Apr 25, 2024

Tùy bút - Bút ký

Phần thưởng (Tùy bút).
Võ Doãn Nhẫn * đăng lúc 04:30:38 PM, Oct 18, 2009 * Số lần xem: 1888
Hình ảnh
Võ Doãn Nhẫn
#1


Suốt quãng đời học sinh và sinh viên của tôi kéo dài mười bốn năm. Trước tiên là những lớp sơ cấp, Dự Bị rồi cấp Tiểu học lớp Nhì lớp Nhứt, rồi bậc Trung học, lớp Đệ thất, Đệ lục, Đệ ngũ, Đệ tam, Đệ nhị, Đệ nhứt. Hai năm ở lớp sơ cấp, hai năm ở cấp tiểu học, bảy năm ở bậc trung học và ba năm ở bậc đại học. Thấm thoắt đã mười bốn năm qua, ai dám bảo thời gian trôi qua sao quá chậm? Từ cấp sơ cấp con nít hồn nhiên vô tư lự chỉ biết ăn chơi nghịch ngợm phá phách, từ cấp tiểu học đã ý thức chút chút bổn phận học sinh, tuy cũng biết ăn biết chơi cũng biết phá phách nghịch ngợm, tới cấp trung học đã ý thức rõ ràng bổn phận một học sinh trung học,Ỳ mắt tin cậy và tóc vừa dưỡng rẽỲ( Huy Cận), vào năm thứ tư của bậc trung học đệ nhất cấp, tức vào lớp đệ tứ, tôi đã bắt đầu trộm nhớ thầm yêu say mê một bóng hồng nữ học sinh) học sau lớp tôi một tuổi.

Thật sự tôi học không giỏi, kết quả cuối năm học chỉ học khá, được lãnh thưởng cấp sơ cấp. Tôi chỉ được một ưu điểm: chăm học và có trí nhớ khá, chỉ học vài ba lần là tôi thuộc tôi nhớ. Ôn lại những bài học của tôi từ thuở còn để tóc hớt ngắn, tôi chỉ nhớ những kỷ niệm chưa quên về những chuyện tán dương khen ngợi những cậu học trò kiết lõ đít nhưng chăm lo miệt mài đèn sách, ông Mạc Đỉnh Chi, ông Lê Quý Đôn, ông Đào Duy Từ, đặc biệt ông Châu Trí và ngươi Thừa Cung. Quý độc giả có muốn tôi đọc lại những bài viết được truyền tụng những học trò siêng học ấy không? Nếu quý vị muốn, tôi chỉ xin đan cử một chuyện ...điển hình: chuyện ngươi Thừa Cung và chuyện ông Châu Trí. Riêng chuyện ngươi Thừa Cung, ông anh ruột thứ sáu của tôi lúc còn sinh tiền làm việc tại Tòa Án Nha Trang, khi tan sở đi làm về ông kể lại một người học trò nghèo khó đã chịu thương chịu khó vừa đi làm vừa đi học, nhờ không phụ lòng Trời đã giật được mảnh bằng cử nhân Luật khoa Sài Gòn. Ông anh xuýt xoa ông cử tân khoa được so sánh chẳng khác chi Thừa Cung ngày trước.

1.- Chuyện người Thừa Cung( sách Quốc văn lớp Dự Bị).

Thừa Cung nhà nghèo, mồ côi từ thuở nhỏ, phải làm nghề chăn lợn kiếm tiền nuôi thân.
Trong làng có ông Từ Tử Thịnh mở trường dạy học, học trò đến học đông lắm. Thừa Cung cứ mỗi khi chăn lợn qua trường, nghe tiếng giảng sách thì đứng lại nghe, trong lòng lấy làm vui thích lắm, muốn đi học. Sau anh ta xin đến ở để dọn dẹp quét tước. Từ Tử Thịnh thấy Thừa Cung mặt mũi khôi ngô, thuận cho ở. Lúc rảnh việc thì anh ta chịu khó học tập, chăm chăm chúi chúi. Được vài ba năm, Thừa Cung thành một người học trò giỏi nổi tiếng thời bấy giờ.

Nghèo mà chịu học như vậy, chẳng đáng khen lắm ru?

2.- Chuyện ông Châu Trí.

Ông Châu Trí lúc bé thông minh và chăm học lắm. Năm mới lên mườI hai tuổi, ông đã biết làm văn, nhiều người đều người đều khen ngợi. Nhà nghèo, ông phải xin đến ở nhờ tại chùa Long Tuyền. Không có tiền mua dầu thắp đèn, ông phải đi quét lá đa, tối đốt lửa lên mà học. Ông học chóng giỏi lắm, năm mười sáu tuổi đã đỗ giải nguyên.

Thiên hạ rủ nhau đi mừng và tặng ông một bài thơ rằng:

Ỳ Một anh chùa kiết chùa Long Tuyền
Ai ngờ nay lại đỗ giải nguyên!
Ở đời chẳng có việc gì khó,
Làm trai lập chí phải nên kiênỲ

Ỳ Tìm đâu bàn tay che mái tóc huyền rung tơ mềm. Tìm đâu muôn mầu hoa nắng lung linh vuơng chân êm.Ỳ Tìm đâu...Tìm đâu...Nhạc thức mi giáng trưởng, điệu slow chậm, tha thiết tuy mi giáng trưởng(si mi la) nhưng da diết sầu lê thê não nuột, nhớ nhung luyến tiếc, là trong tôi một nỗi ám ảnh khôn nguôi, một nỗi tiếc nuối xa xôi một niệm hoài vời vợi, mất rồi mà chừng như vẫn còn hồn ma ám ảnh.

Ỳ Mái tóc Tìm đâu huyền Nhạt nắng,
Hoàng kim xác nắng gót chân êm.
Tìm đâu róc rách giòng thu vắng?
Khép mắt nằm mơ phút lãng quênỲ.

Thừa Cung là ai, nhân vật nào, Châu Trí lịch sử chẳng một trang nhắc nhở, tuyên dương. Thừa Cung, thuở thiếu thời có kể lại như một truyện cổ tích. Ông Châu Trí(Quốc văn giáo khoa thư lớp Sơ đẳng) tôi nghe như một truyện hoang đường thần thoại, nói không sách, mách không chứng. Ông Châu Trí sinh và mất năm nào, thời nào? Sương mù hoang sơ thời tiền sử! Truyện cổ tích ngàn xưa, truyện thần thoại khai thiên lập địa không phải chuyện mà chỉ là những truyện. Truyện không có tính hiện thực, hoang tưởng, trộn pha nhiều tình tiết hư cấu, tưởng tượng sáng tạo thêu dệt nhiều mắm muối. Tấm Cám, Phạm Công Cúc Hoa, Thạch Sanh Lý Thông, Bạch viên Tôn Cát là những truyện ngụ ý răn đời mua vui chốc lát.

Xintrở lại bài thơ bốn câu do thiên hạ gởi tặng ông Châu Trí khi ông lên mười sáu tuổi đã đỗ giải nguyên tức là đỗ đầu kỳ thi hương. Xin chép lại nguyên văn để thấy Ỳ thiên hạỲ đã lỗi luật bằng trắc trong câu thơ tứ tuyệt:

Ỳ Một anh trò kiết chùa Long Tuyền
Ai ngờ nay lại đỗ giải nguyên.
Ở đời chẳng có việc gì khó
Người ta lập chí phải nên kiên. Ỳ

Ỳ Kiết Ỳ: nghèo, học trò kiết: học trò nghèo, nghèo mạt: kiết lõ đít.
Ỳ kiên Ỳ: kiên trì kiên nhẫn, chịu khó khắc phục khó khăn.
Ỳ Ai ngờ Ỳ thuộc vần bằng, Ỳ nay lại Ỳ thuộc vần trắc. Tất cả bốn chữ được đổi lại là Ỳ nay lại ai ngờ Ỳ.

Ỳ Một anh trò kiết chùa Long Tuyền
Nay lại ai ngờ đỗ giải nguyên.
Ở đời chẳng có việc gì khó,
Người ta lập chí phải nên kiên.Ỳ

Long Tuyền! Tôi chỉ nghe thuật lại chùa Long Tuyền. Chùa Long Tuyền ở đâu, địa danh nào, ở Việt Nam, ở Lào, ở Kampuchia, ở Tàu, ở Thái Lan? Hoàn toàn mù tịt. Long Tuyền hay Lâm Tuyền, rừng cây suối nước? Long Tuyền hay chùa Long Giáng, một địa danh khá nổi tiếng ở tỉnh Bắc Ninh thuộc trung du Bắc Việt?

Trời giữa tiết thu, buổi sáng ảm đạm, nhiều sương mù, khó nhìn rõ những con đường lái xe cho đến trưa, sương mù tan, mặt trời hửng nắng. Tôi nhớ nhà thơ Paul Verlaine đã sáng tác một bài thơ Chansons d’Automne rất buồn rất hay mà rất đẹp. Tất tiếc tôi chỉ nhớ một đoạn thơ ngắn, không nhớ hết trọn bài hầu quý độc giả.

Chansons d’automne.
Les sanglots longs
Des violons
De l’automne,
Blessent mon Coeur
D’une langueur
Monotone.

Điệu thu ca.
Đàn cầm thổn thức
Của mùa thu,
Triền miên ray rứt
Chạnh niềm đau,
Tim ta buốt nhức
Trong điệu đơn ca dã dượi sầu.

Tôi theo học tại bậc sơ cấp trong một khuôn viên nhà trường bé nhỏ hạn hẹp, khiêm nhường. Hoài niệm xa xưa chửa nhạt nhòa tàn phai mai một trong ký ức, nhưng sao tôi lại thấy ngôi trường làng cũ kỹ, mái ngói xám xịt tường quét vôi lâu ngày không ra hình dáng gì nữa lại quen thuộc chan hòa thân thương đến vậy. Một dãy hành lang bé tí chỉ đủ một học trò oắt con đùa nghịch chọi dế cút bắt trong giờ ra chơi, một bậc tam cấp kỳ thực chỉ có hai cấp lên xuống, học sinh xếp hàng không phải chào quốc kỳ không phải đồng thanh hát quốc ca trước khi vô lớp, mặc dù trụ cờ cột cờ không có quốc kỳ Ỳthi gan cùng tuế nguyệt.Ỳ Không ai trong ban giảng huấn có bổn phận phải chào quốc kỳ mỗi buổi sáng hoặc ít nhất mỗi tuần lễ học, nói gì đến học thuộc lòng bài hát quốc ca. Về sau, còn một tháng trước khi niên học 1947-1948 chấm dứt, người thầy giáo cậy tôi hát một bài gọi là bài quốc ca chuẩn bị lễ tổ chức phát phần thưởng những học sinh xuất sắc nhà trường. Thầy giáo kêu tôi lên bục giảng, hỏi:

Biết bài hát quốc ca không?

Tôi ngạc nhiên, hỏi lại ông thầy:

Bài quốc ca là bài hát gì, con đâu biết.

Này thanh niên ơi, đứng lên đáp lời sông núi đó.

Tôi buột miệng thưa:

Vậy thì con không biết bài hát quốc ca, con chỉ biết bài Ỳ Thanh niên hành khúc Ỳ thôi.
Ỳ Thanh niên hành khúc Ỳ chính là bài hát quốc ca đó. Thuộc không, đọc đi. Thầy giáo cầm sẵn cây viết máy, trên bàn một tờ giấy trắng. Tôi đứng thẳng, nghiêm trang tựa đang đứng chào cờ và hát quốc ca:

Ỳ Này thanh niên ơi, quốc gia đến ngày giải phóng.
Đồng lòng cùng đi hi sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai quốc dân cùng xông pha khói tên, làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm dáo.
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy, đoàn thanh niên ta cố rèn tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu nhìn xa bốn phương, tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường.
Điệp khúc.- Thanh niên ơi, mau hiến thân dưới cờ
Thanh niên ơi, mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang đời sống, xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng.Ỳ

Tôi hát Ỳ Thanh niên hành khúc Ỳ thật sự, chẳng khác chi nhận định của triết gia Henri Bergson nói rằng Ỳ ký ức là tập quán Ỳ: một khi một bài hát hay một bài học thuộc lòng được gợi lại thì lập tức, một cách máy móc một cách tự động một cách phản xạ và một cách vô thức, bài hát ấy, bài học thuộc lòng ấy tuôn ra dễ dàng như một dòng suối không sao kìm hãm nổi là tôi trong bài hát Ỳ Thanh niên hành khúcỲ của nhạc sĩ quá cố. Nhạc sĩ nào vậy? Sau mười phút hay hơn nữa tôi đào óc trí nhớ để biết để nhớ danh tính nhạc sĩ nổi tiếng nhưng chạy theo Cộng sản nên đành chịu. Tuổi già bắt đầu hao mòn trí nhớ. Tôi thấy tôi nhớ mang máng tên của một nhạc sĩ nào đó, Nguyễn văn Cao tức Văn Cao, tác giả Làng tôi, Bến xuân, Bản đàn xuân, Bắc Sơn, Du kích sông Hồng, tôi biết không phải; Đỗ Nhuận, tác giả Nhớ chiến khu, Đoàn lữ nhạc. Túng quá, tôi gọi điện thoại bà chị tôi hỏi những nhạc phẩm của nhạc sĩ nào như Lên đàng, Trên sông Lô, Đoàn quân đi trong sương, Hội nghị Diên Hồng, Thanh niên hành khúc. Thời may, bà chị tôi chỉ nhớ tác giả bài hát Thanh niên hành khúc chính là Lưu hữu Phước. Bà chị nhớ nhạc phẩm Lên đàng mà không nhớ những nhạc sĩ khác, âu cũng là tuổi già làm mai một khả năng ký ức.

Vào năm 1944- 45, quân đội Nhật Bản xâm chiếm Việt Nam, thực hiện mưu đồ sớm chết yểu Đại Đông Á trên toàn cõi Đông Dương. Vào thời ấy tôi chỉ một đứa con nít hỉ mũi chưa sạch. Chính quyền tay sai Việt Nam cũng bắt đầu đua đòi học tiếng Nhựt, hợp tác với chính phủ thân Nhật, tiêu biểu là chính phủ Trần Trọng Kim, sử gia được nhiều người biết và hâm mộ. Nhiều người trong đó có tôi cũng mon men ngấp nghé học tiếng Nhựt: i chi là một, nhi hay ni là hai, xan là ba, xi là bốn, gô là năm, rôkư là sáu, ha chi, kư và zi ư tôi chỉ nhớ số chín và số mười, riêng số sáu, số bảy và số tám tôi chịu, không nhớ; yô tô là tốt, yô tô nay là không tốt, bin ta là đánh. Năm 45, Nhật Bản chính thức đầu hàng vô điều kiện, Nhật ngữ cũng vội vã chìm trong quên lãng. Ôn lại chuyện cũ, tôi thấy Việt Nam vào thời kỳ ấy đất nước cực kỳ điên đảo. Thiên hạ hấp tấp làm giàu vội vã đục nước béo cò, nếu có me Tây trước đây thì bấy giờ cũng thấy lai rai me Nhựt, thậm chí đầy dẫy gái Nhựt, điếm Nhựt đĩ Nhựt. Nhưng dù là chính quyền thân Nhựt, cộng tác mật thiết với Nhựt, rốt cục người Việt chạy theo quân đội Phù Tang vẫn làm tay sai cho Nhật mà thôi.

Tôi được lên danh sách những học sinh được lãnh thưởng vào cuối năm học, lớp Dự Bị. Ngoài tôi được thưởng, còn có một học sinh khác cũng được thưởng, đó là tên Mai xuân Phán. Phán lớn hơn tôi, cao và nổi giò hơn tôi, bắt đầu bể tiếng nói khao khao như vịt đực. Tôi không thắc mắc ở lớp Sơ đẳng tức lớp Ba có hay không mấy người học giỏi được lãnh thưởng. Vào cuối năm lớp Ba có một số học trò học khá như Nguyễn văn Mẫu và Lê văn Niên. Niên sống ở Phú Nông, mỗi ngày thứ năm và ngày chủ nhật Niên phải giữ trâu và bò cho ăn cỏ ngoài đồng. Kể ra thì ý nghĩ và cảm tưởng khi phải đảm đương công việc chăn trâu trong sách Quốc văn giáo khoa thư lớp Dự Bị Ỳ Ai bảo chăn trâu là khổ? Không,

Chăn trâu sướng lắm chứ! Đầu tôi đội nón mê như lọng che, tay cầm cành tre như roi ngựa. Ngất ngưỡng ngồi trên mình trâu, tai nghe chim hót trên chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ, trông cảnh trời xanh lá biếc, tôi với con trâu thảnh thơi vui thú, tưởng không còn gì sung sướng cho bằngỲ, riêng bản thân, tôi đã có ý nghĩ so sánh, không dám công khai phát biểu: chăn trâu thì sung sướng cái nỗi gì! Trâu ăn không no, bụng đói, buổi chiều dắt về chuồng, chủ trâu thấy con vật ăn không no lên tiếng quở trách. Về mùa đông, mưa dầm gió bấc, rét căm căm, ngoài đồng ngoài ruộng xác xơ, lấy gì để trâu ăn? Năm tôi học trường Đại học sư phạm Đà Lạt, một sinh viên năm thứ nhất tên Nguyễn văn Ái đã phát biểu một cách tàn nhẫn:

Ai bảo chăn trâu sướng lắm là nói phéc! Mùa mưa mùa gió phải đội mưa mang áo tơi lá dắt trâu ra đồng lạnh thấy mẹ cho trâu mà nói sung sướng cái nỗi gì? Ấy là chưa nói trâu không có cỏ mà ăn, mùa màng gặt hái rơm rạ sạch trơn.
Tôi nghe sinh viên Nguyễn văn Ái phát biểu cảnh khổ của kẻ chăn trâu mà không có nhận xét phản ứng.

Suýt nữa tôi quên béng một người bạn nhỏ: Huỳnh ngọc Trực. Trực là học sinh trường tiểu học Phú Vinh, xuống trường Nam Tiểu học Nha Trang học. Tôi cũng từ trường cấp sơ học Vĩnh Điềm xuống tận Nha Trang theo học. Trực ngồi bàn đầu bên phải. Tôi cũng ngồi dãy bàn đầu, bên trái, hướng về phía thầy giáo ngồi.

Bẵng đi độ vài tuần lễ, tôi thấy vắng bóng Huỳnh ngọc Trực đi học. Tôi tưởng Huỳnh ngọc Trực bệnh. Tôi hỏi, một người bạn cũng theo học Phú Vinh Trần văn Lưu, nhà ở sát bên cạnh đường quốc lộ Một, tức đường Thiên lý số một, trả lời vắn tắt:

Trực chết rồi.
Tôi ngạc nhiên tới độ sửng sốt:

Trực chết rồi hả? Trực chết lúc nào, bao giờ? Tại sao Trực chết?
Trần văn Lưu thản nhiên trả lời:

Bị sét đánh chết, cách nay độ nửa tháng. Sáng thứ năm, học trò không đi học, Trực dẫn trâu ra đồng cho ăn cỏ. Buổi chiều mưa giông, không may bị sét đánh, Trực chết tức khắc.
Vào thời ấy, kiến thức văn minh khoa học còn sơ khai lạc hậu, về sau, khi học lớp Nhứt C của thầy Ngụy như Bàng với Khoa học thường thức của soạn giả Ưng Luận, tôi mới vỡ lẽ ra rằng nhà khoa học người Mỹ Franklin đã phát minh ra cột thu lôi (le paratonnerre) hình như vào thế kỷ 18: sét đánh trên những vật nhọn như ngọn cây cổ thụ, nóc thánh đường, chùa, dòng điện có thể cao đến mấy chục ngàn volts, dòng điện ấy chạy theo trên mặt đất hoặc xuống lòng giếng sâu rồi biến mất, an toàn không gây thiệt hại. Trực chết không một ai thông báo cho tất cả lớp biết và thầy giáo vẫn thủ khẩu như bình không tình không nghĩa, dửng dưng xa lạ. Cái chết Huỳnh ngọc Trực và cái chết của Kiều xuân Điệp trước kia học lớp Nhì nhỏ giống nhau: Trực chết vì bị sét đánh chết, Điệp chết vì có lẽ bị ung thư não. Mùa hè năm ấy Ngô và tôi rủ nhau lội bến Dắt qua sông tới làng Ngọc Hội thăm Điệp đang nằm thiêm thiếp trên giường bệnh. Hai chúng tôi chỉ biết hỏi thăm người bệnh mở mắt, khẽ lắc đầu, ôm đầu bó tay bất lực. Hết hè bước qua năm học mới chúng tôi đều nghe Điệp chết.

Tôi được trao phần thưởng hạng nhì vào cuối năm học, gồm có một manh giấy trắng không kẽ hàng, một cây bút chì, một cây bút máy không hiệu chắc là hiệu local được sản xuất tại một hang xưởng nào đó, một quyển sách tiếng Pháp l’Escadron Blanc. Nhà trường tổ chức lễ phát phần thưởng tại nhà chơi préau. Anh tôi cũng đi dự buổi lễ phát thưởng. Tôi nhớ một nhóm nữ học sinh có hát một bài hát tôi vẫn không quên, đó là bài hát Ỳ Dứt đường tơỲ tôi chỉ nhớ lõm bõm một đôi lời ca tiếng hát:Ỳ Khói mây chiều vấn vương theo gió. Thiết tha chi những nỗi hoài mong. Đàn lẻ cung thôi đừng buông tơ..Đắm hương tình khi đang dông tố, non nước đang tràn máu anh hùng, đàn ơi dứt đi đường tơ.Ỳ

Nhạc phẩm Ỳ Dứt đường tơỲ do nhạc sĩ nào sáng tác, quý độc giả nào biết? Không phải nhạc sĩ Dzoãn Mẫn đâu Dzoãn Mẫn đã sáng tác Biệt Ly, Một buổi chiều mơ. Tác giả của nhạc phẩm Dứt đường tơ chính là nhạc sĩ Dzoãn Cảnh. Trong lúc chiến tranh tiếp tục gieo rắc tang tóc và đổ nát, tại sao nhạc sĩ Dzoãn Cảnh lại điềm nhiên viết lên những dòng nhạc chán ghét mệt mỏi bởi chiến tranh, phải chăng nhạc sĩ có đầu óc phản chiến như Trịnh công Sơn, như Phạm Duy, thật tình tôi không hiểu nổi.

Nhân ngày kỷ niệm cách mệnh thành công 29 tháng Tám và 10 tháng Mười, quân và dân ta ăn mừng thứ nhất Ruộng đất cải cách, thứ hai Giai phẩm Nhân văn, thứ ba vụ Mậu Thân cố đô. Ăn mừng thì có ăn mừng, nhưng toàn đảng, toàn quân toàn dân nín khe im thin thít không hé răng, không nghe, không biết, không nói đến. Không có vụ Ruộng đất cải cách. Làm gì có biến cố Giai phẩm Nhân văn. Và toàn chuyện láo khoét vụ Mậu Thân biến cố. Cách mệnh của ta luôn luôn nói thật, trước sau như một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy( mộng làm bá chủ Đại Hán) thì không bao giờ thay đổi. Kỷ niệm bốn mươi năm biến cố Mậu Thân được nhắc đến như một tang tóc đầy nước mắt đau thương khiến nhiều thính giả nghe kể lại không kềm chế thút thít nức nở sụt sùi. Nhà nước chính quyền đành phải lên tiếng Ỳ hãy quên quá khứ hướng về tương lai,Ỳ nhưng quá khứ đau thương vẫn luôn luôn là một hoặc những oan hồn ám ảnh.

Liên tục mỗi năm, vào cuối tháng chín đầu tháng mười dương lịch, giải Nobel được trao tặng cho những khoa học gia có thành tích xuất sắc trong việc phát minh đem lại lợi ích thiết thực cho nhân loại. Các giải Nobel về khoa học được trao tặng là các bộ môn Hóa Học, Vật Lý, Sinh vật Học và Y tế, giải Nobel Văn chương. Thì cũng mừng. Nhưng có một giải Nobel Hòa Bình năm 2009 được Na Uy trao tặng khiến dư luận thế giới không khỏi ngạc nhiên đến độ sửng sốt. Nhân vật trúng giải Nobel Hòa Bình năm 2009 chẳng xa lạ gì, ai cũng biết, tổng thống hiệp chủng quốc Hoa Kỳ thứ 44, đắc cử đầu năm 2009. Lý do khiến tổng thống thứ 44 đoạt giải khôi nguyên Nobel Hòa bình được giải thích chỉ chưa đầy một năm hoạt động, chưa hết năm 2009 vì ông ta đã biết cố gắng tuyên bố các quốc gia trên thế giới không có vũ khí hạt nhân, tôn trọng thành tích nhân quyền. Thì ai mà chẳng biết! Việt Nam vi phạm chà đạp nhân quyền, áp bức tôn giáo một cách trắng trợn công khai, tiếng kêu oan vang dội khắp tòa Nhà Trắng, nữ dân biểu Loretta Sanchez đòi Việt Nam liệt kê vô bản PCP tại bộ Ngoại Giao Huê Kỳ, thượng nghị sĩ John Kerry lặng lẽ chìm xuồng hồ sơ Hạ viện đã được thông qua, cất kỹ trong ngăn kéo, bị chết non tức tưởi. Một buổi sáng nọ, người phối ngẫu cho tôi biết một tin sốt dẻo: tổng thong thứ 44 từ chối nhận giải Nobel Hòa Bình vì tự nhận thấy mình chưa thật sự làm được thành tích nào cho ra hồn. Tôi im lặng không nói gì vì bản tính từ trước có tính hoài nghi cố hữu. Hư hư thực thực thế nào, hạ hồi phân giải. Mở máy vi tính, tôi cố mở mắt thực to để nhìn cho rõ: tuyệt nhiên không thấy một nguồn tin nói gì về việc từ chối giải Nobel Hòa Bình năm 2009 cả, giải khôi nguyên không từ chối, vẫn nhận giải thưởng một triệu bốn tăm ngàn mỹ kim được trao tận tay. Tôi tự nhủ, xin lỗi vì hơi khiếm nhã vô phép: chó có bao giờ chê...cứt! Tôi lấy làm bái phục nhà văn kiêm triết gia người Pháp Jean- Paul Sartre đã từ chối giải Nobel văn chương, và Lê đức Thọ cùng Henri Kissinger đã vì đảng Cộng sản đã ép buộc từ chối giải Nobel Hòa Bình năm nọ. Thì ra trâu buộc ghét trâu ăn. Thọ, tôi phỏng đoán them rỏ rãi, riêng Kissinger có nhận giải thưởng hay không, tôi không biết. ThờI buổi nàygiải thưởng hằng năm coi bộ giảm giá, đặc biệt giải thưởng mang nặng màu sắc chính trị. Việt Nam hiện giờ có nhiều giải thưởng, giải thưởng 1952-54, giải thưởng 1960-63, giải thưởng 1954-1975. Việt Nam còn tiếp tục hô hào động viên cổ vũ người Việt vượt biên về quê hương du hí, một phần thưởng khác hấp dẫn hơn và ngon xơi hơn./.

Võ Doãn Nhẫn

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.