Oct 13, 2024

Tập thơ

Tuyết Trắng Vac-Sa-Va - Phần bốn : Bạn Nói Giùm Tôi & Phần Bổ Sung
Bùi Huy Phác * đăng lúc 11:48:00 AM, Jul 04, 2010 * Số lần xem: 2328
Hình ảnh
#1

 

Phần bốn - BẠN NÓI GIÙM TÔI

(Khi in tập thơ, tôi ước mong sách được gửi tới các bạn gần xa, trong đó có người quen lúc ở nước ngoài, những người không đọc được tiếng Việt ta. Với từng người này, họ không dễ tìm ngay được ai đó để nhờ dịch./Đồng cảm, các thân hữu tôi đã giúp một tay./ Khi đọc lại các bản dịch tôi mới nhận ra trong đó cách bạn nói giùm tôi còn hay hơn cả trong nguyên bản./Tôi xin chân thành cám ơn các anh : Dịch giả Đoàn Doãn Hùng, Nhà báo Nguyễn Công Khuyến (nguyên Tổng biên tập tờ Vietnam News),Nhà giáo Thượng tá Bùi Thượng Quỳnh, Tiến sĩ ngữ văn Ba Lan Nguyễn Chí Thuật, Nhà thơ Lê Bá Thự, Nhà thơ Ngô Tự Lập./ Và đặc biệt, Nhà thư pháp Lê Xuân Hòa - người ở tuổi 94 vẫn ân cần hiệu đính cho tôi một bản dịch chữ Hán và lưu bút trang thơ bằng nét bút vô cùng chân quý của Cụ.)-
(Vì điều kiện font chữ,tôi không chuyển được các bản dịch tiếng Nga, Ba Lan, chữ Hán. Xin thông cảm.)

BLANCHE NEIGE DE VARSOVIE

J'hésitais avec les premiers pas sur la neige blanche
De ma première saison de blanche neige à Varsovie
Comment avoir le coeur de la faire douleur quand on entendait la neige qui craquait
En marchant de trouver des paroles arrivées subitement entre nous deux.

Moitié de ma vie sur les routes poussières sablées du pays je marchais malchancesement
Mes pas ne s'éloignaient pas encore de ce coin ensoleillé de la planète
Où restaient encore plusieurs destins
silencieux
On ne trouvaient pas encore ces paroles
tandis que les fleurs de neige tombaient de plus en plus fine.

Varsovie, 12-1992

UNE PETITE GARE POLONAISE

Parreillement cette couleur de nuages, ce léger vent
Mais pourquoi était-elle vaguement triste cette gare
D'où venaient ? Où partiront encore ?
Pour que mon coeur brusquement ait soif d'un vol de l'oiseau.

Ozarów Maz, 6-1992

FEU ROUGEÂTRE DES FEUILLES TOMBANTES

Partout en Europe surgit la saison des feuilles tombantes
Le vent décoloré
Ce soir devient refroidissant
Ne regrettes plus l'été vert qui nous a quitté
Car reschauffe nos coeurs
Le feu rougeâtre
Des feuilles tombantes.

Pruszków,l'Automne 1992

VISSOIR

Devant l'innondation centenaire
en Pologne

Vistune, le fleuve que j'ai tant aimé
Calme
Tranquille
Le courant paraissant toujours dans l'inactivité
Des rivages à jamais mémorant la Sirène
C'est 'Vissoir', le fleuve enchanté.

L'orsqu'un soir les rives débordés,
Les déluge détruisit tout sur le delta
Les citadins s'entassaient sur le pavé de granite,
Pleurer du désastre,
Courbés
Comme l'emblème mémorisé.

Warsaw,7-1997

DISPLACED

People come for business.
I came for a change,
travelling all over Poland,
width and length,
but wrapped within myself, knowing well
the many way of life.

Mszcznów, August 1992

LIRE DOSTOIEPSKI

Je lisais Dostoiepski après une année sans lire
Nul d'une minute pour lire en Pologne
Les gouttes de larmes qui depuis longtemps ne tombaient pas
Versèrent ruisselant de compassions perméables à chaque pages

La lutte qui se répandait partout des trottoirs, des coins de marché,
Jusqu'au fond de soi-même mais on ne trouvais rien être.
Oh! des âmes douloureuses qui existaient encore la dette originelle,
À quel sentier, de combien éloigné
Se trouvaient tout de même.

Chlódna,19-3-1993

YELLOW SHOES

Down at heels shutting from place to place,
I was given a pair of yellow shoes.
The donor, a young lady, did not know what size I wore
But the shoes fit as only old shoes can fit,
and they are light on my feet.

In my sudden joy I wondered :
How come she knew of my need ?
Sheltered from rain and shine as she was, indeed,
What made her care fore aweary traveller ?

Did she know where I came from,
or that I was still awed by oceans and long miles,
or that I was one of those opportunity
seekers
that were exploring Western Europe for possible market ?

She lives high up and that tall building,
eyes, jade-like, twinkling, innocent.
So I have only myself to question :
Do they mean anything, this pair of yellow shoes ?

Chlódna, July 1993

ADDRESSING A STAND OF
COLD CLIMATE TREES

You change into new dress
for the new season,
green, green dress that spreads
far to the horizon.
You fill the air with your breath,
so light and pure.
Yet great pain you did endure
for that miracle to happen.

Whereas in my distant home place,
it's always the same vesture,
evergreen though seasons change,
washed in rain,
dried in sunshine,
alive in green.

Here, you're green only in summer,
after the agony of winter.
There, trees are felled without heed
by senseless greed.
Will there ever be an end
to it all ?

Warsaw, early Summer 1999

ÉTOILE ÉGARÉE

De la Baltique une nuit
L'étoile égarée surgit
Disparaissant dans l'univers sombre
De l'immense éternité

Des jours et nuits accablés
Je gagnais ma vie partout dans les marchés
Mais, dans une seconde je me fusse reconnu
Ce n'est qu'à travers la nuit océanienne que j'ai été baladée.

Gdansk, 7-1999

LA VOIX NOCTURNE DE VARSOVIE

L'aboie d'un chien de quelqu'un au haut édifice se fait entendre de loin dans la nuit,
La voix de chaque grain de pluie frappait légèrement à la vitrine,
Le sommeil inarrivé m'amène au hameau désert,
Où on se couche sur le grabat de bambou en entendant la rame qui déferlait au long de la fleuve.

Varsovie, 6-1999

LE JARDIN DE CANARD SAUVAGE

Une bande de canards sauvages volées entre la ville,
S'arrêtaient épaissement très compact dans le jardin de neige blanche pure et immaculée,
Je me hâtai d'emparer ce moment fantasmagorique,
Avec le désir d'immerger le feu qui est entrain de bruler le coeur douloureux.

Parc Saski,1-3-1993


Phần bốn – BẠN NÓI GIÙM TÔI  - Phần Bổ Sung

LỜI MỘT BẠN THƠ

Bùi Huy Phác sinh ra và có tuổi thơ nơi vùng đất phù sa cổ đồng bằng Bắc Bộ. Cụ thân sinh của anh theo Hán học và Tây học, nhưng yêu quý ruộng đồng. Chính Cụ là người đã rất sớm mang giống khoai tây ruột vàng từ tay một người bạn ở Ty Canh nông Hải Dương thời Pháp thuộc về trồng trên diện rộng đồng đất quê nhà. Ý tưởng và thành công của Cụ đã in dấu ấn mạnh mẽ lên tâm hồn của con trai mình như một định mệnh, để cho anh dù có làm gì rồi cũng quay về nghề nông học.Kháng chiến lần thứ nhất bùng nổ, bắt đầu bước xa quê, Bùi từ đó không ở đâu yên chỗ. Từ Hà Nội tạm chiếm anh cùng các anh trai ra vùng tự do tìm học ở Thanh Hóa, Ninh Bình, rồi lại “vào thành” khi hai người anh trai vào bộ đội . Năm 58 anh tình nguyện đi xây dựng vùng kinh tế mới Quảng Bình, gần vĩ tuyến 17. Ở đây anh gặp một cầu thủ bóng chuyền- cô gái Việt kiều từ Thái Lan hồi đó được ưu tiên về xây dựng quê hương ngay những chuyến đầu. Người bạn đời chung thủy đã giúp anh rộng cẳng, lần này là một cuộc đi không hẹn điểm dừng. Chuyến xe đạp Quảng Bình-Hà Nội trên đường vào Đại học Nông nghiệp I những năm bom đạn anh mang theo cô con gái đầu lòng khi ấy chưa đầy hai tuổi, bố con nuôi nhau cho tới ngày anh tốt nghiệp. Từ đó Bùi được thỏa sức hiến dâng tri thức và nhiệt tình của một kỹ sư nông nghiệp giàu năng lực. Anh đã đến nhiều miền quê đất Việt, đất Lào, sau này có dịp đến Ba Lan.

Bùi Huy Phác đến với văn học rất sớm. Anh có nhiều bạn bè cùng trang lứa đã thành danh. Những người biết anh, cảm thông với anh tháng năm dài lặng tiếng, hay như anh tự bạch “ Bẵng đi…”.
“Tuyết trắng Vac-sa-va” bạn bè ở nước ngoài đem trình làng cho anh trong một tuyển thơ của người Việt Nam sống xa đất nước hình như là tấm giấy thông hành đưa anh trở lại với làng Thơ :

Anh rón rén bước đầu trên tuyết trắng
Của mùa đầu tuyết trắng Vac-sa-va

Khiêm nhường và kín đáo là vậy, mà thật sững sờ khi được biết trong kho bản thảo mới của anh có tới vài ba tập chuẩn bị ra mắt bạn đọc. Có lẽ bút lực dồi dào nên có nửa đêm anh gọi điện thoại cho tôi đọc một lúc ba bài mới viết, rồi sớm mai ra cùng đọc lại mà phẩm bình và sau đó là những chuyến điền dã.

Chàng thi sĩ họ Bùi bận bịu suốt ngày, vốn là người dẻo dai nên rong ruổi khắp nơi, lúc trên chiếc xe Con Vịt (City 102), lúc trên xe đạp cuốc hay chiếc xe máy Tầu mượn của con trai út. Nghe nói khi ở nước ngoài còn có ô tô riêng lái đi chợ lẻ. Một ngày của anh là xen canh gối vụ công việc đến không đủ thời gian và khi về tới nhà đặt lưng là thiếp ngủ. Đêm tỉnh giấc anh sống với Nàng Thơ.

Tôi được anh cho xem các bản thảo từ khi mới hoàn thành và thật lạ, cái sự khiêm tốn học hỏi ở các bạn thơ được anh rất chủ động, tự tin thể hiện một cách chu tất và rất riêng của mình. Anh lắng nghe bè bạn, cái gì cũng như mới thấy lần đầu, cái kiểu anh đang ăn giả bữa.

Bốn phần của tập thơ : Thời chưa biết Vac-sa-va, Ở Ba Lan, Bên thềm Thiên kỷ mới, Bạn nói giùm tôi. Bố cục trên tạo cho tập thơ có độ vững vàng, minh bạch và công bằng.

Rất tiếc khi ở xa quê, các bản thảo thơ của anh qua bao lần dột nát dọn nhà nên chỉ có mấy vần còn lại. Anh cho dịch một số bài ra tiếng nước ngoài không phải là khoe vốn ngoại ngữ mà cái anh mong muốn là để bạn bè ở xa có thể dễ sẻ chia cùng tác giả.

Thơ của Bùi kiệm lời và có nhiều tứ hay, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của Hán học, già dặn, có thiếu đi sự bay bổng, thơ ngây. Vốn là người cẩn trọng, vừa chịu lắng nghe vừa bồng phát, anh tự thấy trách nhiệm công dân của người cầm bút.

Bùi nhiều lần tâm sự với tôi, tập thơ ra đời là nhờ sự động viên và vào cuộc của bạn bè, các dịch giả, nhà thơ Phan Xuân Hạt, họa sĩ Nguyễn Điển, nhà tài trợ chính-con gái rượu Bùi Kiến Giang. Chả thế mà, được cấp giấy phép xuất bản đã lâu, nay TUYẾT TRẮNG VAC-SA-VA mới ra mắt vào sau dịp hội thảo « Những chuyển động trong Thơ hôm nay » của Hội Nhà văn Hà Nội. Không biết có phải đó là duyên cớ ? Như chờ góp thêm tiếng nói cho những bạn yêu thơ.

Đọc những dòng của Bùi :

Ơi những hồn đau còn duyên nợ
Nẻo đường nào xa mấy cũng tìm nhau

Tôi chợt nhớ tới tâm niệm về thi ca của nhà thơ Nguyễn Linh : « Tôi thầm nghĩ rằng, thơ là sự bí mật không triết gia nào giải thích được. Là tinh thần của tinh thần, là vật chất của vật chất, là của đất đai mùa màng. Rồi kết thúc qua lũ lụt, hỏa hoạn để đến với bình yên. Nghĩa là thơ không tuân theo một quy luật. Vì thế ăn mày cần nó để lạc quan. Vua mượn nó để chinh phục. Nhà thơ vì nó mà cái túi không tiền và trái tim tan nát. Đời sống càng nhiều bí ẩn, đau khổ, thơ càng hay. » (Văn nghệ trẻ, 19-11)

Tôi còn nhiều hy vọng ở những sáng tác khiêm tốn mới của Bùi. Anh đã biết tự cảnh báo :

Chợt kinh sợ khi tơ lòng đã hết
Dâu làm sao cứu nổi dẫu đầy nong.

Mà lòng tin yêu cuộc sống và sự cảm thông với nhiều số phận người đã là lẽ sống của anh.

Hà Nội, mùa Thu năm Nhâm Ngọ

PHẠM VIỆT BẰNG

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.