân, vì công khai bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, mà bị rơi vào vòng lao lý, do “điều 88”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngư Dân Tôm Hoa Kỳ Nộp Đơn Xin Áp Thuế Phá Giá

 

TEXAS (RFA) - Theo tin của đài Á Châu Tự Do ngày 29/12/2012, một nhóm các nhà sản xuất tôm tại Hoa Kỳ đã nộp đơn xin áp thuế phá giá lên các nước Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nam Dương, Mã Lai Á, Thái Lan và Ecuador, để đòi hỏi được trợ cấp điều mà các hãng sản xuất tôm tại Mỹ này gọi là không công bằng.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/national-disasters-in-2010-qn-01032011195114.html/000_Was3308104-305.jpg(Hình AFP: Ông chủ Bill Butler (trái) cùng người con trai tại vựa tôm của ông ở Marina Venice, miền Nam Lousiana, hôm 3/8/2010.)

 

Ông C. Daviod Veal, Giám đốc điều hành của Liên minh Công nghiệp Tôm vùng Vịnh, cho biết việc nộp đơn này nhằm bảo vệ sự sống còn của ngành nuôi tôm tại Mỹ.

 

Nhóm đại diện cho ngư dân đánh bắt tôm của các tiểu bang Alabama, Florida, Georgia, Louisiana, Mississippi và Texas đều nói rằng họ bị mất thị trường tiêu thụ tại Mỹ vì việc phá giá của các nước vừa nói.

 

Những yêu cầu này tạo khó khăn cho chính phủ Mỹ vì Hoa Kỳ đã tham gia vào các cuộc đàm phán tự do mậu dịch với hai nước là Việt Nam và Mã Lai Á.

 

Bảy quốc gia có tên trong bản kiến nghị đã xuất cảng 4,3 tỷ USD tôm vào Hoa Kỳ trong năm 2011, chiếm 85% nhập cảng của Mỹ và hơn ba phần tư của thị trường trong nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

Phi Luật Tân Phản Đối Kế Hoạch Thăm Dò Dầu Khí của Đài Loan ở Trường Sa

 

Đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình) thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông (DR)(Hình DR: Đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình) thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông.)

 

MANILA (VNC) - Khi tiết lộ kế hoạch cho thăm dò dầu khí trở lại ở vùng đảo mang tên quốc tế là Itu Aba thuộc quần đảo Trường Sa ngoài Biển Đông, hiện có ba nước khác cũng đòi chủ quyền là Phi Luật Tân, Việt Nam và Trung Quốc, chính quyền Đài Loan dư biết sẽ gặp phản ứng chống đối từ các láng giềng. Đúng như vậy, vào ngày 29/12/2012 vừa qua, Phi Luật Tân là nước đầu tiên lên tiếng phản đối.

 

Trong một tuyên bố, chính quyền Phi Luật Tân khẳng định quyền chủ quyền của Manila trong việc “thăm dò và khai thác” nguồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình tại vùng biển Tây Phi Luật Tân (tên nước này đặt cho Biển Đông). Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân, Raul Hernandez, nói rõ là chỉ có nước ông mới có quyền thăm dò tại các vùng thuộc quần đảo Trường Sa nằm bên trong thềm lục địa dài 200 hải lý của minh.

 

Lời khẳng định của Phi Luật Tân được đưa ra hai ngày sau khi chính quyền Đài Loan cho biết là vào năm tới họ sẽ bắt đầu tìm kiếm dầu khí ngoài khơi đảo Itu Aba ở Trường Sa, hiện do Đài Loan chiếm đóng, nhưng lại bị Trung Quốc, Phi Luật Tân và Việt Nam tranh chấp chủ quyền. Đài Loan và Trung Quốc gọi đấy là đảo Thái Bình, trong lúc tên Phi Luật Tân là Ligao, và tên Việt Nam là Ba Bình.

 

Tuy nhiên, trong phản ứng của mình, Manila không trực tiếp chỉ trích động thái của Đài Bắc. Ông Hernandez chỉ xác định là bất kỳ ngoại quốc nào đến thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân, đều phải được sự đồng ý của Manila đúng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

 

Phải nói là quyết định tiến hành thăm dò dầu khí của Đài Loan đã khuấy động thêm tình hình Biển Đông vốn đã căng thẳng, đặc biệt sau một loạt động thái hung hăng của Trung Quốc muốn áp đặt đòi hỏi chủ quyền của họ.

 

Trong số các nước có tranh chấp tại Biển Đông, Phi Luật Tân cho đến hôm nay là nước duy nhất đã công khai lên tiếng phản đối quyết định của Bắc Kinh phái chiếc tàu tuần tra hải dương hiện đại của họ (Hải tuần 21) xuống Biển Đông tăng cường tuần tra, cũng như phản đối kế hoạch củng cố thành phố Tam Sa, đơn vị hành chánh được thành lập để quản lý tất cả các quần đảo tại Biển Đông mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam Bị Kỷ Luật

 

HÀ NỘI (RFA) - Ngày 29/12/2012, đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay xuất phát từ đề nghị từ Bộ Công Thương và Bộ Nội Vụ, Thủ Tướng CSVN, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Tổng Giám Đốc kiêm nguyên Chủ Tịch hội đồng thành viên thuộc tập đoàn điện lực EVN, vì đã vi phạm trong việc để cho Công Ty Viễn Thông Điện Lực EVN-Telecom kinh doanh thua lỗ và gây hậu quả nghiêm trọng.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/pham-le-thanh-305.jpg(Hình MH-Vietbao.vn: Ông Phạm Lê Thanh - Tổng Giám Đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.)

 

Ngoài Tổng Giám Đốc Phạm Lê Thanh, nguyên Chủ Tịch hội đồng thành viên EVN là ông Đào Văn Hưng cũng bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo vì đã vi phạm như ông Phạm Lê Thanh.

 

Do đã có sai phạm trong thời gian điều hành EVN liên quan đến việc kinh doanh EVN-Telecom bị thua lỗ, từ tháng Hai năm 2012, ông Đào Văn Hưng đã bị ông Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định bãi nhiệm chức Chủ Tịch EVN.

 

Sau đó, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ Trưởng Bộ Công Thương, thay thế ông Đào Văn Hưng làm Chủ Tịch EVN, và ông Hưng được chuyển về Bộ Công Thương để làm việc khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giấu Mìn Trong Người Đi Trả Thù Bị Nổ Chết

 

BẮC NINH (RFA) - Ngày 29/12/2012, đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay nổ lớn khiến hai người đi xe gắn máy chết tại chỗ trên đường Hai Bà Trưng, phường Tiền An, thành phố Bắc Ninh. Vụ nổ còn làm rung chuyển một số nhà cửa quanh đó làm người dân hoảng sợ.

 

Theo điều tra và xác nhận của công an địa phương, nguyên nhân là do hai nạn nhân đang có mâu thuẫn với một gia đình cư ngụ trên đường Vũ Kiệt nên dự tính mang mìn đến nhà đó để thanh toán. Tuy nhiên khi chưa đến nhà người định trả thù thì mìn đã phát nổ, khiến cả hai người chết không toàn thây.

 

Gia đình hai người không may đã đến nhận xác người thân về an táng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngành Ngân Hàng Việt Nam Mở Rộng Cửa Đón Nhật Bản

 

Một chi nhánh của ngân hàng Vietinbank tại Hà Nội. Ảnh chụp ngày 13/12/2012.(Hình REUTERS/Kham: Một chi nhánh của ngân hàng Vietinbank tại Hà Nội. Ảnh chụp ngày 13/12/2012.)

 

HÀ NỘI (VNC) - Sự kiện ngân hàng Nhật Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) vừa mua lại 20% Ngân hàng Việt Nam Vietinbank, đã không thoát khỏi con mắt nhật báo Pháp Le Monde ngày 29/12/2012.

 

Trong bài báo trang kinh tế với tựa ngắn gọn: “Ngành ngân hàng Việt Nam, đang cơ cấu lại mở ra cho ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản”, Le Monde nhắc lại đây là khoản đầu tư ngoại quốc quan trọng nhất chưa từng thực hiện trong lãnh vực ngân hàng ở Việt Nam.

 

Phân tích mục tiêu cũng như lợi ích mà hai bên thu được, tác giả bài báo nhìn trước tiên về phía Nhật, đánh giá là khi đầu tư khoản tiền lớn 63,1 tỉ yen (574 triệu Euro) vào Vietinbank, ngân hàng lớn thứ nhì Việt Nam về mức tín dụng cấp phát, thì mục tiêu của ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là bù đắp vào đà giảm sút của nhu cầu vay vốn tại Nhật. Ngân hàng BTMU nhắm vào tầng lớp trung lưu ở Việt Nam, cũng như tại các nước Đông Nam Á khác, vốn đang phát triển nhanh chóng.

 

Bên cạnh đó, báo Le Monde cũng nhắc lại là trước Tokyo-Mitsubishi UFJ, cũng đã có hai ngân hàng Nhật, Mizuho Financial Group Inc, vào tháng 9/2011, đã mua lại 15% cổ phần của Vietcombank, và trước đó ngân hàng Sumimoto Mitsui Financial Group, đã mua lại 15% ngân hàng Eximbank, với giá khoảng 225 triệu Mỹ kim vào năm 2007.

 

Nhìn về phía Việt Nam, tác giả bài báo nhận thấy ngân hàng Nhật BTMU đã đưa ra thông báo vào lúc mà Việt Nam lâm vào tình thế kinh tế tế nhị: không đạt được những mục tiêu tăng trưởng mà chính phủ đề ra. Số liệu công bố vào đầu tuần cho thấy tăng trưởng Việt Nam năm 2012 này, 5,3%, đã xuống mức thấp nhất từ 13 năm nay.

 

Riêng khu vực ngân hàng, vẫn gặp nhiều khó khăn vì phải gánh vác các khoản nợ xấu của các tập đoàn Nhà nước mà cung cách quản lý điều hành kém cỏi đã dẫn đến nhiều xì-căng-đan như vụ tập đoàn Vinashin. Bên cạnh đó, những khoản tín dụng địa ốc cung cấp vô tội vạ cho tư nhân trong những năm qua, cũng là yếu tố làm tình hình nghiêm trọng thêm.

 

Theo bài báo, cho dù các ngân hàng lớn như Vietinbank được đánh giá là tương đối lành mạnh, tỉ lệ nợ xấu theo các chuyên gia ngoại quốc, ở mức 15% - 20%, tức là cao hơn nhiều so với tỉ lệ chính thức 4,47%.

 

Nhiều ngân hàng Việt Nam bị thiếu vốn, trong lúc lượng tín dụng mà các ngân hàng này cấp phát đã tăng lên gấp 14 lần kể từ năm 2000, để lên đến 244% GDP Việt Nam vào thời điểm hiện nay.

 

Le Monde nhắc lại vụ xì-căng-đan vừa qua liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên (người đồng sáng lập Ngân hàng ACB), một người thân cận với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Việc ông bị cáo buộc gian lận đã làm rung chuyển giới ngân hàng ở Hà Nội. Ông Nguyễn Tấn Dũng, theo nhận định của Le Monde, cho dù giữ được chiếc ghế Thủ Tướng, nhưng đã yếu đi về mặt chính trị.

 

Trở lại với quyết định của ngân hàng Nhật đầu tư vào Việt Nam, Le Monde cho là nó càng nêu bật nhu cầu của Việt Nam là phải nhờ đến các đối tác ngoại quốc để bơm thêm vốn vào lãnh vực ngân hàng đang bị khủng hoảng, và cung cấp cho các tác nhân tại chỗ thêm kinh nghiệm về tài chính.

 

Theo Le Monde, Nhật Bản đã hiện diện ở Việt Nam từ thập niên 1970, Tokyo muốn tiếp tục phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á. Miến Điện là mục tiêu mới nhất - một vùng được đánh giá là thiết yếu cho sự phát triển kinh tế Nhật.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang Được Thăng Cấp Đại Tướng

 

HÀ NỘI (RFA) - Ngày 29/12/2012, đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay Chủ Tịch nước là ông Trương Tấn Sang ký quyết định thăng cấp cho ông Trần Đại Quang, ca ngợi thành tích của ông Quang và lực lượng công an nhân dân mà ông gọi là anh hùng.

 

Ông Sang còn đề nghị ông Quang tiếp tục phát huy truyền thống, giữ vững phẩm chất cách mạng, trung thành với đảng và hết lòng phục vụ đất nước.

 

Đến tham dự lễ thăng cấp cho ông đại tướng Công an Trần Đại Quang còn có ông Phùng Quang Thanh là ủy viên bộ chính trị, Bộ Trưởng Quốc Phòng, Phó Chủ Tịch nước Nguyễn Thị Doan, các tướng lãnh và các viên chức lãnh đạo trong đảng Cộng sản Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin Cộng Ðồng

 

 

Người Việt ở Pháp Đón Tết Tây Ra Sao?

 

Tường An

 

*

 

(RFA) Tết ở Tây phương có lẽ không náo nhiệt và kéo dài như ở Việt Nam, nhưng cũng không thiếu những sắc thái đặc thù của riêng từng quốc gia.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-in-france-celebrate-new-year-ta-12312012130433.html/000_Par7375403-305.jpg(Hình AFP: Thủ đô Paris của Pháp trong những ngày cuối năm 2012.)

 

Đặc biệt tại Pháp, một nơi đã từng nổi tiếng với những đầu bếp đẳng cấp thế giới, với những món ăn, thức uống cầu kỳ.

 

Sang Một Chương Mới

 

Không có bánh tét, bánh chưng, không thịt kho, dưa giá, không mai vàng, pháo đỏ, và không cả lì xì mừng tuổi dai dẳng ba ngày. Tết ở Pháp nói riêng và ở Âu Châu nói chung là khoảng thời gian chuyển mùa ngắn gọn, như thể người ta chỉ lật sang một chương của quyển sách, thở nhẹ một hơi và lại tiếp tục sang một chương mới.

 

Nói thế, không có nghĩa là Âu châu thiếu những phong tục đặc thù của mỗi quốc gia: Việt Nam không quét nhà trong 3 ngày Tết vì sợ sẽ quét hết tiền ra cửa cả năm. Ở Đan Mạch thì người ta gom hết những mảnh vỡ trong nhà và đem đặt trước nhà bạn mình như một lời chúc may mắn cho đầu năm. Ở Anh, người ta viết 3 điều ước trên một mảnh giấy rồi đợi đến 12 giờ đêm, họ đốt mảnh giấy đó thành tro và hoà vào sâm-banh để uống, tin rằng các điều ước ấy sẽ thành hiện thực. Người Hà Lan thì sáng mồng một, trong cái rét buốt giá lạnh của mùa Đông, hàng ngàn người ùa xuống tắm biển ở thành phố Denhaag để mong một năm mới tốt lành. Người Pháp thì treo một boule de gui (tức là những nhành cây tầm gửi được vòng thành như một quả bóng) trên trần nhà, đến giao thừa mọi người hôn nhau dưới vòng cây tầm gửi (boule de gui) như dấu hiệu của tình hữu nghị và thiện chí, có nơi còn tin rằng sẽ gặp may mắn trong tình yêu và khả năng sinh sản.

 

Không hổ danh là một quốc gia có nền văn hoá ẩm thực lâu đời, thực đơn đêm Giao thừa của Tây khá cầu kỳ, có rất nhiều món, mỗi món được uống với một thứ rượu khác nhau. Buổi ăn đêm Giao thừa thường gồm 6-7 món, bắt đầu bằng món khai vị như gan ngỗng, cá hồi xông khói, ốc nhồi, xúc xích trắng. Các món này thường được uống với rượu trắng, riêng gan ngỗng được uống với sauternes, một loại rượu trắng ngọt. Sau đó là món chính, người Pháp thường ăn thịt gà tây, heo rừng, nai và cả thịt kangaroo, nói chung họ ăn những thứ thịt lạ mà ngày thường họ ít dùng. Tráng miệng thì có bánh ngọt, salde de fruit (salade trái cây) chocolat. Về thức uống thì thịt gà vịt được uống với rượu trắng, còn các thứ thịt đỏ như bò, nai…. thì uống với rượu đỏ. Riêng Champagne thì có thể uống suốt buổi tiệc. Anh Lê Hữu Thường, một sinh viên du học từ thập niên 60 cho biết thực đơn của người Pháp gồm có:

 

“Khai vị là foie gras, saumon, escargo, boudin blanc. Còn món chánh có volaille (gà, vịt) trong đó có dinde (gà tây) Gà quay rô-ti, chapon, một loại gà thiến, poularde, một loại gà mái được nuôi cho mập. Thường họ không quay như người Việt Nam mà họ mở bụng farci, tức là nhét nhân vào bên trong, nhân thì gồm gan ngỗng và marron (một loại hạt hạt dẻ). Nhưng có 1 số gia đình ăn thịt nai chevreuil, hoặc là heo rừng. Mấy năm gần đây họ còn ăn thịt kanguru. Họ ăn kanguru, autruche (đà điểu) nữa…”.

 

Đêm Dành Cho Bạn Bè

 

000_Par7429571-250.jpg(Hình AFP: Hình ảnh rượu champagne được chụp ngày 31/12/2012 tại Paris, Pháp.)

 

Tại Pháp, nếu Giáng Sinh là buổi tiệc của gia đình thì Giao thừa là đêm dành cho bạn bè. Họ găp gỡ nhau ăn uống, nhảy nhót, sống hết mình cho thỏa một đêm với bè bạn. Ngày đầu năm ở Âu Châu rơi vào đỉnh điểm của mùa Đông nên mọi sinh hoạt được khép kín trong 4 bức tường. Ở vùng quê thì họ tụ họp ở nhà một người bạn nào đó cùng nhau ăn uống, nhậu nhẹt đến sáng. Ở các thành phố lớn thì họ hẹn nhau ở một nhà hàng hay một căn-tin lớn để cùng nhau ăn uống và đón giao thừa. Sáng mùng một là ngày để ngủ trưa, dưỡng sức sau những ngày mệt mỏi vì tiệc tùng của Giáng Sinh và Giao thừa. Ăn thì nhiều như vậy, nhưng đa số du khách đến Pháp vẫn khen các cô đầm ở đây có dáng người rất thon thả, gọn gàng. Ớ Pháp hơn 30 năm, chị Minh ghi nhận:

 

“Tây có 2 cái khác nhau: Đêm Noel là đêm của famille (gia đình) nên nó cũng ăn nhiều, Tết Tây là Tết của bạn bè nên ăn cũng rất là nhiều. Thường thường tết Tây thì phần lớn tổ chức ở những nhà hàng có khiêu vũ như là Lido hay Moulin Rouge, thường đối với Tây thì đó là dịp để họ uống với ăn thôi. Họ dồn hết vô một buổi tối đó, họ sống hết mình, ăn uống, nhảy đầm náo loạn, Tây là uống dữ lắm. Thường là ăn uống thì họ tập trung vô hết Saint Sylvestre rồi sau đó mùng 2 đi làm thì đối với họ là hết tết rồi đó. Họ không có kéo dài 2-3 ngày hay cả tuần như dân Việt Nam mình đâu.”

 

Thực đơn Giao thừa của người Việt tại Pháp cũng là một hội nhập thú vị: trên bàn tiệc, bên cạnh gan ngỗng, cá hồi còn có chả giò, xôi gấc, heo quay, món ốc nhồi của Tây thay vì được ướp với bơ sẽ được chấm với nước mắm gừng. Phần tráng miệng thay vì bánh bouche de Noel, chocolat thì có chè, có nhãn, bánh chuối... Văn hoá ẩm thực của xứ người được phong phú hoá bằng hương vị á đông, Tây-Việt đề huề:

 

“Saint Sylvestre thì chị hay đi với bạn bè, hoặc là tổ chức ở nhà một người bạn, hoạc là tổ chức ở một cái restaurant. Ăn thì cũng giống như menu (thực đơn) của Tây, đại khái là foie gras (gan ngỗng) saumon ( cá hồi), cũng có chapon… marron. Chỗ này thì chủ là người Việt Nam thành ra họ có thêm soupe Thái, salade fruit de mer ( gỏi đồ biển) sau đó thì cũng hơi bắt chước Tây: ăn xong thì cũng nhẩy đầm.”

 

Nhưng không phải ai cũng thích thức ăn Tây. Có người cũng quay về với thói quen ẩm thực muôn đời của mình:

 

“Có những gia đình Việt Nam không thích ăn đồ tây trong đêm giao thừa vì họ nói rằng họ đã ăn dồ tây trong đêm Noel, nên họ chỉ thích ăn đồ Tàu.”

 

Vui Chơi Thỏa Thích

 

Thực đơn của người trẻ gốc Việt thì Tây hơn, món gà quay được ăn vói khoai tây xào tỏi thay vì xôi, các món ăn được chuẩn bị cầu kỳ, đúng phong cách, món nào, rượu đó. Và phải nói là nhiều, rất nhiều món, món ăn trước, dọn trước, món ăn sau, dọn sau, mỗi món dùng đĩa, dao khác nhau chứ không bày tất cả lên bàn cùng một lần như bàn tiệc người Việt. Chúng ta hãy thử xem thực đơn của Mỹ Linh và các bạn trẻ xem họ có gì năm nay?

 

“Tụi con sẽ ăn huitre au champagne: huitre được ướp với sâm banh và hạnh nhân xắt mỏng và su đó cho vào lò nướng, sau đó tụi con sẽ ăn bulot (ốc), huitre (hào), fruit de mer (đồ biển), sau đó sẽ ăn foie gras frais, (gan ngỗng chưa chín) foie gras được chiên lên ăn với xoài và bơ, ăn với chút xíu salade, và ăn với carpaccio coqui saint jacques: coqui saint jacques được xắt rất mỏng, ăn sống với huile d’olive (dầu ô-li-ve) vinaigre au basilic. Sau đó thì tụi con ăn gibier (1 loại nai), cerfe (nai rừng), biche (nai con) ăn với purée de marron (hạt dẻ nghiền) cái này phải uống rượi đỏ. Sau đó là dessert (tráng miệng): trái cây, salada de fruit, bánh.”

 

000_Par7427506-250.jpg(Hình AFP: Hội chợ Giáng sinh và Năm mới ở Strasbourg, Pháp hôm 26/12/2012.)

 

Ngày 1 tháng Một đối với Tây Phương không phải là ngày quan trọng mà đêm Giao thừa mới là đêm vui chơi thỏa thích sau 1 năm làm việc. Đêm Giao thừa còn được gọi là đêm Saint Sylvestre. Theo lịch của người Pháp, mỗi ngày trong năm mang tên của một vị thánh. Đêm 31 tháng 12 được mang tên của Thánh Saint Sylvestre. Sylvestre là một người La Mã, con trai của linh mục Rufinus. Sau khi lén chôn xác của Timothy, một thánh tử đạo bị chặt đầu theo lệnh của Thị trưởng thành phố là Tarquinius. Sylvestre bị thị trưởng Tarquinius bắt buộc phải bỏ đức tin của mình và giao tài sản của Timothy cho Thị trưởng Tarquinius, Sylvestre từ chối và bị bắt giam. Sau khi thị trưởng Tarquinius chết vì bị mắc xương cá, Sylvestre được thả và thụ phong linh mục. Sau đó ngài trở thành đức giáo hoàng thứ 33.

 

Thánh Saint Sylvestre chết ngày 31 tháng 12 năm 335. Ông được chôn cất tại nghĩa trang St Priscilla, thành phố La Via Salaria, nước Ý.

 

Vào đêm Saint Sylvestre mọi người tụ họp ăn uống cùng bạn bè, đợi đúng 12 giờ đêm thì mở champagne và ôm hôn nhau, chúc nhau “bonne année” tức là một năm mới may mắn. Trong thời đại tin học, hàng triệu tin nhắn được gửi cho người thân ở xa qua điện thoại, email thay cho tấm thiệp chúc Tết nay đã lùi vào quá khứ. Tại Paris, hàng trăm ngàn thanh niên, thiếu nữ chọn đại lộ Champ Elysée hay tháp Eiffel làm nơi giã từ năm cũ và đón mừng năm mới:

 

“Những người trẻ thì hay đi Champ Elysée hoặc đi tour Effel cũng có hoặc đi Place de la Concorde… cũng đông lắm! Tháp Effel thì 1 trong 2 năm có feu d’artifice (pháo bông), rất là đẹp ở trên tour Effel. Ở Champ Elysée thì cũng có cái truyền hình lớn, cùng nhau làm cái décompte (đếm ngược) làm chung với nhau, đông lắm, hét một lượt với nhau, cũng vui lắm. 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1… sau đó là pháo bông thì mỗi người uống champagne, hôn nhau chúc năm mới, ai cũng ôm nhau, ngay cả những người không quen mình, họ cũng ôm mình để chúc giao thừa.”

 

Ngày đầu một năm, mà Việt Nam chúng ta gọi là Tết, là thời điểm mà mọi người dừng lại trên con dốc thời gian để nhìn lại một chặng đường đã qua, kết toán những vui, buồn, thành công, thất bại trong năm và cùng mong ước những điều tốt đẹp cho chặng đường trước mặt. Giao thừa năm nay, khi cùng bạn bè chúc nhau “bonne année” dưới vòng cây tầm gửi. Tường An cũng xin gửi lời chúc đến quý thính giả của đài Á Châu Tự Do một năm mới tốt lành với mọi ước nguyện sẽ thành hiện thực.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài Vở

 

 

Đặc Phái Viên Quốc Tế Brahimi Tới Nga Để Tìm Giải Pháp Cho Syria

 

Đức Tâm

 

*

 

(Hình REUTERS/Sergei Karpukhin:Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov (trái) và đặc phái viên quốc tế Lakhdar Brahimi tại Matxcơva ngày 29/12/2012. Ngoại Trưởng Nga Serguei Lavrov (trái) và đặc phái viên quốc tế Lakhdar Brahimi tại Mạc Tư Khoa ngày 29/12/2012.)

 

(RFI) Sau các cuộc thảo luận với chính quyền Damascus và phe đối lập Syria, hôm 29/12/2012 ông Lakhdar Brahimi tới Nga với hy vọng cùng Mạc Tư Khoa tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Syria.

 

Trong những ngày qua, lập trường của Nga đã có những thay đổi và Mạc Tư Khoa tỏ ra năng động hơn trong hồ sơ này, khi tiếp Thứ Trưởng Ngoại giao Syria và kêu gọi Tổng Thống Bachar Al Assad phải nỗ lực tối đa để thực hiện các ý định đối thoại với phe đối lập.

 

Ngày 28/12, Mạc Tư Khoa đã mời lãnh đạo đối lập Syria sang Nga để đàm phán nhằm giải quyết xung đột. Thế nhưng, đối lập Syria đã bác bỏ lời mời này. Từ Beirut, thông tín viên Paul Khalifeh của đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm thông tin:

 

“Phe đối lập Syria đã đáp lại nhanh chóng và ngắn gọn lời mời của Nga tham gia đối thoại để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng. Lãnh đạo phe đối lập Syria không những bác bỏ đề xuất của Nga, mà còn yêu cầu Mạc Tư Khoa phải xin lỗi. Một ngày trước khi đặc phái viên quốc tế, ông Lakhdar Brahimi tới Mạc Tư Khoa, hôm qua trong cuộc họp báo, Ngoại Trưởng Nga Serguei Lavrov đã kêu gọi mở đối thoại giữa Tổng Thống Syria Bachar Al Assad và phe đối lập.

 

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình Qatar Al Jazira, ông Ahmad Mouza Al Kathib đã khẳng định là phe đối lập sẽ không tới Mạc Tư Khoa, và ông muốn Ngoại Trưởng Nga phải xin lỗi vì đã can thiệp vào công việc của Syria và không lên án hành động thảm sát thường dân Syria.

 

Thái độ khước từ của phe đối lập nhắm vào Nga và đặc phái viên quốc tế. Ông Lakhdah Brahimi hôm 29/12 sang Nga để thảo luận về kết quả các cuộc hội đàm của ông với chính quyền Damascus. Ngày 28/12, nhiều biểu ngữ chỉ trích đặc phái viên quốc tế xuất hiện trong các cuộc biểu tình ở Syria. Họ tố cáo hoạt động của ông Brahimi như là việc cấp giấy bảo chứng, chạy tội cho chế độ Damascus.

 

Những phản ứng này chứng tỏ là các kế hoạch giải quyết khủng hoảng đang được thảo luận hiện nay không được phe đối lập Syria ở ngoại quốc chấp nhận. Các giải pháp này xoay quanh việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp có đầy đủ quyền lực và chịu trách nhiệm tổ chức bầu cử. Nhưng việc ra đi của Tổng Thống Assad không còn được nêu ra như là điều kiện tiên quyết cho mọi giải pháp. Chính điểm này đã làm cho phe đối lập Syria ở ngoại quốc nổi giận, trong lúc phe đối lập tại Syria dường như không có thái độ cứng rắn như vậy nữa”.

 

Sau cuộc hội đàm với đặc phái viên quốc tế Lakhdar Brahimi, Ngoại Trưởng Nga Sergueil Lavrov tuyên bố: “Xung đột tiếp tục leo thang. Nhưng chúng tôi cùng đồng ý rằng vẫn có khả năng đạt được một giải pháp chính trị” cho cuộc xung đột ở Syria. Lãnh đạo ngành ngoại giao Nga cũng nói là ông “ngạc nhiên” về việc phe đối lập Syria từ chối lời mời đàm phán của Mạc Tư Khoa.

 

Về điều kiện tiên quyết mà phe đối lập Syria đưa ra cho các cuộc đàm phán, Ngoại Trưởng Lavrov cho biết: “Liên quan đến Bachar Al Assad, trong các cuộc gặp riêng và công khai, ông ta đều nhắc lại là ông không có kế hoạch ra đi và sẽ tiếp tục giữ chức vụ này. Không có khả năng thay đổi lập trường trên”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thế Giới Tam Cực: Mỹ, Trung Quốc và Đức

 

Lê Phước

 

*

 

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/us-china-eu-.jpg(Hình DR)

 

(RFI) Tuần san Courrier International của Pháp và tuần san The Economist của Anh vừa hợp tác phát hành một số báo đặc biệt cuối năm ra ngày 30/12/2012 mang tên “Thế giới năm 2013” với nhiều dự báo khắp năm châu cho năm mới. Trong đó, bài đáng chú ý nhất là bài chạy tựa “Hai ông vua thế giới và một nữ hoàng”, nhận định rằng tương lai thế giới sẽ do ba nước sau đây làm đầu tàu: Mỹ, Trung Quốc và Đức.

 

Trung Quốc và Mỹ Sẽ Phân Chia Thế Giới?

 

Trước tiên đến với Hoa Kỳ, bài viết cho biết, nhiệm kỳ thứ nhì của Tổng Thống Barack Obama sẽ ưu tiên vào công việc nội trị, và trong kỳ tranh cử thì việc nội bộ nước Mỹ cũng chiếm vị trí trọng tâm. Ấy thế nhưng theo bài viết, vấn đề ngoại giao cũng sẽ được ông Obama chú ý bởi vì rất nhiều lý do mà trong đó có việc độ căng thẳng của một số hồ sơ đặc biệt trên thế giới dường như đang chạm đỉnh, như Iran và Syria chẳng hạn. Một nguyên nhân khác sâu xa hơn đó là việc cuộc chạy đua giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc đang bước sang một giai đoạn mới, bởi ở hai nước đều vừa có một lãnh đạo chóp bu mới.

 

Tại Trung Quốc, một “đối thủ” mới của Tổng Thống Obama đã “lên ngôi” hồi tháng 11 rồi, đó là tân Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Tập “lên ngôi” trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng tiến gần nền kinh tế Hoa Kỳ trong cuộc đua kinh tế thế giới. Vì thế, bài viết nhận định, năm tới đây, một trong những chiến trường đầu tiên của ông Obama sẽ là chiến trường kinh tế. Kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn, còn thêm rắc rối với vấn đề “vách đá tài chính”. Bài viết dự đoán, các doanh nghiệp Trung Quốc thường có nhiều vốn và là doanh nghiệp quốc doanh, sẽ tham gia mua lại các doanh nghiệp gặp khó khăn của Mỹ, và sẽ tậu được những hợp đồng kết xù tại Mỹ.

 

Một hồ sơ ngoại giao khác cũng sẽ khiến cho hai cường quốc này chạm trán nhau, đó là những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Trung Hoa liên quan đến nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản, Nam Hàn, Việt Nam, Phi Luật Tân… Các tranh chấp này lại có nguy cơ kéo dài và lại diễn ra giữa Trung Quốc và một số nước đồng minh của Mỹ. Thêm vào đó, Trung Quốc ngày càng không dấu tham vọng bá chủ, nên đã tăng cường hiện đại hóa Hải quân.

 

Hồ sơ Bắc Hàn cũng sẽ khiến cho ông Tập Cận Bình và ông Obama phải tính đến trong quan hệ ngoại giao. Chưa hết, còn việc Mỹ và Trung Quốc luôn bất đồng ý kiến về vấn đề nguyên tử Iran và cuộc khủng hoảng tại Syria. Đây là những vấn đề mà theo bài viết là rất hóc búa đối với ông Tập Cận Bình và ông Obama.

 

Đức Tiếp Tục Ngự Trị Châu Âu?

 

Đến với Châu Âu, bài viết cho rằng, Thủ Tướng Đức Angela Merkel là một “nữ hoàng”. Dù rằng bà Merkel có muốn danh hiệu này hay không thì báo chí cũng đã nhiều lần nhận định về vai trò “lãnh đạo Châu Âu” của bà.

 

“Vương quốc Châu Âu” của bà Merkel đang gặp khủng hoảng trong khu vực đồng Euro (Eurozone), đến mức mà đồng tiền chung châu Âu có nguy cơ sụp đổ. Bài viết đưa ra hai khả năng với hai nhận định. Nếu Eurozone tan rã vào năm 2013 thì việc đó sẽ hại đến hình ảnh của bà Merkel bởi bà là người tiên phong trong việc thúc ép các nước thi hành chính sách khắc khổ. Và một khi kinh tế Châu Âu gặp nạn thì tiến trình phục hồi kinh tế của nước Mỹ cũng sẽ bị vạ lây.

 

Tuy nhiên, bài viết hy vọng nhiều vào viễn cảnh thứ hai: Đó là vào năm 2013 đồng Euro sẽ không sụp đổ, mà sẽ tiếp tục tồn tại và tiến về một cấu trúc Châu Âu theo kiểu liên bang. Và trong cái viễn ảnh đó, thì bài viết nhấn mạnh: Bà Merkel một khi tái cử sẽ có sức nặng hơn nữa trong Liên Hiệp Âu Châu, dù rằng ở các thể chế cấp Châu Âu bà Merkel không hề giữ một chức vụ chính thức nào.

 

Như vậy, sau cái thời chiến tranh lạnh với thế giới lưỡng cực Mỹ-Liên Xô, thì bài viết vẽ ra một viễn ảnh thế giới tam cực với hai ông vua ngự trị thế giới là Mỹ và Trung Quốc và một bà hoàng ngự trị tại Châu Âu là nước Đức, mà đại diện là bà Angela Merkel.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quan Hệ Trung-Nhật Sẽ Tiếp Tục Xấu Đi Trong Năm 2013?

 

Duy Ái

 

*

 

(Hình AP: Tân Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe.)

 

(VOA) Những mối căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản vì vụ tranh chấp chủ quyền một quần đảo không người ở ở Biển Đông Trung Hoa tiếp tục gia tăng trong hai tuần qua, với việc Tokyo ra lệnh cho chiến đấu cơ bay lên nghênh cản các máy bay trinh sát biển của Trung Quốc bay vào không phận của dãy đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Các nhà phân tích cho rằng quan hệ Trung-Nhật trong năm tới sẽ tiếp tục xấu đi, thậm chí còn có thể xảy ra chiến tranh, vì tân Thủ Tướng Shinzo Abe của Nhật là một người thuộc phe diều hâu cánh hữu trong khi tân Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình chưa có đủ uy thế để theo đuổi một đường lối mềm mỏng, linh hoạt hơn nhằm giải quyết những vụ tranh chấp chủ quyền.

 

Hôm 27/12/2012 vừa qua, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho biết họ sẽ “giám sát chặt chẽ” và “cảnh giác cao độ” trước những hoạt động của Lực lượng Tự vệ Hàng không Nhật Bản, sau khi Tokyo liên tục ra lệnh cho các phản lực cơ chiến đấu cất cánh khẩn cấp để nghênh cản các máy bay hải giám của Trung Quốc bay vào không phận của quần đảo mà hai nước đều tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông Trung Hoa.

Tân Hoa Xã trích lời ông Dương Vũ Quân, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, nói rằng “chúng tôi kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ… để bảo đảm an toàn cho các hoạt động chấp pháp trên biển… để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi hải dương của quốc gia.”

 

Quần đảo đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc, Nhật gọi là quần đảo Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư

​​

Ông Dương Vũ Quân cũng tố cáo Nhật Bản mượn oai nước Mỹ để hù dọa Trung Quốc và cho rằng mưu toan đó chắc chắn sẽ thất bại.

Ông Dương Vũ Quân phát biểu như vậy đúng hai tuần sau khi tính chất kịch liệt của vụ đối đầu tăng lên tới một mức độ cao hơn, với việc máy bay hải giám của Trung Quốc lần đầu tiên tiến vào không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khiến Nhật Bản phải điều động 8 chiếc chiến đấu cơ F-15 đến nơi để ứng phó.

Những sự việc tương tự cũng xảy ra vào ngày 22 và 24 tháng 12.

Tokyo mô tả hành động của Bắc Kinh là “một hành vi khiêu khích đáng kinh tởm”, nhưng phát ngôn viên Hoa Xuân Doanh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng đó là một hành động “hoàn toàn bình thường” vì khu vực này “là một phần của lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa.”

Trong cuộc họp báo hôm 26/12, bà Hoa Xuân Doanh cũng cho biết Trung Quốc hy vọng Nhật Bản sẽ theo đuổi đường lối phát triển hòa bình và đóng một vai trò xây dựng cho hòa bình khu vực.

Tại Nhật Bản, việc ông Shinzo Abe trở lại giữ chức Thủ Tướng đã làm nhiều nhà quan sát e rằng vụ đối đầu ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ trở nên kịch liệt hơn.

Trong thời gian vận động bầu cử Hạ Viện, ông Abe đã khích động tình cảm dân tộc qua những lời hô hào cho việc xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh hơn và đảng Tự do Dân chủ của ông cũng cho biết Nhật Bản có thể sẽ tiến hành công tác xây dựng trên những hòn đảo mà chính phủ đã mua lại từ tay sở hữu chủ người Nhật hồi tháng Chín.

Trong cuộc họp báo hồi trung tuần tháng này sau cuộc bầu cử, ông Abe tái khẳng định yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Senkaku và nói rằng không có cơ sở nào đề tiến hành đàm phán về vấn đề chủ quyền vào thời điểm này.

Các nhà phân tích tình hình Đông Á cho rằng quan hệ Trung-Nhật trong năm 2013 tới sẽ tiếp tục xấu đi, vì tân Thủ Tướng Abe là một người thuộc phe diều hâu cánh hữu, trong khi tân Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình chưa có đủ uy thế để theo đuổi một đường lối mềm mỏng, linh hoạt hơn nhằm giải quyết những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Ông Malcolm Cook, một chuyên gia an ninh Đông-Bắc Á của Đại học Flinders ở Úc Ðại Lợi, cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:

“Với giới lãnh đạo mới ở Trung Quốc, chắc chắn là trong năm tới chúng ta sẽ không thấy ông Tập Cận Bình hay ông Lý Khắc Cường có những bước táo bạo về chính sách đối ngoại có thể được xem là hòa hoãn hơn đối với các nước khác, chẳng hạn như Nhật Bản, là nước nằm ở trung tâm của chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. Vì vậy tôi nghĩ rằng trong năm 2013 các mối quan hệ chính trị trong vùng Đông-Bắc Á -- giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Nam Hàn, và có thể là với liên bang Nga, sẽ nguội lạnh hơn so với năm nay.”

Giáo sư Hugh White, một nhà nghiên cứu chiến lược của Đại học Quốc gia Úc Ðại Lợi, còn có một cái nhìn bi quan hơn.

Ông cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản cùng với đồng minh của Nhật là Hoa Kỳ đang lâm vào một thế kẹt có thể đưa tới một cuộc chiến tranh ở Á châu mà không bên nào muốn có.

Trong bài viết đăng trên tờ The Sydney Morning Herald hôm 26 tháng 12, ông White cho rằng Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc -- ba nước dính líu tới cuộc chiến tranh có thể xảy ra, không nước nào có thể nhượng bộ vì làm như vậy sẽ mang lại những hệ quả nghiêm trọng cho thế lực và địa vị của mình: đối với Nhật Bản, việc nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc sẽ đồng nghĩa với việc thừa nhận quyền chèn ép của Trung Quốc và chấp nhận một sự thật là Hoa Thịnh Ðốn không thể giúp cho Tokyo; đối với Hoa Kỳ, việc không hỗ trợ cho Tokyo không những sẽ phá hủy mối quan hệ đồng minh với Nhật Bản mà còn đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng Hoa Kỳ không còn là một cường quốc hàng đầu ở Á châu và chiến lược “trục xoáy” Á châu chỉ là một hành vi làm dáng; và đối với Trung Quốc, việc lùi bước trong vụ tranh chấp đảo Điếu Ngư sẽ chứng tỏ là Hoa Kỳ tiếp tục nắm giữa vị thế bá chủ ở Á Châu-Thái Bình Dương.

Mặc dù vậy, theo Giáo sư Cook của Đại học Flinders, tuy những mối căng thẳng vì vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản với Trung Quốc có phần chắc sẽ tiếp tục, nhưng ông không nghĩ rằng đôi bên sẽ xảy ra chiến tranh. Ông nêu lên sự kiện là khi được bầu làm Thủ Tướng lần trước vào năm 2006 ông Abe đã chọn Trung Quốc làm nơi để thực hiện chuyến công du ngoại quốc đầu tiên nhằm giảm thiểu những mối căng thẳng.

 

(

Giáo sư Carl Thayer

​​

Ông Carl Thayer, một chuyên gia chính trị Á châu của Đại học New South Wales ở Úc Ðại Lợi, cho rằng tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ buộc Thủ Tướng Abe của Nhật Bản và Tổng Bí Thư Tập Cận Bình Trung Quốc phải đặt các vấn đề quốc nội làm ưu tiên trong nghị trình làm việc:

“Cả hai nhà lãnh đạo, nhất là ông Abe, có những vấn đề quốc nội to lớn cần phải lo liệu, đặc biệt là những vấn đề về kinh tế. Vì vậy cho nên có phần chắc là họ không muốn một vụ khủng hoảng về chính sách đối ngoại gây trở ngại cho việc đối phó với các vấn đề quốc nội.”

Sau khi chính thức nhậm chức Thủ Tướng hôm 26/12 vừa qua, ông Abe cho biết ông quyết định phái ông Masahiko Komura, Phó Chủ Tịch Đảng Dân chủ Tự do, làm đặc sứ đến Trung Quốc để cải thiện quan hệ với Bắc Kinh. Ông cũng phái các đặc sứ đến Nam Hàn và Nga, là hai nước mà Nhật Bản cũng có những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Tuần trước, ông Abe cũng cho biết ông muốn “thực hiện những nỗ lực để quay lại khởi điểm của việc phát triển các mối quan hệ đôi bên cùng có lợi dựa trên những lợi ích chung về chiến lược “ với Trung Quốc. Ông Abe nói thêm rằng quan hệ Trung-Nhật “là một trong những mối quan hệ song phương cực kỳ quan trọng.”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung Quốc Tung Tiền Mua Cảng Pirée (Hy Lạp)

 

Mai Vân

 

*

 

(RFI ) Báo Le Monde ngày 29/12/2012 chú ý đến Trung Quốc, hay nói đúng hơn là tập đoàn vận tải biển hàng đầu Trung Quốc Cosco, đã mang tiền đầu tư vào Hy Lạp, và đã thành công mỹ mãn. Dĩ nhiên là tập đoàn đã chọn đúng mục tiêu, mua lại một bến của cảng Pirée nổi tiếng. Le Monde nêu bật và khen ngợi sự kiện này trong hàng tựa: “Thuyền trưởng Fu, người Trung Quốc đã vực dậy cảng Pirée.”

 

Le Monde ghi nhận là hoạt động đã tăng lên 70% từ khi chi nhánh của tập đoàn Cosco, Pyraeus Container Terminal (PCT) mua lại cảng container chủ yếu của Pirée cách đây ba năm. Người đứng đầu PCT, ông Fu, đã cho tân trang lại bến cảng này, xây dựng một số hạ tầng cơ sở. Một bến mới đang được xây dựng và có thể đón tàu vào mùa Xuân năm tới.

 

Khác với những nơi khác, theo ông Fu, trên tổng số 270 nhân viên của Cosco, chỉ có 7 người Trung Quốc mà thôi. Giữa hai bên Trung Quốc và Hy Lạp có vẻ rất hợp. Nếu ở Châu Âu, người ta thường nhìn người Hy Lạp như hạng người ít chịu khó làm việc nếu không muốn nói là lười biếng, nhưng ông Fu thì chỉ có những lời khen đối với nhân viên Hy Lạp làm việc với ông...

 

Nhìn hình ảnh và bản đồ vùng Địa Trung Hải trong phòng làm việc của lãnh đạo công ty PCT, tác giả bài báo càng hiểu rõ tính toán của Trung Quốc khi đầu tư vào cảng Pirée: một cảng chiến lược, không xa kênh đào Suez mà tàu hàng Trung Quốc thường qua lại. Cảng Pirée là cửa ngõ chính để đến vùng Nam Âu và vùng phía Đông châu Âu khi đi về Hắc Hải và Nga.

 

Tóm lại Trung Quốc có vẻ toại nguyện về đầu tư ở Hy Lạp, Athens cũng vậy. Trong tình hình khủng hoảng kinh tế tài chính mà Hy Lạp đang kinh qua, đầu tư của Trung Quốc với nhiều dự án xây dựng hạ tầng cơ sở mới rất được chính phủ hoan nghênh, trong bối cảnh khó khăn này của Hy Lạp, “cuộc hôn nhân vì quyền lợi” giữa Hy Lạp và Trung Quốc sẽ còn tiếp diễn.

 

Tập đoàn Cosco và các tập đoàn đóng tàu của Hy Lạp cũng có quan hệ rất tốt. Phía Hy Lạp đóng tàu ở các công trường Trung Quốc và cũng không phải là đối thủ cạnh tranh với Cosco vì tập đoàn này chuyên về tàu chở container.

 

Tuy nhiên cũng như ở những nơi khác mà Trung Quốc đầu tư, chỉ có người lao động là giới bị thiệt, với đồng lương trả rẻ mạt. Các công đoàn ở Hy Lạp thường xuyên lên tiếng phản đối, kêu gọi đình công, như họ đã làm suốt mấy tuần lễ khi Cosco đến cảng Pirée vào mùa Thu 2009.

 

Trung Quốc Đi Mua Thế Giới

 

Báo Le Figaro ngày 29/12 cũng chú ý đến đầu tư trực tiếp Trung Quốc ở bên ngoài, mà theo tờ báo đã tăng 25% trên một năm, đặc biệt là vào lãnh vực công nghiệp và dịch vụ.

 

Mở đầu bài viết, tác giả Arnaud De La Grange, thông tín viên của Le Figaro tại Bắc Kinh, nhận xét hóm hỉnh: “Trung Quốc không mua cả thế giới như một số người lo ngại, nhưng họ vẫn tiếp tục mua sắm!”

 

Bộ Thương Mại Trung Quốc vừa tiết lộ là đầu tư trực tiếp của Trung Quốc đã tăng 25% so với năm 2011. Việc mua sắm này còn sẽ tăng tốc. Bài báo trích lời Bộ Trưởng Thương mại Trung Quốc đã xác định: Tăng đầu tư ở ngoài là một xu thế không thể tránh khỏi. Trung Quốc không muốn chỉ đầu tư ồ ạt vào các công trái phiếu, như vào công trái Mỹ và ngồi lo tiền mình bị mất giá, mà Trung Quốc muốn đầu tư vào kinh tế thực thụ.

 

Trung Quốc đã đi thu mua, từ những công ty dịch vụ ở Mỹ - như gần đây tập đoàn bảo hiểm AIG thông báo ý định nhượng lại cho một tập đoàn Trung Quốc phần lớn vốn trong công ty ILFC, đứng thứ hai thế giới trong lãnh vực cho thuê-mua máy bay - cho đến các vườn nho ở Pháp. Trung Quốc cũng bỏ vốn vào các công ty nổi tiếng, như Club Med của Pháp trong ngành du lịch, hay Bang & Olufsen của Đan Mạch trong ngành điện tử.

 

Le Figaro nhìn thấy một chiều hướng mới rõ nét trong đầu tư của Trung Quốc ở ngoại quốc, đó là không phải chỉ chính phủ như trước đây, mà giờ đây các công ty Trung Quốc, cả công ty tư nhân, cũng đi mua sắm. Lãnh vực đầu tư không chỉ tập trung trên nguyên liệu mà bây giờ nhắm vào công nghiệp và dịch vụ, với tỉ lệ giờ đây là 50-50.

 

Châu Âu đang là nơi mà Trung Quốc thích mua hàng: Một phần ba các vụ mua, sáp nhập công ty của Trung Quốc đều thực hiện ở Châu Âu, trong khi ở Mỹ chỉ khoảng 20%.

 

Đồng Nhân Dân Tệ Trung Quốc Ngày Càng Có Giá

 

Báo Le Figaro ngày 29/12còn chú ý đến khía cạnh tài chính: các công ty ngoại quốc ngày càng vay mượn bằng đồng Nhân dân tệ. Công trái được mệnh danh là “dim sum bonds” của Hồng Kông (tên gọi các món hấp để điểm tâm được ưa thích tại Hồng Kông), mệnh giá bằng Nhân dân tệ, hiện nay rất được ưa chuộng. Theo ngân hàng Anh HSBC, lượng trái phiếu loại này lưu hành ở ngoại quốc có thể tăng từ 263 tỉ Nhân dân tệ (31,9 tỉ Euro) trong 11 tháng đầu năm 2012 lên thành 360 tỉ Nhân dân tệ vào năm tới.

 

Hiện nay hoạt động kinh tế Trung Quốc đã bị chậm lại trong 7 tháng liên tiếp, chỉ đạt tăng trưởng 7,4% vào quý 3 năm nay. Le Figaro nhìn thấy là sẽ khó thực hiện mục tiêu mà ông Tập Cận Bình đề ra là tăng phần đầu tư ngoại quốc, thúc đẩy tiêu thụ nội địa hầu tăng gấp đôi GDP từ đây đến năm 2020. Nhưng Bắc Kinh muốn dựa vào đồng tiền của mình để đạt ý muốn.

 

Đồng Nhân dân tệ là đồng tiền không chuyển đổi tự do được trên thị trường quốc tế, nhưng do chính quyền quy định tỉ giá hàng ngày. Chính điều này theo Le Figaro, khiến cho Bắc Kinh bị Châu Âu và Hoa Kỳ tố cáo là cố tình kềm giá đồng tiền để hỗ trợ xuất cảng Trung Quốc một cách bất chính.

 

Nhưng Trung Quốc, theo Le Figaro, còn có một đồng Nhân dân tệ “off-shore” dành cho người ngoại quốc, một đồng tiền chính thức song song với đồng Nhân dân tệ, và đã mang lại thành công cho công trái “dim sum” Hồng Kông. Với đồng off -shore này Trung Quốc vẫn có thể đọ sức trên thị trường tài chính thế giới nhưng vẫn dành cho mình quyền quyết định hoán chuyển hoàn toàn đồng Nhân dân tệ.

 

Đây là một hành động khôn khéo, và Trung Quốc đang khuyến khích các đối tác thương mại chi trả bằng đồng Nhân dân tệ hơn là bằng Mỹ kim. Các tập đoàn ngoại quốc bắt đầu tích trữ đồng Nhân dân tệ khắp nơi trên thế giới, và cả các ngân hàng trung ương cũng vậy.

 

Trung Quốc theo bài báo, hiện có những thỏa thuận tín dụng với nhiều nước từ Ba Tây, Nam Hàn, cho đến Tân Gia Ba, Mã Lai Á, và năm 2011 đã bắt đầu buôn bán bằng Nhân dân tệ với Nhật Bản, trong lúc mà đến nay 60% trao đổi hai bên là bằng Mỹ kim.

 

Theo ngân hàng Đức Deutsche Bank có đến 860 tỉ Nhân dân tệ nằm ngủ trong các ngân hàng trên thế giới, năm tới đây số lượng này có thể lên đến 1.250 tỉ. Và mỗi lần mà Bắc Kinh thúc đẩy các đối tác sử dụng đồng Nhân dân tệ, là Trung Quốc củng cố thêm quyền lực và thế đứng của mình đối với thế giới.

 

Tiếp tục tổng kết những sự kiện đánh dấu năm 2012, báo chí Pháp hôm nay đã tập trung nhiều trên lãnh vực kinh tế, bên cạnh tình hình Syria - như Le Monde trong tựa đầu trang nhất đưa độc giả đến thủ phủ kinh tế Alep, phồn thịnh ngày xưa, đã phải trải qua 6 tháng chiến tranh, chết chóc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hai Đầu Tàu Kinh Tế Đông Nam Á

 

Lê Phước

 

*

 

(RFI) Trong lĩnh vực kinh tế, hai tờ Courrier International và The Economist ngày 30/12/2012 nhìn về vùng Đông Nam Á với bài viết đáng chú ý: “Các quần đảo đang tràn đầy sức lực”, để chỉ sự lớn mạnh của hai nước thành viên Asean là Nam Dương và Phi Luật Tân.

 

Năm 2001, ngân hàng Goldman Sachs đã dùng thuật ngữ BRIC để chỉ bốn nước đầu tàu trong các nước tân hưng là Ba Tây, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong khi trước đó vào năm 1997, ngân hàng thế giới đã dùng tên “ngũ hùng” để chỉ các năm nước bao gồm 4 nước nói trên và Nam Dương. Nam Dương không được liệt tên vào nhóm BRIC, bởi vì khi ấy cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á lúc đó đã làm điêu đứng nền kinh tế nước này.

 

Thế nhưng, năm 2012 lại là năm không tốt đẹp đối với nhóm BRIC với chỉ số tăng trưởng không như mong đợi. Từ tháng 9/2011, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đã hạ chỉ tiêu tăng trưởng cho năm 2012 của bốn nước này đến 1,5% điểm trung bình. Nhưng kết quả này đã tạo điều kiện cho các nước tân hưng khác tiếp tục nổi lên, trong đó có Nam Dương.

 

Bàn về tiềm năng kinh tế của Nam Dương, bài viết cho biết, dân số nước này đông hơn Nga và Ba Tây, giàu hơn Ấn Độ. Những năm trước 1997, tăng trưởng của Nam Dương vượt cả ba nước Nga, Ba Tây và Ấn Độ. Còn năm 2012 thì nước này bắt đầu vượt trở lại Ấn Độ lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á trong những năm 1990. Dự đoán cho năm 2013, bài viết nhận định, thế mạnh dân số của Nam Dương sẽ tiếp tục được khẳng định khi vào năm tới dân số nước này sẽ vượt 250 triệu người. Đồng nội tệ của Nam Dương cũng ngừng mất giá. GDP Nam Dương trong năm 2013 ước tính sẽ vượt 1.000 tỷ Mỹ kim, đứng thứ 16 thế giới.

 

Phi Luật Tân là nước đông dân thứ nhì của Asean với 106 triệu người. Năm 2012, tăng trưởng của nước này đạt 5%, một con số mà cả trời tây mong ngóng. Đầu tư ngoại quốc vào Phi Luật Tân rất mạnh, nguồn tiền gửi về nước của người Phi Luật Tân ở ngoại quốc cũng không hề nhỏ. Hiện tại, Phi Luật Tân có trữ lượng hối đoái tương đương 120% tổng nợ ngoại quốc. Dự báo cho năm 2013, bài viết cho rằng, tăng trưởng của Phi Luật Tân sẽ đạt 6%.

 

Kinh Tế Thế Giới Năm 2013 “Khỏe” Hơn Năm 2012

 

Nhìn trên tổng thể nền kinh tế thế giới, Courrier International và The Economist đăng loạt bài dự phóng tóm lược cho năm 2013 với số liệu cụ thể trong từng lĩnh vực khác nhau.

 

Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 sẽ tiếp tục chậm, không đồng đều giữa các nước và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nguy cơ rõ ràng nhất đó là khủng hoảng khu vực đồng Euro sẽ tiếp tục ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp Châu Âu và của tất cả các nước xuất cảng nhiều đến khu vực này. Các chuyên gia dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 sẽ ở mức 3,5% tức chỉ tăng 0,4% so với năm 2012. Các doanh nghiệp sẽ dè dặt hơn trong việc đầu tư và tuyển nhân công.

 

Tại Mỹ và Nhật Bản, hiện đang gặp khó khăn ngân sách, sẽ không có bước đột phá trong năm mới. Trung Quốc sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2013. Chính sách nới lỏng điều kiện tín dụng và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của nước này sẽ ảnh hưởng mạnh đến kinh tế của các nước dồi dào nguồn nguyên liệu mà Trung Quốc đang cần như Úc, Canada hay các nước vùng Châu Mỹ La Tinh.

 

Một dự đoán khác cũng đáng chú ý: trao đổi mậu dịch thế giới năm 2013 sẽ tăng ở mức 4,3%, tức khá hơn năm 2012, nhưng kém hơn năm 2010 và 2011. Tình trạng bảo hộ mậu dịch của các nước sẽ tăng cao trong năm 2013, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tìm được thị trường xuất cảng thích hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cơn Đói của Trung Quốc và Mối Lo Ngại Cạn Kiệt Nguồn Hải Sản Đại Dương

 

Đức Tâm

 

*

 

(Hình REUTERS/Stringer:Các tàu đánh cá từ Chiết Giang, Trung Quốc đi đến ngư trường gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ngày 17/09/2012. Các tàu đánh cá từ Chiết Giang, Trung Quốc, đi đến ngư trường gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ngày 17/9/2012.)

 

(RFI) Nhu cầu ngày càng lớn về hải sản của Trung Quốc là một trắc nghiệm về quan hệ của Bắc Kinh với các nước. Đồng thời, việc gia tăng số lượng tàu cá của Trung Quốc gây lo ngại về mức độ khai thác cạn kiệt nguồn hải sản của đại dương.

 

Hôm thứ Tư, 26/12/2012, chính quyền Buenos Aires thông báo đã bắt giữ hai tầu cá của Trung Quốc trước đó hai ngày, vì các tàu này hoạt động trái phép trong vùng lãnh hải của Á Căn Ðình. Để ngăn chặn tàu cá Trung Quốc chạy ra vùng biển quốc tế, lực lượng tuần duyên Á Căn Ðình đã phải nổ súng cảnh cáo. Qua kiểm tra, hai tàu cá Trung Quốc đã đánh bắt hơn 10 tấn hải sản tại đây.

 

Chính quyền Á Căn Ðình nói rằng tàu Trung Quốc đã bị bắt ở ngoài khơi Patagonia, sâu 2 hải lý nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này. Thuyền trưởng của hai tàu đánh cá Trung Quốc đang bị tư pháp Á Căn Ðình thẩm vấn.

 

Sự việc này xẩy ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều tàu cá Trung Quốc xuất hiện trong các vùng có tranh chấp về chủ quyền và thương mại. Các tàu cá Trung Quốc đánh bắt hải sản ở vùng biển quốc tế và tại những khu vực được quy định trong các thỏa thuận song phương.

 

Theo giới chuyên gia, mặc dù đa số các tàu cá này làm việc cho những công ty tư nhân hoặc của chính chủ tàu, nhưng tại vùng biển châu Á, các tàu cá trở thành công cụ để Trung Quốc mở rộng hoặc khẳng định chủ quyền ở những nơi đang có tranh chấp.

 

Chỉ tính trong những tuần gần đây, Nam Hàn đã bắt giữ một tàu cá Trung Quốc và 24 thủ thủy, vì đã xâm nhập trái phép vào lãnh hải nước này ở biển Hoàng Hải. Còn Hà Nội thì tố cáo các tàu cá Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam ở Biển Đông. Hiện nay, tại biển Hoa Đông, nhiều tàu cá Trung Quốc vẫn lởn vởn gần khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo.

 

Theo các số liệu chính thức, Trung Quốc, một trong những nước tiêu thụ hải sản nhiều nhất thế giới, có thể đạt sản lượng 60 triệu tấn hải sản vào năm 2015, so với mức 53,7 triệu tấn vào năm 2010. Nhiều chuyên gia ngoại quốc nghi ngờ về số liệu này và cho rằng con số thật có thể còn cao hơn rất nhiều.

 

Bắc Kinh có kế hoạch phát triển đội tàu cá để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, với mục tiêu tăng 16% số tàu đánh bắt xa bờ vào năm 2015 so với số tàu của năm 2010. Như vậy, Trung Quốc sẽ có tới 2.300 tàu đánh bắt xa bờ, trong khi Hoa Kỳ chỉ có tổng cộng khoảng 200 tàu loại này.

 

Trong cuộc điều trần hồi tháng Giêng năm nay, ông Daniel Slane, thành viên tiểu ban đánh giá Quan hệ Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung (US-China Economic and Security Review Commission) của Hạ Viện Hoa Kỳ, được The Wall Street Journal trích dẫn, nhận định: “Trung Quốc đặc biệt sử dụng các nguồn lực của năm cơ quan an ninh biển của mình để củng cố các đòi hỏi (về chủ quyền) tại những vùng biển có tranh chấp, qua việc hộ tống các tàu cá Trung Quốc và tăng cường các lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa đối với các tàu ngoại quốc… Các đội tàu dân sự này cho phép Bắc Kinh duy trì sự hiện diện trên biển tại những nơi có tranh chấp chủ quyền mà không cần phải có sự hiện diện đáng kể hoặc công khai của Hải quân”.

 

Bắc Kinh nói rằng họ có chủ quyền ở Biển Đông và vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông, do vậy, Trung Quốc có quyền hộ tống các tàu cá của nước này đến những nơi đó.

 

Theo Tổ Chức Lương-Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), cơn đói hải sản của Trung Quốc tăng mạnh vào lúc 87% nguồn hải sản của đại dương đã bị khai thác tối đa hoặc quá mức, thậm chí cạn kiệt. Các số liệu do Trung Quốc cung cấp lại không đáng tin tưởng. Một báo cáo của Ủy Ban Âu Châu trong năm nay cho biết, Trung Quốc thông báo sản lượng đánh bắt ở vùng biển quốc tế của họ trong năm 2010 – 2011, chỉ vào khoảng 368.000 tấn, còn theo thẩm định của châu Âu, thì con số này lên tới 4,5 triệu tấn.

 

Bà Tabitha Grace Mallory, chuyên gia thuộc trường nghiên cứu quan hệ quốc tế John Hopkins, nhấn mạnh: Một trong những vấn đề lớn của Trung Quốc là sự thiếu hụt khả năng và phương tiện của cơ quan quản lý đánh bắt hải sản, không có khả năng kiểm tra và tăng cường thực thi pháp luật trước tình trạng các công ty đánh bắt hải sản tư nhân tăng nhanh, không tôn trọng các quy định.

 

Kế hoạch đóng tàu đánh bắt xa bờ đang được Bắc Kinh tăng cường thực hiện bởi vì, theo một nghiên cứu của bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tình trạng khai thác quá mức tại vùng biển các nước láng giềng như Bắc Hàn, Nam Dương và Miến Điện đã làm giảm sản lượng đánh bắt hải sản tại châu Á, còn tại vùng biển Tây Phi thì lại tăng 14% về khối lượng trong năm 2011, so với mức của năm 2010, tương tự tại Mauritania tăng 51%.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đến Lượt Đài Loan Đẩy Mạnh Việc Áp Đặt Chủ Quyền Tại Vùng Trường Sa

 

Trọng Nghĩa

 

*

 

Một tàu tuần tra của Việt Nam gần một đảo của Trường Sa.(Hình REUTERS: Một tàu tuần tra của Việt Nam gần một đảo của Trường Sa.)

 

(RFI) Sau ba chục năm bất động, chính quyền Đài Loan ngày 27/12/2012 đã tiết lộ quyết định thăm dò dầu khí trở lại tại vùng biển chung quanh đảo Itu Aba thuộc vùng quần đảo Trường Sa mà họ đang tranh chấp với Việt Nam, Phi Luật Tân và Trung Quốc. Đây là một bước mới của chính quyền Đài Bắc nhằm thúc đẩy đòi hỏi chủ quyền của họ trên Biển Đông, song song với một loạt hành động nhằm củng cố quyền kiểm soát thực tế của Đài Loan trên hòn đảo đã bị họ chiếm đóng từ năm 1956.

 

Theo kế hoạch thúc đẩy trở lại việc thăm dò dầu khí ngoài khơi hòn đảo mà họ gọi là Thái Bình (tên Việt Nam là Ba Bình), chính quyền Đài Bắc đã dự trù một ngân sách gần 600.000 Mỹ kim cho kế hoạch thăm dò sẽ kéo dài một năm. Trong công việc này, Cục Năng lượng thuộc Bộ Kinh Tế Đài Loan sẽ kết hợp với tập đoàn dầu khí Nhà nước CPC (Đài Loan Trung du). Tàu khảo sát địa chấn sẽ bắt đầu đến nơi hoạt động vào khoảng sau tháng Ba năm 2013.

 

Đây không phải là lần đầu tiên mà Đài Loan có ý định khai thác dầu khí trong khu vực họ tranh chấp chủ quyền với các láng giềng tại Biển Đông. Theo phó Ban Thăm dò và Khai thác của tập đoàn CPC, hãng này đã từng khoan thử một giếng tại khu vực đảo Itu Aba vào thập niên 1980, nhưng công việc đó đã không được tiếp tục vì không có kỹ thuật thích hợp để khoan dưới lớp san hô.

 

Tình hình hiện nay đã khác đi. Tập đoàn dầu khí nhà nước Đài Loan CPC trong thời gian qua đã phát triển và hiện đang tham gia nhiều dự án khai thác cùng với đại tập đoàn Canada Husky Energy, và nhất là tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc CNOOC, tại các khu vực nước sâu ở eo biển Đài Loan.

 

Quyết định tái khởi động công việc thăm dò dầu khí tại vùng Biển Đông đang tranh chấp, là diễn biến mới nhất trong một loạt những hành động có thể nói là quyết đoán hẳn lên của chính quyền Đài Loan trong thời gian gần đây, nhằm củng cố các đòi hỏi chủ quyền của họ trong khu vực.

 

Vào tháng Chín vừa qua, Đài Bắc đã quyết định tăng cường khả năng phòng thủ trên đảo Thái Bình (Ba Bình) bằng cách khai triển thêm trên đảo tám bộ đại bác tự hành 40 ly, cùng với loại súng cối 120 ly. Theo ông Lâm Úc Phương (Lin Yu Fang) một Dân Biểu thuộc Quốc Dân Đảng đang cầm quyền tại Đài Loan, việc tăng cường quân sự ​​sẽ hỗ trợ cho chính phủ trong việc thăm dò dầu khí.

 

Không chỉ quan tâm đến việc củng cố quyền kiểm soát thực tế của Đài Loan trên đảo Itu Aba, một Dân Biểu khác của Quốc dân đảng, ông Trần Trấn Chương (Chen Cheng Hsiang) còn khuyến cáo chính phủ tích cực thăm dò khai thác vùng các vùng biển khác gần quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Pratas (mà Đài Loan gọi là Đông Sa), và thiết lập ngay một cơ sở tiền phương để giám sát các vấn đề năng lượng, đánh cá và môi trường trong vùng.

 

Các động thái quyết đoán của Đài Loan đã gây ra một vài sự việc với Việt Nam, nước cũng đòi chủ quyền trong vùng Trường Sa, mà Ba Bình là hòn đảo lớn nhất. Theo thông tin từ phía Đài Loan, ngày 22/3 vừa qua, nước này đã cử hai tàu cao tốc của lực lượng tuần duyên để ngăn chặn hai chiếc tàu tuần tra của Việt Nam tiến vào vùng biển gần hòn đảo này. Bốn ngày sau, lại có hai chiếc tàu Việt Nam khác thâm nhập vào khu vực.

 

Vào lúc ấy, Bộ Ngoại Giao Đài Loan đã chính thức gởi công hàm phản đối phía Việt Nam, nhưng đã phủ nhận các thông tin báo chí, theo đó đã xẩy ra nổ súng nhân sự việc kể trên.

 

Theo các nhà quan sát, việc Đài Loan có dấu hiệu quyết đoán hơn trên vấn đề khẳng định chủ quyền tại Biển Đông diễn ra trong bối cảnh quan hệ của họ với Trung Quốc rất thuận thảo trên hồ sơ Biển Đông, đặc biệt là từ khi Quốc dân đảng trở lại cầm quyền ở Đài Bắc.

 

Mới đây, học giả Trung Quốc và Đài Loan đã quyết định bắt tay với nhau để nghiên cứu cách biện minh về mặt pháp lý cho đường lưỡi bò đang được Bắc Kinh dùng làm cơ sở thâu tóm Biển Đông. Không những thế, các học giả này còn khuyến cáo chính quyền hai bên hợp tác đồng khai thác các vùng đang tranh chấp.

 

Ý hướng phục tùng Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông của Quốc dân đảng đang cầm quyền lại vừa thể hiện rõ thêm vào hôm qua, khi Quốc Hội Đài Loan trong tay Quốc dân đảng đã bỏ phiếu bác bỏ một dự thảo nghị quyết của phe đối lập muốn khẳng định chủ quyền tối thượng của Đài Loan trước Trung Quốc.

 

Dự thảo này yêu cầu ba việc: Chính quyền Đài Loan phải lên án Trung Quốc về việc in phong cảnh Đài Loan trên sổ thông hành “lưỡi bò”; Tổng Thống Mã Anh Cửu phải tổ chức họp báo quốc tế để tố cáo vấn đề này; Chính quyền Đài Loan phải từ chối không công nhận sổ thông hành lưỡi bò của Trung Quốc là văn kiện hợp pháp để nhập cảnh Đài Loan.

 

Dự thảo nghị quyết của hai đảng đối lập Đài Loan đã bị Quốc Hội bác bỏ ngay từ đầu, thậm chí còn không được ghi vào chương trình nghị sự của cuộc họp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng Sản Việt Nam Gia Tăng Đàn Áp Tự Do Ngôn Luận

 

Thanh Phương

 

*

 

Ba người trong trang phục ông già Noel đột ngột xuất hiện tại Hà Nội chiều 27/12/2012 với biểu ngữ ủng hộ ba blogger bị xử ngày 28/12 ở Saigon.(Hình DR: Ba người trong trang phục ông già Noel đột ngột xuất hiện tại Hà Nội chiều 27/12/2012 với biểu ngữ ủng hộ ba blogger bị xử ngày 28/12 ở Sài Gòn.)

 

(RFI) Vụ bắt giữ Luật sư Lê Quốc Quân hôm 27/12/2012 vừa qua tại Hà Nội cho thấy chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp những người dám lên tiếng chỉ trích chế độ độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Theo nguồn tin từ thân nhân, Luật sư Lê Quốc Quân, một trong những nhà đấu tranh nhân quyền tại Hà Nội, đã bị công an bắt giữ khi đưa con gái đến trường. Công an cũng đã khám xét nhà cũng như văn phòng của Luật sư Quân và tịch thu nhiều tài liệu. Tờ Tuổi Trẻ hôm 28/12 loan tin là ông Lê Quốc Quân đã bị khởi tố về tội “Trốn thuế”.

 

Luật sư Lê Quốc Quân nổi tiếng chủ yếu vì ông là tác giả nhiều bài viết về dân chủ, đa nguyên và tự do tôn giáo đăng trên các trang blog. Ông cũng đã từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối những hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

 

Trước khi bắt giữ Luật sư Quân, công an Việt Nam đã gia tăng áp lực lên gia đình ông, chẳng hạn như đã bắt em trai của ông là nhà doanh nghiệp Lê Đình Quản tại Hà Nội ngày 30/10, cũng với tội danh “Trốn thuế”.

 

Tội danh “Trốn thuế” đã từng được sử dụng để bỏ tù blogger nổi tiếng Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, trong 2 năm 6 tháng. Mãn hạn tù, ông Nguyễn Văn Hải lại bị ghép vào tội “tuyên truyền chống Nhà nước” và đã bị kết án 12 năm tù trong phiên xử Sơ thẩm ngày 24/9, cùng với hai blogger khác là Tạ Phong Tần và Nguyễn Văn Hải. Trong phiên xử Phúc thẩm hôm 28/12, tòa đã y án tù đối với Điếu Cày vì ông vẫn dứt khoát không nhận tội, cũng giống như blogger Tạ Phong Tần.

 

Đối với ông Phil Robertson, Phó giám đốc châu Á của tổ chức Human Rights Watch, việc tuyên án các blogger nói trên với tội danh mơ hồ “tuyên truyền chống Nhà nước” cho thấy chính quyền Việt Nam “chối bỏ một cách có hệ thống các quyền tự do dân sự và chính trị”.

 

Theo nhận định của hãng tin AP hôm 28/12, tuy đã mở cửa kinh tế từ cuối thập niên 1980 và hội nhập với thế giới, nhưng Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ quyền tự do bày tỏ chính kiến. Toàn bộ các phương tiện truyền thông đều do Nhà nước kiểm soát. Báo chí tư nhân hoàn toàn bị cấm. Các blogger, các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền và những nhà hoạt động khác thường xuyên bị bắt giữ, bị kết án tù. Các phóng viên báo chí ngoại quốc cũng bị hạn chế nghiêm ngặt, không phải muốn đi đâu thì đi, muốn viết gì thì viết.

 

Trong bối cảnh đó, những năm gần đây, Internet đã trở thành một phương tiện đấu tranh hiệu quả của giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam, với vô số trang blog, trang Facebook chỉ trích chính quyền. Trên các trang mạng xã hội này, được mệnh danh là “báo lề trái”, lan truyền rất nhiều thông tin mà chính quyền vẫn bưng bít trên các báo chính thức.

 

Vào tuần trước, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã một lần nữa cảnh cáo các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam, khi ông tuyên bố tại hội nghị về phát triển kinh tế xã hội năm 2013: “Đặc biệt, phải hết sức cảnh giác, đấu tranh đối với kẻ xấu lợi dụng kỹ thuật cao, Internet để bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta”. Ông Dũng còn tuyên bố “dứt khoát không để nhen nhóm sự xuất hiện của các tổ chức phản động trên bất cứ địa bàn nào.”

 

Trong bản xếp hạng về tự do báo chí thế giới 2011-2012, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) xếp Cộng sản Việt Nam ở thứ hạng 172 trên 179, đồng thời vẫn xem Việt Nam là một trong những quốc gia “Kẻ thù của Internet”.

 

Tháng Năm vừa qua, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã từng kêu gọi mọi người đừng quên những phóng viên như blogger Điếu Cày, người đã bị bắt giữ vào năm 2008 trong bối cảnh chính quyền đàn áp hàng loạt “nhà báo công dân” ở Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công An Xâm Phạm Thân Thể Một Nữ Blogger Tại Đồn

 

Mặc Lâm

 

*

 

(RFA) Hôm 28/12/2012, khi phiên tòa Phúc thẩm xử ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh ba Sài Gòn diễn ra công an đã bắt giữ, cô lập rất nhiều người tới xem phiên tòa trong đó có nhiều blogger. Một trong những người bị bắt là blogger Hoàng Vi; cô không những bị bắt mà còn bị công an hạ nhục, chà đạp nhân phẩm một cách tồi tệ.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/hoang-vi-305.jpg(Hình trích từ nguồn VRNs: Hình ảnh cô Hoàng Vi sau khi bị công an TP HCM xúc phạm nhân phẩm hôm 28/12/2012.)

 

Hoàng Vi: Sáng nay, Vi biết có phiên tòa Phúc thẩm xử 3 blogger Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Khoảng gần 6 giờ sáng tôi bắt đầu ra khỏi nhà để đến dự phiên tòa. Khi tôi đi ngang qua trước tòa án thì thấy rất đông an ninh, không có người đi coi nhiều, nên tôi quyết định dừng xe ở một nơi gần đó và đi bộ đến.

 

Vào khoảng 8 giờ sáng tôi bắt đầu đi bộ qua công viên đối diện với Tòa án Nhân dân thành phố, thì khi bước qua công viên tôi thấy rất nhiều an ninh, nhưng tôi vẫn cứ đi. Khi đi ngang qua họ, họ thấy tôi và họ đứng lên đi theo, họ tập trung về hướng của tôi với rất nhiều camera hướng về tôi để chụp hình. Tôi vẫn bình thản và tìm cho mình một chỗ ngồi đối diện với Tòa án Nhân dân, đọc bài Kinh Hòa Bình để cầu nguyện cho những người đang bị xét xử trong tòa án.

 

Tôi ngồi tại đó được một chút xíu thì công an, an ninh đến xua đuổi đi chỗ khác. Họ nói chỗ này hôm nay không được ngồi bởi vì họ đang làm nhiệm vụ cho nên không được ngồi ở đây. Lúc đó tôi mới từ công viên băng qua đường đi về phía tòa án, nhưng rất đông công an và an ninh đứng chận ở cổng tòa án, cho nên tôi quay về ngồi ngay chỗ nhà chờ xe buýt gần với tòa án.

 

(Hình hồ sơ RFA, t3-bloggers-250.jpgừ trái: Blogger Điếu Cày, blogger Tạ Phong Tần, và blogger Anh Ba Sài Gòn.)

 

Ngồi ở đó được một chút thì tôi bắt chuyện với nhóm người vốn đã ngồi ở đó từ lâu rồi. Trong đó cũng có một hai người đến để xem phiên tòa nhưng họ không dám nói ra, khi tôi hỏi thì họ mới nói. Trong lúc chúng tôi đang nói chuyện thì công an kéo đến tiếp tục đuổi, không cho đợi xe buýt ở đó nữa. Tôi đi tới trạm xe buýt kế tiếp nhưng họ cũng không cho ngồi ở đó luôn. Thế là tôi quay trở lại công viên Bách Tùng Diệp đối diện với tòa án.

 

Mặc Lâm: Khi ngồi như vậy Hoàng Vi có thấy còn ai đến nữa không?

 

Hoàng Vi: Vừa bước qua công viên thì tôi gặp Vũ Sĩ Hoàng với Bách Việt cũng vừa đến. Tôi thấy họ thì gọi họ lại và ba anh em tìm một chỗ trong công viên ngồi chơi và nhìn qua phía tòa án xem bên đó có động tịnh gì không.

 

Đang ngồi chơi nói chuyện với nhau như vậy bỗng đâu công an và an ninh rất là đông, một lực lượng hùng hậu mình thấy rõ luôn, họ kéo nhau ào về hướng chúng tôi. Lúc đó tôi nghĩ là sẽ có chuyện gì đó xảy ra rất là gay cho nên mọi người giải tán đi về, không ở lại nữa.

 

Khi chúng tôi vừa đứng lên đi thì một chú công an cũng hơi lớn tuổi rồi đi nhanh về phía tôi và giật tay tôi lại bắt tôi phải trình giấy tờ. Tôi mới hỏi là đi dạo trong công viên mà cũng bắt phải trình giấy tờ là sao chú? Ổng mới trả lời rằng “Tôi là công an tôi có quyền kiểm soát xem giấy tờ của người dân”. Lúc đó tôi mới nói lại rằng “Đúng chú là công an thì chú có quyền hỏi giấy tờ của người dân, nhưng mà kiểm tra giấy tờ của người dân cũng phải đúng pháp luật, tức là sau 23 giờ đêm khi mà tôi còn lang thang ngoài đường thì chú mới có quyền kiểm tra giấy tờ của tôi, chứ bây giờ đang ban ngày ban mặt đi dạo chơi công viên mà đòi kiểm tra giấy tờ thì rất là vô lý.”

 

Tôi nói vậy mà ông ta vẫn một hai đi theo đòi kiểm tra giấy tờ, kèm theo đó là lực lượng đi theo ông ra rất là đông. Tôi cảm thấy là họ nhào vào bắt mình nên tôi bắt đầu chạy ra đường Lý Tự Trọng và la to cho mọi người đi đường chú ý. Lúc đó tôi nghe tiếng hiệu lệnh từ một người nào đó trong nhóm công an-an ninh phát ra đại khái là “Tóm lấy bọn nó”. Khi đó bắt đầu công an và an ninh nhào vào tóm lấy tôi và đẩy lên một chiếc xe đậu ở gần đó.

 

Mặc Lâm: Lúc ấy blogger Hành Nhân Vũ Sĩ Hoàng có bị bắt cùng với Hoàng Vi hay không?

 

Hoàng Vi: Hành Nhân Vũ Sĩ Hoàng thì bị họ túm lấy, đè cổ anh đó xuống và họ đấm vào mặt làm anh bị rách môi, và họ khiêng anh như là khiêng heo quăng tống lên xe. Trên xe họ tiếp tục đánh đập anh Sĩ Hoàng và tôi, sau đó họ chở tôi về đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh, còn Vũ Sĩ Hoàng thì bị họ chở đi đâu tôi không biết nữa.

 

Mặc Lâm: Về tới đồn công an rồi thì họ tuyên bố bắt Hoàng Vi về lý do gì?

 

Hoàng Vi: Không. Từ trước tới giờ trong những sự việc bắt giữ như thế này họ hoàn toàn không tuyên bố lý do gì hết trơn hết trọi.

 

Mặc Lâm: Vâng. Và Hoàng Vi có hỏi họ tại sao bắt mình mà không có lý do hay không?

 

Hoàng Vi: À, câu hỏi này thì lúc nào tôi cũng hỏi họ hết, nhưng mà câu trả lời của họ rất vô lý là “Tại sao bao nhiêu người tôi không bắt mà tôi lại bắt chị? Tôi bắt chị tất nhiên là chị phải làm gì thì chúng tôi mới bắt chớ. Bao nhiêu người đi tôi không bắt mà lại bắt chị vào đây.”

 

Khi đó tôi cũng phản ứng lại câu hỏi của họ “Các anh nói tôi có gì thì các anh phải chứng minh là tôi có gì chứ các anh đừng có nói cái kiểu vu khống tôi như vậy. Cứ bắt tôi vào đây nói là tôi có gì mà cuối cũng tôi có gì không? Hay là sau khi bắt tôi về đồn rồi tôi mới có gì?”, thì họ im và họ không nói nữa và họ hành động theo ý của họ thôi.

 

Cố Tình Làm Nhục

 

hoang-vi-250.jpg(Hình Dân Làm Báo: Chụp blogger Hoàng Vi bị an ninh/côn đồ bám theo xe, khủng bố, đập xe và gây thương tích trên đường về nhà sau khi dự sinh nhật của 3 blogger Trịnh Kim Tiến, Trăng Đêm, Bùi Minh Hằng tại quán Hương Đồng 4 quận Bình Thạnh, tối thứ Sáu 13/7/2012.)

 

Mặc Lâm: Theo tin tức chúng tôi nhận được với hình ảnh của Hoàng Vi cho thấy rằng công an phường Nguyễn Cư Trinh đã có những hành động xúc phạm nhân phẩm nếu không muốn nói là hạ nhục Hoàng Vi trong đồn công an. Hoàng Vi có vui lòng cho thính giả nghe lại sự việc này hay không?

 

Hoàng Vi: Dạ. Tôi nghĩ có lẽ đây là kế hoạch họ muốn làm nhục tôi. Họ đã bắt tôi nhiều lần. Nhiều lần họ đã dùng bạo lực cũng có, họ đã dùng tới vấn đề đó để mà dứt điểm tôi cũng có, nhưng họ vẫn không thể nào khiến tôi từ bỏ việc tôi làm.

 

Tất nhiên những người bắt tôi họ dùng biện pháp ngày một mạnh hơn, và lần này họ đánh tôi nhiều hơn những lần trước. Họ viện lý do họ nghi ngờ tôi giấu đồ vật phạm pháp trong người cho nên họ đề nghị phải xét người tôi.

 

Lúc đó tôi không nghĩ là dùng biện pháp thô bạo để hạ nhục mình, mà nghĩ rằng họ cố tình gán ghép mình vào một tội gì đó, thì khi đó tôi mới rằng “Nếu anh chị đã nói vậy thì thôi, anh chị dẫn tôi ra ngoài đường có bàng dân thiên hạ, tôi sẽ tự lột đồ tôi xuống để chứng minh sự trong sạch của tôi cho các người coi”.

 

Họ nói “Em là con gái, không lẽ anh chị làm vậy thì nhân phẩm này kia kia nọ của em ra sao. Người ta nhìn vô em rồi người ta đánh giá làm sao?”

 

Khi đó tôi mới trả lời rằng “Đúng rồi. Đối với phụ nữ thì nhân cách, nhân phẩm của họ quan trọng lắm, nhưng mà sự trong sạch của họ, sự vô tội của họ còn lớn lao hơn, cho nên để chứng minh cho sự trong sạch của tôi thì tôi có thể hy sinh điều đó được.”

 

Nhưng họ không nghe theo lời của tôi và họ vẫn làm theo ý của họ là họ nhào vào giữ chặt tôi và lột đồ tôi ra.

 

Mặc Lâm: Xin được ngắt lời Hoàng Vi, những người làm hành động lột đồ Hoàng Vi là nam hay nữ công an?

 

Hoàng Vi: Trong khi các phụ nữ cưỡng bức lột đồ tôi thì đám công an nam đứng nhìn, trong phòng cũng có mà ngoài phòng cũng có. Có một người cầm máy camera quay lại hết toàn bộ sự việc. Khi họ mới vừa giơ máy camera lên là tôi biết được ý định của họ không phải là vu vạ nữa, mà thực sự là họ muốn làm nhục mình để qua sự việc đó mình thấy mình bị tổn thương nhiều quá, mình bị mất nhiều quá thì mình chùn bước và mình bỏ cuộc thôi.

 

Khi nhận ra thủ đoạn của họ, âm mưu của họ như vậy cho nên tôi quyết định quay lại phía sau tại vì phía sau tôi ngồi có một cái gương soi. Tôi quay lại phía sau để chỉnh lại tóc tai cho gọn gàng, không còn lôi thôi lếch thếch, và quay lại cái camera và tôi chỉ thẳng vào cái camera và nói “Quay đi!”

 

Tôi nói lớn lên là “Quay đi! Quay nhớ post lên mạng để tôi và mọi người thấy được sự đê tiện của các người”, và bắt đầu từ đó tôi giữ tư thế và thái độ rất bình thản, và điềm nhiên cho họ quay. Quay một chặp xong thì mọi người bỏ ra ngoài hết, bỏ lại mình tôi trong phòng.

 

Mặc Lâm: Rồi sau đó họ có quay lại và hỏi han gì thêm Hoàng Vi hay không?

 

Hoàng Vi: Sau đó họ quay lại và tiếp tục dùng biện pháp mạnh hơn. Họ nói là họ còn muốn tìm đồ vật gì đó trên người tôi mà tôi vẫn còn giấu trên người. Họ nói họ đề nghị lột hết tất cả đồ luôn tức là cả đồ lót của tôi luôn. Họ còn đòi khám xét cả chỗ kín của tôi.

 

(Hình Dân Làm Báo: Khuya 2/10/2011, blogger Nguyễn Hoàng Vi đã bị một kẻ lạ mặt gây tai nạn đáng ngờ khi đang lái xe về nhà.)

 

Tôi không đồng ý điều đó, nhưng mà họ vẫn làm. Họ có số đông, tôi chống cự lại hết sức nhưng mà vẫn không lại họ. Bốn người họ nắm chặt lấy tay lấy chưn tôi và khiêng tôi lên bàn, kéo chưn kéo tay tôi dang ra và lột hết đồ tôi ra. Họ thọc tay vào chỗ kín của tôi. Xong rồi họ buông ra. Lúc đó tôi mệt quá, tôi ngồi thừ một lúc. Tôi suy nghĩ nhiều điều.

 

Sau khi suy nghĩ thông thoáng rồi tôi lấy lại thái độ bình thản, mỉm cười coi như không có chuyện gì xảy ra. Tôi thực sự bình tĩnh. Chắc là họ không hiểu tại sao tôi lại thay đổi như vậy.

 

Có một điều tôi bổ sung thêm là lúc họ làm xong những chuyện đó rồi thì họ muốn mặc lại đồ cho tôi. Nhưng trước đó tôi đã tuyên bố với họ là “Cởi đồ tôi ra đã khó rồi, nhưng mà muốn mặc đồ lại cho tôi còn khó hơn”, cho nên tôi không chấp nhận cho họ mặc lại đồ cho tôi. Họ cố gắng để mặc lại đồ cho tôi, nhưng họ cố gắng lắm mới mặc lại cho tôi được cái quần và họ lấy cái áo khoác của tôi, cái áo gió, họ trùm ngược lên người tôi, tại vì họ không mặc lại áo cho tôi được, nên họ phải dùng cái áo khoác đó. Và tôi vẫn giữ nguyên cách mặc như vậy.

 

Mặc Lâm: Rồi công an thả Hoàng Vi ra vào lúc nào? Họ giam giữ Hoàng Vi bao nhiêu tiếng đồng hồ?

 

Hoàng Vi: Ở bên phường Nguyễn Cư Trinh họ giữ tôi từ khoảng đâu 9 giờ rưỡi cho tới khoảng 12 giờ trưa thì họ bàn giao về công an phường của tôi, và ở đây họ giữ từ 12 giờ cho tới khoảng gần 7 giờ tối họ mới thả ra.

 

Mặc Lâm: Và khi thả thì họ cũng không có một biên bản nào để mà thả cả cũng như khi họ bắt vào?

 

Hoàng Vi: Không có biên bản gì về bắt người cũng như thả người, cũng không có biên bản gì về lấy đồ cũng như trả đồ gì cũng không có hết. À, mà có thì họ tự viết với nhau và tự ký với nhau mà không cần tới mình luôn.

 

Mặc Lâm: Xin chia sẻ nỗi đau khổ của Hoàng Vi và cũng xin chúc Hoàng Vi mau lành lại vết thương này và mau quên cú sốc như thế này. Một lần nữa chúc Hoàng Vi bình an.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngưỡng Mộ Em, Hoàng Vi

 

Cánh Cò

 

*

 

Những ngày cuối năm đọc lại những tin tức liên quan đến Thủ Tướng để ôn lại những gì xảy ra trong một năm đầy sóng gió của ông mới thấy Thủ Tướng là một người cực kỳ thông minh và cũng không kém thủ đoạn của một người làm chính trị.

 

Ông đem cả nhà làm... việc nước. Con trai là Thứ Trưởng, con gái là chủ một lúc nhiều tập đoàn, con út đang bắt đầu bước những bước đầu tiên vào sân chơi đầy sát thủ của sân khấu chính trị Việt Nam. Cả nhà như thế là trọn vẹn và lóng lánh với đủ sắc màu.

 

Để lái sự quan tâm của đảng ra khỏi gia đình mình, ông Dũng đem con bài Quan làm báo và Dân làm báo ra đánh lạc hướng dư luận mặc dù hai trang này thật sự nguy hiểm cho sự bưng bít mà chế độ cố giữ từ nhiều chục năm qua. Ông Dũng cấm ra báo tư nhân, cấm tập trung khiếu kiện, cấm làm đơn có đông người đứng tên. Những việc cấm đoán này là theo đúng chủ trương mục đích của Đảng chứ không phải của riêng ông.

 

Những vũ khí này sẽ làm Đảng sụp đổ nếu chúng được công khai vì vậy nhắc nhở đảng viên không đọc, không tin, không phát tán những trang web có nội dung xấu trong đảng viên là phương thuốc ngừa “nội loạn” cần thiết trong bất cứ lúc nào của các Đảng Cộng sản trên thế giới chứ không riêng Việt Nam.

 

Ông Dũng và các ông khác hiểu rõ điều này nên ra sức lập đi lập lại không tiếc giấy mực của báo chí quốc doanh. Nói chưa đủ, những buổi hội thảo chính trị trong toàn đảng, toàn quân được tổ chức rầm rộ là cách mà nhà nước tưởng sẽ chích ngừa hiệu quả nhằm chống lại tư tưởng “tiến bộ” trong Đảng.

 

Nhưng lời nói đi ngược hoàn toàn với việc làm đã khiến người đảng viên nào có chút lương tâm cũng đều thấy xấu hỗ. Từ xấu hỗ đi đến tránh né tham gia vào các buổi “chầu là chính” của các cuộc họp chi bộ. Từ xấu hỗ và ngờ vực, những đảng viên kỳ cựu trung thành nhất phải tự mình tìm hiểu hay nhờ con cháu giỏi kỹ thuật mở những trang web “phản động” để tự phân tích điều mà Đảng bao vây ngăn cấm.

 

Mở ra rồi mới thấy trong bao nhiêu năm qua mình đã lầm. Những khuôn mặt như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Đại tá Bùi văn Bồng, Đại tá Phạm Đình Trọng, Nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai cùng hàng trăm trí thức cách mạng khác đang bỏ tất cả sự nghiệp mà họ có trước đây để tranh đấu cho những gì mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang phản bội lại dân tộc, phản bội lại xương máu của họ và đồng đội.

 

Đảng không muốn họ nghe và thấy sự thật nên ngăn cấm. Lương tâm của người công sản chân chính đang nói nhỏ trong tai họ: Đây là những điều vu khống nhằm che giấu những âm mưu bán đứng quốc gia dân tộc bằng nhiều cách của lãnh đạo trước đây và bây giờ.

 

Đọc báo mạng rồi thì cách mạng lão thành cách mấy cũng phải bị sự thật khuất phục. Giàu như ông Dũng có mấy người tại Việt Nam? Sợi giây kinh tế trói các ngân hàng vào tay cô Phượng như thế nào được các trang gọi là “phản động” chứng minh rõ ràng và thuyết phục qua chính những chuyên gia kinh tế hàng đầu, núp dưới những bút hiệu xa lạ để phô bày mánh khóe của tập đoàn Ba Dũng.

 

Từ Bauxit Tây Nguyên bán cho Trung Quốc khai thác cho tới những hành vi nhu nhược đối với chính sách ngoại giao với Tàu. Cấm biểu tình chống Tàu, sách nhiễu, giam cầm, hạ nhục người đi biểu tình là phương cách tuy hạ đẳng nhưng lại được công khai sử dụng. Hai điều luật vi hiến được áp dụng cho bất cứ ai có ý kiến khác với nhà cầm quyền đều bị bắt giam và truy tố là điều 88 và 38 đã bị hàng trăm trí thức nổi tiếng công khai chống lại và kêu gọi đảng viên, cán bộ, công an, quân đội không nên nghe theo mà hãm hại người lương thiện.

 

Nếu biết tìm kiếm thông tin trên mạng thì những động thái này sẽ làm cho đảng viên tỉnh ngộ. Không thể nào mấy trăm trí thức hàng đầu Việt Nam lại toàn là những kẻ phản động! Không thể nào với bề dày cách mạng như thế họ lại đi ngược lại với nguyện vọng dân tộc, đất nước. Phải chăng ông Dũng và bộ sậu của ông ta đang nói ngược lại với sự thật?

 

Những ngày cuối năm, những sự kiện mới lại làm sáng tỏ hơn cái sự thật mà chính quyền của ông Dũng đang cố giấu diếm, che đậy bằng chiếc vung méo mó lệch lạc mang tên “diễn biến hòa bình”.

 

Vụ xét xử ba blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anhba Sài Gòn với cáo buộc vi phạm điều 88 bộ luật hình sự. Ba người này là ai?

 

Điếu Cày là một bộ đội, người đứng ra biểu tình chống Trung Quốc rất sớm từ năm 2007.

 

Tạ Phong Tần là một đại úy an ninh, thức tỉnh trước các hành vi bóc lột dân chúng qua các vụ trưng thu đất đai, đã bỏ ngành an ninh của mình tham gia vào với nông dân khiếu kiện.

 

Anhba Sài gòn là một Luật sư, tham gia câu lạc bộ nhà báo tự do của Điếu Cày viết những bài viết kêu gọi tự do dân chủ cho Việt Nam.

 

Cả ba việc làm này đảng Cộng sản Việt Nam đã kêu gọi, hô hào dân chúng phải làm để chống Pháp, chống Tàu, chống Mỹ và nhất là chống cường hào ác bá trong những ngày đầu thành lập đảng Cộng sản. Thế nhưng bây giờ cũng những hành động ấy, những nhiệt huyết yêu nước ấy trở thành kẻ thù của Đảng là sao?

 

Cái ngày tòa xử Phúc thẩm ba nhân vật mới đáng nói. Mạng lưới an ninh dày dặc bao vây tòa án như sợ bị tấn công... Tất cả dân chúng, người hiếu kỳ bị cô lập triệt để. Người thân của ba bị cáo đều bị cấm tham dự phiên tòa, những ai có cảm tình với ba bị cáo đều bị bao vây, bắt cóc và giam giữ bất kể luật pháp.

 

Một phiên tòa không hề thấy trong bất cứ chế độ nào từ trước tới nay. Một phiên tòa bị quốc tế lên án. Từ trong ra ngoài nước, người ta khinh bỉ và phỉ nhổ phiên tòa này không dứt.

 

Một quả bom khác bùng nổ ngay khi phiên tòa vừa bế mạc: blogger Hoàng Vi bị công an của chế độ hạ nhục, xúc phạm nhân phẩm tại đồn công an Nguyễn Cư Trinh Sài Gòn.

 

Lời kể của cô gây xúc động cả thế giới khi người nghe biết được cô bị lột quần áo, thọc tay vào chỗ kín để tìm kiếm những gì mà công an nói cô cất giấu phương tiện phản động. Vừa hành sự vừa quay phim và bao vây chung quanh soi mói tấm thân trần truồng của một cô gái không có bất cứ phương tiện gì để che nỗi ô nhục cho chế độ!

 

Cô gái ấy hiên ngang nói trên đài Á Châu Tự Do rằng: “Quay đi! Quay nhớ post lên mạng để tôi và mọi người thấy được sự đê tiện của các người” và bắt đầu từ đó tôi giữ tư thế và thái độ rất bình thản, và điềm nhiên cho họ quay. Quay một chặp xong thì mọi người bỏ ra ngoài hết, bỏ lại mình tôi trong phòng.”

 

Khi mọi việc đã chấm dứt thái độ của Hoàng Vi ra sao? Cô gái trẻ ấy trả lời trên đài Á Châu Tự Do (RFA):

 

“Sau khi suy nghĩ thông thoáng rồi tôi lấy lại thái độ bình thản, mỉm cười coi như không có chuyện gì xảy ra. Tôi thực sự bình tĩnh. Chắc là họ không hiểu tại sao tôi lại thay đổi như vậy.”

 

Vâng, thưa em Hoàng Vi, Chị xin cúi người ngưỡng mộ em, một cô gái Sài Gòn như chị. Em đã dám dấn thân một mình không cần ai đứng phía sau hỗ trợ như vài thập niên trước chị đã từng làm. Chị rải truyền đơn trong bóng tối. Chị theo chân những cán bộ nội thành để họp hành trong khi biết chắc mọi sự đã có người lo an toàn đến 75%. Vậy mà chị vẫn sợ. Có lẽ tư tưởng cách mạng của chị chưa đủ chín như em ngày nay.

 

Em chín đỏ đến độ bọn công an mất tính người kia không thể nào vói tới. Cách hành xử súc sinh của bọn này làm chị nhớ tới những đòn tra tấn của an ninh Sài Gòn ngày xưa nhưng khác một điều rất lớn là người bị tra tấn không cô đơn. Họ có đồng đội, đồng chí cùng hoạt động với họ để gây cho họ niềm tin vào ngày thành công đối với sự hy sinh mà bỏ ra.

 

Còn em thì không có ai đủ sức bảo vệ cho em giữa một bầy sói hoang. Máu của em làm chúng say nhưng không làm chúng đã cơn thèm khát. Chị tin chúng sẽ tiếp tục đối với những người như em và vì vậy chúng sẽ được lên lon, lên cấp như Bộ Trưởng của chúng sau khi thuộc hạ ông ta sỉ nhục em một ngày.

 

Ông Trương Tấn Sang là người gắn lon cho ông Bộ Trưởng công an đấy em ạ. Một trong những chiến công của ông Bộ Trưởng có phải là tiếp tay huấn luyện cho thuộc hạ hành vi này hay không?

 

Chị, một cô giáo già, từng là giao liên trong chiến tranh chống Mỹ xin ngưỡng mộ em. Ngưỡng mộ và không dám khuyên bất cứ điều gì vì em lớn lao quá. Lớn hơn chị gấp ngàn lần và nhất là lớn hơn bọn súc vật vừa mới hạ nhục em trong cái ngày 28 tháng 12 năm 2012 lịch sử của em.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Nói Về Luật Sư Lê Quốc Quân

 

Quỳnh Chi

 

*

 

(RFA) Trong lúc gia đình Luật sư Lê Quốc Quân cho biết đang gởi thư kêu cứu lên Ủy ban Công lý và Hòa Bình thuộc HĐGM Việt Nam, cơ quan này cũng chia sẻ quan ngại của mình.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/update-2-detain-dissidents-04082011133909.html/Luat_su_Le_Quoc_Quan_-_Ha_Noi_305.jpg(Hình RFA: Luật sư Lê Quốc Quân.)

 

Ngày 30/12/2012, Quỳnh Chi và Linh mục Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Tổng Thư Ký Ủy ban Công lý và Hòa bình, có cuộc trao đổi về lá thư kêu cứu của gia đình ông Lê Quốc Quân.

 

Linh mục Lê Quốc Thăng: Đến giờ phút này Văn phòng chúng tôi chưa nhận được lá thư kêu cứu này mà chỉ đọc được trên mạng thôi.

 

Quỳnh Chi: Tuy chưa trực tiếp nhận thư nhưng Ủy ban có quan ngại về trường hợp của Luật sư Lê Quốc Quân?

 

Linh mục Lê Quốc Thăng: Thực sự chúng tôi cũng như nhiều người Việt Nam khác - rất quan ngại trước nhiều vấn đề chứ không phải chỉ mình Luật sư Lê Quốc Quân. Chúng tôi quan ngại về nhiều trường hợp khác nữa với những oan khuất chưa được giải quyết một cách thấu đáo. Trong những bản phúc trình mới đây, trong những nhận định gần đây chúng tôi đã có nói đầy đủ hết rồi.

 

Quỳnh Chi: Là một người cộng tác thân thiết với Luật sư Quân, Linh mục nhận xét thế nào về ông Quân?

 

Linh mục Lê Quốc Thăng: Chúng tôi biết nhau khi Ủy ban Công lý-Hòa bình ra mắt đầu tiên. Lúc đó tôi và Luật sư Lê Quốc Quân đều là thuyết trình viên. Sau này chúng tôi làm việc với nhau, cùng nhau tham gia chương trình đưa sách về xứ đạo ở vùng sâu vùng xa.

 

Tôi và Luật sư Quân khá gần gũi. Ngày 23 tháng 12 Luật sư Quân còn gởi email cho tôi đề cập đến vấn đề gia đình. Anh ấy nói là anh rất bình an và dự định viết một lá thư kêu cứu, trình bày về trường hợp của gia đình anh trong thời gian tới. Nhưng anh cũng nói là hãy im lặng đã và phó thác cho Chúa tất cả.

 

Tôi rất tiếc là do công việc bận nên tôi chưa kịp hồi âm lại thì anh đã bị bắt. Đây phải nói là một thanh niên Công giáo có đời sống đức tin rất vững vàng và đặc biệt là rất yêu nước. Anh luôn mang tất cả khả năng của anh với sự hướng dẫn, giáo huấn của Giáo hội để phục vụ cho nhân dân và đất nước.

 

Quỳnh Chi: Có tin nói rằng Luật sư Quân là thành viên của một tổ chức ngoại quốc, đây có là điều làm Ủy ban quan tâm?

le-quoc-quan-250.jpg

(Hình AFP: Luật sư Lê Quốc Quân tham gia biểu tình chống Trung Quốc hôm 8/7/2012 tại Hà Nội.)

 

Linh mục Lê Quốc Thăng: Thật sự tôi chưa có thông tin về vấn đề này nên không thể có ý kiến.

 

Quỳnh Chi: Truyền thông trong nước sáng nay loan tin công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam mà Luật sư Quân làm giám đốc trốn thuế với số tiền 437 triệu đồng, liệu việc này có ảnh hưởng đến quan điểm của Ủy ban Công lý Hòa bình về ông Quân?

 

Linh mục Lê Quốc Thăng: Chúng tôi không bất ngờ khi anh bị bắt và bị kết tội như thế vì đó là những gì xảy ra thường xuyên với rất nhiều các trường hợp khác bị cho là thuộc lực lượng chống đối. Khi không có lý do chính đáng để bắt họ về tội chống đối hay đối lập cho nên “họ” tìm một lỗi lầm nào đó trong cuộc sống hằng ngày để bắt bớ nhưng mục đích chính không phải là vì trốn thuế mà trường hợp blogger Điếu Cày là một ví dụ.

 

Chúng tôi rất buồn về cách ứng xử của Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Họ luôn tự cho mình là một Nhà nuớc pháp quyền nhưng cách hành xử thì không phù hợp với luật pháp. Chính vì thế mà tôi không thay đổi quan điểm của tôi về Luật sư Lê Quốc Quân.

 

Quỳnh Chi: Ủy ban sẽ có hoạt động nào đối với trường hợp này không thưa Linh mục?

 

Linh mục Lê Quốc Thăng: Thực ra, Ủy ban Công lý-Hòa bình cố gắng phổ biến, giáo huấn xã hội cùng Giáo hội. Đó là mục tiêu, sứ vụ của Ủy ban. Đó là một xu thế để loan báo tin mừng trong thời đại hiện nay. Đưa áng sánh tin mừng soi sáng, hướng dẫn thực tại xã hội để làm sao xây dựng được công lý, hòa bình thực sự cho xã hội. Cho nên chúng tôi không phải là cơ quan đấu tranh bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên, trách nhiệm chính của chúng tôi là công lý, hòa bình và nhân quyền. Cho nên chúng tôi sẽ có những hướng dẫn, nhận định, bản phúc trình... gởi đến cho Hội đồng Giám mục Việt Nam. Các Ngài sẽ có những hướng dẫn, những nhận định với quan điểm cụ thể hơn.

 

Riêng với trường hợp cá nhân, không riêng gì của Luật sư Lê Quốc Quân... thì chúng tôi không phải là cơ quan giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên chúng tôi sẽ cố gắng có những trao đổi cụ thể. Thực sự chuyện của Luật sư Lê Quốc Quân thì chúng tôi còn đang chờ gặp Đức cha Chủ Tịch và những thành viên khác của Ủy ban để làm việc cụ thể hơn, nhất là phải đợi đến khi nào chúng tôi nhận được đơn kêu cứu của gia đình Luật sư Quân đã.

 

Quỳnh Chi: Xin cám ơn Linh mục đã dành thời gian cho Đài.

 

Luật sư Lê Quốc Quân (41 tuổi), bị bắt hôm 27 tháng 12. Ông được đánh giá là một trí thức quan tâm đến tình hình đất nước và thường có các bài viết bình luận liên quan đến luật pháp. Bài viết gần đây nhất của ông vào giữa tháng 12 mang tên “Hiến pháp hay hợp đồng điện nước?”, trong đó nhận định rằng “Điều tệ hại nhất đã xảy ra là Quốc Hội đã giữ lại điều 4 trong Hiến Pháp khẳng định sự lãnh đạo của đảng trên toàn dân tộc Việt Nam”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gia Đình Tôi Không Còn Gì Để Mất

 

Gia Minh

 

*

 

(RFA) Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt hồi ngày 27/12/2012 vừa qua. Đến nay gia đình có được những thông tin gì về ông?

 

http://www.rfa.org/vietnamese/HumanRights/vn-detains-2-prominent-dissidents-gm-04052011172632.html/lsquanchiduongha.jpg(Hình LeQuocQuanBlog: Luật sư Lê Quốc Quân (trái) và Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà tại văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ trước đây.)

 

Gia Minh hỏi chuyện mẹ của Luật sư Lê Quốc Quân, bà Nguyễn Thị Trâm, và được cho biết như sau.

 

Một Gia Đình, 3 Người Bị Bắt

 

Bà Nguyễn Thị Trâm: Chưa biết thêm thông tin gì, họ chỉ cho biết chỗ tạm giữ; đó là trại giam Hỏa Lò, số 1.

 

Gia Minh: Gia đình đã gửi được gì cho Luật sư Quân chưa?

 

Bà Nguyễn Thị Trâm: Chưa gửi được gì. Gia đình rất nóng ruột, nhất là lúc trời rét mướt như thế này.

 

Gia Minh: Gia đình có những người khác bị bắt nữa, vậy bác có thể cho biết tình hình của họ?

 

Bà Nguyễn Thị Trâm: Gia đình tôi đến nay có ba người bị bắt. Một người cháu của tôi mới có bầu hơn hai tháng bị bắt. Lê Đình Quản bị bắt cách đây hai tháng rồi, nay đến Lê Quốc Quân. Nhà nước này phức tạp quá, họ không tìm ra lý do gì để bắt; tự nhiên họ xông vào cướp giấy tờ, máy tính... Không có gì nay họ vu cho tội trốn thuế.

 

Gia Minh: Trường hợp Lê Đình Quản, sau hai tháng gia đình được tiếp xúc chưa và có thêm kết luận gì từ cơ quan chức năng?

 

Bà Nguyễn Thị Trâm: Mới đi thăm một lần. Gia đình có mời Luật sư nhưng chưa được cho gặp. Luật sư chưa được vào gặp.

 

Lê Đình Quản bị giam ở trại giam Hỏa Lò số 3, còn cháu Oanh ở Hỏa Lò số 1.

 

Gia Minh: Trước khi bị bắt, trong thời gian gần đây, Luật sư Lê Quốc Quân có nói gì với bác về tình hình làm ăn?

 

Bà Nguyễn Thị Trâm: Khi em trai Luật sư bị bắt, Luật sư rất muốn lên tiếng, nhờ mạng… nhưng tôi là mẹ ruột, tôi xin Quân là hãy chờ xem Nhà Nước họ làm thế nào; chứ làm ầm ĩ lên thì Nhà nước Việt Nam này họ không làm theo luật pháp, làm như anh ngoài đường ‘đầu gấu’, thì lại ‘đè’ thêm em. Vì thương tôi, nên Lê Quốc Quân giấu hết. Nhưng bây giờ họ ác quá nên tôi phải nói ra hết để ai biết có thể lên tiếng hỗ trợ. Còn gia đình tôi thì không còn gì mất nữa. Một gia đình ba người bị bắt mà không có tội gì.

 

Tôi đau đớn quá. Tôi là người mẹ của bảy đứa con, chồng mất sớm, nên cũng cay đắng lắm. Giờ chỉ nhờ các cơ quan truyền thông lên tiếng, chứ tôi chẳng còn gì để mất nữa.

 

Vu Khống

 

(Hình NguoiBuonGiols-le-quoc-quan-duoc-dua-vao-benh-vien-dang-nam-cho-cong-an-va-bac-si-hoi-chan-benh-tinh.jpg: Luật sư Lê Quốc Quân được đưa vào bệnh viện đang nằm chờ công an và Bác sĩ hội chẩn bệnh tình sau khi bị 3 người tấn công. Hình chụp ngày 19/8/2012.)

 

Gia Minh: Luật sư Lê Quốc Quân từng bị đánh trong một lần đi gửi xe?

 

Bà Nguyễn Thị Trâm: Luật sư Lê Quốc Quân bị đánh bốn lượt rồi - một lần ở Tòa Khâm Sứ, một lần đi biểu tình, một lần khi đi đến phiên xử Cù Huy Hà Vũ... Những lần đó họ qui vô tội ‘đó’, nên Luật sư phải chịu, còn lần đó Luật sư đi gửi xe xong rồi đi quanh hẻm về nhà thì ba anh như đầu gấu bị mặt đánh Lê Quốc Quân nhừ tử. Luật sư bị bắt giam mấy lượt rồi mà không ghép tội gì được, nay thì lại ghép tội trốn thuế.

 

Quá ngán cho xã hội này, không có gì tả được. Không có quyền gì hết. Làm sao mà họ kết tội cho con tôi là bất đồng chính kiến, lật đổ chính quyền. Một mình làm sao được chuyện đó.

 

Gia Minh: Là người mẹ, bà có nghĩ Luật sư Quân có dám trốn thuế như báo chí đưa ra hay không?

 

Bà Nguyễn Thị Trâm: Cả Lê Quốc Quân và Lê Đình Quản đều không có; đó là vu khống. Con tôi nộp thuế đầy đủ. Tôi muốn cho biết là năm nay, thuê được chỗ này vài tháng họ lại đến dọa chủ không cho thuê nữa. Chủ nói phải đi cho, thậm chí không cần lấy tiền.Trong năm nay phải chuyển dăm bảy lần rồi thì giờ nào mà làm việc nữa. Họ chặn cả đường làm ăn.

 

Gia Minh: Ngoài việc lên tiếng, gia đình cũng có thư cho giám mục Nguyễn Thái Hợp, và Ủy ban Công Lý - Hòa Bình, lâu nay Luật sư Quân có làm việc gì trong ủy ban đó?

 

Bà Nguyễn Thị Trâm: Luật sư Quân tham gia Ủy ban Công Lý-Sự Thật - Hòa bình của giáo phận Vinh. Lần trước bị bắt hơn trăm ngày thì được trả về nhờ trường gì đó mà Luật sư bên Mỹ lên tiếng cho; lần sau may nhờ nằm trong Ban Công lý - Hòa bình.

 

Gia Minh: Cám ơn bà.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhìn Lại Năm Qua

Năm 2012: Sự Xuất Hiện của Một Quyền Lực Mới

 

Nguyễn Hưng Quốc

 

(Hình AFP: Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.)

 

(VOA) Năm 2011, internet và các mạng lưới truyền thông xã hội đã chứng tỏ sức mạnh khủng khiếp của mình trong việc làm bùng phát cuộc cách mạng mùa Xuân ở Trung Đông và Bắc Phi, gây rúng động hoặc làm sụp đổ nhiều chế độ độc tài và tàn bạo từng áp chế dân chúng cả mấy chục năm nay, từ Yemen đến Jordan, từ Tunisia đến Ai Cập và Syria. Hai cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập có hai đặc điểm nổi bật: bất ngờ và nhanh chóng. Trước khi cách mạng bùng nổ, không ai, kể cả các chuyên viên phân tích tình báo lỗi lạc nhất của Tây phương, có thể tiên đoán được. Từ cuộc xuống đường thứ nhất đến cuộc xuống đường cuối cùng kết thúc cuộc cách mạng với sự quy hàng hoặc chạy trốn của các tên độc tài chỉ có mấy tháng. Cả hai đặc điểm ấy đều gắn liền với một yếu tố: phương tiện truyền thông hiện đại với những blog, Facebook, Twitter, email và tin nhắn… tập trung trong các chiếc điện thoại di động bé tí để trong xách tay hoặc nhét trong túi quần.

Năm 2012 vừa qua, internet và các mạng lưới truyền thông xã hội đã bắt đầu chứng tỏ sức uy hiếp của nó ở Việt Nam. Không thể nói nó đã hoặc đang thúc đẩy một tiến trình cách mạng nào trên cái đất nước gầy guộc đầy những bất công oan khuất của chúng ta. Nhưng chắc chắn nó đã khiến giới cầm quyền khiếp sợ. Biểu hiện của sự khiếp sợ ấy có thể được nhìn thấy dễ dàng qua hai sự kiện chính: Thứ nhất, quyết liệt trấn áp các blogger độc lập, từ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đến Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải, bất chấp sự phản đối của công luận thế giới. Thứ hai, qua các lời phát biểu có tính cách chỉ đạo của giới lãnh đạo đảng và chính quyền Việt Nam, từ Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang đến Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và gần đây nhất, Bí thư thành uỷ thành phố HCM Lê Thanh Hải: Tất cả đều xem các blog độc lập như một nguy cơ lớn đối với chế độ. Không phải chỉ nói chung chung, họ còn nêu đích danh một số blog được xem là nguy hiểm nhất đối với họ, trong đó nổi bật nhất là Quan làm báo và Dân làm báo.

Không còn hoài nghi gì nữa, trong mấy năm qua, đặc biệt trong năm 2012 vừa qua, các mạng lưới truyền thông xã hội, đặc biệt blog, đã phát huy tác dụng to lớn trong quá trình dân chủ hoá tại Việt Nam.

Tác dụng ấy được thể hiện ở ít nhất ba khía cạnh chính.

Thứ nhất, chúng dân chủ hoá các nguồn thông tin. Trước, nhà nước Việt Nam, cũng như tất cả các chính phủ độc tài khác, tìm mọi cách để độc quyền thông tin. Cho đến nay, khi cương quyết từ chối yêu sách tư nhân hoá các ngành báo chí và xuất bản, nhà nước Việt Nam cũng muốn tiếp tục duy trì tính chất độc quyền ấy. Họ muốn dân chúng thuộc mọi tầng lớp khác nhau, chỉ tiếp cận được với các thông tin do họ cung cấp và diễn dịch. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật truyền thông hiện đại, tham vọng độc quyền ấy trở thành bất khả. Dân chúng có thể nắm bắt thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ quốc tế đến quốc nội. Những gì nhà nước giấu giếm hoặc muốn xuyên tạc, dân chúng có thể tìm hiểu dễ dàng và nhanh chóng qua các mạng lưới truyền thông xã hội.

Thứ hai, qua các mạng lưới truyền thông xã hội, dân chúng, đặc biệt giới trí thức, có thể đóng vai trò phản biện đối với các chính sách của đảng và nhà nước. Bình thường, nhu cầu phản biện có mặt ở khắp nơi. Nhưng không phải lúc nào sự phản biện ấy cũng được hiện thực hoá. Trước, những tiếng nói phản biện ấy bị bóp tắt qua chế độ kiểm duyệt khắc nghiệt của chính phủ. Bây giờ thì khác. Qua các mạng lưới truyền thông xã hội, nhiều trí thức có thể đặt thẳng vấn đề với đảng và chính phủ. Về chính sách đối với Trung Quốc. Về thái độ đối với những người biểu tình chống Trung Quốc. Về quốc nạn tham nhũng. Về những chính sách sai lầm trong lãnh vực kinh tế và xã hội, từ các tập đoàn kinh tế quốc doanh đến các nhà máy thuỷ điện được xây dựng một cách cẩu thả và vô trách nhiệm ở mọi miền đất nước, v.v.

Khi giới lãnh đạo Việt Nam thừa nhận là nhiều người, ngay cả đảng viên và cán bộ, đã bị dao động trước các tin tức và ý kiến đăng tải trên các mạng lưới truyền thông xã hội độc lập, một mặt, họ đã thừa nhận sự thất bại trong âm mưu độc quyền thông tin của họ; mặt khác, họ cũng đã thừa nhận ảnh hưởng to lớn và sâu sắc của các trang mạng ấy. Điều này có cái gì như nghịch lý: số lượng các trang mạng độc lập không nhiều, hầu hết đều do một số cá nhân đơn độc điều hành lại lấn át cả bộ máy truyền thông đồ sộ với cả gần 800 tờ báo các loại, trong đó có gần 200 tờ báo ngày và báo tuần, 63 tờ báo trung ương và 97 tờ báo địa phương, gần 70 đài phát thanh và truyền hình do nhà nước lãnh đạo và quản lý. Nghịch lý, nhưng thật ra, nó lại rất dễ hiểu: Các chính sách ngu dân, mị dân và lừa bịp dân chúng không dễ gì tồn tại mãi trong thời đại thông tin tiên tiến như hiện nay.

Thứ ba, các trang mạng đã và đang dần dần nối kết mọi người thành một mạng lưới rộng lớn và chặt chẽ. Trên nguyên tắc, blog là một trang nhật ký cá nhân, nhưng trên thực tế, do tính chất tương tác của internet, blog nào cũng là một tập thể đông đảo, bao gồm hai thành phần chính: Một là giữa tác giả và vô số độc giả của họ, những người có thể lên tiếng phản hồi đối với các ý kiến của tác giả. Số lượng người đọc và đóng góp ý kiến càng đông, cái tập thể ấy càng lớn. Ngay cả những người chỉ lên tiếng phản đối cũng thuộc về cái tập thể ấy: Họ cũng là những người đọc thường xuyên và không thể nói được là họ không chịu ảnh hưởng, ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác, ở mức độ này hoặc mức độ khác, các quan điểm của tác giả. Hai là giữa các tác giả với nhau. Để ý mà xem, phần lớn các blog đều đăng lại bài viết của nhiều người khác. Ví dụ, hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các bài viết của tôi trên blog này đều được đăng lại trên nhiều blog khác nhau, đây đó. Qua việc đăng lại như thế, người ta hình thành một tiếng nói chung của cả một tập thể trí thức.

Ở trên, tôi chỉ nói đến blog. Thật ra, các mạng lưới truyền thông xã hội không chỉ dừng lại ở blog. Facebook và Twitter cũng là hai hình thức truyền thông xã hội được rất nhiều người ưa thích. Cả hai cũng đều có chức năng dân chủ hoá thông tin, phản biện và hình thành mạng lưới xã hội của những người cùng một sở thích cũng như quan điểm.

Về lâu về dài, cả ba hình thức blog, Facebook và Twitter đều có những ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Chúng dần dần làm thay đổi cách suy nghĩ, cảm xúc và hành xử của con người. Khi cách mạng bùng nổ, chúng lại càng phát huy tác dụng trong việc tập hợp quần chúng. Nhớ, trong cách mạng Mùa Xuân Ả Rập, khi đã có một nhóm người tiên phong xuống đường, qua các mạng lưới truyền thông xã hội, vô số người khác cũng ùn ùn xuống đường theo. Đám đông, thoạt đầu, chỉ vài ba trăm, sau, chỉ một thời gian rất ngắn, tăng vọt lên hàng chục ngàn, và cuối cùng, cả hàng trăm ngàn người.

Không ai dám chắc sự phát triển của các mạng lưới truyền thông xã hội có thể dẫn đến một cuộc cách mạng ở Việt Nam như chúng đã làm được ở Trung Đông và Bắc Phi trong năm 2011 hay không. Nhưng có một điều chắc chắn, có thể khẳng định được: chúng góp phần hình thành một xã hội dân sự (civil society), một điều rất thiếu tại Việt Nam hiện nay. Nhưng đó lại là một điều rất cần cho tiến trình dân chủ hoá.

Một khi xã hội dân sự đã được hình thành, dù qua một không gian ảo, sự xuất hiện của dân chủ là một điều gần như tất yếu: Giữa chúng có quan hệ nhân quả với nhau.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trí Thức Dấn Thân

 

Bùi Tín

 

(VOA) Trên các blog tự do trong và ngoài nước đang truyền đi một tài liệu quý. Đó là ghi âm cuộc họp của gần 30 trí thức trụ cột của đảng CS, dưới danh nghĩa Hội kinh tế Việt Nam và Trung tâm thông tin dự báo kinh tế-xã hội quốc gia. Cuộc họp này diễn ra trong tháng 10/ 2010 ở thủ đô Hà Nội để góp ý với đảng về các văn kiện dự thảo cho Đại hội XI.

Hầu hết những người tham dự là đảng viên CS, lại là đảng viên cao cấp, một số từng là ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Trung ương đảng, từng là Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng, Thứ Trưởng, Giáo sư, Phó giáo sư - toàn là cán bộ thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị.

Chỉ cần nêu tên một số người tham gia cuộc họp để thấy giá trị cuộc họp thật là quý hiếm trên đất nước ta. Đó là Giáo sư Trần Phương, từng là Phó Thủ Tướng; ông Vũ Khoan, từng là Phó Thủ Tướng; Giáo sư Trần Việt Phương, từng là Phụ tá lâu năm cho Thủ Tướng; Giáo sư Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế, Giáo sư Võ Đại Lược, viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới; Giáo sư Nguyễn Đình Hương, nguyên bí thư Trung ương đảng; các Giáo sư Lê Đăng Doanh, Phan Văn Tiệm, Đào Xuân Sâm, Nguyễn Mại… Trí thức trẻ hơn là các Giáo sư Duy Phong, Lưu Bích Hổ, Vũ Huy Từ, Đào Công Tiến. Có 2 phụ nữ có bài tham luận rất đặc sắc là bà Phạm Chi Lan, từng làm cố vấn cho 2 Thủ Tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, và bà Dương Thu Hương, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Bà Hương tương đối trẻ, phát biểu chân thật, sống động, đầy thực tế, có thể là người tham luận hay nhất.

Hầu hết các nhân vật trên tôi đều quen biết trực tiếp và từng có dịp làm việc với nhau. Anh chị em đều là trí thức chân chính, có thực chất, có thực học, có tư duy khoa học, có tác phong suy nghĩ độc lập, khác hẳn một số tiến sỹ, Giáo sư dỏm, hữu nghị, chiếu cố thừa mứa ở Hà Nội, chuyên nói theo, phát ngôn như vẹt, đầu óc rỗng tuếch.

Cuộci họp thật phong phú và bổ ích. Nổi bật là tinh thần trách nhiệm với dân, với nước. Anh chị em đặt quyền lợi của của đất nước, của dân tộc, của toàn dân lên trên đảng của mình. Sau cũng là để cứu đảng thoát khỏi sai đường lạc lối kéo dài và suy thoái nặng nề chưa có biện pháp khắc phục.

Có thể nói tinh thần cuộc họp là tinh thần kiên cường bất khuất, cường quyền không đe dọa được, tiền bạc không mua chuộc nổi, lương tâm ngay thẳng, nghĩ cho đúng rồi nói thẳng ra, không rào đón quanh co.

Trên tinh thần đó, nhóm trí thức quý hiếm này đã bác bỏ thẳng thừng toàn bộ cơ sở lý luận và nội dung cơ bản của các văn kiện do Bộ Chính trị đã duyệt, từ Báo cáo Chính trị đến Cương lĩnh của đảng, đến Chiến lược 10 năm. Tất cả những điều kiên định của Bộ Chính trị như kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên định nền chuyên chính độc đảng, kiên định chủ nghĩa xã hội, kiên định lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo… đều bị bác bỏ triệt để với những lập luận chặt chẽ.

Nội dung phát biểu của các anh chị em rất súc tích, tâm huyết, công phu, rất nên được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, vì nay vẫn còn nguyên tính thời sự nóng bỏng.

Nhà xuất bản Trí Thức nên làm một việc đại nghĩa, có giá trị khai trí lớn, bằng cách in lại biên bản cuộc họp của các trí thức trong tháng 10/2010 ấy, của cuộc họp đầu Xuân Nhâm Thìn của trí thức thủ đô tiếp theo, cùng những phát biểu có chọn lọc khác của các trí thức dấn thân, hoặc phát hành các vidéo tương tự làm quà Tết cho bà con cả nước ta.

Một số anh chị em dự họp cho rằng Bộ Chính trị yêu cầu giới trí thức góp ý, ta đã chân thành góp ý xong, thế là ta làm tròn trách nhiệm rồi. Việc tiếp nhận đến đâu, ra sao là việc của đại hội. Có người còn nói: Để mười năm sau, sẽ có người chỉ ra rằng tại sao lại để cho tình hình xấu tệ đến thế, tại sao không biết nghe lời hay lẽ phải mười năm trước.

Tôi nghĩ rằng trí thức vì dân, vì sự thật, vì lẽ phải không thể nhận trách nhiệm nửa vời như thế. Trí thức chân chính phải dấn thân đến cùng, để chính nghĩa và lẽ phải phải được thực thi, đường lối đúng phải được thành hiện thực, mọi lỗi lầm sai trái cổ hủ phải bị gạt bỏ sớm nhất. Chờ vài tháng đã nguy, vài năm là đại nguy, mười năm thì còn gì nữa để mà tiếc. Đây không phải là cuộc sống của vài người, của vài gia đình, mà là cuộc sống của gần một trăm triệu con người, cùng thế hệ tương lai.

Khi nghe lại bản ghi âm audio cuộc họp tháng 10/2010, tôi chú ý mấy đoạn. Như khi các anh các chị đặt vấn đề hiện nay đảng CS dựa vào tầng lớp hay giai cấp nào? Lao động ư? Giai cấp vô sản ư? Hay giai cấp công nhân? Hay nông dân? Có ý kiến cho rằng phải là tầng lớp trí thức, vì ngày nay nhân loại đã bước sang nền văn minh của trí tuệ, của kiến thức. Do đó vị trí của trí thức Việt Nam hiện nay là cực kỳ hệ trọng. Vận mệnh nước ta chủ yếu là nằm trong tay trí thức tiên tiến mà gần 30 trí thức trụ cột trên đây là tiêu biểu.

Nhân đây cần chỉ ra 120 trí thức tạo nên lực lượng nghiên cứu và giảng dạy chính trị-kinh tế-triết học ở Học viện Chính trị Quốc gia trong nước hiện nay rất cần sàng lọc tách ra bộ phận trí thức chân chính, loại bỏ không ít trí thức giả hiệu, viết thuê các văn kiện của đảng để được chia tiền, đến nay vẫn còn ê a tụng niệm chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam, là đuốc soi đường. Không chấn chỉnh sớm, cái học viện to xác, tiêu tiền vô tội vạ này sẽ là vụ “Vinashin lý luận” đang chìm nghỉm. Từ thời ông Tô Huy Rứa làm hiệu trưởng, cơ sở lý luận này trở thành tê hại, cổ hủ hết mức, mất hết liên hệ với cuộc sống, với thế giới đổi mới. Học viện này đã trở thành một ung bướu của chế độ, cực kỳ độc hại.

Các trí thức này ăn lương lớn, nhà cao cửa rộng, đi xe mới, vênh mặt dạy dỗ sinh viên, nhưng thật ra là những kẻ tăm tối, kiến thức hẹp hòi, truyền bá tà thuyết phi nhân tính, và là những kẻ phản văn minh, phản trí thức. Tôi nói không ngoa. Tôi đã trở lại nước Nga và nhiều lần sang Đức, gặp vài chục thầy cũ, toàn là viện sỹ, Giáo sư ngoại hạng, từng là đại Giáo sư của hàng trăm viện sỹ, tiến sỹ ở Học viện Chính trị Quốc gia và Hành chánh Hà Nội hiện nay. Họ nói gì? Một số chùi nước mắt, tự trách mình đã ngu muội một thời, nay phải học lại, làm lại cuộc đởi của một trí thức chân chính, tuy quá muộn.

Đúng vào lúc này, gần 200 người người yêu nước ở Hà Nội và Sài Gòn tham gia biểu tình ngày 9/12 bị đàn áp; các nhà trí thức Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận, Tương Lai, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng... lên tiếng mạnh mẽ quyết liệt, khẳng định lòng yêu nước là thiêng liêng, không ai được xúc phạm. Trên thực tế họ tự hào là lực lượng đối lập chống cường quyền chuyên chế tham nhũng, tiếp tay cho bành trương tham tàn.

Trí thức Việt Nam đang tự khẳng định là nền tảng của dân tộc, là người dương cao nhất lá cờ yêu nước, là bó đuốc soi đường cho đổi mới và hòa nhập, là lực lượng tiêu biểu cho nền văn minh kiến thức của nhân loại mới. Trí thức tiền tiến mang tư duy gắn bó máu thịt với nhân dân, là rễ cội cắm sâu trong lòng dân tộc. Hãy tuyên chiến với mọi thế lực hủ lậu, già cỗi, bất lương, quá thời, kìm hãm dân tộc, phản bội nhân dân, tước đoạt thành quả phát triển riêng cho phe nhóm. Thật không may là cả Bộ Chính trị hiện tại đang là loại trí thức giả hiệu, giáo điều, lý sự cùn đến thậm tệ.

Trí thức chân chính, trí thức đối lập sau tháng10/2011 đã lại tụ nghĩa nhân dịp Tết Nhâm thìn tại tòa soạn báo Tia Sáng trên đường Điện Biên Phủ, Hà Nội, nay lại tụ nghĩa qua các cuộc xuống đường ngày Chủ Nhật 9/12/2012.

Giờ của trí thức, già, trẻ, gái trai, của trí thức chân chính cả trong lẫn ngoài nước, vẫy gọi nhau dấn thấn tụ nghĩa đang điểm.Trên thực tế họ không ngồi chờ mười năm để cuộc sống chứng minh mình là đúng. Họ đang thuyết phục nhau, vẫy gọi nhau, khuyến khích nhau chung lòng chung sức huy động toàn dân nhằm thay đổi hẳn hệ thống lãnh đạo, cai trị, cầm quyền, nhằm đạt mức phát triển đồng bộ, hài hòa, vững bền, với thành quả được chia chung một cách hợp lý, cho toàn dân chung hưởng.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quyết Định Cưỡng Chế Tiên Lãng Có Công Bằng?

 

Gia Minh

 

*

 

(RFA) Vụ cưỡng chế đầm nuôi thủy sản trái luật khiến gia đình ông Đoàn Văn Vươn phải chống lại sắp trọn một năm. Cơ quan chức năng vừa có quyết định liên quan, nhưng người trong cuộc và dư luận cho rằng những quyết định đó thiếu khách quan và không công bằng.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/tienlang-the-lost-of-final-belief-10182012113101.html/000_Hkg6934575-305.jpg

(Hình AFP: Căn nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị phá sau vụ cưỡng chế hôm 5/1/2012. Ảnh chụp hôm 10/2/2012.)

 

Quyết Định

 

Chỉ còn một tuần lễ nữa là giáp năm ngày gia đình họ Đoàn buộc phải nổ súng hoa cải và bình ga tự chế để ngăn đoàn cưỡng chế đến thu hồi khu đất đầm nuôi thủy sản hơn 19 hec ta mà họ bỏ bao công sức, mồ hôi nước mắt gầy dựng trong nhiều năm trời.

 

Biện pháp thu hồi bị chính những người trong cuộc chỉ rõ là đi ngược lại những qui định của pháp luật Việt Nam. Bản thân gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã khiếu kiện nhiều cấp nhưng không được giải quyết. Hơn một tháng sau khi xảy ra vụ cưỡng chế với tiếng súng hoa cải và bình ga tự chế, Thủ Tướng chính phủ đã có kết luận biện pháp thu hồi, cưỡng chế như thế là sai.

 

Mãi gần một năm sau, hồi ngày 7 tháng 12 vừa qua, cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an Thành phố Hải Phòng có kết luận điều tra số 3 về vụ án hủy hoại tài sản nhà ông Vươn. Bản kết luận nói rõ đã xác định được các đối tượng trực tiếp hủy hoại tài sản nhà ông Vươn và ông Quý, nhưng không công bố danh sách và không truy cứu trách nhiệm hình sự vì thực hiện theo sự chỉ đạo của các ông Nguyễn Văn Khanh, trưởng ban cưỡng chế, ông Phạm Xuân Hoa, nguyên trưởng phòng Tài nguyên Môi trường - Phó ban chỉ đạo cưỡng chế, ông Phạm Thanh Hoan, nguyên bí thư xã và ông Lê Thanh Liêm, nguyên Chủ Tịch xã.

 

Vào ngày 28 tháng 12 vừa qua, hai bà Nguyễn thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn và bà Phan Thị Báu, vợ ông Đoàn Văn Quý được tống đạt kết luận điều tra của cơ quan Cảnh sát Điều Tra - Công an Thành phố Hải Phòng. Theo đó bốn người trong gia đình là các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ đồng phạm tội giết người.

 

Hai bà Thương và Hiền bị cho là đồng phạm tội chống người thi hành công vụ. Ngoài ra gia đình này phải bồi thường tổng cộng 57 triệu đồng cho bảy người gồm công an và bộ đội bị thương trong vụ cưỡng chế.

 

Phản Ứng

 

Công an, cảnh sát cơ động mang cả chó bao vây nhà của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn, ảnh chụp hôm 05-01-2012.(Hình phapluat.vn: Công an, cảnh sát cơ động mang cả chó bao vây nhà của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn, ảnh chụp hôm 5/1/2012.)

 

Sau khi có kết luận điều tra về vụ án hủy hoại tài sản gia đình ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý, vào ngày 21 tháng 12 vừa qua, Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, qua thư ký Vũ Văn Luân, người được ủy quyền của ông Đoàn Văn Vươn trong sự việc, lên tiếng phản đối kết luận điều tra đó như sau:

 

“Chúng tôi thấy có mấy vấn đề không đúng. Thứ nhất đã xác định được 19 người tham gia hủy hoại, đốt phá tài sản gia đình nhà ông Vươn nhưng trong bản kết luận không nói tên ai, và đặc biệt là trong kết luận nói ‘gây hậu quả nghiêm trọng’ nhưng không bị truy tố chỉ vì lý do họ làm theo chỉ đạo.

 

Thứ hai đã xác định được hai người lái máy xúc phá hủy ngôi nhà hai tầng; nhưng cũng không bị truy tố vì làm theo chỉ đạo của ông Hoan, ông Liêm.

 

Thứ ba xác định được danh tính ban chỉ đạo cưỡng chế, nhưng trong kết luận nói không biết kế hoạch phá nhà của ông Vươn nên gây hậu quả nghiêm trọng; cuối cùng chỉ đề nghị xử phạt hành chính.

 

Thứ tư bước đầu cơ quan Cảnh sát Điều tra bắt đầu tiếp cận những người chủ mưu gây ra vụ này là ông Bùi Thế Nghĩa, bí thư huyện ủy. Ông là người ban hành nghị quyết. Trong lời khai, ông Hiền (Chủ Tịch huyện) nói thực hiện theo nghị quyết của thường vụ huyện ủy, với bí thư là ông Nghĩa và Chủ Tịch là ông Hiền. Thế nhưng ông Nghĩa không bị truy tố, còn ông Hiền thì đang xem xét ‘thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng’; đồng thời qui kết cho ông Khanh (trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế) chủ mưu sự việc là không đúng và bỏ lọt tội phạm. Bởi vì chủ mưu phải là người ra nghị quyết, ông Bùi Thế Nghĩa. Trong 19 điều cấm đảng viên không được làm của Đảng Cộng sản Việt Nam, điều 1 qui định các đảng viên không được làm trái nghị quyết của Đảng, ông Khanh buộc phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Ông Bùi Thế Nghĩa ra nghị quyết phải chịu trách nhiệm. Ông Hiền ra quyết định thu hồi đất, cưỡng chế đất, thì căn cứ theo điểm b khoản 2, điều 1 của Nghị quyết số 02/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao, tất cả hai hành vi hành chính đó là của Chủ Tịch huyện. Sao Chủ Tịch huyện lại đứng ngoài?

dvv-tuoitrenews-250.jpg

(Hình tuoitrenews: Ông Đoàn Văn Vươn đang trả lời công an tại nơi bị giam giữ.)

 

Trước vấn đề đó căn cứ vào điều 168 Bộ Luật Tố tụng Hình sự, chúng tôi đề xuất với Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng trả lại hồ sơ làm rõ hành vi cần phải truy tố tất cả 19 người.”

 

Bản thân hai bà Thương và Hiền sau khi được tống đạt quyết định cũng nêu ra nhiều điểm bất hợp lý trong bản kết luận điều tra về điều được gọi là vụ án giết người và chống người thi hành công vụ. Bà Phan thị Báu cho biết:

 

“Nếu khởi tố tội danh giết người thì có ai chết trong vụ án đó mà nói giết người. Còn đối với tội danh ‘chống người thi hành công vụ’ đối với hai chị em tôi, thì những người đó có thi hành công vụ hay không thì thực tế chứng minh hoàn toàn họ không phải thi hành công vụ nên không thể khép tội chống người thi hành công vụ.”

 

Niềm Tin

 

(Hình Blog hxthuHiện nay gia đình ông  Đoàn Văn Vươn phải dựng tạm căn lều để ở trên nền nhà cũ. Blog hxthu: Hiện nay gia đình ông Đoàn Văn Vươn phải dựng tạm căn lều để ở trên nền nhà cũ.)

 

Bà Phan thị Báu, tự Hiền cũng nói lên sự mất tin tưởng của bà vào cơ quan pháp luật tại Việt Nam:

 

“Trước đây chúng tôi cũng trả lời không bao giờ tin vào tính khách quan của thành phố Hải Phòng và của trung ương. Từ khi có kết luận của Thủ Tướng, không biết Thủ Tướng có chỉ đạo hay không, hay chỉ nói thế để làm yên dư luận thôi.

 

Đến bây giờ chúng tôi rất nghi ngờ vì trong suốt một năm qua thành phố Hải Phòng chưa thực hiện được một điều gì của Thủ Tướng đã chỉ thị.

 

Tôi cho rằng có thể thành phố Hải Phòng không coi lời của Thủ Tướng ra gì; hoặc Thủ Tướng chỉ nói xong rồi để đó chứ không chỉ đạo, không thực hiện. Chúng tôi rất nghi ngờ, không biết tin vào đâu; đến bây giờ thực sự chúng tôi mất hết lòng tin rồi.”

 

Vụ Tiên Lãng khi xảy ra được nhiều người dân bị mất đất sản xuất một cách phi pháp tỏ ra phấn khởi, xem đó như là một tiếng súng báo hiệu những đổi thay sẽ đến trong vấn đề đất đai dai dẳng bấy lâu nay. Thế nhưng một năm trôi qua, và sự việc dường như không có gì khác mấy so với những gì đang diễn tiến bấy lâu nay khiến nhiều người rơi vào tâm trạng như của bà Phan Thị Báu, vợ của ông Đoàn Văn Quý vừa phát biểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lý Thuyết Sổ Hưu của Đại Tá Thanh (phần 2)

 

Trần Vinh Dự

 

(Hình anhbasam.wordpress: Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú Trần Đăng Thanh thuộc Học viện Chính trị của Bộ Quốc Phòng.)

 

Không Được Cho Sinh Viên Biểu Tình

(VOA) Cuối phần trình bày, ông Thanh xoáy vào việc quản lý sinh viên của lãnh đạo các trường Đại học. Theo ông, “bất cứ một quốc gia nào cũng thế, lực lượng thanh niên, lực lượng sinh viên là đội ngũ trí thức, là rường cột của quốc gia.” Và vì thế, “các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề này để […] gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”.

Theo ông Thanh, chỉ có một số bộ phận nhỏ sinh viên tham gia vào các hoạt động biểu tình “chứ đại bộ phận học sinh, sinh viên của chúng ta là tốt. Và số này rất ít thôi nhưng nó đang lợi dụng vấn đề này để mà gây rối, yêu nước nhưng mà phải đúng lúc.”

Ông còn mỉa mai những thanh niên tham gia biểu tình rằng “tôi bảo với các đồng chí, mấy vị biểu tình ấy viết đơn tình nguyện ra Hoàng Sa, Trường Sa đi xem có đi không hay lúc đó lại kêu em đau khớp, kêu em đau dạ dày.” Ông cũng ám chỉ các sinh viên này được ai đó cho tiền để tham gia biểu tình gây rối khi nói rằng “nhưng nó cho mấy chục ngàn để thế nọ thế kia.”

Đại tá Thanh cũng doạ lãnh đạo các trường rằng “nếu trường Đại học nào còn để sinh viên tham gia biểu tình bất hợp pháp trước hết khuyết điểm thuộc về các đồng chí hiệu trưởng và ban giám hiệu trường đó, trước hết thuộc về bí thư đảng ủy - phòng quản lý sinh viên của trường Đại học đó. Nếu để cho công an thành phố Hà Nội hoặc v.v… người ta giữ sinh viên của mình, người ta điện mời thầy nọ mời thầy kia, ở trường nọ ở trường kia đến nhận sinh viên của mình thì đấy là khuyết điểm của chúng ta”.

Lý Thuyết Sổ Hưu Của Đại Tá

Xâu chuỗi các quan điểm của Đại tá Thanh qua phần trình bày của ông, có thể thấy một “lý thuyết” mà ông thực sự tin vào. Đó là:

Thứ nhất, tranh chấp ở Biển Đông không chỉ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có nhiều nước khác tham gia vào cuộc cờ này. Nếu không khéo, Việt Nam sẽ bị lợi dụng để trở thành quân bài của nước khác.

Thứ hai, trong số các nước tranh chấp, mặc dù Trung Quốc là bên có nhiều hành động xâm lấn, nhưng họ vẫn là bạn tốt. Họ đã từng giúp đỡ Việt Nam một cách thực lòng trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (ông quên không nhắc tới việc Trung Quốc đánh Việt Nam hồi năm 1979). Khác với phương Tây (mà cụ thể là Mỹ), là những nước “chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta”, đã từng gây tội ác ở Việt Nam, và “tội ác của họ trời không dung, đất không tha”. Thế nên không bao giờ được ngộ nhận và ngả theo Mỹ trong vấn đề Biển Đông.

Thứ ba, có vẻ như ông tưởng rằng với tư cách là bạn tốt, nếu Việt Nam cứ mềm mỏng thì Trung Quốc sẽ không làm quá. Mặc dù họ vẫn có hành động xâm lấn nhưng có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không tấn công quân sự để chiếm các đảo đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam. Đây cũng là đúc kết lịch sử của ông về việc các triều đại phong kiến của Việt Nam luôn nhũn nhặn với Trung Quốc, ngay cả khi chiến thắng vẫn nộp cống và xưng thần. Đó là cách để tránh chiến tranh.

Thứ tư, Trung Quốc là nước lớn. Trung Quốc quá mạnh và Việt Nam quá yếu. Vì thế cho dù Việt Nam không muốn nhẫn nhịn thì cũng không được. Khi Trung Quốc “đá” thì Việt Nam phải “né” chứ không được đá lại. Nếu đá lại, Việt Nam sẽ phải đối mặt với chiến tranh, mà nếu “để xảy ra chiến tranh, xin thưa với các đồng chí vất vả lắm”.

Thứ năm, kết hợp các yếu tố trên, cái tốt nhất mà Việt Nam có thể làm là đấu tranh với Trung Quốc trên danh nghĩa tình đồng chí, và tranh luận thẳng thắn với Trung Quốc trên danh nghĩa tình đồng chí. Ông đưa ra ví dụ về chuyện Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nói với ông Hồ Cẩm Đào để chứng minh sự quyết liệt của Việt Nam. Đương nhiên ai cũng hiểu Trung Quốc không bao giờ chịu ra toà án quốc tế. Vì vậy đưa ra toà án quốc tế không phải là cách có thể thực hiện được.

Thứ sáu, những kênh đấu tranh khác như biểu tình là không thể chấp nhận được. Ông không nói rằng biểu tình sẽ làm phật ý Trung Quốc nhưng ông cho rằng biểu tình sẽ gây nguy hiểm đến an ninh chính trị, để các thế lực chống phá lợi dụng lật đổ chế độ.

Theo ông, việc chống biểu tình vì thế là một việc rất thiết thực. Thiết thực vì nó ảnh hưởng đến chính miếng cơm manh áo của những người như ông và lãnh đạo các trường học, những người đang có hoặc sẽ có “sổ hưu”. Ông nói “Bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây.”

Lửa Thiêng hay Thuốc Tê

Lý thuyết của Đại tá Thanh thể hiện sự lạc hậu về tư tưởng. Ông vẫn còn tư duy thời Chiến tranh lạnh khi nhận xét về chính trị thế giới, về diễn biến hoà bình, về tình đồng chí giữa Việt Nam và Trung Quốc… Lý thuyết này ít nhiều mang tâm thế của một kẻ nô lệ trong quan hệ với Trung Quốc khi cho rằng Việt Nam không được xử sự theo kiểu “vong ân bội nghĩa”.

Nó cũng thể hiện sự bạc nhược của một người sắp đến tuổi lấy sổ hưu. Bạc nhược ở chỗ nó thừa nhận gần như bế tắc trong chiến lược đối phó với Trung Quốc. Nó không đưa ra được bất cứ cách phản ứng thông minh nào hơn là các phản đối chính thức theo kiểu tình đồng chí. Nó cũng bạc nhược ở chỗ lo sợ các hoạt động biểu tình của sinh viên, thanh niên, trí thức (dù ông có nói đó chỉ là một bộ phận nhỏ), vì lo các cuộc biểu tình này sẽ hướng mũi dùi vào nhà nước, và vì thế gây nguy hại tới “cái sổ hưu” của những người như ông.

Thế giới đã thay đổi và đang tiếp tục thay đổi mau chóng. Quan hệ chính trị giữa các nước hiện nay không còn dựa nhiều vào ý thức hệ và tình đồng chí như hồi thế giới bị phân làm hai cực. Các lợi ích chiến lược giữa các nước hiện nay đan xen chồng chéo vào nhau, và các bên đều hành động vì lợi ích cao nhất của đất nước mình. Câu chuyện phương Tây đang thực hiện “diễn biến hoà bình” để lật đổ chế độ Cộng sản ở nước khác vì lý do ý thức hệ là câu chuyện tưởng tượng hoang đường.

Trong một môi trường chính trị như vậy, lối tư duy thời Chiến tranh lạnh trước đây không còn thích hợp nữa. Nếu cố tình sử dụng lối tư duy này thậm chí có thể gây ra những sai lầm và tổn thất tai hại cho đất nước.

Đại tá Thanh chỉ là một giáo viên giảng dạy chứ không phải là một nhà hoạch định chính sách. Phát ngôn của ông cũng không mang tính đại diện cho đường lối và chủ trương của nhà nước Việt Nam. Vì thế, bài giảng này không có cái gì là bí mật quốc gia giống như Asia Times giật tít.

Thế nhưng nói như thế không phải là nó không nguy hiểm. Vì nó là bài giảng mang tính định hướng tư tưởng cho nhóm người mà ông Thanh gọi là “nguyên khí quốc gia” - tức là các lãnh đạo của các trường Đại học và cao đẳng ở Việt Nam. Những người mà, theo cách nói của ông Thanh, sẽ có vai trò truyền lại “lửa” cho học sinh sinh viên của nước nhà. Có vẻ như lý thuyết và tư tưởng của ông Thanh không phải là ngọn lửa thiêng giúp thanh niên, sinh viên, và trí thức phấn khởi đóng góp vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đổi lại, nó giống như một liều thuốc tê làm tê liệt mọi sự hứng khởi và tin tưởng, nó góp phần tạo ra một bầy cừu, một bầy cừu chỉ biết im lặng kể cả khi phải sắp hàng đi vào nhà máy giết mổ.

* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tạ Duy Anh và Cách Đối Phó Với Trung Quốc

 

Mặc Lâm

 

*

 

(RFA) Trong chương trình VHNT kỳ trước Mặc Lâm đã có dịp trao đổi với nhà văn Tạ Duy Anh về vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay là làm cách nào đối phó với Trung Quốc, một nước lớn nhưng nhiều dã tâm với Việt Nam qua sự xâm lấn trắng trợn mà Bắc Kinh không ngần ngại đã và sẽ làm đối với chủ quyền biển đảo của nước ta từ nhiều chục năm qua.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/us-says-not-endorse-the-new-controversial-china-passport-11272012114154.html/passport-305(Hình hennhausaigon2015.com: Sổ thông hành Trung Quốc với bản đồ lưỡi bò.)

 

Chương trình trao đổi kỳ này như một nhịp cầu nối liền những suy nghĩ của các nhà văn hóa, chính trị hay hoạt động trong lĩnh vực văn học với người nghe, đọc của RFA nhằm khai thác những góc nhìn khác nhau để kiến tạo những đóng góp thiết thực cho những ai quan tâm đến cách đối phó với Trung Quốc.

 

Tiếp tục câu chuyện về vấn đề Trung Quốc với nhà văn Tạ Duy Anh, ông cho biết một cách khái quát về vị trí địa lý chiến lược của Trung Quốc và từ đó hình thành các yếu tố khiến Trung Quốc phải vươn ra ngoài để tiến tới mộng bá chủ thế giới, trước tiên là lấn chiếm từng bước vì mục tiêu chiếm Biển Đông của họ sẽ không bao giờ thay đổi.

 

Quốc Tế Hóa Biển Đông

 

Nhà văn Tạ Duy Anh: Từ những nhận định ban đầu của tôi là Trung Quốc không thể mở cuộc chiến tranh tổng lực tại Biển Đông được nhưng mục tiêu họ chiếm Biển Đông là không thay đổi. Họ đã mất từ một đến hai ngàn năm mà vẫn không chinh phục được người Việt Nam nhưng vẫn sẵn sàng mất thêm một đến hai ngàn năm nữa để tiếp tục công cuộc chinh phục và đô hộ người Việt, trong đó mục tiêu chủ chốt của Trung Quốc về mặt lãnh thổ trong thế kỷ 21 là Biển Đông chứ không phải vùng biển nào khác.

 

Nếu thật tỉnh táo mình sẽ nhận ra được điều này. Bởi vì ở hướng nào thì họ cũng vấp phải những thành trì. Hướng Bắc thì vướng Nga, hướng Đông thì Biển Hoa Đông vướng Nhật Bản, Triều Tiên và sau Nhật Bản, Triều Tiên là Mỹ thế rồi phía Tây là Ấn Độ… Một lối khả dĩ duy nhất là xuống phía Nam, vùng biển mà Trung Quốc có thể coi là bàn đạp để họ thực hiện ước mơ vương rộng ra thế giới để cai quản một nửa thậm chí còn hơn như mong ước của họ.

 

Mặc Lâm: Nhưng thưa nhà văn Tạ Duy Anh, ý muốn và cách thực hiện không phải là một khoảng cách ngắn, làm cách nào để họ thực hiện điều ấy khi các nước đều không phải là ngây thơ hay hèn nhược để cho dễ dàng nuốt trọn?

tam-sa-250.jpg

(Hình AFP: Hải quân Trung Quốc trong lễ bổ nhiệm các viên chức cho cái gọi là thành phố Tam Sa.)

 

Nhà văn Tạ Duy Anh: Tôi nghĩ rằng người Trung Quốc sẽ dùng toàn bộ lực lượng và những tiềm lực hay trí tuệ của họ để làm cách nào đó thôn tính Biển Đông ở những mức mà họ muốn. Tất nhiên là họ muốn toàn bộ Biển Đông còn thôn tính được đến đâu thì không biết.

 

Trong khi chưa chiếm được Biển Đông bằng một cuộc hải chiến, và điều đó chắc chắn rất khó, vậy thì không cách nào khác là họ sẽ dùng chiến thuật như họ đã dùng từ xưa tới nay để làm cho đối phương mệt mỏi, nản chí bằng cách quấy nhiễu, dùng tiềm lực quân sự hay vị thế nước lớn để áp đặt, vu vạ cho các nước láng giềng. Bằng cái đường lưỡi bò như vậy thì chỗ nào cũng là của họ. Nếu bây giờ các nước chấp nhận đường lưỡi bò là của họ thì mình chỉ cần bơi ra khỏi bờ một đoạn là vào bờ biển Trung Quốc rồi!

 

Chính cái điều vô lý ấy mà không một nước nào ở Đông Nam Á chấp nhận trong đó có Việt Nam. Thế nhưng Trung Quốc không dễ dàng từ bỏ tham vọng khổng lồ của họ đối với Biển Đông. Cái cách mà người Trung Quốc rất giỏi làm đó là cứ nói mãi, cứ dùng những động tác lập đi lập lại, một mặt thì họ tuyên truyền cho thế giới điếc cả tai ra nhưng cuối cùng thì cũng thuận tai đối với họ!

 

Đơn giản trước mắt là việc thành lập thành phố Tam Sa. Không phải đơn thuần chỉ là một động thái mang tính hình thức nhưng đây là một động tác rất nguy hiểm bởi vì đến một lúc nào đó địa danh Tam Sa trong những hợp đồng kinh tế hay trong những địa điểm tổ chức các hội nghị quốc tế. Nghiễm nhiên nó sẽ trở thành một địa danh chính thức đối với nhiều quốc gia, với châu Âu và các nước không quan tâm nhiều đến việc ai làm chủ Biển Đông.

 

Rồi dần dần họ làm một cách bài bản hơn, một mặt họ khiến cho thế giới hiểu rằng cứ nói mãi nói mãi về chủ quyền Biển Đông, mà mình và các nước khác lại không làm gì cả thì đương nhiên thế giới sẽ dần dần quen với địa danh và quan niệm rằng biển Nam Trung Hoa là của họ.

 

Một mặt khác họ dùng mọi tiềm lực để chèn ép mình. Thực ra họ chưa chắc đã chiếm được đâu nhưng họ chèn ép để lấy thế thượng phong nhằm bắt mình chấp nhận những điều kiện do họ đưa ra như chấp nhận đàm phán song phương, chấp nhận không quốc tế hóa Biển Đông, và bằng cách đấy họ cho rằng: Đấy người Việt Nam lựa chọn đi, giữa cái quyết tâm quốc tế hóa Biển Đông với cách nói chuyện với họ thì anh phải lựa chọn. Vậy thì, nếu không tỉnh táo thì người Việt Nam mình rất dễ sa vào bẫy của họ, bởi vì Biển Đông mà không quốc tế hóa, lập trường của mình không kiên trì trong việc này thì Trung Quốc lấy rất đơn giản.

 

Việc Trung Quốc khó vượt qua nhất bây giờ là Biển Đông chắc chắn sẽ được quốc tế hóa mà Việt Nam và Phi Luật Tân là những nước buộc lòng phải cứng rắn nhất trong lập trường này, và họ sẽ tập trung làm cho các lập trường của Phi Luật Tân và Việt Nam phải mềm lại.

 

Mặc Lâm: Mềm lại theo ý anh là như thế nào? Anh cũng biết rằng nếu càng mềm thì họ càng lấn tới…

 

Nhà văn Tạ Duy Anh: Họ làm mềm lại bằng cách chia rẽ Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á (ASEAN), dùng cách nghi binh, áp lực dương đông kích tây, hay răn đe với Nhật Bản, với Đài Loan. Thực ra đều là để dằn mặt Việt Nam và Phi bởi vì Biển Hoa Đông không quan trọng đối với Trung Quốc. Cái quan trọng không bằng một phần mười đối với Biển Đông so với vị trí chiến lược của họ.

 

Người Dân

 

000_Hkg8090462-250.jpg(Hình AFP: Những người biểu tình hô to khẩu hiệu chống Trung Quốc và diễu hành tới Tòa Đại Sứ Trung Quốc ở Hà Nội hôm 9/12/2012.)

 

Mặc Lâm: Theo anh thì đối phó với các thủ đoạn này thì người Việt phải làm sao?

 

Nhà văn Tạ Duy Anh: Tôi nghĩ rằng người Việt hiện nay thứ nhất phải thật tỉnh táo. Thứ hai phải cứng và cương nhu đúng lúc. Hiện nay tôi không có thông tin vì vậy cứ nói như rất nhiều trí thức họ quy kết chính quyền là nhu nhược, bán nước rồi nhượng bộ Trung Quốc… Tôi không nghĩ rằng bất cứ người Việt Nam nào lại có thể vì lợi ích để bán lãnh thổ, để công khai ủng hộ một thế lực ngoại bang để họ có thể gậm nhấm đất nước thì khó vô cùng và không ai dám.

 

Tấm gương Trần Ích Tắc, tấm gương Lê Chiêu Thống, đủ để cho người Việt không ai có đủ sự bỉ ổi, thiếu liêm sỉ để có thể làm những việc như vậy nữa.

 

Mặc Lâm: Thế nhưng có nhận xét cho rằng bây giờ giòng máu nóng chống ngoại xâm của người Việt hình như không còn như xưa nữa sau một thời gian dài lo cơm áo gạo tiền… anh nghĩ sao về nhận xét này?

 

Nhà văn Tạ Duy Anh: Người Việt có một đức tính rất hay là sau một ngàn năm đô hộ bởi Trung Quốc rồi nên giờ đây không sợ Trung Quốc. Nói đến Trung Quốc không ai sợ cả. Và cái việc không ai sợ Trung Quốc nó không phải là một sự cố gắng về mặt lý trí mà nó là một phản ứng bản năng, như một thói quen với người Việt mình rồi.

 

Sống cạnh thằng khổng lồ hàng ngàn năm nó chẳng làm gì được mình thì giờ đây không ai sợ nữa. Đó là điều quan trọng và những người cầm quyền phải khai thác triệt để cái phẩm giá này của dân tộc. Đôi khi cũng phải dám cứng rắn bởi vì mình cũng đoán định được rằng Trung Quốc sẽ hành động đến đâu, đến mức nào. Tôi nghĩ Trung Quốc không thể nào hành động vượt quá giới hạn khiến cho một cuộc chiến bùng nổ bởi vì bản thân Trung Quốc trong thời điểm này và trong nhiều năm tới, tôi nghĩ họ cũng không muốn cuộc chiến nổ ra ở Biển Đông.

 

Mặc Lâm: Anh có thể giải thích thêm trong vấn đề này hay không? Tại sao Trung Quốc lại chưa thể gây chiến tranh trong lúc này?

 

Nhà văn Tạ Duy Anh: Bởi vì nếu nó nổ ra như mình đã nói thì nó sẽ như thế nào? Nó kết thúc được hay không và hậu quả ra sao thì chính họ cũng không lường tới được. Tôi nghĩ người Trung Quốc hiện nay chưa có một cách nào khác ngoài cách lì lợm, chơi bẩn. Chơi bẩn bằng mọi thủ đoạn trong đó có lừa phỉnh, đánh úp, hay gậm nhấm những chỗ họ có thể làm được như bãi Gạc Ma năm 88. Cứ xểnh ra là họ làm. Họ chơi những con bài đúng như người ta gọi là tiểu nhân mà người Tàu vẫn áp dụng cho những địch thủ, những hàng xóm láng giềng của họ, nhất là những nước như là nước mình.

 

Chính Quyền

 

000_Hkg8090526-250.jpg(Hình AFP: Công an ngăn cản người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 9/12/2012.)

 

Mặc Lâm: Trước những tình hình thực tế này theo anh thì chính phủ Việt Nam phải có kế sách như thế nào để đối phó một mặt vừa không xảy ra chiến tranh, một mặt vô hiệu hóa kế hoạch tầm ăn dâu của Trung Quốc?

 

Nhà văn Tạ Duy Anh: Tôi nghĩ trong thời gian tới cái quan trọng nhất đối với chính quyền là phải vô hiệu hóa tất cả những quyết định ngang trái của họ.

 

Vô hiệu hóa bằng nhiều cách, thứ nhất không chấp nhận, và khi không chấp nhận thì phải có biện pháp đáp trả. Hai nữa cũng phải tỉnh dần ra. Phải cho rất nhiều người dân trong nước hiểu ra cái thâm ý, cái bản chất sâu xa của Trung Quốc để từ đó mình có những liên kết quyền lợi khác. Liên kết với Ấn Độ, với Mỹ, với Nhật Bản, với những nước có nền kỹ thuật cao về vũ khí.

 

Mặc Lâm: Anh vừa nói tới vấn đề vũ khí, theo anh thì Việt Nam có nên bóp bụng để tự trang bị cho mình một dàn phi đạn nhằm tự vệ khi có chiến tranh xảy ra hay không, và liệu hành động này có làm cho Trung Quốc chùn tay hay khiến nó càng hung dữ hơn?

 

Nhà văn Tạ Duy Anh: Tôi nghĩ rằng Việt Nam phải có một dàn phi đạn cực kỳ gắn dọc bờ biển có thể vươn tới Hoàng Sa hay Hải Nam. Bởi vì thế này, nếu xảy ra chiến tranh thì Trung Quốc cũng không ngán gì mà không tương phi đạn vào đất liền hay những cơ sở quân sự của mình vì vậy mình phải có khả năng đáp trả.

 

Nhưng những bước đi như vậy phải rất nhiều kỳ công, tốn kém và nhất là cả dân tộc phải quyết tâm. Nếu như người cầm quyền cứ lấy cái cớ giữ ổn định giữ hòa bình để cho tương lai những vấn đề của ngày nay thì không phải là vấn đề hay.

 

Trước sau con cháu chúng ta phải đối mặt, và khi đó nó phải đối mặt với một cuộc chiến đẫm máu rất nhiều lần nếu xảy ra so với ngày hôm nay. Bởi vì ngày hôm nay cái may nhất là những cường quốc lớn như Mỹ và Trung Quốc không bao giờ có thể bắt tay nhau được. Chừng nào mà những lợi ích của họ còn xung đột thì mình còn sống sót.

 

Cái chiến thuật thoát hiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian qua là chiến thuật của con sóc, tức là anh leo dây thoát hiểm nhưng cái đó nó không tồn tại mãi được. Trước sau anh phải đối mặt với một sự thật là anh chỉ né tránh. Anh né tránh những cú đòn của họ thôi, nhưng khi nó ra quá nhiều cú đòn và thậm chí với những cú né như vậy, mỗi lần né thì nó lại áp sát vào lãnh thổ của mình thì cuối cùng anh cũng không thể thoái thác, anh không thể tránh phải đối mặt với một kẻ thù khổng lồ.

 

Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà văn Tạ Duy Anh. Sau hai kỳ phát thanh nhà văn Tạ Duy Anh đã chia sẻ với chúng ta nhiều ý kiến thú vị về cách làm sao sống chung và đối phó với Trung Quốc. Mặc dù còn nhiều tranh cãi đối các ý kiến này nhưng chúng tôi tin rằng, những ai quan tâm tới vấn đề sẽ có cơ hội nhìn ra một khía cạnh khác để góp thêm kinh nghiệm cho việc bảo vệ bờ cõi của Việt Nam.

 

Quý vị muốn đóng góp ý kiến cho chương trình này xin vui lòng e-mail về địa chỉ: maclam@rfa.org.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dân Bắc Trà My Quen Sống Chung Với Động Đất

 

Khánh An

 

*

 

(RFA) Sáng ngày 28/12/2012, lại xảy ra một trận động đất nữa ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2, thuộc huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam khiến cho một số người dân lại thêm một phen lo lắng. Tuy nhiên, nhiều người nói rằng họ đã quen sống chung với động đất.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/earthquake-again-song-tranh-09062012093503.html/thuydiensongtranh1-305.jpg(Hình hồ sơ: Đập Thủy điện Sông Tranh 2 ở huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam.)

 

Theo thông tin từ UBND huyện Bắc Trà My, trận động đất xảy ra vào lúc 9: 48 sáng ngày 28/12 gây ra tiếng nổ lớn và rung chấn kéo dài khoảng 5 giây, ảnh hưởng trên các xã Trà Đốc, Trà Tân, Trà Bùi, Trà Sơn…


Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần của Viện Vật Lý Địa Cầu cho biết trận động đất có cường độ 3,9 độ Richter.

 

Nhiều Quá Hóa Quen

 

Một người dân hiện đang ở xã Trà Bùi nói với Đài Á Châu Tự Do:

 

“Ở Trà Đốc thì hồi chiều má điện vào nói có bị sơ sơ, còn ở đây (Trà Bùi) thì cũng có bị, nghe ầm ầm nhưng cũng sơ sơ à. Xem phim (tivi) thì thấy mấy đứa nhỏ ở trường đi học cũng chạy ra đường thế thôi chứ mình cũng thấy bình thường, nhiều lần quá rồi, nghe ầm ầm thế thôi chứ cũng chẳng có gì hết trơn.”

 

Chỉ trong vòng hai tháng qua, đã có hơn một chục trận động đất lớn nhỏ xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Trà My, quanh khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Lớn nhất là trận động đất xảy ra vào hôm 15/11 với cường độ ghi nhận là 4,7 độ Richter.

 

Ông Nguyễn Thế Tài, Bí thư huyện ủy, Chủ Tịch HĐND huyện Bắc Trà My cho biết trận động đất hôm 28/12 là bình thường với người dân địa phương vì họ đã quá quen với động đất.

 

“Chúng tôi đã báo cáo về tỉnh, về trung ương rồi. Động đất đối với Bắc Trà My là quen rồi, thường xuyên rồi. Quen rồi (nên) dân thấy bình thường.”

 

Trong thời gian qua, khi khu vực Bắc Trà My thường xuyên xảy ra động đất với cường độ ngày càng mạnh và tần suất cao, nhiều viên chức nhà nước và các nhóm khoa học gia đã được cử đến đến nghiên cứu thực trạng khu vực.

 

Đâu Lại Vào Đó

 

Người dân thị trấn Bắc Trà My hoản loạn bỏ chạy ra khỏi nhà khi động đất(Hình: Người dân thị trấn Bắc Trà My hoản loạn bỏ chạy ra khỏi nhà khi động đất.)

 

Tuy nhiên, người dân ở đây cho biết không có bất cứ thông tin hay một phương án nào được đưa ra cho người dân, mặc dù hiện tượng động đất vẫn liên tục xảy ra ngày càng nhiều và mạnh. Anh Phong, một người dân ở xã Trà Tân, cho biết:

 

“Thấy đâu cũng lại vào đó thôi. Chuyện phức tạp thành đơn giản, đơn giản thành như không thôi. Ở đây nói chung ai cũng hoang mang, lo lắng nhưng không có ai giúp đỡ hết. Chẳng qua người ta hỏi cho vui thôi chứ không có ai tận tình giúp đỡ để cho người dân yên tâm dứt điểm cái vụ động đất để người ta yên tâm sản xuất, làm ăn.

 

Nói về thiệt hại kinh tế thì nhà cửa bị rung nứt hết. Còn về tinh thần thì người dân không dám sản xuất, kinh doanh gì hết. Người giàu có thì người ta xuống thành phố mua nhà, mua đất sống dưới đó, họ bỏ quê hương họ đi. Người dân không có tiền thì người ta vào rừng làm trại sống. Còn nhiều người muốn ở lại với quê hương thì họ vẫn cắm trụ buôn bán kiếm sống qua ngày.”

 

Sau khi dư luận lên tiếng quan ngại về hiện tượng động đất liên tục xảy ra có thể gây vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2, Quốc Hội Việt Nam đã kiến nghị các bộ ngành phải làm rõ nguyên nhân và ảnh hưởng của động đất đối với sự an toàn của đập.

 

Sau đó chưa đầy một tháng, ngay vào chiều hôm xảy ra trận động đất lớn nhất (15/11), Bộ Trưởng Xây Dựng Trịnh Đình Dũng trả lời trên báo chí rằng: “Cơ bản, đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn”. Trước đó 2 ngày, ông Bộ Trưởng cũng khẳng định: “Nước ở mực tràn thì hoàn toàn yên tâm, người dân cứ ở đó không phải đi đâu hết!”

 

Trong khi đó, công bố từ một đề án nghiên cứu độc lập của nhóm khoa học gia, đứng đầu là PGS Cao Đình Triều, Tổng Thư Ký Hội KH-KT Địa Vật Lý Việt Nam, cho biết động đất cực đại có thể lên đến 6 độ Richter ở khu vực hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2, trong khi đập thủy điện chỉ được thiết kế với khả năng chịu động đất là 5,5 độ Richter.

dap-250.jpg

(Hình hồ sơ: Đập thủy điện Sông Tranh 2.)

 

Đánh giá về những động thái gần đây của chính quyền, anh Phong cho biết:

 

“Không có gì để khích lệ người dân yên tâm sản xuất, không thấy một thông tin gì luôn. Có một vài nhà báo lên phỏng vấn này kia rồi đâu lại vào đó thôi. Nghe nói nhà nước có nghị quyết là không cho tích nước ở thủy điện Sông Tranh 2. Điều đó thì có nhưng vô nghĩa với người dân. Không cho tích nước thì đâu có liên quan gì đến đời sống đâu. Động đất vẫn xảy ra thôi.

 

Động đất không biết có liên quan đến thủy điện hay không nhưng không tích nước thì vẫn còn động đất. Người dân thì bao giờ cũng muốn bên chính quyền quan tâm nhưng đâu lại vào đó. Quan tâm thì quan tâm nhưng lợi ích của chính quyền vẫn đặt lên hàng đầu thôi.”

 

Vào cuối tháng 11 vừa qua, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục yêu cầu ngưng tích nước ở đập thủy điện Sông Tranh 2 để nghiên cứu về động đất và an toàn đập. Trước đó vào giữa tháng 10, sau khi dư luận lên tiếng, một trạm quan trắc đã được lắp đặt tại khu vực này. Tuy nhiên theo báo chí trong nước, trạm quan trắc mới đã không nhận diện được một số trận động đất mà người dân địa phương đã cảm nhận rất rõ ràng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xã Hội Việt Nam Một Năm Nhìn Lại

 

Thanh Quang

 

*

 

(RFA) Vào những ngày cuối năm 2012, nhà văn Thuỳ Linh cảm thấy “chưa bao giờ thần kinh con người bị thử thách với nhiều thăng trầm cảm xúc như trong năm vừa qua”.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/looking-back-vn-after-1-year-tq-12312012124236.html/000_Hkg8131339-305.jpg(Hình AFP: Một công nhân quét rác đi ngang qua một pano tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới tại Hà Nội.)

 

Hy Vọng Để Rồi Thất Vọng

 

Cách nay ít lâu, vào một buổi chiều cuối năm khi “giá rét và nỗi buồn… tràn ngập tâm hồn khiến nỗi lòng chùng xuống”, làm cho Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện “Chiều cuối năm nhìn lại” để thấy lòng trĩu nặng theo những vụ giết người, cướp của ngày càng táo bạo trong xã hội Việt Nam ngày nay, với “kẻ thủ ác tuổi đời càng ngày càng trẻ và cách thức giết người càng ngày càng dã man, độc ác, quyết liệt” hơn.

 

Qua bài “Khởi tố sự thất vọng”, blogger Thuỳ Linh đề cập tới “nhiều sự kiện, tình huống khiến nhiều người lo lắng, hy vọng, rồi thất vọng và tuyệt vọng”! Như vậy họ hy vọng để rồi thất vọng, tuyệt vọng về những gì? Theo tác giả, trước hết, “đỉnh điểm của sự thất vọng là Hội nghị TW6” mà rất nhiều người dân Việt “thắc thỏm” hy vọng, dù mong manh, ở “canh bạc” này của đảng để sau cùng rồi họ “vỡ oà cùng sự tức giận không thể kiềm chế” vì “canh bạc” ấy tiếp tục “khẳng định sự sáng suốt của đường lối, của sự lãnh đạo”; “đảng càng tự tin hơn về lòng từ bi dành cho những khuyết điểm, tội lỗi của nhau nên không kiểm điểm, kỷ luật ai” cả. Bằng chứng là, theo nhận xét của bloger Thuỳ Linh, “Thủ Tướng tươi cười ngay sau hội nghị. Nụ cười đi vào lịch sử về bài học không trưởng thành dù cỡ tuổi nào, chức vụ nào, từng trải nào…”.

 

Sau một năm qua, tác giả cũng chưa quên tình trạng lạm phát, giá cả gia tăng, “đời sống khốn khó, cơ cực như thời Giá-Lương-Tiền những năm 80 và hơn thế nữa…”; rồi con số “ấn tượng” là khoảng 55.000 doanh nghiệp bị phá sản trong khi những “con cưng” doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp của các nhóm lợi ích dù bị “lỗ khủng, nợ khủng” nhưng vẫn an nhiên tự tại và “được che chắn, bảo vệ bởi quyền lực”; GDP 5,03% của năm 2012 là mức thấp nhất kể từ 1999; nợ xấu ngân hàng, nợ quốc gia – một loại “bí mật nhà nước” – ngày càng chồng chất, mà nạn nhân gánh nợ không ai khác hơn là người dân; tham nhũng “ung dung”; giới cầm quyền tiếp tục những “án bỏ túi”, tiếp tục bỏ tù, truy tố, kết những án tù oan khuất và dài lâu, đặc biệt đối với những người yêu nước như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSaigon, Việt Khang, Anh Bình, Nguyễn Phương Uyên, Hoàng Khương cùng nhiều người khác rất có lòng với quê hương dân tộc, qua những “phiên toà vội vàng, cẩu thả, trắng trợn vi hiến…”.

 

Đó là chưa kể tình cảnh dân oan ngày càng nghiệt ngã khiến xảy ra tiếng súng bất đắc dĩ Đoàn Văn Vươn “nã thẳng vào chế độ tham nhũng” nhưng vẫn không lay động được giới cầm quyền – mà ngược lại, còn bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố cả gia đình nạn nhân tội “giết người, chống người thi hành công vụ”, làm trầm trọng thêm “chuyện dài quê hương” về tình cảnh dân oan. Blogger Thuỳ Linh cũng không quên hiểm hoạ phương Bắc trước tình trạng “hèn với giặc, ác với dân” của giới cầm quyền khi Trung Quốc, trong năm 2012, “leo thang xâm phạm chủ quyền biển Đông rất trắng trợn”. Những sự kiện tiêu biểu ấy trong năm khiến nhà văn Thuỳ Linh “chợt hỏi”:

 

Ai sẽ là minh chủ của đất nước gần 90 triệu dân? Ai sẽ lèo lái đất nước vượt qua nghèo đói và sự bạc nhược, hèn kém? tại sao dân Việt mình có thể sống sót trong tuyệt vọng? Và tình cảnh này sẽ kéo dài đến bao giờ? Liệu có thể khởi tố sự tuyệt vọng này? Bị can cũng đã có để có thể khởi tố vì tội lỗi rành rành ra đấy? Nhưng người ta cứ di lý hết năm này qua năm khác, để mỗi năm,nỗi tuyệt vọng lớn hơn, hậu quả khủng khiếp hơn…Và “vụ án tuyệt vọng” của năm 2013 sẽ như thế nào?

 

Lắm Cảnh Nhiễu Nhương

 

000_Hkg8090527-200.jpg(Hình AFP: Đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 9/12/2012.)

 

Nếu blogger Nguyễn Xuân Diện vào một “Chiều cuối năm nhìn lại” khiến nỗi lòng chùng xuống theo sự xuống dốc của xã hội ngày nay, nếu blogger Thuỳ Linh cảm thấy “chưa bao giờ thần kinh con người bị thử thách với nhiều thăng trầm cảm xúc” như một năm vừa qua, thì blogger Huỳnh Ngọc Chênh cũng không tránh khỏi nỗi “buồn” vào một sáng Chủ nhật của những ngày cuối năm 2012. Vào “Chủ nhật buồn” ấy, tác giả “ không hiểu tại sao sáng nay tôi lại thấy buồn” sau khi thức dậy, dù thường vào sáng Chủ nhật ông có tâm trạng vui. Rồi nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh bỗng nhớ lại có lẽ nỗi niềm của ông “bị tác động bởi vài câu chuyện buồn của tối hôm qua”, dẫn ông ngược dòng thời gian để cảm nhận ra rằng “dân ta có hết lầm than đâu!”, từ chuyện “anh lái taxi than vãn ế ẩm, nhiều bạn anh đã bỏ xe nghỉ việc vì lỗ”, “ chuyện anh bạn là chủ một nhà hàng rất lớn ở Bình Quới: Số lượng thực khách giảm xuống thấy rõ từng ngày”…cho tới “lúc nào ngồi vào với đám bạn bè kinh doanh đều nghe họ thở dài vì nghĩ đến nợ nần”, “giới chứng khoán thì tiêu tùng”, “giới bất động sản thì lao đao…, hầu như sụp đổ”…Tác giả hồi tưởng tiếp:

 

Rồi hình ảnh hàng vạn dân oan mất đất lê la đi khiếu kiện ngày này qua tháng nọ ở khắp mọi miền đất nước lại ập về trong tôi. Có người bị đánh chết, có người bị bắt tù, có người tự thiêu, có người phải cởi truồng để giữ đất...Ôi dân tôi sao mà gặp hết kiếp nạn nầy đến kiếp nạn khác thế này! Phẫn uất. Rồi buồn. Rồi mọi hình ảnh tăm tối khác, những thứ bao năm nay đã cố quên, lại ập về khi nghĩ lại những gì đã đọc trong “ Bên Thắng Cuộc”. Nào học tập cải tạo, nào tiêu diệt tư sản mại bản, nào cải tạo công thương nghiệp, nào đổi tiền, nào nạn kiều, nào phương án 2, nào vượt biên, nào chiến tranh biên giới...bao nhiêu số phận dân lành bị vùi dập, bao nhiêu chết chóc tang thương...

 

Theo blogger Trần Kinh Nghị thì “ Như thường lệ trong những ngày tháng 12 này, cả nước lại tái hiện không khí thời chiến tranh chống Mỹ” vốn “cũng là lẽ thường” vì, theo lời tác giả, “quên sao được tội ác giặc ngoại xâm!”. Nhưng, GS Trần Kinh Nghị nhấn mạnh, “điều không bình thường” là có một cuộc xâm lược khác không được nhắc đến, đó là những cuộc chiến lớn, nhỏ do phương Bắc gây ra từ biên giới Tây-Nam trở lên biên giới phía Bắc và ra tận ngoài biển Đông sau biến cố gọi là “Mỹ cút, nguỵ nhào”, khiến người dân Việt bình thường “ai cũng nhận ra điều vô lý này” nhưng “ ai cũng im lặng”. Mà nếu có thắc mắc, chỉ được trả lời rằng “đó là sách lược mềm dẻo, khôn khéo của ta!”. Tác giả nêu lên vấn đề:

 

Vậy ra, đối với người Việt Nam, có hai loại chiến tranh xâm lược(?). Chiến tranh do người Pháp, người Mĩ gây ra thì phải ghi xương khắc cốt và tuyên truyền lên án công khai. Nhưng chiến tranh do người Trung Quốc gây ra thì phải cố mà quên đi, thậm chí mấy cái bia tưởng niệm trót dựng lên ở Lạng Sơn cũng phải đục bỏ phi tang; nếu thấy tàu Trung Quốc xâm lấn biển đảo, ức hiếp dân chài ta thì gọi là “tàu lạ”… Chỉ khổ thân những người lính đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh chống quân bành trướng chưa được chính thức vinh danh như các đồng đội chống Pháp chống Mĩ của họ. Nếu nói rằng đó là sách lược mềm mỏng, khôn khéo thì thật trớ trêu!

 

Dân Ngày Càng Khổ

 

000_Hkg8131325-250.jpg(Hình AFP: Người dân buôn bán dạo trên đường phố Hà Nội, ảnh chụp hôm 28/12/2012.)

 

Qua bài “Lẫn lộn bạn/thù, tù mù chiến lược”, Giáo sư Trần Kinh Nghị viện dẫn một số trường hợp cụ thể, như vụ đại tá, phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đăng Thanh “lên lớp” trước hằng trăm cán bộ lãnh đạo của nhiều trường đại học, rằng “Các đồng chí nhớ người Mỹ… chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha”, còn “đối với Trung Quốc, hai điều không được quên: Họ đã từng xâm lược chúng ta, nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa”; như vụ người cầm đầu Đảng lên tiếng “văn bất thành cú” với cử tri Quận Ba Đình rằng “Nói Biển Đông không phải chỉ là Biển Đông.

 

Nói Biển Đông không phải quan hệ ta với Trung Quốc. Nói Biển Đông không phải toàn bộ vấn đề Biển đông. Nó chỉ có một cái chỗ đảo Hoàng Sa với lại… quần đảo Hoàng Sa với lại chỗ quần đảo Trường Sa ấy… và cái ranh giới thềm lục địa theo công ước luật biển quốc tế…”; hay vụ một ông Viện trưởng Mác-Lê lập luận rằng “trong quá khứ ông cha ta mỗi lần đánh thắng xâm lược Phương Bắc đều trở lại triều cống…cớ sao bây giờ lại đòi chống Trung Quốc(?)”; hoặc chuyện một ông Phó ban Biên giới đánh giá hành động tàu Trung Quốc cắt cáp tàu dầu khí Bình Minh II của Việt năm hồi năm 2011 là “thương cho roi cho vọt…” (!) Vân vân và vân vân….

 

Tất cả cho thấy tình trạng mà Giáo sư Trần Kinh Nghị gọi là một “sự lẫn lộn bạn/thù, tù mù chiến lược”. Trong khi đó, trên thực tế, Bắc Kinh “gậm nhấm” lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc Việt Nam bị xâm phạm ngày càng nghiêm trọng, đó là chưa kể người đàn anh “4 tốt, 16 chữ vàng” này “thuê đất rừng đầu nguồn, đất đai dọc biên giới, đưa hàng ngàn công nhân vào khai thác bô-xit trên Tây Nguyên, du nhập, lưu hành tràn lan văn hóa phẩm cũng như hàng hóa các loại từ Trung Quốc v.v…”.

 

Câu hỏi cần được nêu lên là vì sao quê hương cùng người dân Việt phải chịu cảnh nhiễu nhương như vậy? Giáo sư Trần Kinh Nghị phân tích:

 

Phải chăng lý do chính là ở chỗ, Việt Nam tự vận vào mình một vai trò đáng ra không nên có, đó là đứng trên tuyến đầu chống chủ nghĩa đế quốc, đồng thời quá trung thành với ông bạn láng giềng cùng ý thức hệ Cộng sản? Hãy xem người Thái Lan, Ấn Độ, Nam Dương, Mã Lai và nhiều dân tộc khác có cùng cảnh ngộ trong khu vực đã không làm như vậy, và họ đã sớm có hòa bình để phát triển vượt xa Việt Nam vốn từ một mặt bằng như nhau sau Thế chiến thứ Hai. Phải chăng nếu Việt Nam cũng có cách tiếp cận thực tế như các nước láng giềng thì chắn chắn đã có thể phát huy vị thế địa chiến lược một cách có lợi hơn cho mình?

 

Qua bài “Lưỡi bò và lưỡi liềm”, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh nhận thấy chủ nghĩa Mác-Lênin với biểu tượng búa-liềm áp đặt vào người dân Việt mấy chục năm nay, hiện “đã sinh hoa kết trái trong lòng dân tộc. Tiếc rằng hoa trái của nó đã là những hoa độc và quả đắng”. Vẫn theo blogger Nguyễn Hữu Vinh thì sau mấy chục năm lấy học thuyết Mác-Lênin làm nền tảng quản lý xã hội bằng đấu tranh giai cấp khiến đất nước lâm thảm cảnh:

 

“Đó là cơ hội cho đường lưỡi bò vươn ra liếm Biển Đông.

 

Đó cũng là hậu quả của chiếc búa và lưỡi liềm mấy chục năm tung hoành trên đất nước ta.

 

Như vậy, cái lưỡi bò hôm nay là hệ quả tất yếu của cái lưỡi liềm mấy chục năm qua.”

 

Tạp chí Điểm Blog tạm dừng ở đây. Và nhân dịp bước sang Tân Niên Dương Lịch 2013, Thanh Quang kính chúc quý vị cùng người thân mọi điều an lành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm Mới, Tập Tục Cũ

 

Thụy My

 

*

 

Pháo bông chào mừng năm mới tại Sydney.(Hình wikipedia: Pháo bông chào mừng năm mới tại Sydney.)

 

(RFI) Vào lúc nửa đêm Thứ Hai 31/12/2012, nhiều triệu người trên thế giới sẽ tưng bừng đón mừng năm mới. Nhiều chai rượu sâm banh sẽ được mở nút, người Pháp ôm hôn nhau, người Tây Ban Nha nuốt những hạt nho, trong khi người Đan Mạch nhảy từ trên ghế xuống…Những tập tục cũ xưa để mừng một năm mới đến.

 

Có vô số tục lệ để đón mừng tân niên, từ những tập tục “xưa như trái đất” cho đến những tục lệ kỳ lạ nhất, nhưng tất cả đều có một điểm chung là giúp cho người ta thư giãn sau một năm làm việc cực nhọc.

 

Nhà xã hội học Amitai Etzioni, trường Đại học George Washington, nhận định: “Điểm chính yếu trong lễ tất niên là thư thái, bỏ qua mọi thứ. Suốt cả năm, người ta bị trói chặt bởi những ràng buộc của xã hội hay đạo đức. Và rồi chỉ trong một buổi tối, tất cả những chuẩn mực bị ngưng lại, các thách thức mở ra, cho đến hôm sau thì tất cả mới trở lại với trật tự cũ”.

 

Đối với nhiều người, đêm tất niên được diễn ra giữa bạn bè với nhau để ăn uống no say đến tận lúc mặt trời lên vào hôm sau. Thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thường là lúc để muôn ngàn tia pháo bông bừng sáng, hay tiếng pháo nổ vang rền. Hoặc đối với nhiều người Pháp là cùng hợp ca với nhau bài “Ce n’est qu’un au revoir” (Chỉ là tạm biệt thôi), một bài hát thường nghe thấy trong dịp năm mới như bài “Happy New Year” hay vào cuối những cuộc họp mặt bạn bè.

 

Bên cạnh đó, có một số tập tục đặc thù, thường là do dị đoan.

 

Ở Đan Mạch, người ta trèo lên ghế và cùng nhảy xuống vào đúng lúc đồng hồ điểm 12 giờ khuya, để xua đuổi đi những xui xẻo. Họ cũng quăng những chiếc dĩa trước cửa nhà bạn bè mình: Nhà ai có nhiều mảnh vỡ chén dĩa nhất có nghĩa là người đó có nhiều bạn bè.

 

Người Tây Ban Nha thì nuốt 12 hạt nho, theo nhịp độ cứ mỗi khi đồng hồ điểm một tiếng vào lúc 12 giờ khuya là nuốt một hạt, để chắc chắn rằng sẽ có một năm mới tốt đẹp. Mười hai hạt nho này tiêu biểu cho 12 tháng trong năm.

 

Tại Phi Luật Tân, những người mừng năm mới mặc quần áo có in những chấm bi, họ tin rằng sẽ đem lại sự may mắn. Ở một số quốc gia Nam Mỹ, thì quần áo lót màu sắc sặc sỡ là những “lá bùa” để xua đuổi tà ma: Màu đỏ mang lại may mắn trong tình yêu, còn màu vàng là “thần tài” mang đến tiền bạc dồi dào.

 

Tại Phần Lan, tân niên được đánh dấu bằng một phong tục kỳ lạ: Người ta đổ chì nóng chảy vào nước lạnh, và tùy theo hình dạng có được khi chì trở nên nguội, mà năm mới sẽ tốt lành hay xui xẻo.

 

Theo các nhà Sử học, thì lễ đón mừng năm mới đã có từ nhiều ngàn năm trước. Hàng trăm năm trước Công nguyên, người La Mã đã ăn mừng năm mới với cách thức tương tự như ngày nay, nhưng là vào tháng Ba.

 

Nhà Sử học Pháp Jean Scheid thuộc Collège de France nhấn mạnh: “Năm mới luôn rất quan trọng tại Roma. Đó là một ngày lễ lớn công cộng, mọi người chơi đùa, ăn uống suốt cả ngày”. Sau đó tục lệ trên được lan rộng trên toàn lãnh thổ của đế quốc La Mã.

 

Tuy vậy, phải chờ đến năm 46 trước Công nguyên, khi đại đế Jules César lập ra lịch mới, và chính thức chọn ngày 1 tháng Một làm ngày đầu năm Dương lịch. Châu Âu vào thời Trung Cổ thì lại mừng năm mới theo những ngày mang ý nghĩa tôn giáo như Noel chẳng hạn.

 

Năm 1582, Đức Giáo Hoàng Grégoire (Grêgoa) thứ 13 đã thay thế lịch Giuliut của César bằng lịch Grêgoariên, sửa chữa một số bất hợp lý về tính toán. Hầu hết các quốc gia Thiên Chúa giáo đều sử dụng theo lịch này cũng như mừng ngày đầu năm mới 1 tháng Giêng, nhưng các nước theo đạo Tin Lành thì chỉ lần lượt sử dụng sau đó.

 

Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới sử dụng dương lịch và ngày 1 tháng Giêng chính thức là ngày đầu năm mới. Tuy nhiên Tân niên đối với Chính thống giáo thì vẫn theo lịch Giuliut, và ngày đầu năm là ngày 14 tháng Giêng. Còn tại châu Á, nhiều nước vẫn sử dụng Âm lịch, là lịch dựa theo chu kỳ của tuần trăng, và ngày Tết rơi vào khoảng thời gian từ 21 tháng Giêng đến 20 tháng Hai. Năm nay ngày mùng một Tết Âm lịch là ngày 10/2 Dương lịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thế Giới Đón Năm Mới 2013

 

Nguyễn Khanh

 

*

 

(RFA) Năm mới 2013 đã đến với người dân nhiều châu lục, và tất cả mọi người đều ước mong năm nay sẽ hanh phúc, an binh gấp vạn lần năm cũ 2012.

 

 

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/world-welcomes-new-year-2013-nk-12312012134117.html/000_Del6182615-305.jpg(Hình AFP: Đêm giao thừa đón năm mới 2013 tại Sydney - Úc.)

 

Tại Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan, dân chúng 2 quốc gia này bắt tay với năm mới bằng những lễ hội mà ông Thị Trưởng Clover Moore của Sydney hãnh diện gọi là tuyệt vời nhất thế giới. Ngoài chương trình hòa nhạc chia tay với năm cũ đón chào năm mới, hơn 1 triệu 500 ngàn người dân Úc Ðại Lợi còn ngước mắt nhìn những ngọn pháo bông tỏa sáng bầu trời.

 

Pháo bông cũng cháy sáng ở nhiều thành phố nổi tiếng khác, từ London của Vương Quốc Anh, Quảng Trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa, cho đến Kuala Lumpur, Đài Bắc, Hồng Kông, Stockholm, Amsterdam và ở tất cả những thành phố lớn của Trung Quốc.

 

Không chỉ ở các thành phố hay những quốc gia có tên vừa nêu, những chương trình hòa nhạc đi kèm với phần trình diễn của những siêu sao và dốt pháo bông cũng được thực hiện ở nhiều quốc gia khác, như Rio de Janeiro của Ba Tây, hay tại Brandenburg của Bá Linh.

000_ARP3401716-250.jpg

(Hình AFP: Đêm giao thừa 31/12/2012 tại Hồng Kông.)

 

Thành phố nổi tiếng này đón năm mới 2013 với sự xuất hiện của các ban nhạc và ca sĩ lẫy lừng thế giới, gồm Pet Shop Boys, Bonnie Tyler và Blue. Nếu muốn thưởng thực chương trình nhạc cổ điển thì có lẽ không đâu qua mặt được chương trình hòa nhạc của thành phố Praha với dàn đại hòa tấu được xem là xuất sắc nhất nhì thế giới.

 

Tại Paris, thành phố mang tên Kinh Thành Ánh Sáng có luật cấm đốt pháo bông, nhưng vẫn có cả triệu người đổ xô ra đường mưng năm mới 2013, làm chật cả Đại lộ Champs-Elysees. Hình ảnh những đôi uyên ương trao cho nhau nụ hôn nồng nàn vào đúng lúc giao thừa vẫn là hình ảnh nổi bật nhất của thủ đô nước Pháp.

 

Với người dân Nhật Bản, năm mới là ngày được dành cho gia đình, mọi người cùng nhau đi chùa dâng hương xin Thượng Đế ban cho mọi điều may mắn, và sau đó quay quần cùng thân nhân trong bữa cơm thịnh soạn đầu năm.

 

Tại Seoul, đúng vào điểm giao thừa 2013, mọi người lắng nghe 33 tiếng chuông vang vọng báo hiệu năm mới đã về, cùng nhau nói những lời chúc tụng đẹp nhất, hy vọng năm 2013 sẽ yên ổn hơn năm 2012 vừa qua.

 

000_Par7429577-200.jpg(Hình AFP: Đêm giao thừa 31/12/2012 tại Taipei - Đài Loan.)

 

Với người dân Bắc Hàn, chương trình lễ hội mừng năm mới được tiếp nối với chương trình lễ hội mừng một năm ngày lãnh tụ Kim Jong-Un lên nắm quyền. Trong một vài ngày vừa qua, dân chúng và nghệ sĩ Bắc Hàn cùng nhau nhảy múa trên tuyết để ngợi ca nhà lãnh đạo trẻ tuổi của họ cũng như để đón cháo năm mới Juche 102.

 

Xin thưa thêm theo tiếng Hàn, Juche có nghĩa là tự chủ, chủ thuyết được người thành lập quốc gia Cộng sản này là ông Kim Il Sung đề ra khi bắt đầu lên nắm quyền. Còn số 102 là vì đại lãnh tụ kinh mến Kim Il Sung của Bắc Hàn chào đời cách đây 102 năm.

 

Ngay tại Miến Điện, chương trình đón mừng năm mới 2013 cũng rất đặc biệt, hay phải nói là chưa bao giờ có.

 

Không chỉ có pháo bông, hòa nhạc ngoài trời, người dân Rangoon năm nay còn nhìn thấy chiếc đồng hồ điện tử khổng lồ được dựng lên, để mọi người có thể cùng nhau cất tiếng đếm ngược từng giây một, cho tới chiếc đồng hồ đổ chương báo tin năm 2013 đã về.

 

Nhưng ở một số quốc gia khác, chương trình đón mứng năm mới 2013 không được tổ chức long trọng như những năm trước, chẳng hạn như tất cả các chương trình tiệc tùng ở Tân Ðề Ly bị bãi bỏ vì cả nước Ấn vẫn đang đau buồn trước cái chết của cô sinh viên 23 tuổi bị bọn say rượu hẫm hiếp.

 

don_nam_moi_2013_250.jpg(Hình TTO: Đêm giao thừa 31/12/2012 tại Sài Gòn, Việt Nam.)

 

Ở Phi Luật Tân, người dân cũng không vui sướng gì với chương trình đón giao thừa, vì những tang thương mà trận siêu bão Bopha để lại. Hiện vẫn còn cả trăm ngà người đang sống trong những trại tạm cư do chính phủ dựng lên và với những người không may, ước vọng của họ là sớm được trở về nhà để lập lại cuộc sống.

 

Tại Venezuela, mọi chương trình mừng năm mới cũng bị hủy bỏ, thay vào đó là yêu cầu của chính phủ, mong mọi người cầu nguyện cho Tổng Thống Hugo Chavez, hiện đang ở Cuba để chữa bệnh ung thư.

 

Xin thưa thêm cùng quý vị là gần 6 tiếng đồng hồ nữa năm mới 2013 mới đặt chân đến nước Mỹ và đương nhiên khi nói đến tết Dương Lịch, mọi người cũng đang chờ đợi chương trình đón mừng năm mới được tổ chức tại Times Square ở thành phố New York, với quả cầu pha lê quen thuộc từ trên cao rơi xuống và tiếng reo hò của hàng triệu người đứng đón giao thừa trong cơn giá lạnh.

 

Dù năm mới chưa đến ở Hoa Kỳ, nhưng tất cả các anh chị em Ban Việt Ngữ chúng tôi cũng háo hức khi nghĩ đến chuyện năm mới 2013 đã về với quý thính giả, khán giả và độc giả RFA ở Việt Nam. Trong chương trình phát thanh hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến quý vị và các bạn những chia sẻ, cảm nghĩ của một số anh chị em trong ban về ước mong dành cho năm mới 2013.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đôi Giầy Trước Cửa

 

Trần Mộng Tú

 

x

 

(VOA) Tôi đi chơi xa ba tuần về, mùa Đông đã vào đến hiên nhà. Những hàng cây đang quơ những cánh tay gầy với lên bầu trời xám. Mưa gió hầu như hôm nào cũng ghé qua thành phố. Tôi chuẩn bị vườn trước vườn sau cho mùa Đông. Những cây hoa hồng được cắt xuống thật thấp, những bụi thược dược, cúc trắng, đỗ quyên và hầu hết những hoa trong vườn được cắt sát mặt đất, thu xếp mấy cái chậu bằng sứ cất vào nhà xe để tránh bị nứt vỡ dưới độ lạnh của tuyết. Năm 2011 tôi bị nứt vỡ hai cái lu nhỏ, đồ gốm của Việt Nam trong mùa Đông. Chung quanh tôi nhà nào cũng hình như đang làm những công việc ngoài vườn giống tôi. Hàng xóm của tôi là ba ngôi nhà. Ngôi nhà trên dốc, bên trái là của ông bà Jim, dưới dốc là nhà ông bà Sue. Nhà ông Don ở cùng phía bên phải với tôi và ở bên dưới nhà tôi. Nhà ông lưng quay ra đường, cửa chính quay vào trong, nên đứng ở ban công nhà tôi nhìn xuống là lối vào nhà xe và cửa chính nhà ông Don. Đối với tôi ông Don là người hàng xóm dễ chịu và hiền hòa nhất xóm. Khi tôi dọn đến đây ông mới góa vợ được hai năm. Ông ở một mình, thỉnh thoảng con trai ở xa đến thăm.

Ông Don chăm sóc vườn trước vườn sau nhà ông thật cẩn thận. Chẳng hề có một cọng cỏ dại nào chen được vào những bụi hoa nhà ông, hàng dậu bằng cây lúc nào cũng xanh biếc, xén tỉa vuông vức.Tôi hay ví cây cỏ nhà ông giống như một chàng trai ngày nào cũng cạo râu, chải đầu, quần áo tề chỉnh. Ông cũng vậy, ông là một người giản dị nhưng đâu ra đấy từ mái tóc ngắn bạc phơ cho đến đôi giầy vải trắng dưới chân.

Đôi giầy vải trắng của ông, thỉnh thoảng từ ban công nhà tôi ngó xuống lối vào nhà ông, tôi hay nhìn thấy để trước cửa ra vào, nó lúc nào cũng sạch sẽ, trắng bong, được xếp ngay ngắn, đầu mũi giầy quay ra ngoài, như sẵn sàng bước đi, chủ nhân chỉ việc ngồi xuống, xỏ vào, buộc dây. Khi thấy đôi giầy, biết là ông có nhà, không thấy đôi giầy tức là ông đi ra ngoài.

Thỉnh thoảng ra khỏi nhà sáng sớm tôi đã thấy ông đang chạy bộ trên con dốc, tôi hay dừng xe lại nói dăm ba câu chuyện với ông. Hay trêu, hỏi ông hồi này có mấy bà theo. Ông cười, một thôi, đủ mệt rồi. Hai phiền lắm.

Mùa hè vừa qua ông có khoe đi Hawaii với bà bạn mới một tuần. Khi về trông ông trẻ hẳn ra. Gặp tôi ông nói đùa: đi chơi với đàn bà mệt quá, cô ấy đi bộ khỏe hơn tôi nhiều, sức tôi theo không kịp.


Tôi nói trêu ông: chắc ông nên thay một đôi giầy đẹp hơn và tốt hơn nữa.


Ông ngửa mặt cười; chẳng phải giầy không đâu, tôi còn phải thay cả trái tim nữa chứ, tim tôi đập không kịp theo nhịp tim cô đó.

Tôi đi xa về, không nhìn thấy đôi giầy cả tuần, biết là ông không có nhà, đoán ông đi thăm con hay đi chơi xa với bạn gái.

Tôi hỏi bà Sue: Ông Don đi đâu mất rồi.

Ông ấy đang ở trong bệnh viện, bị nhồi máu cơ tim.

Bao giờ bà đi thăm cho tôi đi theo.

Không được, đang ở trong phòng hồi sinh.

Hai tuần sau, tin xấu: Ông Don bị nước vào trong phổi, Bác sĩ rút hoài mà không hết nước.

Ông Don không bao giờ thích có buổi tiễn đưa cuối. Nên khi thấy ngôi nhà của ông chìm trong sự yên lặng, buổi tối không có ánh đèn hắt ra, tôi cứ nghĩ là ông đi xa mà thôi.

Mỗi khi đứng ở ban công nhà mình ngó xuống cánh cửa im lặng nhà ông, thấy nhớ cái hình ảnh đôi giầy để ngay ngắn trước cửa. Tôi chắc là mình nhớ ông và tôi không nghĩ đến đôi giầy nữa.

Cuối năm dương lịch, một buổi sáng tôi thấy một người đàn ông trẻ lái xe vào sân nhà ông, tôi đoán đó là người con trai ông. Anh đến nhà bố không biết làm gì, loay hoay cả nửa ngày trong đó. Tôi cũng không dám sang hỏi thăm, vì chưa hề gặp anh trước đây bao giờ. Anh đến rồi anh đi lặng lẽ, không thấy thu dọn đồ đạc ra hay làm điều gì đặc biệt.

Vài ngày sau, khi đi bộ xuống dốc tôi bỗng nhìn thấy đôi giầy vải trắng của ông Don được xếp ngay ngắn trước cửa, hai mũi quay ra ngoài, sợi giây giầy nới lỏng như sẵn sàng đợi hai bàn chân xỏ vào, bước đi. Tôi đứng sững, im lặng nhìn đôi giầy, nhìn như vẫn nhìn thấy nó cả mười năm nay. Như thấy nó tuần trước, như thấy nó ngày hôm qua, như nó chưa hề bị cất đi bao giờ. Mỗi ngày nó vẫn được chủ nhân của nó xỏ vào và cả hai bước xuống thềm, ra phố. Nó cho tôi cái cảm giác ông Don vẫn sống trong ngôi nhà đó, buổi sáng vẫn đi bộ, buổi trưa vẫn cắt lá, bắt sâu trong vườn, và buổi tối ánh đèn vẫn hắt ra từ cửa sổ của phòng đọc sách. Ông chưa hề bao giờ bỏ đi.

Tôi thấy mình hồn nhiên nghĩ như thế, không thắc mắc.

Trong buổi sáng mờ mờ sương của ngày mồng một dương lịch, tiếng súng giao thừa từ đêm qua hình như chưa bắn hết, thỉnh thoảng còn nghe một tiếng đạn nổ ngay bên cạnh nhà. Tôi mặc áo ấm, co ro bước ra ngoài ban công, nhìn trời mới, đất mới, hít thở cái không khí trong lành tinh khôi đang từ trời ban xuống, từ đất bốc lên. Bên dưới kia là nhà ông Don, người hàng xóm hòa nhã, tôi lấy tay dụi dụi hai mắt mình, hình như có hai con thỏ trắng nằm phục trước trước hiên nhà ông. Sao thỏ trắng lại ra vào mùa này nhỉ? Thường nơi tôi ở chỉ có những con thỏ rừng (hares) nhỏ mầu nâu ở cánh rừng bên hông nhà, chạy ra vào những ngày hè ấm áp.

Hai con thỏ không nhỏ lắm, nó to bằng đôi giầy của một người đàn ông. Chúng nằm sát vào nhau, bốn cái tai úp xuống chạm mặt đất, cái miệng thuôn thuôn và cái mũi hỉnh lên trong rất giống hai mũi giầy. Thế cả tuần nay, cái tôi nhìn thấy là đôi giầy hay hai con thỏ. Hay đôi giầy thật sự đã bỏ đi để nhường chỗ cho hai con thỏ.

Tôi khẽ nhắm mắt lại, một tiếng súng còn sót đêm qua, bắn lẻ loi vào không gian. Tôi nghĩ đến một chuyến đi không có lời từ biệt, không có đưa tiễn nên không để lại một dấu ấn gì về chia tay cho người ở lại. Tôi nghĩ (lại nghĩ,) nếu ai cũng đến và đi tự nhiên như cây cỏ, nở trọn vẹn, mãn khai rồi từ từ tàn úa, như thời tiết bốn mùa, từ ấm áp đến hực nóng rồi chuyển sang mát mẻ, đông giá, rồi xuân lại về. Hay như ông Don nhập cuộc vào đời, sống hết mình, rồi sống chầm chậm lại, rồi lặng lẽ đi. Không trống kèn, không ca hát, không ai điếu. Không có hình ảnh ném nắm đất cuối cùng.

Nghĩ đến ông là thấy hoa đỏ mọc trong vườn, hàng rào xanh cắt tỉa. Ông đã tặng cho những người thân quen một bài học về tạo hóa và con người. Tạo hóa là cái vòng tròn, con người bước vào đó, đủ một vòng xoay là bước ra, thế thôi. Chỉ là một sự hoán chuyển, nhường chỗ cho nhau, như mùa Đông và mùa Xuân, như đôi giầy và hai con thỏ.

Đất trời bắt đầu cho một năm mới, một cái vòng tròn mới tung ra, có tiếng trẻ sơ sinh khóc oe oe nhè nhẹ như tiếng mùa Xuân nứt ra từ những đọt cây. Trước hiên nhà ai, có một đôi giầy mới sẵn sàng cho hai bàn chân nhỏ.

(1/2013)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một Số Sự Kiện Âm Nhạc Tiêu Biểu Năm 2012

 

Vũ Hoàng

 

*

 

(RFA) Chương trình âm nhạc kỳ này xin được tổng kết lại một số sự kiện âm nhạc đáng chú ý tại Việt Nam năm qua.

 

http://www.rfa.org/vietnamese/giong-hat-viet-305.jpg(Hình Giọng Hát Việt: Bốn vị giám khảo kiêm huấn luyện viên của “Giọng Hát Việt”: Trần Lập, Thu Minh, Hồ Ngọc Hà, và Đàm Vĩnh Hưng.)

 

The Voice – Giọng Hát Việt

 

Một trong những dấu ấn âm nhạc Việt Nam năm 2012 là sự lên ngôi của chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng âm nhạc The Voice – Giọng Hát Việt. Mặc dù chỉ mang tính giải trí, nhưng chương trình này có sức lan tỏa và tác động khá sâu rộng đến đời sống âm nhạc nói chung và đến nhạc trẻ Việt Nam nói riêng.

 

Là chương trình truyền hình thực tế có lượng người xem và đánh giá cao nhất, sự lan tỏa và sức nặng của The Voice đã đi xa hơn nhiều mong đợi của ban tổ chức.

 

Một chương trình đã hội tụ được hầu hết những yếu tố “câu khách” giống như của ngoại quốc, đó là những scandal diễn ra liên tục: sự rút lui của Phương Uyên trước sức ép của dư luận với nghi án dàn xếp kết quả, cho tới tình cảm được xem là thái quá giữa huấn luyện viên Trần Lập với thí sinh Bảo Anh…

 

Tuy nhiên, Giọng Hát Việt được người ta chú trọng là bởi chất lượng giọng hát của các thí sinh, đúng như tên gọi của chương trình. Không thể phủ nhận tài năng của Hương Tràm ngọt ngào, Đồng Lan hoang dại, hay Đinh Hương ma quái, và Bùi Anh Tuấn lãng mạn.

 

Có lẽ ngần đó những yếu tố cộng lại, đủ cho thấy vì sao người ta phải bỏ ra hàng trăm triệu cho chỉ vẻn vẹn 15-20 giây quảng cáo trên chương trình thành công về mặt thương mại này.

 

Ca Sĩ Hải Ngoại

 

CheLinh150.jpg(Hình trong website chelinh.com: Ca sĩ Chế Linh.)

 

Bên cạnh sự dậy sóng của Giọng Hát Việt, năm qua, làng nhạc Việt Nam cũng chứng kiến sự trở về biểu diễn của nhiều nghệ sĩ hải ngoại, live show của những giọng ca kỳ cựu hải ngoại như Chế Linh, Thanh Tuyền, Tuấn Vũ, Trịnh Nam Sơn cho đến thế hệ sau như Bằng Kiều, Quang Lê, “phủ sóng” khá dày các sân khấu cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.

 

Nhìn chung các chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ hải ngoại đều được đánh giá là thành công, ngoài yếu tố kinh tế, chủ yếu các nghệ sĩ trở về vì sự đón tiếp nồng hậu của khán giả trong nước, cũng như tấm lòng người nghệ sĩ được hát trên quê hương. Có thể xem những live show chất lượng, cũng như tốn kém của các nghệ sĩ hải ngoại đã làm phong phú và sinh động thêm cho đời sống âm nhạc Việt trong một năm vốn được đánh giá là ít biến động.

 

Trái Tim Bên Lề - một bản nhạc gắn liền với tên tuổi của Bằng Kiều đã được trình bày trong show diễn của anh tại Việt Nam hồi tháng 10 vừa qua.

 

In The Spotlight -Tâm Điểm Âm Nhạc

pnc.com.jpg

(Hình pnc.com: Ca sĩ Mỹ Linh.)

 

Trong năm qua, một dấu ấn khá tiêu biểu cho âm nhạc Việt Nam là sự ra đời của series âm nhạc In the Spotlight, hay còn gọi là Tâm Điểm Âm Nhạc. Theo giới chuyên gia đánh giá In the Spotlight là những đêm nhạc sạch, chất lượng cao và đạt đến đúng nghĩa nghệ thuật đích thực.

 

Nếu vài năm trước đây những “thảm họa âm nhạc” làm mưa làm gió sân khấu, thì năm 2012, ghi dấu sự lên ngôi của những nghệ sĩ nổi tiếng, với những đêm diễn không chiêu trò trong In the Spotlight. Trong các dự án âm nhạc này, nhiều tên tuổi gạo cội được nhắc tới đó là sự khởi đầu của Riêng Một Góc Trời – Tuấn Ngọc, tiếp theo là Và Em Sẽ Hát – Mỹ Linh, hay Như Chờ Từng Giấc Mơ – Trần Tiến, và mới đây nhất là sự thành công vang dội của Gọi Tên Bốn Mùa – với những ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

 

Đã có lúc người ta cho rằng chính sự dễ dãi của người nghe đã “tiếp tay” cho những thảm họa âm nhạc có đất diễn, nhưng rõ ràng với sự thành công được đong đếm bằng chất lượng thực sự của những dự án In the Spotlight, khán giả đã cho thấy kết luận kia hoàn toàn sai lầm.

 

Hòa Nhạc Xuống Phố

 

Năm 2012, ngoài sự lên ngôi của dòng nhạc đỉnh cao trong các dự án Tâm Điểm Âm Nhạc, người ta còn thấy có những dự án đưa nhạc giao hưởng từ sân khấu trang trọng ra đường phố, hay còn gọi tên là “hòa nhạc xuống phố”.

 

Đó là những đêm diễn miễn phí vào các ngày cuối tuần, hay những chương trình hòa nhạc Luala concert, đã đưa những dòng nhạc cổ điển kén khách đến gần gũi hơn với người nghe nhạc thông thường.

 

Năm qua, cũng đánh dấu sự trở lại của nghệ sĩ violin Sarah Chang, dàn nhạc giao hưởng Bá Linher Symphoniker hay Vienna Chamber Orchestra đến với Việt Nam, chưa kể một số nghệ sĩ opera tên tuổi khác của thế giới cũng xuất hiện ở Việt Nam năm qua như Gala Italiano hay của Sumi Jo Concert.

 

Kpop

2012-k-pop-festival-250.jpg

(Hình kenh14.vn: Nhóm nhạc nổi tiếng SNSD trình diễn tại đại nhạc hội K-pop, ở sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, tối hôm 29/11/2012.)

 

Bên cạnh sự thành công của những đêm nhạc thuần Việt, những ngày cuối năm 2012 cũng ghi nhận một sự kiện âm nhạc đã vượt ra khỏi cột mốc đánh dấu kỷ niệm về mặt ngoại giao thông thường giữa 2 quốc gia Việt-Hàn.

 

Đại nhạc hội Kpop, đã quy tụ được 70 nghệ sĩ ăn khách của xứ sở Kim Chi xuất hiện tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội. Với sự góp mặt của khoảng 50.000 người hâm mộ nhạc trẻ Nam Hàn, đêm nhạc đã ghi đậm dấu ấn văn hóa Hàn trên đất Việt. Ngoài một đêm diễn duy nhất này, làn sóng K-pop trong năm qua cũng chứng tỏ sức hút và tầm ảnh hưởng đối với một bộ phận lớn giới trẻ nghe nhạc tại Việt Nam, chẳng hạn bên cạnh đó, còn có những đêm diễn với quy mô nhỏ hơn như MLIVE MO chẳng hạn.

 

Có lẽ không chỉ “đổ bộ” vào Việt Nam mà năm vừa qua, Kpop cũng còn “tấn công” nhiều nước khác trên thế giới, trong đó, phải kể đến sự thành công ngoạn mục của điệu nhảy ngựa vui nhộn của Gangnam style đã thu hút hơn 1 tỷ lượt người xem trên youtube.

 

Mỹ Tâm

 

Và cuối cùng, năm qua đã đánh dấu sự thành công rực rỡ của ca sỹ Mỹ Tâm. Cô trở thành đối tác chính thức đầu tiên tại Việt Nam của Youtube, và mới đây nhất Mỹ Tâm đã trở thành đại diện đầu tiên của Việt Nam vinh dự nhận được giải nghệ sĩ châu Á xuất sắc tại lễ trao giải MAMA. Nhờ những thành quả trên, Mỹ Tâm là cá nhân duy nhất được xướng tên trong 10 sự kiện âm nhạc do Hội Âm nhạc Việt Nam bầu chọn.

 

“Chuyện như chưa bắt đầu” là một trong những bản nhạc thành công của Mỹ Tâm trong năm qua.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các Ngôi Sao Trung Quốc Lần Đầu Tiên Qua Đài Loan Biểu Diễn

 

Trọng Nghĩa

 

*

 

(Hình WikipediaẢnh quảng cáo nghệ sĩ Chương Tử Di tại Hồng Kông: Ảnh quảng cáo nghệ sĩ Chương Tử Di tại Hồng Kông.)

 

(RFI) Thông tấn xã AFP đưa tin cho hay vào tối hôm 29/12/2012, đã có khoảng 60 ca sĩ và nhóm nhạc rock Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan trình diễn tại Sân vận động Đài Bắc, trước hàng ngàn khán giả. Giới quan sát đặc biệt ghi nhận là lần đầu tiên, nhiều ca nhạc sĩ từ lục địa qua biểu diễn tại Đài Loan.

 

Sự kiện này được cho là một dấu hiệu mới đánh dấu đà sưởi ấm quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan, đã tăng tốc đáng kể từ khi Tổng Thống Mã Anh Cửu, thuộc Quốc dân đảng Đài Loan lên cầm quyền.

 

Thế nhưng, bên cạnh tiếng hoan hô tán thưởng của khán giả, cũng có nhiều tiếng la ó của một số người Đài Loan theo xu hướng đòi độc lập. Họ đã biểu tình tại khu vực chung quanh sân vận động, hô to các khẩu hiệu chống Trung Quốc.

 

Tuy nhiên, số người này đã không làm xáo trộn được buổi trình diễn có sự tham gia của những gương mặt nổi tiếng Trung Quốc như nam ca sĩ Hàn Canh (Han Geng) và nữ diễn viên Chương Tử Di (Zhang Ziyi).

 

Những người chống đối Trung Quốc chỉ trích buổi trình diễn, cho rằng điều đó là nằm trong chiến lược của đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm chống lại nhân dân Đài Loan. Và những người biểu tình đến đây để nói lên rằng họ không muốn bị Trung Quốc lãnh đạo.

 

Quan hệ Trung - Đài đã được cải thiện nhiều từ khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền năm 2008 và vừa tái đắc cử năm nay, 2012, với một loạt thoả thuận về kinh tế và thương mại. Tuy thế, người dân Đài Loan vẫn không muốn xích lại gần Trung Quốc hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngôi Sao Youtube: Hết Ngựa Đến Cá!

 

(VNC) Gần đây, điệu nhảy kiểu cưỡi ngựa Gangnam Style của nam ca sỹ Nam Hàn Psy đã gây một “mạng chấn” với hơn 1 tỷ lượt xem trên youtube. Phụ trang cuối tuần báo Le Monde ra ngày 30/12/2012 nhìn về một cơn sốt khác cũng giống với Psy, nhưng không phải là ngựa, mà là… cá.

 

Tờ báo chạy dòng tựa dí dỏm: “Psy sẽ bị truất ngôi bởi một chàng bán cá chăng?”. Chàng bán cá mà Le Monde đề cập đó là anh Mohammed Shahid Nazir, sinh năm 1981, làm nghề bán cá ở Luân Đôn.

 

Tờ báo cho biết, cách đây 1 năm, chàng thanh niên này đã rời Pakistan đến sống ở Luân Đôn. Anh làm nghề bán cá thuê, và được ông chủ bắt phải rao bán. Để lôi kéo khách, anh đã sáng tác bài hát mang tên “One pound Fish” và đứng nhảy múa ca hát trước sạp cá để mời khách.

 

Người hiếu kỳ quay lại khúc ca này và tung lên trang youtube hồi mùa Xuân năm rồi và đã gây sốt trên mạng. Đến tháng 11 rồi, hãng sản xuất âm nhạc danh tiếng thế giới ở Mỹ là Waner Music đã mời anh quay ca khúc này với một cách dàn dựng đậm màu sắc Bollywood. Đến hiện tại đã có trên 10 triệu lượt xem trên youtube.

 

Nếu so sánh với Psy, thì con số 10 triệu còn cách xa với Psy đã lên đến hơn 1 tỷ lượt xem. Ấy thế nhưng, không loại trừ khả năng con số 10 triệu sẽ tiếp tục tăng nhanh còn con số 1 tỷ sẽ chựng lại, bởi biết đâu: bà con chán xem cưỡi ngựa lại tập trung vào thưởng thức điệu rao bán cá.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Yêu Đời: Bí Quyết Thọ Lâu

 

(VNC) Tờ La Croix ngày 29/12/2012 dành hồ sơ chính cho những người bách niên giai lão. Theo tờ báo ngày càng có nhiều người sống đến 100 tuổi ở Pháp. Và La Croix tìm hiểu nguyên hiểu để rút ra những “bài học” của họ. Theo La Croix, “bí quyết” đầu tiên là “yêu đời” như nhiều người đã tâm sự với tờ báo.

 

Hiện nay, theo phóng sự của La Croix, ở Pháp có đến 17.000 người tuổi trên 100, một điều chưa từng thấy. Vào năm 1990, thì chỉ có 3.760 người thôi.

 

Tình trạng y tế, sức khỏe được cải thiện, cách thức ăn uống là những yếu tố quan trọng, nhưng theo nhiều người, yếu tố tâm lý, biết nhìn cuộc sống với thái độ lạc quan có tính chất quyết định hơn.

 

La Croix trích dẫn bài học từ ông Robert Marchand, ở Mitry-Mory, vùng ngoại ô Paris, 101 tuổi, rất yêu thích xe đạp. Ông là người được cả thế giới biết đến vì là người đầu tiên ở lứa tuổi 100, đạp suốt 100 cây số trong 4 tiếng 17 phút.

 

Một ê-kíp truyền hình Nhật đã đến nơi để phỏng vấn. Nhưng bí quyết thành tích thể lực phi thường này theo ông rất đơn giản: “Không uống rượu, không hút thuốc, không ăn nhiều thịt”, vì ông không thích.

 

Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là ông lúc nào cũng giữ được sự vui vẻ, cho dù cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng. Ông đã chu du nhiều nơi từ Venezuela cho đến Gia Nã Ðại, làm đủ nghề từ nhân viên cứu hỏa cho đến tiều phu, nhưng biết giữ được cái nhìn lạc quan để vươn lên trở lại, và nhất là tập trung vào cuộc sống trước mắt, không suy tư nhìn về quá khứ để thương xót cho số phận mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gangnam Style: Khi Psy Cưỡi Ngựa Điên Về Ngược

 

Tuấn Thảo

 

*

 

 

Ông Ban Ki Moon và ca sĩ Psy cùng nhảy Gangnam Style (Reuters)(Hình REUTERS: Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon và ca sĩ Psy cùng nhảy Gangnam Style.)

 

(RFI) Nếu người đến từ sao Hỏa đổ bộ xuống địa cầu vào thời điểm này, chắc hẳn họ không khỏi băn khoăn: không biết nhân loại nhiễm bệnh gì mà từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á, đâu đâu cũng thấy cảnh tượng kẻ múa như điên, người nhảy như cuồng. Điệu nhảy có tư thế của người đang cưỡi ngựa, tay trái cầm cương, tay phải quay roi. Hỏi ra, người ngoài hành tinh mới biết đó là Gangnam Style.

 

Nếu người dân sao Hỏa đã nhiều lần xuống thăm Địa cầu, thì mấy lần trước, họ đã học cách hất váy đá chân của french cancan, nhảy cặp uốn mình như lambada, khua tay múa chân như macarena. Người dân đến từ sao Hỏa cũng biết rung đùi lắc hông như ông hoàng Elvis the Pelvis, hay lướt chân đi thụt lùi theo kiểu Moon Walk của Michael Jackson. Nhưng từ trước tới nay, họ chưa bao giờ chứng kiến tận mắt cái điệu nhảy cưỡi ngựa cực kỳ vô duyên, tột cùng kỳ quái của một ca sĩ Nam Hàn tên là Psy. Cách giải thích hợp lý nhất cho dù vẫn còn hơi khoa học viễn tưởng, vẫn là: Sao Hỏa đất đỏ khô cằn, tuyệt đối không có một giọt nước. Mà không có nước thì làm sao để nuôi ngựa. Không có ngựa thì làm sao mà sáng chế điệu nhảy Gangnam Style. Go figure!!!

 

Người dân sao Hỏa xuống thăm trái đất lần này đúng vào ngày 21 tây tháng 12 năm 2012, bởi vì nghe đâu theo truyền thuyết của lịch Maya cổ đại, đó là ngày tận thế của nhân loại. Dân Hỏa tinh đáp xuống Địa cầu vì mục đích hòa bình. Trong trường hợp Trái đất bị hủy diệt thì họ sẽ cho loài người đi quá giang bằng một cuốc xe ôm, nói cho chính xác là đĩa bay ôm: đó là thượng sách. Còn lỡ như có đánh nhau như trong kịch bản phim Independance Day hay là Mars Attacks, thì nói theo kiểu cưỡi ngựa, họ vẫn chiếm thế thượng phong, cho dù đánh nhau nhân dịp năm mới gần kề vẫn là hạ sách. Sao Hỏa không có biển đảo hay tài nguyên mà họ vẫn không thôn tính lấn chiếm các hành tinh láng giềng. Trái với thái độ hiếu chiến của Trung Quốc, dân tình sao Hỏa coi vậy mà hiền.

 

Lạ lẫm thay, ngày 21 tháng 12 năm 2012 chính là cái ngày mà ca sĩ Psy với điệu nhảy Gangnam Style phá kỷ lục với hơn một tỉ lượt người truy cập trên mạng YouTube. Kỷ lục này trước đó do ca sĩ tí hon Justin Bieber nắm giữ với 800 triệu lượt người xem. Cậu bé Justin rốt cuộc đành phải ra chỗ khác mà chơi, về nhà khóc òa với mẹ, nhưng sao dỗ hoài mà không chịu nín. Quá đỗi tò mò, người ngoài hành tinh mới truy cập internet, và khám phá là trên Facebook hay Twitter, cư dân trên mạng đồng loạt rủ nhau vào YouTube đúng vào ngày ‘‘tận thế’’ để giúp cho ca sĩ xứ kim chi lập kỷ lục thần kỳ, gõ đầu thằng nhóc Justin Bieber: để lập kỷ lục Psy chỉ cần có vài tháng trong khi Justin phải mất đến hai năm. Dù có tài tiên tri cách mấy, người Maya cũng không thể đoán rằng: làn sóng thần đổ ập vào đất liền lại đến từ xứ bình minh yên tĩnh.

 

Hóa ra sức mạnh của Gangnam Style một phần là do các mạng xã hội. Người này rỉ tai người nọ, tiếng đồn tựa như con vi trùng sinh sôi nẩy nở, tỏa rộng lan truyền. Người không muốn xem cũng đâm ra tò mò: Điệu nhảy cưỡi ngựa là cái quái gì mà ai ai cũng nhắc tới: Từ Tổng Thư Ký Ban Ki Moon tại trụ sở Liên Hiệp Quốc đến Thủ Tướng Anh David Cameron. Từ ngôi sao nhạc pop Madonna tại Madison Square Garden cho tới các thành viên nhóm Spice Girls, từ thần tượng điện ảnh Hugh Jackman trong vai Dị nhân móng sắt Wolverine, đến nhân vật Iron Man Người Sắt, mỗi người đều muốn thử một lần cho biết thế nào là ‘‘cưỡi ngựa’’ ảo.

 

Có một điều mà mọi người sao Hỏa có lẽ đều biết mà dân Địa cầu lại không biết là một tỉ lượt người xem trên YouTube (con số chính xác là 1.000.382.639 vào lúc 16g GMT) càng giúp cho ca sĩ Psy giàu thêm mà không cần phải bán bất cứ một đĩa hát nào cả. Theo tạp chí kinh tế Expanssion, tính trung bình mạng YouTube trả cho tác giả tải phim video lên mạng, một Mỹ kim cho mỗi ngàn lượt người xem. Chỉ riêng với tác quyền này, ca sĩ Psy có được một triệu Mỹ kim bỏ túi.

 

Ấy là chưa kể đến doanh thu của các video clip khác, làm theo dạng bắt chước khôi hài, hay châm chọc nhái lại (parody). Tính tổng cộng, tất cả dòng sản phẩm, các hợp đồng quảng cáo có khai thác hình ảnh hay nhạc nền của Gangnam Style đã đem về 20 triệu Mỹ kim chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng. Nhờ thế hệ 2.0 và cư dân mạng, ca sĩ Psy hái ra tiền, hốt bạc triệu. Không mua vé số mà vẫn trúng độc đắc. Không tài kinh thiên mà vẫn động địa.

 

Nếu dân sao Hỏa biết đọc báo, thì họ sẽ thấy truyền thông Địa cầu phản ứng trái ngược nhau. Tạp chí Billboard nói đến tác động của một bản nhạc đầy hiệu quả, đúng theo nghĩa phổ thông đại chúng của nhạc pop. Tờ The Washington Post, thì cho rằng: Từ một vũ điệu mà thoạt nhìn cực kỳ ngu xuẩn, Gangnam Style lại trở nên rất mát mắt đối với giới trẻ. Theo hãng thông tấn Associated Press, Andy Warhol cho rằng mỗi người trong đời đều có thể có 15 phút danh vọng, vũ điệu cưỡi ngựa chính là cái khoảnh khắc vinh quang của ca sĩ xứ Hàn.

 

Đối với The Guardian, bài hát của Psy là một ca khúc dành cho sàn nhảy rất tầm thường. Tờ Sydney Morning Herald thì đánh giá video clip của bản nhạc chẳng có nghĩa gì cả đối với người Tây phương. Le Monde nói về sự lấn lướt của tiếp thị lan truyền đối với công nghiệp quảng cáo toàn cầu. Libération đề cập đến một ca khúc pop dance với ca từ ngây ngô, với điệu nhảy ngốc ngếch. Báo Anh Mỹ gọi một bản nhạc ăn khách là hit, báo chí Pháp gọi đó là tube (dịch sát nghĩa là một cái ống), nhưng chữ tube có hàm ý chê bai vì theo định nghĩa của nhà văn Boris Vian, bản nhạc ăn khách giống như một ống đèn neon, sáng ngời ở bên ngoài nhưng rỗng tuếch ở bên trong. Kẻ bênh, người chống, giới truyền thông vô tình nuôi dưỡng hiện tượng Gangnam Style, dù có thích hay không.

 

Cộng đồng cư dân mạng phản ứng một cách tương tự: kẻ hí hửng vui mừng, người thẹn thùng chưng hửng. Giới trẻ Pháp xem Gangnam Style là một bài hát nghe để nhảy nhiều hơn là nghe để thưởng thức. Có lẽ cũng vì thế mà ca từ tiếng Hàn trong ca khúc dù họ chẳng hiểu nhưng vẫn không quan trọng cho lắm. Đổi lại, điệu cưỡi ngựa do rất dễ tập, dễ nhảy cho nên rất hợp với phong trào flash mob, nơi mà hàng ngàn bạn trẻ từ New York sang Paris, từ Luân Đôn đến Roma. Tokyo đến Hồng Kông tập hợp lại một chỗ để cùng nhảy múa với nhau.

 

Cộng đồng mạng ở Nam Hàn lại càng chưng hửng hơn: Seoul chi nhiều kinh phí để quảng bá văn hóa Hàn: Phim ảnh, ẩm thực và gần đây hơn nữa là phong trào K-pop, nhưng rốt cuộc điều mà cả thế giới giữ lại trong tâm trí lại là một điệu nhảy trông rất buồn cười, coi chẳng giống ai. Psy không thuộc vào phong trào K-pop, nơi mà các ca sĩ băng nhóm dựa trên cùng một khuôn mẫu, khai thác cùng những bí quyết thành công thương mại: Ngoại hình hấp dẫn, vũ đạo thuần thục, công nghiệp lăng-xê, quảng cáo rầm rộ.

 

Từ ngoại hình đến phong cách, Psy không theo phong trào này mà lại giống như một kẻ phá đám. Nhân vật này khôi hài, có lúc châm chọc mỉa mai, đôi khi bị cho là sống sượng thô tục, một tên hề thích pha trò và có vẻ như không màng đến hình ảnh nghiêm túc của các ngôi sao Nam Hàn. Trên trường đua, Psy là một con ngựa điên nhưng lại về ngược.

 

Nói đến đây thì người ngoài hành tinh không khỏi buồn cười. Bởi vì nghe đâu Gangnam Style tiêu biểu cho điều mà giới chuyên ngành gọi là “haunting melodies”, có thể hiểu đó như là những giai điệu ám ảnh tâm trí. Thuật ngữ này do nhà phân tâm học người Áo Theodor Reik lập ra vào năm 1925. Học thuyết này những thập niên sau, đã được nhiều chuyên gia tâm lý, khoa thần kinh, thậm chí khoa triết như Philippe Grimbert, Peter Szendy hay Oliver Sacks bỏ công nghiên cứu.Theo đó, trong âm nhạc hàn lâm hay phổ thông, có những giai điệu đơn âm khi được lặp đi lặp lại, trở nên dễ nhớ dễ nghe như ca khúc thiếu nhi, làm cho ta liên tưởng đến tiếng nói bập bẹ dễ thương của một đứa bé.

 

Chữ Gangnam Style hay Oppa Oppa, lặp đi lặp lại trong bài hát cũng không khác gì cho lắm điệp khúc Waka Waka của Shakira, đoạn mở đầu bài hát Bad Romance của Lady Gaga (Rah-rah-ah-ah-ah! Roma-roma-ma! Ga-ga-ooh-la-la!), bài hát Da Da Da của nhóm, hay là Da Doo Ron Ron mà Phil Spector đã viết vào năm 1963cho ban nhạc de The Crystals. Trong các trường hợp này, nhạc điệu ca từ cần sự hiệu quả, ý nghĩa thật ra không có gì là quan trọng.

 

Sau điệu nhảy Gangnam Style, liệu ca sĩ Psy có thể trụ lại được lâu? Rất nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là một hiện tượng nhất thời. Đơn thương độc mã, chàng kỵ binh xứ Hàn tiếp tục cuộc hành trình từ nước này qua nước nọ. Số lượng một tỉ lượt người truy cập sẽ tiếp tục tăng cho đến khi nào mọi người đã nhàm chán và chuyển qua bàn tán đến một hiện tượng khác. Những người không muốn nghe hay xem điệu nhảy cưỡi ngựa chỉ còn có hai cách: một là tắt máy bịt tai, hai là xin phép người ngoài hành tinh cho mình lên đĩa bay, tị nạn trên sao Hỏa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tưởng Nhớ Huyền Thoại Piaf Qua Giọng Ca Patricia Kaas

 

Tuấn Thảo

 

*

 

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/6/465/347/344/257/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/kaas-chante-piaf%20texte.jpg(RFI) Cõi nhân sinh đâu có hiện hữu những niềm vui trường tồn vĩnh cửu. Bất cứ niềm hạnh phúc nào cũng tiềm ẩn phôi thai nỗi đoạn tuyệt giã từ. Lúc sinh tiền, câu nói của nhà thơ Jean Cocteau về Edith Piaf, coi vậy mà mang dấu ấn tiền định. Tuy không hẹn, nhưng đôi bạn tri âm tri kỷ này lại vĩnh viễn ra đi trong cùng một ngày, cách đây vừa đúng nửa thế kỷ.

 

Một trong những sự kiện quan trọng nhất năm 2013 là 50 năm ngày giỗ của thần tượng Edith Piaf cũng như của nhà văn kiêm đạo diễn Jean Cocteau. Trung tuần tháng 10 năm 2013 sẽ là đỉnh điểm của các chương trình tưởng niệm, nhưng trước đó hàng loạt bộ toàn tập đĩa nhạc, phim ảnh, ấn bản văn học sẽ lần lượt được phát hành. Riêng trong ngành băng đĩa, một trong những dự án có tầm vóc vẫn là album mà Patricia Kaas dành riêng để tưởng niệm bậc tiền bối.

 

Mang tựa đề ngắn gọn là Kaas hát nhạc Piaf (Kaas chante Piaf), album bao gồm 16 bản nhạc, trong đó có 2 bài mới được sáng tác riêng cho album này. Hai bản nhạc không lời để làm nhịp cầu nối, có giai điệu giống như khúc đàn dạo đầu chuyển tiếp gắn liền những tình khúc bất hủ của Piaf, mà chúng ta sẽ cùng nghe những tác phẩm nổi trội nhất như La Vie en Rose (Cuộc đời màu hồng), Hymne à l’Amour (Bài ngợi ca tình yêu) hay Non, Je ne regrette rien (Không ta không hối tiếc gì)…

 

Có thể xem đây là một abum concept: các bài hát thay vì rời rạc lại được bố trí theo một trình tự nhất định, không xuôi dòng thời gian mà lại ngược dòng quá khứ. Cách sắp đặt này vay mượn thủ pháp và ngôn ngữ của sân khấu điện ảnh, bởi vì khi nghe qua album, ta có thể hình dung được bối cảnh và diễn tiến của một bộ phim (scenography). Cuộc đời của Piaf được dựng lại như một vở ca nhạc kịch trên sân khấu. Patricia Kaas nhập vai một thần tượng, thử hóa thân thành Edith Piaf, dùng lời lẽ ca từ để phản ánh nội tâm của nhân vật.

 

Không phải ngẫu nhiên mà tập nhạc này mở đầu với ca khúc Mon Dieu tạm dịch là Vái trời. Qua đó, nhân vật Edith Piaf trong lúc đang thành công rực rỡ trên sân khấu Hoa Kỳ, bỗng nghe hung tin rơi xuống như sét đánh giữa trời. Người yêu của bà là võ sĩ quyền Anh Marcel Cerdan đột ngột từ trần do tai nạn máy bay, khi ông đang trên đường từ Paris sang New York để tìm lại người yêu.

 

Người đàn bà đột quỵ khóc than, khẩn vái ông trời, cầu nguyện ơn trên để níu chân thời gian, cho phép đôi tình nhân sống bên nhau dù chỉ là vài tiếng hay vài ngày. Sau cái giây phút định mệnh này, những bài hát kế tiếp là một cách để cho nhân vật Piaf hồi tưởng tất cả những bước thăng trầm trong sự nghiệp của một đời người, khi tột cùng đau thương giúp cho một tiếng hát thăng hoa sáng ngời, khi thuốc độc tuyệt vọng tiêm chích vào huyết mạch khiến cho thân xác nhức nhối đến rã rời.

 

Dự án tưởng niệm Edith Piaf của ca sĩ Patricia Kaas gây ra khá nhiều tranh luận. Những ý kiến chê bai cho là Patricia Kaas đã đi quá xa, phá cách quá trớn nên phiên bản phóng tác khó thể nào mà gần với cốt cách nguyên tác. Bù lại những ý kiến tán thưởng cho rằng cô đã khéo léo luồn lách để tránh bị che khuất bởi bóng cây đại thụ. Dù có thích hay không, nhưng cũng phải công nhận rằng tập nhạc này là một dự án táo bạo: ca sĩ người Pháp đã hợp tác với nhà soạn nhạc trẻ tuổi người Ba Lan Abel Korzeniowski để khoác áo mới cho các bản tình ca muôn thuở.

 

Nổi tiếng nhờ cái tài soạn nhạc phim, trong đó có nhạc nền minh họa cho bộ phim A Single Man của Tom Ford, tác giả Abel Korzeniowski đã triệt để khai thác lối hòa âm bán cổ điển, biến ca khúc hiện thực thành những bản nhạc giao hưởng, dùng cách hợp xướng khi thì phức điệu, lúc thì hòa điệu tạo dựng nên cái bối cảnh, mở đường cho các phần đơn ca.

 

Lối biến tấu ấy không chỉ nằm trong các đoạn nhạc chuyển tiếp mà còn ở trong một số ca từ vì Patricia Kaas đôi khi hát bỏ lững nốt nhạc, không xuống hẳn hay lên hẳn ở cuối câu. Có lẽ ngay từ ban đầu sự hợp tác, Cả hai nghệ sĩ Pháp và Ba Lan đã dứt khoát chọn lựa: làm khác thay vì làm mới vì 50 năm sau ngày qua đời, cho tới tận bây giờ, không ai có thể hát nhạc Piaf hay bằng Edith Piaf.

 

Không biết có phải là do có duyên tiền định hay đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng Patricia Kaas đã ghi âm album này năm cô 47 tuổi, trong khi Edith Piaf qua đời vào năm 1963, cũng ở tuổi 47. Trong khi đó nhà thơ Jean Cocteau qua đời cũng vào năm 1963, ở tuổi 74, tức là con số 47 đảo ngược. Năm 1947 cũng là thời điểm mà Edith Piaf lần đầu tiên sang Hoa Kỳ biểu diễn, gặp vô địch quyền Anh hạng nhẹ Marcel Cerdan tại New York, một năm trước khi mối tình say đắm của cặp tình nhân này tan vỡ.

 

Do suy sụp tinh thần sau cái chết của người yêu, Piaf bắt đầu chích thuốc morphine. Tác dụng của thuốc có thể làm cho tiếng hát của Piaf phiêu diêu bay bổng, nhưng đồng thời tàn phá sức khỏe của bà một cách nghiêm trọng. Để có đủ sức trình diễn, Piaf ngày càng dùng thuốc với liều lượng cao, nhưng dung nhan của bà từ mái tóc đến khuôn mặt càng xuống sắc rõ rệt. Tiều tụy, kiệt sức, hao mòn do chứng nghiện ngập, Piaf nhiều lần đột quỵ trên sân khấu, nhưng cứ mỗi lần như vậy, bà lại nhất quyết đứng lên, rồi lao mình như thiêu thân vào ánh đèn sân khấu.

 

Nhắc đến người bạn tri kỷ của mình, nhà thơ Jean Cocteau có lần nhận xét: Chỉ khi nào thật sự chạm đáy, thì Piaf mới thật sự vực dậy, giọng ca này xuất thần đến nỗi hớp hồn khán giả bởi vì tất cả những cung bậc cảm xúc của một đời người được thu gọn trong một bài hát. Chỉ có những con người từng trải đã gặp phải quá nhiều mất mát thiệt thòi mới cho ta cái cảm giác chết đi rồi sống lại. Tình ca của Piaf ngắn ngủi trong chớp mắt, sáng ngời từng khoảnh khắc, nhưng lại giúp cho tình yêu sống mãi ngàn đời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một Năm Nhìn Lại

Thế Vận Hội Luân Đôn và Euro 2012, Dấu Ấn Khó Quên Của Thể Thao 2012

 

Anh Vũ

 

*

 

(Hình REUTERS/Luke Macgregor:Bế mạc 12/08/2012 : Ngọn lửa olympic Luân Đôn tắt, nhưng lại tiếp tục bay lên qua hình tượng chim phượng hoàng hồi sinh từ đống tro tàn. Bế mạc 12/08/2012: Ngọn lửa Thế Vận Hội Luân Đôn tắt, nhưng lại tiếp tục bay lên qua hình tượng chim phượng hoàng hồi sinh từ đống tro tàn.)

 

(RFI) Thế Vận Hội Mùa Hè Luân Đôn diễn ra từ ngày 27/7 đến 12/8/2012 đã thành công và để lại nhiều ấn tượng cho hàng tỷ người hâm mộ trên toàn thế giới. Với 36 kỷ lục thế giới và Olympic bị phá. Thế Vận Hội Mùa Hè Luân Đôn là một trong những kỳ đại hội có nhiều giới hạn thành tích bị đẩy lui. Đây cũng là kỳ Olympic chứng kiến sự tỏa sáng của các huyền thoại.

 

Kình ngư siêu hạng người Mỹ Michael Phelps giành tấm huy chương thứ 28, trở thành thành vận động viên giành nhiều huy chương nhất trong lịch sử Olympic hiện đại.

 

Người chạy nhanh nhất hành tinh, mệnh danh “tia chớp” Usain Bolt cùng các đồng đội Jamaica phá kỷ lục thế giới chạy tiếp sức 4x100m nam, bảo vệ thành công cả 3 chiếc huy chương vàng ở các nội dung 100m, 200m và 4x100m. Usain Bolt trở thành vận động viên đầu tiên trong lịch sử điền kinh bảo vệ thành công huy chương vàng ở cự ly 100m và 200m, mà anh giành được tại Olympic Bắc Kinh 2008.

 

Ngoài ra, Thế Vận Hội Luân Đôn cũng chứng kiến niềm hạnh phúc của rất nhiều vận động viên giành được những tấm huy chương vàng Thế Vận Hội đầu tiên trong sự nghiệp thể thao đỉnh cao của mình.

 

Kết quả cuối cùng, ngôi nhất thuộc về đoàn Mỹ với 46 huy chương vàng, 29 huy chương bạc và 29 huy chương đồng. Mỹ giành lại ngôi vị số 1 Olympic từ Trung Quốc (38 huy chương vàng, 27 huy chương bạc và 23 huy chương đồng). Anh Quốc đã có cố gắng lớn vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng tổng sắp huy chương. Nhưng cố gắng lớn nhất của nước chủ nhà là đã bảo đảm cho ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh diễn ra trong an toàn tuyệt đối, các vận động viên cũng như du khách đến với nước Anh đã được tiếp đón trong những điều kiện tốt nhất.

 

Lần thứ 3 được đăng cai Thế Vận Hội Mùa Hè, thành phố Luân Đôn đã để lại những ấn tượng khó quên cho người hâm mộ thể thao trên khắp thế giới ngay từ ngày khai mạc cho đến lễ bế mạc hoành tráng mang đậm phong cách văn hóa, lịch sử của nước Anh. Ông Hoàng Vĩnh Giang, Tổng Thư Ký Uỷ ban Olympic Việt Nam cho biết cảm xúc về Thế Vận Hội Luân Đôn 2012 như sau:

 

Thế Vận Hội Luân Đôn 2012 cũng là kỳ Thế Vận Hội đầu tiên, đoàn Thể thao Việt Nam góp mặt với với 18 suất chính thức ở 11 môn, qua thi tuyển chứ không phải qua xét tuyển đặc cách chiếu cố như trước đây. Tham gia nhiều hơn và hy vọng lớn hơn, nhưng đáng tiếc đoàn Việt Nam đã ra về trắng tay không huy chương. Các nhà quản lý thể thao Việt Nam đang phải đứng trước thách thức mới, làm sao trong vòng 7 năm tới xây dựng một thế hệ vận động viên mới sao cho xứng tầm với vị trí của nước chủ nhà Assiad 18.

 

Euro 2012- Hiện Tượng Tây Ban Nha

 

Trước Thế Vận Hội Luân Đôn, một sự kiện thể thao khác trong năm 2012 cũng đã thu hút hàng tỷ người trên hành tinh đó là Giải Vô Ðịch Túc Cầu Âu Châu Euro 2012, giải đấu lần đầu tiên được giao cho hai quốc gia vùng Đông Âu là Ba Lan và Ukraine đồng tổ chức từ ngày 8/6 đến ngày 1/7. Sau bao nhiêu hoài nghi và lo lắng đối với hai nước đồng chủ nhà, cuối cùng Euro 14 cũng đã diễn ra thành công. Giải Vô Ðịch Túc Cầu Âu Châu lần thứ 14 này đã cống hiến cho hàng tỷ tín đồ của “túc cầu giáo” trên khắp hành tinh những trận cầu đỉnh cao và dấu ấn lớn nhất của giải là việc Tây Ban Nha trở thành đội tuyển đầu tiên trong lịch sử túc cầu thế giới giành liên tiếp bộ ba chiếc cúp Vô Địch Châu Âu và Thế Giới (Euro 2008, World Cup 2010 và Euro 2012).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trông Đợi Một Thế Hệ Không Còn Bệnh AIDS

 

Joe De Capua

 

*

 

(Hình VOA: 2012 là một năm mà các nhà lãnh đạo chính trị và các giới chức y tế hàng đầu đã thoải mái bàn về việc tiến tới một thế hệ không còn bệnh AIDS.)

 

(VOA) 2012 là một năm mà các nhà lãnh đạo chính trị và các giới chức y tế hàng đầu đã thoải mái bàn về việc tiến tới một thế hệ không còn bệnh AIDS. Hồi tháng 11, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton công bố một dự án nhằm đạt được mục tiêu ấy. Thông tín viên Joe de Capua của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) duyệt lại các nỗ lực trong năm vừa qua nhằm chấm dứt dịch bệnh đã kéo dài 30 năm.

Ngoại Trưởng Clinton nói cách đây không lâu nói về một thế hệ không còn bệnh AIDS là điều không thể làm được:

 

Bà Clinton mong muốn một thế hệ không còn AIDS.

​​

“Nay khi nói đến một thế hệ không còn bệnh AIDS, ý tôi muốn nói đến một thế hệ nơi, thứ nhất, hầu như không có trẻ em nào sinh ra mang virut đó. Thứ nhì, khi lớn lên, những em này có rủi ro rất ít bị nhiễm bệnh hơn so với ngày nay, nhờ vào nhiều công cụ phòng bệnh. Và thứ ba, cho dù có nhiễm HIV, thì các em cũng có thể được điều trị giúp không phát triển thành bệnh AIDS và lây truyền virut qua cho người khác.”

Bà Clinton đưa ra nhận định vừa kể trong một bài phát biểu tại các Học viện Y tế Quốc gia. Bà nói HIV có thể ở lại với chúng ta lâu về sau này, nhưng căn bệnh mà nó gây ra không nhất thiết ở lại. Bà nói:

“Nay, trong khi chưa nhìn thấy được đích, chúng ta biết rằng chúng ta sẽ đến đó bởi vì nay chúng ta biết còn đường cần phải theo. Nó đòi hỏi tất cả chúng ta đưa nhiều công cụ phòng chống đã được chứng minh một cách khoa học vào hoạt động phối hợp với nhau.”

Các công cụ đó gồm trị liệu hữu hiệu, cắt da quy đầu trẻ em trai, loại trừ thành kiến và phân biệt đối xử và phòng ngừa việc lây truyền HIV từ mẹ sang con. Ðó là một phương pháp kết hợp để ngăn chặn sự lây lan HIV.

Ông Mitchell Warren, người đứng đầu một tổ chức AVAC hoạt động về bệnh AIDS, ca ngợi kế hoạch cho một thế hệ không còn bệnh AIDS:

 

Giám đốc AVAC - ông Mitchell Warren.

​​“Cho đến giờ này, đó là cao điểm của một năm vĩ đại. Dự án ấy, mà bà đưa ra, thực sự xác nhận lại sự cam kết của chính phủ Hoa Kỳ với một nghị trình táo bạo nhằm cung cấp sự hỗ trợ trực tiếp cả cho việc điều trị lẫn cho việc phòng chống trên khắp thế giới. Nó cũng đề ra những thách thức cho các nước trên toàn thế giới phải thực sự đẩy mạnh và tham gia với chính phủ Hoa Kỳ vào sứ mạng này.”

Nhưng ông Warren cho rằng các phát biểu táo bạo cần phải đi sau bằng các hành động táo bạo.

“2012 chắc chắn sẽ được ghi nhớ là năm mà cuộc đối thoại đã thay đổi. Vấn đề lớn là liệu chúng ta có sẽ thấy phong trào vượt qua khỏi mức đối thoại hay không.”

Ông Warren nói ngoài việc phác họa các nhu cầu tức thời trong việc phòng chống dịch bệnh, bài phát biểu của bà Clinton cũng nêu bật tầm quan trọng của công cuộc khảo cứu khoa học.

“Chính cuộc nghiên cứu đã đưa chúng ta đến điểm này cũng quan trọng về sau này nhất là xoay quanh cuộc tìm kiếm một loại thuốc trừ vi trùng và cuộc tìm kiếm một loại thuốc chủng ngừa và chung cuộc là một phương pháp chữa lành bệnh.”

Trong mấy năm vừa qua, đã có sự khảo cứu đầy hứa hẹn về cả thuốc chủng ngừa lẫn thuốc diệt vi trùng. Tuy nhiên, các cuộc khảo cứu tiếp theo dự kiến không đem lại thêm khám phá gì cho đến năm 2014 hay sau nữa.

“Ðó là một con đường dài hạn, một chân trời xa hơn, nhưng khoa học lúc nào cũng hấp dẫn về mặt thuốc chủng ngừa bệnh AIDS. Và chắc chắn chúng ta cần phải tiếp tục vận động cho một giải pháp lâu dài hơn ngay cả khi chúng ta đạt được thành quả về các công cụ mà chúng ta có ngày nay.”

 

Bác sĩ Anthony Fauci.

 

Bác sĩ Anthony Fauci là một trong các nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu về HIV/AIDS. Ông là người đứng đầu Viện Quốc gia về các bệnh lây nhiễm và dị ứng. Tại Hội nghị Quốc tế về bệnh AIDS hồi tháng 7 ở Hoa Thịnh Ðốn, ông nói học hỏi về cách sinh sôi HIV cho thấy một số điểm yếu của virut này.

“Chính loại khoa học cơ bản đó đưa chúng ta qua một bước kế tiếp. Và đó là bước can thiệp, chủ yếu trong lãnh vực điều trị và phòng chống.”

Bác sĩ Fauci kêu gọi một “sự liên tục về chăm sóc.”

“Ðó là tìm kiếm, thử nghiệm, liên hệ với sự chăm sóc điều trị khi hội đủ điều kiện và đoan chắc là có sự liên kết với nhau.”

Ông Mitchell Warren của tổ chức AVAC nói hội nghị quốc tế về bệnh AIDS mang lại nhiều hứa hẹn. Nhưng năm 2013 sẽ xác định liệu có thực hiện được lời hứa hẹn đó hay không. Ông Warren cho biết:

“Nếu vào giữa năm 2013 hay vào ngày Thế giới bệnh AIDS 2013, chúng ta nhìn lại và nói, hội nghị đó nói với chúng ta là có thể thực hiện được mà chúng ta làm hỏng – chúng ta làm lỡ cơ hội thay đổi cách thức tiến hành công tác – thì đó sẽ là một thất bại to lớn. 2013 cần phải là năm mà chúng ta thực sự chuyển từ lập luận qua thực tế. 2013 phải là một năm mà chúng ta thực sự biến lập luận thành ra thực tế.”

Vào lúc khởi đầu năm mới, một thực tế không tốt đẹp sẽ là tiếp tục cắt giảm chi tiêu quốc tế, khi nhiều người hoạt động hy vọng sẵn sàng cho công tác khảo cứu, điều trị và phòng chống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.