Apr 19, 2024

Biên khảo

Có Một Chương trình chuẩn dạy CHỮ HÁN như vậy.
Đào văn Khởi * đăng lúc 01:42:43 PM, Dec 14, 2010 * Số lần xem: 2696
Hình ảnh
#1
#2

Một dạo trên các tờ  báo viêt, báo nói, báo nhìn, báo nghe, đăng hàng loạt bài bàn luận: nên dạy thêm môn ngoại ngữ nào, cần chú trọng ngoại ngữ nào nhất và nhiều thứ nên, cần khác nữa…Mà đến bây giờ cuộc bàn vẫn chưa dừng lại. Như trên tờ báo Công An của tỉnh nọ vài năm trước rộn lên chuyện” Học chữ Hán ở trường trung học?” Đặc biệt ba bài báo của ba ông (A,B,C) tranh luận về chủ đề này.

Ông A (một nhà văn) nói rất nên,rồi nhân tiện ông bàn rộng ra về văn minh và văn hóa!

Ông B bảo rất khó mà  nên vì thiếu thầy, thiếu giáo trình, thiếu phương tiện nghĩa là quá tốn tiền. Rồi ông tranh thủ nối lời bàn về văn hóa với ông A, chê luôn ông A không phân biệt thế nào là văn hóa, thế nào là văn minh…

Ông C không bàn đến việc học hay dạy chữ Hán gì sất, mà chỉ tán dương những lập luận của ông B về văn minh, văn hóa.Ông giải thích một sự thực mười mươi để ông B rõ thêm rằng: Tại sao Văn hóa sử Trung đại của ta (VN) viết bằng chữ Hán lại là vốn quý của dân tộc?Ông C còn nêu lên một sự thực hiển nhiên khác nhằm bổ sung kiến thức cho ông A: Ông C nói: học chữ Nôm không hề dễ tý nào, vì để đọc và viết chữ Nôm thì trươc hết phải biết chữ Hán vvv.Đại khái các bài viết về chủ đề này trên các báo na ná như các bài A,B,C. Phải.Chúng tôi thấy cả ba ông đèu có ý thức trách nhiệm với văn hóa nước nhà- trách nhiệm của một công dân-.Riêng ông A còn tự thụi vào ngực mình nói rằng: Là một nhà văn nên phải lên tiéng trước khinh suất không thể chấp nhận được của nền giáo dục nước nhà.( không dạy chữ Hán ở trường trung học). Quả nền giáo dục Việt Nam hiện nay như một chiếc áo có nhiều mảnh vá khác màu, cố vá mà lỗ hổng vẫn lồ ra bộ xương chả đẹp mạ tí nào, Một trong những lỗ hổng là thiếu hẳn một chiến lược khả thi dạy và học ngoại ngữ ở Trương trung học, đắc biệt môn Hán ngữ cổ .

Theo thiển ý  muốn thành công để học một môn học nào cũng phải hội  đủ các điều kiện sau::

  _Có một chương trình chuẩn, mà thực chất là một hệ  thống khả thi quy định nội dung, thời lượng cho từng môn học sát từng tuần lễ, từng tháng, từng học kỳ, từng năm, ..

  _ Có một bộ giáo trình chuẩn, thể hiện đúng chương trình đã chuẩn hóa

  _ Có một phương pháp dạy và phương pháp học tiên tiến của thầy và trò nhằm triển khai toàn bộ chương trình

   _ Một đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, ý thức chính xác trách nhiêm bản thân đối với  sự nghiệp giáo dục.

   Bài viết này không bàn thêm  nên hay không nên, cần hay chưa cần mà chỉ đưa ra một mô hình- một chương trình dạy chữ Hán đã thực thi ở nước ta cách đây không lâu tỏ ra rất hiệu quả- Chương trình Hoàng Xuân Hãn(1)

 Giới thiệu lại Chương trình Hán học Hoàng Xuân Hãn (2) bậc trung học phổ thông (tức Trung học cơ sở ngày nay của Bộ Giáo dục Việt Nam),nhằm góp ý về việc học và dạy chữ Hán ở Trung và Đại học Việt Nam nhằm xây dựng một chương trình Hán Nôm trong việc củng cố và phát triển môn Việt Nam học hiện đại

1- Lớp  đệ nhất (tức lớp sáu bây giờ)

Bắt đầu học chữ Hán, mỗi tuần 4 giờ (tiết)

   Học văn tự: Đơn thể tự, hợp thể tự, đơn ngữ, phức ngữ (khi dạy đơn thể tự và họp thể tự thì dạy luôn cách viết) 
 

 Tự tính, thực tự, hư tự – Những điều giảng yếu về cú pháp. Luật hạn định ngữ (dẫn giải trong khi giảng bài học ở khóa bản). Từ ngữ: Lựa chọn những từ ngữ và những bài đại khái theo tầng thứ sau này: người, thân thể, y phục, gia đình.

   Tập  đọc và học thuộc:  Những bài văn xuôi trích ở khoá bản.

Những bài thơ Lý Trần.

   Luyện tập: Tập viết, ám tả, thính tả.

Điền chữ, đặt câu, điền câu.

Dịch Hán văn ra quốc văn.

Dịch quốc văn ra Hán văn.

   Khóa bản: Quyển I và quyển II bộ Tân Quốc văn  của nhà Thương vụ ấn thư quán (hoặc sách tương tự).

   Ấn học giáo khoa thư của Đoàn Triển.

Thơ Lý Trần.

2- Lớp  Đệ Nhị  (tức lớp Bảy bây giờ) 
(Mỗi tuần học 4 giờ)

   Học văn tự: Văn pháp, tự tính, thực tự, danh tự, đại tự, tĩnh tự, động tự, trạng tự.

Từ ngữ (Lựa chọn những từ ngữ và những bài đại khái theo tầng thứ: nghề nghiệp, động vật, thực vật, khoáng vật).

   Tập  đọc và học thuộc: những bài văn xuôi trích ở khóa bản.

Những bài thơ Lý Trần.

   Luyện tập: Tập viết, ám tả, thính tả.

Đặt câu.

Phân biệt thự tự và  hư tự.

Nhận bộ tự, đếm nét.

   Khóa bản: Quyển III và quyển IV bộ Tân quốc văn.

   Ấu học giáo khoa thư.

   Hán văn trích thái của Bủi Kỷ.

Thơ Lý Trần.

3- Lớp  Đệ Tam (tức lớp Tám bây giờ)                 

               (Mỗi tuần học 4 giờ)

   Học văn tự: Ôn lại văn pháp.

Cú pháp – Luật hạn định ngữ – Thành phần của một câu; Chủ ngữ, thuật ngữ, tân ngữ, bổ túc ngữ – phép vấn đáp;  

phép thiết nghi; phép đối ngẫu; phép đảo trang; phép dư thiết. Từ ngữ : (Lựa chọn những từ ngữ và những bài đại khái theo tầng thứ sau này: Tự nhiên, thời gian, giao thông, gia đình, học hiệu).

Văn thể: Thể ký thuật, thể thuyết minh, thể luận thuyết. (Nên dùng những tỉ dụ dễ dàng trích trong các bài họcđể so sánh cú pháp Hán văn và cú pháp quốc văn).

   Tập  đọc và học thuộc: Những bài trích trong khóa bản.

   Luyện tập: Tập viết ám tả, thính tả, đặt câu.

Phân tích câu ngắn về tự  tính và về cú pháp.

Nhận bộ tự, đếm nét.

Phóng tác, cải tác.

Dịch Hán văn ra quốc văn.

Dịch quốc văn ra Hán văn.

   Khóa bản: Tân quốc văn (V,VI)

Ấu học giáo khoa thư.

Thơ Lý Trần.

Luận ngữ (trích).

Mạnh tử (trích).

4- Lớp  Đệ TỨ (tức lớp Chín bây giờ) 
(Mỗi tuần học 4 giờ)

   Học văn tự: Văn pháp: hư tự, liên tự, trợ tự, thán tự.

Cách tra chữ; phép thất âm, tu thanh.

Cú pháp – Nhắc lại luật định ngữ pháp trực dụ, phép ám dụ, phép hoán dụ, phép phúng dụ, phép nghi nhân, phép ức dương, phép chiếu ứng.

Từ ngữ (lựa chọn những từ ngữ và những bài đại khái theo tầng thứ sau này: xã hội, hương thôn, thành thị, quốc gia, quốc tế, vân vân : luật thơ Đường).

Đại cương về văn học sử Hán Việt (đời Lý Trần).

   Giảng nghĩa và học thuộc: những bài trích trong các khóa bản.

   Luyện tập: Tập viết. Ám tả, thính tả, đặt câu.

Phân tích một thiên về cú  pháp và thiên pháp.

Dịch Hán văn ra quốc văn.

Dịch quốc văn ra Hán văn. 

   Khóa bản:  Tân quốc văn (VII,VIII.

Thi văn Lý Trần.

Luận ngữ, Mạnh tử (trích).

Đường thi, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị (dịch);

Thị Kính (trích)

TRUNG HỌC CHUYÊN KHOA  
(tức phổ thông trung học bây giờ)

(BAN HÁN TỰ)

5- Lớp  Đệ Nhất (tức lớp 10 bây giờ)

   Học văn tự:  Ôn lại văn pháp, cú pháp. Nhắc lại luật hạn định ngữ.

Thiên pháp: Phép thuần tự, phép phân tự, phép đầu quát, phép lưỡng quát.

Từ ngữ (Lựa chọn những từ ngữ và những bài đại khái theo tầng thứ  sau này: Nghệ thuật, du ký, giao tế, thương nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp, tài chính, pháp luật).

Vận thơ: Thơ cổ phong.

Chữ nôm: Cách đọc, cách viết.

Đại cương về văn học sử Hán Việt (đời Lê) và văn học sử Trung Hoa (đời Tam đại) theo những bài dịch văn và giảng nghĩa.

   Giảng nghĩa và học thuộc: Bài trích trong các khóa bản.

   Luyện tập: Tập đọc chữ thảo.

Phân tích về thiên pháp.

Phóng tác, cải tác, sáng tác (ký  sự, du ký, truyền ký).

Dịch Hán văn ra quốc văn.

Dịch quốc văn ra Hán văn.

   Khóa bản: Cao đẳng quốc văn tân khóa bản (quyển I, II) của nhà Từ Gia Hội ở Thượng Hải.

Đời Lê: Nguyễn Trãi:  Bình Ngô đại cáo.

Nguyễn Dữ: Truyền kỳ mạn lục.

Lê Quý Đôn: Đại Việt thông sử (tựa)

Việt sử danh nhân – Việt sử giai sự (Trích ở những sách như Việt sử tổng vịnh, Lịch triều hiến chương, Nhân vật chí, Đại Nam Liệt truyện, Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử).

Đời Tam đại – Thi kinh –  Đại học – Tả truyện, Chiến quốc sách (xem cổ văn).

Đường thi (xem Đường thi tam bách thủ). 

   Chinh phụ ngâm (bản nôm).

6- Lớp  Đệ Nhị (tức lớp 11 bây giờ)

   Học văn tự:  Ôn lại văn pháp, cú pháp, và thiên pháp trong khi học giảng nghĩa.

Từ ngữ (lựa chọn những từ ngữ và những bài đại khái theo tầng lớp sau này: Các tình cảm, những tác dụng của lý trí v.v…).

Vận văn: Phú cổ, phú  Đường luật.

Bạch thoại: Những đặc điểm của văn pháp bạch thoại.

Những phương ngôn thành ngữ  của bạch thoại (lựa trong các sách tiểu thuyết Tam Quốc, Tây Du).

Chữ nôm: Đại cương về  văn học sử Hán Việt (đời Nguyễn) và văn học sử Trung Hoa (đời Hán, Đường, Tống).

   Giảng nghĩa và học thuộc:  Bài trích trong các khóa bản.

   Luyện tập:  Tập đọc, tập viết chữ thảo.

Phong tác, cải tác, sáng tác (ký  thuật, thuyết minh, thư tín).

Dịch Hán văn ra quốc văn.

Dịch quốc văn ra Hán văn.

   Khóa bản: Cao đẳng quốc văn tân khóa bản (quyển III, IV).

Nhà Nguyễn: Nguyễn Du : Thanh Hiên thi tập (trích).

Tùng Thiện Vương: Thương Sơn thi tập (trích).

Phạm Đình Hổ: Vũ trung tùy bút (trích).

Một bài văn bi, ký, hịch, dụ, chiếu (chọn những bài xuất sắc có thể tiêu biểu cho mấy lối văn ấy).

Đời Chu Tần: Thư kinh (trích).

Tả truyện (trích).

Nhà Hán: Tư Mã Thiên: Sử ký (trích).

Đường: Hàn Dũ (xem cổ văn).

Đường thi (xem tam bách thủ).

Tống: Tô Thức: Tiền, hậu Xích Bích.

Kim Vân Kiều truyện (bản nôm).

   Xem thêm: Tam quốc diễn nghĩa, Tây Du Ký.

7- Lớp  Đệ Tam (tức lớp 12 bây giờ)

   Học văn tự: Ôn lại văn pháp, cú pháp, thiên pháp. 
 

Từ ngữ (lựa chọn những từ ngữ và những bài đại khái theo tầng lớp sau này: những ý niệm trừu tượng thuộc về  luân lý, tôn giáo, triết học v.v.)

Vận văn: Từ khúc.

Bạch thoại: Giảng tiếp những đặc điểm của văn pháp bạch thoại và những phương ngôn thành ngữ (lựa trong sách tiểu thuyết:Thủy Hử, Liêu Trai, Hồng lâu mộng).

Chũ nôm.

Đại cương về văn học sử Trung Hoa; giảng kỹ về Nguyên, Minh, Thanh và Dân quốc.

   Giảng nghĩa và học thụôc: Bài trích trong các khóa bản.

   Luyện tập: tập đọc, tập viết chữ thảo.

Phóng tác, sáng tác (kỹ thuật, luận thuyết)

Dịch văn ngôn ra bạch thoại.

Dịch Hán văn ra quốc văn.

Dịch quốc văn ra Hán văn.

   Khóa bản: Cao đẳng quốc văn khóa bản (quyển IV,V).

Cao Bá Quát: Chu Thần thi tập.

Phan Thanh Giản: Lương khê thi tập.

Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương (Tựa).

Nguyễn Trường Tộ: Điều trần tập.

   Trung dịch (trích)

   Trang Tử (trích)

   Tả  truyện (trích)

   Ly Tao (trích)

   Ẩm băng thất toàn tập

   Hồ  Thích văn tồn (trích)

   Quốc Sử diễn ca (bản nôm)

Xem thêm: Thủy Hử, Liễu trai chí dị, Hồng lâu mộng.(3)

Trên đây chúng tôi sơ  lược lại chương trình chữ Hán trong bậc Trung học Việt Nam (từ lớp 6 đến lớp 12) của chương trình Hoàng Xuân Hãn năm 1945.

Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) chương trình Trung học trong vùng Pháp kiểm soát cũng dạy phần chữ Hán như trên. Đến năm 1957 (chương trình Nguyễn Dương Đôn) cập nhật hóa thêm bằng cách đặt ra cho chương Trung học phổ thông gồm 4 ban:

A- Tú tài Ban A (khoa học thực nghiệm – Lý Hóa Sinh)

B- Tú tài Ban B (khoa học Toán Lý Hóa)

C- Tú tài Ban C (Văn chương sinh ngữ: Pháp hoặc Anh ngữ)

D- Tú tài Ban D (Văn chương + Hán tự), Hán tự: 8 giờ/tuần

- Tú tài Ban Đ (Văn chương + La tinh tự), La tinh: 8 giờ/tuần

Sau khi đỗ Tú tài, nếu là Ban D, sinh viên ghi tên vào học chương trình Đại học văn khoa ngành Văn chương cổ ngữ  (Hán văn) hoặc thi vào Ban Việt Hán Đại học Sư phạm.

Trong 4 năm học, sinh viên văn khoa sẽ học một số lớn giờ (tiến về văn chương cổ ngữ – Hán Nôm – và văn chương Trung Hoa cả cổ và hiện đại

                                                     …………………………………………………

                                  Bài kỳ sau: Có một phương pháp tự học Hán Văn như thế                

                                                                                         Đào Văn Khởi 

                                                                                          Email<daovankhoi2009@zing.vn>..   
 

  Chú  thích:

(!)””Việc chính phủ Trần Trọng Kim ra đời, nhất là việc thành lập bộ Giáo dục vá Mĩ thuật là một bước ngoặt quan trọng cho việc hình thành một chương trình trung học hoàn toàn Việt nam,. Chỉ trong một thời gian kỷ lục việc chuyển ngữ (giảng dạy bằng tiếng Việt) được áp dụng ngay tại trương Quốc học Huế( tức trường Khải Định); ( Trước đó giảng dạy ở bậc trung học toàn bằng tiếng Pháp), vì cả miền trung chỉ trường Khải Định mới có bậc Tú tài. Hội đồng soạn thảo chương trình này gồm các giáo sư và học giả (hầu hết đều  tu nghiệp Ở Pháp về), đang giảng dạy ở Huế, gồm các vị:

- Giáo sư  Phạm Đình Ái (Lí hóa), Nguyễn Thúc Hào(Toán), Nguyễn Dương Đôn (Toán), Nguyễn Huy Bảo, LM Nguyễn Văn Hiền (triêt), Tạ Quang Bửu (vật lí), Ứng Quả  (Pháp văn), Hà Thúc Chinh (Anh văn), Ngô Đình Nhu (sử địa), Hoài Thanh, Đào Duy Anh (Việt văn), Lê Văn Căn, Ngyễn Hữu Quán (Vạn vật), Theo giáo sư Phạm Đình Ái thì Hội đồng này làm việc” hăng say bất kể ngày đêm”do gợi ý của Hội đồng tư vấn Trung bộ và dưới sự đôn đốc của bộ trưởng Giao dục và  Mĩ thuật Hoàng Xuân Hãn.. Chính vì vậyTrường Quốc Học Huế trở thành trung tâm điểm cho việc soạn thảo chương trình này mà sau này nhiều người Việt Nam trong giáo giới  gọi là Chương trình Hoàng Xuân Hãn””(Trích từ Khoa cử và giáo dục ViệtNam của Nguyễn Q. Thắng- NXB văn hóa Thông tin 1998.

(2) Theo Nguyễn Q. Thắng, Văn học Việt Nam nơi miền đất mới (mục từ GS Bửu Cầm) NXB Văn học 2007, 2008.

(3) Nguyễn Q. Thắng, Khoa cử và Giáo dục Việt Nam,  NXB Văn hóa Thông tin, 1998. NXB TP.HCM 2006 trong sách in lại chương trình Hoàng Xuân Hãn – Hà Nội, 1946. 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.