Apr 26, 2024

Ký sự

Người miền Nam chúng tôi hầu như uể oải
Không biết tên tác giả * đăng lúc 12:34:36 AM, Feb 16, 2011 * Số lần xem: 3656
Hình ảnh
#1

Người miền Nam chúng tôi hầu như uể oải (Nearly all of us South Vietnamese are bored...)  



Phải thêm từ  “hầu như” vào tiêu đề, bởi vì không phải toàn bộ đều uể oải mà chỉ gần như  hầu hết mà thôi!

Cũng như không phải toàn bộ netters đều là trí thức,  mà trong đó có những người bình thường ít học – như tôi.

Vì ít học và kiếm ăn bình thường bằng việc kinh doanh, nên tôi quan sát xã hội và nhìn vấn đề giống như một người dân bình thường. Từ quan sát hạn hẹp trong một gia đình, một xã, một huyện…tại nhiều nơi khác nhau, sau đó ngồi trầm ngâm luận ra việc quốc gia. Nó ngược lại với những vị trí thức lớn trong nước hay đồng bào hải ngoại, thường phân tích từ những sự kiện lớn lao, để sau đó có nhận xét về tình hình đất nước.

Tôi nghe uể oải vì tình hình sản xuất trong nước hiện vô cùng bết bát, những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu như chúng tôi hầu như không thể hoạt động vì không còn thị trường tiêu thụ. Mặc dù chính phủ công bố con số tăng trưởng của năm vừa qua là trên 5%, đó không phải là số tăng trưởng của doanh nghiệp sản xuất trong nước. Năm nay có lẻ cũng vậy, vì mọi nổ lực vượt thoát của doanh nghiệp dân doanh đều vướng vòng ngăn trở gọi là “nền kinh tế thân hữu của những người cộng sản”.


Hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường khiến các DN sản xuất chết hàng loạt. Ai thức thời thì chuyển sang nhập hàng Tàu về bán. Hàng Tàu giá rất rẻ do chính sách trợ giá đánh phá nền sản xuất của VN. Vậy mà chẳng thấy có chính sách gì đối phó. Oải hay không?

 

(Lời Cô Ba: Nền sản xuất công nghiệp đang hướng tới kiếp cả nước cạo hạt điều, đạp máy may, lương rẻ mạt. Ở chỗ quê Cô Ba cạo 1 kí hột điều được 8 ngàn đồng (bằng 0,4 USD). Một ngày một người còn lưng 16 giờ cũng chỉ cạo được khoảng 7 lạng) 

 

Em gái tôi uể oải vì sau khi cố gắng học, cầm được tấm bằng cử nhân khoa học về bảo vệ môi trường, loại ưu nhưng không xin được việc làm tại phòng TNMT cấp huyện. Trong khi một cô bé vừa thi trượt đại học lại được nhận vào làm ở vị trí đó.



(Lời Cô Ba: Vụ này thì nhan nhản. Đi vô trường học, bệnh viện, chi nhánh ngân hàng, bưu điện chỉ nghe toàn giọng bắc được "cơ cấu" vào để "ăn cây nào rào cây ấy". Không phải kì thị gì đồng bào mình nhưng giá như có sự thi tuyển công bằng thì lòng người mới phục) 

Má tôi cứ vài tháng lại uể oải ghé UBND huyện để hỏi xem có sổ đỏ nhà đất chưa, cái nhà mà ba má tôi tạo lập từ 1959 và ở từ  đó đến nay. Dù hồ sơ giấy tờ nộp đầy đủ 3 năm trước, và dù lảnh đạo địa phương cam kết cấp GCNQSD đại trà cho dân từ  năm 2001. Chỉ vì nguyên nhân tôi cương quyết không chi tiền lót tay.


(Lời Cô Ba: Vụ sổ đỏ lâu năm chưa lấy được vì không chịu chung chi của tác giả, đó là còn may. Còn như mẹ của Cô Ba cũng như rất nhiều người dân cả tỉnh đó, sổ đỏ 10 năm nay chưa lấy được nghe đâu là có rồi, nhưng mấy ổng mấy bả không phát mà dùng nó để thế chấp vay tiền ngân hàng ra ngoài kinh doanh hoặc cho vay lại. Vụ này bị phát hiện ở đâu đó rồi nhưng chỉ là cái móng tay thôi. Bây giờ mọi người hiểu thêm một cách làm giàu của người có quyền rồi đó)

Lao động nông nghiệp ở  miền đông Nam bộ còn hơn là uể oải, khi tôi tìm thuê người làm việc cho nông trại nhưng không người nhận làm. Trong khi suốt từ sáng đến tối, quán cà phê nào cũng đặc rặt thanh niên vô công rỗi nghề. Hỏi ra mới biết họ không thèm đi làm mướn, do mỗi đêm chỉ lén vào các đồn điền cao su quốc doanh, đi mót mủ (cách nói khác cho hành vi ăn cắp mủ cao su) là đã gấp mấy lần công lao động phổ thông. Hóa ra bầu sửa XHCN không chỉ nuôi sống bọn đảng viên vô tích sự, mà còn là nguồn sống của một bộ phận “nhân dân lao động”.

(Thanh niên không lo học hành lao động, suốt ngày la cà quán xá để chờ thời...

 

...Hoặc nhậu tràn lan xả láng sáng về sớm. Trong khi vợ con ở nhà đói nheo nhóc.)

 

Đợt tết này về thăm mấy ông cậu ở miền Tây. Nhìn ông cậu ở Vĩnh Long uể oải chống nạng quanh vườn mà buồn, mận rụng đỏ gốc không ai lượm vì giá bán rẻ quá. Ngồi hỏi chuyện, cậu nói mấy đứa cháu giờ trôi dạt về Sài Gòn và Cần Thơ làm công nhân hết rồi, ở đây làm gì sống. Có mười mấy công vườn, hơn hai chục năm nay nghe theo nhà nước chuyển đỗi cây trồng vật nuôi cũng đôi lần, được giá một vài năm rồi ế nên oải quá. Dạo này thấy trực thăng bay vòng vòng chụp hình, nghe đồn sắp quy hoạch khu công nghiệp gì đó nên dân trong vùng cũng không còn thiết tha chăm sóc vườn tược.

 

 
Đất đành để hoang bởi lòng người quá nản
 
 
(Đông Nam Bộ - Tây Nam Bộ đất lành, tốt tươi thế nhưng người dân không biết lối ra là đâu với điệp khúc: trồng - chặt - trồng -chặt, được mùa mất giá, mất mùa cũng mất giá, phân bón mắc điếng, 90% là giả mà chẳng thấy ai can thiệp...)

 

Mấy em cháu công nhân ở khu nhà trọ gần nhà, uể oải than vãn, lương lên có chút xíu hà, thức ăn lên gấp đôi gấp rưởi…Kiểu này sang năm hết về quê ăn tết.

(Công nhân làm cực khổ kiếm đồng lương rẻ mạt, lại bị vật giá bóp hầu bóp họng hết)

(Có thấy oải hay không khi hàng chục ngàn đứa con gái Việt xin xắn lại phải đi "dự tuyển" để lấy chồng ngoại, đa số là những thằng Hàn, Đài già, què, man man? Da thịt Lạc Hồng giờ đây rẻ rúng thế sao?)

(Hay đi bán bia ôm, cà phê ôm, vài năm sau hết đát rồi ra đứng đường? Lỗi ở chính họ sao?)


(Giới trẻ bây giờ lên mạng chỉ biết Games, Sex, lộ hàng, hở zú, lòi quần xì, tin sốc, nhảm... Ngày xưa Thực dân Pháp có chính sách "Ngu dân dễ trị". Ngày nay thì có chính sách "Dâm dân dễ trị". Oải hay không?)



 

Bà cụ già uể oải cầm xấp vé số, còng lưng trên phố tìm ngỏ lên thiên đường XHCN.

(Tuổi già lẽ ra phải thảnh thơi đôi chút nhưng cũng phải trải mình ra để mưu sinh vì con cháu cũng nghèo khổ quá. Nó cho nó còn chưa xong huống chi lo cho mình.)

 

Các cụ hưu trí ngồi cùng nhau, uể oải tính toán xem trong những năm qua nhà nước làm cầu cống đường sá hết bao nhiêu tiền, mà bây giờ nợ quốc gia lên tới một phần ba Gi Đi Pi (GDP). Rồi mỏ dầu Bạch Hổ hút lên sắp cạn, bán được bao tiền và tiền đó đi về đâu…? Chỉ bàn cho vui để cạn ấm trà, chứ những con số nhạy cảm này đều thuộc “bí mật quốc gia”.

Những người lính QĐNDVN uể oải ngồi lau súng trong doanh trại, bởi cấp chỉ huy nói rằng: Hoàng Sa, Trường Sa đang bị chiếm giữ bởi quân đội nước bạn. Ngư dân VN đang bị đuổi bắt, bị tống tiền bởi những người bạn lớn. QĐNDVN chỉ đánh kẻ thù chứ không đánh bạn, mà có muốn đánh nước bạn này cũng không lại vì nó…quá lớn.

Giới bloggers đang uể oải viết blog, bởi viết dỡ thì không ai xem. Viết hay quá như Huy Đức thì mất blog.

Còn nhiều đối tượng đang uể oải lắm nhưng không tiện nêu ra, kể cả giới chức có thừa quyền lực và tiền bạc. Họ đang ưu tư không biết phải hạ cánh nơi nào cho an toàn khi thời cuộc có thay đỗi.

Ngày Tết đã qua…

Một con én không làm được mùa Xuân. Nhiều con én đậu uể oải cũng không tạo nên được mùa Xuân, nhất là khi ngày Xuân đó còn mang bầu trời xám chì lạnh lẻo của tiết Đông.

Mong rằng Xuân lại đến.

Bài copy một cách uể oải từ blog Nguyenyenson.multiply.com Nhưng xin phép tác giả thay đổi tiêu đề tí xíu cho phù hợp tâm trạng mình. 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.