Apr 25, 2024

Tiểu luận - Tạp bút

Như một loài chim
Thanh Khâm * đăng lúc 04:08:08 PM, Dec 28, 2008 * Số lần xem: 2337
Thanh Khâm

Không phải từ những năm gần đây. Mà đã từ lâu lắm rồi, chắc là từ nhiều thế kỷ đã qua, khi con người tìm hiểu và nghiên cứu về đời sống của muông chim, dã thú.. Con người đã biết tới đời sống của một loài chim. Ðặc biệt là sự di chuyển và hướng bay của một loài chim. Như thói thường theo đường bay của các loài chim , từ phương Bắc đi về phương Nam để trốn lạnh. Cũng trong sự tìm hiểu này, con người nhận thấy có sự giống nhau của con người với loài chim, đều có một ước mơ giống nhau là đi tìm nơi ẩn thân, khi bị đói lạnh và nguy hiểm cho sự sống .

Cứ mỗi độ mùa thu bắt đầu, thường thấy vào khoảng tháng mười dương lịch, chắc cũng có người thường hay thấy những đàn sếu, đàn ngỗng trời, cùng những loài chim từ phương Bắc, lũ lượt từng đàn bay về phương Nam để.lánh nạn. Hình ảnh này làm tôi liên tưởng đến đoàn người rời bỏ Việt Nam đi tị nạn sau năm 1975, tương tự như đàn chim hải âu ở vùng biển đông, đang bay vội vã để tìm nơi tránh bão. Con người ở vào cái thời nhiễu nhương thuở đó, do cái bản năng sinh tồn, cũng biểu lộ cái bản chất thiên di như loài chim, phải cao bay xa chạy để tìm nơi ẩn thân.

Quả là một sự thật của con người và loài chim hòa lẫn với những sự biến chuyển của đất trời. Những đàn chim bay ngang qua bầu trời, bay ngang qua đại dương, hay vượt thềm lục địa, tất cả là hình ảnh buồn buồn khi phải vội vã ra đi, nhưng nó cũng báo ứng cho một ngày yên ấm nơi phương trời xa. Cũng như đoàn người vượt biển năm xưa đã gặp phải muôn điều trắc trở và bất hạnh trên suốt lộ trình, nhưng rồi cũng được đón nhận về nơi yên ấm hơn trên khắp địa cầu..

Sự tương đồng của con người và loài chim

Bẵng đi một thời gian khá lâu, hôm nay tôi mới có dịp nhìn thấy lại những đàn chim, tiếng chim gọi đàn và những nhịp vỗ cánh của đàn sếu đang bay ngang qua đầu. Tôi chú ý theo dõi những cánh chim đang bay, tôi ngấm nhìn mãi cho đến khi đàn chim bay khuất tận chân trời.xa Tôi có cái cảm giác như muốn tung bay như đàn chim, tưởng như mình đang bay theo chúng đi về phương Nam.. Ðường của chim đang bay có một sức hấp dẫn lôi cuốn, làm cho lòng tôi cảm thấy bâng khuâng khó tả, khi nhớ lại một thời đã qua của cuộc đời tha phương.

Viết đến đây làm tôi chợt nhớ những ngày đau thương đã qua trong cuộc đời của tôi và anh em đồng đội trước những giờ phút tan hàng rã ngũ. Thuở đó như là chim lạc đàn. Chim bị gãy cánh. Chim bị cung tên. Chim bị nhốt vào lồng. Tình cảnh lúc đó ,cảm thấy không còn tự do như loài chim thiên di vừa lũ lượt bay ngang qua trên bầu trời.

Giờ này, nhìn lại thân phận, phải tạm dung nơi xứ lạ quê người, có khác nào như cánh chim đang bạt gió lạc lõng ở cuối trời xa. Lòng vẫn hoài mong như loài chim đang bay, hòa mình theo tiếng chim gọi đàn

Khi còn ở trong nhà tù của CSVN trên đất Bắc, lòng tôi vẫn hắng ước mơ như một loài chim, giống như là loài chim thiên di đó đang được bay về phương Nam.. Và bây giờ tôi đã thành như một loài chim rồi đó. Thân phận có khác chi loài chim thiên di đang bay tìm nơi dung thân nơi đất lạ quê người, nơi vùng Bắc Mỹ Châu, cách xa quê xưa hơn nửa vòng trái đất... Mỗi lần nhìn từng đàn chim bay là lòng tôi như gợi lên những suy tư về cuộc sống, cuộc đời. Ðường chim bay là con đường đi tìm sự sống còn của loài chim trong vũ trụ , trong thiên nhiên., nó còn biểu tượng cho sự tự do sinh sống, sự tranh đấu trước biến chuyển của thời tiết và khí hâu khắc nghiệt

.Hình ảnh từng đàn chim bay đi trốn lạnh ,là hình ảnh tương tự của những ngày mà dân miền Nam bị hoảng loạn tan tác, bồng bế , gồng gánh đi từng đoàn, bỏ chạy ra biển cả, để lánh nạn Cộng sản.sau cái ngày đen tối 30/4/75. Cái bản năng sinh tồn của loài chim cũng giống như cái bản năng sinh tồn của con người , cả hai đều đi lánh nạn, đi ẩn thân, khi có nguy hiểm cho cuộc sống và lẽ sống.xuất hiện.

Như chim gẫy cánh.

Những ý nghĩ như một loài chim , đã phát sinh ra trong lúc tôi đang xem một đoạn phim có tên Winged Migration, là phim tài liệu về thiên nhiên, kể về những đàn chim đang bay đi tìm nơi trốn lạnh. Ðoạn phim cũng có dụng ý nói lên những ước mơ của loài chim đi tìm nơi ẩn thân, tương tự như con người đi tìm đường tị nạn.. Xuyên suốt các cuộc hành trình gian nan của loài chim, phải vượt qua các đại dương xanh thẫm, vượt qua các khu rừng già âm u, vượt qua những thung lũng dày đặc khói sương., vượt.qua những con sông uốn khúc hay vượt qua những cồn cát trơ trụi.không có bóng cây.. Tất cả đã trải dài qua bằng những đường bay của cánh chim... Như cảnh tượng của con người trước cảnh giông bão của thời cuộc, làm tan tác cái cuộc sống đang an lành, phải bỏ chạy trốn , vượt đại dương, vượt núi cao rừng rậm, bất kể hiểm nguy, mười chết một sống, để tìm nơi khác lánh nạn, ẩn thân.

Tương tự như cái ngày bi đát 30/4/75, dân miền Nam như chim gãy cánh, như chim lạc đàn. Cảnh hoảng loạn tan tác, tiếng kêu la thảm thiết, như là chim bị trúng đạn phải lìa đàn rơi rớt lại trên đường bay đi lánh nạn. Cũng do cái tư tưởng sống tự do và chết cũng trong tự do . Cũng do bản năng sinh tồn của loài chim thiên di cũng giống như bản năng sinh tồn của con người đi tị nạn Cộng sản trên khắp thế giới. Ðiển hình như là cảnh vượt biển của thuyền nhân, của người miền Nam Việt Nam năm xưa.đã bỏ chạy trốn Cộng sản đi tìm nơi ẩn thân.

Những thuyền nhân vượt biển năm xưa, có khác gì những đàn chim đi trốn lạnh, trốn cái khí hậu khắc nghiệt., trốn cái không gian u ám bạo tàn gây đau thương tang tóc cho cuộc sống của muôn loài.. Cũng như con người đã bỏ trốn cái chế độ bạo tàn độc ác, bỏ chạy tìm nơi khác nương thân, tìm nơi có đủ tự do và no ấm hơn. Dù trên cuộc hành trình gặp phải nhiều gian nguy trắc trở, phải vùi thây bỏ xác ở biển đông. Hoặc vùi chôn xác nơi các hải đảo, hoặc rừng sâu núi thẩm. Nhưng họ cũng bằng mọi cách, mọi giá để ra đi, để cao bay xa chạy thoát thân. Với một ước mơ, một hi vọng, có cuộc sống Tự Do và An Ninh hơn ở nơi phương trời xa lạ. Những người còn sống sót, họ đã đạt được ước mơ kỳ diệu đó, như câu ví vượt biển một đời vạn đại yên vui.. Chỉ có thương tiếc cho những người phải bỏ mạng giữa lòng biển đông, hoặc phải vùi thây nơi các hải đảo hay.trên đường đi lánh nạn.

Hồi tưởng lại cái quá khứ đen tối của đồng bào miền Nam, xuất phát từ những giờ phút xem phim, nói về những loài chim thiên di trên đường bay đi tìm nơi ẩn trốn cho qua mùa giá rét. Khiến tôi liên hệ đến cảnh con người vượt biển đông năm xưa tương tự như đàn chim bị gãy cánh.trên đường đi tìm tự do.. Những người đã bỏ mạng trên đường trốn chạy do chối bỏ chế độ Cộng sản, được chôn cất ở đảo Ga Lăng và Bi Ðông. Dù sao họ cũng đã chết rồi. Nhưng tên Trần Ðức Lương, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, vẫn còn đuổi theo họ bằng áp lực với các nước Mã Lai và Nam Dương, để đập phá bia tưởng niệm của họ. Quả là một hành động đê tiện của CSVN, kiểu đánh người đi và bắt nhốt người ở lại, để trấn áp theo kiểu tận diệt theo đường lối và chủ trương cố hữu của Cộng sản.

Như chim sổ lồng

Cũng do cái ngày 30/4 năm đó mà dân miền Nam , tương tự như đàn chim bị sa vào cơn giông tố phũ phàng. Lớp bị chết thảm, lớp bị bắt nhốt vào tù, vào lồng như chim , lớp thoát chạy trốn đi, vượt biên, vượt biển thập tử nhất sinh. Giờ này ghi lại cái cảnh tượng bi thảm đó thật là xót xa như dao cắt ruột cắt gan.

Nhìn cái cảnh một số đông bị Cộng sản bắt vào tù, tương tự như chim vào lồng biết thuở nào ra. Cảnh tượng thật thê thảm và tủi nhục.Nếu không có con người cứu giải, chắc chắn phải chờ ngày rụng lông rụng cánh mà chết thảm trong lồng, hay trong nhà tù. Do cái câu ca dao : Cá mắc câu biết đâu mà gở, Chim vào lồng biết thuở nào ra. Thật là bế tắc, hết phương cứu chữa. Vì Ác quỷ nó đang lấn áp cả Phật Chúa. Thân phận con người lúc đó rất mong manh, cũng đành buông xuôi và phó thác cho định mệnh an bài

Lúc đầu, do thời thế biến chuyển đến quá đột ngột, như biến cố 30/4. Khiến người dân miền Nam kinh hoàng tan tác, bỏ chạy. Có người nhanh chân thoát thân, có người bất hạnh kẹt ở lại bị Cộng sản bắt nhốt vào tù, vào các trại tập trung lao động cải tạo. Chẳng hạn như trường hợp của bản thân tôi.và các bạn đồng đội của tôi, đã bị bắt và bị Cộng sản gán cho một bản án, như một tử tội khó sống. Lý do bị gán ghép tội là đã Vay Nợ Máu ? Món nợ máu này do Cộng sản áp đặt ra bằng chủ trương tận diệt bất cứ những ai chống lại tư tưởng nô lệ Mác Lê của chúng. Cũng do bị kết vào những tội danh như thế, những tù nhân như anh em chúng tôi nghĩ như chim vào lồng biết thuở nào ra ?

Nhưng cũng may, chúng tôi vào tù do thời cuộc, như vậy chúng tôi được ra khỏi nhà tù cũng do thời cuộc. Lý do kinh tế kiệt quệ, làm băng hoại và lung lay tận gốc rễ cả tư tưởng chỉ đạo Mác Lê hoặc Mao, nhất là vào năm 1983, do kinh tế XHCN bị phá sản. Thêm vào thời cuộc biến chuyển không còn thuận lợi cho CSVN nữa, nên bị bắt buộc phải cầu thân với kẻ thù số 1 là Ðế Quốc Mỹ. Ðây là một cơ hội thuận lợi cho tù nhân như anh em chúng tôi. Vì thật ra chúng tôi bị vào tù, như chim bị nhốt vào lồng, do thời thế đổi thay. Bây giờ chúng tôi có ra khỏi nhà tù, như chim sổ lồng, cũng do thời cuộc biến chuyển. Nên buộc lòng CSVN phải bán tù cứu đảng. Cũng như là phải bán chim nuôi đảng. Cụ thể , như chuyện thả tù và tìm hài cốt lính Mỹ. Ðây cũng là một trong những chuyện thương thảo giữa Mỹ và CSVN để được ngưng bỏ cấm vận, tiến đến quan hệ ngoại giao bình thường. Ðây là cơ hội để chim sổ lồng, để tù cải tạo như tôi thoát thân..

Ðó cũng là lúc thời cơ đến, do có người khách Mỹ đến mua chim với giá phải chẵn. Nên CSVN bị buộc lòng phải bán chim và cả xương chim để cứu nguy cho kinh tế XHCN.đang bị phá sản tận cội rễ. Cũng do xu thế của thời đại, đàn chim tù này được bán ra chỉ vì lợi nhuận để cứu đảng. Bất đắc dĩ phải bán đi, phải đổi chác, chứ không phải do lòng nhân đạo hay nhân bản gì đâu ?

Cũng nhờ thế mà những con chim vào lồng cũng có dịp sổ lồng. Ðây là một phép lạ ,.một cơ may, một ngoại lệ hiếm có, so với câu ca dao kể trên, cho con người, như anh em HO như chúng tôi. Những con chim này được sổ lồng từ năm 1990 và tiếp theo những năm kế tiếp cho mãi tận hôm nay. Khi đã được con người thả ra , những con chim này cũng phải tìm những nơi an toàn để ẩn thân sinh sống. Cũng vì thế mà hôm nay đàn chim HO đã bay sang lục địa Mỹ Châu cách Việt Nam gần nửa vòng trái đất.để lánh nạn, để nương thân kiếm sống. Có khác gì những loài chim thiên di từng bay về phương Nam trốn lạnh đâu ?

Cảm tưởng như một loài chim

Khi xem xong phim Winged Migration, tôi có cảm nghĩ người làm phim muốn nói về những ước vọng của loài chim có nhiều liên hệ với ước mơ của loài người. Con người thường sống trong cuộc sống cũng thường hay có những ước mơ. Dù là những ước mơ giả tưởng.hay khó thực hiện. Có những ước mơ mà con người không thể nào ngờ và đoán trước sẽ có thể xảy ra được. Chẳng hạn như ước mơ có đời sống tự do dân chủ như trên xứ Mỹ. Mà người Việt có nào ngờ, ước mơ đó đã thành sự thật, như hôm nay.Tất cả, do tai trời ách nước, do thời cuộc đổi thay, cuộc sống con người cũng bị thay đổi theo cái xu thế của thời cuộc, khiến ước mơ của người Việt tị nạn Cộng sản, và những người HO đã trở thành sự thật

Do suy nghĩ như thế, con người nhìn lại có khác gì loài chim thiên di đâu. Như cảnh sau cái ngày đen tối 30/4, miền Nam như trong cơn giông tố, có hàng triêu người lần lượt bỏ xứ ra đi tìm nơi sinh sống. Cũng như bản thân tôi và anh em đồng đội của tôi, từng bị CSVN bắt tù đày ra Bắc, có những lúc nhìn từng đàn chim đang bay về phương Nam trốn lạnh, mà lòng đau như se thắt. Loài chim mà cũng có cái tự do, cũng có cái ước mơ đi tìm nơi ấm cúng để sống, để nương thân, huống chi là con người? Nhất là những người tù như anh em chúng tôi lúc đó .

Liên hệ với thực tế hôm nay, những người đi tìm tự do và tị nạn Cộng sản năm xưa , không khác gì những loài chim thiên di mà tôi đã xem qua trong phim. Và chính bản thân của người viết, cùng những người tị nạn Cộng sản giống như một loài chim đang đi trốn lạnh, đang ẩn thân và tị nạn tại vùng đất Mỹ Châu hoặc những nơi có an toàn cho đời sống, có đủ Tự Do và Dân Chủ thật sự ,như tại các quốc gia tân tiến trên thế giới. Như vậy những người Việt Nam tị nạn Cộng sản năm xưa, không khác với những ước mơ của loài chim thiên di đâu ?

Mùa lạnh , 2008
Thanh Khâm

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.