Apr 15, 2024

Tiểu luận - Tạp bút

Chữ Hiếu trong đạo Phật
Tâm Tường - Lê Đình Cát * đăng lúc 12:05:25 AM, Aug 23, 2017 * Số lần xem: 1024
Hình ảnh
#1

Ch Hiếu trong đạo Pht

 

 

                                     

 

 

            Dân tộc Việt vốn là giống dân hữu thần, trọng lễ nghĩa, biết kính thờ tổ tiên, kính trọng ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chi em hoặc là những người thân thích trong gia tộc.

            Đó chính là truyền thống mà từ tổ tiên ngàn xưa đã truyền lại cho con cháu về sau này và mãi mãi.

            Và truyền thống đó được thể hiện qua sự thờ cúng khi mà ông bà, cha mẹ đã quá vảng thì hầu như mọi nhà đều lập “bài vị” để thờ cúng.  Những ngày giỗ kỵ thì thắp nhang, dâng hoa quả, cơm nước đặt trên bàn thờ để mong ông bà, cha mẹ (những người đã khuất) về hưởng. Đó chính là chúng ta hang con cháu đã bày tỏ sự tưởng nhớ đến công ơn của các bạc tiền nhân, ông bà, cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho chúng ta nên người như hôm nay. Tuy người đã khuất không hưởng được, nhưng lễ nghi ấy lại cần thiết để giáo hóa cho con trẻ và mong sau này chúng cũng nhớ đến ông bà, cha mẹ như vậy.

            Đến khi Tam giáo (Phật, Khổng, và Lão giáo) du nhập vào Việt Nam. Như đạo Phật từ cuối thế kỷ thứ II, đạo Khổng, theo sử sách, kể từ Tích Quang (Thái thú Giao chỉ, đời Hán Bình đế), Nhâm Diên (thái thú quận Cửu Chân từ năm 29 đến năm 33), Sĩ Nhiếp (làm thái thú quận Giao Chỉ từ năm 187-226) lấy lễ nghĩa văn hóa dạy dân ta.

             Chữ hiếu đã được mỗi một tôn giáo chỉ dạy theo mỗi quy cách riêng theo tôn giáo của mình; Nhưng chung quy đều lấy hiếu đạo, lễ nghĩa văn hóa để dạy dân ta thờ kính ông bà và phụng dưỡng cha mẹ; và cũng từ đó đạo Hiếu lại càng được khuyến khích nhiều hơn.

            Chữ Hiếu trong kho tàng Ca dao, Tục ngữ lại càng nhiều nữa và hầu như ai cũng thuộc nằm lòng đôi câu:

 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng kính mẹ, thờ cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

 

            Hoặc:

Công cha đức mẹ cao dày

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ

Nuôi con khó nhọc đến giờ

Trưởng thành con phải biết thờ song thân

            Hay:

 

Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá

Ngó ra ngoài biển thấy cặp cá đang đua

Ta về lập miếu thờ vua

Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.

 

            Nho giáo thì dạy con người đối xử với nhau bằng lễ nghĩa và đạo làm con phải hiếu thảo với cha mẹ “tiên học lễ, hậu học văn”.

            Hầu như câu nào trong Tứ thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử) và Ngũ kinh (Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân thu) cũng dạy cách làm người là phải ăn ở cho phải đạo hiếu kính và Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Chúng ta hãy đọc lại bài “Thế nào là hiếu?” sau đây trích trong sách Luận ngữ:

            Mạnh Ý Tử (quan đại phu nước Lỗ) hỏi thờ đấng thân, thế nào gọi là hiếu?

            Đức Khổng tử nói rằng:

            “Thờ đấng thân mà không ngang trái là hiếu.”

            Thày Phàn Trì  (học trò Đức Khổng Tử) ngự xe cho đức Khổng, đức Khổng

bảo cho rằng:”Họ Mạnh Tôn hỏi ta điều hiếu, ta thưa rằng: ”Không ngang trái.” Thày     Phàn Trì hỏi rằng: ”Lời ấy là ý bảo thế nào?” Đức Khổng nói rằng:”Ta nói không ngang trái là không ngang trái với lẽ phải. Người con thờ đấng thân, khi đấng thân còn thì phụng dưỡng cho phải lễ; khi đấng thân mất thì tống táng cho phải lễ; khi tế đấng thân thì tế cho phải lễ.”

            Mạnh Vũ Bá (con của Mạnh Y Tử) hỏi điều hiếu. Đức khổng tử nói rằng:  ”Cha mẹ chỉ chăm lo về tật bệnh người con.”

            Thày Tử Du (học trò Đức Khổng Tử) hỏi điều hiếu. Đức Khổng tử nói rằng: ”Đời nay chỉ bảo rằng nuôi được cha mẹ là hiếu. Nhưng suy đến loài hèn như khuyển mã, cũng còn nuôi nó cả. Nếu nuôi cha mẹ mà chẳng kính thì có khác gì!”

            Tử Hạ (học trò Đức Khổng Tử) hỏi điều hiếu. Đức Khổng tử nói rằng: ”Khi thờ cha mẹ, khó nhất là nét mặt hòa vui. Nếu kẻ đệ tử chỉ biết phục dịch làm thay việc khó nhọc cho phụ huynh và có rượu cơm mời ngài xơi, những điều ấy có kể là hiếu đâu!”

            Xem thế, vật chất cung phụng cha mẹ không quan trọng bằng tinh thần và bằng cả lòng chân thành, sự hiếu thảo của phận làm con đối với cha mẹ. Cho dù con cái có nghèo khổ, thiếu thốn nhưng vẫn luôn tỏ ra hiếu thảo với cha mẹ; có no ăn no, có đói ăn đói, cùng nhau chia s3 ngọt bùi, cay đắng; nét mặt, cử chỉ, miếng ăn lời nói của con lúc nào cũng ôn tồn, kính cẩn thì cha mẹ cũng lấy đó làm vui lòng. Trái lại, dù con cái giàu sang, phú quý, của cải có dư thừa nhưng lại đối xử với cha mẹ như nuôi đầy tớ, luôn dằn vặt, chì chiết, đập nồi quăng rế, chửi chó mắng mèo thì đến cao lương mĩ vị hàng ngày, giường êm nệm ấm ban đêm cha mẹ cũng buồn tủi mà xin đi! Cái nét mặt đức Khổng tử nói chính là cách đối xử, ăn ở vậy.

            Đạo Phật với mục đích hoằng dương giáo lý của Đức Phật đến với đại chúng và mong làm sao để cho đại chúng thấu hiểu để tìm được sự tịnh an trong tâm hồn  và từ đó thân tâm được an vui, giác ngộ và thoát khỏi sự khổ đau. Nhưng muốn đạt được mục đích thì trước tiên con người chúng ta phải có một nền tảng luân lý đạo đức, tức là Hiếu Đạo vậy. Theo đạo Phật, được sanh ra làm người đã là một sự hãn hữu, mà được sanh vào một gia đình hiếu hạnh và đạo đức lại là một điều đại phước. Vậy chúng ta là những người con Phật nói riêng và la người Việt Nam nói chung;  chúng ta đều phải thừa nhận rằng chúng ta có đủ hai hai điều phước báu trên; vì đó là căn bản của mỗi con người và rồi cũng từ đó ở trong long mỗi một chúng ta lại phát sinh ra một thứ tình cảm rất thiêng liêng đó là Đạo Hiếu tức là Tình Thương và sự Hiếu Thảo. Nhất là với những người con Phật như chúng ta thì sự Hiếu Thảo phải được đặt lên hang ưu tiên. Đúng, với tình cha nghĩa mẹ đã trở thành một tình cảm thiêng liêng mà bổn phận làm con phải luôn tưởng nhớ và tôn thờ, vì đó là lẽ sống của người Việt Nam ta từ ngàn xưa cho đến nay và mãi mãi vần là ân cha, nghĩa mẹ, công thầy…Và nhất là từ khi Phật giáo được du nhập vào            Việt Nam cách đây hơn hai ngàn năm, thì người dân Việt chúng ta lại có cơ hội thầm nhuần đạo lý về sự hiếu hạnh cao thâm của nhà Phật.

            Khế kinh có câu:

            “Hiếu tâm tức thị Phật tâm, hiếu hạnh tức vô phi Phật hạnh. Dục đắc đạo đồng chư Phật, tiên tu hiếu dưỡng nhị than”. (Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.   Muốn chứng quả đồng với chư Phật thì việc làm đầu tiên là phải lo hiếu dưỡng song than). Vậy thì mỗi chúng ta muốn tu hành chứng quả thì trước tiên phải bồi đắp cho tâm mình có một nền tẳng đạo đức căn bản.

 

Tâm Pht

 

Từ bi dáng Phật hào quang tỏa,

Soi sáng lòng người, độ chúng sanh.

Rõ nẻo chánh, tà khỏi sa đọa,

Hầu mong tỉnh giác, biết đường lành.

*

*                *

Cha mẹ một đời con tưởng nhớ,

Tháng năm cực nhọc nổi cưu mang.

Chắt chiu, nuôi dạy đàn con nhỏ,

Chẳng màng chi đến sự khổ nàn.

*

*                *

Đạo Hiếu suốt đời con luôn nhớ,

Cố sống làm sao được vuông tròn.

Haằng ngày tâm nguyện luôn gìn giữ,

Để không hổ thẹn với chính lòng.

*

*                *

 

            Bắt nguồn từ lòng hiếu hạnh của Ngài Mục Kiền Liên một đệ tử xuât sắc của Đức Phật đã mỡ đầu cho phương pháp Báo Hiếu của người Phật tử, trải dài theo dòng lịch sử của nhân loại hơn 2,500 năm qua và mãi mãi về sau nầy vậy.

            Mà câu chuyện của Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ được kể như sau:

            Xưa kia bà Thanh Đề thuộc giai cấp quý tộc ở bên xứ Ấn Độ, cũng vì thương con nên bà muốn dung uy quyền của mình để bằng mọi cách nâng Ngài Tôn Gỉa Kiền Liên lên ngôi Giáo Chủ của Bài Hóa Giáo lúc bấy giờ; nên bà đã không gỏ một hành động, một cơ hội nào đế, miển làm sao mà thực hiện được tham vọng của mình. Vì thế mà bà đã làm những việc ác đức, trái đạo lý gây ra không biết bao nhiêu là tội lổi, xúc phạm đến các vị chân tu và các bậc Thánh hiền. mặc dầu ngài đã cố gắng khuyên ngăn mẹ nhưng không thể được.

            Trái lại Ngài Mục Kiền Liên là một đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca có đầy đủ long Từ Bi sự hiếu đạo và Trí Tuệ sang suốt, thong minh cũng như đầy những phép thần thông và là một vị hiền giả không tham danh vọng, địa vị. Vì thế nên khi khi Ngài nhập định và dung nhãn quan tụe quán thong sáu cỏi lành dử Trời, người, A-Tu-La, Ngạ Quỷ, địa nhục và súc sanh.v.v..Ngài đã hay biết được mẹ mình đang bị đày vào Vô Gián địa ngục  và las2m kiếp ngạ Quỷ và cũng đang chịu mọi cực hình đau đớn. Ngài đến thăm và dâng cơm cho mẹ, nhưng vì bà Thanh Đề đã quá nặng nghiệp nên khi bà bưng chén cơm do Ngài dâng vừa nâng lên miệng để ăn thì than ôi! Cơm đã hoá thành than. Thật kinh ngạc lẫn đau xót trước thảm cảnh của mẹ hiền và long hiếu hạnh của một vị Bồ Tát đối với tình thâm mẫu tử sẵn có ở con người của ngài. Tôn giả rất thưong xót cho mẹ, nhưng ngài cũng đã hiểu Nhân, Quả quá rõ rang, nên ngài đành chịu và quay trở về bạch cùng với Đức Phật xin lễ tế độ cho mẹ mình.

 

Noi gương Bồ Tát Mục Kiền Liên

Đi tìm dấu chân bong Mẹ hiền.

Phương nao Mẹ ở con chẳng biết..?!

Hay chăng con mẹ buồn triền mien..!

 

*

*                *

 

            Sau khi nghe những lời lẻ chân thành và long hiếu thảo của ngài Đức Phật đã dạy: “Này đệ tử Mục Kiền Liên, mẹ của con lúc còn sanh tiền tuy có cuộc sống giàu có, đư giả nhưng lại tham lam, keo kiệt không giúp đở người nghèo khó lại còn tỏ ra khinh ghhét người, hại vật, phỉ bang Tăng nhân và có những hành độn ác đức, nên đã gây ra không biết bao nhiêu là tội lổi;” Vì tội lổi sâu dày, tram luân nghiệp nặng, nên cho dù con có phước đức, có vlòng hiếu hạnh và trí tuệ thần thong nhưng so với những tôi lổi mà mẹ của con đã gây nên thì con cũng chưa có đủ đạo hạnh để cứu mẫu than của con thoát ra khỏi cảnh Địa ngục được; vì vậy nên con phải nhờ đến sự chú nguyện của mưuời phương Tăng. Nầy Mục Kiền Liên, nhân tiết Trung Nguyên “ngày rằm tháng bảy” là ngày vui mừng của mười phương chư Phật tán than công đức, giới hạnh của chư Tăng, Ni đã huân tập tu đạo suốt mùa “An Cư Kiết Hạ”. Trong ngày Tự Tứ vào giải tiết Vu-Lan con nên phát tâm tác tạo phước duyên cúng dường, bố thí hoằng pháp, lợi sanh để nhờ công đức tịnh tu, tính hạnh sau mùa “An Cư Kiết hạ”, nên hồi lực của chư vị Tăng, Ni càng cao thâm, đạo vị càng tinh tấn, trang nghiêm hồi hướng công đức để chuyển hóa được nghiệp lực khốn khổ của mẹ con đã tạo nên, được thoát ra khỏi chốn trầm luân, đày đọa của loài ngạ Qủy nơi Ngục Vôn Gián. Khi tội tội hồn đã tỉnh ngộ, con nên thành khẩn tụng kinh, cầu nguyện và vsám hối cho linh hồn được nghiệp chướng tiêu tan, căn lành tăng trưởng. đến lúc đó chư Phật, chư Bồ Tát và chư hang Thánh Tăng cùng h0oan hỷ phóng quang tiếp dẩn cho linh hồn của mẹ con được về cỏi Tây phương, của Đức Phật A-Di-Đà vậy.”

            Ngài Mục Kiền Liên sau khi nghe Đức Phật dạy lòng mừng vui hớn hở, liền

sắm đủ lể vật gồm: hoa quả, nhang đèn, y phục.v.v… Ngài đã đến thỉnh cầu chư Tăng, Ni cùng dốc lòng trì tụng kinh chú, cho linh hồn của me mình. Không bao lâu nghiệpchướng của bà Thanh Đề đã được giải thoát ra khỏi chốn Địa ngục của ngục Vô Gián và sau đó mẹ ngài đã được thác sinh về cỏi trời Phạm Thiên.

            Sau đó Ngài về tâu bạch lên Đức Phật về mọi sự chuyển biến và hạnh duyên đến với mẹ mình và đồng thời ngài cũng trình lên đức Thế Tôn ý nguyện của mình:

            “Bạch đức Thế Tôn, lòng từ bi của Ngài thật cao rộng, ngài đã thương tưởng và dạy cho đệ tử làm được việc đạo hiếu mà tất cả những người con hiếu thảo nào ở trên khắp thế gian nầy đều mong muốn;. Vậy thì qua nhân duyên của con đối với mẫu thân của con, con kính bạc đức Thế Tôn: (Nếu sau nầy chúng sanh khắp trong cỏi ta bà thế gian nầy, nếu ai muốn báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mình, hoặc đã quá vãng, hoặc con đang sống hiện tiền thì có thể nhân “ngày rằm tháng bảy” là ngày Lễ Vu-Lan nên dâng lễ vật: hoa quả, nhang đèn, để cúng chư Phật, chư Bồ Tát và cung thỉnh chư Tăng, Ni tri tụng kinh chú để bày tỏ long hiếu thảo của mình với đấng sanh thành. Kính bạch Thế Tôn ý của ngài như thế nào.?)

            Vừa nghe xong mấy lời của ngài Mục Kiền Liên Đức Phật liền thốt lên ‘hay thật, hay thật. ..lành thay, lành thay.” Và Ngài dạy bảo:

Này Mục Kiền Liên, con là một người con chí hiếu và là một vị Bồ Tát bao dung. Con đã báo hiếu cho mẹ rồi, giờ đây lòng con lại nghĩ đến sự khổ của chúng sanh. Thật là đáng khen thay cho long hiếu hạnh của đệ tử. Vậy thì con hãy truyền bảo cho tất cả: không phân biệt là hàng Tăng, Ni, Chúng hay những vị Khất Sĩ hoặc những bậc Trưởng Giả mà ngay trong cả đại chúng từ khắp bốn phương Trời mười phương Phật có Tu hoặc Không Tu. Không những vào mùa Lễ Vu-Lan là ngày Báo Hiếu mà phải luôn hằng ngày hãy cầu nguyện cho cha mẹ và các bậc dưỡng dục tạo dựng ra mình. Lúc còn sinh tiền thì được an vui, mạnh khỏe, đến khi  đã quá vãng thì được tiêu tan nghiệp chướng và sớm siêu thăng về cỏi Cực Lạc của đức Phật A-Di-Đà….

            Và từ đó Ngày Rằm Tháng Bảy hằng năm (còn gọi là ngày lễ Vu Lan) đã trở thành ngày Báo Đáp Ân Đức Cha Mẹ  hay là ngày Báo Hiếu.

 

            Rồi thì cứ mỗi Thu về khi mà nhìn ra với một bàu trời buồn ảm đạm với những chiếc lá vàng rơi lác đác dọc theo bìa rừng, dãy phô đôi khi những lúc chiều xuống lại vương vải một ít giọt mưa thu thì trong long chúng ta không một ai lại không vương vấn một buồn. Buồn vì nghĩ đến than phận của con người cũng như là một kiếp phù du, buồn vì thương xót cho cha mẹ già không biết còn sống với con cháu được bao nhiêu lâu nữa…Và từ đó chúng ta lại chạnh long nhớ đén mùa Vu-Lan Báo Hiếu. Nhớ đến hình ảnh của những người cha lam lũ, nhọc nhằn đi sớm về khuya với những công việc lao động nặng nhọc, nhớ đến hình ảnh của bà mẹ phải tảo tần hôm sớm, dải nắng, dầm mứa với những gánh hang rong nặng trỉu trên vai đi từng khu phố để rao bán đổi lấy đồng tiền mua sắm thức ăn, cái mặc cho con cũng như sắm sữa sách vở  để cho con được đến trường kiếm năm ba chữ hầu mong sau nầy khi khôn lớn con mình cũng nên vóc, nên người không thua kém chúng bạn.

            Ôi công ơn cha mẹ là vậy đó, thật cao rộng bằng trời biển không có gií có thể sánh bằng được.

            Và còn cảnh nào thảm khổ hơn khi nhìn những bà cụ già ngồi bên vỉa hè với thúng bắp, thau xôi;, hình ảnh những ông cụ già lom khom chống gậy đi từng bước một không vững để bán từng tờ báo, từng tấm vé số để nuôi than già qua ngày

            Ngoài tấm gương Đại Hiếu của ngài Mục Kiền Liên còn nhiều tấm gương

hiếu hạnh của các Thiền Sư, như: Lụ tổ Huệ-Năng, lúc ngài chưa xuất gia, vì nhà nghèo và cha mất sớm nên ngày ngày đã phải vào rừng kiếm củi về đổi gạo nuôi mẹ, Đại An Thiền Sư suốt ngày đan áo nuôi mẹ, Hư Không Đại Sư mỗi bước đi là một lạy nguyện cầu cho mẹ.. Ngày xưa Lão Lai ở bên Tàu  tuy tuổi đã trên bảy mươi và là người có quyền thế trong vùng, nhưng vẫ ngày ngày mặc áo hoa hòe sặc sở ra sân múa hát cho cha mẹ được vui lúc tuổi già bóng xế. Ở nước ta thì có Liễu Quán Thiền Sư kiếm củi đổi gạo nuôi cha già suốt đời….và còn rất nhiều, nhiều lắm những tấm gương Hiếu Đạo đối với song than tất cả đã thấm sâu vào lòng của những người con Phật, nó cũng phù hợp với  Đạo Hiếu của dân tộc Việt Nam qua sự tôn kính, thờ phụng ông bà, cha mẹ vậy.

 

Tm lòng ca m

 

Vu-Lan đã đến rồi sao

Lòng con nhớ mẹ nao nao giọt buồn

Mẹ ơi ! thưong mẹ lệ tuôn

Bao nhiêu cay đắng, mẹ không quản nài

 

*

*                *

 

Mẹ là trời, biển rộng, dài

Vòng tay mở rộng, ôm bầy con thơ

Mẹ là Bồ-Tát con thờ

Tấm lòng của mẹ vô bờ, vô biên

 

*

*                *

 

            Và sau đây cũng một câu chuyện khuyên răn con cái phải ăn ở Hiếu thảo với

cha mẹ.

            Vì chính Đức Phật đã từng dạy: “Cha mẹ hiện tiền như Phật tại thế, phụng dưỡng, cúng dường cha mẹ, tức là phụng dưỡng, cúng dường Như Lai không sai khác.”

            Chuyện kể rằng có một phụ nữ tuy không vào chùa xuống tóc đi tu nhưng mộ đạo lắm, giữ mọi giới của nhà Phật. Một bữa, chị thấy buồng chuối ngoài vườn có vài nải chín vàng, trông tươi đẹp, ngon lành. Chị cắt cả buồng, để lại mấy nải còn xanh, bỏ hai nải chín đẹp nhất vào trong cái rổ, lấy vỉ đậy lại rồi hối hả đội lên chùa, hí hửng lễ Phật, nghĩ rằng ắt sẽ được nhiều phước.Chị vào đến cổng chùa, sân chùa vắng ngắt vắng ngơ vì là ngày thường, chị đi thẳng vào gian bếp, thấy chú tiểu đang đứng tưới cảnh ngoài vườn, chị chào hỏi và mượn chú cái đĩa lớn. Đặt chuối vào đĩa, chị đưa lên gian tam bảo, đặt đĩa chuối trước bàn thờ Phật, đốt thẻ hương, khấu đầu vái lạy hết lòng cung kính rồi cắm hương vào bát, ra về.Chị vừa ra tới sân thì gặp Hòa thượng trụ trì. Rổ cắp ở tay, chị cúi đầu chào sư cụ. Sư cụ đã biết chị từ lâu nhưng ngạc nhiên sao hôm nay ngày thường chị cũng lên chùa.

            Bạch hòa thượng.

            Chào thí chủ. Thí chủ có việc gì lên chùa hôm nay? Sư cụ hỏi.

            Bạch hòa thượng, buồng chuối trong vườn có nải chín đẹp và ngon lắm,

con đưa lên cúng Phật.

            Chị để chuối ở đâu rồi?

            Thưa Sư cụ, con đã thắp hương và cúng trên bàn thờ Phật.

            Đâu, chị chỉ cho tôi coi.

            Người đàn bà đi trước hướng dẫn sư cụ vào trước bàn thờ Phật. Cây hương còn cháy và đĩa chuối vàng tươi vẫn y chỗ cũ. Sư cụ bảo người đàn bà:

            Thí chủ có lòng đến lễ Phật, lại cúng quải những thứ đặc sản của vườn nhà, một điều rất quí hóa. Ta có nghe, thí chủ còn song thân phải phụng dưỡng, phải không?

            Bạch hòa thượng, phải.

             Vậy thí chủ đã dành nải nào để dâng lên song thân thí chủ chưa?

            Người đàn bà luống cuống vì câu hỏi. Còn lại bốn nải nữa nhưng chị không định dành cho cha mẹ nải nào mà chỉ đợi phiên chợ tới, đem ra bán. Chị trả lời cho qua:

            Dạ, thưa hòa thương, mấy nải kia còn xanh, khi chín con sẽ dâng cha mẹ.

            Không, Giọng sư cụ ôn tồn nhưng nhìn nét mặt luống cuống của người

đàn bà, sư cụ đã đoán ra, hơn nữa lời đồn về chị ta đối với cha mẹ không tốt đã vô tình đến tai sư cụ từ lâu nay,

             ”Thí chủ phải dành những nải này cho cha mẹ thí chủ đã, những nải kia

chín hãy đem cúng dường. Nếu thí chủ không dâng cha mẹ trước thì Phật không nhận lễ vật của thí chủ đâu.

            Nói xong, sư cụ cầm đĩa chuối trao cho người đàn bà:

            Thí chủ hãy đem về dâng lên cha mẹ. Cha mẹ củ thí chủ chính là Phật sống tại gia của thí chủ đó.

            Người đàn bà mắc cở đỏ mặt, vái chào sư cụ xong cắp rổ chuối đi một mạch.

            Trong những kinh nhà Phật, Phật cũng dạy:

            Thiên chi cực mạc đại ư hiếu, ác chi cực bất hiếu giả.

            (Hiếu thảo là điều thiện to lớn nhất, bất hiếu là điều đại cực ác).

            Thế nhược vô Phật, thiên sự phụ mẫu. Sự phụ mẫu tức thị sự Phật.

            Người sinh ra đời không gặp Phật mà phụng thờ cha mẹ thì cũng như thờ Phật vậy.

            Tu đâu bằng tu tại gia. Thờ cha, kính mẹ mới là chân tu

            Người con Phật đơn thuần, xin hãy lắng long và ghi nhớ những lời vàng ngọc nầy, hãy cố mà trả ân báo hiếu ngay từ lúc bây giờ khi mà cha mẹ mình còn sống hiện tiền trêncỏi thế gian nầy chứ đừng chờ đợi rồi muộn mất. Vì:

            “Mệ già như trái chin cây, gió đưa mẹ rụng biết ngày nào đây.?!”

Vâng ! lời hát ru trong ca dao truyền khẩu Việt Nam thật ngắn, gọn, nhưng thật thâm thúy và chân thành làm sao về cái  tình cha nghĩa mẹ. Đúng, cha mẹ cả một đời  đã hy sinh, đã nuôi dưỡng và cũng đã mòn mỏi trông chờ cho con thành người ; nay thì thân tứ đại ấy đã già yếu như trái chin cây chỉ biết chờ ngày rụng. Bổn phận làm con là phải chăm sóc và phụng dưỡng ngay từ khi mà mình cảm thấy làm được chứ đừng chờ, đừng đợi. Thế gian nầy đã có bao nhiêu người đợi và rồi sẽ ân hận vì sự bất hiếu của mình…chác nhiều nhiều lắm những người làm con đã từng thơ ơ, không màng để ý và chăm sóc cha mẹ trong lúc đau ốm hoặc khi tuổi đã về già…và đến khi hồi tâm lại thì than ôi ! đã quá muộn, đến lúc đó thì ân hận, nuối tiếc và đau khổ suốt cả cuộc đời bởi vì chính mình đã ăn ở không tròn hiếu thảo với đấng sinh thành.

            Vu-Loan vê trong chúng ta, ai cũng ấp ủ trong lòng niềm thương nổi nhớ  về Mẹ, về Cha, về những người đã có công nuôi dưỡng chúng ta; ơn nghĩa đó suốt cả một cuộc đời chúng ta cũng không bao giờ trả nổi.

            Cùng chung một niềm tri ân vô hạn noi gương hiếu hạnh của người xưa, chúng ta cảm niệm đến công ơn sanh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

 

Phn Con

 

Tháng Bảy ngày hội Vu Lan về

Kiền Liên cứu Mẹ thoát bến mê

Lòng con hiếu thảo ơn nghĩa nặng

Công ơn Cha Mẹ chẳng hà nề

*

*                *

Ơn nghĩa mẹ cha tựa biển đông,

Sâu thẳm lắng đọng trong cỏi lòng.

Con cháu suốt đời mãi ghi nhớ,

Biết bao giờ nhỉ..? đền trả xong.

*

*                *

            Tình Mẹ thật sâu, mẹ là sự sống, là tình thương, là là ngọt, là thơm và cũng

là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời của con. Vì con mà mẹ đã dành trọn cả cuộc đời cho con từ mới lọt long cho đến lúc khôn lớn trưởng thành không khi nào mà mẹ không nghĩ, không thương tưởng về con, vì trong mắt  mẹ con chỉ là một đứa bé con, niềm lo âu của mẹ đã trở thành hiển nhiện như mặt đất truyền sức sống cho cây cỏ, vạn vật; để cho bầu trời trong mắt con ngày một them xanh với những ước vọng càng lớn dần theo thời gian và cũng chính bởi thời gian mà tóc mẹ ngày them một sợi bạc. Mẹ chứ sống đủ một trăm năm nhưng đã cho con tràn đầy tình thương và hạnh phúc. Làm sao có thể tính kể, mà hình dung được tình mẹ cao quý, thiêng liêng; bởi vì tình thương ấy đã thấm vào lòng con ngay từ khi mới cất tiếnhg khóc chào đời cho đến khi mà con đã trưởng thành và ý thức được thế nào là sự hiếu thảo của con đối với cha mẹ vì đó chính là bổn phận làm của người làm con vậy.

 

chan chứa tình Mẹ

 

Vu-Lan báo hiếu, lòng triền miên

Phận con hiếu thảo nhớ mẹ hiền

Một đời tần tảo, trong khổ cực

Chỉ lo con, cháu chẳng buồn phiền

*

*                *

Vu-Lan báo hiếu đấng mẹ hiền

Tình thương chan chứa thật vô biên

Tấm lòng trải rộng, như trời, biển

Suốt cả đời con nhớ mẹ hiền

*

*                *

 

            Nếu  nghĩa mẹ ví như dòng suối dịu mát, ngọt ngào thì….Ơn Cha, đó chính là long bao dung, độ lượng, là sự nghiêm khắc qua sự giáo dục cho chúng con nên người hữu ích cho xã hội sau nầy và đó chính là sự biết ơn của con và cũng là niềm tự hào của Cha vậy.

 

khắc khoải nhớ cha

 

Vu-Lan báo hiếu nhớ về cha

Ở đâu nơi đó tận quê nhà

Bóng chiều đổ xuống, ngôi mộ lạnh

Cha tôi nằm đó ở chốn xa

*

*                *

Vu-Lan báo hiếu con thương cha

Nổi lòng khắc khoải quá xót xa

Cha giờ đâu nữa mà nhung nhớ

Làm sao đền đáp được hả cha…?!

*

*                *

 

            Lễ Vu-Lan với ý nghiã là “Giải đáo huyền”, nghĩa là giải thoát cái khổ nặng nề của chúng sanh đọa vào trong ác đạo. cũng vì thế mà Đức Phật đã mmỡ rộng long từ bi thuyết pháp Vu-Lan nhằm mục đích là sắc tấn Tăng, ni tinh tấn tu học đạo lý, nghiêm than traou dồi đạo đức mói có thể cứu được sự “đáo huyền”cho những linh hồn đã đạo vào địa ngục và đồng thời cứu cho con người và muôn loài chúng sanh thoát khỏi nạn khổ đau ở trên cỏi đời ô trược nầy vậy.

            qVu-Lan còn có ý nghĩa rất sâu sắc đó là “Báo Hiếu. Báo hiếu tức là đem long hiếu thảo mà đền đáp Cha Mẹ

 

như dòng suối ngọt

 

Mẹ là vị ngọt đời con

Là nguồn nước mát từ dòng suối tiên

Mẹ như làn gió dịu hiền

Từ xa thổi tới muộn phiền con tan

*

*                *

Cha là vũ trụ trời cao

Bao la ôm trọn tấm thân con vào

Bàn tay cha vẫn rộng dang

Luôn luôn chờ đón chẳng màng khổ đau

*

*                *

 

 

 

Lời mẹ ngọt mát chan hòa

Ðiệu ru của mẹ chứa chan ân tình

Mắt mẹ như ánh thủy tinh

Nhìn con thắm đượm thâm tình bao la

*

*                *

Cha tôi mưa nắng dải dầu

Nụ cười luôn nở, không than, không sầu

Ðời cha chẳng quản nhọc nhằn

Lòng luôn mở rộng, tựa bằng đại dương

*

*                *

Thương ơi cha mẹ quá chừng

Bao nhiêu khổ cực, một đời vương mang

Mẹ, cha ơn nghĩa thâm sâu

Phận con báo đáp ân này sao quên

*

*                *

 

            Ðó là tất cả những nổi niềm của Mẹ Cha và đó cững là một điều đánh động lương tâm ở chúng con những đứa con biết sống và có lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, trong những lúc như thế nầy chúng con phải hiểu, phải thương và tôn kính mẹ.

            Cha mẹ thương con “biển hồ lai láng” đó là thiên chức và bản tính sẳn có của các bậc làm cha mẹ. Con cháu hiếu kính cha mẹ đó cũng là đạo lý muôn đời của con người. Hai điều đó luôn song hành với nhau như bóng với hình, nếu đã là con người thì ai trong những chúng ta mà thiếu mất một trong hai điều trên thì thật là đại bất nhân, bất nghĩa và bất hiếu vậy.

            Ðạo làm con, ngoài sự tôn kính, thương yêu và lòng hiếu thảo dành cho cha mẹ, ta phải biết một điều rất quan trọng; cha mẹ còn là ân nhân của chúng ta; những đứa con đã được cha me sinh ra, dưỡng dục và dạy dỗ để nên người, thì lòng hiếu đạo cũng không thể thiếu ở nơi phận làm con. “Hiếu Ðạo” là một nét đẹp để tô lên tình thần, là một đóa hoa đời thơm ngát nơi lòng con những người con luôn luôn nghĩ và thương yêu đấng sinh thành của mình.

            Vì thế nên mổi  khi mùa Vu-lan về và giai thoại Ngài Mục-Kiền-Liên báo hiếu cho mẹ là một tấm gương, một hạnh nguyện của người con hiếu thảo đối với cha mẹ.

            Công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ quá rộng lớn đối với con, vậy tất cả chúng ta nếu là người con biết thuơng yêu, hiếu kính cha mẹ thì luôn luôn tự bảo lòng là ta phải đền đáp công ơn trời biển ấy cho bằng được, dầu ở trong hoàn cảnh nào…đắng cay, ngọt ngào; dù phải vượt ngàn trùng núi non, biển cả hay ở ngay bên cạnh, trước mặt ta, đã là phận làm con chúng ta phải tìm mọi cách để đền đáp công ơn to lớn ấy của cha mẹ ta đã tạo ra ta, hoặc là chúng ta sẻ được hưởng những duyên phước của cha mẹ đã dành cho ta. Ðã là con hiếu thảo chúng ta phải có bổn phận, trách nhiệm tìm đủ mọi cách để cứu vớt cha mẹ ra khỏi nghiệp chướng mà cha mẹ mình đang mang, hoặc chúng ta cũng mang ơn cha mẹ đã tạo được phước đức cho chúng ta được hưởng ở đời này. Ðó mới là người con hiếu hạnh, đó cũng là đạo làm con muốn báo đáp công ơn của cha mẹ trong mùa” Vu-Lan báo hiếu” vậy.

             Mong lắm thay và quý hóa biết bao, khi chúng ta là những đứa con biết sống hiếu thảo, của đạo làm con.,.

 

Tâm Tường - Lê Đình Cát
Liên Hoa, Mùa Vu Lan – 2015          

           

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.