Oct 14, 2024

Tiểu luận - Tạp bút

Sợ (tiểu luận).
Võ Doãn Nhẫn * đăng lúc 05:28:01 AM, Jun 01, 2009 * Số lần xem: 2404
Hình ảnh
#1


( Trắng răng đến thuở bạc đầu,
Tử, sinh, kinh, cụ làm nau mấy lần.)
( Cung Oán Ngâm khúc)
( Thất kinh nàng chửa biết là làm sao)
Ðoạn trường tân thanh.

Tâm lý học cổ điển xem giận và sợ là hai cảm xúc chính. Theo định nghĩa sợ là một trong những sinh hoạt cảm tình có cường độ mạnh, nhất thời, chóng qua, gây ảnh hưởng mạnh mẽ sâu sắc tới toàn thể sinh hoạt tâm lý.
Từ thuở còn rất nhỏ, tôi đã biết sợ. Sợ đủ thứ. Thế cho nên từ người lớn đến người chưa đủ lớn thường xuyên đem thứ vũ khí ra dọa nạt hù nhát. Ông Kẹ là vật tôi khiếp sợ nhất. Vào mỗi tối, sau khi mọi người đã lên ngọn đèn tọa đăng đặt trên bàn in lung linh chập chờn những bóng hình người biết cử động múa may. Các anh các chị tôi thường đem ông Kẹ ra dọa hù nhát tôi vốn yếu bóng vía: ( Ông Kẹ đó mày!)
Tôi chưa có khái niệm rõ ràng về ( ông Kẹ ). Ông Kẹ là ai, người hay vật ? Ông Kẹ là một ông già chuyên bắt trẻ con hay khóc nhè để rồi túm lấy ăn thịt sống không cần phải nấu chín, mồm miệng nanh vuốt chẳng cần, thịt trẻ con không cần nhai, trệu trạo rồi nuốt chửng. Giàu tưởng tượng, khi đã trưởng thành, tôi thật sự chẳng biết ông Kẹ là ai, có thể mường tượng hình dung một quái vật khổng lồ, nhưng ( văn kỳ thinh bất kiến kỳ hình(, tai có nghe nhưng mắt chẳng nhìn thấy. Ông Kẹ rõ ràng hiện diện, có mặt, nhưng có đó mà.. không có đó. Lớn lên, ông Kẹ dần dần chìm sâu trong lãng quên, ( ông Kẹ đó mày!( chỉ còn là một mớ những kỷ niệm của thuở ấu thời.
Tình cảm ( sợ ) không những chỉ nói về (sợ ), tiếng Pháp gọi là (phobie ), chỉ những cảm xúc sợ hãi, sợ sệt nhưng bệnh nhân không biết rõ đối tượng, điển hình là aérophobie, sợ không gian. Tình cảm này, những cảm xúc này tôi đã có kinh nghiệm trải qua. Một khi trèo lên một nấc thang cao, tựa lưng vào tháp nước, tôi có cảm giác chênh vênh lơ lửng sẵn sàng té ngã trong lúc tôi đang lóp ngóp một tay ôm súng lưng mang băng đạn, bởi tôi có bổn phận gác trực vào ngày chủ nhật; đó là lúc tôi đang cố gắng vượt qua đoạn đường chiến binh trong lúc tôi đang hì hục lui cui vượt qua một chiếc thang cao tôi đoán chừng hơn mười mét cao. Trời cao ngất nghễu, gió mát lồng lộng từ miền rừng núi đưa vào, nếu sơ xuất, tôi sẽ ngã gẫy chân, từ giã ( thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu(.
Nhưng phải nói nỗi sợ hãi... hãi hùng nhất, kinh hoàng nhất là nỗi sợ của nhóm phụ nữ đàn bà con gái học trò, đó là nỗi sợ súc vật(zoophobie) như chuột con mới đẻ, râu róm, Nếu vô tình bạn sẽ chơi nghịch gắp vài ba chú chuột con bằng ngón tay út đỏ hỏn ngo ngoe nhắm mắt co ro cựa quậy, bạn sẽ kín đáo đặt vào trong cặp sách học trò, lặng lẽ không ai biết. Ðến khi tan học, một nữ sinh sẽ đem viết, viết chì, tẩy, thậm chí khăn tay vô cặp... cất, thì bất thình lình cô bé hét một tiếng thảng thốt hãi hùng, giật mạnh tay, vứt cả cặp sách vào đãy, miệng cắt không được giọt máu, hai tay ôm chặt cứng người bạn bên cạnh. Người bạn không biết sự cố gì đã xảy ra, giật giọng hỏi:
- Cái gì vậy? Mày làm tao hết hồn.
- Có cái gì, có con gì ở trong đó...
- Cái gì là cái gì? Con gì là con gì mới được chớ?
- Cái gì con gì không biết, nhưng mà tao sợ lắm.
Một cậu học sinh con trai bước tới giằng lấy chiếc cặp, vạch tìm coi ( bí mật quân sự ( được phác hiện những gì: thì ra những sinh vật ngo ngoe chỉ biết cựa quậy.
Tôi tạm kết luận: sợ loài động vật zoophobie là căn bệnh có lẽ bẩm sinh của phụ nữ, có lẽ tới lúc nhắm mắt hơi thở cuối cùng mới tới hồi kết thúc, riêng chuyện phòng the chăn gối ái ân thì người phụ nữ tuyệt nhiên không đả động.
Một con sâu róm đen lông lá xum xuê lởm chởm bằng ngón tay cái không biết từ đâu xuất hiện, chạy xồng xộc ngang qua trước mặt bất kể đường đi nước bước khiến tôi sởn mình nổi gai ốc. Có ai bình thường dám bốc con sâu róm ấy, bỏ vô tay coi nó lăn lộn bò chơi, không cần có cảm giác ngứa ngáy khi loài côn trùng đột nhiên đụng chạm? Bụng bảo dạ, tôi thầm nhủ kinh nhi viễn chi, sợ mà lánh xa, cũng như ngày còn trẻ tuổi, khi đi thăm trại người bị bệnh phung cùi tôi đã tự nhủ cùng một tâm niệm.
Lại cũng một bệnh sợ động vật zoophobie vẫn bàng bạc khắp nơi vào thờI niên thiếu. Vào dịp Tết Nguyên Ðán, mẹ chuẩn bị gói bánh tét, chuẩn bị rọc lá chuối tươi. Trong lúc mẹ đang lui cui rọc lá, tôi đang loay hoay xếp lá chuối những nơi dài nhất tốt nhất, một con sâu chuối to bằng ngón chân cái, màu xanh, dài bằng 1dm, bọc phấn trắng, nằm yên trong tàu lá, hai con mắt lộ rõ, đầu mọc sừng đang chăm chú theo dõi quan sát hành vi động tĩnh. Không dám dùng tay dùng que dùng gậy sát sanh côn trùng khổng lồ, tôi lặng lẽ lánh xa, kinh nhi viễn chi. Xin nhắc lại: không phải kính nhi viễn chi mà là kinh nhi viễn chi.
Lại thêm một kỷ niệm của thời niên thiếu liên quan đến tình cảm sợ động vật zoophobie.
Vào lúc xế trưa, trong nhà chỉ có ba thằng nhóc: Phúc, mười một, mười hai tuổi, Tấn, bảy, tám tuổi chi đó và tôi, có lẽ độc giả không cần biết tuổi. Phúc, còn có tên móc nôi là Loi, Tấn cũng có tên móc nôi là Bé. Phúc là anh còn Tấn là em. Dòng sông con êm ả trôi qua, mang theo những bè rau muống sát tận bờ, phô ra những đọt dỉa xanh non mơn mởn, lũ chúng tôi thường ngắt lấy những cọng đọt đìa ấy về nhà...( ăn tươi nuốt sống(, chấm mắm nêm cho những bữa cơm đạm bạc, đếch cần biết những khổ chủ của những bè rau muống ấy. Những đọt đìa ấy tôi còn nhớ, mùi hăng hắc độc đáo bốc lên. Ôi, Tìm lại thời gian đã mất, hồn ma của Marcel Proust ( A La Recherche du temps perdu(.
Trên bến của dòng sông con ấy có những bực đá chông chênh gập ghềnh, phải cẩn thận đặt chân thong thả bước xuống mới khỏi ngã. Tấn rủ Phúc cùng nhau đi tắm, Phúc không. Tấn rủ tôi, tôi lắc đầu không. Viện lý do, chúng tôi đã tắm nghịch chơi thỏa thích ngay sau bữa cơm trưa, mất hơn hai tiếng đồng hồ( thời gian sao trôi nhanh quá nhanh), trong khi đó Tấn ngủ trưa!
Tấn cởi quần cởi áo trần truồng bước xuống bến sông tắm. Hai đứa chúng tôi chỉ ra bến nhìn, không tắm, dòng sông giờ này thủy triều đã xuống cạn, tảng đá phẳng trơn tru Tấn ngồi nghịch nước, té nước tới tận bè rau muống.
Tấn bất giác cúi xuống chăm chú nhìn: một con đỉa đang từ dưới mặt nước thong thả đi lên, bò tới tận háng của Tấn. Thằng bé chợt khóc ré lên inh ỏi có lẽ vì quá sợ con vật từ trước đến nay nó không dám đả động tới. Phúc vội vã cúi xuống, con đìa vẫn tiếp tục ngo ngoe, lần này nó cả gan lấn tới, bò lên tận bụng, Tấn càng khóc to khóc lớn. Phúc bước xuống tảng đá bên cạnh dòng nước, nhưng đã hai lần, Phúc toan nắm lấy con vật trơn nhớt, Phúc đành rụt tay lại, thì ra đứa con trai không đủ can đảm. Bé Tấn càng khóc lớn. Người cha nghe tiếg kêu khóc inh ỏi rầm rĩ từ trog hà bước ra sân rồi ra goài vườn .
- Cái gì mà kêu khóc ồn ào đến vậy?
Thằng con lớn đành phải lên tiếng trước:
- Có con đìa đeo trên háng ngay trên con cu thằng Bé, con cố gỡ nó ra mà con khôg dám.
Người cha tiếp tục bước chân xuống bến nước, Tấn tiếp tục kêu khóc cầu cứu. người cha cúi xuống chăm chú nhìn . Con vật xanh lè trơn hớt nhầy nhụa tiếp tục giương oai diệu võ ý chừng sẵn sàng tiến tới đi vào chỗ không người mặc dù con vật không có đầu, khôg có tai, khôg có mắt nhưng dườg như nó biết hướng đi. Người cha nắm lấy toàn thân con vật, kéo mạnh tay khiến con vật lìa khỏi sức hút máu gay từ bên dưới con cu nên rời khỏi lăn lộn ngo ngoe, ông ném mạh con vật hút máu vô trong bè rau muống tiếng kêu đánh chủm. Tấn bấy giờ hoàn hồn, hết khóc. Người cha bấy giờ mới cất tiếng:
- Ðỉa đánh hơi người tài lắm, kiếm cách bám gười ta, đàn ông con trai đôi khi chui lỗ đít, đàn bà con gái đôi khi chui lỗ lồn.
Phúc, hai đứa kín đáo liếc mắt nhìn nhau, tẽn tò sượng sùng bẽn lẽn. Giờ này Tấn đã lên bờ, bận quần mặc áo, coi hư hết tắm.
Tôi gọi người cha hai đứa con là dượng Năm, chồng cô Năm, một người đàn bà ốm yếu hom hem, mắt kém, suốt đời khôg biết làm gì chỉ ăn bám. Ngày trước, dượng Năm cũg có đăng lính trog quân đội viễn chinh Pháp, không biết đăng lính ngành gì, về sau tôi mới biết dượng đăng lính khố đỏ. Dượng dáng người cao lớn dềnh dàng khỏe mạnh, tính tình hiền lành vui vẻ, lâu lâu đượng được về nhà nghỉ phép một vài ngày, chơi với vợ con , hết phép nghỉ đượng phải về đồn trại. Dượng thường mặc quân phục màu vàng kaki, quần sọt, mang đôi giày săng đá có đóng cá bên dưới, mỗi khi tiếng giày vang cồm cộp trong sân là lúc gười lính khố đỏ được phép về nhà nghỉ. Từ khi có biến động trên miền đất Việt Nam, vợ chồg con cái thất lạc không biết phương nao.
Lúc còn nhỏ, tâm hồn ngây thơ chơn chất, tôi thật tình chưa có khái niệm rõ ràng về sợ. Bắt được một con chim không cần để ý chim lớn hay chim hỏ, điều cần phải làm ngay tức khắc là vặt trụi lông, bỏ vô bếp lửa thui sống. Rồi mổ bụng, vứt hết những bộ lòng cỏn con, đem chặt đầu, rồi bắc chảo đốt lửa lên ráng, cho một tí gia vị để thêm phần chảy nước dãi trong vị giác, mùi thịt chim ráng tỏa bay ngào ngạt thơm nức mũi khôg chịu được. Ðừng nói tới linh hồn chim bị chết oan ức, tôi nào sợ!
Rồi sau 1975, tôi xoay sang nghề nuôi gà, rồi sau đó nuôi thỏ. Tôi thấy thỏ dễ nuôi, chỉ cần hái lá rau muống, hái lá ( thảo nhơn ( tức lá dẹp bỏ vào chuồg thỏ cho ăn . Ðiều đặc biệt là thỏ khôg bao giờ uốg ước, chỉ đái, nhưng ước đái thì ôi thôi, khai nồng nặc.
Một hôm, tự hiên bốc đồng nổi hứg tự nhiên tôi thấy thèm thịt thỏ.Tôi chưa ăn thịt thỏ,nhưng thấy them. Nhìn bầy thỏ 5 con, tôi tự nhủ, giết làm thịt một chắc khôg có vấn đề gì. Vả, vào ngày cưới vợ của Dũg- Huệ, tôi giết một lượt 5 con gà để tặng dịp cưới thằng cháu, tôi thấy cũng đâu có sao, duy chỉ giết cùng một lúc 5 con, tôi thấy mệt.
Vậy là tôi nắm đầu một con đem giết. Nhìn ánh mắt, tôi thấy con thỏ không có vẻ gì sợ, thái độ bình thản, tự nhiên như gần gũi quen thuộc. Ôm con vật vào lòng, thỏ có vẻ quen thuộc như tôi thường nuôi mèo nuôi chó hằng ngày. Cầm dao mỏng và bén rạch bụng, thỏ vẫn để yên không kháng cự không vùng vẫy, thản nhiên đón nhận cái chết. Lạ một điều khi rạch dao vào bụng thỏ, không thấy máu chảy trong thân thể của thỏ. Tới lúc đã chặt đầu dùng dao chặt từng miếng thịt, tôi thật sự đã làm thịt xong con thỏ vô tội. Rổ thịt thỏ nằm yên trong rổ, sẵn sàng đổ vào chảo nước sôi, pha thêm nước dừa xiêm mắm muối. Bạn biết tôi nấu thịt thỏ với món ăn gì khôg? - Thịt thỏ rô ti đãy bạn ạ.
Sau độ nửa tiếng đồng hồ, tôi tắt lửa riu nhỏ lại, thức ăn trong chảo bắt đầu chìn . Bữa cơm tối, tôi lấy những miếng thịt thỏ rô ri ra ăn cơm, một cách khách quan công bình, lần đầu tiên tôi thấy thịt rô ti thỏ rất ngon. Tôi khuyến khích vợ tôi và các con cả nhà cùng ăn, vợ tôi chỉ nếm thịt rô ti cầm chừng, có lẽ cốt để thử lần đầu tiên ông đầu bếp thân hành làm gia chánh, đánh giá khẩu vị làm sao. Tuyệt nhiên không một người nào trong nhà tói giết thỏ làm rô ti thực đáng thương, thực tội nghiệp, nhưng hỡi ôi, sự ân hận cắn rứt lương tâm giờ này đã trễ, giờ đây( cái sự đã rồi (, ( người làm ăn cả, tội nay một mìh.( Kể từ hôm ay, từ giờ khắc ày, tôi đã thật sự biết sợ, một tình cảm tôi đã thật sự kinh qua.
Từ thuở khai thiên lập địa, loài người còn ở lỗ ăn lông nhưng loài người cũg đã biết sợ hãi trước sức mạh của bạo lực thiên nhiên. Loài gười đã biết khiếp sợ trước sức mạnh vô hình như Thần Mưa, Thần Gió, Thần Sấm Sét, Thần Giông Bão, Thần Chiến Tranh, Thần Dịch Lệ. Nói theo Auguste Comte, tinh thần nhân loại đã trải qua ba giai đoạn : giai đoạn thần lý, giai đoạn siêu hình và giai đoạn thực ghiệm. Ở đây ta chỉ quan tâm chú ý về việc giải thích vào giai đoạn thời kỳ tiền sử xa xưa ăn lông ở lỗ. Người tiền sử thấy chỗ nào cũng bàng bạc hiện hữu cùng khắp thần linh, sẵn sàng ban phúc hoặc giáng họa. niềm tín ngưỡng sơ khai đầu tiên nơi người tiền sử là thuyết phiếm thần .Theo nguyên ngữ, phiếm thần là (((((, tout est dieu, tất cả là thần linh. Thuyết phiếm thần là chủ thuyết coi tất cả là thần linh, coi vạn vật là chúa tể. Trường phái khắc kỷ chủ trương điển hình thuyết phiếm thần mà đại diện là Zénon, sau đó có Épictète, Marc Aurèle. Vào thế kỷ mười bảy, triết gia nổi tiếng người Hòa Lan Spinoza cũng chủ trương thuyết phiếm thần. Spinoza quan niệm Thượng đế hiện hữu cùng khắp mọi nơi, có tính vô hạn . Mời quý độc giả hãy nghe một đoạn văn tượng trưng cho những dân tộc thiểu số, gười Thổ, tin tưởng và kinh sợ thuyết phiếm thần :( Vàng và Máu ( của nhà văn Thế Lữ. Mời độc giả theo dõi diễn biến những tình cảm khiếp hãi kinh sợ phiếm thần khi nghe núi Văn Dú.
Sừng sững giữa trời, bao quát đồi cây gò đất, núi ấy trông đường bệ hách dịch như đứng làm chúa tể cho cả một vùng phong cảnh hoang vu. Dân Thổ ở các làng vùng đó ngày nào cũng trông thấy ngọn núi mù mù lam tím nhô lên trên những hàng rừng xanh chi chít um tùm.
Những buổi hoàng hôn, bóng chiều soi riêng một phía cũng như các ngày ủ dột âm u, Văn Dú lại hiện ra một vẻ riêng, oai linh và mầu nhiệm.
Ðối với ngọn núi lớn, người Thổ không những chỉ có tấm lòng kính cẩn phảng phất đối với mọi cảnh bát ngát cao cả, họ lại còn sợ hãi Văn Dú như một vật có tri giác, có quyền phép làm hại được người. Ở những miền quanh đó và trong thời bấy giờ, ai nói động đến Văn Dú là một sự gở lạ.
Núi Văn Dú có một cái hang lớn. Ðó là là nguồn gieo mọi sự khủng khiếp cà mọi sự kinh hoàng. Người ta bảo hang ấy là hang thần vì đó là chỗ thần núi ở.
Trong một năm, có khi trời đất đang yên, bỗng đùng đùng một cơn sấm chớp. Trên không khí, gió vù chớp nhoáng tưởng như gươm thiêng vung tít, cây cối vật vã tan nát, người vật lo sợ hết hồn. Khắp mọi nhà đều khua gõ inh ỏi, lại cùng với các bà then thầy pháp kêu khấn cho đến nguôi cơn, như thế mới đỡ tai hại.
Lại nhiều khi, sau một hồi dông tố dữ dội, mây đen tan hết, ánh nắng lại soi xuống, bấy giờ trên đỉnh núi chập chờn một tầng khói phủ dần dần bay đi. Trong đám hơi mà người ta bảo là nộ khí của thần hang, nhiều người nói thường trông thấy có những hình bóng kỳ dị.
Trong thi phẩm Cung Oán Ngâm khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, ta thấy toàn một quan niệm một thái độ bi quan yếm thế:
( Trắng răng đến thuở bạc đầu,
Tử sinh kinh cụ làm nau mấy lần ).
( Kinh ) là sợ; nhưng ( cụ ) cũng là sợ, nhưng kinh khiếp hơn, hãi hùng hơn, peur và panique có một khác biệt về cường độ, về sắc thái, về tính chất. Tôi có một người bạn cũ, tên Khâm họ Phan, tường thuật lại về sự khủng bố chặt đầu của một nhóm người Taliban, nhưng ông bạn Khâm báo trước là không nên xem, không nên chứng kiến cảnh tượng hãi hùng dã man kinh sợ nếu bị yếu tim, hậu quả sẽ khốc hại. Nhưng vì bản tính tò mò muốn biết hư thực, tôi vẫn mở computer, bụng bảo dạ nếu cảnh tượng quá kinh sợ quá hãi hùng thì lập tức tắt computer không coi nữa. Quả nhiên những cảnh hành hình tự sát của các nhóm khủng bố Taliban khiến tôi kinh hãi, tim đập vô hồi kỳ trận khiến tôi lập tức... nghỉ chơi. Hậu quả là phải mất hơn mười phút, tôi mới cảm thấy chứng đau đầu dễ chịu trở lại. Cảnh tượng ấy cũng là cảnh tượng rất thương tâm xen lẫn lòng kính phục khi nữ tướng Bùi thị Xuân thản nhiên chấp nhận chịu voi dày trước sự chứng kiến tận mắt của Nguyễn phúc Ánh./.

Võ Doãn Nhẫn

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.