Apr 25, 2024

Biên khảo

Giải Mã Đường Thi
Võ Nhựt Ngộ * đăng lúc 09:18:15 PM, Sep 29, 2011 * Số lần xem: 2423
Hình ảnh
#1

Cho người chơi thơ Thất Ngôn Bát Cú ĐƯỜNG LUẬT

 

 

 

LỜI PHI LỘ

 

Nhà hiền triết Platon hỏi các bạn thực khách : trong một chậu nước đầy, bỏ cục gạch vào thì nước tràn ra. Còn bỏ con cá lớn bằng cục gạch vào thì nước chẳng tràn ra, là tại sao ?

Các thực khách trả lời : kẻ bảo tại con cá nó hít nước, người bảo tại con cá nó nguo ngoe lội tới lội lui.

Phaton cho gia nhân mang chậu nước ra làm thí nghiệm, lúc bỏ con cá vào, thì nước cũng ... tràn ra !

 

Với thí nghiệm đó, Platon cho chúng ta câu châm ngôn dùng dạy trẻ là « hãy quan sát trước khi suy luận » (observer avant de raisonner)

Nhưng còn có một câu châm ngôn sâu sắc hơn nằm trong quyển Tự điển Petit Larousse : « tôi rất yêu quí Platon nhưng tôi yêu quí sự thật nhiều hơn » (Platon m’est cher, mais la réalité me l’est davantage).

 

Các tiền nhân chúng ta có công lớn với văn học, trong những tác phẩm của họ, không thể tránh được đôi khi cũng có những sơ sót sai lầm. Khi nhận ra, hẳn các vị ấy cũng khuyên chúng ta một câu tương tự : « đừng vì ta mà phủ nhận sự thật ».

 

Quyển GIẢI MÃ ĐƯỜNG THI này rất mong đóng góp được sự giải tỏa một vài thắc mắc của thơ Đường Luật trong tinh thần đó của tiền nhân.

Trân trọng kính thưa.

 

Võ Nhựt Ngộ

 

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Các thi sĩ đời Đường (từ 618 đến 907 sau Công nguyên) có bày ra chơi một loại thơ 8 câu 7 chữ  gọi là “Thất Ngôn Luật”, tức thơ Thất Ngôn Bát Cú (TNBC) Đường Thi. Loại thơ “Thất Ngôn Luật” này cho ra nhiều tác phẩm bất hủ lưu truyền đến tận ngày nay, qua bao nhiêu năm tháng thăng trầm vẫn còn được nhiều người yêu thích.

 

Cách chơi theo thơ TNBC Đường Thi hiện nay có đôi chút khác nhau giữa chỗ này với chỗ kia. Có một lối chơi rất phổ thông, nhưng lại không tương ứng với tất cả những bài TNBC Đường Thi danh tiếng được lưu truyền. Có lẽ vì thi nhân đời Đường theo một cách chơi phóng khoáng hơn. Bài Giải Mã Đường Thi này xin đóng góp một sự nhận xét vô tư, căn cứ vào sự phân tách phần kỹ thuật được các thi nhân đời Đường áp dụng trên những kiệt tác của họ.

 

Các cách gọi : Đường Thi, thơ Đường hay thơ Đường Luật đều được người chơi tùy tiện dùng đến để chỉ định loại thơ thi nhân Việt Nam làm chơi theo thể “Thất Ngôn Luật” của những bài TNBC Đường Thi.

 

Để giảm bớt sự giải thích rườm rà, bài này xin trân trọng coi như độc giả không còn xa lạ với các danh từ Niêm, Luật, Trắc, Bằng, luật Trắc hay luật Bằng của câu thơ, của bài thơ, nhất-tam-ngũ bất luận, nhì-tứ-lục phân minh v.v.

 

********

 

 

PHẦN I. GIẢI MÃ VÀ CHỨNG MINH

 

Cụm từ GIẢI MÃ ĐƯỜNG THI là cách nói gọn việc “Phần tách phần kỹ thuật của những bài TNBC Đường Thi lưu truyền, để nhận ra những cách chơi thực sự của thi nhân thời ấy”.

 

Như trên vừa nói, chủ yếu bài này nhắm vào sự nhận định cách làm loại thơ Thất Ngôn luật của Đường Thi.

 

Những bài Đường Thi lưu truyền cho thấy rằng thi nhân đời Đường dùng 2 bài Thất Ngôn Tứ Cú  (TC) ráp lại, để tạo thành bài Thất Ngôn Bát Cú (TNBC) Đường Thi.

Nên trước tiên, xin nói sơ qua về thơ Tứ Cú.

Thơ Thất Ngôn Tứ Cú (cũng thường được gọi là thơ Tứ Tuyệt hoặc thơ Tuyệt Cú) có 2 phép Niêm thông dụng là :

 

1-4 2-3          (câu1 Niêm với câu4 và câu2 Niêm với câu3)

1-3 2-4          (câu1 Niêm với câu3 và câu2 Niêm với câu4)

 

Xin nêu dẫn 4 bài Tứ Cú làm mẫu :

 

1.1 mẫu thơ Thất Ngôn Tứ Cú (TC)

 

thơ TC Niêm 1-4 2-3, (luật Bằng, 3 vần)

LƯƠNG CHÂU TỪ

 

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi

Dục ẩmthượng thôi

Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

Vương Hàn

 

Dịch thơ : BÀI HÁT LƯƠNG CHÂU

 

Bồ đào, rượu rót chén lưu ly

Muốn uống, tỳ bà giục ngựa đi

Bãi cát say nằm, chê cũng mặc

Xưa nay chinh chiến mấy ai về.

Bùi Khánh Đản

 

thơ TC Niêm 1-4 2-3, (luật Trắc, 2 vần)

CỬU NGUYỆT CỬU NHẬT ỨC SƠN TRUNG HUYNH ÐỆ

 

Ðộc tại dị hương vi dị khách

Mỗi phùng giai tiết bội thân

Dao tri huynh đệ đăng cao xứ

Biến tháp thù du thiểu nhất nhân.

Vương Duy

 

Dịch thơ : NGÀY CHÍN THÁNG CHÍN NHỚ ANH EM CHƠI NÚI

 

Ðất khách một thân làm khách lạ

Mỗi khi giai tiết nhớ quê nhà

Anh em chắc hẳn đều lên núi

Hái đóa thù du thiếu một ta.

Bùi Khánh Ðản

 

 

thơ TC Niêm 1-3 2-4, (luật Bằng, 3 vần)

HOÀNH GIANG TỪ kỳ nhị

 

Hải thần lai quá ác phong hồi

Lãng đả Thiên Môn thạch bích khai

Chiết Giang bát nguyệtnhư thử                                                

Ðào tự liên sơn phún tuyết lai.

Lý Bạch

 

Dịch thơ : BÀI HÁT Ở SÔNG HOÀNH GIANG (bài hai)

 

Thần bể đi qua gió ngụt trời

Thiên Môn đã mở nước triều sôi

Chiết Giang tháng tám mà như thế

Sóng cuộn cao như núi tuyết rơi.

Bùi Khánh Ðản

 

thơ TC Niêm 1-3 2-4, (luật Trắc, 3 vần)

TÍCH TRUNG TÁC

 

Tẩu tây lai dục đáo thiên

Từ gia kiến nguyệt lưỡng hồi viên

Kim dạ bất trixứ túc

Bình sa vạn tuyệt nhân yên.

Sầm Tham

 

Dịch thơ : CẢM TÁC KHI Ở TRONG SA MẠC

 

Giục ngựa về tây đuổi mặt trời

Xa nhà hai độ nguyệt đầy vơi

Đêm nay biết trọ nơi nào nhỉ ?

Bãi cát mênh mông chẳng có người.

Đinh Vũ Ngọc

 

 

1.2 Lược dẫn sự Giải Mã

         

Sự phân tách và tổng hợp phần kỹ thuật sử dụng trên các bài Đường Thi lưu truyền, cho thấy cách chơi của các thi nhân tiền bối đời Đường rất là phóng khoáng như dưới đây.

 

* Dùng hai bài Tứ Cú (TC) một trên một dưới ráp lại để làm một bài TNBC Đường Thi.

* Nét riêng của bài TNBC Đường Thi đòi hỏi nơi 2 bài Tứ Cú :

a/ phải dùng cùng một vần

b/ hai câu 3-4 của bài TC trên và hai câu 1-2 của bài TC dưới phải là 1 cặp đối nhau. (gọi riêng số câu của từng bài TC để dễ nhận ra phép Niêm)

c/ Ngoài 2 quy định trên, hai bài TC hoàn toàn tự do dùng riêng những đặc điểm khác của thơ TC như : Niêm, Luật, dùng 2 vần hay 3 vần, dùng vần Trắc hay vần Bằng.

 

 

1.3 Những bài thơ minh chứng sự Giải Mã

 

Ngoài ý nghĩa là phần cốt lõi, phần quan trọng kế tiếp của bài thơ là Niêm và Luật.

 

Với thành phần là 2 bài TC tự do theo Niêm riêng, Luật riêng thì bài TNBC Đường Thi sẽ lọt vào nhiều dạng Niêm Luật khác nhau. Dưới đây xin xem xét từng chi tiết :

 

a/ Về Niêm

 

          Hai bài Tứ Cú (TC), tạo ra bài Bát Cú, được tự do dùng 2 phép Niêm riêng của thơ TC (1-4 2-3 và 1-3 2-4), nên cho ra, trên nguyên tắc, 4 (2^2) kết hợp về Niêm cho bài TNBC Đường Thi là :

         

1/ TC trên 1-4 2-3, TC dưới 1-4 2-3

2/ TC trên 1-4 2-3, TC dưới 1-3 2-4

3/ TC trên 1-3 2-4, TC dưới 1-4 2-3

4/ TC trên 1-3 2-4, TC dưới 1-3 2-4

 

Thơ TNBC ĐƯỜNG THI tiêu biểu cho 4 cách Niêm vừa nêu trên

(với cách ghi gọn : 1-4 2-3 là bài Tứ Cú với Niêm 1-4 2-3 và 1-3 2-4 là bài Tứ Cú với Niêm 1-3 2-4.)

 

Sau đây là 4 bài Thất Ngôn Bát Cú (TNBC) tiêu biểu cho 4 cách Niêm khác nhau kể trên, lấy từ những bài TNBC ĐƯỜNG THI, hai bài Tứ Cú viết với 2 kiểu chữ khác nhau để phân biệt :

 

Cách Niêm 1/ : trên 1-4 2-3, dưới  1-4 2-3

XUÂN TỊCH LỮ HOÀI

 

Thủy lưu hoa tạ lưỡng tình                          (Niêm 1-4 2-3

Tống tận đông phong quá Sở thành

Hồ điệp mộng trung gia vạn

Đỗ quyên chi thượng nguyệt tam canh

Cố viên thư động kinh niên tuyệt                     (Niêm 1-4 2-3

Hoa phát xuân thôi lưỡng mấn sinh

Tự thị bất quy, qui tiện đắc

Ngũ hồ yên cảnh hữu thùy tranh.

Thôi Đồ

 

Dịch thơ : NỖI CẢM HOÀI ĐÊM XUÂN NƠI LỮ THỨ

 

Nước trôi hoa rụng thảy vô tình

Đưa gió đông bay quá Sở thành

Trong mộng bướm bay, nhà vạn dậm

Trên cành quyên gọi, nguyệt ba canh

Năm tàn một cánh thư trông mõi

Xuân giục hai màu tóc đổi nhanh

Tự ý không về, về hẵn được

Ngũ hồ phong cảnh có ai tranh ?

Đinh Vũ Ngọc

 

 

Cách Niêm 2/ : trên 1-4 2-3, dưới 1-3 2-4

HỌA GIẢ CHI XÁ NHÂN “TẢO TRIỀU ĐẠI MINH CUNG” CHI TÁC

 

Giáng tráchnhân báo hiểu trù                   (Niêm 1-4 2-3

Thượng y phương tiến thúy vân cừu

Cửu thiên xướng hạp khai cung điện

Vạn quốc y quan bái miện lưu

Nhật sắc tài lâm tiên chưởng động                  (Niêm 1-3 2-4

Hương yên dục bạng cổn long phù

Triệu bãi tu tài ngũ sắc chìếu

Bội thanh quy đáo Phụng Trì đầu.

Vương Duy

 

Dịch thơ : HỌA BÀI “CHẦU SỚM Ở CUNG ĐẠI MINH” CỦA XÁ NHÂN ĐẠI CHÍ

 

Vừa nghe báo sáng lệnh kê nhân

Quan thượng y dân áo thúy vân

Chín bệ mở toang cung ngọc điện

Trăm quan mừng lạy đấng anh quân

Tay tiên đón nắng cao cao vẫy

Áo ngự xông hương lớp lớp vần

Tan cuộc triều đình vâng chiếu chỉ

Phượng Trì trở lại ngọc vang ngân.

Lê Nguyễn Lưu

 

Cách Niêm 3/ : trên 1-3 2-4, dưới 1-4 2-3

THÀNH TÂY PHA PHIẾM CHU

 

Thanh nga hạo xỉ tại lâu thuyền             (Niêm 1-3 2-4

Hoành dịch đoản tiêu bi viễn thiên

Xuân phong tự tín nha tường động

Trì nhật từ khan cẩm lãm khiên

Ngư xuy tế lãng dao ca phiến                (Niêm 1-4 2-3

Yến xúc phi hoa lạc diên

Bất hữu tiểu chu năng đảng tưởng

Bách hồtống tửu như tuyền.

Đỗ Phủ

 

Dịch thơ : CHƠI THUYỀN PHÍA TÂY THÀNH

 

Mày xanh răng trắng tựa thuyền lầu

Sáo ngắn tiêu ngang đưa giọng sầu

Gió xuân dám động cột ngà trắng

Bóng xế nhìn qua dải gấm màu

Cá phun sóng gợn quạt ca dậy

Yến giẫm hoa bay múa tiệc chầu

Không có thuyền con chèo quẩy nước

Thì trăm vò rượu chảy về đâu ?!

Nguyễn Hữu Huyên

 

 

Cách Niêm 4/ : trên 1-3 2-4, dưới 1-3 2-4

CHƯỚC TỬU DỮ BÙI ĐỊCH

 

Chước tửu dữ quân quân tự khoan                            (Niêm 1-3 2-4

Nhân tình phiên phúc tự ba lan

Bạch thủ tương tri do án kiếm

Chu môn tiên đạt tiếu đàn quan

Thảo sắc toàn kinh tế thấp                                    (Niêm 1-3 2-4

Hoa chi dục động xuân phong hàn

Thế sự phù vântúc vấn

Bất như cao ngọa thả gia xan.

Vương Duy

 

Thơ dịch : RÓT RƯỢU MỜI BÙI ĐỊCH

 

Mời anh cạn chén để nguôi sầu

Tráo trở tình đời khác sóng đâu

Tóc trắng quen thân còn thủ kiếm

Cửa son hiển đạt lại cười nhau

Mưa dầm cỏ dại càng phơi phới

Gió lạnh hoa xuân chịu dãi dầu

Chuyện thế mây trôi thôi chớ hỏi

Chi bằng ăn ngủ khỏi lo âu.

Đinh Vũ Ngọc

 

b/ Vê Luật

 

Hai bài Tứ Cú (TC), tạo ra bài Bát Cú, mỗi bài tự do rơi vào Luật Bằng hay Luật Trắc. Nên cho ra  trên nguyên tắc, 4 (2^2) kết hợp về Luật cho bài TNBC Đường Thi là :

 

a/ TC trên luật Bằng, TC dưới luật Bằng

b/ TC trên luật Bằng, TC dưới luật Trắc

c/ TC trên luật Trắc, TC dưới luật Bằng

d/ TC trên luật Trắc, TC dưới luật Trắc

 

Thơ TNBC ĐƯỜNG THI tiêu biểu cho 4 thể Luật

(với cách ghi gọn : Bằng là bài Tứ Cú dùng Luật Bằng, Trắc là bài Tứ Cú dùng Luật Trắc.)

 

          Sau đây là 4 bài TNBC tiêu biểu cho 4 thể Luật khác nhau kể trên, lấy từ những bài TNBC Đường Thi:

 

Thể Luật a/ : trên Bằng, dưới Bằng

ĐỒNG BÁCH QUÁN

 

Đông Nam nhất cảnh thanh tâm mục               (luật Bằng

Hữu thủ thiên phong sáp thúy vi

Nhân tại hạ phương xung nguyệt thướng

Hạc tòng cao xứ phá yên phi

Nham thâm thủy lạc hàn xâm cốt          (luật Bằng

Môn tĩnh hoa khai sắc chiếu y

Dục thức Bồng Lai kim tiện thị

Cánh ưxứ học vong ky.

Chu Phác

 

 

Dịch thơ : ĐỒNG BÁCH QUÁN

 

Một cảnh Đông nam ngắm tuyệt vời

Núi xanh nghìn ngọn dựng chơi vơi

Vầng trăng soi khách đi bên dưới

Cánh hạc tung mây vút giữa trời

Động thẳm, thấu xương hơi nước lạnh

Cổng im, thấm áo sắc hoa ngời

Bồng Lai muốn biết là đây vậy

Học đạo cần chi phải chọn nơi.

Đinh Vũ Ngọc

 

Thể Luật b/ : trên Bằng, dưới Trắc

PHỎNG LÃ DẬT NHÂN BẤT NGỘ

 

Đào nguyên diện diện tuyệt phong trần (Luật Bằng

Liễu thị nam đầu phỏng ẩn nhân

Đáo môn bất cảm đề phàm điểu

Khan trúctu vấn chủ nhân

Thành ngoại thanh sơn như ốc                      (Luật Trắc

Đông gia lưu thủy nhập tây lân

Bế hộ trừ thư đa tuế nguyệt

Chủng tùng giai tác lão long lân.

Vương Duy

 

Dịch thơ : THĂM NGƯỜI ẨN HỌ LÃ, KHÔNG GẶP

 

Đào Nguyên gió bụi cách xa đây

Nam Liễu thăm ai ẩn chốn nầy

“Phàm điểu” dám đề lên cổng trước

Chủ nhân chẳng hỏi ngắm tre gầy

Non xanh ngoài quách như trong mái

Nước đổ nhà đông đến xóm tây

Đóng cửa bao năm ngồi viết sách

Hàng thông đã mọc vảy rồng đầy.

Lê Nguyễn Lưu

 

Thể Luật c/ : trên Trắc, dưới Bằng

T CNG LC CHU HÀNH NHP HOÀNG HÀ TC S, KÝ PH HUYN LIÊU HU

 

Lục thủy thương thiên lộ hướng đông    (Luật Trắc

Đông Nam sơn khoát đại thông

Hàn thụ y vi viễn thiên ngoại                (bỏ Luật chữ thứ 6

Tịch dương minh diệt loạn lưu trung

thôn kỷ tuế lâm y ngạn                    (Luật Bằng

Nhất nhạntìnhsóc phong

Vi báo Lạc Kiều du hoạn lữ

Thiên chu bất hệ dữ tâm đồng.

Vi Ứng Vật

 

 

Dịch thơ : K VIC T CNG LC ĐI THUYN VÀO SÔNG HOÀNG HÀ, GI CÁC BN CÙNG LÀM QUAN PH VÀ HUYN

 

Nước biếc trời xanh lối tới đông

Đông nam núi rộng một dòng thông

Cây lạnh mịt mù trời thẩm thẩm

Nắng chiều thấp thoáng nước bềnh bồng

Bờ kia mấy độ thôn nằm quạnh

Gió bấc trời trong nhạn liệng không

Nhắn giúp Lạc Kiều bè bạn cũ :

Lòng với thuyền con chẳng buộc đồng.

Lê Nguyễn Lưu

 

Thể Luật d/ : trên Trắc, dưới Trắc

KHÚC GIANG ĐỐI TỬU

 

Uyển ngoại giang đầu tọa bất quy                 (Luật Trắc

Thủy tinh cung điện chuyển phi vi

Đào hoa tế trục dương hoa lạc

Hoàng điểu thời kiêm bạch điểu phi

Túng ẩm cửu biền nhân cộng khí                   (Luật Trắc

Lãn triều chân dữ thế tương vi

Lại tình cánh giác Thương Châu viễn

Lão đại đồ thương vị phất y.

Đỗ Phủ

 

Dịch thơ : UỐNG RƯỢU TRÊN SÔNG KHÚC GIANG

 

Ngồi mãi bên vườn bến Khúc Giang

Thủy tinh cung điện bóng mờ gương

Hoa tơi tả rụng đào chen liễu

Chim nhởn nhơ bay trắng lẩn vàng

Chén rượu thường say, người đã chán

Phiên chầu vẫn trễ, tiếng còn mang

Biết rằng hoạn lộ xa tiên cảnh

Tuổi tác chưa về, nghĩ tự thương.

Bùi Khánh Đản

 

1.4 Pha trộn hai phần Niêm Luật

 

          Bài thơ theo cách Niêm nào thì cũng tự nhiên rơi vào một thể Luật, tùy cảm hứng của thi nhân và tùy ngôn từ dùng diễn đạt.

          Do đó nên phần Niêm và phần Luật của bài TNBC ĐƯỜNG THI luôn xảy ra một cách vô chừng, hoàn toàn không do sự cố ý lựa chọn của tác giả.

          Chỉ khi pha trộn đầy đủ (2^2 x 2^2 = 16) như cách trình bày dưới đây thì mới thấy hết tất cả 16 dạng Niêm Luật khả hữu cho thơ TNBC ĐƯỜNG THI.

 

          Trước ghép phép Niêm 1/ với 4 thể Luật a, b, c, d để có :

 

1/a     TC trên 1-4 2-3 luật Bằng, TC dưới 1-4 2-3 luật Bằng

1/b     TC trên 1-4 2-3 luật Bằng, TC dưới 1-4 2-3 luật Trắc

1/c     TC trên 1-4 2-3 luật Trắc, TC dưới 1-4 2-3 luật Bằng

1/d     TC trên 1-4 2-3 luật Trắc, TC dưới 1-4 2-3 luật Trắc

 

Và cũng như thế với 2/, 3/ và 4/ thì có :

 

2/a, 2/b, 2/c, 2/d

3/a, 3/b, 3/c, 3/d

4/a, 4/b, 4/c, 4/d

 

Nên có tất cả 16 dạng (hoặc 16 bộ) Niêm Luật khả dụng cho thơ Thất Ngôn Bát Cú ĐƯỜNG THI.

 

Như trên đã nói phớt qua, làm thơ không phải là làm toán, mà là bày tỏ tình ý của mình. Hứng thơ cho những tứ thơ, tứ thơ dùng ngôn từ tương ứng để diễn đạt, thi nhân dùng tai thẩm âm để sắp xếp những ngôn từ đó thành câu thuận tai (Luật thích nghi) và cũng dùng tai thẩm âm đan xen các câu nối tiếp nhau sao cho có âm điệu hài hòa (Niêm thích nghi). Và bài TNBC ĐƯỜNG THI sẽ tự nhiên lọt vào dạng Niêm Luật này hay khác của 16 dạng Niêm Luật khả hữu nêu trên.

 

Thế nên có những dạng Niêm Luật có nhiều tác phẩm, có những dạng có ít tác phẩm hơn. Trong 3 quyển sách tham khảo : ĐƯỜNG THI TRÍCH DỊCH của Đỗ Bằng Đoàn và Bùi Khánh Đản, ĐƯỜNG THI CẢM DỊCH của Đinh Vũ Ngọc và ĐƯỜNG THI TUYỂN DỊCH của Lê Nguyễn Lưu, số bài TNBC ĐƯỜNG THI được tuyển chọn không có đủ mặt trong 16 dạng Niêm Luật. Nơi những dạng không có ĐƯỜNG THI làm mẫu thì dùng tạm những bài TNBC Đường Luật của người chơi hiện đại để cho thấy đầy đủ 16 dạng Niêm Luật có trên nguyên tắc.

Ở 2 dạng thơ phổ thông có nhiều bài nhất và tương ứng với Niêm Luật qui định bởi dải số 1-8 2-3 4-5 6-7 thì chỉ nêu 1 bài ĐƯỜNG THI làm mẫu để thấy dạng thơ ấy ra sao. Còn với 14 dạng còn lại thuộc loại (nằm ngoài dải số) cần nêu ra để chứng minh qui tắc cấu tạo đề xuất trong sự giải mã thì tìm gặp được bao nhiêu bài đều nêu cả.

Xin nhắc lại cách ghi gọn : 1-4 2-3 hay 1-3 2-4 là Niêm, Bằng hay Trắc là Luật, bài Tứ Cú ghi trước là ở trên, ghi sau là ở dưới.

                                                            

1.4.1 Bảng kê 16 dạng Niêm Luật với những bài TNBC ĐƯỜNG THI tiêu biểu :

 

dạng Niêm Luật 1/16 : 1-4 2-3 Bằng + 1-4 2-3 Bằng

Đây là dạng thứ nhất trong 2 dạng Niêm Luật có nhiều bài ĐƯỜNG THI nhất và tương ứng với cách chơi theo dải số 1-8 2-3 4-5 6-7 nên chỉ nêu 1 bài.

 

BẦN NỮ

 

Bồng môn vị thứcla hương                (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Nghĩ thác lương môi diệc tự thương

Thùy ái phong lưu cao cách điệu

Cộng liên thời thế kiệm trang

Cảm tương thập chỉ khoa châm xảo      (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Bất bả song mi đấu họa trường

Mỗi hận niên niên áp kim tuyến             (bỏ luật chữ thứ 6)

Vị tha nhân tác giá y thường.

Tần Thao Ngọc

 

Dịch thơ : NGƯỜI CON GÁI NGHÈO

 

Chốn cửa bồng đâu biết lụa là

Cậy người mai mối nghĩ thương ta

Thanh cao yểu điệu ai ưa chuộng ?

Trang điểm tầm thường dạ xót xa !

Mười ngón dẫu khoe tài tuyệt xảo

Đôi mày khó vẽ nét kiêu sa

Vẫn buồn áo cưới may cho khách

Kim chỉ miệt mài năm tháng qua.

Đinh Vũ Ngọc

 

 

dạng Niêm Luật 2/16 : 1-4 2-3 Bằng + 1-4 2-3 Trắc

Dạng Niêm Luật này không có trong 3 quyển ĐƯỜNG THI tham khảo

nên xin dùng tạm một bài TNBC Đường Luật để thấy dạng thơ ra sao

 

HÀ TIỆN

 

Giàu thì ba bữa khó thì hai                             (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Lần lữa cho qua tháng thiếu đầy

Nón đổingoài quần đổi ống

Dép thay da mặt túi thay quai

Dặn vợ đừng gắp mắm                 (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Bảo con bớt gạo bỏ thêm khoai

Thế gian mặc kẻ cười tiện

Ta chẳng phiền ai chẳng lụy ai.

Nguyễn-Minh-Triết (thơ xưa nên chắc không phải là ông Triết hiện nay)

 

dạng Niêm Luật 3/16 : 1-4 2-3 Trắc + 1-4 2-3 Bằng

          Dạng Niêm Luật này có 6 bài ĐƯỜNG THI :

 

1/6 DẠ BIỆT VI TƯ SĨ

 

Cao quán trương đăng tửu phục thanh               (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Dạ chung tàn nguyệt nhạn quy thanh

Chỉ ngôn đề điểu kham cầu lữ

xuân phong dục tống hành

Hoàng khúc sa vi ngạn                       (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Bạch mã tần biên liễu hướng thành

Mạc oán tha phương tạm ly biệt                          (bỏ luật chữ thứ 6)

Tri quân đáo xứ tẫn phùng nghinh.

Cao Thích

 

Dịch thơ : ĐÊM TỪ BIỆT QUAN TƯ SĨ HỌ VI

 

Cao quán giăng đèn bày tiệc rượu

Trăng khuya chuông vọng nhạn về mau

Tiếng chim đêm gọi như tìm bạn

Ngọn gió xuân vờn để tiễn nhau

Lấn cát Hoàng Hà dòng uốn khúc

Hướng thành Bạch mã liễu tươi màu

Chớ buồn đất khách cùng chia biệt

Anh đến nơi đâu chẳng đón chào !

Đinh Vũ Ngọc

 

2/6 TÂY DỊCH TỈNH TỨC SỰ

 

Tây Dịch trùng vân khai thự huy            (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Bắc Sơn điểm triều y

Thiên môn liễu sắc liên Thanh tỏa

Tam điện hoa hương nhập Tử vi

Bình minh đoan hốt bồi uyên liệt           (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Bạc mộ thùy tiên tín quy

Quan chuyết tự bi đầu bạch tận

Bất như nham hạ yểm kinh phi.

Sầm Tham

 

 

Dịch thơ : VIỆC Ở TỈNH TÂY DỊCH

 

Tây Dịch mây tan ngời nắng sớm

Bắc Sơn mưa nhẹ rắc triều y

Nghìn nhà sắc liễu liền Thanh Tỏa

Ba điện mùi hoa tới Tử Vi

Sáng mai cầm hốt hàng uyên xếp

Chiều tối buông roi mặc ngựa đi

Quan vụng thương mình đầu bạc hết

Cổng tre về núi ở qua thì.

Lê Nguyễn Lưu

 

3/6 TÚC ĐÀO LỆNH ẨN CƯ

 

Văn thuyết hoa nguyên khả tị Tần        (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Tầm u sổ nhật bất phùng nhân

Yên động khuyển

Phong lâm gian hữu quỷ thần

Hoàng công thạch thượng tam chi     (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Đào lệnh môn tiền ngũ liễu xuân         

Túy ngọa bạch vân nhàn nhập mộng

Bất trivật thị ngô thân.

Tô Quảng Văn

 

Dịch thơ : TRỌ TẠI NHÀ ẨN CỦA QUAN LỆNH ĐÀO TIỀM

 

Nghe nói nguồn hoa lánh nạn Tần

Bao ngày chẳng gặp dấu nhàn nhân

Khói mây động vắng không gà chó

Mưa gió rừng thiêng có quỷ thần

Trên hòn Hoàng Thạch ba cành thắm

Trước ngõ Đào Tiềm năm liễu xuân

Mây trắng say nằm êm giấc mộng

Đâu còn biết vật vốn là thân!

Lê Nguyễn Lưu

 

4/6 VĂN LÂN GIA LÝ TRANH

 

Bắc đẩu hoành thiên dạ dục lan             (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Sầu nhânnguyệt tứ đoan

Hốt văn họa các Tần tranh dật

Tri thị lân gia Triệu nữ đàn

Khúc thànhức song nga liễm            (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Điệu cấp giao liên ngọc chỉ hàn

Ngân thược trùng quan thính vị tịch

Bất như miên khứ mộng trung khan.

Từ An Trinh

 

 

Dịch thơ : NGHE ĐÀN TRANH NHÀ HÀNG XÓM

 

Bắc đẩu ngang trời đêm sắp tan

Buồn trong trăng sáng ý mơ màng

Chợt nghe gác họa âm Tần vọng

Mới biết nhà bên gái Triệu đàn

Khúc trọn hẳn chau đôi mắt ngọc

Điệu mau e buốt ngón tay vàng

Lắng nghe then khóa còn chưa mở

Ngủ quách may ra mộng gặp nàng.

Đinh Vũ Ngọc

 

5/6 BÁN NHẬT THÔN

 

Bán Nhật ngô thôn đới vãn              (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Nhàn môn cao liễu loạn phi nha

Hoành vân lĩnh ngoại thiên trùng thụ

Lưu thủy thanh trung nhất lưỡng gia

Sầu nhân tạc dạ tương khổ               (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Nhuận nguyệt kim niên xuân ý xa

Tự thán Mai Sinh đầu tự tuyết

Khước liên Phan Lệnh huyện như hoa.

Tiền Khởi

 

Dịch thơ : THÔN BÁN NHẬT

 

Ráng tỏa trời chiều Bán Nhật thôn

Chim bay liễu rủ trước nhàn môn

Ngàn trùng cây núi làn mây phủ

Vài nóc nhà bên suối nước tuôn

Ðêm trước người buồn vương nhớ mãi

Năm nay tháng nhuận ý xuân dồn

Ðã thương Phan Lệnh hoa đầy huyện

Ðầu bạc Mai Sinh lại xót hơn.

Bùi Khánh Ðản

 

6/6 KINH NAM ÐẠO HOÀI CỔ

 

Nam quốc sơn xuyên cựu đế kỳ             (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Tống đài Lương tạ thượng y hi

cổ thụ hành nhân yết

Mạch hoang thànhtrĩ phi

Phong xuy lạc diệp điền cung tỉnh (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Hoả nhập hoang lăng hóa bảo y

Ðồ sử Từ thần Dữu Khai phủ                (bỏ luật chữ thứ 6)

Hàm Dương chung nhật khổ quy.

Lưu Vũ Tích

 

 

Dịch thơ : ÐẠO KINH NAM HOÀI CỔ

 

Ðô cũ miền Nam ở chốn này

Ðình Lương đài Tống dấu còn đây

Cây cao ngựa hí hành nhân vắng

Lúa tốt thành hoang dã trĩ bay

Lăng cũ áo bào mồi lửa đốt

Cung xưa giếng ngự lá thu đầy

Lòng quê cám cảnh Từ thần Dữu

Ở đất Hàm Dương nhớ suốt ngày.

Bùi Khánh Ðản

 

dạng Niêm Luật 4/16 : 1-4 2-3 Trắc + 1-4 2-3 Trắc

Đây là dạng thứ hai trong 2 dạng Niêm Luật có nhiều bài ĐƯỜNG THI nhất và tương ứng với cách chơi theo dải số 1-8 2-3 4-5 6-7, nên chỉ nêu 1 bài.

 

LOẠN TRUNG ỨC CHƯ HUYNH ĐỆ

 

Thời nạn niên hoang thế nghiệp không   (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Đệ huynhlữ các tây đông

Điền viên liêu lạc can qua hậu

Cốt nhục lưu ly đạo lộ trung

Điếu ảnh phân phi thiên nhạn                       (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Từ căn tán tác cửu thu bồng

Cộng khan minh nguyệt ưng thùy lệ

Nhất dạ hương tâm ngũ xứ đồng.

Bạch Cư Dị

 

Dịch thơ : THỜI LOẠN NHỚ ANH EM

 

Mùa mất, nhà tan, cảnh chiến trường

Anh em tản mác ở mười phương

Ruộng vườn hoang phế sau thời loạn

Cốt nhục phân ly khắp nẻo đường

Bóng nhạn dặm nghìn chia lối thẳm

Cỏ bồng tháng chín dứt tơ vương

Cùng trông trăng sáng, đều sa lệ

Chốn chốn canh dài nhớ cố hương.

Bùi Khánh Đản

 

dạng Niêm Luật 5/16 : 1-4 2-3 Bằng + 1-3 2-4 Bằng

dạng Niêm Luật này có một bài ĐƯỜNG THI. Bài này có cách dùng vần rất đặc biệt, sẽ nhắc lại để nói rõ thêm ở phần sau :

 

ÐẰNG VƯƠNG CÁC

 

Ðằng Vương cao các lâm giang chử   (Niêm 1-4 2-3, Lut Bng

Bội ngọc minh loan bãi ca

Họa đống triêu phi Nam phố vân

Châu liêm mộ quyển Tây sơn

Nhàn vân đàm ảnh nhật du du                       (Niêm 1-3 2-4, Lut Bng

Vật hoán tinh di kỷ độ thu

Các trung đế tử kim tại ?

Hạm ngoại trường giang không tự lưu.

Vương Bột

 

 

Dịch thơ : ÐẰNG VƯƠNG CÁC

 

Gác Đằng cao ngất bên sông sâu

Múa hát đàn ca vắng bấy lâu

Nam phố mây mai in cột chạm

Tây sơn mưa xế cuốn rèm châu

Mây trôi đầm lặng soi bao thuở

Vật đổi sao dời trải mấy thâu

Trong gác con vua đâu vắng bóng ?

Hiên ngoài sông nước vẫn trôi mau.

Đinh Vũ Ngọc

 

dạng Niêm Luật 6/16 : 1-4 2-3 Bằng + 1-3 2-4 Trắc

dạng Niêm Luật này không có trong 3 quyển ĐƯỜNG THI tham khảo

nên xin dùng tạm một bài TNBC Đường Luật để thấy dạng thơ.

 

BÀI THƠ AI TẶNG...

 

Bài thơ ai tặng chẳng riêng chung           (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Đậm nét từ ngoài đến nội dung

Ý đẹp với tiêu đề mở cuộc

Lời hay trong kết luận sau cùng                                                           

Đối chỉnh cung đàn reo thánh thót                  (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Vần trơn tâm sự trải mông lung

Cả một trời xuân theo nét bút

Gieo muôn hương ngát của nghìn trùng.

LCR

 

dạng Niêm Luật 7/16 : 1-4 2-3 Trắc_+ 1-3 2-4 Bằng

Dạng Niêm Luật này có 1 bài ĐƯỜNG THI :

 

ĐĂNG TÙNG GIANG DỊCH LÂU BẮC VỌNG CỐ VIÊN

 

Lệ tận giang lâu vọng Bắc quy               (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Điền viênhãm bách trùng vi

Bình vu vạn nhân khứ

Lạc nhật thiên sơn không điểu phi

chu dạng dạng hàn triều tiểu            (Niêm 1-3 2-4, Luật Bằng

Cực phố thương thương viễn thụ vi

Bạch âu ngư phủ đồ tương đãi

Vị tảo Sam Thương lãn tức ky.

Lưu Trường Khanh

 

Dịch thơ : LÊN LẦU TRẠM TÙNG GIANG - TRÔNG VỀ QUÊ PHƯƠNG BẮC

 

Lầu sông lệ cạn trông về Bắc

Vườn ruộng trăm vòng chịu bủa vây

Vạn dặm đồng không người chẳng đến

Nghìn non chiều xuống chim còn bay

Thuyền đơn thấp thoáng triều se lạnh

Bến cũ xanh xanh cây mọc dày

Âu trắng ngư ông xin hãy đợi

Chưa qua hoạn nạn khó về ngay.

Đinh Vũ Ngọc

 

 

dạng Niêm Luật 8/16 : 1-4 2-3 Trắc + 1-3 2-4 Trắc

            Dạng Niêm Luật này có 4 bài ĐƯỜNG THI :

 

1/4 TẢO TRIỀU ĐẠI MINH CUNG

 

Ngân chúc triều thiên tử mạch trường              (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Cẩm thành xuân sắc hiểu thương thương

Thiên điều nhược liễu thùy Thanh Tỏa

Bách chuyển lưu oanh nhiễu Kiến Chương

Kiếm bội thanh tùy ngọc trì bộ                        (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc, bỏ Luật chữ thứ 6

Y quan thân nhả ngự hương

Cộng mộc ân ba Phụng Trì thượng          (bỏ Luật chữ thứ 6

Triều triều nhiễm cán thị quân vương.

Giả Chí

 

Dịch thơ : CHẦU SỚM Ở CUNG ĐẠI MINH

 

Đuốc bạc chầu vua dặm tía dài

Màu xuân thành cấm thấm ban mai

Liễu Thanh Tỏa rũ tơ mềm mại

Oanh Kiến Chương kêu giọng bẻ bai

Bước nhẹ sân rồng khua kiếm bội

Hương thơm lò nhự ướp cân đai

Phụng Trì tắm gội ơn mưa móc

Văn bút hầu luôn cạnh ngọc giai.

Lê Nguyễn Lưu

 

2/4 HỌA GIẢ CHI XÁ NHÂN “TẢO TRIỀU ĐẠI MINH CUNG” CHI TÁC

(nêu rồi ở 2/4 Niêm, nêu lại để thấy luôn phần Luật)

 

Giáng tráchnhân báo hiểu trù                   (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Thượng y phương tiến thúy vân cừu

Cửu thiên xướng hạp khai cung điện

Vạn quốc y quan bái miện lưu

Nhật sắc tài lâm tiên chưởng động                  (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Hương yên dục bạng cổn long phù

Triệu bãi tu tài ngũ sắc chìếu

Bội thanh quy đáo Phụng Trì đầu.

Vương Duy

 

Dịch thơ : HỌA BÀI “CHẦU SỚM Ở CUNG ĐẠI MINH” CỦA XÁ NHÂN ĐẠI CHÍ

 

Vừa nghe báo sáng lệnh kê nhân

Quan thượng y dân áo thúy vân

Chín bệ mở toang cung ngọc điện

Trăm quan mừng lạy đấng anh quân

Tay tiên đón nắng cao cao vẫy

Áo ngự xông hương lớp lớp vần

Tan cuộc triều đình vâng chiếu chỉ

Phượng Trì trở lại ngọc vang ngân.

Lê Nguyễn Lưu

 

 

3/4 QUÁ THỪA NHƯ THIỀN SƯ, TÚC CƯ SĨ TUNG KHÂU LAN NHÃ

 

Trước Phiên Thân đệ dữ huynh                   (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Tung Khâu lan nhã nhất phong tình ...

Thực tùy minh khánh sào ô hạ

Hành đạp không lâm lạc diệp thanh

Bích thủy định xâm hương án thấp                   (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

hoa ưng cộng thạch sàng bình

Thâm động trường tùngsở hữu?

Nghiễm nhiên Thiên Trúc cổ tiên sinh.

Vương Duy

 

Dịch thơ : QUA NHÀ TU CỦA THIỀN SƯ THỪA NHƯ VÀ CƯ SĨ TÚC Ở NÚI TUNG

 

Vô Trước Thiên Thân cũng một nhà

Tung Khâu núi tạnh mái lan xa

Ăn theo khánh gõ vầy chim quạ

Đi dẫm rừng hoang động lá sa

Gần suối, án hương nhuần thấm nước

Như mưa, giường đá trải bằng hoa

Động sâu thông lớn còn chi nữa?

Thiên Trúc thầy xưa ở đó mà!

Lê Nguyễn Lưu

 

4/4 KH GIA CHÂU, QUÁ THÀNH C HUYN, TM VĨNH AN SIÊU THIN SƯ PHÒNG

 

Mãn thụ tỳ đông trước hoa               (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Lão tăng tương kiến cụ sa

Hán Vương thành bắc tuyết tễ

Hàn Tín đàn tây nhật dục

Môn ngoại bất tu thôi ngũ               (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Lâm trung thả thính diễn tam xa

Khởi liệu Ba Xuyên đa thắng sự

Vị quân thư thử báo kinh hoa.

Sầm Tham

 

Dịch thơ : ĐI GIA CHÂU, QUA HUYỆN THÀNH CỐ, TÌM CHỖ Ở CỦA SIÊU THIỀN SƯ TẠI VĨNH AN

 

Cây rợp tỳ bà đông nở hoa

Sư già gặp gỡ đủ cà sa

Hán Vương thành bắc tan cơn tuyết

Hàn Tín đàn tây giục bóng tà

Năm ngựa cửa ngoài khoan ruổi vội

Ba xe rừng thẳm hãy nghe qua

Đâu tưởng Ba Xuyên nhiều chuyện lạ

Thư này vì bác báo kinh hoa.

Lê Nguyễn Lưu

 

 

dạng Niêm Luật 9/16 : 1-3 2-4 Bằng + 1-4 2-3 Bằng

Dạng Niêm Luật này có 3 bài ĐƯỜNG THI :

 

1/3 KÝ THÔI THỊ NGỰ

 

Uyển khê sương dạ thính viên sầu                  (Niêm 1-3 2-4, Luật Bằng

Khứ quốc trường như bất hệ châu

Độc liên nhất nhạn phi Nam độ

Khước tiện song khê giải Bắc lưu

Cao nhângiải Trần Phồn tháp                    (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Quá khách nan đăng Tạ Diễu lâu

Thử xứ biệt ly đồng lạc diệp

Triêu triêu phân tán Kính Đình thu.

Lý Bạch

 

Dịch thơ : GỬI QUAN THỊ NGỰ HỌ THÔI

 

Vượn khóc đêm sương xứ uyển khê

Như thuyền không buộc mãi xa quê

Nhạn đành lẻ một phương Nam đến

Suối chẳng chung đôi đất Bắc về

Hạ chỏng Trần Phồn còn lắm kẻ

Leo lầu Tạ Diễu khó trăm bề

Nơi đây lá rụng cùng chia biệt

Núi Kính Đình thu vẫn cách ly.

Đinh Vũ Ngọc

 

2/3 ĐĂNG KIM LĂNG PHƯỢNG HOÀNG ĐÀI

 

Phượng Hoàng Ðài thượng phượng hoàng du    (Niêm 1-3 2-4, Luật Bằng

Phượng khứ đài không giang tự lưu

Ngô cung hoa thảo mai u kính

Tấn đại y quan thành cổ khâu

Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại                           (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Nhị thủy trung phân bạch lộ châu

Tổng vị phù vân năng tế nhật

Trường An bất kiến sử nhân sầu.

Lý Bạch

 

Dịch thơ : LÊN ĐÀI PHƯỢNG HOÀNG Ở KIM LĂNG

 

Chim Phượng hoàng chơi lầu Phượng hoàng

Phượng bay lầu trống với trường giang

Cung Ngô hoa cỏ con đường rậm

Thời Tấn xiêm y nấm mộ tàn

Ngọn núi Tam Sơn trời xẻ nửa

Dòng sông Nhị Thủy bãi chia ngang

Ô hay mây nổi che trời sáng

Chẳng thấy Trường An sầu chứa chan.

Đinh Vũ Ngọc

 

 

3/3 THÀNH TÂY PHA PHIẾM CHU             (nêu rồi ở 3/4 Niêm, nêu lại để thấy luôn phần Luật)

 

Thanh nga hạo xỉ tại lâu thuyền             (Niêm 1-3 2-4, Luật Bằng

Hoành dịch đoản tiêu bi viễn thiên

Xuân phong tự tín nha tường động

Trì nhật từ khan cẩm lãm khiên

Ngư xuy tế lãng dao ca phiến                (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Yến xúc phi hoa lạc diên

Bất hữu tiểu chu năng đảng tưởng

Bách hồtống tửu như tuyền.

Đỗ Phủ

 

Dịch thơ : CHƠI THUYỀN PHÍA TÂY THÀNH

 

Mày xanh răng trắng tựa thuyền lầu

Sáo ngắn tiêu ngang đưa giọng sầu

Gió xuân dám động cột ngà trắng

Bóng xế nhìn qua dải gấm màu

Cá phun sóng gợn quạt ca dậy

Yến giẫm hoa bay múa tiệc chầu

Không có thuyền con chèo quẩy nước

Thì trăm vò rượu chảy về đâu ?!

Nguyễn Hữu Huyên

 

dạng Niêm Luật 10/16 : 1-3 2-4 Bằng + 1-4 2-3 Trắc

            Dạng Niêm Luật này có 1 bài ĐƯỜNG THI :

 

HÀNH DƯƠNG DỮ MỘNG ĐẮC PHÂN LỘ, TẶNG BIỆT

 

Thập niên tiều tụy đáo Tần kinh            (Niêm 1-3 2-4, Luật Bằng

Thùy liệu phiên vi Lĩnh ngoại hành

Phục Ba cổ đạo phong yên tại

Ông Trọng di khu thảo thụ bình

Trực dung chiêu vật nghị                (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Hưu tương văn tự chiếm thì danh

Kim triều bất dụng lâm biệt

Thùy lệ thiên hàng tiện trạc anh.

Liễu Tông Nguyên

 

Dịch thơ : CÙNG MỘNG ĐẮC CHIA ĐƯỜNG Ở HÀNH DƯƠNG, TẶNG THƠ KHI LY BIỆT

 

Tần kinh xơ xác chục năm trời

Lĩnh ngoại ai ngờ lại đến nơi !

Lối cũ Phục Ba mây gió thoảng

Gò xưa Ông Trọng cỏ cây tươi

Biếng lười chỉ tổ cho người mỉa

Chữ nghĩa làm chi để tiếng đời !

Chẳng đến bên sông ly biệt sớm

Một mình giặt dải lệ tuôn rơi...

Lê Nguyễn Lưu

 

 

dạng Niêm Luật 11/16 : 1-3 2-4 Trắc + 1-4 2-3 Bằng

            Dạng Niêm Luật này có 5 bài ĐƯỜNG THI :

 

1/5 HOÀI CỔ TÍCH - KỲ NHỊ

 

Dao lạc thâm tri Tống Ngọc bi                       (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Phong lưu nho nhả diệc ngô

Trướng vọng thiên thu nhất sái lệ

Tiêu điều dị đại bất đồng thì

Giang san cố trạch không văn tảo                  (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Vân hoang đài khởi mộng

Tối thị Sở cung câu dẫn diệt

Châu nhân chỉ điểm đáo kim nghi.

Đỗ Phủ

 

Dịch thơ : NHỚ CHUYỆN XƯA – BÀI HAI

 

Tống Ngọc sầu thương cảnh rụng rơi

Phong lưu nho nhả bậc thầy tôi

Nghìn thu tưởng nhớ còn rơi lệ

Một cảnh tiêu sơ dẫu khác thời

Sông núi nhà xưa văn vẻ đó

Mây mưa đài cũ mộng mơ thôi

Thương thay cung Sở tiêu tan hết

Nơi lái thuyền xưa chỉ vẫn ngờ.

Đinh Vũ Ngọc

 

2/5 TẶNG KHUYẾT HẠ BÙI XÁ NHÂN

 

Nhị nguyệt hoàng ly phi Thượng Lâm     (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Xuân thành tử cấm vãn âm âm

Trường lạc chung thanh hoa ngoại tận

Long Trì liễu sắctrung thâm

Dương hòa bất tán cùng đồ hận             (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Tiêu hán thường huyền bổng nhật tâm

Hiến phú thập niên do vị ngộ

Tu tương bạch phát đối hoa trâm.

Tiền Khởi

 

Dịch thơ : TẶNG XÁ NHÂN HỌ BÙI TRONG CUNG

 

Vườn Thượng Lâm oanh bay tháng hai

Thành xuân cửa sấm sớm mờ phai

Hoa ngoài Trường Lạc chuông văng vẳng

Mưa giữa Long Trì liễu bẻ bai

Khí ấm không tan hờn khốn quẫn

Sông ngân còn đỡ nỗi quan hoài

Mười năm dâng phú thời chưa gặp

Tóc trắng trâm hoa luống thẹn cài!

Lê Nguyễn Lưu

 

 

3/5 T CNG LC CHU HÀNH NHP HOÀNG HÀ TC S, KÝ PH HUYN LIÊU HU

(nêu ri 3/4 Lut, nêu li đ thy luôn phn Niêm)

 

Lục thủy thương thiên lộ hướng đông    (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Đông Nam sơn khoát đại thông

Hàn thụ y vi viễn thiên ngoại                (bỏ Luật chữ thứ 6

Tịch dương minh diệt loạn lưu trung

thôn kỷ tuế lâm y ngạn                    (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Nhất nhạntìnhsóc phong

Vi báo Lạc Kiều du hoạn lữ

Thiên chu bất hệ dữ tâm đồng.

Vi Ứng Vật

 

Dịch thơ : K VIC T CNG LC ĐI THUYN VÀO SÔNG HOÀNG HÀ, GI CÁC BN CÙNG LÀM QUAN PH VÀ HUYN

 

Nước biếc trời xanh lối tới đông

Đông nam núi rộng một dòng thông

Cây lạnh mịt mù trời thẩm thẩm

Nắng chiều thấp thoáng nước bềnh bồng

Bờ kia mấy độ thôn nằm quạnh

Gió bấc trời trong nhạn liệng không

Nhắn giúp Lạc Kiều bè bạn cũ :

Lòng với thuyền con chẳng buộc đồng.

Lê Nguyễn Lưu

 

4/5 TỐNG TIỀN VỆ HUYỆN - LÝ THẨM THIẾU PHỦ

 

Hoàng điểu phiêu phiêu dương liễu thùy                   (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Xuân phong tống khách sử nhân bi

Oán biệt tự kinh thiên ngoại

Luân giao khước ức thập niên thì

Vân khai Mấn Thủyphàm viễn                              (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Lộ nhiễu Lương Sơn thất trì

Thử địa tòng lai khả thừa hứng                                 (bỏ luật chữ thứ 6)

Lưu quân bất trú ích thê kỳ.

Cao Thích

 

Dịch thơ : TIỄN ĐƯA QUAN THIẾU PHỦ - LÝ THẨM HUYỆN TIỀN VỆ

 

Vút giọng oanh vàng tơ liễu buông

Gió xuân tiễn khách dạ sầu thương

Chia ly ngàn dặm bao đau xót

Gắn bó mười năm mấy vấn vương

Mấn Thủy mây giăng buồm lẻ bóng

Lương Sơn ngựa chậm núi chen đường

Nơi đây ngày trước cùng vui thú

Chẳng giữ chân anh thật đáng buồn !

Đinh Vũ Ngọc

 

 

5/5 TÍCH VŨ VÕNG XUYÊN TRANG TÁC

 

Tích không lâm yên hỏa trì                (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Chưng xuy thử hướng đông chuy

Mạc mạc thủy điền phi bạch lộ

Âm âm hạ mộc chuyên hoàng ly

Sơn trung tập tĩnh quan triêu cẩn         (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Tùng hạ thanh trai chiết lộ quỳ

lão dữ nhân tranh tịch bải

Hải âusự cánh tương nghi?

Vương Duy

 

Dịch thơ : LÀM Ở NHÀ VÕNG XUYÊN TRONG CƠN MƯA DẦM

 

Mưa dầm leo lét lửa rừng hoang    

Quê kệch canh lê cháo nếp xoàng

Nước ruộng mênh mông đàn hạc trắng

Cây hè dìu dặt cái oanh vàng

Xem cẩn ngồi thiền trong núi quạnh

Bè quỳ ăn nhạt dưới thông quang

Giành ngồi chiếu rượu kìa bao bác!

Âu biển vì đâu cứ ngỡ ngàng?

Lê Nguyễn Lưu

 

dạng Niêm Luật 12/16 : 1-3 2-4 Trắc + 1-4 2-3 Trắc

          dạng Niêm Luật này không có trong 3 quyển ĐƯỜNG THI tham khảo

          nên xin mượn tạm một bài TNBC Đường Luật của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm

để thấy dạng thơ.

 

DĨ HÒA VI QUÝ

 

thế đừng tranh tiếng trượng phu       (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Làm chi cho sự đôi co

Đây cậy đây khôn đây chẳng nhịn

Ðấy rằng đấy phải đấy không thua

Duật nọ hãy còn đua đến bạng              (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Lươn kia hầu dễ kém chi

Chữ rằng : Nhân hòa vi quý

sự thì hơn khỏi phải lo.

Nguyễn-Bỉnh-Khiêm

 

dạng Niêm Luật 13/16 : 1-3 2-4 Bằng + 1-3 2-4 Bằng

            Dạng Niêm Luật này có 1 bài ĐƯỜNG THI :

                                                                                                            

S QUÂN TCH D TNG NGHIÊM HÀ NAM PHÓ TRƯỜNG THY, ĐC “THÌ” T

 

Kiều ca cấp quản tạp thanh ti                (Niêm 1-3 2-4, Luật Bằng

Ngân chúc kim bôi ánh thúy mi

Sứ quân địa chủ năng tương tống

doãn thiên minh mạc tọa từ

Xuân thành nguyệt xuất nhân giai túy    (Niêm 1-3 2-4, Luật Bằng

thú hoa thâmkhứ trì

thanh báo nhĩ sơn ông đạo:

Kim nhậtNam thắng tích thì.

Sầm Tham

 

 

Dịch thơ : S QUÂN ĐT TIC ĐÊM TIN QUAN DOÃN HÀ NAM H NGHIÊM ĐI TRƯỜNG THY (lấy vần “thì”)

 

Hát vang sáo rộn nhịp đường tơ

Đuốc bạc ly vàng rạng ánh mơ

Chủ hạt sứ quân mời tiễn biệt

Thâu đêm Hà doãn chẳng đành ngơ

Thành xuân trăng mọc người say khướt

Đồn lính hoa đầy ngựa thẩn thơ

Xin với sơn ông lời nhắn gởi:

Hà Nam xưa kém hẳn bây giờ.

Lê Nguyễn Lưu

 

dạng Niêm Luật 14/16 : 1-3 2-4 Bằng + 1-3 2-4 Trắc

          Dạng Niêm Luật này có 2 bài ĐƯỜNG THI :

 

1/2 PHỎNG LÃ DẬT NHÂN BẤT NGỘ (nêu rồi ở 2/4 Luật, nêu lại để thấy luôn phần Niêm)

 

Đào nguyên diện diện tuyệt phong trần (Niêm 1-3 2-4, Luật Bằng

Liễu thị nam đầu phỏng ẩn nhân

Đáo môn bất cảm đề phàm điểu

Khan trúctu vấn chủ nhân

Thành ngoại thanh sơn như ốc                      (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Đông gia lưu thủy nhập tây lân

Bế hộ trừ thư đa tuế nguyệt

Chủng tùng giai tác lão long lân.

Vương Duy

 

Dịch thơ : THĂM NGƯỜI ẨN HỌ LÃ, KHÔNG GẶP

 

Đào Nguyên gió bụi cách xa đây

Nam Liễu thăm ai ẩn chốn nầy

“Phàm điểu” dám đề lên cổng trước

Chủ nhân chẳng hỏi ngắm tre gầy

Non xanh ngoài quách như trong mái

Nước đổ nhà đông đến xóm tây

Đóng cửa bao năm ngồi viết sách

Hàng thông đã mọc vảy rồng đầy.

Lê Nguyễn Lưu

 

2/2 LONG TRÌ  

 

Long trì dược long, long phi,              (N. 1-3 2-4, L. Bằng, câu 1 bỏ Luật 2 chữ 4 và 6

Long đức tiên thiên, thiên bất vi.

Trì khai thiên hán phân hoàng đạo,

Long hướng thiên môn nhập tử vi.

Để đệ lâu đài đa khí sắc,                      (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Quân vương phù nhạn hữu quang huy.

Vị báo hoàn trung bách xuyên thủy,      (bỏ Luật chữ thứ 6

Lai triều thử địa mạc đông quy.

Thẩm Thuyên Kỳ

 

 

Dịch thơ : AO RỒNG

 

Ao Rồng rồng nhảy, rồng bay đi,

Trời với đức rồng chẳng trái nghi.

Ao khơi Thiên Hán chia Hoàng Đạo,

Rồng hướng Thiên Môn tới Tử Vi.

Dinh thự lầu đài tươi khí sắc,

Quân vương thần tử rỡ quang huy.

Hoàn vũ trăm sông xin nhắn bảo:

Chầu đây, còn phải chảy đông chi!

Lê Nguyễn Lưu

 

dạng Niêm Luật 15/16 : 1-3 2-4 Trắc + 1-3 2-4 Bằng

Dạng Niêm Luật này không có trong 3 quyển ĐƯỜNG THI tham khảo

nên xin dùng tạm một bài TNBC Đường Luật để thấy dạng thơ.

 

BÁC LÁ YÊU DẤU !

 

Bác  vui đùa bạn hữu đông                (Niêm 1-3 2-4, luật Trắc

Ông đi vắng lặng hỏi buồn không ?

Chỉ lối ngay đường thường đụng chạm

Lời ngay nẻo phải khó tương đồng

Tình ơi kính Lão đời thanh thản              (Niêm 1-3 2-4, luật Bằng

Bạn hởi thương người nước đục trong

Chờ Rơilại đừng xa nhé

Bé tịt hồn thơ muối xát lòng. 

Vancali

         

dạng Niêm Luật 16/16 : 1-3 2-4 Trắc + 1-3 2-4 Trắc

            Dạng Niêm Luật này có 2 bài ĐƯỜNG THI :

 

1/2 ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ

 

Đỗ Lăng hiền nhân thanh thả liêm                   (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc, bỏ Luật chữ ‘Lăng’

Đông Khê bốc trúc tuế thời yêm

Trạch cận thanh sơn đồng Tạ Diễu

Môn thùy bích liễu tự Đào Tiềm

Hảo điểu nghinh xuân ca hậu viện                   (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Phi hoa tống tửutiền thiềm

Khách đáo đãn tri lưu nhất túy

Bàn trung chi hữu thủy tinh diêm.

Lý Bạch

 

Dịch thơ : ĐỀ CHỖ Ở ẨN CỦA ĐÔNG KHÊ CÔNG

 

Đỗ Lăng đã nổi tiếng người hiền

Về ẩn Đông Khê trải mấy niên

Nhà cận núi xanh như Tạ Diễu

Cửa buông liễu biếc tựa Đào Tiềm

Đón xuân chim quý ca sau viện

Mời rượu hoa bay múa trước hiên

Khách đến nài nhau say một bữa

Trong mâm chỉ có muối tinh nghiền.

Đinh Vũ Ngọc

 

 

2/2 CHƯỚC TỬU DỮ BÙI ĐỊCH (nêu rồi ở 4/4 Niêm, nêu lại để thấy luôn phần Luật)

 

Chước tửu dữ quân quân tự khoan                            (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Nhân tình phiên phúc tự ba lan

Bạch thủ tương tri do án kiếm

Chu môn tiên đạt tiếu đàn quan

Thảo sắc toàn kinh tế thấp                                    (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Hoa chi dục động xuân phong hàn

Thế sự phù vântúc vấn

Bất như cao ngọa thả gia xan.

Vương Duy

 

Thơ dịch : RÓT RƯỢU MỜI BÙI ĐỊCH

 

Mời anh cạn chén để nguôi sầu

Tráo trở tình đời khác sóng đâu

Tóc trắng quen thân còn thủ kiếm

Cửa son hiển đạt lại cười nhau

Mưa dầm cỏ dại càng phơi phới

Gió lạnh hoa xuân chịu dãi dầu

Chuyện thế mây trôi thôi chớ hỏi

Chi bằng ăn ngủ khỏi lo âu.

Đinh Vũ Ngọc

 

            Bài mẫu của 16 dạng Niêm Luật cho thấy rõ ràng thi nhân đời Đường làm bài Thất Ngôn Bát Cú với 2 bài Tứ Cú tự do theo Niêm riêng, Luật riêng. Dạng Niêm Luật nào cũng cho được âm điệu hài hòa cho bài Thất Ngôn Bát Cú Đường Thi.

 

1.5 Các chi tiết khác của 2 bài Tứ Cú

 

            Tuy ít thấy nhưng trên nguyên tắc, ngoài việc áp dụng sự tự do Niêm và Luật, 2 bài Tứ Cú cũng được tự do dùng số vần (2 hay 3 chữ Vần) và dùng thanh vần (vần Trắc hay vần Bằng).

 

a/ Về số Vần

 

            Trong những bài TNBC ĐƯỜNG THI:

- bài Tứ Cú trên thường dùng 3 vần, nhưng thỉnh thoảng cũng có bài dùng 2 vần như bài ĐỒNG BÁCH QUÁN đã nêu làm mẫu cho Thể Luật a/.

 

- còn bài Tứ Cú dưới thì ngược lại, trong 3 quyển sách tham khảo, chỉ gặp duy nhất bài ĐẰNG VƯƠNG CÁC của Vương Bột là dùng 3 vần cho bài Tứ Cú dưới. Những bài ĐƯỜNG THI khác đều dùng 2 vần có lẽ để tiện viết cặp đối nơi hai câu 1-2 của bài Tứ Cú dưới.

 

b/ Về vần Trắc hay vần Bằng

 

            Thơ TNBC ĐƯỜNG THI có thể dùng vần Trắc hay vần Bằng. Nhưng trong ba quyển ĐƯỜNG THI Trích Dịch, Cảm Dịch và Tuyển Dịch nêu trên, những bài được chọn dùng toàn vần Bằng. Nên xin dùng tạm một bài TNBC Đường Luật dưới đây làm mẫu thơ vần Trắc.

 

 

            Bài này có dạng Niêm Luật giống bài ĐĂNG TÙNG GIANG DỊCH LÂU BẮC VỌNG CỐ VIÊN của Lưu Trường Khanh, nhưng dùng vần Trắc:

 

ĐÀN XƯA NHỊP MỚI

 

Đâu biết ai yêugọi hỡi                 (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc, vần Trắc

Tình xuân luôn nóng khi chờ đợi

Thư hồng một bức nhạn cưu mang

thắm đôi dòng oanh nhắn gởi

Những ngày xuân sắc cứ đi qua         (Niêm 1-3 2-4, Luật Bằng

Nửa trái tim vàng chưa kịp tới

Tìm đâu ra được khách tri âm

Đưa bản đàn xưa theo nhịp mới !

LCR

 

1.6 Một bài thơ “PHÁ CÁCH”

 

Trong 3 quyển ĐƯỜNG THI nêu tên ở phần trên, chỉ gặp duy nhất một bài thơ TNBC có thể gọi là thơ « phá cách » dưới đây :

 

VÕNG XUYÊN BIỆT NGHIỆP

trên 1-4 2-3 luật Trắc, dưới 1-2 3-4 luật Trắc

 

Bất đáo Đông sơn hướng nhất niên               (Niêm 1-4 2-3

Qui lai tài cập chủng xuân điền

trung thảo sắc lục kham nhiễm

Thủy thượng đào hoa hồng dục nhiên

*Ưu lậu tỳ khưu kinh luận học             (Niêm 1-2 3-4)

U trượng nhân hương hiền

Phi y đảo tỷ thả tương kiến

Tương hoan ngữ tiếu hành môn tiền.

Vương Duy

* bài Tứ Cú dưới : Niêm câu1 với câu2 và câu3 với câu4, không trúng vào 2 cách Niêm thông dụng của thơ Tứ Cú.

 

Dịch thơ : BIỆT THỰ Ở VÕNG XUYÊN

 

Đông Sơn chẳng đến trọn năm nay

Về gặp mùa xuân kịp cấy cày

Cỏ dại trong mưa xanh biếc biếc

Hoa đào trên nước đỏ hây hây

Tỳ hưu học đạo bàn kinh kệ

Bô lão làm gương giữ tháng ngày

Khoát áo trở giày tìm gặp bạn

Nói cười trước cổng thật vui thay !

Đinh Vũ Ngọc

 

1.7 Một bài thơ áp dụng sự phóng khoáng tột cùng

 

Tiêu biểu cho sự phóng khoáng tột cùng là bài Đằng Vương Các của Vương Bột, cho thấy 2 bài TC trên và TC dưới hoàn toàn tự do dùng mọi đặc điểm của thơ Tứ Cú :

 

Niêm : trên / dưới khác nhau, Luật : trên / dưới giống nhau.

s ch vn : dùng 3 ch vn cho c bài T Cú dưới (thông thường bài TC dưới ch dùng 2 ch vn)

vần Bằng / Trắc : TC trên dùng vần Trắc, TC dưới dùng vần Bằng

 

 

Và bài thơ được lưu truyền như là một kiệt tác. Đã nêu rồi nhưng xin nêu lại để thấy rõ những đặc điểm vừa kể trên.

 

ÐẰNG VƯƠNG CÁC

 

Ðằng Vương cao các lâm giang chử   Niêm 1-4 2-3, 3 vn “u” thanh Trc

Bội ngọc minh loan bãi ca

Họa đống triêu phi Nam phố vân

Châu liêm mộ quyển Tây sơn

Nhàn vân đàm ảnh nhật du du                       Niêm 1-3 2-4, 3 vn “u” thanh Bng

Vật hoán tinh di kỷ độ thu

Các trung đế tử kim tại ?

Hạm ngoại trường giang không tự lưu.

Vương Bột

 

Dịch thơ : ÐẰNG VƯƠNG CÁC

 

Gác Đằng cao ngất bên sông sâu

Múa hát đàn ca vắng bấy lâu

Nam phố mây mai in cột chạm

Tây sơn mưa xế cuốn rèm châu

Mây trôi đầm lặng soi bao thuở

Vật đổi sao dời trải mấy thâu

Trong gác con vua đâu vắng bóng ?

Hiên ngoài sông nước vẫn trôi mau.

Đinh Vũ Ngọc

 

PHẦN II. DẢI SỐ Kiểm Soát 1-8 2-3 4-5 6-7

 

Hầu hết các nhóm chơi thơ Đường Luật hiện nay đều dùng dải số trên đây (1-8 2-3 4-5 6-7) để Kiểm Soát những bài thơ làm ra. Bài thơ phải Niêm đúng với sự qui định của dải số thì mới được công nhận là thơ TNBC Đường Luật.

 

Phân tách cấu trúc của dải số Kiểm Soát 1-8 2-3 4-5 6-7 thì thấy những kết quả như sau :

 

2.1 Dải số không chấp nhận phép Niêm 1-3 2-4 của thơ Tứ Cú

Do các nhóm số KS 2-3 và 6-7, dải số bắt buộc bài Bát phải dùng 2 bài Tứ Cú cùng theo phép Niêm 1-4 2-3.

Vì thế nên những bài TNBC ĐƯỜNG THI với 1 hay 2 bài Tứ Cú dùng phép Niêm 1-3 2-4 thì bị loại ra.

 

2.2 Dải số không chấp nhận 2 bài Tứ Cú trên/dưới có Luật khác nhau

Do các nhóm số KS 1-8 và 4-5, dải số bắt buộc bài Bát Cú phải dùng 2 bài Tứ Cú cùng có Luật giống nhau.

Vì thế nên những bài TNBC ĐƯỜNG THI với 2 bài Tứ Cú có Luật khác nhau thì bị loại ra.

 

2.3 Di s vô tình chp nhn nhng bài thơ “d t” ca người mi hc

 

Ngược lại, cấu trúc của dải số với phép Niêm theo từng cặp 1-8 2-3 4-5 6-7, thì lại cho phép chấp nhận những bài thơ Bát Cú vụng về sai bét về Niêm, của những người mới tập chơi thơ Đường Luật.

 

 

Xin nêu 3 bài gặp được trên một diễn đàn :

 

TÌNH NGHĨA 2

 

Ăn rồi cũng phải ăn cơm

Dẫu gặp toàn những món ngon

Dưới biển, rừng sâu bao thức quí

Vườn thìvịt múp non

Ai ai cũng muốn xơi cho biết

Gọi thay đổi cái kèo rơm

Rồi về bếp lục tìm cơm nguội

Chiên lên thì nguội cũng thành dòn!  

 

GHÉ THĂM VÀ HỌC HỎI

 

Bài thơ ai viết với vần ‘tui’

Càng đọc càng nghe thấy thật vui

Quên mất thời gian không chút tiếc

Mãi xem mãi đọc miệng mãi cười

Thật tình khen bạn thơ hay quá

Càng xem càng thấy khoẻ thêm thôi

Xem thơ học hỏi vần thi mới..

Câu văn đúng luật, thẳng đường ngôi.

 

LẠI CÙNG BAY

 

Trăm năm một kiếp mộng này

đủ vui buồn lẩn ngọt cay

Những phút ái ân ai cũng nhớ

Những lần đau khổ xác thêm gầy

Kẻ mong thêu dệt câu trao gửi

Người chờđiểm chữ say

Cơn mưa khi tạnh trời thêm sáng

Như chim liền cánh lại cùng bay.


3 bài thơ vừa nêu có các câu đều đúng Luật : nhì-tứ-lục phân mình, và toàn bài lại Niêm đúng theo 1-8 2-3 4-5 6-7.

 

            Đây là những bài thơ vụng về của người mới học nên dĩ nhiên không kể sự thiếu sót nhiều về phần đối ngẩu. Nhưng về Niêm, tuy sai bét so với các bảng Luật của thơ TNBC Đường Luật, nhưng lại hoàn toàn ăn khớp với sự quy định của dải số.

 

2.4 Lý do thực sự khiến có những bài TNBC ĐƯỜNG THI nằm ngoài dải số

 

            Sự phân tách trên đây cho thấy rõ ràng rằng vì dải số không chấp nhận phép Niêm 1-3 2-4 và cũng không chấp nhận hai bài Tứ Cú có Luật khác nhau, nên có một số lớn bài TNBC ĐƯỜNG THI danh tiếng nằm ngoài dải số.

 

            Tại sao không chấp nhận phép Niêm 1-3 2-4 là 1 trong 2 phép Niêm chính thức của loại thơ Tuyệt Cú ?

            Tại sao không chấp nhận hai bài Tứ Cú khác Luật nhau ?

 

Sự pha trộn hai Luật Trắc và Bằng cũng như hai phép Niêm 1-3 2-4 và 1-4 2-3 trên 2 bài Tứ Cú hoàn toàn không hề gây trở ngại nào cho phần âm thanh của bài Bát Cú Đường Thi, mà thường là ngược lại, giúp cho bài thơ sống động hơn. Bài mẫu của các dạng Niêm Luật đã cho thấy rõ ràng như thế.

           

 

2.5 Hai cách giải thích hoàn toàn thiếu căn bản hợp lý

 

            Vì cho rằng thơ Niêm đúng theo dải số mới là thơ TNBC Đường Luật chính thống, nên người chơi theo dải số phải tìm cách giải thích lý do tại sao có những bài ĐƯỜNG THI danh tiếng nằm ngoài dải số.

Có hai cách giải thích được dùng : hoặc gọi đó là thơ “phá cách” hoặc cho đó là thơ Cổ Phong.

 

Tuy nhiên hai giải thích này đều rất là gượng ép, không có căn bản thuyết phục như trình bày dưới đây:

 

2.5.1 Giải thích với câu “Đại gia văn chương bất câu Niêm Luật”

 

Để giải thích sự nằm ngoài dải số KS của những bài ĐƯỜNG THI danh tiếng lưu truyền, có người dùng câu “đại gia văn chương bất câu Niêm Luật” để cho rằng các nhà thơ lớn, sau khi đã nổi danh, bèn phá cách chơi.

Nhưng khó chấp nhận lập luận này vì số tác phẩm bị coi là thất Niêm “phá cách” đó quá nhiều. Chỉ riêng trong 3 quyển Đường Thi tham khảo nêu trên đã có đến 26 bài nằm trong 14 dạng Niêm Luật nằm ngoài dải số. Nhà thơ Quách-Tấn, dù rất trung thành với dải số, cũng nói lên sự không đồng ý như sau :

 

’’ Có người trông thấy những bài thơ Thất Niêm Thất Luật phần nhiều là của các danh gia, cho nên bảo « Ðại gia văn chương bất câu Niêm Luật ». Sự thật, niêm luật đối với người đã thạo nghề chẳng khác những đường mòn trong xóm đối với người địa phương, muốn đi cho đúng có khó khăn gì. Thiết tưởng sự Thất Niêm Thất Luật kia là cố tình chớ không phải sơ ý. Tất có lý do. Nhưng dù chi chi đi nữa, chúng ta - kẻ hậu học - vẫn không nên bắt chước.’’ (trích Thi Pháp Thơ Ðường ca Quách-Tn, trang 168)

 

Tuy chưa thấy cái lý do, nhưng Quách-Tấn vẫn quả quyết là « việc dùng Niêm/Luật theo những cách ấy tất có lý do ».

Và cái lý do đó, sự giải mã đã cho thấy như trên : « Hai bài Tứ Cú của bài Bát Cú được tự do dùng Niêm và Luật khác nhau. »

 

2.5.2 Gii thích rng nhng bài thơ nm ngoài di s KS đó là thơ C Phong

 

Vì thấy khó chấp nhận câu « Đại gia văn chương bất câu Niêm Luật » nên một số khác tìm cách gán ép gọi những bài đó là thơ Cổ Phong :

 

Và để có thể làm thế, một bài thơ Đường luật tương tự được đưa ra làm mẫu, là bài « Vịnh Dế Duỗi » của Tú Quỳ.

Bài VỊNH DẾ DUỖI giống bài HOÀI CỔ TÍCH - Kỳ Nhị của Đỗ Phủ, thuộc dạng Niêm Luật 11/16, là 1 trong số 14 dạng Niêm Luật nằm ngoài dải số.

Bài « Vịnh Dế Duỗi » của Tú Quỳ có câu đầu dùng lục ngôn thể là : « Kiến chẳng kiến, voi chẳng voi ».

Ý tác giả muốn nói rằng con dế duỗi chẳng nhỏ như con kiến, cũng chẳng to như con voi.

Nhưng một chữ ‘phải’ được thêm vào ở vị trí thứ 3 : « Kiến chẳng phải kiến voi chẳng voi » khiến cho ba chữ nhì-tứ-lục đều là Trắc, để rồi dựa vào đó mà đem bài Vịnh Dế Duỗi làm mẫu cho thơ Cổ Phong.

Trong khi đó nếu thêm đúng ý tác giả là : « Kiến chẳng kiến voi chẳng voi » thì câu thơ sẽ có ba chữ nhì-tứ-lục phân minh.

Nhận xét toàn bài thơ Vịnh Dế Duỗi thì thấy như sau :

 

VỊNH DẾ DUỖI

 

Kiến chẳng kiến () voi chẳng voi    - lục ngôn thể nếu bỏ chữ (mà)

Ðời sanh dế duổi cũng choi choi

Ngắn cánh lên trời không đủ sức

Co tay vạch đất cũng khoe tài

Mưa tuôn gió tạt lên cao

Lửa bỏng dầu sôi nhảy đến chơi

Quân tửthương thời chớ phụ

Ðể cho bay nhảy thử coi.

Tú Quì

 

Đây đúng là một bài thơ Đường Luật, vì trong mỗi câu các chữ nhì-tứ-lục đều phân minh đúng luật, hai cặp 3-4 và 5-6 đối nhau chỉnh tề, toàn bài chỉ dùng có một vần, và chỉ dùng 8 câu.

 

Còn thơ thất ngôn Cổ Phong đúng theo định nghĩa thì phải là :

 

- toàn bài có thể dùng 6, 8, 10, 12 câu            

(vậy tại sao không chọn bài mẫu khác hơn 8 câu ?)

- toàn bài có thể dùng nhiều vần

(vậy tại sao không chọn bài mẫu có hơn một vần ?)

- không cần phải đối

(vậy tại sao không chọn bài mẫu không có đối ?)

- không cần theo Niêm Luật

(vậy tại sao không chọn bài mẫu với nhì-tứ-lục chẳng phân minh ?

 

Và thắc mắc sau cùng là : tại sao không dùng một bài thơ Cổ Phong lưu truyền từ thời Tiền Đường, Sơ Đường làm mẫu mà lại dùng một bài thơ của thi nhân hiện đại Việt Nam ?

 

Như trên vừa cho thấy : bài Vịnh Dế Duỗi không mang một đặc điểm riêng nào của thơ Cổ Phong. Nhưng vẫn được đem dùng làm mẫu để có thể xếp vào loại thơ Cổ Phong những bài ĐƯỜNG THI theo dạng Niêm Luật tương tự, không tương ứng với dải số 1-8 2-3 4-5 6-7.

 

2.6 Thử tìm nguyên nhân phát sinh ra dải số KS 1-8 2-3 4-5 6-7

 

Trong số 16 dạng Niêm Luật được thi nhân đời Đường dùng để làm loại thơ Thất ngôn Bát Cú ĐƯỜNG THI, thì dải số KS 1-8 2-3 4-5 6-7 chỉ tương ứng với 2 dạng Niêm Luật có nhiều bài nhất là :

 

Dng Niêm Lut 1/16 : T Cú trên Niêm 1-4 2-3, lut Bng; T Cú dưới Niêm 1-4 2-3, lut Bng

và Dng Niêm Lut 4/16 :T Cú trên Niêm 1-4 2-3, lut Trc; T Cú dưới Niêm 1-4 2-3, lut Trc

 

Ở thời khoa cử, người ta có lý do để qui định cho các sĩ tử chỉ dùng 2 dạng Niêm Luật có rất nhiều bài này thôi.

Vì nếu áp dụng tất cả kỹ thuật nêu trên của ĐƯỜNG THI, với 16 dạng Niêm Luật trên lý thuyết, thì việc chấm thi sẽ rất phiền toái, mất nhiều thì giờ, và có khi ngoài tầm tay của một vài vị giám khảo.

 

Nếu giả thuyết trên đây là đúng thì dải số KS 1-8 2-3 4-5 6-7 được lập ra để dùng cho giới khoa trường: Các sĩ tử dùng nó để kiểm soát những bài thơ làm để dự thi. Các giám khảo dùng nó để chấm thi.

 

 

PHẦN III. CÁCH CHƠI PHÓNG KHOÁNG CỦA ĐƯỜNG THI

VỚI THI NHÂN VIỆT NAM

 

3.1 thơ của thi nhân tiền bối

 

Thi nhân tiền bối của chúng ta vẫn có những bài thơ chơi theo cách phóng khoáng của thi nhân đời Đường. Một ít bài đã nêu ở phần trên không phải do sưu tầm mà chỉ tình cờ gặp được. Xin nêu lại nơi đây với vài nhận xét.

 

VỊNH DẾ DUỖI

 

Kiến chẳng kiến, () voi chẳng voi   (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Ðời sanh dế duổi cũng choi choi

Ngắn cánh lên trời không đủ sức

Co tay vạch đất cũng khoe tài

Mưa tuôn gió tạt lên cao                            (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Lửa bỏng dầu sôi nhảy đến chơi

Quân tửthương thời chớ phụ

Ðể cho bay nhảy thử coi.

Tú Quì

bài VNH D DUI thuc dng Niêm Lut 11/16, ging bài HOÀI C TÍCH - Kỳ Nh ca Đ Ph

 

HÀ TIỆN

 

Giàu thì ba bữa khó thì hai                             (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Lần lữa cho qua tháng thiếu đầy

Nón đổingoài quần đổi ống

Dép thay da mặt túi thay quai

Dặn vợ đừng gắp mắm*                        (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Bảo con bớt gạo bỏ thêm khoai

Thế gian mặc kẻ cười tiện

Ta chẳng phiền ai chẳng lụy ai.

Nguyễn-Minh-Triết

bài HÀ TIN đưọc dùng làm mẫu cho dng Niêm Lut 2/16

* nhờ đổi luật nơi câu “Dặn vợ có cà đừng gắp mắm” mà nhạc thơ đổi điệu nghe rất đậm đà.

 

DĨ HÒA VI QUÝ

 

thế đừng tranh tiếng trượng phu (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Làm chi cho sự đôi co

Đây cậy đây khôn đây chẳng nhịn*

Ðấy rằng đấy phải đấy không thua

Duật nọ hãy còn đua đến bạng                      (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Lươn kia hầu dễ kém chi

Chữ rằng : Nhân hòa vi quý

sự thì hơn khỏi phải lo.

Nguyễn-Bỉnh-Khiêm

bài DĨ HÒA VI QUÝ đưọc dùng làm mẫu cho dạng Niêm Luật 12/16

* nhờ dùng phép Niêm 1-3 2-4 với câu “Đây cậy đây khôn đây chẳng nhịn” mà nhạc thơ nghe bốc mạnh lên.

 

CẢM CỰU TỐNG TÂN XUÂN CHI TÁC (bài I)

 

Xuân này nào phải cái xuân xưa,                    (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

sớm ư ? thời lại trưa.

Cửa động hoa còn thưa thớt bóng,

Buồng thoa oanh khéo dập dìu

Phong lưu trước mắt bình hương nguội,  (Niêm 1-3 2-4, Luật Bằng

Quang cảnh trong đời chiếc gối mơ.

Cân vàng nửa khắc xuân lửng,

Phố liễu trăm đường khách ngẩn ngơ.

Hồ Xuân Hương

Bài CM CU TNG TÂN XUÂN CHI TÁC thuc dng Niêm Lut 5/16

ging bài ĐNG VƯƠNG CÁC ca Vương Bt

 

ÐỘC TIỂU THANH KÝ

 

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư                                (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Ðộc điếu song tiền nhất chỉ thư

Chi phấn hữu thần liên tử hậu

Văn chươngmệnh lụy phần

Cổ kim hận sự thiên nan vấn                                      (Niêm 1-3 2-4, Luật Bằng

Phong vận kỳ oan ngã tự

Bất tri tam báchniên hậu

Thiên hạnhân khấp Tố Như.

Nguyễn-Du

Bài ÐC TIU THANH KÝ cũng thuc dng Niêm Lut 5/16

ging bài ĐNG VƯƠNG CÁC ca Vương Bt

 

 

Thơ dịch : ĐỌC BÀI KÝ CỦA TIỂU THANH

 

Hoang vắng Tây Hồ hoa liễu xưa

Viếng nàng bên cửa một trang thư

Chết đi để tiếc, ôi son phấn

Lụy đến tàn tro, hỡi phú thơ

Kim cổ hận kia trời khó hỏi

Tài tình oan kiếp, khác gì ta

Ba trăm năm nữa trong thiên hạ

Chẳng biết ai người khóc Tố Như ?

Thảo Nguyên

 

          Về bài Độc Tiểu Thanh Ký của cụ Nguyễn Du, xin nêu thêm một đoạn ký sự của nữ ký giả Phạm Thanh Thủy như sau :

 

            (đầu phần trích dẫn)

          Đời nhà Thanh, có xây một Nghênh quán sứ, trên đồi mai có mộ Tiểu Thanh, cạnh hồ Tây, để làm chỗ nghỉ chân cho các sứ thần Việt Nam, Ai lao, Cao miên, Thái lan đi sứ, trên đường tới Bắc kinh. Sứ đoàn thời Gia long (1802-1820) khi qua Hàng châu được tiếp dẫn sứ nhà Thanh đưa vào ở đây. Chánh sứ là Nguyễn Du tiên sinh. Trên mộ Tiểu Thanh hiện (2001) có đến 6 bia, do 6 danh sĩ viết. Thời Tố Như qua đây chỉ có một bài bia. Trên bia ghi :

          « Tiểu Thanh, trường hận ký »

          Mai Khánh Sơn, Tiến sĩ Vĩnh lạc đề.

Chắc chắn cụ Tố Như đọc bài ký này, rồi thương hoa tiếc ngọc sáng tác bài thơ Độc Tiểu Thanh ký, nghĩa là cảm hứng sau khi đọc bài ký của Mai Khánh Sơn.

        (cuối phần trích dẫn)

 

          Cụ Nguyễn Du là Chánh Sứ, đại diện cho quốc gia, có trọng trách bảo vệ vinh dự và làm rạng danh cho dân tộc, nhất cử nhất động đều luôn phải lưu tâm, nhất là trong thời gian đi sứ.

Vậy lẽ đâu cụ lại “phá cách” làm chơi một bài thơ chẳng theo Niêm Luật ?

Trái lại, bài Độc Tiểu Thanh Ký với hai phép Niêm khác nhau cho hai bài Tứ Cú, lại có thể dùng làm bằng chứng cho người Trung quốc thấy rằng người Việt chúng ta cũng am hiểu tận tường cách chơi phóng khoáng của thi nhân đời Đường.

 

Cách chơi phóng khoáng này cho phép thi nhân buông thả cho hồn thơ tự nhiên chạy theo cảm xúc : ý thơ, tứ thơ cho những ngôn từ thuận tai với phép Niêm nào, thể Luật nào, thì viết theo Niêm Luật đó.

 

3.2 thơ của thi nhân hiện đại

 

Đa số người chơi thơ Đường Luật hiện nay đều tuân thủ chặt chẻ phép Niêm theo dải số KS 1-8 2-3 4-5 6-7. Nhưng lắm lúc thi hứng và thi tứ tự nhiên đưa họ lọt vào một cách chơi hoàn toàn đúng theo nguyên tắc chơi của thi nhân đời Đường. Có vài thi nhân khi tự thấy, hoặc được các bạn trung thành với dải số KS nhắc lỗi, thì họ lập tức sửa ngay, mặc dầu những câu thơ ấy không có khuyết điểm nào, mà thường khi lại ‘hay hơn’ những câu được sửa lại. Số khác thì vẫn để nguyên bài thơ làm ra theo cảm hứng.

 

            Sau đây là thơ của thi nhân hiện đại trúng vào 16 dạng Niêm Luật, kẻ vô tình người cố ý, ở mỗi dạng chỉ nêu 1 bài làm mẫu :

 

 

Dạng Niêm Luật 1/16) : 1-4 2-3 Bằng + 1-4 2-3 Bằng

Đây là dạng thứ nhất trong 2 dạng thông dụng có nhiều bài nhất, và thuộc cách chơi của dải số.

 

MƠ TIÊN

 

Mới lưng lưng cốc đã châm đầy                  (Niêm 1-4 2-3, Bằng

Lại trách người sao khéo giả say

Rượu nhũn chân trần đi khó bước

Men nồng bến tục đến chưa hay

Nhá nhem đèn tối mờ con mắt                   (Niêm 1-4 2-3, Bằng

Chập choạng ai gần níu một tay

Quả tiếng Ðào Nguyên tuôn róc rách

Ta làm Từ Thức một đêm nay.

VNN (Nouméa 17/12/00)

 

Dạng Niêm Luật 2/16) : 1-4 2-3 Bằng + 1-4 2-3 Trắc

CHAY ĐỔI MẶN

Chay ăn không chán sức sung ra               (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng
Mặn nếm vài lần sẽ thích
Chay đậu tương phùng mời đến dự
Mặn cơm hợp tác bắt làm ra
Chay chánchùa qua đớp "phở"               (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc
Mặn ra phố muốn tìm "quà"
Mặn chê tôm nghe càng ớn
Chay liếm xương cầy chỉ ta.
Đoạn Trường

 

Dạng Niêm Luật 3/16) : 1-4 2-3 Trắc + 1-4 2-3 Bằng

CHO TRỌN CUỘC TÌNH
 
Đông lạnh phòng không buồn lẻ bạn         
(Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc
Đêm dài trằn trọc đếm từng canh
Mưa rơi thổn thức rơi không dứt
Gió thổi lạnh căm thổi quẩn quanh
Thu về dỗ nhẹ cơn ảo                            (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng
Hạ đến ru êm giấc mộng lành
Duyên kiếp đời này duyên kiếp nữa
Tình em giữ trọn trong tim anh
Huyền Minh Sep.28/09

 

Dạng Niêm Luật 4/16) : 1-4 2-3 Trắc + 1-4 2-3 Trắc

Đây là dạng thứ hai trong 2 dạng thông dụng có nhiều bài nhất, và thuộc cách chơi của dải số.

 

NHẤT ĐỜI

 

Ai đã đem ta ném giữa đời                          (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Giang-hồthượng mặc rong chơi

Bến-Tre Bến-Nghé len từng ngách

Bờ Á Bờ Âu quậy khắp nơi

Mỗi mỗi nghề vui lại đến                          (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Một mình một chiếu ngự rồi lui

Trời cho ngày tháng Xuân cho tuổi

Tao ngộ nàng thơ nhất cõi người !

Châu-Anh Ðỗ-Ðơn-Chiếu (VT 20/7/2000)

 

 

Dạng Niêm Luật 5/16) : 1-4 2-3 Bằng + 1-3 2-4 Bằng

GHẸO BẠN

Bạn hiền cứ nói đến đây vui                      
(Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng
Thấy rượu sợ say lại trốn chui
Chỉ mấy ly quèn đưa đẩy tới
Vài ba xị nhạt thoái de lùi
Mời ăn lại chối không cầm đũa                   (Niêm 1-3 2-4, Luật Bằng
Đã nhậusao hổng thấy mùi
*
Cao đô bởi ngạinhà hứ
*Chỉ dám ngồi đong nước ngọt thôi.

Đồng Lão

được một ông bạn nhắc nên tác giả sửa 2 câu chót lại là :

*Chắc ngại về nhà nghe vợ hứ

*Đành xơi nước ngọt một mình thôi.

- 2 câu sửa lại kém súc tích hơn 2 câu gốc

 

Dạng Niêm Luật 6/16) : 1-4 2-3 Bằng + 1-3 2-4 Trắc

BÀI THƠ AI TẶNG...

 

Bài thơ ai tặng chẳng riêng chung             (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Đậm nét từ ngoài đến nội dung

Ý đẹp với tiêu đề mở cuộc
Lời hay trong kết luận sau cùng

Đối chỉnh cung đàn reo thánh thót  (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Vần trơn tâm sự trải mông lung
Cả một trời xuân theo nét bút

Gieo muôn hương ngát của nghìn trùng.
LCR 29/01/08

 

Dạng Niêm Luật 7/16) : 1-4 2-3 Trắc + 1-3 2-4 Bằng

DUYÊN NỢ


Mắc nợ tình thơ với bạn hiền                      (Niêm 1-4 2-3 Trắc
Cũng tạo hóa khéo se duyên !
Từng câu từng chữ hồn vương đọng
Mỗi ý mỗi vần dạ khắc tên !
Non xanh suối biếc cùng vui dạo               (Niêm 1-3 2-4 Bằng
Biển ngọc mây hồng thỏa chí riêng
Từ đây chung lối đường muôn dặm
Kết nối niềm say vạn bạn vàng !
Sao Mai

 

Dạng Niêm Luật 8/16) : 1-4 2-3 Trắc + 1-3 2-4 Trắc

SẼ ÊM RƠ

 

Đâu đã còn đâu tuổi mộng                  (Niêm 1-4 2-3 Luật Trắc
Giận nhau trong mộng thuở ngây khờ
Tranh ăn tranh nói lời gay gắt
Hay dỗi hay hờn chuyện phất phơ
Bữa trước vui mồm khen gái đẹp               (Niêm 1-3 2-4 Luật Trắc
Chiều nay buồn bụng chẳng ai chờ
Mở miệng mắc quai đành miệng
Đừng khen ai đẹp sẽ êm rơ.

LCR 12/03/09

 

Dạng Niêm Luật 9/16) : 1-3 2-4 Bằng + 1-4 2-3 Bằng

VU LAN BUỒN NHỚ

Thu nào yên giấc mẹ xa chơi            (Niêm 1-3 2-4, Luật Bằng
Ba chục năm buồn nhớ chẳng nguôi
Thương con mỏi mắt tìm quanh quất
Nhớ trẻ xa quê khóc sụt sùi
Ai theo non nước ngày binh lửa                 (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng
Ta chọn sông hồ chuyến ngược xuôi
Mỗi bận Vu Lan buồn héo hắt
Ngây nhìn ảnh mẹ nhớ từng hồi.
VNN 10/05/07

 

Dạng Niêm Luật 10/16) : 1-3 2-4 Bằng + 1-4 2-3 Trắc

CHẤP NHẬN THÔI

 

Câu thơ trào phúng chĩ mua vui.               (Niêm 1-3 2-4 Luật Bằng

Xướng họa cùng nhau tặng nụ cười…

Hả! Ha! vài tiếng trêu ai giận

Hi! vần thơ chọc bạn chơi.

Đừng giận, đừng buồn thơ tiếu ý.             (Niêm 1-4 2-3 Luật Trắc

Chung mâm, chung tiệc nắm tay ngồi.

Tinh thần sảng khoáithanh nhẹ...

Huynh nghĩ như vầy chấp nhận thôi.

Thảo My 22/02/08

         

Dạng Niêm Luật 11/16) : 1-3 2-4 Trắc + 1-4 2-3 Bằng

HỒN THƠ

*
Gió thoảng trùng dương sóng gọi bờ (Niêm 1-3 2-4 Luật Trắc
*Trăng vàng chếch bóng dậy hồn thơ

Nước chảy trên sông làn nước đục
Mây che đỉnh núi áng mây mờ
Nhà tranh xiêu vẹo bên triền núi                         (Niêm 1-4 2-3 Luật Bằng
Vách đất cong queo cạnh suối
Gác vắng đêm dài trông nguyệt lặng
Tình quên thệ ước để duyên chờ.
Vancali 6.2.09

Sau đó tác giả tự thấy và tự cho là sai nên nhắn yêu cầu các bạn sửa lại 2 câu đầu là :

*Trùng dương gió thoảng sóng bờ

*Chếch bóng trăng vàng dậy túi thơ

- “dậy túi thơ” thì nghe chẳng hay bằng “dậy hồn thơ”

 

 

Dạng Niêm Luật 12/16) : 1-3 2-4 Trắc + 1-4 2-3 Trắc

KHỔ THÂN THẦY ĐỒ

Này mực, này nghiên mệt thí mồ                  
(Niêm 1-3 2-4 Luật Trắc
Lại thêm trét giấy với pha hồ
Tướng cứ gầy tong mồm cứ
Áo thì ướt nhẹp túi thì khô
Dưới phố xăn quần đon đả khách           (Niêm 1-4 2-3 Luật Trắc
Bên đường trải chiếu chực chờ sô*
Chợt nghetiếng còi -lic
Vội chạy lăng quăng dọn hết đồ.
Tú Lòng...thòng
* show

 

Dạng Niêm Luật 13/16) : 1-3 2-4 Bằng + 1-3 2-4 Bằng

NGỌT NHƯ THƠ ĐƯỜNG


Thơ Đường đối đáp trông hay hay    (Niêm 1-3 2-4 Luật Bằng

Trong trẻo ngọt ngào chút đắng cay

Nhà thơ tơi đất cho hạt giống

Đợi đến xuân về được mía cây

Tám câu ngắn ngủi hồn sâu lắng               (Niêm 1-3 2-4 Luật Bằng

Lộ tả chân dung độc đáo thay

Như mây yêu gió trên đầu núi

Chìm đắm thơ Đường tim ngất ngây

Bạch Vân Nam 2007

 

Dạng Niêm Luật 14/16) : 1-3 2-4 Bằng + 1-3 2-4 Trắc       

VUI XUÂN CON TRÂU

 

Không chờ chẳng đợi cũng nhanh qua       (Niêm 1-3 2-4, Luật Bằng
Tiễn chuột mừng trâu đến viếng nhà
Vui Xuânhoạ vài câu đối
Đón Tết nhâm nhi mấy chén trà
Xúc cảnh lời vàng bay bỗng mãi                (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc
Tri tình bút ngọc toả lan xa
Nắn nót bài thơ xin chúc Bác
Thi ca đám trẻ chạy theo già. 

Sương Anh

 

Dạng Niêm Luật 15/16) : 1-3 2-4 Trắc + 1-3 2-4 Bằng       

BÁC LÁ YÊU DẤU !

 

Bác  vui đùa bạn hữu đông                      (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Ông đi vắng lặng hỏi buồn không ?

Chỉ lối ngay đường thường đụng chạm

Lời ngay nẻo phải khó tương đồng

Tình ơi kính Lão đời thanh thản                  (Niêm 1-3 2-4, Luật Bằng

Bạn hởi thương người nước đục trong

Chờ Rơilại đừng xa nhé

Bé tịt hồn thơ muối xát lòng. 

Vancali 9.23.08

         

 

Dạng Niêm Luật 16/16) : 1-3 2-4 Trắc + 1-3 2-4 Trắc

CƠM PHỞ

 

Cơm phở đều từ lúa gạo ra                    (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Phở cơm no bụng sống thôi

Phở mảnh mai xinh thèm bế ẳm

Cơm tròn ục ịch muốn ra

Cơm nuốt hằng ngày lâu cũng chán       (Niêm 1-3 2-4, Luật Trắc

Phở ăn thỉnh thoảng giống như quà

Cơm phở suy cùng đều gạo

Đổi thay cũng đúng phải hong ??? ta !

Nguyệt Ánh

 

            Bài mẫu của 16 dạng Niêm Luật cho thấy dạng nào cũng cho được âm điệu hài hòa cho bài Thất Ngôn Bát Cú Đường Thi.

 

3.3 Sự qui định ra ĐƯỜNG LUẬT

 

Về sự qui định ra Ðường Luật Quách-Tấn có nhận xét như sau :

 

“Ðường Luật không phải do một cá nhân hay một nhóm thi nhân cao hứng đặt ra theo sở kiến, sở thích của mình, mà chính là sự đúc kết những kinh nghiệm kỹ thuật lâu đời đã thành công, và điển chế những thành công ấy làm khuôn phép chung cho làng Thơ.

(trích Thi Pháp Thơ Ðường của Quách-Tấn, trang 38)

 

Sự Giải Mã ĐƯỜNG THI trình bày trên đây đã cho thấy đầy đủ phần kỹ thuật lâu đời đã thành công của thi nhân đời Đường.

Và nay không còn là thời kỳ khoa cử. Nên mọi người có thể tự do lấy những thành công ấy làm khuôn phép để làm thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật. Đó là cách chơi phóng khoáng của các thi nhân danh tiếng đời Đường, làm thơ Thất Ngôn Luật với 16 dạng Niêm Luật khác nhau.

16 dạng Niêm Luật đã nêu không phải là do ai đặt ra mà chỉ là cái kết quả tự nhiên của toán học trên cách chơi đã chọn của thi nhân đời Đường là dùng 2 bài Tứ Cú tự do theo Niêm riêng và theo Luật riêng.

Với sự lựa chọn này, khi làm thơ thi nhân khỏi phải nhắm vào một dạng thơ nào, mà chỉ cần tìm ý tứ để viết 8 câu thơ đúng theo bố cục (Mở Phá, Trạng, Luận, Thúc Kết). Tức là viết thành 4 cặp 1-2 3-4 5-6 7-8. Hứng thơ tứ thơ đưa đến những ngôn từ nào thì chọn ba chữ nhì-tứ-lục thích nghi với những ngôn từ ấy để có 1 câu đúng theo Luật Trắc một câu đúng theo Luật Bằng cho mỗi cặp, bất cứ là Luật nào cho câu trên Luật nào cho câu dưới cũng đều tốt cả. Dĩ nhiên phần đối ngẩu và gieo vần phải đúng theo khuôn phép của loại thơ “Thất Ngôn Luật”. Và khi viết xong 8 câu như thế thì bài thơ Thất Ngôn Bát Cú sẽ đương nhiên trúng vào 1 trong 16 dạng Niêm Luật khả hữu mà cách chơi cho phép, gồm luôn cả 2 dạng Niêm Luật tương ứng với dải số.

 

Chơi theo cách quy định bởi dải số, thì chỉ là dùng 2 dạng Niêm Luật thông dụng nhất trong số 16 cách chơi của Đường Thi. Sự giới hạn này đôi khi cũng gây khó khăn cho thi nhân và bài thơ có thể kém hay.

Xin nêu lại bài HÀ TIỆN làm ví dụ :

 

HÀ TIỆN

 

Giàu thì ba bữa khó thì hai                             (Niêm 1-4 2-3, Luật Bằng

Lần lữa cho qua tháng thiếu đầy

Nón đổingoài quần đổi ống

Dép thay da mặt túi thay quai

Dặn vợ đừng gắp mắm*                        (Niêm 1-4 2-3, Luật Trắc

Bảo con bớt gạo bỏ thêm khoai

Thế gian mặc kẻ cười tiện

Ta chẳng phiền ai chẳng lụy ai.

Nguyễn-Minh-Triết

Nếu muốn làm đúng theo dải số thì phải đổi ngược Luật của 4 câu thơ chót : Trắc thành Bằng, Bằng Trắc. Với những tứ thơ đã đến như thế thì hầu như thi nhân không có cách thực hiện, hoặc chỉ thực hiện được trong sự gượng ép khiến lời lẽ không còn hồn nhiên thoải mái như trên.

 

Nhưng nói chung cách chơi nào cũng đều có thể cho ra được những bài thơ hay cho làng thưởng thức vì như đã nói cách chơi theo dải số chỉ là 2 trong số 16 cách khả hữu của phép chơi chung.

 
PHẦN IV. KẾT LUẬN

 

Nay không còn là thời kỳ khoa cử.

Nhưng người làm thơ lắm khi thích tìm cái khó để trổ tài. Làm thơ theo dải số 1-8 2-3 4-5 6-7 cũng là thêm một chút khó. Với cái khó đó mà cống hiến được cho làng thơ những bài thơ hay là điều đáng ca ngợi, chẳng ai mong muốn gì hơn.

Nhưng việc gọi những bài TNBC Đường Thi danh tiếng của Lý Bạch, Đỗ Phủ … Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, là thơ phá cách, thơ thất Niêm hay thơ Cổ Phong, chỉ vì chúng nằm ngoài dải số, thì bài Giải Mã này đã trả lời. Xin mọi người lấy công tâm mà kết luận.

 

-----o-----

 

LỜI CUỐI SÁCH

 

Phần kỹ thuật của thi nhân đời Đường đã được mỗ xẻ, phân tách và đúc kết như trên, cho thấy cách chơi của họ rộng rãi phóng khoáng hơn cách chơi quy định bởi dải số của thời khoa cử.

Mọi người chúng ta hoàn toàn tự do để chọn lựa cách chơi : theo thi nhân đời Đường hay theo dải số của giới khoa cử cũng đều tốt cả. Vì cách nào cũng cho được những bài thơ hay cho làng thưởng thức.

Nhưng nên trả lại César những gì của César:

1/ Trả lại cho những bài ĐƯỜNG THI danh tiếng cái địa vị tôn quý của chúng trong ĐƯỜNG THI. Đó là những bài TNBC ĐƯỜNG THI chính thống, không phải là thơ thất Niêm vì “phá cách”, lại càng không phải là thơ Cổ Phong.

2/ Thơ TNBC Đường Luật là thơ làm rập khuôn theo loại thơ “Thất Ngôn Luật” của thi nhân tiền bối đời Đường. Mà loại thơ này có tổng hợp 16 dạng Niêm Luật như đã trình bày. Làm theo dải số thì chỉ là trúng vào 2 dạng Niêm Luật “có nhiều bài nhất”, chứ không phải là “duy nhất”.

Thơ nằm trong 14 dạng Niêm Luật còn lại kia vẫn là thơ TNBC Đường Luật, nên chúng có quyền có mặt trong mọi trang thơ Đường Luật, thay vì bị gạt ra ngoài như hiện tại.

Sự sửa lại hay vứt bỏ vào sọt rác những bài thơ ấy khiến cho kho thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật bị thiếu mất đi những cách chơi đa dạng của thi nhân đời Đường.

 

Xin mượn 4 câu thơ của Xuân Diệu để dứt lời :

 

Thôi thì đó, nói cùng nhau cho thỏa,

Ai có thương thì tôi cũng cảm ơn,

Ai có ghét, tôi cũng cười khuây khỏa,

Lỗi vì tôi, tôi đâu dám giận hờn. - Xuân Diệu

 

Võ Nhựt Ngộ

98/190 Tán Kế, Phường 3 tp Bến Tre, tỉnh Bến Tre

Email : vonhutngo@yahoo.fr

-----o-----

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

ĐƯỜNG THI CẢM DỊCH của Đinh Vũ Ngọc, nhà xuất bản ĐÀ NẴNG

ĐƯỜNG THI TRÍCH DỊCH của Đỗ Bằng Đoàn và Bùi Khánh Đản, nhà xuất bản VĂN HỌC

ĐƯỜNG THI TUYỂN DỊCH của Lê Nguyễn Lưu, nhà xuất bản Thuận Hóa

THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG ca Quách Tn, nhà xut bn Tr TP H CHÍ MINH

ĐỌC VÀ DỊCH THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU của Thảo Nguyên, nhà xuất bản Hội Nhà Văn

Website : http://www.vnthuquan.net

 

*******************

 

MỤC LỤC

1        Lời Phi Lộ

Lời nói đầu

2        PHẦN I. Giải Mã và chứng minh

1.1 mẫu thơ Thất Ngôn Tứ Cú

LƯƠNG CHÂU TỪ

CỬU NGUYỆT CỬU NHẬT ỨC SƠN TRUNG HUYNH ÐỆ

3        HOÀNH GIANG TỪ kỳ nhị

TÍCH TRUNG TÁC

1.2 Lược dẫn sự Giải Mã

4        1.3 Những bài thơ minh chứng sự Giải Mã

          Tiêu biểu cho 4 cách Niêm       

XUÂN TỊCH LỮ HOÀI

5        HỌA GIẢ CHI XÁ NHÂN “TẢO TRIỀU ĐẠI MINH CUNG” CHI TÁC

THÀNH TÂY PHA PHIẾM CHU

6        CHƯỚC TỬU DỮ BÙI ĐỊCH

          Tiêu biểu cho 4 thể Luật 

ĐỒNG BÁCH QUÁN

7        PHỎNG LÃ DẬT NHÂN BẤT NGỘ

          T CNG LC CHU HÀNH NHP HOÀNG HÀ TC S, KÝ PH HUYN LIÊU HU

8        KHÚC GIANG ĐỐI TỬU

          1.4 Pha trộn hai phần Niêm Luật

9        1.4.1 Bảng kê 16 dạng Niêm Luật với những bài TNBC ĐƯỜNG THI tiêu biểu :

          BẦN NỮ

10      HÀ TIỆN

          DẠ BIỆT VI TƯ SĨ

TÂY DỊCH TỈNH TỨC SỰ

11      TÚC ĐÀO LỆNH ẨN CƯ

VĂN LÂN GIA LÝ TRANH

12      BÁN NHẬT THÔN

          KINH NAM ÐẠO HOÀI CỔ

13      LOẠN TRUNG ỨC CHƯ HUYNH ĐỆ

          ÐẰNG VƯƠNG CÁC

14        BÀI THƠ AI TẶNG...

          ĐĂNG TÙNG GIANG DỊCH LÂU BẮC VỌNG CỐ VIÊN

15      TẢO TRIỀU ĐẠI MINH CUNG

          HỌA GIẢ CHI XÁ NHÂN “TẢO TRIỀU ĐẠI MINH CUNG” CHI TÁC

16        QUÁ THỪA NHƯ THIỀN SƯ, TÚC CƯ SĨ TUNG KHÂU LAN NHÃ

KH GIA CHÂU, QUÁ THÀNH C HUYN, TM VĨNH AN SIÊU THIN SƯ PHÒNG

17        KÝ THÔI THỊ NGỰ

ĐĂNG KIM LĂNG PHƯỢNG HOÀNG ĐÀI      

18      THÀNH TÂY PHA PHIẾM CHU

          HÀNH DƯƠNG DỮ MỘNG ĐẮC PHÂN LỘ, TẶNG BIỆT

19      HOÀI CỔ TÍCH - KỲ NHỊ

            TẶNG KHUYẾT HẠ BÙI XÁ NHÂN

20           T CNG LC CHU HÀNH NHP HOÀNG HÀ TC S, KÝ PH HUYN LIÊU HU

            TỐNG TIỀN VỆ HUYỆN - LÝ THẨM THIẾU PHỦ  

21      TÍCH VŨ VÕNG XUYÊN TRANG TÁC

          DĨ HÒA VI QUÝ

          S QUÂN TCH D TNG NGHIÊM HÀ NAM PHÓ TRƯỜNG THY, ĐC “THÌ” T

22      PHỎNG LÃ DẬT NHÂN BẤT NGỘ

LONG TRÌ       

23      BÁC LÁ YÊU DẤU !

          ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ

24        CHƯỚC TỬU DỮ BÙI ĐỊCH     

 

1.5 Các chi tiết khác của bài Tứ Cú

          a/ Về số Vần

          b/ Về vần Trắc hay vần Bằng

25      ĐÀN XƯA NHỊP MỚI

          1.6 Một bài thơ “PHÁ CÁCH”

          VÕNG XUYÊN BIỆT NGHIỆP

            1.7 Một bài thơ áp dụng sự phóng khoáng tột cùng

26        ÐẰNG VƯƠNG CÁC

          PHẦN II. DẢI SỐ Kiểm Soát 1-8 2-3 4-5 6-7

            2.1 Dải số không chấp nhận phép Niêm 1-3 2-4 của thơ Tứ Cú

            2.2 Dải số không chấp nhận 2 bài Tứ Cú trên/dưới có Luật khác nhau

          2.3 Di s vô tình chp nhn nhng bài thơ “d t” ca người mi hc

27      TÌNH NGHĨA 2

          GHÉ THĂM VÀ HỌC HỎI

          LẠI CÙNG BAY

          2.4 Lý do thực sự khiến có những bài TNBC ĐƯỜNG THI nằm ngoài dải số

28      2.5 Hai cách giải thích hoàn toàn thiếu căn bản hợp lý

          2.5.1 Giải thích với câu “Đại gia văn chương bất câu Niêm Luật”

          2.5.2 Gii thích rng nhng bài thơ nm ngoài di s KS đó là thơ C Phong

          VỊNH DẾ DUỖI

29      2.6 Thử tìm nguyên nhân phát sinh ra dải số KS 1-8 2-3 4-5 6-7

          PHẦN III. CÁCH CHƠI PHÓNG KHOÁNG CỦA ĐƯỜNG THI VỚI THI NHÂN VIỆT NAM

          3.1 thơ của thi nhân tiền bối

          VỊNH DẾ DUỖI

30        HÀ TIỆN

            DĨ HÒA VI QUÝ

            CẢM CỰU TỐNG TÂN XUÂN CHI TÁC (bài I)

            ÐỘC TIỂU THANH KÝ

31        3.2 thơ của thi nhân hiện đại

32        MƠ TIÊN

            CHAY ĐỔI MẶN

            CHO TRỌN CUỘC TÌNH

            NHẤT ĐỜI

33      GHẸO BẠN

BÀI THƠ AI TẶNG...

            DUYÊN NỢ

          SẼ ÊM RƠ

34        VU LAN BUỒN NHỚ

            CHẤP NHẬN THÔI

          HỒN THƠ

35      KHỔ THÂN THẦY ĐỒ

          NGỌT NHƯ THƠ ĐƯỜNG

          VUI XUÂN CON TRÂU

          BÁC LÁ YÊU DẤU !

36      CƠM PHỞ

          3.3 Sự qui định ra ĐƯỜNG LUẬT

37      PHẦN IV. KẾT LUẬN

          LỜI CUỐI SÁCH

          TÀI LIỆU THAM KHẢO

           

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.