Mar 28, 2024

Tin tức

Tin & Bài Vở Về 30 Tháng Tư và Kính Chuyển Tin VN Theo Dòng Thời Sự
Webmaster * đăng lúc 08:40:06 PM, Apr 27, 2023 * Số lần xem: 332
Hình ảnh
#1




 Tin & Bài Vở Về 30 Tháng Tư và Kính Chuyển Tin Việt Nam Hôm Nay, Theo Dòng Thời Sự (Cám Ơn)

 Bằng Giây Phút Này, 48 Năm Về Trước!
 

  Phút Tưởng Niệm!


 -Bằng ngày này, giờ này, giây phút này, 48 năm về trước, cả đất nước Việt Nam sắp rơi vào tay Cộng Sản, 30 tháng 4 năm 1975, mãi mãi là vết thương đau đớn trong lòng hàng triệu người dân trong nước và ngoài nước.

 “Bên chiến thắng” là phe ác, chỉ biết quyền lợi của mình, của Đảng. Nên gần nửa thế kỷ qua, đã đưa dân tộc Việt xuống tận đáy bùn đen, và còn có nguy cơ mất nước vào tay ngoại bang.

 Ngày nào khi Quê hương chưa có tự do dân chủ, ngày ấy, vẫn còn là Tháng Tư đau thương! Người Việt vẫn còn trách nhiệm đấu tranh để quê hương chóng có thay đổi, để tương lai Việt Nam được tươi sáng hơn, sánh vai với những quốc gia văn minh trên thế giới hiện nay.

 Ngày đó, bình minh thật sự lại trở về trên quê hương yêu dấu!

 Mong lắm thay.
 


 Bằng Giây Phút Này, 48 Năm Về Trước!

 Không Bao Giờ Quên! 30/4 Ngày Đen Tối Nhất Lịch Sử VNCH!


 * Ngày 27-4-1975 – Cộng quân đã tràn vào các tỉnh chung quanh Sài Gòn. Mất Bà Rịa, Phước Tuy, Nước Trong, Trảng Bom, Suối Đỉa, Cầu Rạch Chiếc, Rạch Cát, Cầu Bình Phước, Quán Tre lan ra xa lộ Đại Hàn.

 – Người ta bịa đặt ra: “Caritas. Usaid. Usom. Juspao. Cords. The Asia Foundation. IUS, chỉ là những thành phần cấy vào miền Nam Việt Nam do CIA trá hình. Nay họ lo đóng cửa và chuồn bay đi hết rồi!” Tất cả mọi liên lạc trong nội thành Sài Gòn với ngoại thành, đi các Tỉnh, hầu như tê liệt, trục giao thông chính dẫn đến phi trường, hải cảng, các bến xe miền Đông, miền Tây, miền Trung, hoàn toàn ứ đọng và “bế quan tắc lộ.”  Chao ôi! Lúc đó thì người người tụm năm tụm ba ở các nẻo đường chính, để nghe ngóng thăm dò tin tức. Toàn là những giả thuyết, những tin đồn hoang mang.

 Mọi người nhốn nháo cả lên, chèn ép nhau, xô đẩy nhau mong tìm đường chạy thoát thân, mong khỏi bị trụ lại nơi thành phố đông nghẹt người, từ các nơi dồn về Thủ đô Sài Gòn hối hả, ngột ngạt nghẹt hơi. Mọi tiếng động đều đinh tai nhức óc nổi hoài thâu đêm suốt sáng, không bao giờ ngưng. Người ta muốn điên vì đủ thứ chuyện thay đổi liên tục xảy ra từng giờ trên ti-vi, tin đã xấu càng xấu thảm xấu tệ biết bao!

 Sài Gòn đang đếm từng hơi thở, trong cơn hấp hối!
 

 Tưởng Niệm Tháng Tư Đen Năm Nay, Tại Thành Phố San Jose Có Gì Lạ?

 
* Lần đầu tiên, Liên Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa Bắc Cali, đảm nhận, thực hiện Lễ Thượng Kỳ tại Kỳ Đài thành phố. (City Hall) với Khối Quốc Kỳ Việt-Mỹ, do Binh Chủng Mũ Nâu, Biệt Động Quân đảm trách.
<0e189bb2-b4c2-4ab3-b2d7-82e714d38b00.jpg>

 THƯ MỜI

 DỰ LỄ CHÀO CỜ LÚC 2 GIỜ CHIỀU,
NGÀY QUỐC HẬN 30-4


 Thưa quý Niên trưởng và quý Chiến hữu,

 Ban Chấp Hành LH CQN và khối Quốc Kỳ, Mỹ-Việt do Hội Biệt Động Quân

 Trân trọng Kính mời quý Niên trưởng và quý Chiến hữu cố gắng tham dự đông đủ lễ chào cờ ngày quốc hận 30/4.

 Chúng ta hỗ trợ the Youths of Vietnamese American Roundtable (VAR).
 
 Nhắc Nhở:

 *Các Cựu Quân Nhân, cố gắng mặc quân phục.

 Riêng quý chiến hữu khối quốc kỳ, chúng ta luôn luôn nhớ "nhìn quân phục biết tư cách" của một chiến sĩ VNCH làm gương lớp trẻ VN.

 *Chúng ta có mặt lúc 1:15PM  => 1:20PM, trước sân cờ, để tập dượt lại việc chuyển đội hình sao cho thích hợp với vị trí.
 Hẹn gặp nhau trước sân cờ City Hall

 Xin cảm ơn quý vị,
 Lê Đình Thọ

 
 *Điểm hẹn để nhận tiếp liệu thêm xăng dầu, đạn dược, sau khi hành quân: Tư gia BĐQ Lý, 2739 Othello, San Jose.

 Rất Hân Hạnh Kính Mời!

 Tại Sao Liên Hội CQN VNCH Bắc Cali Đảm Nhận Công Tác Thực Hiện Lễ Chào Cờ Này?

 -Hầu như việc tổ chức ngày 30 Tháng Tư hàng năm, là công tác của Cộng Đồng, Liên Hội nhiều năm qua, đã từ chối mọi sự cộng tác. Nhưng năm nay thì hơi khác!

 Liên Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa Bắc Cali, đã nhận đảm nhiệm, thực hiện Lễ Thượng Kỳ tại Kỳ Đài thành phố. (City Hall) Lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật tuần này! (Đúng vào ngày 30 Tháng Tư!) với Khối Quốc Kỳ Việt-Mỹ, do Binh Chủng Mũ Nâu, Biệt Động Quân đảm trách.

 Cờ VNCH sẽ được tung bay trước Tòa Thị Chính Thành Phố, (nơi có người Việt Nam định cư trong một thành phố, đông nhất Hải ngoại, trên 1 trăm 30 ngàn!) suốt tuần lễ tưởng niệm Tháng Tư Đen!


 Nên nhớ, Hội Đồng Thành Phố, vài ngày qua, cũng đã vừa trao Nghị Quyết, Tháng Tư Đen cho đại diện Cộng Đồng Tị Nạn VN. Đủ thấy, tiếng nói người Việt tại thành phố này, càng ngày càng có sức mạnh.

 Thực hiện nghi lễ này, vì thể theo lời yêu cầu của Các Em, Các Cháu, Thanh Niên, Thiếu Nữ, Việt Nam trong tổ chức “Round Table”, muốn nhìn thấy những hình Ảnh Cha Anh, những người Lính VNCH, đã một thời hy sinh, chiến đấu bảo vệ Miền Nam tự do, no ấm trên 20 năm, trước khi Đất Nước lọt vào tay “kẻ ác!”

 Nên đã có nhã ý mời Quý Cha Chú, trong Quân Đội, cử hành giúp nghi thức trang trọng này.

 Như vậy, năm nay, là năm đầu tiên, Liên Hội CQN đảm trách lễ chào cờ, đúng vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật tuần này, cũng nhằm đúng vào ngày 30 tháng 4!

 Công tác bất thường này, là điềm báo: “những người Lính già, xa quê hương” sẽ nhìn thấy lá Cờ Vàng, sẽ lại phất phới bay trên Quê hương yêu dấu, trước khi…nhắm mắt! “Anh vẫn mơ một ngày nào!”

 Mong lắm thay!

 *Sau đây là vài hình ảnh Lễ Chào Cờ Đầu Năm và Ngày Quân Lực, do Liên Hội CQN Bắc Cali tổ chức hàng năm, liên tục, biết bao nhiêu năm qua.
 

 *Liên Hội CQN VNCH Bắc Cali, nơi quy tụ trên, dưới 20 đoàn thể Quân Đội, đủ mọi Quân Binh Chủng, trong tình “huynh đệ chi binh”, đã chung vai hoạt động “sống chết có nhau!” trên 30 năm nay. Tình Lính như một chất keo! khó có đoàn thể nào, đoàn kết và bền vững như thế! (Anh không chết đâu Anh!)


 Chuyện Tháng Tư: Bàn Về Chuyện Thắng Bại, Quân Tử Và Kẻ Tiểu Nhân!

 (Huy Phương)

 -Trong “Bên Thắng Cuộc,” tác giả Huy Đức ghi lại lời thân phụ ông, di cư vào Nam từ năm 1954: “Chưa có thời nào mà bắt người thua trận bị tù hàng chục vạn như thời Cộng Sản. Các tay này không biết lòng dân là thế nào sao?…

 Thêm vào đó, cái ngỡ ngàng khó chịu nhất là dân miền Nam, thấy mình không phải là người “được giải phóng,” mà là “người thua trận,” bị khinh miệt, bị làm tình làm tội, đối xử không ra con người.

 Sau đây là nguyên văn lời thân phụ Trần Đĩnh, nói về sự tùy tiện đối xử của một “anh bộ đội” đối với một người dân bình thường, trong vùng mới được “giải phóng”

 -“Bố đi bộ về đến đầu phố, thì bị một anh bộ đội mặt non choẹt, cầm súng gác giữ lại, hỏi đi đâu mà nhanh thế. Bố nói tôi già, nên muốn mau về nhà nằm.

 – Không được, đứng nghiêm năm phút!

  Bố lại ngỡ như thuở bé đi học đứng nghiêm là quay mặt vào tường, nên quay vào tường, thì anh ấy lại vặn sao quay mặt đi? Trốn giáo dục à? Lại quay lại nhìn thiên hạ, qua lại nhìn mình. Đứng đã ngán, lại phải nghe loa ca ngợi chiến thắng, phân tích chiến thắng…”

 Người lính của phe thắng trận có thể tự do hành xử như thế, với một người dân vô danh hay sao, còn đâu là chuyện thu phục nhân tâm? Suốt gần nửa thế kỷ, rõ ràng miền Bắc chiếm được đất đai, xóm làng, thành phố, nhưng không hề chiếm được lòng người. Ngay trong những ngày đầu trong trại tập trung, mà Cộng Sản đặt tên là trại “học tập cải tạo,” những người thất trận đã cảm thấy bị đối xử bởi một lũ mọi rợ, thất học.

 Từ sĩ quan cho đến một vị tướng lãnh miền Nam khi gặp bọn cai tù (tên gọi là cán bộ vệ binh hay quản giáo,) đều phải đứng nghiêm, chào kính, nếu cần nói, phải dùng tiếng “thưa cán bộ!” Khi ra trại tù đi làm lao động, hay lúc trở về, đoàn tù miền Nam, khi qua cổng, có tên vệ binh mặt búng ra sữa, đang ngồi trên chòi gác, đều phải dở nón mũ ra, có khi cao hứng, những tên lính gác này còn bắt tù bỏ cả kính ra, dù là kính cận thị!

 Ngày mới đi trình diện để tập trung lên xe đi vào trại tù, vì ác cảm với giới trí thức, một người bạn tôi đã bị một Việt Cộng lột cặp kính cận thị của anh, vứt xuống đất và đạp nát! Uất hận tận cùng, nhưng trong thế “chim lồng cá chậu,” người sĩ quan miền Nam đành nuốt hận vào lòng.

 Theo cuốn hồi ký của một tác giả cựu sĩ quan miền Nam, tại trại Đá Bàn, Khánh Hòa, một vệ binh oắt con, có sở thích bệnh hoạn là vặt râu một ông già tù binh. Người tù khốn khổ này chỉ biết khóc!

 Không biết ai đã dạy dỗ những người “lính cụ Hồ” có thái độ mất dạy. khốn nạn như vậy và vì sao cấp trên của họ lại nhắm mắt làm ngơ, trước những thái độ mất nhân tính như thế?

 Chuyện trả thù cũng rất dễ hiểu, như nhà văn miền Bắc, Tạ Duy Anh, đã viết: “Niềm căm thù nhìn thấy những kẻ hạnh phúc hơn mình, bốc lên ngùn ngụt trong ngực mình, để thỏa mãn bản tính ghen ghét… Giết người lúc ấy sao thấy sướng thế!” (Đi Tìm Nhân Vật, tiểu thuyết, NXB Văn Hóa Dân Tộc, 2002.) Thì ra mình giết nó, hành hạ nó, vì nó hạnh phúc, giàu có, sung sướng hơn mình! Điều này có thể rất dễ hiểu, khi Cộng Sản miền Bắc đánh tư sản miền Nam, bỏ tù người miền Nam, lấy nhà cửa, tài sản, đổi tiền của người miền Nam không tiếc tay. Tất cả những việc này đều nằm trong một hệ thống trả thù có quy mô.

 Sự thật đã ghi lại như một toán Biệt Kích Dù 81, đã buông súng đầu hàng vẫn bị bắn và chôn trong một cái giếng sâu hiện nay chưa tìm ra dấu vết. Tại Hậu Nghĩa nhiều sĩ quan chỉ huy đã bị xử bắn, nhân viên cảnh sát bị nấu nước sôi dội lên đầu. Trong “Hồi Ký Dang Dở,” Ông Dương Hiếu Nghĩa cho biết: “Ngay tại tỉnh Vĩnh Long, các ông cai tổng Nguyễn Văn Dần, Nguyễn Văn Xôm, Nguyễn văn Thêm đều bị họ kết án là “có tội với nhân dân”, mà không thông qua một tòa án nào, và bị hành quyết ngay khi bị bắt, bằng vũ khí thô sơ như búa, mã tấu…

 Không nói lời gian dối, chúng tôi xin ghi lại đây danh sách của những viên chức tình báo cao cấp của VNCH, sau tháng 4-1975 bị đưa ra Bắc và bị bức tử. Sau khi được đưa đến trại tù Hoả Lò làm việc, được “bồi dưỡng” một tô phở, về đến trại, ói máu ra mà chết trên tay anh em:

 – Chuẩn Tướng Bùi Văn Nhu, Tư Lệnh Cảnh sát Quốc Gia (nguyên Tư Lệnh Phó) người thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình.

 – Đốc Sự Nguyễn Phát Lộc, Đặc Uỷ Trưởng Phủ Đặc Uỷ Trung Ương Tình Báo (thay TT. Nguyễn Khắc Bình.)

 -Ông Nguyễn Kim Thúy, Giám Đốc Nha Nghiên Cứu Phủ Đặc Uỷ Trung Ương Tình Báo.

 – Đại Tá Dương Quang Tiếp, Phụ Tá An Ninh Tình Báo Phái Đoàn Liên Hợp Quân Sự  Bên.

 – Đại tá Nguyễn Văn Học, Đặc Trách Tình báo và Phản tình Báo Nha An Ninh Quân Đội VNCH.

 Riêng trường hợp Đại Tá Lê Khắc Duyệt, Sĩ Quan Tình Báo Cao Cấp phục vụ tại Tổng Nha Cảnh Sát, được bà con bên kia mách nước là phải lo lót để khỏi ra Bắc, may ra còn có xác mà đem về chôn. Hai năm sau, ông qua đời tại tại Sài Gòn, cũng bị ngón đòn “trả thù” như các chiến hữu của ông bị đưa ra Bắc!

 Tại các bộ Chỉ huy CSQG tỉnh, các trưởng F. (tức Phụ tá Cảnh sát Đặc Biệt, đặc trách Tình Báo), phần lớn là cấp Uý, đều bị tập trung 17 năm, nếu không có sự can thiệp của Hoa Kỳ, qua chương trình định cư cho những người bị tù “cải tạo,” sẽ chết mòn trong các trại tù miền Bắc!

 Đó là chuyện trả thù người sống, với người chết chúng cũng chẳng buông tha, hèn hạ như thế!

 Ngay khi Cộng Sản vào Sài Gòn, ngày 3 tháng 5, Nghĩa Trang Quân Ðội Hạnh Thông Tây, Gò Vấp đã bị Cộng Sản Bắc Việt dùng xe ủi đất san bằng hết, ngay chiều ngày hôm đó! Tại Vĩnh Long, riêng ngôi mộ của Trung Úy Dù Nguyễn Văn Ngọc, dù đã chết từ hơn một năm trước, vẫn bị họ đào lên, đưa cả quan tài ra giữa chợ Ngã Tư Long Hồ, để cho phá nát bằng cốt mìn! (Hồi ký Dang Dở.)

 Sau khi chiếm miền Nam, CSBV phá tượng “Tiếc Thương” mang đi, xem nghĩa trang này như một nhà tù, bị canh gác, rào kẽm gai, và không ai được thăm viếng, di dời phần mộ ra khỏi đây. Trong trên 30 năm, nghĩa trang thành nơi hoang phế, quạnh hiu!

 Chúng ta được biết rằng, năm 2015, Ukraine đã tháo dỡ gần 140 tượng đài của Liên Xô và chính phủ Ba Lan có kế hoạch hạ bỏ khoảng 500 tượng đài Liên Xô, kẻ thù ngày trước, nhưng tôn trọng, không đụng đến tượng đài ở các nghĩa trang, nơi an nghỉ của những người lính Xô Viết.

 Vẫn theo nhà báo Huy Đức, thời Đỗ Mười vào Nam đánh tư sản mại bản, trong một cuộc họp mật, đích thị Đỗ Mười đã hò hét: “… Chúng ta phải róc thịt chúng ra!”

 Theo tài liệu, kế hoạch trả thù X.1 do Đỗ Mười đề xuất theo kiểu Khmer Đỏ, thì sĩ quan “nguỵ” từ Trung Úy trở lên, công chức miền Nam từ cấp Chánh Sự Vụ đáng phải bị…tử hình!

 Người ta đã có lần so sánh tháng Tư lịch sử của nước Mỹ (4-1865) và tháng Tư định mệnh của Việt Nam (4-1975.) Binh sĩ miền Bắc kính cẩn chào khi tướng Robert E. Lee cỡi ngựa đến nơi ký hiệp ước đầu hàng. Không có tiếng reo hò, nổ súng vui mừng của người thắng trận. Binh sĩ miền Nam không bị coi là quân đội phản quốc. Sĩ quan miền Nam không ai bị đi tù. Bên thắng trận không đụng tới hoặc làm phiền hà đến họ. Kỵ binh thất trận được quyền mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy làm ăn.

 Than ôi, cuộc chiến VN, CSVN, kẻ ác độc, cực kỳ tiểu nhân, đã thắng cuộc chiến!

 Tin Việt Nam Hôm Nay
 Lịch Sử Sẽ Viết Gì Về
  Ngày 30 Tháng 4

 
(Ngô Nhân Dụng)


 *


 (Hình: Một bài học kinh nghiệm mà người Việt Nam năm 1975 có thể nghĩ ra là đừng bao giờ chấp nhận sống dưới một chế độ độc tài. Nhất là một chế độ dựa trên một hệ thống tư tưởng giáo điều, hủ lậu, cố chấp.)

 Người học lịch sử sau này sẽ tự hỏi tại sao chế độ đó không sụp đổ nhanh hơn, theo sau ở các nước Đông Âu và Nga, để dân Việt Nam được sống tự do sớm hơn, có cơ hội phát triển kinh tế và văn hóa nhanh hơn?

 Ký giả này đã nhiều lần tự hỏi một cuốn lịch sử Việt Nam in năm 2075, sẽ nói gì về ngày 30 tháng Tư trước đó 100 năm?

 Nhà viết sử sẽ ghi nhận 30 tháng Tư năm 1975 là ngày cuộc chiến đã chấm dứt giết chết hai triệu người Việt; sau đó ba, trên bốn trăm ngàn người Việt đã vùi xác trên Biển Đông khi tìm đường chạy trốn một chế độ độc tài khắc nghiệt. Sách có thể ghi chú rằng dân số cả nước lúc đó khoảng 35 triệu.

 Các sử gia sẽ so sánh: Cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, 18 là do hai dòng họ các tướng quân tranh quyền, chiến tranh kéo dài đến vài trăm năm. Cuộc chiến thế kỷ 20 không lâu như lần trước, chỉ có 16 năm, từ tháng Năm năm 1959, khi toán quân Bắc Việt đầu tiên theo đường Trường Sơn xâm nhập miền Nam. Nhưng số người chết cao gấp mấy chục lần.

 Chắc các nhà viết sử sẽ phải nhìn rộng hơn để tìm hiểu cái gì gây nên cuộc chiến thứ nhì này? Tìm đến gốc thì đó là một phần trong lịch sử của cả loài người, cái gọi là “Chiến tranh Lạnh” giữa hai khối tư bản và Cộng sản. Gốc rễ bắt đầu là phương thức kinh tế tư bản phát triển vào thế kỷ 18 ở Âu Châu, đưa tới một phản ứng là lý thuyết Mác-xít. Từ đó, có cuộc cách mạng năm 1917 thành lập một chế độ Cộng sản ở nước Nga. Rồi thế giới chia hai, nhiều quốc gia cũng bị cắt đôi theo hai ý thức hệ.

 Trong lịch sử Việt Nam thì cuộc chiến chấm dứt năm 1975, chỉ là một đoạn trong một cuộc tranh chấp lâu dài hơn, giữa hai chủ trương lập quốc sau khi thoát nạn thực dân. Một bên là những người muốn đưa nước ta vào làm một thành phần, một đội quân đi hàng đầu trong mặt trận quốc tế do Liên Xô lãnh đạo. Bên kia là những người chủ trương lấy dân tộc làm mục đích chính yếu, liên kết với các nước chống lại Nga Xô. Một bên muốn thiết lập chế độ chuyên chính của đảng Cộng sản, tổ chức kinh tế theo lối hoạch định tập trung. Bên kia muốn tùy nghi học hỏi theo kinh nghiệm các chế độ chính trị tự do dân chủ, với hệ thống kinh tế thị trường, cũng gọi là kinh tế tư bản, có thể tùy nghi lựa chọn vì ở mỗi nước mỗi khác.

 Nhưng không phải bất cứ một nước Á và Phi Châu nào cũng trở thành bãi chiến trường cho hai khối Cộng sản và tư bản tranh hùng giết hàng triệu người, như ở Việt Nam. Ấn Độ không, Thái Lan không, các cựu thuộc địa như Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Dương, vân vân, cũng không lâm cảnh tương tàn bi thảm như nước mình. Những nước đã bị chia đôi như Đức, Nam Hàn sau năm 1954, cũng không bị cảnh chiến tranh kéo dài như ở Việt Nam. Có phải các quốc gia này tình cờ, gặp may mắn hay chăng? Hay là giới lãnh đạo ở các nước đó khôn ngoan hơn người Việt?

 Vì vậy, Việt Nam là một trường hợp đặc biệt, và rất đáng thương. Sự kiện đầu tiên đẫn tới cuộc nội chiến là ông Hồ Chí Minh lập đảng Cộng sản Việt Nam, nhắm mục đích đưa người Việt vào chủ nghĩa Cộng sản, một tín ngưỡng duy vật. Ông theo đường lối Stalin bên Maskva muốn dùng phong trào Cộng sản Quốc tế mở rộng ảnh hưởng của Nga ra khắp thế giới.

 Lúc đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (sau bị Stalin bắt đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương), nước Việt Nam đang bị người Pháp cai trị và bóc lột. Người Việt Nam đã nổi lên chống Pháp suốt từ cuối thế kỷ 19. Tất cả mọi người Việt Nam yêu nước đều chống Pháp. Tất cả đều mong đuổi người Pháp đi, xây dựng một nước Việt Nam độc lập. Những chiến sĩ bị người Pháp hành quyết trong năm đó là 13 liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Các nhà cách mạng đều muốn nước Việt Nam sau khi độc lập sẽ theo một chế độ dân chủ, tự do giống như thể chế của nước Pháp sau các cuộc cách mạng 1789 và nước Trung Hoa từ năm 1911.

 Ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam nghĩ khác. Họ nêu chủ trương rõ rệt là sau khi được độc lập thì sẽ thiết lập ở nước ta một chế độ theo kiểu của Stalin gọi là “vô sản chuyên chính”. Họ nhắm biến Việt Nam thành một phần của mặt trận vô sản thế giới chống chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Theo ông Stalin, các khái niệm về quốc gia, về tổ quốc là các tư tưởng lạc hậu.

 Các người nghiên cứu có thể thấy rõ ý nguyện của Hồ Chí Minh trong báo Thanh Niên do ông xuất bản ở Quảng Châu. Ngày 18 tháng Mười năm 1925 báo này in trên tiêu đề khẩu hiệu: “Vô sản toàn thế giới, hãy đoàn kết lại!” Đó là kết luận của bản Tuyên ngôn Cộng sản, do hai nhà triết học Đức, Karl Marx và Friedrich Engels viết vào tháng Hai năm 1848. Câu này vẫn còn trên bia mộ của Karl Marx ở nghĩa trang Highgate, Luân Đôn.

 Ngày 20 tháng 12 năm 1926 ông Hồ viết trên báo Thanh Niên: “Cái danh từ tổ quốc là do các chính trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân... để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra, chẳng có tổ quốc, cũng chẳng có biên giới”. Không có quốc gia, không có tổ quốc, đó là quan điểm rõ rệt của ông Hồ Chí Minh.

 Đảng Cộng sản ra đời năm 1930, đặt cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam trước một ngã rẽ: Phải lựa chọn giữa khuynh hướng quốc gia, dân tộc và một chủ nghĩa quốc tế.

 Ông Hồ Chí Minh đã chọn đường lối quốc tế, sau khi “hãnh diện đã được giác ngộ” ở Pháp, rồi được huấn luyện các kỹ thuật nghề gián điệp, tuyên truyền, ở Maskva. Nhiều nhà cách mạng Việt Nam không đồng ý, họ chỉ nhắm mục tiêu giành độc lập dân tộc.

 Từ đó, ở nước ta có hai xu hướng chính trị đối nghịch, quốc gia và quốc tế, mối xung đột càng ngày càng nặng nề. Khi thế giới chia ra hai khối theo ý thức hệ tư bản và Cộng sản, Việt Nam cũng chia làm hai, giống ở Đức và Nam Hàn. Vì vậy nước ta trở thành chiến địa cho hai thế lực quốc tế, làm nơi thí nghiệm các loại vũ khí của Nga và Mỹ.

 Các nước Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân không lâm cảnh tương tàn vì họ không có những đảng Cộng sản trung kiên và tàn bạo như ở Việt Nam. Những nhà cách mạng xu hướng quốc gia ở các nước này, không bị Cộng sản sát hại trước khi bắt đầu cuộc tranh đấu vũ trang đòi độc lập. Ở Việt Nam thì Đảng Cộng sản lo thanh toán tất cả những lãnh tụ quốc gia có uy tín, như Trương Tử Anh, Lý Đông A, Huỳnh Phú Sổ, vân vân trước khi đánh nhau với Pháp. Hồ Chí Minh cũng theo đúng chỉ đạo của Stalin, sát hại những chiến sĩ Đệ Tứ Quốc Tế như Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu. Đảng Cộng sản thành công vì họ dám vứt bỏ đạo lý, bất chấp các quy tắc pháp luật, nói lời gian trá không ngượng miệng, giết người không ghê tay!

 Các nhà viết sử sau này có thể ghi nhận 30 tháng Tư năm 1975, cũng là ngày bắt đầu giai đoạn suy yếu của chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam. Khi chiến tranh chấm dứt, người dân có dịp so sánh hai chế độ ở miền Nam và Bắc. Nhiều nhà trí thức nhìn thấy những dấu vết của một xã hội tự do tương đối ở miền Nam, dễ thở hơn so với miền Bắc. Đảng Cộng sản để lộ bộ mặt thật, là một guồng máy cai trị bằng công an, độc tài, tham nhũng, bất lực trước vấn đề hiện đại hóa đất nước. Cộng sản Việt Nam khó biện minh cho các chính sách chuyên chế, tàn bạo như cũ, phải thay đổi.

 Đến những năm 1980, thì đảng Cộng sản Việt Nam quay đầu ngược lại, cũng chập chững đi theo kinh tế tư bản, như khi họ bắt đầu phát triển hồi thế kỷ 19. Cảnh sụp đổ của các nước Cộng sản ở Âu Châu càng giúp người Việt thấy rõ những nhược điểm của guồng máy cai trị mà ông Hồ Chí Minh đã gây dựng lên, theo kiểu mẫu ông học ở Nga xô.

 Người học lịch sử sau này sẽ tự hỏi tại sao chế độ đó không sụp đổ nhanh hơn, theo sau ở các nước Đông Âu và Nga, để dân Việt Nam được sống tự do sớm hơn, có cơ hội phát triển kinh tế và văn hóa nhanh hơn? Vì một guồng máy chuyên chính, độc quyền rất khó thay đổi. Những người nắm quyền trong tay sẽ không bao giờ muốn bị giảm bớt, đừng nói đến bị mất quyền. Hệ thống công an được nuôi dưỡng để bảo vệ quyền hành cho các đảng viên, họ nói thẳng rằng “Đảng Còn thì Mình Còn!”. Hệ thống kiểm soát các nguồn thông tin khiến người dân chỉ còn biết lo nhu cầu “cơm áo gạo tiền”, không nghĩ tới ước vọng nào cao hơn. Nếu nới lỏng hai gọng cùm kiểm soát này, dân Việt nếm mùi rồi đòi thêm tự do, thì các đảng viên sẽ mất hết ưu quyền, không thể ngồi trên đầu dân mãi được.

 Đến năm 2075 người Việt đọc lịch sử nước mình sẽ thấy Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, thật đáng tiếc. Giữa thế kỷ 19 khi bắt đầu tiếp xúc với Tây phương, nếu chính quyền nhà Nguyễn biết canh tân đất nước, thì chắc nước mình đã khá, nếu không tiến nhanh bằng Nhật Bản thì cũng phải theo kịp Thái Lan. Vào cuối thế kỷ thứ 20 nếu chế độ cai trị thay đổi toàn diện và nhanh chóng sau năm 1990 thì chắc nước Việt Nam không đến nỗi thua kém các nước lân bang như Mã Lai, Cam Bốt, Phi Luật Tân. Nếu Việt Nam Cộng Hòa vẫn tồn tại, thì ít nhất bây giờ cũng có thể tiến gần bằng Đại Hàn Dân Quốc hay Đài Loan. Sẽ không đến nỗi người dân hãnh diện kiếm được tiền nhờ làm công nhân lắp ráp trong cơ xưởng của Sam Sung hay Foxconn, mà khi họ cần đến một cây đinh ốc mình cũng không cung cấp được.

 Một bài học kinh nghiệm mà người Việt Nam năm 2075, có thể nghĩ ra là đừng bao giờ chấp nhận sống dưới một chế độ độc tài. Nhất là một chế độ dựa trên một hệ thống tư tưởng giáo điều, hủ lậu, cố chấp, mà các vua quan Cộng sản còn tham những gấp vạn lần vua quan thời phong kiến.


 Di Sản Việt Nam Cộng Hòa: Gia Tài Quý Giá Trong Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam và Chủ Quyền Biển Đông

 (Quốc Phương)

 *
 

 (Ảnh: Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 và 2 chiếc tàu khác trở về cảng Đà Nẵng ngày 22/1/1974 sau cuộc chiến với Trung Quốc ở Hoàng Sa.)

 -Di sản của Việt Nam Cộng Hòa có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử cận, hiện đại của Việt Nam, đặc biệt có thể phục vụ hữu ích trong công cuộc nghiên cứu khoa học liên ngành phục vụ đấu tranh về pháp lý, chủ quyền của quốc gia Đông Nam Á này trên Biển Đông, một nhà nghiên cứu sử học của Việt Nam nêu quan điểm hôm 24/4/2023 với Ban Tiếng Việt của Ðài Á Châu Tự Do (RFA) từ Đà Nẵng.

 “Đối với những di sản gì từ Việt Nam Cộng Hòa mà chúng tôi có thể tiếp nhận được, chúng tôi có thể nói rằng đó là những cách viết sử, những cách thể hiện quan điểm và những vấn đề về sử học rất bài bản, rất khách quan và rất khoa học theo đúng tinh thần nhân bản và khai phóng, như chúng tôi đã thừa kế được, trong việc học sử của mình”, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, đồng thời là nhà nghiên cứu lịch sử pháp lý, chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, đặc biệt liên quan hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phát biểu.
 

 “Tôi nghĩ không phải chỉ riêng tôi, mà đối với các sinh viên đồng trang, đồng lứa với tôi hoặc các thế hệ học trò mà sau này tôi dạy, tôi cũng đem tinh thần này để truyền lại cho các bạn. Những học trò này và những đồng nghiệp mà cùng quan điểm với tôi cũng thừa hưởng tinh thần này và họ đã có những công trình rất đáng chú ý. Như vậy, đối với lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, những điều mà chúng tôi ghi nhận là như vậy.

 Tôi cũng muốn nói thêm là thầy của tôi là Giáo sư Trần Quốc Vượng từng kể rằng sinh thời Giáo sư Phạm Huy Thông, là Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, một trong những người làm sử được đào tạo từ thời Pháp thuộc, từng nói rằng mỗi lần Giáo sư Thông mà đi công tác ngoại quốc để dự các hội thảo, quyển sách mà ông chọn để mang theo là cuốn ‘Việt Nam Sử Lược’ của sử gia Trần Trọng Kim. Vì đó là cuốn sách viết công bằng và hay nhất và các sử liệu ở trong đó là khách quan, đầy đủ, cho nên đó là cuốn sách được Giáo sư Thông tham khảo và mang đi các hội thảo.

 Câu chuyện của Giáo sư Trần Quốc Vượng kể về người thầy của chính Giáo sư cho thế hệ học trò là chúng tôi nghe, chúng tôi nghĩ rằng đó là cách đánh giá rất cao và rất là xứng đáng đối với tinh thần nghiên cứu sử học, mà những người trí thức trước đó và sau này được tiếp nối dưới giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa, đã để lại cho những người về sau tinh thần nghiên cứu, học thuật khách quan và giữ vững, không để bị ảnh hưởng bởi tính chính trị. Và tôi cho rằng đó là di sản lớn nhất”.

 Di Sản Sống Động Qua Đóng Góp của Trí Thức và ‘Những Người Việt Nam Cộng Hòa’ Hôm Nay

 Các di sản của thời Việt Nam Cộng Hòa còn có thể được cảm nhận không chỉ qua các công trình khoa học mà các học giả, giới nghiên cứu, tầng lớp trí thức dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây để lại, mà ngày nay tiếp tục được thể hiện sống động thông qua những đóng góp của trí thức và các nhà nghiên cứu được đào tạo dưới chế


 Đất Nước Mà Người Dân Đi Tù Bất Cứ Lúc Nào: Giúp Người Dân Bắc Giang Khiếu Kiến, Một Người ở Bà Rịa-Vũng Tàu Bị Bắt Giam
 

 (Hình: Ông Tạ Liên Minh.)

 -Vào ngày 25/4/2023, ông Tạ Miên Linh, sinh năm 1945, ngụ tại Thành phố Vũng Tàu, bị khởi tố theo cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (Điều 331 Bộ luật Hình sự) xảy ra năm 2022 tại tỉnh Bắc Giang.

 Quyết định khởi tố ông Tạ Miên Linh như vừa nêu do Cơ quan An ninh Điều tra  thuộc Công an tỉnh Bắc Giang tống đạt. Truyền thông nhà nước loan tin cho biết Cơ quan An ninh Điều tra cũng tiến hành khám xét chỗ ở của ông Linh và thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu được nói liên quan đến hoạt động tư vấn khiếu kiện tại tỉnh Bắc Giang.

 Trường hợp ông Tạ Miên Linh được cho biết, vào tháng 3/2022, một số gia đình dân ở tổ dân phố Chu Nguyên, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, sau khi bị cưỡng chế thu hồi đất, liên hệ với ông Tạ Miên Linh nhờ tư vấn pháp lý để kiện.

 Ông Linh đã đến Bắc Giang từ tháng 4 đến tháng 8/2022 để gặp những người có đơn thư khiếu kiện về đất đai bị cưỡng chế. Những lần gặp đó đều được quay clip và phát trực tiếp lên kênh YouTube của ông Tạ Miên Linh.

 Trong các video được đăng tải trên YouTube, ông Linh tố cáo cán bộ địa phương ở Bắc Giang cấu kết cùng với công ty tư nhân lấy đất của người dân, đền bù giá rẻ, rồi phân lô bán nền với giá cao gấp nhiều lần, vi phạm pháp luật của Nhà nước.

 Hoạt động của ông Tạ Miên Linh bị cơ quan chức năng địa phương cho là phi pháp và ông bị cáo buộc mạo danh “Luật sư” để thực hiện việc tư vấn cho người dân khiếu kiện.

 Vụ Các Tiếp Viên Vietnam Airlines Xách Ma Túy Về Nước: Khởi Tố 55 Người
 

 (Hình: Tang vật được Hải quan thu được từ hành lý của các tiếp viên Vietnam Airlines tại phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, hôm 16/3/2023.)

 -Vụ 5 nữ tiếp viên Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) tiếp tục được điều tra mở rộng và Công an Tp. HCM vào ngày 25/4/2023 thông báo đã khởi tố 55 bị can về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Có hơn 50 người bị bắt.

 Cụ thể, theo Công an Tp. HCM, cơ quan chức năng đã làm rõ được 7 chuyến hàng và thu giữ 51 kilogram ma túy tổng hợp. 55 bị can liên quan đến các đầu mối giao, nhận ma túy từ ngoại quốc về Việt Nam.

 Như tin đã loan, vào ngày 16/3, cơ quan chức năng phát giác nhóm nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines mang hơn 11 kg ma túy các loại trong vali trên chuyến bay từ Pháp về phi trường Tân Sơn Nhất.

 Theo thông tin được Hải quan và Công an cung cấp cho báo chí, trong 4 vali của các tiếp viên, ngoài các vật dụng cá nhân, có tổng cộng 327 tuýp kem đánh răng (chưa mở nắp, nhiều nhãn hiệu khác nhau, mỗi tuýp được đựng trong một hộp giấy riêng lẻ) và 17 chai nước súc miệng.

 Trong các tuýp kem đánh răng bị kiểm tra, cơ quan chức năng phát giác 157 tuýp chứa tổng cộng hơn 11 kg ma tuý các loại là ketamine và MDMA.

 Trong cuộc họp báo hôm 17/3, Hải quan Tp. HCM cho biết nhóm tiếp viên, sau khi bị phát giác mang chất cấm về nước, khai rằng khi ở Pháp họ được một người nhờ xách tay số hàng về nước với tiền trả công là 10 triệu đồng. Do quá bận việc, họ chỉ kiểm tra vài tuýp kem, không thấy có gì bất thường.

 Theo cơ quan công an, vì các tiếp viên không biết bên trong các tuýp kem đánh răng nhận vận chuyển có chứa ma túy nên chưa đủ căn cứ để xử hình sự.

 Vào ngày 22/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Công an Tp. HCM ra quyết định trả tự do cho 4 tiếp viên. Vào ngày 27/3, thêm một tiếp viên Vietnam Airlines bị cho có dính líu trong vụ này. Người này được cho biết cung cấp số điện thoại đầu mối gửi hàng tại Pháp cho 4 nữ đồng nghiệp khác để nhận số hàng chưa ma túy và chia nhau mang về Việt Nam.

 Cả năm bị tạm giữ ngay khi khi Hải quan Phi trường Tân Sơn Nhất phát giác sự việc; tuy nhiên sau đó cả 5 đều được cho tại ngoại do gia đình bảo lãnh.

 Cựu Chủ Tịch Thành Phố Hạ Long Bị Án 15 Năm Tù Do “Tham Ô”, “Hối Lộ”
 
 

Nguồn: tin tức Internet
Kq Le Van Hai
 

 
 
 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.