Apr 19, 2024

Tùy bút - Bút ký

Anh Háu Cấm Pẩu
Thanh Khâm * đăng lúc 06:59:32 PM, Dec 09, 2008 * Số lần xem: 2442
Chương 3

Háu Cấm Pẩu là tên của một người dân tộc, gốc Nùng ở Quảng Ninh, Mong Cái, Bắc Việt Nam. Anh Háu Cấm Pẩu theo đoàn quân của Wòng A Sáng vào Nam, trong cuộc di cư một triệu người miền Bắc chối bỏ chế độ Cộng sản, khi Hiệp định Geneve 1954 ra đời, chia đôi đất nước.

Cái tên Háu Cấm Pẩu được đổi qua tên bằng chữ Việt Nam là Hồ Cẩm Bào. Nhưng anh lại không thích cái tên có họ Hồ đó. Vì anh không muốn trùng họ với Già Hồ. Anh vẫn đùng tên Háu Cấm Pẩu. Anh muốn giữ cái cội rễ của gia đình anh. Ðây là cái tên thuờng gọi trong gia đình anh.Ngay trong đơn vị anh, cũng như với bạn bè quen thuộc cũng thường gọi anh như vậy. Mặc dù anh là người dân tộc Nùng, anh có trình độ học vấn tốt , anh rất thông thạo Việt ngữ. Cái tên của anh, tương tự như tên của những người dân tộc khác, như ông Wòng A Cầu, tức Hoàng Gia Cầu, cùng gốc Nùng với anh. Phần lớn người dân tộc vẫn dùng cái tên gốc của họ. Cũng như ông Y Yut, một nhân sĩ người dân tộc Ra đê, vùng Cao nguyên Ban Mê Thuột. Hoặc như anh Thạch Tiên, người Việt gốc Miên vùng Trà Vinh, Nam Việt Nam.v.. v.

Tôi được biết anh Háu Cấm Pẩu sau ngày 30/4/75, như một người bạn trong trại tù cải tạo, do cùng chuyến bị đi lưu đày để trả món nợ máu cho CSVN trên vùng Tây Bắc, trong địa phận Hoàng Liên Sơn, Bắc Việt Nam. Tôi biết anh Pẩu lần đầu tại trại giam có tên là Trại 2, Liên trại 2, thuộc Ðoàn 776, quản lý tù Sài Gòn. Ðoàn này được lâp ra vào tháng 7 năm 1976, nên có bí số là 776. Trại 2 này nằm gần Nông Truờng Trần Phú, Ba Khe, Hoàng Liên Sơn.

Ngoài cái tình người cùng cảnh, anh Pẩu và tôi còn có cái tình đồng đội, tình chiến hữu trong QLVNCH. Anh có cấp bậc Trung tá thuộc ngành Bộ Binh. Còn tôi thuộc ngành Công Binh. Ðơn vị sau cùng của anh là Sư Ðoàn 25 Bộ Binh /VNCH. Vào năm 1974 ,đơn vị của anh đang trú đóng ở Căn Cứ Trảng Lớn, Tây Ninh, Nam Việt Nam. Cũng do cái lý lịch quân nhân VNCH như vậy, nên anh bị Cộng sản Việt Nam bắt đi tù đày , ở các trại cải tạo tập trung ở miền Bắc, Việt Nam. Mục đích Cộng sản muốn trả thù những người chống Cộng trong quân đội miền Nam .Cộng sản đã gán cho những người như anh Háu Cấm Pẩu một tội danh là đã vay nợ máu. Cộng sản cố tình ngụy tạo ra món nợ này để trả thù.đòi nợ... Môt hành động trả thù hèn hạ và dơ bẩn ,theo tư tưởng Hồ Chí Minh rập khuôn theo Liên Xô và Trung Cộng.. Thật rất dã man và đáng ghê tởm về lối trả hận thù giai cấp này của CSVN..

Tôi với anh Háu Cấm Pẩu bị giam giữ chung trại và luôn sát cánh bên nhau, xuyên suốt một đoạn đường dài tù đày trên đất Bắc. Gần 9 năm (1975 đến 1984 ) đầy đau thương và tủi nhục. Qua các lần chuyển trại gian nan, đói khát, đau yếu thập tử nhất sinh có nhau. Anh và tôi đã bị đưa đi qua các trại trong vùng miền rừng núi thuôc Hoàng Liên Sơn. Rồi về trại tù Hà Tây, Hà Sơn Bình, trong vùng đồng bằng sông Hồng. Tiếp đến trại tù Ba Sao, Nam Hà, Hà Nam Ninh, Bắc Việt Nam là trại tù cuối cùng của quảng đường đi lưu đày của anh. Tại trại tù Ba Sao Nam Hà, nơi này anh đã kiệt sức, phải từ giả cuộc đời . Anh từ giả tất cả bạn bè cùng cảnh.. Do đói khát ,do sức cùn lực kiệt, rồi lâm bệnh mà chết, trong nỗi đau thương lao lý của kiếp con người. Anh vĩnh biệt anh em và phải nằm lại bên sườn đồi sát cạnh trại tù Cộng sản này, vào tháng 5 năm 1984. Mấy Bác sĩ bạn trong tù đã bảo anh, do đói kiệt sức mà chết. Thế là, anh đã trả xong món nợ máu cho Cộng sản Việt Nam, tại trại tù Ba Sao, Nam Hà, Hà Nam Ninh.

Cảnh lưu đày trên xứ của Vua Lừa, tức miền Bắc Việt Nam

Nhớ lại những ngày đầu bị đưa từ Nam ra Bắc năm 1976, chúng tôi bị giam giữ ở Trại 2, gần Nông Trường Trần Phú, thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, trong vùng thượng du Tây Bắc Việt Nam.Trại tù này, nằm trong một vùng núi cao rừng rậm của ngọn núi cao nhất Việt Nam, mang cái tên, Fan Si Pan, cao độ 10,308 bộ, tương đương với 3,142 mét . Lúc nào cũng phủ đầy mây mù trắng xóa, qua suốt những tháng mùa đông giá lạnh trên vùng núi non hiễm trở này.

Ngọn Fan Si Pan ở Hoàng Liên Sơn cao chênh vênh,chạy dài và sâu thẩm âm u, trông như một dãy tường thành, tương tự như Vạn Lý Trường Thành thời Tần Thủy Hoàng.Nhìn núi non cao hiểm trở, khiến tôi liên tưởng một thời đại của bạo chúa nhà Tần, đang tái diễn quanh đây. Khi nhìn vào những vách đá rêu phong, ẩn sau những cụm rừng già thâm u, đầy sơn lam chướng khí, đang chờ đợi để uớp liệm đám tù nhân này. Tôi tự hỏi : Có phải là lịch sử nhà Tần đang tái diễn lại hôm nay trên phần đất Hoàng Liên Sơn, Bắc Việt Nam này không.?

Những đoàn tù đi vào Hoàng Liên Sơn tương tự như những đoàn tù đi xây tường Van Lý. Thời đại Hồ Chí Minh đang thống trị Việt Nam tương tự như một thời bạo chúa nhà Tần, đang sống lại trên dãy giang sơn này.Nó thể hiện qua thân xác gầy còm ,vì đói khát tả tơi ,của những kẻ bị đi đày khổ sai biệt xứ trên vùng đất Tây Bắc này. Cũng vì thế mà những người tù bị đày đọa và bị khai thác triệt để trên thân xác họ. Mục đích để trả thù . Ðể bảo vệ cho cái Tổ quốc XHCN của CSVN hiện giờ trên xứ sở này. Không khác bạo chúa ngạo mạn và tàn bạo nhà Tần, sau khi đã tóm thâu được lục quốc,.tương tự như CSVN đã ngạo mạn khoe khoang, đã tóm thâu giành giật công lao thống nhất Việt Nam của dân tộc ta?

Những ngày tháng mùa đông hoặc mùa hè ở đây đều thê thảm đối với đám tù. Không những tù mà còn cả những người dân trong vùng đất này, phải gánh chịu những tai họa vì cái ăn, do con người hành hạ con người tạo ra. Thêm vào cái thời tiết quá khắc nghiệt như đồng lỏa với bạo chúa, làm cho đám tù càng thêm đau khổ. Cái đau khổ vì Lữa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da như trong Cung Oán Ngâm Khúc. Cái đau khổ vì đói làm mờ mắt., kiệt sức rồi chết dần chết mòn trong vòng lao lý..

Ngày chúng tôi bị đưa vào trại này, để khai hoang các vùng rừng già ở quanh trại để trồng sắn ( tức khoai mì ). Thêm vào công việc này, cai tù còn bắt tù phải khẩn trương đi vào rừng đốn giang, để cung cấp 10 ngàn cây giang cho nhà máy giấy Việt Trì. Khiến cho đám tù bị khai thác sức lao động tối đa, càng thêm khổ nhọc và kiệt sức. Ngày nào đám tù cũng leo đèo vượt núi, vượt hai ba đỉnh núi ,để vào các rừng giang, rừng tre, luồn và nứa. Vất vả đốn đem về. Ðốn giang phải đúng kích cở và chỉ tiêu qui định của cai tù, bằng không đúng thì lắm chuyện xảy ra. Nào là không tiến bộ, chây lười lao cải ( tức lao động cải tạo ) Bị làm nhục và mắng chửi thậm tệ. Quả cũng là một điều thê thảm, không chịu nổi với đám cai tù ở đây!

Mỗi sáng sớm phải dậy theo tiếng kẻng của trại, cùng tiếng quát tháo của đám cai tù thúc giục. Trong cái giá rét ban sáng mùa đông, giữa núi rừng trùng điệp này, khi sương mù còn giăng phủ mịt mù, cảnh vật càng thêm âm u. Thế mà đoàn tù vẫn phải ra đi, vào những buổi sáng tinh sương còn đẩm uớt và giá rét căm căm. Dù đã cố tìm đủ mọi cách mặc nhiều lớp đồ , nhờ lúc đi mang theo, có che thân để ngăn chận cái giá buốt . Nhưng vẫn bị lạnh như cắt da.. Lạnh buốt từ trong xương lạnh ra. Lạnh thắt cả ruột gan. Một phần vì đói ăn, kiệt sức bị lạnh,một phần vì lạnh giá do cái sơn lam chướng khí của khí hậu khắc nghiệt của miền rừng núi này.Ðoàn người tù mỗi ngày đều lục tục kéo đi trong cái đói lạnh. Lội suối, băng rừng hoặc lom khom leo lên các lưng đèo mõm núi. Âm thầm và lặng lẽ, phó mặc cho định mệnh kéo đi. Phó mặc cho đám cai tù la hét. Phó thác cho đến khi tàn hơi kiệt sức..

Có những dốc núi cao gần như thẳng đứng. Mỗi lần leo lên tận đỉnh, để vuợt qua các vùng bên kia .Tối mắt tắt hơi.. Không còn thấy trời trăng mây nước gì cả. Có lúc phải ngồi lại ngơi nghĩ trên đỉnh để thở. Nếu không thì cũng có thể đứt hơi mà chết. Khi vừa thở được bình thường , mới nhìn thấy được xung quanh. Tưởng như mình đang lơ lửng, giữa cái không gian mù mịt của núi rừng . Lòng cảm thấy như lạc lỏng, bơ vơ giữa vùng rừng núi chập chùng, giữa cái không gian mờ ảo vô định nơi núi rừng heo hút này. Chuyến đi leo núi mệt như thế, chuyến về còn gian nan hơn, vì còn phải lôi kéo hay vác những tre nứa hoặc cây gổ đem về.Như vậy làm sao sức lực còn. Chuyện chết chuyện sống ở đây quá mong manh. Khiến lòng tôi liên tưởng đến thân phận mình và bạn bè, không biết ngày mai hoặc ngày về ra sao ? Ôi cái cảnh tù đày này, sao mà bi thảm quá!

Cảnh tù chết vì đói

Cảnh tù không may chết ở nơi đây cũng là chuyện thường tình đối với cai tù. Cái vô nhân tính ở đây là cảnh con người hành hạ, đày đọa con người, cho ăn đói bắt buộc lao động nặng để chết dần. Giết người bằng cách này, mà người CSVN tự hào là nhân đạo ? Cái nhân đạo theo kiểu Các Mác.Lênin.

Những ngày bị giam ở đây, khi chúng tôi mới gặp nhau, tại Trại 2 này. anh Háu Cấm Pẩu vẫn còn khoẻ mạnh, chưa bị kiệt sức bao nhiêu. Anh có thân hình vạm vở, cao lớn với tầm cở người cao 1 mét 70. Thế mà hôm nay anh cũng bắt đầu sa sút tinh thần và thể xác hao gầy vì thiếu ăn, vì cơn đói hành hạ, vì lao động khổ sai kiệt sức Giờ trông anh tiều tụy và thê thảm quá.!

Cảnh cho tù ăn đói, còn bắt buộc tù lao động nặng. Một cái nghịch lý trong lẽ sống của con người, của nhân loại. Cái nghịch lý này do cai tù Cộng sản cố tình áp đặt. Ðể sức khoẻ của tù cạn kiệt., rồi chết dần, chết mòn trong lao lý. Họ đã làm theo cái khoan hồng và nhân đạo trước sau như một, tức trước nhốt sau giam, đúng theo cái đường lối khoa học cách mạng của thời đại Hồ chí Minh. Không đánh được người đi, chỉ đánh người ở lại ? Bắt giam hành hạ cho đến chết.vẫn chưa buông tha . Xuất phát từ đầu môi chót lưỡi đểu giả, của đám cán bộ Cộng sản cai tù thường hay nói với tù, khi có tù chết. Ðó là tự các anh chết ,chứ có ai giết các anh đâu ?

Quả đúng là câu nói của Bác và Ðảng đã dựa theo lý luậnkhoa học cách mạng của học thuyết Mácxít Lêninít. ? Ðã từng áp dụng cho tù nhân ở các xứ Cộng sản, như nhà tù Gulag ở Nga hoặc trại tập trung ở Trung Quốc, mà CSVN học hỏi được của mấy quan thầy, đem áp dụng một cách sáng tạo quá dã man vào tình huống Việt Nam. Cũng vì thế mà Oliver Todd một nhà báo Pháp ,đã có bài viết về Việt Nam sau ngày 30/4/75, có ví Việt Nam như một Gulag Indochinois ( Ðảo ngục tù ở Ðông Dương ). Bài báo này cũng nhắc lại lời phát biểu của nhà văn Nga lưu vong Solzhenitzyn khi Cộng sản Việt Nam chiếm đoạt miền Nam Việt Nam Toàn thể nước Việt Nam sẽ trở thành trại tập trungõ. Những nhận định của những nhà báo ngoại quốc rất chính xác...

Trại tù của Cộng sản Việt Nam được ngụy trang bằng danh từ trại học tập cải tạo. Ði tù bảo là đi học tập. Mới nghe qua rất tử tế, nhưng suy ra, nó còn tàn ác hơn trại hơi ngạt của Ðức Quốc Xã ở Dachau và Auchwitz, Ba Lan nhiều. Vì ở 2 nơi này, cách giết người là làm con người chết ngay sau khi qua phòng hơi ngạt., mà không thấy đau đớn gì. Nạn nhân không bị hành hạ thể xác lẫn tinh thần. Còn CSVN giết người khoa học hơn, bắt tẩy não bằng các bản tự khai, rồi giết từ từ ,bằng cách giam cầm cho ăn đói, bắt lao động nặng, khủng bố tinh thần,làm hao gầy thân xác và suy sụp tinh thần, điên loạn rồi chết.dần mòn. Như vậy lại còn rêu rao lớn tiếng là khoan hồng nhân đạo không giết để tự chết vì đói ăn,ít dã man hơn Pol Pot? Nếu đem so sánh hai cách giết người này, thì rõ ràng Cộng Sản theo tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn thâm độc hơn đám Ðức Quốc xã của Hitler nhiều?

Tôi cũng bị cơn đói hành hạ. Nhưng tôi thường thấy anh Háu Cẩm Pẩu lâm vào cảnh đói quá thê thảm hơn. Mỗi khi ra ngoài rừng, anh cũng từng tìm cách mưu sinh.( nói theo Cộng sản là cải thiện ). Anh tìm cách, để kiếm những món gì có thể bỏ vào miệng ăn, kể cả lá cây ngọn cỏ. Ðể xí gạt bao tử, hay để cứu đói. Như những món có thể có, nhưng đôi lúc cũng hiếm có lắm trên vùng này. Vì không còn có đủ cho dân, huống chi tới tù, như rắn , ếch nhái,chuột, cóc, dế, cào cào,châu chấu,măng tre, nấm , lõm chuối, củ chuối, củ mài, rau tàu bay, đọt khoai mì v.. v Thử tưởng tượng cảnh này muông chim dã thú cho tới loài vật hạ đẳng , loại bò sát còn không sống nổi tại nơi của xứ Vua Lừa. Làm sao con người như tù kiếm sao ra để cứu đói? Nhưng.những thứ này cho vào miệng, hậu quả cũng thật khó lường. Vì có biết bao bệnh tật sẽ phát sinh nguy hiễm về sau. Có anh cũng chết vì ngộ độc, sốt rét ,thương hàn.Thậm chí có.những người tù phụ trách chăn nuôi ở trại ,vì đói quá, phải ăn cả cháo thừa của heo. Ở đây, cảnh này, người tù còn thua con vật.

Con người khi bị đói thật là thê thảm. Có lúc không còn tự chủ... Hình ảnh đó vẫn còn đau thương, kinh sợ trong tâm trí tôi. Hình ảnh những người tù bị cai tù hành hạ bằng cách bóp nghẹt cái bao tử . Khiến cho tù bị quá kiệt sức vì đói, mà vẫn bị cưởng bức làm những công việc khổ sai hay lao động nặng. Như anh Háu Cấm Pẩu, và đám bạn tù với anh ngày đó.Trông rất thảm hại và đau thương trước cảnh đói khổ hành hạ, lâm bệnh và dần dà chết thảm trong ngục tù!

Ôi kiếp con người phải lâm vào cảnh khốn cùng, mạt kiếp vì miếng ăn kiểu như nhỏ giọt này. Khiến cho con người sống dở, chết dở vì miếng ăn, rồi chết dần vì đói. Một lối giết người có mưu trí sáng tạo tài tình của đỉnh cao trí tuệ kiểu CSVN, quá tàn nhẩn hơn cả thực dân và đế quốc nhiều?

Không riêng gì những cảnh tù đày bị ăn đói thôi đâu.! Mà ngay cả đám dân nghèo ngoài trại tù trên phần đất này cũng vậy. Họ được cai trị bằng hộ khẩu, bằng gạo kinh doanh và ăn theo định mức khắc nghiệt , ăn theo kế hoạch lương thực của Ðảng và Bác,.bóp nghẹt bao tử người dân để kiểm soát tư tưởng. Chỉ ở thời đại Hồ Chí Minh mới có. Chúng tôi cũng nhìn thấy được cảnh đồng bào đói khổ, trên vùng sơn cước thâm u này. Từ củ khoai củ sắn,hạt ngô, hạt bo bo là cả một cái gì to tác đối với con người ở đây. Ăn ngô khoai độn là cơ bản, có lúc còn thiếu trước hụt sau. Cảnh này là thường xuyên ở xứ Vua Lừa, tức trên quê hương XHCN của Cáo Hồ và Ðảng CSVN? Vì Ðảng và Bác chỉ biết phát huy cách đánh nhau, cách giết người, để cướp chính quyền, chứ cách làm nông nghiệp thì quá lạc hậu, còn làm cho kinh tế quá éo uột và kiệt quệ? Nền kinh tế xe đạp của CSVN lúc đó, đã thể hiện trong đời sống nhân dân, được viết lên bằng một phương trình 4 đ nhỏ cọng lại bằng 1 Ð lớn, tức đ1=đồng tiền+ đ2=xe đạp+ đ3=đài (radio)+ đ4= đồng hồ = Ð (tức có vợ mới có Ð..) Người dân trong vùng này muốn có cái xe đạp hiệu Phượng Hoàng của Trung Quốc, phải tăng gia nuôi heo 1 tạ để trao đổi với Hợp tác xã. Mổi năm người dân ở đây chỉ được mua 4 mét vải ! Có khi không có đủ đẻ phân phối cho dân. Nông nghiệp chỉ có phân Bắc , phân chuồng và phân xanh. Ăn đói lấy đâu ra phân, nên phân Bắc rất hiếm.hoi.., phải đi kiếm thêm phân bò và phân trâu... Nông nghiệp và kinh tế quốc dân của Cộng sản èo uột như vậy làm sao người dân có đủ cái ăn, cái mặc ? Dân không có đủ ăn, lấy đâu ra cho tù ăn? Do đó chuyện tù chết vì đói là chuyện thường tình ở đây ?

Họ cũng thừa biết, do cái ăn đã làm lấn át cả lý trí và tâm tư tình cảm giữa con người với con người. Trong cái tình huống như vậy, bọn người thống trị ở xứ này, đã quản lý con người bằng cách bóp nghẹt cái bao tử quá khắc nghiệt.. Mục dích để trấn áp tư tưởng con người vào cái vòng nô lệ kiểu mới của thực dân Ðỏ Cái vòng nô lệ kiểu thực dân Ðỏ này, còn tàn nhẩn hơn thực dân da trắng. Vì Hồ Chí Minh nói thực dân da tắng là con đĩa 2 vòi. Nhưng giờ CSVN, là thực dân Ðỏ, là con đĩa nhiều vòi . Nó hút máu dân một cách kinh tởm và dã man,mục đích để trấn áp tư tưởng người dân. Nó bốc không cần lột. Nó ăn tươi nuốt sống. Bốc lột, bốc hốt tàn nhẩn xương máu dân, đè đầu cưởi cổ dân, mị dân, nói láo, cai trị dân kiểu bảo sao nghe vậy. Nếu hỏi lai hoặc thắc mắc là bị chụp mũ phản động. Nhưng được nguỵ trang che đậy bằng khẩu hiệu, che giấu trong cái vỏ thiên đàng ,loại thiên đàng phù thủy Cộng sản.. Nó ẩn hình trong những khẩu hiệu hào nháng, như Ðộc Lập ,Tư Do, Hạnh Phúc, Ấm No , Tiến Nhanh Tiến Mạnh lên XHCN? Những khẩu hiệu này trong dân gian thường hay chế giểu về cách viết trên giấy tờ : Ðộc lập trừ (-)Tự Do, trừ (-)Hạnh Phúc , trừ(-) Ám No.Hoặc chữ XHCN tức Xạo Hết Chỗ Nói.! Thảo nào, đám cán bộ Cỗng sảnthường hay bảo với tù các anh đừng có no ( lo), để cán bộ no (lo)( nói ngọng theo kiểu dân Bắc , nói chữ l ra chữ n). Tất cả cũng chỉ là những trò bịp, trò hề, luồn lách,chung qui chỉ là một vấn nạn đau thương của dân tộc Việt, dưới thời đại Hồ Chí Minh.hôm nay !.

Tất cả đều do Bác và Ðảng, đã trí trá lừa bịp đồng bào bằng cách vận dụng một cách tài tình học thuyết Mác Lê, để trấn áp con người bằng bạo lực cách mạng.. Cái vòng kềm kẹp này bắt người dân chỉ biết tuân phục và cúi đầu như cừu non.. Nếu có ý kiến khác là phản động. Sẽ bị đưa vào trại tập trung lao cải , hay trại tẩy não ngay. Như vậy , dân miền sơn cước này, muốn có được cái ăn cái mặc ,cũng là vấn đề phức tạp và khó khăn lắm.Dân còn phải mua lại quần áo của tù để mặc. Vì Hợp Tác Xã của Nhà Nước không có đủ vải bán cho dân may mặc ! Như vậy tù đói khổ là chuyện bình thườngtheo chủ trương của Ðảng ? Không còn một chút gì gọi là tình người ! Ngày đó, trại tù cộng sản, nguyên cái ăn cũng đã quá dã man, không có tình người, không có nhân tính. Huống hồ những cái khác trên phạm vi chính trị và tôn giáo, chắc hẳn phải tồi tệ hơn ?

Người dân ở vùng này, đói ăn, đói mặc. Có hợp tác xã cũng như không. Có nơi còn là điễm hút máu nhân dân. Hợp tác xã là đơn vị kinh tế hạ tầng của chế độ này. Nó không phục vụ quần chúng nhân dân. Nó không phát huy quyền làm chủ tập thể? ( bịp) Nó dùng để phục vụ cho giai cấp thống trị. Chính giai cấp thống trị này, đã làm cho nền kinh tế quốc dân bị cạn kiệt . Nó bòn rút hết, vơ vét hết. Nó nhủng lạm của dân còn thêm cửa quyền. Chúng ăn cạn lán hết, còn lấy đâu ra để phân phối cho dân. Nhất là đám dân nghèo đang ở tận các vùng thâm sơn cùng cốc, như tại nơi này. Dân thấp cổ bé miệng, có kêu la cũng không thấu Trời.Xanh. Giờ biểu hiện này lan ra cả nước, từ Tổng Bí thư Ðảng đến mấy tên cán binh bần cố hút máu dân, tự phát đã trở thành Ông chủ Tham nhủng giàu xụ của xứ Vua Lừa này, tự phát trở thành một đám tư bản Ðỏ hay là đám mafia Ðỏ..

Sau này, những gia đình người dân ở vùng này, có con em đi bộ đội hay đi nghĩa vụ vào Nam, trở về. Chúng kể lại cho gia đình chúng để biết rõ thực trạng ở miền Nam, Chúng bảo Bác và Ðảng đã nói láo với nhân dân miền Bắc. Chính nơi này mới bị Bác và Ðảng hút máu đồng bào đến tận xương tủy. Thêm phần bạo chúa bạo quyền kềm kẹp, đàn áp, đè nén, nên người dân đành phải câm nín. Cũng do dân bị đàn áp quá khiếp sợ, nên trở thành liệt kháng, trước loài quỉ ám.của đất nước này. Cũng nhờ biết sự thật ở miền Nam do các con em đi bộ đôi vào Nam trở về kể lại, người dân cũng bắt đầu thay đổi cái nhìn và tỏ ra có vẻ khác hơn những ngày tù Sài Gòn mới đến đây..

Sau một năm ở đây, tù Sài Gòn bị buộc phải quen dần đi cái cảnh tù đày và phải đành cam chịu chờ chết. Cũng có người không cam chịu nổi, phải tìm cách bỏ trốn. Nhưng cũng bất thành. Có người bị giết , bị bắn chết dọc đường, hay bị bắt lại bị hành hạ, đánh đập thê thảm phải bỏ mạng. Bị bắt lại cũng chỉ vì không có đủ lương thực để ăn trên đường đào thoát.. Chung qui cũng do cái đói mà ra.

Cũng do cái đói hành hạ người tù trong những giờ phút đó, khiến cho cái tâm tư tình cảm gia đình , gần như bị quên mất, trước những nỗi lo âu vì đói rét , kiệt sức, bệnh tật phát sinh. Nguyên cái thảm cảnh lúc đó, làm quẩn bách con người. Còn tâm trí nào để nghĩ đến tình cảm vợ con, thân quyến nữa. Nguyên cái đói cũng đã làm mờ nhạt và mất đi tình thương của cuộc đời. Vì bao tử cào xé, đầu óc nào còn nghĩ đến những chuyện khác hơn là cái ăn. Con người có khi trở nên tầm thường và hèn mọn.trong cơn đói hoành hành Ðôi khi mất cả lý trí. Lúc này chỉ còn chờ các đấng Từ Bi, Phật, Chúa đến cứu rỗi linh hồn. Vì thể xác bị rả rời do cái đói hành hạ, đồng thời cũng bị lũ quỉ Ðỏ cai tù hành hạ. Trong những giờ phút đó, sự sống, sự chết coi như không còn có nghĩa gì nữa đâu!

Cảnh tù Sài Gòn vác thánh giá

Có một hôm, anh Háu Cấm Pẩu cùng 4 người bạn tù và tôi, bị cán bộ trại bắt đi gánh muối cho trại. Sáu cái xác đói đi gánh muối. Muối lấy từ một hợp tác xã ở xa, nằm phía bên kia dãy núi. Phải băng ngang qua một cái xóm làng Kinh Tế Mới Miền Núi, mất 4 giờ đi bộ mới đến chỗ. Chỉ có đi không thôi cũng đủ mệt lã người. Khi đi qua xóm làng này thấy có gần hơn 50 nóc gia, cất bằng tranh tre nứa. Phần đông dân gốc vùng Hải Hưng, theo đạo Công giáo. Họ bị Nhà Nước Cộng sản đưa đi lên vùng này làm khu kinh tế mới , theo lệnh chỉ định cư trú , an trí vĩnh viễn tại vùng thâm sơn cùng cốc này. Sự sống của họ rất là đói khổ và nheo nhóc.đau thương, nhưng thấy họ vẫn còn thờ phượng Chúa Kitô..

Khi đi lảnh muối xong, chúng tôi vất vả gánh về. Khi đến làng này chúng tôi quá mệt và khát nước quá độ. Kể cả 2 tên cai tù có vũ trang AK, cũng muốn ghé qua làng nghỉ giải lao. Chúng tôi có 6 người, phần thêm gánh gồng những bao muối quá nặng, phần đói, phần khát, nên xin nghỉ giải lao.Chỉ được ngồi lại một căn nhà ở bìa làng . nhơn tiện để xin nước uống. Còn 2 tên bộ đội vũ trang AK là cai tù đi vào bên trong làng. Chắc có người quen hoặc la cà chọc gái. Nên bảo chúng tôi ở đấy chờ. Nghỉ mất 2 giờ, hai tên cai tù mới ra, đi tiếp về trại..

Trong thời gian này, chúng tôi có dịp tiếp xúc với một ông lão chủ nhà ở sát bìa làng .Ông lãotuổi trạc gần 70, râu tóc bạc phơ, ốm gầy, nhưng trông vẫn còn có phần sáng suốt. Nhìn qua ánh mắt của ông thấy còn trong sáng ,Ông niềm nở mời chúng tôi vào nhà xơi nước. Chúng tôi cũng ngại và lo cho ông ,nên cảm ơn tấm lòng tốt của ông.Ông bèn nhìn quanh và thốt nhỏ với anh Háu Cấm Pẩu :

Chúa ơi ! Chúng cháu chờ các ông ra đây mãi .. Nay các ông ra đây, như cảnh này ,thật quá đau lòng !.

Nói xong, Ông còn chỉ cho chúng tôi nhìn lên vách giữa nhà, mà trong lòng gần như uất nghẹn. Anh Háu Cấm Pẩu cũng buồn, nên tiếp lời chia sẻ với ông để an ủi:

- Chúng cháu cũng là nạn nhân của tai trời ách nuớc đó Cụ ơi!

Anh Pẩu bèn chỉ tôi nhìn lên vách, có hình Hồ Chí Minh đang treo cao ở giữa nhà, bên cạnh có ảnh Chúa Jesus Christ, ảnh Ðức Mẹ Maria và ảnh Thánh Martin đang vác thánh giá nằm thấp hơn. Trước cơn xúc động của cụ già chủ nhà, lòng chúng tôi càng thêm đau đớn và tủi thẹn quá... Nghĩ ra cho cùng, Chúa Trời, Ðức Mẹ cũng còn đang vác thánh giá như Thánh Martin kìa, huống chi chúng con là kẻ phàm phu. Chúa ra đời để cứu chuộc cho nhân loài. Giờ này nhìn tượng Chúa, thấy hình như Chúa cũng còn đang oằn oại dưới hình của tên ác ôn Hồ Chí Minh. Cảnh giống như chúng con đang thọ nạn, đang bị hành hạ vác thánh giá, đi gánh muối, bị canh gác do các cai tù quỉ Ðỏ hôm nay tại nơi này.

Chúng tôi cùng cảm thông và chia sẻ nỗi đau uất nghẹn của cụ già chủ nhà giữa nơi thâm sơn này. Nhìn tượng Chúa, nhìn thấy nỗi đau của cụ già ,rồi quay nhìn lại cho thân phận chính mình. ! Tôi phải kêu lên : Chúa ôi ! Chúa ra đời để cứu chuộc tội lỗi cho loài người. Còn chúng con hôm nay sinh ra đời phải vương vào cảnh tù đày này ,để gánh chịu một thảm nạn đau thương của vận nước. Gánh đủ những đòn thù thâm độc của con người Cộng sản gian tà ác độc. Cảnh con người hành hạ trả thù con người một cách vô nhân, như hôm nay trên vùng đất khổ hạnh này !

Ôi ! giờ này dưới tay loài quỉ Ðỏ, Chúa, Phật cũng đành bó tay, cũng không sao cứu độ những tín hữu, đang bị bách hại một cách dau thương như vầy. Nỗi đau nghiệt ngã đã lan tràn ra cả nước, thậm chí nơi thâm sơn cùng cốc cũng có một số người đang bị loài quỉ Ðỏ vùi vập. Mà hình ảnh đau tủi uất nghẹn của cụ già chủ nhà hôm nay là biểu tượng của nỗi đau của dân tộc, của nhân loài. Cũng như đồng bào tại làng này, đang oằn oại đói khổ dưới ách độc tài đảng trị của CSVN, đang hủy diệt tín ngưởng và tôn giáo trong đời sống của họ..

Lập một làng để an trí tù Sài Gòn

Vừa xong vụ đốn giang đợt 2, chúng tôi bị chuyển trại đi Trại 4. Ði vào sâu trong thâm sơn, xa hơn Nông trường Trần Phú. Tiếp tục phá rừng trồng sắn.Nơi này chỉ ở tạm có 6 tháng. Lại tiếp tục chuyển trại, đi đến Trại 6, gần Tuyên Quang. Nơi Trại 6, lại phá rừng gần 300 mẫu. Chuẩn bị xây dựng nên một làng dành cho Nguỵ quân Ngụy quyền Sài Gòn. Theo dự trù của Ðảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam, định làm nơi an trí vĩnh viễn cho 40 ngàn tù Sài Gòn ,với gia đình và vợ con của tù.Tương tự như kiểu làng kinh tế mới miền núi kể trên của đồng bào ở Hải Hưng. Một kế hoạch có chủ trương bao vây, phong tỏa, và hủy diệt cả ba thế hệ. Một kiểu tru di tam tộc tân thời đối với tù Sài Gòn của bạo quyền Cộng sản Việt Nam ngày đó.

Ðến năm 1979, Trung Quốc đã dạy cho CSVN hai bài học.Bài thứ nhất, tức đánh CSVN có không gian và thời gian nhất định. Không gian là 6 tỉnh phía Bắc sát biên giới Việt Trung, và thời gian 3 tháng. Mục đích nhằm lấy lại những gì Trung Quốc chi viện cho CSVN trên vùng 6 tỉnh sát biên giới . Bài học 2 là Mối Xông Nhà , tức đánh vào kinh tế hạ tầng, gây cho kinh tế quốc dân cạn kiệt. Do đó,kế hoạch lập làng tù để an trí tù Sài Gòn tại nơi đó phải tạm dừng

Do lý do an ninh, CSVN di tản tù về vùng an toàn hơn, vùng đồng bằng sông Hồng. Tù bị chuyển về Trại giam Hà Tây, Hà Sơn Bình. Từ năm đó, Quân đội không còn quản lý tù nữa . Tù giao lại cho Công an giam giữ. Nhưng kế hoạch an trí tù Sài Gòn vĩnh viễn trên đất Bắc vẫn còn tiếp tục. Cũng vì vậy khi còn ở Trại tù Hà Tây, Hà Sơn Bình,năm 1980, theo kế hoạch của Cộng sản, thành lập một nhóm điều nghiên , gồm có 13 người tù bị bắt tham gia vào công tác này . Trung Tứơng Nguyễn Hữu Có bị bắt lảnh trách nhiệm làm trưởng toán. Lúc đó anh em trong trại tù,gọi toán người này là 13 Con Ma. Ðể đi cùng cán bộ ngành Công An, vào Thanh Phong, Thanh Hóa điều nghiên ,lập Làng Tù Sài Gòn, dành làm nơi an trí cấm cố vĩnh viễn tù Sài Gòn. Nhưng việc này cũng không thành. Bởi tình hình bất an tại nơi đó. Vì Thanh Phong nằm gần sát canh biên giới Lào Việt. Ðang có quân của Vang Pao và người Lào Hmong, đang hoạt động mạnh.

Những ngày bị giam giữ ở trại tù Hà Tây, tù còn đói thê thảm hơn, có bửa chỉ cho tù ăn 12 củ khoai tây cở ngón chân cái( loại khoai bị loại, bị thải) Thế mà, tù phải làm đất gánh gạch vào lò theo chỉ tiêu qui định, có anh bị té xĩu,vì kiệt sức chân tay rã rời. Có bữa chỉ ăn 1 cái bánh bột mì luộc bằng cườm tay,loai bột mì đen vét kho lẫn lộn với con mọt đen trông như rắc mè đen. Ăn uống còn thua con vật. Cũng như lúc còn trên miền rừng núi, có bữa chỉ được ăn 2 quả bắp luộc, loại bắp xấu, loại ra cho tù ăn, 2 trái bắp tách ra chừng 300 đến 350 hạt, Hoặc có bữa chỉ nữa bát cơm tượng trưng độn khoai mì. Vì gạo tượng trưng có 4 kí nấu độn với 200 kí khoai mì cho một chảo lớn. Nấu xong không nhìn thấy cơm gạo đâu cả. Ăn kiểu này cầm hơi để chờ ngày chết.

Năm 1983, năm CSVN bị khủng hoảng trầm trọng,kinh tế XHCN của CSVN bị phá sản và kiệt quê thê thảm. Bởi sau hai bài học của Trung Quốc, đã trừng phạt đàn em phản bội . Tình hữu nghị Việt Trung bị phá sản. Phần bị Mỹ cấm vận. Thêm vào Liên Xô trên đà sụp đổ, phe XHCN tan vở từ tận gốc tại Mạc Tư Khoa. Tình hữu nghị Việt Trung lâm vào cảnh huynh đệ Cộng sản tương tàn. Bạo chúa CSVN trở thành người hùng cô đơn với bao tử đói. Bèn quay sang cầu cứu Kẻ thù số 1 là Ðế quốc Mỹ,để xin tháo gở cấm vận.Vì bạo chúa CSVN hết cách chọn lựa. Buộc lòng phải bán tù, bán xương cốt lính Mỹ để cưú Ðảng. Nhờ thế mà Làng Tù Sài Gòn đành phải tạm bỏ. Nếu không có biến chuyển thời cuộc này, gây bất lợi cho CSVN, chắc tù Sài Gòn cũng bị giam giữ cho đến mục gông. Có thể đây là ý Trời.?

Chuyển trại lần cuối

Cùng những năm ấy, cũng có sự thương lượng giữa Mỹ và bạo quyền CSVN, về việc bán tù Sài Gòn và hài cốt lính Mỹ. Mục đích đổi lấy đô la để cứu sống chế độ bạo quyền đang thoi thóp. Nhờ tù Sài Gòn và xương cốt lính Mỹ đã cứu sống chế độ của bạo chúa.Tù cũng bắt đầu được gia đình đến thăm nuôi, để vổ béo tù, để chờ bán cho Mỹ, hoặc để chụp hình giải độc ở Tây Âu. Một cơ hội để CSVN khoe khoang là nhân đạo với tù Sài Gòn ? Tù Sài Gòn bây giờ trở thành tài sản của XHCN, là món hàng của CSVN để mặc cả với Mỹ. Dù thế, nhưng cai tù cũng chẳng nới lỏng cái còng bao nhiêu cho tù, do bản chất hận thù trong tim óc họ vẫn còn dai dẳng.và mãi đến bây giờ.dù đã 30 năm sau cuộc chiến ?

Sau thời gian ở Trại Hà Tây, chúng tôi lại bị chuyển trại về Trại Ba Sao, Nam Hà., Hà Nam Ninh. Một cuộc chuyển trại với nhiều biến chuyển khác thường vì bạo chúa đang bị động.Một số được chuyển về Nam, về Long Khánh , Hàm Tân và Z30 D. Vì lý do kinh tế ở miền Bắc kiệt quệ, dân không có đủ lương thực để.ăn, làm gì có lương thực nuôi cho tù.. Nhưng một số vẫn còn bị giữ ở lại Nam Hà ,vì nợ máu còn nhiều.và chưa tiến bộ! Tiến bộ theo nghĩa của bạo quyền, khi nào tình hình bên ngoài tiến bộ khả quan thuận lợi cho bạo quyền, lúc đó người tù mới tiến bộ. Ðó cũng là lối định nghĩa chơi chữ của CSVN , đi tù bảo là đi học , một tháng có nghĩa là từ 3 đến 10 năm trở lên, khoan hồng tức không giết ngay, nhưng nhốt cho chết dần, như trường hợp của anh Háu Cấm Pẩu và chúng tôi là cụ thể, vẫn còn bị giữ lại tại trại Nam Hà..

Trại Nam Hà, Hà Nam Ninh là trại tù khổ sai biệt xứ ngày xưa do người Pháp xây dựng bằng gạch đá để lại.Trại này còn có tên là Ba Sao, được xây trên một đỉnh núi đá vôi nằm dọc theo con lộ đá từ Phủ Lý chạy vào. Một mặt nằm sát ven rừng núi, còn 3 mặt kia là đầm lầy bao quanh chân núi. Mùa hè nóng như thiêu đốt và nóng bức vì sức nóng của núi đá vôi xông lên. Mùa đông giá lạnh như cắt da.Trại Ba Sao là trại chính., là Trại A. Trại B nằm bên trong cách Trại A khoảng 2 cây số. Trại C ở Mể gần Phủ Lý. Xa xa về mặt Ðông Nam của trại có nông trường chè và mơ. Quanh đây chỉ thấy trại tù và trại cải tạo. Tù bị đưa về trại này thường là tù bị bạo chúa qui vào thành phần nguy hiểm .Lúc này, có một số tù được gia đình tiếp tế thăm nuôi. Một số vì gia đình thất lạc nghèo khó, không có đủ sức thăm nuôi,hoặc không gửi quà qua bưu điện, cũng bị đói kém. Mặc dù anh em có quà, chia sẻ, cũng không sao cho đủ. Vì vậy có anh cũng quá đói như trường hợp anh Háu Cấm Pẩu và tôi. Thật là thê thảm.

Về đời sống dân chúng quanh trại tù cũng bị khó khăn không kém. Có lần chúng tôi đi lao đông bên ngoài trại, có dịp qua khu nông trường gần trại tù này. Tôi đã thấy nông trường chỉ có toàn là đàn bà con gái. Hiếm thấy có đàn ông con trai. Kiểu như hầu hết các nông trường và lâm trường trên đất Bắc thời đó. Do trai tráng phải đi nghĩa vụ giải phóng miền Nam, đã gây nên cảnh xương trắng ngâp Trường Sơn . Nên trai tráng có còn đâu đủ để lo cho lâm nông trường.Tạo nên cảnh trai thiếu gái thừa. Làm cho đời sống xã hội ,xảy ra nhiều chuyện phiền hà, đau tủi cho thân phận phụ nữ miền Bắc Ðây cũng là vấn đề đáng lưu ý.đã xảy ra trên đất Bắc thời đó.

Trại tù Ba Sao, Nam Hà, Hà Nam Ninh, Bắc Việt Nam cũng là trại cuối cùngtrên bước đường di lưu đày của anh Háu Cấm Pẩu. Vì anh phải nằm lại nơi này vĩnh viễn. Anh đã nằm bên sườn đồi sát cạnh trại tù với một số anh em đã tử biệt ra đi một cách đau thương trước anh..

Cảnh phụ nữ miền Bắc chưa được giải phóng đôi vai

Phụ nữ miền Bắc thời đó, chưa hề được giải phóng đôi vai, như đám cán bộ Cộng sản vào Nam tuyên truyền nói láo, nói lếu. Phụ nữ và trẻ con trên xứ Vua Lừa , Bắc Việt Nam này,còn kéo cày thay trâu, còn gánh phân làm nghĩa vụ ở đồng ruộng. Hơn thế nữa phụ nữ còn đang bị kềm kẹp trong cái nghịch lý oan nghiệt của XHCN. Ðiển hình đã xảy ra ở Nông trường Sông Bôi và cũng đã từng xảy ra tại Nông trường Ba Sao này. Lần đó tại Nông trường Sông Bôi đã xảy ra một vụ xử lý một phụ nữ đang phục vụ tại đây, can tội chửa hoang, trái phép qui định của Ðảng và Nhà Nuớc. Cô gái có dan díu lén lút với một anh cán bộ quản lý nông trường có bầu. Do gay cấn nội bộ, không thu xếp được êm xuôi., nên phải đưa ra phê bình xử lý. Cô này oan ức. Không ngăn được tức giận. Cô ta điên tiết ,bèn làm ồn lên. Không còn biết sợ ai cả. Cô kêu gào , bằng những lời lẽ rất buồn cười : Cả cái cuộc đời tôi Ðảng và Nhà nước đã quản lý. Tôi chỉ còn có cái đồ của riêng tôi, mà Ðảng và Nhà nước cũng đòi quản lý nữa sao ? ( Theo tin của tờ Nhân Dân mà tôi đã đọc qua lúc còn trong tù)

Sự thật cô ta chỉ muốn có một đứa con cho vui với cuộc đời. Một yêu cầu cũng chính đáng theo lẽ sinh tồn của con người. Một ước mơ rất đơn giản của một người phụ nữ ,vẫn không sao có được dễ dàng tự do . Cuộc sống tâm lý, sinh lý của con người, cũng bị khống chế và kềm kẹp.như vậy. Trong cái xã hội cộng sản, giá trị con người bị chà đạp. Giá tri người phụ nữ bị khinh rẽ và xử dụng như món đồ chơi, như câu:
Gái nông trường, như giường bộ đội

Ôi cái giá trị đạo đức con người, dươi cái thời đại Hồ chí Minh này , đã gây ra biết bao thảm cảnh cho phụ nữ .Tương tự như cái chết của cô Xuân hộ lý cho già Hồ, Hồ đã xử dụng cô như món đồ chơi, chơi xong cho đàn em tên Trần Hoàn ( Trùm Công An )hảm hiếp rồi đem giết.( Theo quyển Ðêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên) Cảnh này đã kéo dài cho đến tận hôm nay tại Việt Nam. CSVN gây ra bao thảm cảnh buôn người, buôn phụ nữ, bán gái ra nước ngoài làm nghề mãi dâm. Phụ nữ Việt Nam xuất khẩu đem bày bán ở chợ tại Singapore, (như một Duyên dáng của Việt Nam Cộng sản)?. Kể cả các em bé gái còn ở dưới tuổi vị thành niên, như trường hợp đã xảy ra tại Cam Bốt. Chỉ có thời đại Hồ Chí Minh mới có như vậy.

Cái thiên đàng Cộng sản Việt Nam, như cảnh phụ nữ ở Nông trường Sông Bôi, cảnh phụ nữ đem xuất khẩu, đem bán, phụ nữ bị nhà nước quản lý, dưới bàn tay của những người Cộng sản, đã trở thành ma quỉ. Loài quỉ Ðỏ! Nó đang tác phúc tác oai, để hút máu đồng loại, để hành hạ đồng loại ,còn thua con vật của chúng. Chúng đã cướp đi cái lẽ sống cơ bản của con người. Và đã biến con người thành những con vật, qua cách cướp đi thể chất và tư tưởng, thay vào đó cái tư tưởng giả tạo theo kiểu Mạc Xít của họ, để sai khiến như một Robot. Ôi cái xã hội cộng sản bị Mạc xít hóa , con người bị nhuộm đỏ làm mất đi nhân phẩm, nhân cách , nhân quyền cùng nhân tính. Ðã không có nhân cách thì còn gì nhân tính.Ôi chuyện tù đày, chuyện con người cư xử với con người, hành hạ đày đọa con người, chuyện buôn người nhất là phụ nữ, trẻ con ,còn thua con vật dưới chế độ Cộng sản Việt Nam làm sao kể hết.

Trại tù Nam Hà, nơi chôn xác anh Háu Cấm Pẩu và đồng đội

Sau thời gian bị giam giữ ỡ Trại tù Nam Hà, anh Háu Cấm Pẩu vì quá đói, không còn đủ hơi, đủ sức để ca ngâm và đánh đàn cho chúng tôi nghe những lời thơ được phổ nhạc ,của anh Thục Vũ nữa (1). Bài hát có tên Sao anh vẫn còn ở đây là bài hát mà anh ưng ý nhất. Bài ruột của anh.. Ngoài bài hát này anh cũng hay hát bài Như lá chết cành khô (2) của Ðại tá Nguyễn Văn Minh, sáng tác lúc bị giam ở trại tù Hà Tây. năm 1982. Anh Pẩu vẫn đàn và nghêu ngao rên rĩ hát suốt ngày những bài hát do anh em trong tù sáng tác, những ngày không bị đi lao động hoặc những đêm không ngủ. Mỗi khi nghe qua tiếng ca ngâm của anh ngày nào ở Trại Nam Hà này, lòng ai cũng xao xuyến, bồi hồi.Tôi thấy thương xót cho anh và cũng xót thương cho chính mình. Ngày đó tôi cũng có viết khi nghe anh Háu Cấm Pẩu hát, nên viết bài có nhan đề Nghe anh hát

Nghe anh hát bạn bè nghe muốn khóc
Nhớ lại ngày nào nước mất nhà tan
Nuốt đắng nuốt cay thầm lặng tan hàng
Ðành chuốc lấy những đau thương buồn tủi

Chín năm dài với những ngày đen tối
Lê thân tù trôi nổi kiếp đọa đày
Sức mõi mòn nào, nghĩ đến ngày mai
Nghe đau buốt lịm dần trong huyết quản

Nghe anh hát, bạn bè sao thê thảm
Thân gầy gò quần áo rách tả tơi
Sống làm chi cho đau tủi cuộc đời
Ðời ngang dọc đến bây giờ chết lịm

Nghe anh hát, nhớ ngày tàn cuộc chiến
Bao bạn bè sớm vội bỏ ra đi
Anh hi sinh anh chiến đấu rất kiên trì
Ðến giờ chót tan hàng ! Anh ở lại!

Chí làm trai, chí tang bồng hồ hải
Nhìn anh em thân cá chậu chim lồng
Thân tù đày vì quốc phá gia vong
Ôi cay đắng! Ôi tinh thần thượng võ

Nghe anh hát tấc lòng như cởi mở
Nỗi u hoài đang nhục chí làm trai
Trái tim đau ứ máu đã bao ngày
Giờ vùng dậy dâng trào trong huyết quản

Nhưng nỗi đau, càng dày theo năm tháng
Vợ con anh đang ngóng đợi anh về
Ðến ngày nào anh mới được về quê
Ai hiểu được tình người gian trá lắm

Anh ở nơi này quê xa ngàn dậm
Ngóng về Nam mây trắng ngập ngừng bay
Giữa cảnh tù đày, lao động khổ sai
Khi nào dứt những ngày buồn lao lý

Nghe anh hát, đời trai đời chiến sĩ
Chết giữa sa trường da ngựa bọc thây
Nay sa cơ thất thế bị tù đày
Luôn ườc nguyện ngày mai :- Ngày Trở lại!
( Viết ở trại Hà Tây năm 1982 )

Cho đến bây giờ, tôi trở lại, tôi là người còn sống sót sau cơn thảm nạn hơn 10 năm trong trại tù CSVN. Từng là nhân chứng sống biết bao thảm nạn hải hùng.trong trại tù Cộng sản. Ðôi lúc ,ngồi buồn nhớ lại những thảm cảnh đau thương ngày đó, nghe sao lòng vẫn thấy còn quá xót xa. Tôi vẫn nhớ cảnh đói khổ của những bạn tù cùng cảnh. Nhớ những cơn đói hành hạ , những cơn lâm bệnh rồi chết một cách đau thương tức tưởi. Như trường hợp của anh Háu Cấm Pẩu. Hình ảnh anh bị chết vì đói đã in sâu vào tim óc tôi , nó vẫn còn ám ảnh trong đầu tôi khiến cho tôi kinh hoàng mỗi khi nhớ lại cảnh tù đày nơi nhà giam của CSVN.ngày nào.

Anh Háu Cấm Pẩu đã cùng đi lưu đày với anh em đồng cảnh, cùng trải qua suốt 9 năm dài (1975 đến 1984), lê lết cuộc đời tù đày đói khổ ,đầy đau tủi.qua gần khắp các trại tù trên đất Bắc Việt Nam. Nhưng đến nơi này anh kiệt sức. Chỉ vì thiếu ăn, thiếu dinh dưỡng, thiếu thuốc men.. Anh lâm bệnh nặng, không còn phương cứu chửa. Anh chết vì quá đói. Bác sĩ Trương Như Quýnh và Bác sĩ Nguyễn văn Thịnh (cũng là bạn tù )bảo anh đã bị kiệt sức vì quá đói. Mặc dù Bác sĩ Trương Như Quýnh ( anh ruột của Trương Như Tảng ), phụ trách tại bệnh xá trong trại tù Nam Hà lúc đó , là bác sĩ có nhiều kinh nghiệm về Y khoa, từng là Giám đốc Bệnh viện Sài Gòn trước 30/4/75 thời VNCH., cũng đành bó tay. Vì không có đủ thức ăn và thuốc men, cùng chất dinh dưỡng, để cứu mạng cho anh.

Anh Háu Cấm Pẩu đã nhắm mắt lìa đời, từ biệt anh em. Anh chết vì quá đói. Anh bỏ cuộc trên bước đường lưu đày. Anh đến Trại Nam Hà và vĩnh viễn ở lại đây vào một chiều cuối đông năm 1984. Anh được chôn vùi bên sườn đồi nơi tạm gọi là nghĩa trang tù thuộc trại tù Nam Hà. Anh để lại cho những bạn tù bao nỗi đau buồn thương tiếc anh. Anh em còn lại cũng xót xa truớc cảnh tử biệt đau thương này, cũng như anh em còn lại cũng đã từng đau xót một số anh em đã chết trước anh, trong nhà tù Cộng sản này . Riêng anh em còn lại cũng nghĩ thương cho thân phận chính mình vẫn còn trong vòng lao lý, không biết ngày cũng phải ra đi như anh ấy..

Giờ này nơi hải ngoại, ngồi nhớ lại ,tôi ngậm ngùi thương tiếc anh, khi viết lại những dòng này, đồng thời cũng để tưởng nhớ những người bạn đã qua đời trước anh vài tháng. Trước ngày anh đi, đã có Thiếu Tướng Quảng, Lực Lượng Ðặc Biệt/ VNCH,chết vì bệnh nhồi máu cơ tim.ChuẩnTướng Nhu, Tổng Nha Cảnh sát Quốc Gia, chết vì lao phổi tại bệnh xá trại Nam Hà. Ðêm Tướng Nhu qua đới tôi đang nằm tại bệnh xá để trị bệnh yếu gan, cùng phòng với Ðại Tá Nguyễn Hữu Có, Quận Trưởng Quận 10, Sài Gòn bị đau ruột già. Sau đó,Trung tá Trần Quốc Huy, thuộc binh chủng Công Binh/VNCH, cũng chết vì bệnh xuất huyết bao tử không có máu tiếp kịp cho anh, anh chết ở bệnh viện Phủ Lý, môt cách quá bất hạnh và cô đơn. Tôi rất thương tiếc về trường hợp của anh Trần Quốc Huy.Anh cũng là người bạn cùng binh chủng Công binh với tôi. Hầu hết các anh đã ra đi vĩnh viễn.từ Trại tù Ba Sao,Nam Hà, Hà Nam Ninh này, tất cả đều vì bệnh không có đủ thuốc chửa và chết vì đói. Rồi người kế tiếp đến phiên anh Háu Cấm Pẩu cũng chết vì bệnh và đói. Thật là đau tủi không sao kể hết cho số kiếp tù đày ngày ấy , cho đến ngày tôi được Cộng sản cho về vào tháng giêng năm 1986 , từ nơi nhà tù Nam Hà , Hà Nam Ninh của Cộng sản Việt Nam.trên đất Bắc ,cũng là xứ của Vua Lừa./
Thanh Khâm
–––––––––––––
Bài hát của cố nhạc sĩ Thục Vũ đã sáng tác trong tù khi còn ở trại Long Giao, Long Khánh , khi về trại Suối Máu, Biên Hòa được chỉnh lại, có 8 câu thơ trước khi hát bài Sao Anh Vẫn Còn Ở Ðây, như:

Em ở Sài Gòn anh ở đây
Ðồi phơi cát trắng kẽm gai dày
Ngẩn ngơ dăm chuyến tàu xuôi ngược
Ðất chuyển mình thương kiếp đọa đày
Hàng đêm anh vẫn nhớ con
Thương em tình nghĩa vẫn vuông tròn
Thương nhà thương nước giờ tan nát
Thương bạn thương anh chuyện mất còn

Và tiếp theo là bài hát:

Anh ở đây bạn bè anh vẫn ở đây
Áo rách xác xơ thân gầy
Cùng chung kiếp sống lưu đày
Anh ở đây mỗi ngày cơm không đầy chén
Chiều buồn ra trông đàn én
Kiếm mồi thấp thoáng bay qua
Toa liền toa tàu đi trong bóng hoàng hôn
Tiếp nối những dư âm buồn
Lòng nghe ray rứt căm hờn

ÐK : Chiều Suối Máu xót xa buồn nhớ con
Chiều Long Giao đèo cao heo hút
Nắng phai mờ chập chờn cuối chân mây
Anh ở đây, bạn bè anh vẫn ở đây
Vẫn giếng nước sâu bên cầu
Tìm trăng trăng vướng giây gầu
Anh ở đây mỗi ngày bên trong rào sắt
Ngày ngày ưu tư chồng chất
Giữa lòng núi cũ sông xưa
Anh ở đây?
Sao anh vẫn còn ở đây ?

(2)- Bài Như lá chết cành khô, sáng tác của Ðại tá Nguyễn Văn Minh, thuôc Không Quân, sáng tác tại trại tù Hà Tây, năm 1982.

Như lá chết cành khô, trong mùa giông tố bảo bùng
Khi chiến sĩ tiền tuyến đang còn cầm súng trong tay
Chiến tuyến đã rã rời, thì quê hương không còn nữa
Người chiến sĩ chưa hàng mà thành phố đã tan hoang
Như lá chết cành khô, trong mùa giông tố bảo bùng
Khi đã kéo cờ trắng, ngập đường thành phố quân trang
Bao cảnh quá phủ phàng vì quê hương không còn nữa
Người chiến sĩ chưa hàng mà bạn bè đành bỏ ra đi
ÐK: Lịch sử đã đổi trang,
Núi sông đã xoay chiều
Riêng anh vẫn còn đó
Chiến đấu đến lúc tàn
Ở lại cùng nước non
Với bao nhiêu buồn tủi
Rồi gánh lấy đắng cay
Với ai đã hi sinh
Anh sống một kiếp tù
Người đời còn mến anh
Mến thương anh nhiều hơn.
( Bài này có 3 điệp khúc, nhưng tôi chỉ còn nhớ 1 Ðiệp khúc thôi )

Thanh Khâm

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.