Mar 28, 2024

Đường thi Việt Nam

Cư Trần Lạc Đạo
Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308), * đăng lúc 08:30:17 PM, Feb 08, 2017 * Số lần xem: 1419
Hình ảnh
#1
Cư Trần Lạc Đạo (nguyên văn) - Phú - Feb 17, 2016

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO

 

 

 

居塵樂道

 

居塵樂道且隨緣

饑則飧兮困則眠

家中有宝休尋覓

對鏡無心莫問禪

 

陳仁

 

 

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO

 

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

Trần Nhân Tông

Sơ Tổ Trúc Lâm

 

VUI ĐẠO Ở ĐỜI

 

Tùy duyên vui đạo sống an nhiên

Mệt ngủ, đói ăn... đúng cử kiêng

Trong nhà có của, cần gì kiếm

Gặp cảnh tâm an, khỏi hỏi thiền.

 

Hạ Thái Trần Quốc Phiệt

(phụng dịch)

 

Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗7 tháng 12 năm 1258 – 14 hoặc 16 tháng 12 năm 1308) là vị hoàng đế thứ ba của vương triều Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1278 đến năm 1293, sau đó làm Thái thượng hoàng từ năm 1293 cho đến khi qua đời. Trần Nhân Tông được nhiều sử gia đánh giá là một vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ 13, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng cương thổ đất nước.[1][2] Ngoài ra, ông cũng là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại.[3]

Là con trai trưởng của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đã được truyền ngôi vào tháng 11 năm 1278 – lúc ông chưa đầy 20 tuổi. Vị hoàng đế trẻ sớm phải đương đầu với hiểm họa xâm lược từ đế quốc Mông-Nguyên hùng mạnh ở phương Bắc. Do vậy, ngay sau khi lên ngôi Trần Nhân Tông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế và ổn định chính trị – xã hội của Đại Việt, đồng thời xây dựng quan hệ tích cực với nước láng giềng phía nam là Chiêm Thành. Năm 1285, hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt huy động một lực lượng lớn (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư là 50 vạn người) tấn công Đại Việt.[4][5] Quân dân Đại Việt ban đầu gặp nhiều tổn thất; nhưng dưới sự chỉ huy của vua Nhân Tông, thượng hoàng Thánh Tông và Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo, người Việt đã dần dần xoay chuyền tình thế và đánh bật quân Nguyên về nước. Sau đó, 2 vua Trần và Hưng Đạo vương tiếp tục lãnh đạo dân Việt đánh bại một cuộc xâm lược khác của Mông–Nguyên vào năm 1287.

Sau khi đẩy lùi các cuộc xâm lược của người Mông, Trần Nhân Tông đã khôi phục được sự ổn định và hưng thịnh của Đại Việt, đồng thời thực thi phương sách ngoại giao vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn với nhà Nguyên. Năm 1293, ông truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên làm Thái thượng hoàng.[2][6] Sau đó Nhân Tông xuất gia tu hành theo đạo Phật và lấy hiệu Trúc Lâm đại sĩ (竹林大士); nhưng ông vẫn tham gia điều hành chính sự, đánh dẹp quân Ai Lao xâm phạm biên giới và mở rộng bờ cõi về phương Nam bằng phương pháp ngoại giao.[7] Trần Nhân Tông cũng chính là vị tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế.[8]

(Nguồn Wikipedia)

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.