Oct 14, 2024

Biên khảo

Danh Thần ĐÀO TẤN và vị Tiên Sư Tuồng Hát bội
Đào văn Khởi * đăng lúc 10:46:24 PM, Sep 04, 2011 * Số lần xem: 2797
Hình ảnh
Bức thư pháp của PGS Phan Văn Các (trái) và của Mã Ngọc Tiên
#1

Bài viết chống nạn đạo văn ở trong nước

 

 

Danh Thần ĐÀO TẤN và vị Tiên Sư Tuồng Hát bội 

                                                                 Đào Văn Khởi

Lời dẫn

     Danh thần là một quan lớn có danh của triều đình:  tức có tài cao, đức lớn , Đào Tấn quả xứng với danh xưng ấy. Tài cao: tuy đỗ Cử nhân, nhưng  về mặt tham chính vừa văn vừa võ, ông đã trải qua những chức vụ trọng yếu ở triều đình: 3 lần đứng chân thượng thư ( công bộ, hình bộ, binh bộ), ngoài triều: 2 lần làm Tổng đốc, được thăng hàm Thái tử Thiếu bảo, Hiệp biện Đại học sĩ, được thụ phong tước Vinh Quang tử. Về mặt tài học: Tài văn chương: ông để lại  mấy thi tập bằng  chữ Hán; hàng chục bộ tuồng  hát bội đặc sắc để đời, Ông có cái đức to lớn: là môt vị quan liêm chính, đàng hoàng, năng nổ, ghét tà, ghét Tây ( như chống tên Việt gian Nguyễn Thân, trừ hại cho dân: tống giam tên bồi của Công sứ Pháp…). Đào Tấn  là một danh sĩ, nghệ sĩ chân chính…

   Tiểu sử:  Đào Tấn (1845- 1907) Danh sĩ, nhà soạn tuống cận đại, là viễn tôn ( khoảng 8, 9 đời) của Lộc Khê hầu Đào Duy Từ, tự Chỉ Thúc, hiệu Tô Giang, tiểu hiệu Mai Tăng, Mộng Mai, quê làng Vĩnh Thịnh, tổng Nhân Ân ( nay là xã Phúc Lộc ), phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Theo gia phả Họ Đào ở làng Vĩnh Thịnh, tên họ Đào Tấn có lót chữ Đăng, tức là Đăng Tấn. Ông sinh ngày 25 – 2 năm Ất tị ( 2-4-1845) - Thiệu Trị  thứ 5, Năm Đinh Vị ông qua đời hưởng thọ 62 tuổi (1). Mộ để tại núi Huỳnh Mai, xã Phước Nghĩa cùng huyện.

  Thân phụ ông là Đào Đức Ngạc, tự Đức Nương được cáo tặng Trung Phụng Đại phu Đô sát viện, Hữu phó Đô ngự sử, thụy Trang Khải. Thân mẫu là bà  Hà Thị Loan, pháp danh Diệu Tiên, người làng La Chữ ( Thừa Thiên), được gia tặng Nhị phẩm Đoan nhân.

  Năm Đinh Mão - Tự Đức thứ 20-(1867),ông đỗ Cử nhân,

  Năm Tự Đức thứ 24 ( 1871), sơ bổ Điển tịch,  sung Hiệu Thư ở nội các,  rồi ra tri phủ Quảng Trạch (Quảng Bình), thăng Hàn lâm viện Thị độc(2). Năm Thành Thái nguyên niên được triệu về Kinh rồi thăng Phủ Doãn Thừa Thiên (3).. Năm 1889 ông được thăng Tổng đốc Nghệ An.(4) Lại được triệu về Kinh lần lượt giữ các chức Công bộ Thượng thư ( 1894), Binh bộ Thượng thư và Hình bộ Thượng thư, tiếp thăng Hiệp biện Đại Học sĩ (5)chuyển lãnh Tổng đốc Nam Nghĩa (1898); cũng trong năm đó tái nhậm Tổng Đốc An Tĩnh, thăng hàm Thái Tử Thiếu bảo ( 1899).(6)

 Năm Thành Thái thứ 14 (1902), thụ phong  tước Vinh Quang Tử.(7) Đầu năm Quý Mão ( 1903) tái chuyển về Kinh,  lãnh chức Công bộ Thượng thư sung Cơ mật viện Đại thần.

 

 Đến năm Giáp Thân (1904), vì chống tên đại gian ác Nguyễn Thân, nên bị cách chức! Ông xin lui về ở ẩn nhưng vẫn được giữ nguyên hàm ( Theo “Đào Gia Thế Phả”, soạn năm Thành Thái – Giáp Thìn -1904)’

Ông nổi tiếng thanh liêm, công bình, được hầu hết sĩ phu trọng vọng, lại giỏi văn chương, thích soạn tuồng hát. Có thể nói ông là nhà soạn tuồng ( hat bội) nổi danh nhất của lịch sử sân khấu Việt Nam. Ông là kịch tác gia ( soạn tuồng) lớn nhất,  từ trước đến nay chưa có tác giả nào có thể sánh kịp. Ông là tác giả hàng chục bộ tuồng hát bội đặc sắc nhất của lịch sử sân khấu Việt Nam và cũng là nhà đạo diễn xuất sắc nhất của lịch sử trình diễn nước ta. Chính ông sáng lập ra bộ môn hát bội ở Bình Định. Tai quê nhà, ông  lập một trường dạy kịch nghệ gọi là Học bộ đình. Tại đây ông đã đào tạo ra nhiều kép hát danh tiếng, lành nghề, như Bát Phàn, Cửu Khỉ…Các người này về sau truyền lần nghề hát bội cho con cháu những điều hay mà họ thu thập được ở Đào Tấn ( Theo Nhân Vật Bình Định của Đặng Quý Địch).

  Đào Tấn ghét đế quốc, nhất là đám quan lại thân Tây và bọn bồi bếp ỷ thế Tây làm càn. Hồi ông làm Tổng đốc ở Nghệ An- Hà Tĩnh, có tên công sứ Pháp(8) tin yêu một thằng bồi, hễ ông quan phủ nào đến trọng nhậm, không đến ra mắt nó trước, nó tìm cách làm viên quan không ở yên được, nó muốn cô gái nào là phải lấy nó, ra chợ mua gì không bao giờ trả tiền. Khi Đào Tấn đến trọng nhậm nghe chuyện thằng bồi nhũng nhiễu dân, ông cho lính ra chợ điều tra về bẩm tự sự. Ông cho lính bắt tống giam liền. Viên công sứ Pháp ,nghe tin, yêu cầu ông lớn Đào thả gấp. Ông trả lời Công sứ: Thằng bồi nhũng nhiễu dân, tôi đã điều tra rõ ràng, phải bắt nó để từ hại cho dân…

 Viên Công sứ đành phải chịu để ông xử, không sao xin được.

   Ông cũng thường tìm cách giúp đỡ các nhà chí sĩ yêu nước, tham gia với Phan Bội Châu, giúp Họ Phan xuất biên, vì vậy ông bị giáng ba cấp, ông cáo quan về đem bà mẹ lên núi tu (tục gọi chùa Ông Núi). Đến triều Thành Thái (1889- 1907) lại triệu ông về làm quan.

   Trong đời  tham chính, Đào Tấn 2 lần làm Tổng đốc Nghệ An. Đối với dân và sĩ phu xứ Nghệ ông rât thâm tình. Lần đầu mới ra Tổng đốc, thấy  mặt trước cổng tiền Thành Nghệ An, nơi ghi câu đối còn bỏ trống, ông không ngần ngại viết ngay một liễn :

             HỒNG LĨNH LAM GIANG NHƯ TẠI TẢ HỰU

                                                         

             HOÀNG ĐỒNG BẠCH TẨU NHI NHIÊN VÃNG LAI

                                                                     

 Nghĩa là: Núi Hồng, sông Lam bên tả, bên hựu vẫn còn đó

                Bọn nhóc da vàng, bọn da trắng lớn xác cứ qua lại ngang nhiên.(9)                                                                                               

   

 

 

        Còn khi ông mất, sĩ phu Nghệ Tĩnh có câu đối điếu:

        Hiền tướng phong lưu, Hoan quận thập niên do truyền thảo.

                                                        

        Danh viên tiêu tức, Lại giang thiên lí   ức    hàn     mai.

                                                   

   

     Nghĩa: Là ông quan văn hiền lành và phong lưu, suốt 10 năm trên đất châu Hoan còn để lại bao nhiêu tác phẩm.

               Cái tin buồn từ khuôn vườn nổi tiếng, ôi chạnh nhớ có cây mai khí tiết ở sông Lại giang nghìn dặm.

 Ta trở lại danh sĩ, nghệ sĩ Đào Tấn. Vở tuồng hát bội Ngũ hổ bình Liêu(Tây) là do thầy học của ông (cụ tú Nguyễn Diêu) sáng tác, ông nhuận sắc lại và viết thêm đoạn chót. Tức đoạn tác giả cho Cáp Man mở cửa ải để thầy trò Địch Thanh sang Liêu diệt giặc.

Các nhà phê bình nghệ thuật đều cho  đây là scèn đặc sắc nhất của vở tuồng mà Đào Tấn chắt chiu bổ chính. Đặc biệt trước lúc viết thêm, Đào Tấn đã thắp hương làm lễ xin phép vong linh thầy. Thật là một thái độ tôn sư trọng đạo(*).Nó trái hẳn thực trạng ngày nay cái gọi là đạo văn tức ăn cắp văn trắng trợn, sửa văn tùy tiện vô tội vạ, làm băng hoại môi trường học thuật chân chính , đang hoành hành trong giới trí thức Việt Nam!(7)

…….

 Phần viết thêm của Đào Tấn

Địch Thanh: Thưa công chúa, như tôi bây giờ tôi đã mang tiếng phản quốc,   

         tình khó nghĩ phu thê .

Công chúa : Phò mã không nghĩ tình phu thê( chỉ bụng mình), hình hài ai?

        khí huyết ai?

        ( mà lo) Sự nghiệp đó? Công danh đó?

Địch Thanh: Nay Bàng Hồng sàm tấu nên Thánh thượng dạy bắt mẹ tôi

        giam vào thiên lao.

       Oan ấy ỷ khôn đôi chối,

       Lụy này đòi bữa chứa chan.

       (công chúa cùng khóc theo)

       Nỗi dâu hiền cũng động lòng vàng.

       Huống con thảo đâu đam thói bạc! ( hay sao?)

Công chúa: Phò mã biết thương mẹ, em lại chẳng biết thương mẹ hay sao/

       Mẹ Tần như mẹ Tấn,

      Lòng đó cũng lòng đây,

   

  

 

            Phò mã có thương mẹ thì nói thiệt cùng em, em vào em tâu lại cùng    phụ vương:

           Dầu có chi cũng chẳng can chi,

           Nay phò mã trốn mà đi          

           Bởi thương lắm cho nên dận lắm.

Địch Thanh: Có thương thì đừng dận mà dận cũng như không thương, để cho kẻ hạ quan đi đặng trả nợ cho quân vương, cho thỏa tình mẫu tử.

 Trại Ba:

            Bởi tại ai sinh sự,

            Đừng trách thiếp sự sinh,

            Quyết nắm chú bạc tình,

            Cho biết tay độc thủ!

            Tôi đố ông đi đâu được với tôi1

Địch Thanh: Biểu thả ra!

 Trại Ba: Không thả!

 Địch Thanh: Không thả thì ta ngồi xuống đây!

 Lưu Khánh: -Thưa , Khánh chào lệnh bà.

Trại Bai: Ủa, mà Lưu Khánh đây này, ta cũng chào ngươi.

Lưu Khánh; -Thưa bà việc chi mà bà níu, bà kéo nguyên súy nhùng nhằng vậy bà?

 Trại Ba: -Vã ta gần ngày gần tháng, nguyên súy trốn mà đi, ta theo bắt được ta níu chớ chi!

Lưu khánh: - Bà nói nhằm, nói đúng!Bà nói gần ngày gần tháng, bữa ni để không biết, mai sổ không hay. Nguyên súy trốn bà đi, bà theo bà bắt được; bà níu cũng phải. Tôi cũng rị lại, chờ đợi bà. Nhưng mà  xin bà hãy xét lại; đạo mạc tiên hồ phu phụ, ngãi tối trọng ư quân thần. Xin bà hãy thả quan thầy tôi ra, đừng có níu mà họ cười, đặng cho quan thầy tôi cùng qua Tây Liêu mà đoạt thủ quốc trân rồi hồi Tống quốc mới thức khai sanh diện.

Trại Ba:- Ngươi có nói chi, ta cũng không thả.

Lưu khánh:- Bà nói không thả, ông cũng không đi, nguyên súy nói mà đi chứ!

Địch Thanh:- Ta nói không được.

Lưu khánh:- Tôi biết nguyên súy ăn xôi chuà ngậm họng, cờ bí nước bó tay, vợ chứng đã lằng quằng, ông chồng ngồi ngủ gục!

-         Thưa bà ! Bà hãy thả Nguyên súyra, bà cho tôi lãnh đi cho.

Trại Ba:- Ta không cho.

 

 

 

Lưu khánh:- Khéo tướng thờ lơ, làm những chuyện lăng nhăng.  Đàn bà ở đâu mà như vậy! Bụng đã chửa gần ngày, cứ theo chồng đòi bữa, không biết xấu!

 Trại Ba:-  Quái cho Lưu khánh!

 Lưu Khánh:- Quái chi?Nguyện đào trong biển đục mà tát cạn nguồn  tình, đương ngã vô tung hoành, giải nhất thời nguy cấp (Lưu Khánh đánh Trại Ba một gậy, Địch Thanh rứt áo lên ngựa bỏ chạy).

Trại Ba:- Giận lưu Khánh tám lòng ấm ách. Nhưng mà thương nguyên nhung tấc dạ bàng hoàng. Phải gắng sức đăng sơn mà theo người quá ải,(Nam), Quá ải mau mau chưn bước,

                Dặm đề từ nước nước non non,

                Thờ chồng đạo muốn vuông tròn,

                Dẫu cho uống tuyết cũng ngon tấm lòng.

                Cang thường một gánh nặng vai,

               Cũng nguyền sông giải non mài mà thôi.                             

Cáp Man:- Vâng lệnh thiếp ân cần, đóng cửa thành cẩn mật.

               Nhược hữu nhất hào sơ thất, tất cam trọng tội nan đào.

Địch Thanh:- Thành phiền não đã cao, chuỗi phiền kia khó dứt.(làm con người ở đời), hiếu ư gia, trung ư quốc, mới sanh vi tướng, tử vi thần. Nếu bận nỗi ái ân chắc phôi pha sự nghiệp.

Trại Ba;- Ớ, ông nguyên súy này! Tôi đãi ông còn bực mô nữa chứ: tửu kí thanh , hào hí hinh mà nay ông trốn tôi ông đi, có phải khứ vô tông mà lai vô tích.

              Như em mần ri là:

             Ngãi phụ hóa ra quả phụ!

            ( Còn) hữu phu mà hóa ra vô phu!

             Trăng đã cười cái phận đơn cô.

            Gió lại cợt nỗi duyên tịch mịch.

Trại Ba:- Úy! Khó nhiêu dung lỗi đó, nghĩ nên bực tức lòng đây.

             ( Nhưng vậy mà). Giận trò, chẳng lẽ giận thầy,

             Lời nói đó có khi quấy, có khi cũng phải

             Nếu cầm chưn phu tướng,

             Không che miệng thế gian

             Cắn răng mà chịu chữ đoạn trường,

             Nhắm mắt lại chờ khi tái hợp!

-                Úy! Nguyên súy ơi?

             Chưa lạt rượu giao hoan một chén,

             Đã vắng hình vĩnh biệt nghìn trùng,

            

 

             Phải chi phụ hoàng em sinh năm trai, bảy gái thôi thì chẳng nói chi.

             Ai đời, gái cũng một mình em đây mà thôi, phu quân ơi!

             Khó theo chân thảo tặc Nguyên Nhung.

              Xin soi dạ từ phu thục nữ.

              (Nam)

               Soi dạ từ phu thục nữ.

              Đoạn thâm tinh nhất khứ nhất lưu.

Địch Thanh:- Em ơi! Như yên đi làm ri là bất đắc dĩ cử đây!

              (Nam) Ruột đường dao cắt trăm chiều,

             Sương sa trước mặt, gió hiu ven đường.

Trại Ba:- Cái duyên Chức Nữ,  Ngưu Lang

              Cầu Ô đã bắc, lại toan đứt cầu.

Địch Thanh:- Dùng dằng nghĩa trước tình sau (công chúa ơi)

               Dây phiền đó cột, chuỗi sầu đây mang,

Trại Ba:- Cáp Man! Truyền Cáp Man mở cửa ải đặng ta đưa nguyên súy lên đường.

                 Phu quân ơi!

                 Song lụy san san,

                 Thốn tâm cảnh cảnh.

                 Hồn ly biệt dường mê dường tỉnh.

                 Gánh cang thường khó dứt, khó chia.

               ( lắm phu quân ơi!)

                Nẻo Tây Liêu hiểm ác sơn khê.  

                ( còn thằng) tinh La Hải cao cường pháp thuật

                (lắm phu quân ơi)

                Em sợ là sợ?

                Khó nói treo đầu ác tặc,

               (Úy mẹ, mẹ ơi), Biết bao giờ thấy từ nhan,

               (Mẹ ơi! Vậy thôi), Rượu vơi vơi nâng rót chén vàng,

                Chân rén rén dìu đưa người ngọc.

               (Nam), Rén rén dìu đưa người ngọc.

               Kể khôn cùng chân tóc, kfx răng,

Địch Thanh:-  Thôi em ở lại cho sương sa, hoa nở, mẹ tròn con vuông, đẻ cho anh vãng bình Llêu tặc rồi quy yết từ nhan chẳng can chi, em ơi!

               ( Nam), Anh hùng một bước còn săn,

               Chơn run mày liễu và oằn ruột hoa,

Địch Thanh và Trại Ba: -

               ( Nam) Phân nhau một bước dương quan,

                Tây Liêu anh tới, Đơn Bang em hồi.

                                                ***

  Đọc thêm scen này chúng ta thấy kết cục vở thật hoàn mỹ                                                  

  Vậy nên vở tuồng trở nên toàn bích và giàu tính nghệ thuật.

                                              *****                        

    

  

 

    Các tác phẩm của Đào Tấn

       Tác phẩm viết bằng chữ Hán 

-         Mộng Mai thi tồn

-         Mộng Mai từ lục

-         Mộng Mai ngâm thảo

-         Mộng Mai văn sao-  

         Về quốc âm ( Nôm) ngày nay chỉ còn một bài Thuật Hoài (3). Những tác phẩm nổi danh nhất của Đào Tấn là những kịch bản tuồng hát bội do ông soạn hay nhuận sắc:

             a. Các tuồng phụng  mênh vua Tự Đức soạn tại Kinh chỉ để trình diện ỏ Nội điện

        -     Quần thần hiến thoại.

-         Tứ quốc Lai vương.

-          Đảng khấu

-          Bình Địch

-          Tam Bảo Thái giám  thủ bửu

-         Vạn bửu trình tường

    b. Các tuồng được phổ biến rộng khắp dân gian

-          Quan công quá quan

        -       TÂn Dã

-          Diễn võ đình

-          Hoàng Cổn

-         Hoàng Phi Hổ quá quan

-          Trầm hương các

-          Hộ sanh đàn

 

-         Ngũ hổ bình Liêu

          c. Các vở tuồng do ông nhuận sắc

         - Sơn hậu

     

         -   Nguyệt cô hóa cáo

         -Khuê các anh hùng ( trước tên Tam Nữ Đồ vương)

    

 

 

-         Ngũ Hổ bình Tây( tác giả là cụ Tú Nguyễn Diêu) .

                                                          ***                                                                                                                                                                                             Tài liệu tham khảo:

1.      - Dạ Lan Nguyễn Đức Dụ- Dõi tìm tông tích người xưa   

                                                 NXB TRẺ T/P Hồ Chí Minh 1998      

2.      – Nguyễn Q. Thắng -  Văn học Việt Nam- nơi miền đất mới- Tập I

                                                 NXB VĂN HỌC  2008.

 3. -  Trần Trọng Kim  - Việt Nam Sử Lược   NXB Văn Hóa Thông Tin 1999

 

   Tiểu chú:

  

(1) Có 2 thông tin về năm mất của Đào Tấn: Theo Phả đồ của cụ Đào Nghi Tư  cụ Đào Tấn mất năm Đinh Vị (1907), còn cụ Dạ Lan lại  ghi năm Đinh Tỵ (1917),thọ 72 tuổi. Vây ai đúng?.

(2)   Hàn lâm viện thị độc thuộc hàng chánh ngũ phẩm- Năm Bính Thân (1836) Minh Mạng thứ 17. nhà vua  đặt quan chế ,trong đó đặt các phẩm cấp quan chế, từ nhất phẩm đến cửu phẩm, mỗi phẩm  chia ra chánh và tòng hai bậc , tức có 18 bậc phẩm. .

 (3) Phủ doãn Thừa Thiên  là vị quan phụ trách hành chính hàng  đầu của Kinh Đô Huế  thuộc hàng chánh tam phẩm , tương tự như Đô trưởng Sài Gòn thời Việt Nam Công Hòa.; Như chủ tịch UBND T/P Hà Nội thời nay.

(4)   Tổng đốc là quan đầu một tỉnh lớn, thuộc hàng chánh nhị phẩm. Một câu hỏi đặt ra là tại sao  phẩm của Phủ Doãn lại kém phẩm Tổng đốc? Còn thời Xã hội chủ nghĩa Việt nam thì quan “Phủ doãn Hà Nội” phải là Ủy viên Bộ Chính Trị! Còn Tổng đốc tỉnh lớn như Nghệ An quê Cụ Hồ cũng chỉ UVTW là cùng.

Cần nhắc lại một quy định quan chế triều Nguyễn: Phủ Doãn Thừa Thiên  phải là người không phải gốc Thừa thiên, còn Tổng đốc Thanh Hóa phải người Thanh Hóa ( quê gốc Chúa Nguyễn)?

(5)    Hiệp Biện Đại Học Sĩ thuộc hàng Tòng Nhất phẩm..

(6)   Câu đối “ Hồng Lĩnh, Lam giang……”,  nay vẫn tồn tại, hầu như không ai đẻ ý tới, tồn tại  ở dạng nhem nhuốc, bất chấp hai cuộc chiến. Chắc giới lãnh đạo văn hóa Nghệ An không hiểu hết giá trị một chứng tích đau lòng của lịch sử dân tộc. Năm 2005  là năm du lịch Nghệ An , cấp trên có chi môt khoản tiền để tu tạo 3 cổng Thành Cổ Vinh? . Phải nói là Thành Nghệ An mới đúng ( thành được xây vào năm 1838 Minh Mạng thứ 19 ), nhưng chỉ tu được 2 cổng!

  (7). Chúng tôi không rõ  Đào Tấn đã tho giáo  cụ tú Nguyễn Diêu trong bao lâu, quan hệ sư đệ thâm tình đến dường nào, chỉ biết khi san định vở tuồng hát Ngũ hổ bình Tây  trước lúc viết thêm phần kết ĐàoTấn đã trân trọng thắp hương xin phép Thầy… thái độ này khác xa với tình trạng ăn cắp văn ( nói cho văn hoa là đạo văn), sửa văn người khác có khi  người đó là “lãnh tụ dân tộc”. Hiện tượng này báo chí , thông tin mangj đã đưa tin.  Xin nêu vài ví dụ

a. “Giáo sư Nguyễn Đình Hương; Ủy viên Hội đồng Học hàm Ngánh Kinh tế  Học,- Nguyên  Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn Hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc Hội- nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XI- Nguyên hiệu trưởng Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội là tác giả cuốn sách “Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại”. Cuốn sách được chính Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm viết lời giới thiệu, với những lời ca ngợi như sau” Cuốn sách Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại do Giáo sư, Tiến sí Nguyễn đình Hương biên soạn là một tác phẩm công phu, có nhiều tư liệu giá trị và nội dung phong phú” . tuy nhiên, hơn 60% nội ndung của cuốn sách là cóp nguyên văn từ cuốn sách của ông Ngô Đức Thọ. Tuy cóp nguyên văn nhưng thay đổi thứ tự của thông tin… Điều đáng nói là GS Hương mang sách đến tận nhà PGS Thọ đẻ …tặng! kh được ong Thọ chỉ ra rằng nhiều thông tin trong sách là cóp, thì GS Hương trả lời rằng..’ Vâng.. Việc nay tôi xin nhận sai với bác  Ngô Đưc Thọ.. nhưng tôi chỉ muốn lưu truyền kiến thức cho đời sau”! (Xin nhắc lại  GS Hương  là thành viên Hội Đồng chức danh Giáo Sư nhà nước! Cách hiểu về đạo văn của một giáo sư có bắng tiến sĩ ( và đóng vai trò quan trọng trong việc xét duyệt phong hàm giáo sư cho cả nước) như thế thì có phải là đẻ chúng ta lo ngại cho nền học thuật nước nhà hay không?( Hỏi tức trả lời” tôi nghe các bạn nói ,và tôi cũng nghĩ vậy.”

Đoạn này tôi rinh nguyên văn từ một bài viết của Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn  làm việc ở Úc để các bạn cùng vui và cùng buồn cho…thế thái học thuật của chúng ta.

b.” PGS Phan Văn Các” chép y nguyên” thư pháp của Mã Ngọc Tiên

(TT&VH). Cách đây không lâu, PGS Phan Văn Các, nguyên Viện Trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm vì tên ông bị người ta in lên bìa bộ tiểu thuyết Trung Quốc -Kim Bình Mai- như là tác giả của bộ sách đó (TT&VH đã đưa tin). Gần đây môt lần nữa tên vị PGS này lại được cư dân mạng bàn tán “ rôm rả” khi có thông tin rằng mọt bức thư pháp của ông “chép y nguyên” tác phẩm của một nhà thư pháp Trung Quốc.!

                                                                                                                                                                                                                .                                              

                    Bức thư pháp này PGS Phan Văn Các chép tác phẩm của

 

                                         Mã Ngọc Tiên 馬玊進

          Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm bản gốc xin gõ “Mã Ngọc Tiên” vào trang tìm kiếm Google….

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.