Apr 26, 2024

Biên khảo

(1) Học ghép Tiểu quỳnh, Nhật quỳnh
Webmaster * đăng lúc 11:58:07 PM, Mar 27, 2015 * Số lần xem: 18311
Hình ảnh
#1
Sưu tầm các bài post về cách thức ghép Tiểu quỳnh,  Nhật quỳnh, 
Mini quỳnh (Quỳnh sen... chưa biết tên gọi nào đúng) từ nhiều nguồn
 
 cũng lâu mà chưa có dịp thực hành. 
 cứ nhìn hai hình này hoài
 
ghi lại bài dạy từ nguồn này 

  http://agriviet.com/nd/722-cay-hoa-tuong-lien-%28thanh-long%29/

 
* thanh long vừa chặt xong cần phải để khô vết thương hay tốt nhất là để vết thương lên sẹo rồi mới trồng

 
Cách ghép:

 
ghép vào mùa hè,

 
- dùng mũi dao nhọn, sắc chích vào sâu đến phần gỗ của thân thanh long...

 
- gọt tiểu quỳnh/ càng cua để bỏ bớt phần vỏ ở chân cành...

 
- cắm sâu cành cây càng cua vào thân thanh long rồi trát đất sét ở ngoài cho nước không thấm vào được ít ngày sau sẽ liền.

 
Muốn cây càng cua vừa ghép chóng phát triển và cho hoa nhiều thì cắt bỏ phần thân mềm ở gần gốc thanh long chỉ để lại phần gỗ ở giữa một đoạn (Tất cả thức ăn do  thanh long quang hợp được sẽ dồn vào nuôi cây càng cua),  chừa để lại một ít nơi gốc (phần thân xanh phía dưới vẫn tự quang hợp nuôi rễ được)

 **nếu cắt sát đất thanh long sẽ chết, hoặc đâm chồi mới.
 
Sau bao ngày ao ước, hôm nay Ngày mới Thực hành đầu tay bài học "ghép Xương Rồng Càng Cua vào gốc Thanh long"
 

1/ chuẩn bị gốc ghép

- >dùng đoạn thanh long khoảng 30cm
( thử  lựa nhánh của mùa trước, vì thấy nhánh của mùa này  còn non quá nên sợ không tốt, sẽ thử giâm 2 loại để so sánh)

- >>cắt bỏ phần mềm chỉ chừa lỏi
- >>> để chỗ mát cho khô vết cắt
 (thử để 1 nhánh chỗ mát một ngày

...rồi đem để khơi khơi trên đất chỗ nắng 1tuần, nắng quá làm cháy một đốm làm xấu đoạn thanh long,  thấy vậy đem dựng hờ  (không cắm vô đất) trên mặt chậu rau ngò om 1 tuần, thì thấy  rể mọc dài châm xuống đất)

- đem trồng vô chậu đất ẩm (potting mix + cát xây nhà + vỏ thông cũ) > đặt trong bao nilong buộc kín lại, hoặc không ủ trong bao nilong >> để chỗ mát chờ ra rể

 
 2/ ghép
> cắm cây tăm vào tận lõi (phần gổ) của thân thanh long để xác định độ sâu mà cắt bỏ phần mềm của cành Càng Cua muốn ghép (chỉ chừa lỏi) cho bằng cở như vậy ( thử làm khác bài học ... nghi quá... chờ)


gốc ghép này là gốc trồng 2 năm ở dưới đất cằn cổi và không chăm sóc nên xấu hoắc bị anh xã nhổ bỏ,
 vợ tiếc đem trồng lấy gốc ghép Tiểu quỳnh ... nên gốc sần sùi tệ
ghi nhận:
 cắt cành Càng Cua như hình bên trái thì thấy dường như không thích hợp bằng cắt ngang như hình bên phải
và cắm tăm như trong hình bên trái thì nhánh Càng cua cắm vào dễ bị tuột 
(xem hình nhìn gần sẽ thấy rõ hơn)


 >> cắm lỏi cành càng cua vào chỗ cắm tăm

 
nhìn gần
do cắm tăm ngang nên nhánh Càng cua dễ bị tuột khỏi gốc Thanh long... phải buộc để giử cành ghép sát vào gốc ghép
 lần sau thử cắm tăm xiên   

>>> cắt bỏ ngọn thanh long non vừa mọc và đặt vô bao nilong  >>> cột kín >>> đem để chỗ mát

Dường như hơi bị tham lam, cắm quá nhiều cành Càng Cua và  cành Càng cua thì dài quá
hì...hì...... bây giờ thì đã muộn cho sự thay đổi....

....đành chờ thử xem thanh long có đủ sức tải hay không... và nhánh quỳnh có đủ hơi để bám vô gốc thanh long... hì hì... không theo thầy, đố mầy làm nên...
 sẽ tiếp tục thực hành bài dạy ghép tiểu quỳnh theo cách khác, lần này chắc phải theo đúng lời thầy dạy cho chắc ăn... hì... hì..

 

(2) Học ghép hoa Quỳnh

 
Từ những hướng dẫn đã xem từ nhiều nguồn được thu gom ở đây

 nhưng chỉ mới thực hành ghép Tiểu quỳnh/ quỳnh Càng cua/ .. vào thân Thanh long

Bài bản đã thực hành ngày 7/2/11
 
1/ chuẩn bị gốc ghép
- >dùng đoạn thanh long khoảng 30cm
- >> ngay gốc đem cắt bỏ phần mềm một đoạn chừng vài cm,  chỉ chừa lỏi 
- >>> để chỗ mát cho khô vết cắt (1-2 tuần)
- >>>> đem trồng vô chậu đất ẩm (potting mix + cát xây nhà + vỏ thông cũ) > đặt trong bao nilong buộc kín lại, hoặc không ủ trong bao nilong >> để chỗ mát chờ ra rể (cành già thì dường như nhanh ra rể hơn cành non)
2/ ghép
> cắm cây tăm vào tận lõi (phần gổ) của thân thanh long
 để xác định độ sâu mà cắt bỏ phần mềm của cành Càng Cua muốn ghép (chỉ chừa lỏi) cho bằng cở như vậy

  
>>>>>đặt vô bao nilong  >>> cột kín >>> đem để chỗ mát
Kết quả bài thực hành lần đầu
7/2/11..ghép
 18/2/11......................................12/3/11
mở bao nilong ra...........................3 tuần sau
Ghi nhận
- có 1 nhánh nhỏ bị khô (?do nhánh ăn mót nên không đủ sức??? )
- mối ghép không sát với thân Thanh long
- rể mọc ra từ các đốt của cành quỳnh Càng cua
- mối ghép ở phần lõm của thân thanh long vẫn còn sống
 

 

 
 
Học ghép Quỳnh vào thân Thanh long lần thứ nhì

vẫn thử ghép bằng cách cắm tăm vào tận lỏi Thanh long
nhưng theo chiều xéo (hướng như dấu huyền)
- vạt cành quỳnh Càng cua/ Tiểu quỳnh với độ tương ứng với chiều sâu của rãnh vừa tạo trên thân TLong
(cắm tăm, gọt lỏi, cắm vào thanh long từng cành, không gọt lỏi một lượt rồi mới cắm)

1/ ghép Tiểu quỳnh
 
* lần đầu  nghĩ là cắm tăm ngang nên cành quỳnh dễ bị tuột khỏi gốc thanh long
>...nên phải buộc để giử cành ghép sát vào gốc ghép...
* lần 2,  đổi cách - cắm tăm xéo, lúc mới cắm thì cành ghép sát gốc ghép
một lúc sau chúng tự động trào ra giống như vầy
lấy băng keo dán để cố định nhưng vẫn thấy cành quỳnh trào ngược trở lại
sau đó mới ngộ ra 
không khí bị nén khi cắm nhánh ghép vào thân thanh long
> nhựa thanh long không có chỗ thoát nên cành ghép bị dồn ngược trở ra
2/ ghép Quỳnh sen/ Quỳnh mini
 
 

Ghi nhận sau khi ghép quỳnh càng cua và quỳnh sen
1/ tuỳ theo kích cở của lỏi để chọn cây tăm hay cây tre dùng để xiên thịt để dể cắm cành ghép
2/ chọn đốt càng cua ở đoạn thứ 3/ 4/ 5 từ ngọn trở vô thì phần lỏi không bị mềm.. dể cắm vào gốc ghép
3/ chọn chỗ mọc gai trên thân thanh long để cắm cành ghép
(dùng dao cắt bỏ gai - vết cắt nhỏ đủ để cắm đầu nhọn của tăm,
để dễ cắm tăm và tạo vết cắm đẹp) 
 
(dùng tăm châm vô phần tiếp giáp của cây tăm /tre cắm trên thân tlong...
 để khi cắm cành ghép vào thì nhựa của thanh long có chỗ thoát,
... nhánh quỳnh không bị đẩy trào ngược trở lại như hình này
(sau mấy tháng chờ đợi xem kết quả... thì thấy cách này không thành công, sẽ nói thêm ở bài khác)

4/ đo độ sâu của nơi cần ghép để vạt đoạn ghép tới tận mắt ...> mối ghép sẽ có vẻ tự nhiên hơn

5/ chọn gốc ghép phải phù hợp với cành ghép (đốt càng cua thường ngắn, nếu bản thanh long sâu dạo thì lỏi càng cua sẽ không đủ dài để chạm với lỏi thanh long)


 

(3) Học ghép hoa Quỳnh

 
Ghi lại kết quả ghép Easter Cactus/ Quỳnh Càng cua và Quỳnh Mini (?) vào Thanh long

click vào 1 hình, bạn sẽ được thấy tất cả các hình có trong bài, 
chỉ cần di chuyển con lăn ở giữa con mouse  thì các hình sẽ tuần tự hiện ra với kích cỡ lớn....
... thật thú vị khi khám phá ra tính năng mới của blog (17/9/11)..
...cám ơn Google
Đợt 1: 
- gốc thanh long 2 năm tuổi

ghép 7/2/11......................................18/2/11 mở bao 
1/4/11 các nhánh xanh đậm dần, rể mọc ra từ các 'mắt'- đoạn nối giữa 2 đốt
 

 
 25/4/11 
trổ nụ bông cùng lúc với trong chậu
 (nhánh bẻ ra để ghép đã đơm nụ đuổi kịp mấy nhánh còn trong chậu
các nhánh ghép đều có nụ.............. trong chậu thì nhánh có nhánh không

Đợt 2
Gốc thanh long mới giâm 3 tháng
 8/1/11 giâm gốc thanh long  
11/3/11 ghép Easter Cactus (chậu màu đỏ) và quỳnh mini (chậu màu xanh)

17/4/11
quỳnh mini (chậu màu xanh)  có 3 cành ghép đã nhú chồi mầm,
chồi mầm có sẳn lúc ghép nay đã 2cm. 
Easter Cactus thì khô 2 nhánh + 1 nhánh chắc cũng sẽ rụng

26/4/11
Mấy nhánh Easter Cactus còn lại vẫn chưa xanh.
Quỳnh Mini có vẻ xanh thêm&mập mạp hơn và có 3 nhánh đã ra chồi mầm.
 

 7/2/11 giâm gốc thanh long  
19/3/11 ghép nhánh quỳnh càng cua "chôm chỉa"  
26/4/11 một cành đã có nụ bông nhưng tất cả đều móp xọp chưa có vẻ gì là mập mạnh.

Ghi nhận
GỐC THANH LONG
- gốc thanh long trồng hơn một năm thì mạnh mẽ > cành quỳnh ghép vô mau xanh tốt và có bông ngay trong mùa quỳnh trổ bông *
- gốc thanh long mới trồng vài tháng thì còn yếu > cành quỳnh ghép vào chậm tươi tốt.
CÀNH QUỲNH ĐỂ GHÉP
-chọn nhánh già nhưng chỉ cắt lấy đoạn ghép khoảng 4 -5 đốt thì sẽ có nụ bông vào tháng 4, mùa bông quỳnh Easter Cactus/ Thanksgiving Cactus
- cắt đoạn để ghép chỉ một đốt thì có cành bị chết...
 (?? cành ghép chỉ có1 đốt/lóng + gốc mới chưa đủ sức nên có cành bị khô, đợt 1 cũng bị khô 2 chỗ dùng 1 đốt/lóng ...
..thấy kết quả đợt 2 có mấy nhánh ghép dùng chỉ 1 đốt/ lóng  bị khô nên ghi đại vô, mai mốt kiểm lại sẽ điều chỉnh sau)
THỜI ĐIỂM GHÉP
- Cho Easter Cactus: Mùa Hè (tháng 1, 2) > có nụ vào tháng 4 mùa hoa Easter cactus trổ bông 
(Christmas Cactus - lá có rảnh bìa tròn, tua nhuỵ tím, bầu phấn có gân - trổ bông khoảng Noel- hai loại này khác nhau ).
- Cho Christmas Cactus: chưa thử vì chưa có trồng, và cho tới hôm nay nhờ đọc được tài liệu trên Net thì mới biết là có 2 loại quỳnh càng cua.... 
- Cho Quỳnh Mini: sẽ bổ túc sau, hiện giờ thì cành ghép ra chồi mầm cùng lúc với cây trồng trong chậu, chờ tháng 10 hoa này đơm nụ thì mới biết...mà ghi nhận... và chắc mỗi năm sẽ mỗi ngộ ra điều mới... biết đâu chừng những ghi nhận cũ sẽ có điểm trật lất...hì..hì..mới tập tành thì hiểu biết còn hạn chế lắm.
VỊ TRÍ 
* phải để chậu ở nơi nhận sáng 50% và ban đêm không có ánh đèn dọi vào thì xác xuất có bông sẽ cao.


 



(4) Học GHÉP hoa QUỲNH

 
Khoe kết quả học ghép hoa quỳnh
HỌC GHÉP ĐỢT 2: ghép bằng cành bị khô héo
nhà kia có mấy chậu càng cua cành lá khô vì thiếu nước >>chôm vài cành về ghép
ghép tạm trên gốc thanh long  bị hỏng nhưng thẹo đã khô. (*)
11-3-11
bọc ni long kín sau khi ghép
19-3-11
* độ ẩm trong bao ni long đã làm cho thân thanh long tiếp tục bị nhủng  ở vết thương đã khô lúc trước
4-4-11 
 

các nhánh khô lúc mới bẻ trộm, vẫn đem ghép cùng với 2 nhánh không bị héo do thiếu nước,
 đến 25-4-11 chúng có vẻ bớt khô chút xíu, có nhánh ra nụ bông
.. nhưng nụ bông rất chậm lớn, khi bông ở các chậu đã nở thì chúng cũng chỉ nhỉnh hơn tí xíu và rụng.
25-4-11
đến 4-10-11 thì chỉ còn có 2 nhánh tươi là sống mạnh trên thân ghép, mấy nhánh thiếu nước chết queo.   

.. chỗ vết thương bị khô trên thân thanh long có vẻ có vấn đề ,
từ quanh vết khô cũ đã có vệt vàng vàng loang ngày càng rộng trên phần mềm...
có dấu như bị mốc trắng xám.
Các nhánh màu vàng vàng dây nhợ cột lung tung là mới ghép thêm, lần này không có bọc ni long sau khi ghép
Vạt bỏ phần bị thúi trên thân thanh long, không trùm ni long,
 không tưới nước cho đến khi thấy vết vạt thật khô, 
sau đó tưới nước né không cho nước dính vô chỗ vừa vạt,
vết thúi có vẻ ổn.
 
23-10-11
Các nhánh ghép kì nhì đều bị rụng ở đốt tiếp xúc với thân thanh long (**)
... chỉ còn mấy cành ghép kì đầu tiên là tiếp tục lớn
Tưới seaweed thật loãng mỗi 2 tuần (tưới nước trước, sau 15 phút mới tưới seaweed), 
vẫn còn để dưới mái che, nhận nắng chiều (hic... không có chọn lựa nào khác hơn)
3-1-12
các nhánh ghép kì sau đều khô, chỉ còn 2 nhánh ghép lúc đầu là tươi tốt
Hôm nay, 19-3-12
xoay vòng chậu để khoe dáng Quỳnh Càng Cua ghép trên Thanh Long
 

 
Đặt 2 chậu ghép bên nhau để so sánh
Có lẽ chọn gốc ghép cao cao và chỉ ghép phần trên chỏm thì dáng Quỳnh đẹp hơn
VÀI GHI NHẬN SAU LẦN HỌC GHÉP THỨ NHÌ
 đây chỉ là nhận xét của người mới học ghép, có lẽ sẽ có điều chỉnh nói lại, chỉnh lại.
- cần bọc nilong sau khi ghép, nhưng phải mở bao sau 2 tuần >> sẽ nói chuyện này trong bài số 6
- nhánh Quỳnh để ghép phải là nhánh mập mạnh, cành cứng cáp (cành bị khô héo thì khó thành công hơn và cành có phiến lá mỏng thì rất dể bị gảy chỗ đốt lá....còn cành lá màu vàng như trong hình là cành không đủ sức khoẻ, nó cũng khó mà rán sống bám vào thân ghép
- phải cắm cây để giử cành ghép thì các cành ghép sẽ không bị oằn xuống dể làm gãy nơi đốt tiếp xúc với thân ghép. (buộc dây không giúp được nhiều
 
-Một tháng sau khi ghép có thể tưới Seaweed mỗi 2 tuần 1 lần, liều thật loãng cho lần đầu để tránh bị xốc, tốt nhất là tưới nước trước khoảng 15 phút rồi mới tưới Seaweed 

- phải cắt bỏ các mắt trên thân thanh long để cho mầm thanh long không còn mọc ra 

 
 

(5) Học GHÉP QUỲNH Càng Cua

 
Đem hình ra để 'Ba hoa tám chuyện'
 học ghép Quỳnh Càng cua vào gốc Thanh long.
Hôm nay, Quỳnh Càng cua sống trên thân thanh long 1 năm
(ngày ghép 7/2/11, hình chụp 24/3/12)
 

 Bài này Học ghép Tiểu quỳnh, Nhật quỳnh - ghi lại lần học ghép đầu tiên 
Chỉ là thử thực hành bài học sưu tầm được ghi lại ở trang này
nên có gì dùng nấy - gốc ghép xấu ỉn, 
và tham lam ghép 2 loại Quỳnh vào cùng 1 gốc Thanh long....thử mà... hì.. hì..
CHẶNG ĐƯỜNG 1 NĂM TẦM GỬI CỦA
hoa QUỲNH SEN      ........       hoa QUỲNH CÀNG CUA
Ghép ngày 7/2/11
 
 
17/4/2011
 Quỳnh Càng Cua đã đơm nụ hoa,
cành Quỳnh Sen có vẻ dài và mơn mởn hơn

nụ hoa phát triển thật chậm, 
đến 23/5/2011 thì cũng chưa lớn bằng nụ bông trong các chậu treo.             
 
không biết tạị bưng tới bưng lui chụp hình và dời chỗ hay cành ghép bị yếu sức
 mà đến 8/6/2011, chỉ còn lại có 2 nụ bông, 
vài hôm sau bắt quả tang con sâu đang xơi 1 nụ bông 
  
chụp được hình 2 con sâu này đang loanh quanh trên lá, 
chúng cắn phá nụ bông và lá quỳnh (phần trắng trên lá  QSen là dấu sâu đục lá)
 
Đến 17/6/11, do vô ý để cái thùng xốp ngả vô làm rụng cái nụ cuối cùng 
(có càm ràm than thỉ ở đây)
23/7/2011 nhánh Quỳnh Sen nhú ra nhiều búp ở khía lá (giống như nụ bông).
Mãi đến tháng 9 nụ hoa mới nở, hoa nhỏ xíu, màu nhạt và không sáng sủa gì.. nhưng cũng dể thương.
3-9-11  .... 4-9-11
4/9/2011 mùa đầu bông nhỏ xíu, mong mau tới tháng 9 năm nay 2012 để xem mùa nhì thì Quỳnh Sen có bông ra sao
Riêng Quỳnh Càng cua thì hôm nay 24/3/12, đã có 1 nhánh ra nụ...hic... hic... tới chừng bưng ra chụp hình mới thấy, nếu biết thì sẽ không bưng bê dời chỗ, Quỳnh Càng cua rất ghét dời chỗ khi đang ra nụ bông... chờ vài tuần để biết nụ có còn hay bị rụng
3/5/12  hoa nở...vui, vui
 

 
19/3/12
SO SÁNH VÀ GHI NHẬN
chậu màu xanh được ghép ngày 7/2/11 - học ghép lần 1
chậu màu đỏ học ghép ngày 19/3/11 - thử lần 2


- về kiểu dáng:
> với nhánh thanh long thấp: cành càng cua khi mọc dài ra sẽ bị chấm sát đất > Thích hợp cho chậu treo
>>nhánh thanh long dài khoảng 5 - 6cm, ghép 3 nhánh càng cua ở trên chót ngọn thì khi nhánh Càng Cua phát triển tốt chúng sẽ xoè rũ xuống bao vòng thân thanh long >> thích hợp cho chậu để trên mặt đất
học ghép lần 2 chỉ có 2 nhánh sống sót ( khoe sức học ghép lần 2 ở đây)
... chỉ có 2 cành ghép mà trông tán lá cũng sum suê...
- về cách sắp xếp lúc ghép:
> với đoạn Thanh Long ngắn khoảng 3 - 4cm thì có lẽ nên chọn phần chóp ngọn của nhánh thanh long và ghép nhánh Quỳnh Càng cua vòng quanh trục thanh long
>>với đoạn thanh long dài dùng cho chậu đặt trên đất thì có lẽ khi giâm cành thanh long nên cắt bỏ chỏm ngọn và chỉ ghép 3 nhánh Quỳnh càng cua vào 3 khía của thanh long. 
ghép như hình này là quá nhiều.
 
LƯU Ý KHI GHÉP
 
CÀNH THANH LONG phải được giâm cho đến khi tược non mọc dài khoảng 3 - 5cm 
(khi ghép thì cắt bỏ tược non và các mắt nơi có gai
nếu chưa tiến hành ghép thì nên cắt bỏ tược vào lúc này , sau này sẹo không xấu)
* phải cắt bỏ gai ở các rảnh lá để ngăn chận việc phát triển tược thanh long.
** phải cắm cây để giữ cho nhánh Quỳnh không bị oằn dể làm rụng cành hoặc gãy cúp các đốt >cành ghép sẽ bị chết khô
*** sau khi ghép phải bao ni long trong 2 tuần và để ở mái che có chút nắng sáng chiếu vào.
 

    

(6) GHÉP QUỲNH, NHỮNG THẤT BẠI

 
 
...BÀI NÀY NÓI VỀ 2 CHUYỆN :
- Có nên ghép hoa Quỳnh Sen vào gốc thanh long???
II - Ghi nhận về những thất bại trong việc ghép Quỳnh
để '8 chuyện' tiếp nối theo 2 bài 
Click vào để xem bài   - Học GHÉP QUỲNH Càng Cua (5) có khoe chuyện ghép Quỳnh Sen
và bài   Học ghép hoa Quỳnh (2)  


 Hoa Quỳnh Sen - Orchid Cactus - Quỳnh Mini

 Hoa Quỳnh này có kiểu dáng tựa như hoa Sen, hoa nở ban ngày.
Dường như 4-5 ngày hoa mới tàn
Nếu đầy đủ nước hoặc khi hoa nở trọn vẹn thì màu hoa hồng thắm...  
Lúc hoa còn nhỏ hoặc thiếu chăm sóc thì màu hoa như hình bên phải.
Hoa nhỏ, chỉ khoảng 4-6cm. 
 
Hoa nhỏ hơn hoa Nhật Quỳnh (bông chỉ to cỡ 1/3 hoa nhật quỳnh).
nếu chăm sóc tốt hoa đơm dài theo các khía dọc theo rìa lá nhìn rất đẹp 
(mấy chậu này bị bỏ bê và chưa biết chăm sóc, vậy mà đến mùa nó vẫn trổ bông)
 Nhánh lá QuỳnhSen có vẻ mảnh mai và có khuynh hướng buông rũ.
 Vì vậy đã thử ghép thử lên Thanh long để đổi kiểu dáng.
I - CÓ NÊN GHÉP QUỲNH SEN LÊN THANH LONG ĐỂ TẠO RA KIỂU DÁNG???
Cành lá Quỳnh sen có thể dài 60-80cm vì vậy:
-CÓ LẼ ghép lên thanh long là KHÔNG CẦN THIÊT, nếu như đặt cành ghép theo kiểu này vì nó không giúp làm nổi bật dáng rũ của Quỳnh Sen, mà trái lại làm cho dáng thế có vẻ mất trật tự.
CÓ LẼ KHÔNG CẦN GHÉP
vì đoạn / lóng Quỳnh Sen dài > phải cắt cho ngắn...-->> trông đoạn ghép không bắt mắt
nói thì nói vậy nhưng có lẽ sẽ thử ghép (có lẽ sẽ ghép với cành Thanh long dài khoảng 6cm trở lên và chỉ ghép tập trung nơi chót ngọn)
Lần học ghép kì này đã chế ra kiểu dùng 2 cây xiên thịt châm chích vào thân thanh long (1 cây dùng xiên xéo để tạo rảnh cắm đốt quỳnh, cây khác châm chích ở điểm cuối của cây xiên xéo nhằm giúp cho có chỗ thoát nhựa trên thân Thanh long --->>> kiểu ghép này KHÔNG THÀNH CÔNG
II - NHỮNG THẤT BẠI VÀ BÀI HỌC TỪ SỰ THẤT BẠI
 
1. THÚI GỐC GHÉP
-DO vội trùm kín trong bao nilong không chờ khô vết châm chích: Vết châm chích chưa ráo mủ đã phải tiếp xúc với môi trường ẩm của bao nilong buộc kín --> dể làm cho thúi nơi vết châm chích

-DO bao nilong tới hơn tháng.
..  chỉ cần 2 tuần trùm kín trong bao nilong. Nếu để chậu ghép quá lâu trong bao nilong, hơi nước tồn đọng sẽ làm cho ẩm độ tăng cao dể phát sinh nấm mốc gây thúi ở mối ghép và vết châm chích/ vết trầy xướt.


Và nếu không gọt bỏ phần bị thúi trên thân Thanh Long (dù đã khô) thì gốc Thanh Long cũng vẫn bị vàng, dấu hiệu của bị nấm mốc gây thúi phần mềm.
1/4/12
2. Quỳnh Càng cua KHÔNG PHÁT TRIỂN hoặc BỊ KHÔ/CHẾT nhánh ghép
(sau 1 năm, chỉ có 2 nhánh còn sống...
với nhánh ghép chỉ có 1 đốt thì cũng ra thêm 2 đốt mới nhưng rất ngắn và có vẻ èo uột, với nhánh có 2 đốt thì có thêm nhiều đốt và có 1 nụ bông)
11/3/11     --->>>   1/4/12 
- DO dùng cành ghép quá non hoặc dùng nhánh ghép không mạnh mẽ (cành có màu kém xanh và mỏng manh), (?) không biết có phải dùng đoạn ghép chỉ có 1 đốt nên không thấy phát triển thêm đốt mới (?)
- DO không dùng nẹp để giữ cành ghép (buộc dây không giúp giữ vững cho đốt tiếp xúc với thân thanh long - do bị gọt bỏ phần mềm nên khi cắm cái lõi quỳnh vào tới tận khớp nối 2 đoạn  quỳnh đã làm cho mối giữ đốt bị giòn và rất dể gảy.
nếu dùng nẹp để giử cành ghép thì không cần châm chích ở thân thanh long như đã nói trong bài này, vì dấu châm sẽ tạo thẹo trông không đẹp và dể làm thúi phần mềm của thanh long
- DO để trong bao nilong lâu hơn 2 tuần hoặc không trùm trong bao ni long
GHI NHẬN VỀ VIỆC TƯỚI SEAWEED
 
Sau 3 tháng ghép thì mỗi 2 tuần tưới Seaweed thật loãng
 (tỉ lệ  10ml pha vào 10 lít nước - với N=4.6 - P=1.2 - K=3.1)
Sau 6 tháng thì mỗi tuần mỗi tưới seaweed tỉ lệ có tăng chút xíu.
Không rõ có phải vì chậu nhỏ, lượng seaweed không giử nhiều trong đất hay vì sao mà phiến lá trong chậu màu xanh thì dầy có vẻ cứng cáp hơn phiến lá trong chậu màu đỏ
và tới nay thì chỉ chậu màu xanh đã có nụ hoa, chậu màu đỏ thì lá có vẻ non và chưa thấy nụ bông
Riêng chậu treo núp dưới bóng cây thì dù mới trồng lại cùng khoảng thời gian ghép quỳnh thì lá có vẻ ít non hơn, có vẻ dầy hơn lá trong chậu màu đỏ và vài nhánh đã có nụ bông
TẠM GÚT LẠI
-Có lẽ Quỳnh Sen không tạo dáng đẹp khi ghép vào thân Thanh long (hiện giờ thấy cành con chỉa lung tung chưa thấy rũ xuống) rán chờ xem ít lâu coi sao.
Quỳnh Càng cua ghép mau có bông và phát triên tốt nếu tăng cường lượng N trong giai đoạn đầu
-Có lẽ tăng tỉ lệ seaweed cho Quỳnh Càng cua ghép khi vừa dứt mùa đông để nuôi lá,
-và có lẽ cần bón phân NPK tan chậm  (slow release fertiliser) vào đầu mùa Xuân để cây có nhiều hoa
-Nói chung chỉ tưới phân sau khi đã tưới nước được 15 phút (cho rể không bị xốc khi tiếp xúc với phân bón). Và chỉ tưới khi mặt đất phía trên chậu đã khô (thanh long và quỳnh rất mạnh,.. do đó không phải sợ chúng bị thiếu nước, trái lại chúng rất thích để bị khô giữa 2 lần tưới.)
VỚI EASTER CACTUS
(bài này viết về điểm khác nhau giữa các loại Quỳnh Càng cua)
 Khoảng giữa tháng 3 ở Úc (mùa Thu) là Easter Cactus bắt đầu có nụ hoa, 
để kích thích ra nụ bông THÌ vào khoảng tháng 1, tháng 2 cần tạo ngày ngắn đêm dài .
(nếu không che chắn thì chỉ cần để chậu bông ở chỗ có nhận ánh sáng mặt trời gián tiếp - để dưới mái hiên hoặc bóng cây có nắng chiều xiên tới cũng không sao)
NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ ÁNH ĐÈN DỌI SÁNG VÀO BAN ĐÊM.
Nhớ không được dời vị trí chậu khi nụ bông bắt đầu xuất hiện để tránh thay đổi nguồn nhận sáng và thay đổi nhiệt độ làm rụng nụ bông.
click vào để xem thêm
 



nguon http://ngaymoibt.blogspot.com/2012/04/ghep-quynh

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.