Apr 25, 2024

Bài giới thiệu

Nơi Sơn cùng thủy tận: làng Quách Lượng
Webmaster * đăng lúc 12:04:49 PM, May 17, 2018 * Số lần xem: 1504
Hình ảnh
#1

* đăng lúc 07:12:58 PM, Nov 13, 2016 * Số lần xem: 476

Người ta vẫn nói rằng, để đi lên làng Quách Lượng được đã khó, nhưng chiêm ngưỡng nó còn cần phải có đủ dũng khí và lòng can đảm. Qu1i vị h
ãy cùng chúng tôi khám phá xem nơi đây có đúng như lời đồn đại đó không?
       

Sâu trong núi Thái Hành Sơn, trên vách núi dựng đứng cao 200m có một ngôi làng tên là Quách Lượng. Nơi đây được mệnh danh là ngôi làng nguy hiểm nhất thế giới.

Ngôi làng này nằm trong rừng núi đá tại ngã ba chỗ giao nhau giữa tỉnh Sơn Tây và Hà Nam. Làng Quách Lượng nằm trong lòng của núi Thái Hành Sơn, nơi có những khu du lịch vẫn còn chưa được thế giới biết đến như Hoàng Sơn và Trương Gia Giới.

Sau khi đích thân tới thăm nơi đây, chắc chắn bạn sẽ cực kỳ ấn tượng, chẳng trách người ta bình chọn đây là kỳ quan Thế giới thứ 9. Năm 1972, dân làng chọn ra 13 người nam giới mạnh khỏe nhất trong làng lập thành một tổ đội thi công, cùng với sự trợ giúp của toàn bộ dân làng, họ đã cùng nhau vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành một con đường hầm dài 1250m, rộng 6m và cao 4m để cho xe đi được tới làng. Phải mất 5 năm để làm xong.

Làng Quách Lượng hiện có 83 hộ gia đình với tổng cộng 329 người, đại đa số đều là họ Thân. Gia tộc họ Thân vốn là quan chức tại Nam Kinh vào cuối thời nhà Nguyên, đến đầu nhà Minh, Hoàng Đế Chu Nguyên Chương bắt gia tộc họ Thân đi đày đến Thanh Hải làm lao động khổ sai. Trên đường Sơn Tây, họ Thân đã trốn thoát. Một bộ phận nhỏ của gia tộc đã trốn vào núi Thái Hành, sống ở ngôi làng Quách Lượng. Đã bao nhiêu năm qua, bất kể là gặp những tai họa gì, dân làng đều quyết tâm giữ vững gia tộc, tuân theo lời di huấn của tổ tiên.

Làng Quách Lượng
600 năm qua, họ phải dựa vào 720 bậc thang "thang trời" để leo lên, ngày nay con đường hầm cạnh vực dẫn tới ngôi làng dài chưa tới 10km. (Ảnh: internet)

Ngôi làng nằm ở độ cao ấn tượng 1700m so với mặt nước biển
Ngôi làng nằm ở độ cao ấn tượng 1700m so với mặt nước biển. (ảnh: internet).

Đài ngắm cảnh khiến người xem sợ và chóng mặt
Đài ngắm cảnh khiến người xem sợ và chóng mặt. (Ảnh: internet).

Người đàn ông này đã chuẩn bị một tinh thần
Người đàn ông này đã chuẩn bị một tinh thần "xả thân" để chụp được những bức ảnh đẹp. (Ảnh: internet).

Con đường ở Tứ xuyên đã nguy hiểm, ở đây còn nguy hiểm hơn
Con đường ở Tứ xuyên đã nguy hiểm, ở đây còn nguy hiểm hơn. (ảnh: internet)

Tinh thần cộng đồng của người dân Quách Lượng còn cao hơn độ cao của ngôi làng so với mặt nước biển
Tinh thần cộng đồng của người dân Quách Lượng còn cao hơn độ cao của ngôi làng so với mặt nước biển. (ảnh: internet)

13 người đàn ông của làng Quách Lượng phải mất 5 năm mới hoàn thành được con đường trên vách đá dài 1250m
13 người đàn ông của làng Quách Lượng phải mất 5 năm mới hoàn thành được con đường trên vách đá dài 1250m. (Ảnh: internet).

Con đường cheo leo trên vách đá ở bên phải chính là đường xuống núi hiện nay.
Con đường cheo leo trên vách đá ở bên phải chính là đường xuống núi hiện nay.

Người dân bán 4000 con dê, bán dược liệu, bán cây, mỗi người một ngày mất 1 hào tiền thức ăn.
Người dân bán 4000 con dê, bán dược liệu, bán cây, mỗi người một ngày mất 1 hào tiền thức ăn.

Không có điện, không có máy móc, 13 người đàn ông đã dùng mũi khoan sắt, thiết chùy, sức lực, mồ hôi và nước mắt, đơn giản như vậy mà tạo ra một con đường đưa ngôi làng phát triển.
Không có điện, không có máy móc, 13 người đàn ông đã dùng mũi khoan sắt, thiết chùy, sức lực, mồ hôi và nước mắt, đơn giản như vậy mà tạo ra một con đường đưa ngôi làng phát triển. (Ảnh: internet).

Một cây lê già của làng Quách Lượng dang tay ra như chào đón mọi người tới đây.
Một cây lê già của làng Quách Lượng dang tay ra như chào đón mọi người tới đây.

Một người trong số 13 người đàn ông đó chuyển sang làm nghề buôn bán nhỏ.
Một người trong số 13 người đàn ông đó chuyển sang làm nghề buôn bán nhỏ.

Những ngôi nhà trong làng vẫn được duy trì theo phong cách triều nhà Thanh và triều nhà Minh.
Những ngôi nhà trong làng vẫn được duy trì theo phong cách triều nhà Thanh và triều nhà Minh.

Ngôi nhà bằng đá với sân nhỏ yên tĩnh, không thể tưởng tượng được rằng nó ở độ cao 1700m so với mặt nước biển.
Ngôi nhà bằng đá với sân nhỏ yên tĩnh, không thể tưởng tượng được rằng nó ở độ cao 1700m so với mặt nước biển.

Ngôi nhà nhỏ tươi cười trong gió đông, thiết kế đơn giản có lẽ là yếu tố hiện đại hóa.
Ngôi nhà nhỏ tươi cười trong gió đông, thiết kế đơn giản có lẽ là yếu tố hiện đại hóa.

Người bình thường không đoán ra được đây là cái gì... một đầu to, một đầu nhỏ...
Người bình thường không đoán ra được đây là cái gì... một đầu to, một đầu nhỏ...

 Đến làng Quách Lượng, đứng ở độ cao 100m, người ta có thể nhìn xa trông rộng, như quan sát được cõi hồng trần.
Đến làng Quách Lượng, đứng ở độ cao 100m, người ta có thể nhìn xa trông rộng, như quan sát được cõi hồng trần.

 Con đường hình chữ Z cheo leo trên vách đá xa xa kia chính là con đường đi xuống núi
Con đường hình chữ Z cheo leo trên vách đá xa xa kia chính là con đường đi xuống núi. (ảnh: internet).

Trên vách đá dựng đứng cao 1700m so với mực nước biển còn có một thác nước duyên dáng, tạo thành cảnh đẹp phong tình
Trên vách đá dựng đứng cao 1700m so với mực nước biển còn có một thác nước duyên dáng, tạo thành cảnh đẹp phong tình "cao sơn mỹ thủy" của viên ngọc Thái Hành. (ảnh internet).

Vách đá dựng đứng sừng sững và tinh thần vững vàng của dân làng sẽ mãi lưu tồn trong lòng mỗi người.
Vách đá dựng đứng sừng sững và tinh thần vững vàng của dân làng sẽ mãi lưu tồn trong lòng mỗi người. (ảnh internet).

Vách đá dựng đứng ở Quách Lượng cùng với địa chất của vùng núi Thái Hành đều là đá trầm tích, có độ cứng 8.3
Vách đá dựng đứng ở Quách Lượng cùng với địa chất của vùng núi Thái Hành đều là đá trầm tích, có độ cứng 8.3, toàn bộ con đường hầm đều được làm bằng thủ công, thật khó có thể tưởng tượng được mức độ khó khăn! (ảnh internet).

Toàn bộ
Toàn bộ "hành lang vách đá" hiện ra thấp thoáng. (ảnh: internet).

Vách động có chỗ thì bằng phẳng, chỗ lại lồi lõm
Vách động có chỗ thì bằng phẳng, chỗ lại lồi lõm. (ảnh: internet).

Nơi đây không thể tìm thấy bất cứ một dầu vết nào sự xâm nhập của yếu tố hiện đại
Nơi đây không thể tìm thấy bất cứ một dầu vết nào sự xâm nhập của yếu tố hiện đại. (ảnh: internet).

Có hơn chục gia đình sinh sống ở trong khe núi
Có hơn chục gia đình sinh sống ở trong khe núi. (ảnh: internet).

Ngôi nhà được xây dựng chắp vá bằng những hòn đá
Ngôi nhà được xây dựng chắp vá bằng những hòn đá. (ảnh: internet).

Vôi được trát vào các khe hở của cửa gỗ
Vôi được trát vào các khe hở của cửa gỗ

Đặc thù nhất là ống khói được xây gạch màu đỏ, giữa trùng trùng điệp điệp núi non, nó hiện ra hết sức nhỏ bé
Đặc thù nhất là ống khói được xây gạch màu đỏ, giữa trùng trùng điệp điệp núi non, nó hiện ra hết sức nhỏ bé. (ảnh: internet).

 Một thắng cảnh nổi tiếng khác của Quách Lượng là hồ Thiên Trì. Năm 1975, người dân Quách Lượng đã xây đập ngăn nước này, tạo thành hồ chứa nước.
Một thắng cảnh nổi tiếng khác của Quách Lượng là hồ Thiên Trì. Năm 1975, người dân Quách Lượng đã xây đập ngăn nước này, tạo thành hồ chứa nước. (ảnh: internet).

Đây cũng là một trong 10 cung đường dốc nhất thế giới và cũng được biết đến như "một con đường mà người lái xe không được phép sai lầm". Dưới đây là một video cho bạn thấy lái xe qua con đường này thì phải cẩn thận như thế nào:


HT Cập nhật: 17/05/2018
Theo Đại Kỷ Nguyên

 

 Ngôi làng được bao quanh bởi những ngọn núi lớn, thế núi dựng thẳng đứng, cao ngút ngàn tầm mắt
 
Ngôi làng cao 1700 m so với mực nước biển, vậy nên vốn trời sinh đã có cái khí thế sừng sững, oai nghiêm.
 
 Chỉ nhìn thôi cũng khiến người xem phải “thót tim”. Nếu thực sự đứng từ trên cao nhìn xuống, chắc hẳn không ít người sẽ cảm thấy nôn nao, chếnh choáng.
Anh chàng này chắc cũng đã phải trang bị một “tinh thần thép”!

Lý Bạch có bài thơ “Thục đạo nan”, nói rằng: “Đường đến nước Thục khó, khó hơn lên trời xanh”. Nhưng xem ra vẫn không thấm gì với đường lên ngôi làng này.
Có thể nói, sự can đảm của những thôn dân nơi đây còn cao hơn… độ cao của ngôi làng.

Nhiều năm trước đây, 13 thanh niên trai tráng đã mất 5 năm để hoàn thành con đường dài 1250 m, nối liền từ mặt đất lên đỉnh núi, phá vỡ thế cô lập của ngôi làng.
 
Cây lê già đầu làng không biết đã ở đây bao nhiêu năm? Chứng kiến bao nhiêu vui buồn của làng Quách Lượng?
Một trong 13 chàng thanh niên năm xưa giờ cũng đã già, làm nghề buôn bán nhỏ kiếm sống qua ngày.
Kiến trúc của những ngôi nhà ở đây cũng mang phong cách rất mộc mạc, khoẻ khoắn.
Một góc sân của ngôi nhà. Chẳng ai có thể tưởng tượng được nơi đây cách mặt đất hơn 1000 m.
Phải khó khăn lắm khách tham quan mới tìm được một chút gì đó của nền công nghiệp hiện đại.
 
Đứng từ trên cầu, người ta có cảm giác như đang cách biệt cõi hồng trần xô bồ và chật hẹp.
Con đường hình chữ “Chi” (之) là lối đi duy nhất lên núi.
Bức tranh sinh động này có lẽ sẽ khiến nhiều người cảm thấy nao lòng…
Hãy giữ lại trong tâm trí cảnh tượng hùng vĩ, nơi sơn cùng thủy tận…
Ngôi làng Quách Lượng nằm lọt thỏm trong vùng núi Thái Hàng, thuộc hệ thống núi tiếp giáp giữa 2 huyện Sơn Tây và Hà Nam, Trung Quốc. Trong hơn 10 năm trở lại đây, khu vực này mới có người biết đến.
Điều đặc biệt nhất của ngôi làng này, đó là con đường duy nhất đi lên đây có nhiều đoạn hầm được đào xuyên qua núi hoàn toàn bằng thủ công.
Đây được cho là con đường đáng sợ nhất thế giới.
Vượt qua những hầm đá này, bạn có thể được chiêm ngưỡng kỳ quan tuyệt đẹp được mệnh danh là “Kỳ quan thứ 9 của Thế giới”.
Năm 1972, 13 chàng thanh niên không chút phương tiện hiện đại nào trong tay, đã mất 5 năm để khai phá con đường núi dài 1250 m, rộng 6 m, cao 4 m để thông ra bên ngoài.
Điều đáng nói ở đây là đá tại vùng núi này thuộc loại đá trầm tích, có độ cứng cấp 8,3, vậy mà họ lại có thể đào thủ công hoàn toàn như vậy. Thật đáng khâm phục!
 
Cả đoạn đường uốn lượn, gấp khúc liên tục.
Có đoạn đường thì bằng phẳng, có đoạn thì khúc khuỷu gập ghềnh.
Cứ cách một đoạn lại có một hầm nhỏ xuyên qua vách núi như thế này, người đi đường có cảm giác như được mở ra một cảnh sắc mới.
Nơi đây thực sự vẫn còn rất thô sơ, dường như nền văn minh bên ngoài khó có thể ảnh hưởng quá nhiều…
Vài chục hộ gia đình sống trong những ngôi nhà có tường được xây bằng đá núi, dính bằng vôi, cửa làm bằng gỗ…
Đặc biệt nhất là mái ngói được làm bằng những phiến đá ngọc tìm thấy trong núi, dưới làn sương mỏng, hiện lên trông vô cùng tinh tế.
Ngôi làng có tổng cộng 83 hộ dân, gồm 329 người, đa số đều là người Sơn Tây di cư lên.
Làng Quách Lượng còn có tên gọi khác là Ao Trời. Năm 1975, người dân nơi đây đã cải tạo lại con đập, tạo thành 1 hồ nước nằm ngay giữa Thiên – Địa – Nhân. Thật quả đúng như tên gọi!

Nguồn Internet

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.