Apr 18, 2024

Tiểu luận - Tạp bút

Cầm Cân Nẩy Mực.
Võ Doãn Nhẫn * đăng lúc 04:51:05 PM, May 22, 2009 * Số lần xem: 2346
Hình ảnh
Võ Doãn Nhẫn
#1

 

Bao Chửng(999-1062)( hay Bao Chuẩn?) người Hợp Phì, Lư Châu (nay là thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, nước Tàu), đậu tiến sĩ năm 1027, đã từng giữ chức vụ quan trọng như Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ cát, phủ doãn Khai Phong, khu mật phó sứ tương đương với phó tể tướng. Ông còn được gọi là Bao Thanh Thiên, Bao Hắc Tử hay Bao Long Ðồ. Bao Công nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, chấp pháp nghiêm, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông. Cha ông là Bao Nghi, từng giữ chức đại phu trong triều. Sau khi Bao Nghi qua đời, Bao Chửng được phong Hình bộ thị lang. Ông chỉ còn để lại một bài thơ khi bước vào hoạn lộ. Tuy ông chỉ để lại một bài nhưng vì thế nó lại càng quý và có ý nghĩa. Bài thơ như lời thề sắt son như những châm ngôn chắc nịch tạc sâu vào bia đá khiến cho tấm gương về cuộc đời Bao Công vốn đã sáng đẹp lại càng thêm sức hấp dẫn thuyết phục đối với hậu thế.

Sau đây là bài thơ độc nhất ( Viết trên tường nhà ở quận Ðoan Châu (( do Nguyễn khắc Phi dịch):

( Lòng trong sạch là cái gốc của việc trị nước,
Ðạo ngay thẳng là điều mưu cầu của việc tu thân.
Thân cây đẹp tốt rốt cuộc sẽ thành tường tốt.
Gang thuần chất không thể uốn thành móc cong.
Kho đầy hẳn lũ chuột và bầy sẻ vui mừng,
Cỏ hết thì bọn thỏ và chồn rầu rĩ.

Sử sách có lời di huấn:

Chớ để lại điều xấu hổ cho con cháu mai sau.(

Xử án công bình.

Xưa, có một người làm đầy tớ nhà quan, nhân có vụ kiện với người trong họ. Quan nhất mực không nghe. Người ấy cứ van xin cạy cục kêu nài mãi:

- Bẩm quan lớn, quan lớn chỉ nói cho một lời là thế nào tôi cũng được kiện. Quan bảo:

- Không được. Dịch địa(1) anh là người kia thì anh có muốn ta nói lời ấy không?

(1) Dịch địa(1): đặt địa vị hoàn cảnh của người khác, hoàn cảnh na ná ( kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân(.

Người đàn ông ngồi trước hương án, chăm chú theo dõi một (núi( hồ sơ khiếu nại kêu oan, lắc đầu ngao ngán. Dân oan khiếu kiện vang tới trời. Khiếu kiện dân oan dậy tới đất. Suốt gần ba mươi năm dân nộp đơn khiếu kiện lên tới cổng nhà trời, được coi là cán cân công lý cầm cân nẩy mực chính xác tuyệt đối, mà than ôi, công việc giải quyết dân đen hoàn toàn thấp cổ bé miệng. Gần mấy trăm ngàn dân đen chồng chất đơn nộp lên đến ngập cổ. Bao Chửng có nghe nói ( Phòng tiếp dân ( tại Hà Nội, sẵn sàng tiếp nhận những cán bộ những viên chức giải quyết cực kỳ mau lẹ chóng vánh những khó khăn bế tắc không giải quyết nổi. Không có việc gì khó, chỉ sợ việc làm không bền. ( Phòng tiếp dân ( hiện giờ vắng ngắt như chùa Bà Ðanh, không một nhân vật VIP bén mảng tới mà ví dầu dân đen có tới chầu chực, vấn nạn vẫn không được giải tỏa nỗi niềm thắc mắc. Lánh xa là tốt nhất, ( tẩu vi thượng sách (.Nhưng Bao Chửng nghĩ đã có cách xử lý giải quyết dễ như... ăn cơm nguội. Như trường hợp Bao công đã xử kiện con vịt ỉa ra cứt khô thắng kiện trong khi vịt ta rong chạy ngoài đồng đã ỉa cứt nướcđà thua kiện. Vịt ỉa cứt khô đã thắng kiện vịt chạy đồng ỉa cứt nước. Nhưng có trường hợp quá ư tế nhị rắc rối khiến Bao Chửng không quên những tình tiết những sự cố bất thường.

Thời Trịnh Nguyễn phân tranh trong hơn sáu mươi năm. chiến tranh tạm lắng dịu giữa hai dòng máu, một Nguyễn một Trịnh. Họ Nguyễn làm chúa ở xứ Nam, họ Trịnh làm chúa ở xứ Bắc. Vua Lê làm vì, chúa giữ quyền chính trị, thời bấy giờ có chúa Tĩnh Ðô vương Trịnh Sâm. Trịnh Sâm có một nàng con gái tuổi độ mười sáu, mười bảy, nhan sắc trầm ngư lạc nhạn. Tên người con gái là Ðặng thị Huệ, hằng ngày nàng phải nhặt hái lá chè về nhà tẩm ướp cho thơm nên từ đó về sau khi Ðặng thị Huệ được tuyển chọn làm cung phi sống với Trịnh Sâm trong phủ chúa, Huệ được đặt một biệt danh là bà chúa Chè. Trịnh Sâm rất được bà chúa Chè sủng ái, tiếng nói là tiếng nói của bà chúa Chè, linh hồn là linh hồn của Ðặng thị Huệ, quyền uy cùng khắp. Vài chục năm sau, Trịnh Sâm già yếu bệnh tật sau cùng thì chết, nhưng riêng Ðặng thị Huệ càng già càng dẻo càng dai, đang tuổi hồi xuân phơi phới, tha hồ để mặc tự do hoa bướm ân tình chung chạ: Huy quận công Hoàng đình Bảo ra vô phủ chúa tự do như chỗ không người khiến thiên hạ dèm pha dị nghị búa rìu dư luận:

(Trăm quan có mắt như mờ,

Ðể cho Huy quận vào sờ chánh cung)

( Huy quận ) đây chính là Huy quận công Hoàng đình Bảo. (Chánh cung )đây là chánh phi Ðặng thị Huệ, tức vợ chánh thức của Tĩnh đô vương Trịnh Sâm tức bà chúa Chè. Nên nhớ, thời nhà Trịnh không lập chánh cung hoàng hậu, chỉ được sắc phong ( vương phi ).Những người được chính thức làm vợ thuộc triều Lê, như Lê Ngọc Hân được chính thức được phong làm hoàng hậu, triều Lê cuối cùng.

Ðặng thị Huệ còn có một người em trai, tên là Ðặng Lân, một tay du đãng chọc trời khuấy nước. Lân chẳng học hành gì, suốt ngày cùng chúng bạn vui chơi chọc phá, nhất là đám phụ nữ đàn bà con gái. Ðặng Lân đều biết rõ đường đi nước bước của bọn con gái đàn bà. Lân nghe theo nhóm đầu đảng bày mưu tính kế, ban ngày ban mặt bọn du thủ du thực cùng nhau bao màn che trướng, một khi bắt được một con gái đẹp thì ôi thôi, họa vô đơn chí, Lân tha hồ giành giựt chiếm đọạt cho đến lúc sự trinh tiết hạ màn xa chạy cao bay. Hầu hết phụ nữ con gái đều bị Lân vùi hoa giập liễu làm nhục. Khắp phố phường thị thành Lân được gán cho một hung thần, mệnh danh là cậu Trờivà ( em vợ (của Ðặng thị Huệ còn được Lân gán cho một biệt danh trong dân gian quần chúng là ( quốc cữu (, tương tự em vợ của nhà vua là hoàng hậu Nguyệt Kiểu là Tạ Ôn Ðình trong diễn tích tuồng San Hậu.

Tại kinh kỳ, có một người con gái cực kỳ diễm lệ, nhan sắc nhất nhì ở chốn thủ đô, người con gái ấy tên là Ngọc. Hằng ngày cô Ngọc lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, không biết ngày nào giờ nào tên Ðặng Lân vồ được miếng mồi ngon, nên ngày nào đứa con lêu lổng vô công rồi nghề, quyết ra tay ( đào tiên đã bén tay phàm ).

Vào lúc giữa trưa, trong khi nhà nhà đều kín cửa không dám để cửa công khai mở cửa ban ngày ban mặt, chợt cô Ngọc có việc khẩn cấp ra đi gần nhà cần giải quyết ngay thì bọn đầu trâu mặt ngựa du côn du đảng bất ngờ ập đến khiến cô Ngọc trở tay không kịp. Cả bọn ào đến túm lấy người cô, hè nhau xúm nhau bê cô về giuờng vầy cuộc vui! Cô Ngọc kêu la giẫy dụa, riêng Ðặng Lân vui mừng hơn bắt được vàng, bấy nay không bõ thời gian tìm kiếm rình rập. Khi bắt được con người ngọc rồi, con quỷ râu xanh đè ngửa người thiếu nữ, xé toạt xiêm y, không biết vì sao con quỷ râu xanh lại có sức khỏe phi thường. Hắn lấy chai rượu, đè ngửa cô Ngọc, đổ chai rượu bắt uống:

- Mỹ nhân lại đây cùng ta uống rượu.

Trong lúc tấn thảm kịch sắp tới hồi kết thúc thì lạ lùng thay, một bàn tay nắm lấy tóc của cậu Trời, một tay cầm kiếm đưa lên cận cổ, quát hỏi dõng dạc:

- Ai được phép cho ngươi vào đây?

Ðặng Lân cụt hứng, cật vấn hỏi lại:

- Nhưng ai cho phép ngươi vào đây? Bay đâu?

Không thấy một ai đáp ứng trả lời, có lẽ bầy vô lại biết rõ sự việc nên đã cố tình cố ý tránh xa.

- Tội ác của ngươi đã tới số rồi. Ta chờ đợi ngươi đã lâu.

Ðặng Lân hốt hoảng:

- Ta là cậu Trời!

- Cậu Trời cũng chém.

Một nhát kiếm. đầu Ðặng Lân rụng.

Còn lại trên chiếc giường mùng màn chăn gối xô lệch ngổn ngang còn lại chỉ hai người, người đàn ông và cô thiếu nữ suýt bị nhục và hãm hại, cô Ngọc vừa mừng vừa xấu hổ vì thân thể lõa lồ, ngồi co ro. Người đàn ông nhìn thoáng qua cất tiếng:

- Vụ việc như thế nào, mặc quần áo xiẹm y lại, cô cần khai ngay để bản chức rõ.

- Cô Ngọc trước sau vẫn một lời tường thuật suýt bị hãm hại. Người đàn ông thở dài, cho phép cô Ngọc về nhà. Ðoạn, người đàn ông tự trói tay, nộp mình thân hành đi tới phủ chúa.

Người đàn ông vừa mới chém đầu một tên vô lại là ai, người đã tự xưng là ( bản chức )với một quốc sắc là cô Ngọc?
Người đàn ông đó chẳng phải người xa lạ, đã từng sinh ra và sống ở đất kinh đô ngàn năm văn vật. Người đàn ông họ Tào tên Ðương, theo việc đèn sách ở Quốc Tử Giám, làm quan đến Trung thư lệnh, chuyên xét xử những vụ việc bất công. Ngay từ đầu Trung thư lệnh Tào Ðương đã nghe tiếng dữ đồn xa tin tức Ðặng Lân, đã bất bình vì đã triều ca phủ chúa để yên mặc trò nhiễu nhương loạn dâm dung túng. Trung thư lệnh tuy không than phiền nhưng không nói ra là vì phép nước không nghiêm, mà đã một khi phép nước không nghiêm luật pháp không minh, lẽ tất nhiên ( thượng bất chính, hạ tắc loạn.( Chính vì vậy mà Trung thư lệnh đã nhất định chém bêu đầu Ðặng Lân làm gương thế hệ mai sau.
Trong vương phủ, Ðặng phi ôm chân chúa khóc, vẻ đẹp càng tăng thêm. Tĩnh Ðô vương tìm cách làm vừa lòng Ðặng phi:

- Ái phi cứ yên tâm, ta sẽ giết đứa giết quốc cữu.

Tào Ðương một mình lặng lẽ lò dò đến vương phủ, hai tay vẫn bị trói chặt. Thấy Trịnh Sâm ngồi một mình trên chiếc ngai, Tào Ðương cúi rạp khom lưng xuống chào nhưng không lạy bởi lễ nghi không cho phép thần dân cúi lạy phủ phục trước triều đình:

- Bản chức là Tào Ðương,xin được bái kiến, khải bẩm chúa Thượng.

Tĩnh Ðô vương nhìn Tào Ðương không chớp mắt, đoạn hỏi:

- Tại sao ngươi dám giết quốc cữu? Giết người thì đền mạng, ngươi có biết không?

- Bản chức biết, khải bẩm chúa Thượng. Nhưng lưới trời lồng lộng, thiên võng khôi khôi, khó bề thoát khỏi, bản chức đã suy nghĩ rất lâu hành động con người càn rỡ này, một tên du thủ du thực ngu si đần độn văn dốt vũ nát, suốt ngày từ sáng tới tối tên Ðặng Lân chỉ biết rình rập tóm bắt những phụ nữ đàn bà con gái mục đích vùi hoa dập liễu, thỏa mãn thú tính, xong, bầy thủ hạ sai nạn nhân đem giết ngay, tới giờ này oan hồn uổng tử đã nhiều. Thấy Ðặng Lân tựa quỷ lộng hành, bản chức quyết định ra tay giết Ðặng Lân, giết trước tâu sau, tiền trảm hậu tấu. Xưa có một ông vua có mười tám cái bình rất quý. Một viên quan cận thần lỡ tay đánh vỡ mất một chiếc. Vua tức giận truyền đem chém. Một ông quan quỳ xuống tâu rằng:

- - Hạ thần có thể làm lại nguyên vẹn cái bình đã vỡ ấy , nhưng xin bệ hạ cho xem nốt mười tám cái bình còn lại kia.

Nhà vua đồng ý, ông quan liền kéo mạnh cái tủ, khiến mười tám bình còn lại vỡ loảng xoảng hết cả. Ðoạn viên quan quỳ xuống tâu rằng:

- Còn mười tám cái bình này thì sớm muộn trước sau cũng sẽ vỡ và sẽ mất mười tám mạng người nữa. Nay xin bệ hạ giết một mình hạ thần là đủ.

Vua bèn tha cho mà không giết.

Tào Ðương báo xong, tay vẫn bị trói chặt, đứng yên. Trịnh Sâm nãy giờ vẫn yên vị trên ngai yên lặng, sắc mặt uy nghi trầm ngâm nhưng có vẻ buồn. Sau cùng, không thể kéo dài sự im lặng mãi, Tĩnh Ðô vương cất tiếng:

- Dân là nước, dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Phép nước là trọng, nhưng một khi luật pháp tối cao không còn được tôn trọng, dân sẽ loạn, loạn từ đưới lên. Ta nghe nhà ngươi vốn bất bình vì dân loạn, ngươi làm một sứ mệnh thiêng liêng cao cả ( thế thiên hành đạo( chém đầu quốc cữu, ta thấy nhà ngươi đã hành xử đúng của một người dân đã biết thế nào là bổn phận đã biết thế nào là trách nhiệm. Vì thế mà ta ta cho nhà ngươi thoát khỏi tội chết, còn về tình riêng, để mặc ta xử trí.

Sự cố diễn biến tuần tự tựa một cuốn phim quay chậm, từ biến cố tên du thủ du thực Ðặng Lân sắp sửa làm nhục cô Ngọc tới màn cảnh Tào Ðương ra tay xuất kiếm chém đầu râu xanh dâm tặc, Bao Chửng đều chứng kiến tất. Nhưng chuyện phải chăng là chuyện có thực 100%, một sự kiện lịch sử, một chuyện chỉ xẩy ra vào một thời công lý suy vi?

- Chuyện có thực, xẩy ra vào thời chúa Trịnh lộng hành nhân tâm suy vi, ngân khố nước nhà trống rỗng, thiên hạ đua nhau bán tước mua quan, có tiền mua tiên cũng được. Lại một lần nữa, Bao Thanh Thiên lắc đầu ngao ngán. Phải chăng tình hình đất nước đã tới lúc mạt vận hết đường cứu vãn? Thời buổi Trịnh Sâm tuy coi vậy mà vẫn còn cố sức hàn gắn những gì đổ vỡ, cố gắng vớt vát những gì còn có thể vớt vát: chém đầu Ðặng Lân để cứu vãn một nền văn hóa bệ rãc suy đồi. Bọn quan chức ô lại tham quan chỉ biết làm giàu là quốc sách mục tiêu phương tiện. Một diện tích hèn mọn nhỏ bé khiêm tốn bọn trưởng giả học làm cha thiên hạ mua được bằng một giá rẻ còn hơn cho không chúng nó, giờ này đã trở nên cao ốc lầu cao chất ngất, nếu dân nghèo muốn khiếu kiện bọn bourgeois gentilhomme thì bọn chúng nó vỗ bụng cười khùng khục, bụng bảo dạ: cho chúng nó chết luôn, ván đã đóng thuyền còn đâu, trừ phi có một đại hồng thủy biển hóa dâu xanh. Hồ sơ chồng chất xếp cao như núi mà nào có giải quyết được chi, mà những viên chức cao cấp cũng không ngu gì dại gì mà giải quyết những hồ sơ. Bọn chúng nó bảo: không thể giải quyết, chỉ còn một nước cho chìm xuồng là thượng sách. Ừ, mà cũng lạ: lâu nay bọn tử tội vì tỗi phạm hình sự không còn được tử tội đem ra hành quyết tại pháp trường nữa, thế là làm sao, tại làm sao? Có lẽ kể từ nay cuộc sống vật chất của chúng ta những con cái của những viên chức cán bộ nhà nước đã hết khổ, phú quý sinh lễ nghĩa. Thời buổi này nói chuyện đề cao công lý không khác chi nói chuyện ngày xưa, chuyện cổ tích huyền thoại. Ðề cao nêu gương công bình chính trực sẽ cười vào mũi những ai còn chút lương tâm liêm sĩ.

Nẩy mực cầm cân hết hiệu lực.
Lương dân khiếu kiện đầy oan ức.
Ðèn Trời soi xét trống buông xuôi,
Hẹn biển thề non kèn thổi ngược.
Bịt mắt bưng tai nỗi đớn hèn,
Ù tai điếc mũi niềm ray rứt.
Thời kỳ mạt pháp nhẩm thời gian.
Bao Chửng đèn khuya đành tấm tức./

Võ Doãn Nhẫn

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.