May 04, 2025

Biên khảo

Đào Cam Mộc Với Công Việc Dời Đô
Nguyễn Khôi * đăng lúc 01:36:40 PM, Jun 19, 2010 * Số lần xem: 1781


Trong các công thần khai quốc Triều Lý (1009-2015) thì Đào Cam Mộc (?-1015) đứng số 1.Ông là một người có đầu óc thức thời,chí hướng không khác gì Thiền sư Vạn Hạnh.Đúng vào giờ phút quyết định của lịch sử Đại Cồ Việt:tháng 10,ngày Tân hợi,năm Kỷ dậu(1009)Vua Lê Ngọa Triều,sau khi giết anh(Vua Trung Tông-Long Việt mới tại vị được 3 hôm)ở ngôi được 4 năm thì "băng"-thọ 24 tuổi.Vua nối ngôi còn bé...Đào Cam Mộc là người đầu tiên khuyên Lý Công Uẩn lên làm Vua và cũng là người đầu tiên "vận động"các khanh sĩ trong triều Tiền Lê "sách lập Tả thân Vệ làm Thiên tử"...Thế rồi,tất cả đồng lòng nhất tề diù Lý Công Uẩn(ở tuổi 36) lên chính điện,lên ngôi Hoàng đế Đại Cồ Việt;trăm Quan đều lạy rạp dưới sân rồng,trong ngoài đều hô"vạn tuế" vang dậy cả Kinh đô Hoa Lư;đại xá cho thiên hạ,lấy niên hiệu là Thuận Thiên(ngày Quí sửu,tháng 10,năm Kỷ dậu-1009) mở đầu Vương triều Lý...
Đào Cam Mộc quê ở huyện Yên Định,tỉnh Thanh Hóa;Quê cha ở làng Chàng Lạng,Định Tiến.Cha mất sớm,ông theo mẹ về ở quê ngoại (làng Nam Trịnh,xã Yên trung-cùng huyện).Từ buổi thiếu thời,Đào Cam Mộc đã tỏ ra là người thông minh,sức lực xuất chúng ,sớm được Vua Lê lấy vào Cung;Đến thời Ngọa Triều,làm chức "Chi Hậu" (là quan hầu cận bên Vua,như kiểu" trợ lý- thư ký riêng" thời nay,chuyên giữ việc truyền lệnh và dẫn người ra vào...Có người từ chưc vị này đựợc bổ nhiệm làm tới" Nhập nội hành khiển" quyền ngang Tể tướng).
Từ khi lên ngôi,Thái tổ Lý Công Uẩn vừa cảm phục,vừa ghi ơn,vừa tin tưởng giao cho Đào Cam Mộc những công việc quan trọng,phong làm Tín Nghĩa Hầu và gả Trưởng công chúa An Quốc cho ông.
Sau khi lên ngôi,năm 1010 Vua Lý Thái Tổ đưa ra một quyết định quan trọng là dời Đô từ Hoa Lư về thành Đại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long.Nhà Vua tự tay viết "thiên đô chiếu"-và mọi công việc tổ chức dời Đô,được giao cho Tín Nghĩa Hầu thực hiện.
Đã nghìn năm nay,chứng cứ ai thực thi vụ việc này ?-không có Sử sách nào ghi chép cả ! Nhưng ,may thay,vừa qua theo Nhà báo Nguyễn Thế Vinh(đăng báo Nhân Dân)thì:ở chùa Vũ Bị (xã Vũ Bản,huyện Bình Lục,tỉnh Hà Nam)tên chữ là "Chiêu linh tự" có Phủ thờ Công chúa Thiềm Hoa(hiệu của An Quốc phu nhân-vợ của Tín Nhĩa Hầu)...đến đời Lê,chùa đươc trùng tu;Đời Nguyễn có câu đối của Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến:
Kháng Tống vũ công Hương phả ký
Hộ dân bổ đức ấp từ lưu

( chống Tống có công còn sự tích nêu trong phả
Giúp dân để đức,quê hương xây miếu đền thờ )

Hương phả ký(ngọc phả) do Tiến sĩ đời Lê Hiến Tông là Phạm Trang,quê Dũng Nhuệ,Giao thủy,Nam Định soạn(1502),rồi được Tiến sĩ triều Nguyễn là Ngô Thế Vinh,quê xã Bái Dương (Nam Trực,Nam Định) chép lại thời Vua Minh Mệnh."Phả" do nhà nghiên cứu Hán Nôm Dương Văn Vượng (bảo tàng Nam Định) dịch.Ngọc phả cho biết,do công lao to lớn,Đào Cam Mộc được Lý Thái Tổ phong là "Cự Việt tín hầu",được Vua gả con gái cho. Đặc biệt Ngọc phả cho biết về cuộc dời Đô từ Hoa Lư về thành Đại La :"tháng 3(1010)trở về triều,Vua Lý triệu ông Đào hỏi về việc dời Đô ?Đào công khuyên nên làm luôn:Vua bèn sai ông đóng thuyền lầu (thuyền có mui che kín để tránh mưa gió),thuyền gió(loại thuyền có mui hở để dễ vận chuyển) tất cả là 300 chiếc,đầu tháng bảy,chia làm 2 ngả...một ngả theo đường sông nhằm hướng bắc đi tới thành Đại La;Một ngả ra biển nơi sông Nhị cũng về thành Đại La,nhưng ngả này phải đi nhanh hơn tới trước để lo liệu. Khi thuyền tới bên thành thì không biết từ đâu đến,thấy có 2 con Rồng vàng trước sau nâng đỡ nơi thuyền Ngự(có thể đây là 2 áng mây vàng thường xuất hiện vào mùa thu ở quanh vùng thành Đại La như nay ta vẫn thường thấy ?) lúc lâu mới thấy bay lên đón ánh mặt trời đang tỏa sáng,bởi vậy Vua mới gọi Kinh thành là thành Thăng Long ( chữ THĂNG ở bộ "nhật" (bao hàm 2 ý nghĩa: Rồng bay lên,và Rồng bay trong ánh Mặt trời lên cao-chữ THĂNG ở đây do Vua ta sáng tạo có chữ "nhật" đặt lên trên chữ "thăng",có nghĩa là "mặt trời lên cao" và cũng có nghĩa là "đi lên cao" (các Tự điển Trung Quốc xưa nay không có chữ "thăng" như vậy)...Như vậy là trong việc dời Đô của Vua Lý,trước sau đều do Đào Công lo liệu từ khởi đầu cho tới hoàn thành.
Sau này, Đào Cam Mộc cho các con tham gia giúp Nhà Lý,rất đắc lực.Ông tạ thế vào đêm rằm tháng giêng năm Thuận Thiên thứ 6 (1015),Nhà Vua vô cùng thương xót, tặng ThÁi Sư Á Vương ,cho lập đền thờ ở tư dinh và ban tặng đôi câu đối :
Lý triều định Đô vương tứ phúc
Đào trạng văn quan quốc ân thân
Sinh thời, Đào Cam Mộc có 2 vợ là : Công chúa An Quốc,và bà Đỗ Thị Uyển,con quan Đỗ Hương (làng Vân Trạ,xã An Đồng,huyện An Dương,TP Hải Phòng ngày nay) được 2 con trai là Đào Lôi & Đào Điện.
Đào Lôi có công dẹp "loạn tam Vương",được làm tới chức Thái úy Thành Quốc Công.
Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc có đền thờ ở quê,ở Cổ Loa và ở Võ chỉ đền Đô (đền Lý bát đế ở Đình Bảng) được nhân dân ta đời đời hương khói nêu gương.

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.