Apr 23, 2024

Tiểu luận - Tạp bút

Yêu, Ghét .
Võ Doãn Nhẫn * đăng lúc 06:59:42 AM, Apr 01, 2009 * Số lần xem: 1675
Hình ảnh
#1

 

Khi anh yêu tôi, anh nghĩ đến tôi.
Khi anh ghét tôi, anh nghĩ đến anh.
Yêu ai yêu cả đường đi,
Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng(ca dao tục ngữ).

1.- Có ba nhân vật liên quan mật thiết với tình yêu: nhân vật Ngọc và Lan trong tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng Hồn Bướm Mơ Tiên, nhân vật Lộc và Mai trong tiểu thuyết Nửa Chừng Xuân của Khái Hưng, và Hai Buổi Chiều Vàng trong tiểu thuyết của nhà văn Nhất Linh.
Ngọc và Lan tình cờ(nhưng cũng do định mệnh?) gặp nhau trên đồi chè trên một tỉnh miền quê trung du Bắc Ninh: chùa Long Giáng.Ngọc chỉ đến chùa lần đầu cốt để nghỉ hè( Ngọc là một sinh viên trường Cao Ðẳng canh Nông); Lan là một chú tiểu- chú tiểu Lan- một chú tiểu nam nhưng thực chất là gái giả trai đi tu. Ngay từ lúc đầu, hai nhân vật đã có một chút gì tình ý quyến luyến nhau trong một chừng mực nào đó. Nói nào ngay từ buổi gặp gỡ đầu tiên trong một buổi chiều trên đồi chè chùa Long Giáng, Ngọc chỉ cốt mua vui bỡn cợt, không ngờ tình yêu đã âm thầm nẩy nở lúc nào Ngọc cũng không nhận biết mà dường như chú tiểu Lan giả trai cũng không lạnh lùng lãnh đạm. Tiếng chuông công phu buổi chiều ngân nga như đưa tâm hồn của cả hai người nhuốm một mầu thiền thoát tục. Lá rụng buổi chiều. Buổi chiều lá rụng.
Chùa Long Giáng có tổ chức lễ làm chay cho bá tánh thập phương, Ngọc chỉ là khách ngoại đạo bàng quan đứng ngoài tham dự, chú tiểu Lan cũng tham dự buổi lễ làm chay đình đám, có người thiếu nữ tên cô Thi xen lấn vào câu chuyện giữa Ngọc cô Thi khiến chú tiểu Lan nổi cơn ghen một cách thật đáng buồn cười nhưng cũng rất đáng yêu, ( rằng tôi chút phận đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình(.Nhưng về sau, hai người cùng hiểu ra rằng mối tương quan liên hệ giữa đôi nam nữ là một ái tình lý tưởng, một đàng Ngọc yêu chú tiểu Lan giả trai hoàn toàn không thể thực hiện được và ngược lại mối tình nam nữ trai gái bị bức thành trì tôn giáo Phật giáo không thể vượt qua. Vậy chỉ còn một cách duy nhất là hàng tuần Ngọc đáp xe lửa lên Bắc Ninh tới chùa Long Giáng để gặp kẻ xuất gia bằng trí tưởng tượng.


Vài tháng sau khi lọt lòng mẹ, trẻ con đã có khuynh hướng tuy mơ hồ nhưng thật rõ nét: khuynh hướng chiếm hữu. Từ buổi đầu tiên mở mắt chào đời, trẻ con đã rất sớm có khuynh hướng chiếm hữu: bú mẹ và ôm trọn vú người mẹ vào người.Khuynh hướng chiếm hữu ấy hoàn toàn có tính bẩm sinh: cái gì thuộc về người mẹ thuộc luôn về con. Dần dà cùng với thời gian, những đòi hỏi những nhu cầu của trẻ con thành những ước muốn, những thị dục, những ao ước, những ham muốn, lâu dần trẻ con nhìn dưới ánh mắt của người mẹ một khi trẻ được thỏa mãn những ước vọng thành những thỏa mãn và những sung sướng khoái lạc.Từ đầu, trẻ con đã chớm có khuynh hướng tham lam, nói rõ hơn, ích kỷ. Trẻ con chỉ muốn chiếm hữu, muốn giữ trọn vẹn tất cả, không nhường nhịn. Khi bú, trẻ chỉ muốn ôm trọn vẹn tất cả vào bầu vú người mẹ. Khi lớn hơn, trẻ không muốn chia sẻ bất cứ đồ chơi nào như con gà nhựa, xe hơi nhựa, cái kèn, cái trống rung, người lính, ông già Noel. Riết rồi trẻ con quen những mùi của người mẹ, nhờ vậy mà trẻ con cảm thấy dễ ngủ:một cái chăn, một tấm mền mỏng, một chiếc gối ôm, một mùi sữa quen thuộc. Câu ca dao ngày trước đã ví von hai vợ chồng lâu ngày cùng nhau chung sống riết rồi thành thói quen: thiếu vắng mùi vợ mùi chồng không thể nào ngủ yên giấc được:
( Chim quyên ăn trái nhãn lồng,
Thia lia quen chậu, vợ chồng quen hơi(.
Người viết mạo muội (sáng tác( một ca dao mới:
(Chim quyên giục giã véo von,
Thia lia quen chậu, mẹ con quen mùi(.
( Mùi( ở đây có thể bất cứ mùi gì: mùi mồ hôi, mùi sữa, mùi hôi nách, mùi nước tiểu nước hoa, mùi áo nịt vú, mùi ( xin lỗi!) quần lót. đây là một trường hợp ít nhiều bệnh hoạn fétichisme,(đập cổ kính ra, tìm lấy bóng, xếp tàn y lại, để dành hơi(( Khóc Bằng phi- Dực Tông).
Một trường hợp ngoại lệ: người viết bài này có hai cháu, cháu nội và cháu ngoại, tất cả đều con trai, tên Nam và tên Ðán, Nam được hai tuổi hơn, Ðán được hai, Nam khỏe mạnh, mau lớn, riêng Ðán thì nhỏ con ốm yếu nhưng cả hai đều đã đi chạy vững vàng. Khi Nam cùng bà nội lái xe tới nhà Ðán chơi thì lạ lùng thay, Nam thấy những món đồ chơi mới lạ của Ðán, Nam rất ưa thích nhưng không biết cách sử dụng thì Ðán sẵn sàng nhường những món đồ để Nam chơi, thậm chí nếu không biết cách sử dụng, Ðán sẵn sàng chỉ cách cho Nam, người lớn như ông bà ngoại thấy thế đều lấy làm thương mến Ðán thêm. Người viết võ đoán rằng ngay từ tấm bé khi chập chững biết đi biết chạy, bé Ðán không say mê tha thiết yêu thích bất cứ đồ ăn đồ chơi gì. Có đồ ăn đồ chơi trong một thời gian không lâu rồi chán rồi bỏ phế. Có đó rồi không có, sắc sắc không không, nắm bắt buông thả, vạn vật vốn dĩ vô thường.
Một nhà tâm lý học nổi tiếng có viết: ( Khi anh yêu tôi, anh nghĩ đến tôi.( Nhà hiện tượng học người Ðức Edmund Husserl phát biểu:( Không có ý thức thuần túy. Ý thức luôn luôn là ý thức về một cái gì(.Nhưng cần phải phân biệt: ý thức tự phát và ý thức phản tỉnh. Ý thức tự phát luôn luôn hướng về một đối tượng, gắn liền với đối tượng, ý thức trong một mức độ nào đó bị vong thân(aliéné). Ðứa trẻ say mê con diều giấy là một ý thức tự phát, nó mải mê không còn biết gì đến ngoại vật, với cánh đồng khô mấp mô khúc khuỷu, hướng mắt về sức gió đang lơ lửng từng không như bị thôi miên. Ðứa trẻ bị cuốn hút bởi tràng pháo tép nổ ngày mùng một Tết đón xuân mừng tổ tiên ông bà là một ý thức tự phát, hướng tâm trí về tiếng pháo đì đùng nổ vang vang cùng khắp khiến nó phải nhắm mắt bịt tai. Chàng thanh niên đang yêu say đắm người yêu là một ý thức tự phát bởi tâm hồn bị cuốn hút bị vong thân ngày đêm ( bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao(.Con đường mang tên em, le chemin de l'amour. Khi yêu, tôi không còn nghĩ đến tôi nữa. ( Khi anh yêu tôi, anh nghĩ đến tôi (một cách tự nhiên, một cách tự phát. Ðiển hình nhất, tiêu biểu nhất là nội dung ý nghĩa của cốt truyện, của tiểu thuyết vừa, Hai Buổi Chiều Vàng.Người viết đã đọc tác phẩm này của Nhất Linh từ lúc còn ngồi mài đũng quần ở ghế trung học. Triết và Thoa là hai nhân vật nam nữ, người viết không biết rõ Thoa có yêu người bạn khác phái hay không, riêng Triết yêu tha thiết cô bạn gái nhà nghèo, bố mất sớm chỉ còn bà mẹ. Không hiểu tại sao, không rõ bởi duyên cớ gì Thoa bỗng đột nhiên đi lấy chồng là Lộc, để lại một niềm đau khổ ray rứt khôn nguôi.Thỉnh thoảng Triết vẫn lấy vé xe hỏa về thăm người bạn gái xuất giá tại Vĩnh Yên, viết viết vẽ vẽ một bức tranh quê, nhà ở của Thoa tại quán nước bên đường. Triết vẫn sống độc thân tiếp tục học luật hi vọng làm luật sư cho đến một ngày kia Triết được biết tin Lộc, chồng Thoa bị bắt trong một tổ chức hội kín. Vậy là Triết có một công việc làm gay go vất vả: tìm cách giúp Thoa xin chồng được khoan hồng ân xá trở về, xin ân xá không phải từ trong nước mà từ mẫu quốc nước Pháp. Cũng xin nói thêm Lộc bị tòa án đề hình kết án tù hai mươi lăm năm khổ sai phát vãng.Hai mươi lăm năm bị tù khổ sai phát vãng, trong lúc Triết mới ba mươi và Thoa đã hai mươi bảy, khi Lộc được mãn án tù, Thoa sẽ thành một người đàn bà đã thật sự quá xuân luống tuổi còn đâu!Triết cạy cục vận động xin xỏ để Lộc được ân xá thường xuyên liên tục, không ngưng nghỉ, không gián đoạn, lúc nào Triết cũng bận tâm, sau cùng qua mấy năm chờ đợi mỏi mệt, tờ đơn xin ân xá cuối cùng được chấp thuận, người chồng của Thoa được phóng thích. Khi Triết yêu Thoa, Triết nghĩ đến Thoa, nhưng giờ đây Triết mới nghĩ đến mối tình tuyệt vọng của mình. Ðoạn chót trong Hai Buổi Chiều Vàng, nhà văn Nhất Linh viết:( Sau bao năm chờ đợi mỏi mệt, giờ đây sự giúp đỡ vô vụ lợi cuối cùng được toại nguyện, Triết cảm thấy vô cùng buồn bã mỏi mệt. Bó hoa hồng Triết mua tặng Thoa mừng ngày xum họp tái ngộ nhưng cũng kín đáo bao hàm ý nghĩa tình yêu, Triết áp mạnh vào môi cánh hoa, chép miệng, rưng rưng muốn khóc:
( Éo le vô cùng!)
Ý thức phản tỉnh chỉ khi nào chủ thể gặp một mủi lòng, một sự vấp ngã. Như đứa trẻ bởi quá say mê con diều giấy nhởn nhơ trong gió trên trời cao nên lỡ chân vấp ngã trên con đê tay chân bị xây xát. Lúc này thằng bé bỏ chơi con diều, quay lại xuýt xoa cặp giò bị thương, đó là ý thức phản tỉnh. Như đứa trẻ mải mê vui say pháo Tết nên đã chụp lẹ một cái pháo không nổ tịt ngòi vào tay nhưng không may cái pháo vụt nổ tung vì thuốc pháo nổ chậm, khiến tay nó bị thương, máu chảy đầm đìa lênh láng khiến thằng bé tái mặt thất thần, đó là ý thức phản tỉnh. Như Triết, người yêu của Thoa để hết tâm trí vào sự giúp đỡ khi người bạn gái không may, săn sóc, an ủi, tìm mọi cách để nguôi ngoai khuây khỏa người bất hạnh, giờ đây hạnh phúc lại trở về, vợ chồng tái ngộ để rồi người thanh niên đau khổ, thui thủi một mình, đó là ý thức phản tỉnh.
Một buổi chiều vàng... Thoa ra ngoài quán nước ngồi chơi mát, chợt nhớ cánh đồng lúa chín miền quê, Thoa thẫn thờ chép miệng:
Ðã ba năm rồi mà vẫn chưa về quê.
Thoa quay lại, nói chuyện với bà hàng:
Hôm nay có hội, chắc hẳn là đông khách?
Bà hàng lắc đầu:
Ế lắm mợ ạ, may có một ông khách từ xa đến ghé vào quán, loay hoay hí hoáy viết vẽ nguệch ngoạc gì đó, chỉ uống mỗi một chén nước mà lại trả những một đồng bạc. Tôi thấy ông ấy hình như chỉ vẽ mỗi một hàng cau trước nhà.
Nghe qua, Thoa chợt lặng người, hỏi lại:
Hay là ông cai lục lộ?
Không phải, ông này trẻ hơn nhiều, chỉ ngoài ba mươi, lại ăn vận Tây.
Thôi, Thoa không cần phải hỏi thêm nữa, đã biết người ấy là ai. Ngước nhìn đường xe lửa từ Bắc vô Nam, Thoa đứng thẫn thờ như mong ngóng ai.( Trên đỉnh đồi Vạc về làng Khai Quang, trơ trọi đứng một cây thông cằn, in trên nền trời xa, hiu quạnh.
Hai con mắt mơ màng Thoa se sẽ lắc đầu và thở dài rất nhẹ.(
Quả đúng như một nhà tâm lý học nói:( Khi anh yêu tôi, anh nghĩ về tôi(; nhưng khi nhận định này phát biểu ( Khi anh yêu tôi, anh nghĩ về anh( vẫn đúng. Nhận định trước là ý thức tự phát, nhận định sau là ý thức phản tỉnh.
( Khi anh ghét tôi, anh nghĩ về anh(.Cuộc đời không thiếu tình thương, nhưng cuộc đời cũng nhan nhản tình ghét. Thoát Ly, một tiểu thuyết của Khái Hưng và truyện cổ tích Tấm Cám là những nét tiêu biểu đặc trưng.
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Bố con Tấm chết rồi, mẹ con Tấm cũng chết rồi. Tấm ở với con Cám là dì ghẻ của Tấm và cũng là mẹ ruột của con Cám. Ai cũng biết dì ghẻ của Tấm ghét cay ghét đắng đứa con bất hạnh cùng cha khác mẹ này:
( Mấy đời bánh đúc có xương,
Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng).
Lúc còn sống, lúc còn sinh hoạt thường ngày với hai con, người dì ghẻ lúc nào cũng bận tâm nghĩ đến ác ý tìm cách làm hại gây đau khổ cho nạn nhân đáng thương Tấm. Hành vi trái ý ngược đời này được con Cám rất mực yêu mẹ, lúc nào cũng tìm cách lo toan mong sao dược Cám sung sướng thỏa mãn lòng đố kỵ ghen ghét, trong khi người con bất hạnh sống cô đơn tủi nhục, luôn luôn tìm cách hành hạ hãm hại con Tấm. Thì đã bảo: khi bà dì ghẻ ghét con chồng, bà ấy chỉ nghĩ đến bà mà thôi,bày mưu tính kế mong sao cho đứa con ghẻ của bà gặp điều xui xẻo rủi ro, thầm mong gặp nhiều tai ương khốn khổ. Cùng một việc làm cả hai đứa con, nhưng rõ ràng đứa con riêng của người cha( giờ này đã mất)phải làm công việc nhiều hơn, nặng nhọc hơn và lẽ dĩ nhiên vất vả hơn, nguy hiểm hơn,thậm chí đứa con riêng của bà không phải làm gì cả, ngồi chơi xơi nước. Trước khi được đi dự hội do nhà vua tổ chức, Tấm buộc phải làm cho xong hai đấu thóc và hai đấu gạo phân biệt, thóc để riêng, gạo để riêng không được lẫn lộn.
Tới ngày giỗ bố, con Tấm về nhà trèo lên cây cau hái mấy quả để cúng bố, bà dì ghẻ đứng dưới cây cau. Lúc con Tấm đang hái cau, chợt thấy thân cây cau rung rinh, liền hỏi:
Dì làm gì ở dưới ấy thế?
Dì đang đuổi kiến cho nó khỏi đốt con đây mà.( Tất nhiên bà dì ghẻ đốn ngã cây cau, con Tấm chết, hóa thành chim vàng anh).
Khi một người đã ghét ai và người đó có được những điều may mắn, người đó sẽ sinh lòng ghen tức ganh tỵ, xuống nước xin xỏ có được những điều may mắn tốt đẹp đó mà điển hình là con Cám, em cùng cha khác mẹ Tấm. Con Cám thấy chị sung sướng xinh đẹp, muốn được như Tấm, một hôm mới hỏi Tấm:
Chị Tấm ơi, chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?
Em có muốn đẹp không?
Thưa chị, có.
Hậu quả là Cám chết thê thảm, chết nhăn răng vì bị nhúng nước sôi vào một cái hố sâu. Là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, con Tấm mới nẩy sinh tâm ghét con Cám đến vậy tìm cách tìm kế trả thù con Cám cho bõ ghét, cho đã nư cơn giận chất chứa từ bấy lâu nay. Tấm là một nàng tiên xinh đẹp nhưng là một nàng tiên bị đọa, một (trích tiên(, từ kiếp này bị tuần tự tiếp nối luân hồi sang kiếp khác, nay đến lúc thời cơ thuận tiện trả thù một cách độc dữ.


Ðúng là lời lẽ lúc nào cũng ngon ngọt đầu môi chót lưỡi khi một người đã sinh tâm ghen ghét, đã gây ác cảm với bất cứ một ai, có khác chi người mẹ ghẻ Tào Thị đã rắp tâm hãm hại hai đứa con vô tội Nghi Xuân Tấn Lực trong lúc người cha ruột của chúng là Phạm Công đang bận tâm giết giặc ngoài biên ải. Quả thực là ( Khi người dì ghẻ ghét con Tấm, khi Tào Thị ghét hai con chồng Nghi Xuân Tấn Lực, người dì ghẻ, Tào Thị chỉ nghĩ đến họ mà thôi.( Người viết liên tưởng đến một nhân vật tưởng tượng độc đáo về (đức tính( ghen: Hoạn Thư, ái nữ của Lại Bộ thượng thư. Tiểu thư họ Hoạn nổi cơn tam bành ghen tiếp theo ác cảm ghét khi đức phu quân Thúc kỳ Tâm đã lén lút có (vườn mới thêm hoa(, tức có lập thêm phòng nhì, nôm na có bồ nhí trong lúc mồm miệng thị phi thiên hạ thì ( miệng người đã lắm, tin nhà thì không(.Cũng vì cơn ghen ghét mà bà vợ trung tá Thức đã hãm hại vũ nữ Cẩm Nhung bằng cách sai thủ hạ tạt ác xít vào người cô khiến cô mang tật suốt đời cho đã nư cơn ghét, cho nguôi cơn thịnh nộ, má hồng phận mỏng xưa nay đều là thế cả.
Nhân vật chính trong tiểu thuyết Thoát Ly của nhà văn Khái Hưng là Hồng, nạn nhân của bà dì ghẻ. Bà mẹ ruột của Hồng không may mất sớm, ông bố của Hồng vì không chịu nổi cảnh góa bụa gà trống nuôi con nên đã tục huyền. Ông bố của Hồng tuy hiền lành thương con nhưng nhút nhát an phận, mong sao gia đình được trong ấm ngoài êm nên Hồng thường bị đánh mắng chỉ vì bà dì ghẻ thường xuyên to nhỏ, chỉ cần Hồng phạm một lỗi cỏn con. Hồng có quen khá thân thiết một bạn trai, Chương, tuy người thiếu nữ không dám vượt ngoài vòng lễ giáo. Bà dì ghẻ biết được mối tình thầm vụng giữa đôi trai gái nên tìm đủ mọi cách sa vào vòng tội lỗi, tạo điều kiện thuận lợi cho phép hai tình nhân hẹn hò ở Hà Nội, rừng Lim, chùa Láng, người dì ghẻ vẫn luôn luôn kín đáo dò xét cái bụng của Hồng có mỗi ngày một lớn hơn không. Nếu Hồng có chửa, bà sẽ vô cùng sung sướng khi thiên hạ bè bạn hàng họ bà con đồn rùm beng Hồng chửa hoang làm điếm nhục gia phong. Thật rõ như ban ngày: khi bà kế mẫu ghét, bà chỉ lo toan về nỗi vui sướng hân hoan thâm độc bần tiện hèn hạ về bản thân bà. Thật may, Hồng không hề gì.
Chuyện tình giữa Lộc và Mai suy cho chín cũng là một tình yêu lý tưởng tuy rằng lúc đầu tình duyên giữa hai nhân vật là một tình yêu đôi lứa, một cuộc tình có màn có cảnh ái ân xác thịt đến nỗi hai người có một đứa con. Nhưng rồi cuộc tình trắc trở, mối tình chấm dứt, anh đi đường anh, tôi đường tôi mặc dù Lộc năn nỉ van xin tiếp nối cuộc tình bấy nay vỡ lở. Hai người chỉ biết yêu nhau trong tâm hồn, trong tâm tưởng, thỉnh thoảng nghĩ đến nhau để rồi hiến thân say mê làm việc phục vụ giúp ích cho đời cho thế hệ mai sau./.

Võ Doãn Nhẫn

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.