Oct 14, 2024

Biên khảo

Dị bản “Độc Tiểu Thanh ký”
Đào văn Khởi * đăng lúc 07:18:37 PM, Dec 30, 2010 * Số lần xem: 3393
Hình ảnh
#1

   

Dị bản “Độc Tiểu Thanh ký”
                                         Ba trăm năm nữa mơ màng
                                          Có ai thiên hạ khóc chàng Tố Như?                                               
                                                              Xuân Diệu dịch                  
 
 1/.Nguyên bản?
 Nguyễn Du viết Độc Tiểu Thanh ký (ĐTTk) trong thời gian ông làm quan ở Bắc Hà (1802-1804), về sau (ĐTTk) được gom chung vào ThanhHiên thi tập-gồm các bài thơ ông viêt trong 18 năm liền (1786-1804)-Phải nhớ rằng các cụ nhà Nho Việt Nam thời quân chủ, sáng tác thơ văn chủ yếu là để tỏ bày tâm sự của mình, để thù tạc với bạn bè, ít có ý thức lưu lại cho đời sau.Đặc biệt các tác phẩm viết bằng chữ nôm, do chữ Nôm được cấu tạo không dựa trên một hệ thống quy tăc nhất quán, nghiêm ngặt. Thế là mỗi nhà viết theo một kiểu, điển hình là kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du hiện có mấy chục bản khác nhau, mà các nhà khảo cứu vẫn chưa ngừng bàn cãi. Vì vậy hàng trăm năm sau, nhiều tác phẩm của cổ nhân viêt bằng chữ Hán và chữ Nôm con cháu khó mà tìm được bản gốc, cũng là điều dễ hiểu, Hiện nay hầu như (ĐTTk) được xem là bản gốc có dang như sau (*)
                   讀小青記                Độc Tiểu Thanh Ký
       
                     西湖花宛盡成墟                  Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
                     獨吊窗前一紙書                 Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
                    脂粉冇神憐死後                  Chi phấn hữu thần lân tử hậu     
                     文章無命累焚餘                 Văn chương vô mệnh lụy phần dư 
                     古今恨事天難問                 Cổ kim hận sự thiên nan vấn
                     風韻奇冤我自居                  Phong vận kỳ oan ngã tự cư
                     不知三百餘年後                 Bất tri tam bách dư niên hậu  
                     天下何人泣素如                 Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
 
 2/. Ít có bài thơ chữ Hán nào của Nguyễn Du lại có nhiều bản dịch ra Viêt ngữ như (ĐTTk) ; ngay Đường thi Trưng Quốc số bài được nhiều người dịch cũng chỉ đếm đầu ngón tay! Như các bài Tương tiến tửu của Lý Bạch, Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu; Phong Kiều dạ bạc củaTrương Kế... Một bài thơ có nhiều bản dịch chỉ có thể căt nghĩa là bài thơ đó vừa hay vừa đa nghĩa, mỗi dich giả có thể hiểu theo cách riêng của mình,đôi khi tạo ra sự khác biệt. Xin dẫn ra đay ba bản dịch;
2.1 Ông Trần Văn Nhĩ(1)
 Dịch nghĩa
        Đọc bài ký Truyện nàng Tiểu Thanh .
 
Vườn hoa ở Tây Hồ đã thành gò bãi hoang
Trước song cửa, một mình đọc một trang sách để viếng nàng
Bức vẽ có thần, sao khi chết còn để lại niềm thương tiếc
Văn chương không có số mệnh mà cũng lụy đến tập thơ (bị đốt còn sót lại)
 
Mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được
Ta tự coi mình như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã.
Không biết hơn ba trăm năm sau
Thiên hạ có ai là người khóc Tố Như?
 Dịch thơ:
              Vườn cảnh Tây Hồ nay xác xơ
              Trước song xin đọc viếng người xưa
              Văn chương không mệnh phần dư lụy
              Son phấn hữu thần tử hậu như?
              Sầu hận cổ kim trời khó hỏi
              Oan tình phong nhã tự ôm khư.
              Ba trăm năm nữa nào ai biết
              Thiên hạ ai người khóc Tố Như?
  
 2.2 Bản dịch thơ của Lê Thước
 
                Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang,
                Thổn thức bên song mảnh giấy tàn,
                Son phấn có hồn chôn vãn hận
                Văn chương không mệnh đốt còn vương
                Nội hờn kim cổ trời khôn hỏi
                Cái án phong lưu khách tự mang.
                Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
                Người đời ai khóc Tố Như chăng?
      
 2.3 Bản dịch của Huệ Thu:
 
Vườn(cũ) Tây Hồ đã hêt hoa
Thăm nàng, thơ cũ giỡ xem qua
                Tình trong phấn bụi tan rồi nhỉ
                Mệnh ở văn chương sót đấy à
                Nõi hận hỏi trời không tiếng đáp!
                Niềm oan đổi bóng,giọt châu sa
                Ba trăm năm nữa mơ hồ quá
                Nhắc Tố Như này…Ai xót xa?
 
Viêc dẫn ra đây ba bản dịch không hề tỏ rằng bản dich thứ nhât là hay nhât, còn bản dịch thứ ba là xoàng đâu, mà để chứng một điều: từ một nguyên tác mà có ba cách hiểu tác phẩm, tao nên ba “thi vị” khác nhau: Ông Trần văn Nhĩ mộc mạc,Giáo sư Lê Thước mô phạm, nữ sĩ Huệ Thu phóng khoáng, bay bổng, Thử lấy câu thứ hai để so sánh:”Độc điếu song tiền nhất chỉ thư’  mà ba dịch giả hiểu xa nhau quá!Thế cho nên nếu có một dị bản(異版) tât bản dịch phải khác lạ lắm!
 3/ Dị bản “Độc Tiểu Thanh ký (2 )
 
 
Một văn bản khác với bản gốc (khác từ dấu phẩy, dấu chấm câu,đặc biệt khác từ,khác tiếng…) đều là dị bản.
Chúng tôi giả định (*) được xem là bản gốc.Còn dị bản chúng tôi dẫn ra đây chỉ khác hai chữ: chữ mai ở câu đầu; chữ thùy ở câu cuối .
Xin đọc lại toàn bài;
 
        獨小青記                Độc Tiểu Thanh ký                    
 
     西湖 宛盡成墟     Tây Hồ mai uyển tận thành khư
      讀吊窗前一紙書       Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
      脂粉冇神憐死後       Chi phấn hữu thần lân tử hậu
      文 章無命累焚餘      Văn chương vô mệnh lụy phần dư 
      古今恨事天難問       Cổ kim hận sự thiên nan vấn
      風 韻奇冤我自 居      Phong vận kỳ oan ngã tự cư
      不 知三百餘年後       Bất tri tam bách dư niên hậu           
     天下 人泣素如     Thiên hạ thùy nhân khấp Tố Như?
 
         Dịch thơ:
 
              Đọc Tiểu Thanh ký
 
          Vườn cũ hồ Tây mai xác xơ
          Viếng ai song vắng một vần thơ.
           Phấn son đất lấp,thương còn mãi
           Giấy mực tro tàn lụy vẫn lưa
           Hận sự xưa nay trời hỏi khó,
           Kì oan trăng gió tớ buồn vơ.
           Ba trăm năm lẻ người thiên hạ
           Chả biết rồi ai khóc Tố Như.
          
 Những thông tin trên đây được rút từ tập “TẤC Lòng” của thi ông Giản Chi. Trươc khi phân tích dị bản, chúng tôi xin cung cấp vài thông tin về dịch giả Giản Chi qua một bải báo có tựa đề: MỪNG THỌ HỌC GIẢ GIẢN CHI 90 TUỔI
 “Chiều ngày 4.4.1993( tức ngày 13.3.năm QuýDâu), tại Minh Minh thư uyển(3) đã tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi Cụ Giản Chi, hiện diện đông đảo thi hữu và môn đệ của Cụ.
Học giả Giản Chi đã có nhiều đóng góp trong viêc nghiên cứu, giảng dạy văn học Hán-Nôm ở nước ta nhiều thập niên qua. Đặc biệt bộ Đại cương triết học Trung Quốc (viết chung với Nguyễn Hiến Lê), được xem như một tác phẩm mẫu mực về nghiên cứu lý luận và khoa học (NXB TP.HCM tái bản năm 1992)
Cuộc đời của Cụ Giản Ch hêt sức đức độ, khiêm nhường. Cụ đã có công đào tạo nhiều bậc học giả nổi tiếng sau này
 
 
 Tuy tuổi đã cao nhưng Cu vẫn cố gắng hoàn thành tập thơ “Tấc lòng”, gởi gắm
nhiều tấm sự,nỗi riêng chung trước cuộc đời. Cụ cũng đã dịch xong tập Thơ Vương Duy Cả hai tập thơ sẽ được xuất bản trong năm nay, đánh dấu một mốc quan trọng trong sự nghiệp sáng tác , dịch thuậ và biên khảo của học giả Giản Chi”
( Trích trang nhất Tuần báo Văn Nghệ số 85 từ 15 đến 21.4.1993)
Xin trơ lai câu chuyện dị bản. Tổng số bài trong Tấc lòng là bảy mươi, trong đó có 34 bài bằng tiếng Việt và một bài bằng chữ Hán do tác giả sáng tác, còn lại 35 bai  
tác giả dịch thơ chữ Hán của các hà thơ trung Quốc và Viêt Nam
 
 Phải thêm rằng ngoài tài thơ Việt, Giản Chi còn sành làm thơ chữ Hán.. Như bài sau:
 
                      亂中獨宿雛山           Loạn trung độc túc SỔ SƠN
 
                        逐塵強半載              Trục trần cường bán tải
                         何日卜歸期             Hà nhật bốc quy kỳ
                         瘡鬧難為夢              Sang náo nan vi mộng
                         燈寒懶賦詩              Đăng hàn lãn phú thi
                         旅懷雲漠漠              Lữ hoài vân mạc mạc
                         舊約月遲遲              Cựu ước nguyệt trì trì  
                         愁絕孤眠夜              Sầu tuyệt cô miên dạ
                         空山聽子規              Không sơn thính tử qui
                                                                     Mĩ Đức. 1946. Giản chi
 
                       Đêm loạn một mình ngủ ở SỒ SƠN
 
                        (Mỹ Đức)
                        Ra đi quá nửa năm rồi
                        Chuyện về, biết hẹn với người hôm nao?
                         Súng rền, đã khó chiêm bao
                         Đèn lu lây cả biếng vào hứng thơ
                        Tiền trinh, dõi đám mây thưa
                        Lời ai còn đó trăng xưa hẹn hò
                        Gối đơn buồn rộng không bờ
                        Hỡi quyên khắc khoải, ngọn Sồ chơi vơi.
                                                              Giản Chi tự dịch (4)    
                            
   Nhớ  trong Tựa viết năm 1972 cho“Tuyển tập thơ Hán Việt của Đông Xuyên”, Nguyễn Hiến Lê khen tác giả:”” Thi sĩ Đông Xuyên năm nay 66 tuổi…Trong số bằng hữu của tôi, không ai yêu thơ như ông. Sống cuộc đời thanh bạch, liêm khiết như cổ nhân, nhưng lúc “công dư” ông chỉ tìm cái vui trong thơ, và thơ ông cũng có
 
 
phong vị của cổ nhân, trang nhã, nhiều nhạc, cảnh chỉ vài nét đơn sơ mà đẹp,tình ý tế nhị mà hàm súc, đặc biệt nhất là ít dùng điển, cảm hứng rất Việt Nam.
   Nhưng làm thơ hay chưa chắc đã dịch thơ khéo, Ông Đông Xuyên được cả hai...”” Có thế học giả thi sĩ Giản Chi cũng rất xứng đáng với lời khen trên…Làm thơ hay và dịch thơ khéo, hơn thể ông còn tài tử nữa. Thì đây, trong Tấc Lòng phần dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Du, ông chỉ chọn ba bài( ) mà trong hai bài đã có vài câu chữ khác với các bản ta thường thấy trong các tuyển tập Thơ chữ Hán (TT) của Nguyễn Du rồi.
Ví dụ hầu hết trong các (TT), đều chú thích hành trình đi sứ, Nguyễn Du không đi qua nơi sinh của Dương Quý Phi, nên mới có đề bài thơ Dương Quý Phi Cồ lý(Làng quê cũ của Dương Quý Phi). Nhưng Giản Chi lại quan niệm là Nguyễn Du có đi qua, vì thế ông đặt tên bài thơ là Quá Dương Quý Phi cố lý . Thử hỏi ông dựa vào thông tin nào để viết như thế? Và cái mà chúng tôi gọi Dị bản Độc Tiểu Thanh ký do cụ Giản Chi lấy chữ” mai” thay vì chữ “hoa”; chữ “thùy” thay vì chữ “hà”, chắc phải có nguyên nhân nào đó, chứ nếu quy cho người đã khuất tùy tiện, tài tử thì thật bất kính.
 Vậy mong bạn đọc trong giới thạo nghiệp thơ văn hãy tìm lời giả đáp, hầu gỡ bí cho chúng tôi, chúng tôi xin cảm ơn nhiều.
                                                                     
                                                                                              Đào Văn Khởi
  Tài liệu dẫn 
   (1) Trần Văn Nhĩ- Dịch giả- Thơ Chữ Hán NGUYỄN DU NXB Văn Nghệ .2007.                                   
   (2) Giản Chi  Tấc Lòng NXB Văn Hóa 1993                          
    (3) Minh Minh Thư Uyển là biệt xá của thi sĩ Thanh Vân và Như Hiên, V9 bia C.X Bắc Hải Q10 T/P HCM .               
    (4) Từ Tấc Lòng

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.
Độc Tiểu Thanh ký
Cố Hương Dec 29, 2010
Chữ UYỂN hình như phải có bộ thảo 艸ở
trên đầu mới có nghĩa là CÁI VƯỜN 菀 .

Thường thường cây MAI 梅 ( tức là cây MƠ
) mọc hoang thành đồi , thành rừng , chứ
người ta ít trồng thành VƯỜN . Cho nên
khi nói MAI UYỂN là chuyện rất hiếm và
rất ít được nghe . Hơn nữa cây MƠ rất
khó chết , chịu đựng được khí hậu nóng
bức hoặc lạnh lẽo , có thể vượt qua cái
lạnh của mùa đông để nở hoa . Vì lẽ đó
nhiều nhà thơ Đường , Tống đã tả hoa MƠ
nở trong tuyết , giống như tuyết khó
phân biệt với tuyết .

Vương An Thạch có câu tả hoa MƠ :

Lăng hàn độc tự khai
凌寒獨自開

Vượt qua cái lạnh một mình tự nở

******************************

Hoặc thơ của Lục Hy Thanh 陸希聲 :

Mai Hoa Ổ

Đống nhị ngưng hương sắc diễm tân ,
Tiểu sơn thâm ổ bạn u nhân .
Tri quân hữu ý lăng hàn sắc ,
Tu cộng thiên hoa nhất dạng xuân .

梅花塢

凍蕊凝香色豔新,
小山深塢伴幽人。
知君有意淩寒色,
羞共千花一樣春。

陸希聲  
陽羨雜詠十九首
卷689_3

Nhụy đông hương ngưng ( vì lạnh ) nhưng
vẻ đẹp kiều diễm thanh tân
Ổ sâu núi nhỏ làm bạn với người ở ẩn u
trầm
Biết anh ( hoa MƠ ) có ý vượt qua lạnh
để khoe sắc
Thẹn thò cùng với ngàn hoa tạo ra một
dáng dấp mùa xuân

Vì vậy nói đến HOA UYỂN , hoa tàn không
ai chăm sóc , dễ biến thành gò đống
hoang phế hơn là MAI UYỂN vì cây MƠ không cần người săn sóc , vẫn " khắc
phục " thiên nhiên mà sống dễ dàng .

Câu thứ 3 chữ HỮU 有 , chứ không phải chữ 冇. Chữ 冇. đọc là MẠO , là một
phương ngôn của Hương Cảng , Quảng Đông
có nghĩa là không có ( một hữu 没有 ).

Câu chót : Thiên hạ HÀ nhân khấp Tố Như

Dị bản viết là THÙY NHÂN , làm người đọc
nhớ đến một câu thơ của Cao Thích :

Biệt Đổng Đại

Thiên lý hoàng vân bạch nhật huân,
Bắc phong xuy nhạn tuyết phân phân.
Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ,
Thiên hạ THÙY NHÂN bất thức quân.

別董大

千里黃雲白日曛,
北風吹雁雪紛紛。
莫愁前路無知己,
天下誰人不識君。

高適

Chia tay Đổng Đại

Nghìn dặm mây vàng, ngày sắp tối
Nhạn đùn gió bấc, tuyết bay quanh
Chớ buồn phía trước thiếu tri kỷ
Thiên hạ ai người không biết anh


Dĩ nhiên một người giỏi Hán văn , đọc
rất nhiều thơ chữ Hán như cụ Nguyễn Du
chắc chắn phải biết bài thơ của Cao
Thích , cho nên có lẽ cụ không viết chữ
THUỲ 誰 vì quá giống với bài thơ trên .
Vì vậy viết chữ HÀ 何 , nghĩ ra có lý hơn .

Vài dòng lạm bàn

Kính ,
cố hương