Apr 18, 2024

Tùy bút - Bút ký

Bèo Lục Bình
Thanh Khâm * đăng lúc 01:45:04 PM, Dec 03, 2008 * Số lần xem: 3146
Hình ảnh
Hoa Lục Bình
#1
Bèo Lục Bình

Thanh Khâm

Khi đi Việt Nam về, anh bạn của tôi, có tặng tôi một quyển sách thuộc cái dạng kể về địa phương chí. Tôi có đọc qua, thấy sách viết rất ít về đất nuớc, về thiên nhiên và con người ở vùng đất Hậu Giang, mà chỉ xào đi nấu lại, hoặc góp nhặt một ít của nhà văn Sơn Nam, rồi bỏ thêm những thành tích bắn máy bay Mỹ, bắn lén, bắn sẻ, đặt mìn, phục kích của mấy cán binh VC trong thời.kỳ chiến tranh.Việt Nam. Nhất là cái thời mà các cán binh VC này còn chui rúc trong bờ ao ruộng lúa, ẩn núp trong bèo lục bình, bụi rậm , để chống càn , hoặc lẫn trốn như chuột , khi có lưc lượng VNCH hành quân bằng trực thăng vận để tìm và diệt du kích Việt Cộng.trong các khu vực hành quân...

Tôi đặc biệt chú ý nhất là phần viết ca ngợi loại bèo lục bình, có dậm mắm thêm muối cho có vẻ mặn mà tình nghĩa với con người và cỏ cây hoa lá. Vì loại bèo lục bình này rất là hữu ích trong thời kỳ chiến tranhõõ Chống Mỹ Cứu Nướcõõ của các cán binh Cộng sản Việt Nam?. Họ đã từng nhờ bèo lục bình để ẩn náo trốn tránh thoát thân, hoặc lợi dụng bèo lục bình để ẩn núp, ngụy trang đột kích phá hoại cầu cống.và tàu bè..... Kể ra thì bèo lục bình cũng có công với cách mạng , có công như các bà mẹ chiến sĩ từng che chở và giấu diếm cán binh VC lẫn trốn khi xưa..

Nhưng ngày nay, theo lời anh kể, những con sông lớn ở vùng đồng bằng sông Cữu Long , hay trong kinh rạch hoặc ao hồ ở quê anh nơi vùng Hậu Giang, người ta không còn thấy bèo lục bình trôi lửng lờ trên sông rạch nhiều như thời xưa nữa. Ý anh muốn nói bây giờ và so sánh với cái thời xưa, cái thời chống Mỹ cứu nước của du kích Việt Cộng, từng dùng bèo lục bình để ẩn núp khi lâm trận . Hoặc dùng bèo lục bình để ngụy trang phá hoại cầu đường. Cái kiểu như trước ngày 30/4/75, tôi thường thấy, các bụi bèo lục bình trôi sông, khi trôi gần trụ cầu gần bến tàu, thuờng hay bị lính Quốc gia cho nổ súng bắn vào , hoặc cho lưu đạn nổ tung, để đề phòng đặc công người nhái của VC, đột nhập sát cận, nhầm mục đích phá hoại, hoặc đột kích đánh lén bất ngờ... .

Có thể lần này anh về Việt Nam không thấy bèo lục bình nhiều như xưa, có thể vì người dân ở nơi đó, phải đi vớt bèo lục bình để ủ làm phân dùng cho việc trồng trọt. Có thể tàu bè qua lại nhiều tấp nập, nên không còn mấy ai để ý tới bèo lục bình. Ðó cũng là lý do mà anh ta hiếm thấy bèo lục bình. Không còn thấy bèo lục bình trôi tư từ, hay lơ lửng trên mặt nước, mặt sông như ngày xua nữa. Có thể như một nhà thơ đã kể vào năm 1986, khi anh đi tù cải tạo trở về thăm Hậu Giang , thấy con người và cây cỏ ở nơi này cũng thay đổi theo thời thế :

Sông Hậu ngày nay đã khác xưa
Lục bình rau mác cũng lên bờ
Còn đâu tìm thấy loài hoa sứ
Ðã héo tàn phai trước gió mưa.. ( Thơ Thanh Khâm )

Lục bình, rau mác cũng lên bờ.

Trong lòng dân chúng hôm nay tại Việt Nam, thường hay nghe họ ngầm đàm tiếu , thường hay bảo nhỏ với nhau , họ đã học theo lối rĩ tai tuyên truyền của VC bằng câu : Lục bình rau mác cũng lên bờ . Ý họ muốn ám chỉ cái loại bèo lục bình, loại bèo dạt hoa trôi, loại trôi sông lạc chợ, mà ngày nay cũng lên chưn, lên cẳng, lên bờ, đứng bến , kiểu các tay anh chị, hảo hớn, gây biết bao khổ nạn cho đồng bào ta.ở quê nhà... Còn bèo rau mác là loại bèo cùng gia đình với bèo lục bình, chỉ khác nhau ở cái cuống lá thon thon và thẳng, không bầu tròn như lục bình, nhưng cùng loại.. Chuyện bèo lục bình tuy là chuyện bèo, nhưng được kể ra nghe cũng có một ý nghĩa thâm thúy của cái tình người với con người, và tình người với cỏ cây hoa lá..

Dân miền Nam , nhất là vùng miền Tây, do bản tánh thật thà chơn chất, có sao nói vậy. Họ nói rất đơn sơ và ý nhị, khi ví con người với thời cuộc hôm nay, tại vùng đất mà họ đang sinh sống, đang nhẫn nhục chịu đựng trước hoàn cảnh đất nước.hôm nay.. Những cảnh dày xéo giữa người với người, khiến con người còn thua cỏ rác.. Cũng vì vậy thời đó, họ thường khinh miệt , bảo nhỏ với nhau : ỏõ Loại cỏ rác, dốt nát, mà cũng tác phúc tác oai làm thày đờiõõ ? Có thể ngày nay loại này nó đã thay hình biến dạng, nhưng bản chất của loại bèo vẫn còn...

Nói về bèo lục bình, người miền Tây, vùng đồng bằng sông Cữu Long có câu thường dùng, để rầy la hay trách mắng con cháu, hoặc những người có tánh hay lười nhác trong công việc. Chẳng hạn như câu : ỏõ Ăn như xáng múc, làm như lục bình trôi. Thật ra, làm ăn mà như kiểu lục bình trôi tà tà trên sông, quả là không tốt chút nào Do đó lời đàm tiếu của ngườì đời có lúc cũng có nhiều ý nghĩa. Kể ra bèo lục bình cũng có cái đau vì thân phận, cái thân phận bọt bèo,do thiên nhiên đã an bày, nhưng cũng may nhờ thời thế làm cho số phận của bèo cũng lên hương.được một lúc..

Nhưng xét lại cho cùng thì hình dáng bèo lục bình đang lờ lững theo dòng sông con nước, trông cũng có nét đẹp riêng, cũng rất dịu dàng thơ mộng không kém ai. Nhất là hoa bèo lục bình đang nở rộ.. Nhất là những người đang mang một tâm sự, khi đứng nhìn hoa bèo lục bình đang trôi lờ lững trên dòng sông, trên bến nước , cũng gợi lên một nỗi buồn man mác.trong lòng ..

Hồi tưởng lại, những ai từng mang một nỗi buồn ly xứ, từng liên tưởng những hình bóng xa xưa của một thời, khi nhìn hoa lục bình đang lững lờ trôi theo con nuớc.lớn nước ròng. Hình ảnh này, cùng tâm sự này ,tương tự như cái tâm sự của nhạc sĩ Nhật Ngân, khi qua bến đò Hậu Giang, cũng đã cảm tác viết bài Chiều qua phà Hậu Giang, với lời ca tiếng hát nghe qua thật là não lòng, xót. xa

Bèo lục bình là loại bèo khi xưa ở miền Nam , ít ai nghĩ tới để dùng như ngày nay.. Lá bèo lục bình tròn xanh, có đường kính to bằng cái chén, cái tô. Cuống lá có hình dáng bầu tròn thon thon như chiếc lục bình để cắm hoa. Nên người ta mới gọi là bèo lục bình hay gọi ngắn gọn là lục bình.Bèo lục bình mọc trên mặt nước , có từng bụi , từng đám, kết hợp nhau thành những mảng lớn, khi bị gió thổi trôi dạt vào bờ. Còn bình thường, có từng bụi nhỏ nổi trôi trên mặt sông, trôi theo con nước lớn hay ròng. Rể bèo lục bình là rể chùm, ngắn, mịn, như tơ sợi màu nâu đen. Thông thường bà con ở quê miền Hậu Giang hay gọi là lục bình, mỗi khi nói tới bèo lục bình

Bèo lục bình cũng nở hoa. Chùm hoa lục bình có màu tím nhạt trông cũng khá xinh xắn. Thời còn trẻ ở vùng quê tôi nơi Cái Răng , Ba Láng,Vàm Xáng, Phong Ðiền, tôi thấy bèo lục bình trôi đầy trên sông bến, hoặc kinh rạch , ao hồ , trong bưng, trong đầm hay trong đìa.ở vùng đồng ruộng. Trẻ con thời đó hay dụm năm dụm bảy, kéo mo cau, hái hoa lục bình để vui chơi, hoặc làm đám ma hay đám cưới giả trong nhà chòi..

Nhớ lại thời còn nhỏ tôi đi học, hoặc đi chợ thường có dịp đi theo mẹ tôi đi bằng xuồng hoặc ghe tam bản. Có khi phụ mẹ tôi mang cây trái hoa quả ra chợ Cái Răng để bán. Hoặc đổi hàng tiêu dùng cho gia đình. Dọc theo sông bến, bèo lục bình bị gió thổi dạt vào bến, có lúc tôi phải phụ giúp mẹ tôi, lôi bèo rẻ lối , để cho xuồng ghe vào bến được dễ dàng. Thưòng dùng tay hay cây sào để rẽ lối đi. Khi xuồng ghe lướt qua xong, bèo lục bình cũng liên kết vào nhau như cũ. Tương tự như những loại bèo khác, như bèo hoa dâu, bèo hoa bướm ở ao hồ.

Bèo lục bình là một loại bèo thượng đẳng, có cành lá xum xê và nở hoa xinh xắn, hơn hẳn so với các loại hoa bèo khác. Có lẽ vì cái đẹp của hoa đồng cỏ nội, nên cũng được con người chú ý quan tâm đến khi cần. Cái màu tím của hoa lục bình cũng rất dịu dàng , thể hiện những nét đơn sơ , còn được kể là biểu hiện cho niềm thương nổi nhớ. Kể ra màu tím của hoa lục bình cũng đẹp không kém, so với màu tím của hoa bằng lăng, hay màu tím của hoa cà. Có người lại thích nét đẹp đơn sơ thanh nhã, quê mùa mộc mạc của màu tím hoa lục bình hơn là màu tím hoa cà. . Ở các vùng đồi núi có màu tím của hoa sim , còn ở miền đồng bằng, nhất là vùng đồng bằng sông Cữu Long có màu tím của hoa lục bình..

Hôm nay, dù xa quê đã lâu ngày, nhân dịp đọc qua sách của anh bạn thấy có nhắc tới bèo lục bình trôi trên sông bến theo con nước lớn hoặc ròng của sông Tìền và sông Hậu., cũng gợi lại biết bao kỷ niệm ở quê nhà.. Hình ảnh này cũng làm cho tôi nhớ lại, lúc tôi còn ở quê nhà trong vùng sông Hậu, có những ghe thương hồ từ hướng Nam Vang , Châu Ðốc, Long Xuyên thả về theo con nước đổ xuôi dòng Hậu Giang. Nhất là vào những đêm trăng sáng, thấy có những chiếc tàu hàng, những ghe thuyền đang căng bườm xuôi gió. Nhìn rỏ trên mặt sông , sóng gợn lăn tăn, thấy từng đám bèo lục bình cùng lơ lửng trôi theo dòng nước. Cùng trôi theo các ghe thương hồ, khiến cho khung cảnh càng thêm hữu tình. Thỉnh thoảng còn nghe những câu hò đối đáp nhau trên các ghe tàu vang lên. Chẳng hạn như nghe những câu hát có liên quan với hoa lục bình:

Tàu Nam Vang chạy ngang cồn cát
Hoa lục bình trôi sát mé sông
Thấy anh thân phận bềnh bồng
Muốn vô kết nghĩa nhưng lòng không yên

Hoặc:

Ngọc Hoàng đòi giá thật cao
Chờ người nhân nghĩa kết giao nghĩa tình
Thân ai như thể lục bình
Có xem duyên phận duyên tình về đâu.?

Bèo lục bình dù có cái thân phận nhu bèo dạt hoa trôi. Thân phận bềnh bồng hèn mọn không sang trọng bằng những loài hoa cao cấp khác. Số phận bấp bênh lênh đênh trôi theo dòng sông con nước, hoặc bị giam hảm trong ao hồ chật chội. Nhưng bèo lục bình, về sau này nghe đâu cũng giúp ích cho con người , nhất là cho cán binh Cộng sản trong thời kỳ chiến tranh, nhất là ở trong vùng đất Hậu Giang.Nghe đâu cán binh Cộng sản thời đó ca ngợi hết lời về bèo lục bình Tôi được biết thêm một ít chi tiết về bèo lục bình này, nhân khi tôi đọc qua quyển sách mà bạn tôi vừa mới gửi tặng, cũng có kể qua về lợi ích của bèo lục bình trong thời gian chiến tranh.

Bèo lục bình làm nơi ẩn náo

Bèo lục bình cũng là một loại cỏ hoa dại, đã làm đẹp cho dòng sông bến nước lẫn ao hồ, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cữu Long hay ở quê tôi nơi sông Cần Thơ. Nhưng dù bèo lục bình có những đức tính lang thang không tốt, nhưng cũng có lúc cũng có công dụng tốt. cho các cán binh du kích VC. Khiến cho bèo lục bình được ca ngợi hết lời.qua những trang sách hay hồi ký của những người CSVN ..

Vì bèo lục bình trở thành hữu dụng ,có hiệu quả nhất, là lúc chạy trốn không kịp, phảo lao xuống ao hồ, núp vào bụi lục bình lẫn trốn, mỗi khi có các cuộc hành quân diều hâu bằng trực thăng vận của quân đội VNCH . Do đó những du kích VC từng hoạt động ở miền Tây, đất Hậu Giang năm xưa, rất ca ngợi bèo lục bình.như một loại thảo mộc quí.. Không biết ngày nay, thời kỳ đổi mới, đổi đời , họ có còn nhớ tới bèo lục bình không ? Có còn nhớ lúc chui rúc trốn vào bèo lục bình để ẩn thân trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước ỏõ không? Hay đã bội nghĩa vong tình ? Quên bèo lục bình như quên các bà má, bà mẹ Tiền Giang và Hậu Giang, như cái cảnh hiện giờ, đã trở thành dân oan khiếu kiện?

Bèo lục bình mọc trên bờ

Sau ngày 30/4/75, bèo lục bình cũng ít thấy trôi sông . Không còn sống lang thang bềnh bồng trên dòng sông con nước như thuở nào. Ðó cũng là lúc đổi đời, do cái thời của Lục bình rau mác cũng lên bờ.

Theo lời anh bạn kể , khi anh về nơi quê anh, không còn thấy lục bình trôi trên sông bến.nhiều như xưa nữa. Có thể đất nước khá lên, đang trên đà đổi mới, nên thuyền bè lưu thông tấp nập. Vã lại, ngày nay, không còn mấy ai để ý tới bèo lục bình ở sông rạch nữa. Vì bèo lục bình cũng đã lên bờ . Hoặc bà con ở quê hay vớt bèo lục bình để ủ phân,để trồng trọt, nên ít thấy trôi sông ? Một phần cũng do thời thế đổi thay. Khi con người có địa vị nên con người cũng thay lòng đổi dạ. Lòng dạ người cũng thay đổi và phản bội nhau cũng là chuyện thường trong cái xã hội xã hội chủ nghĩa.. Kể cả người với người, và con người với thiên nhiên cây cỏ , cũng có cái mâu thuẩn..

Lục bình bỏ ruộng theo sông
Mùa trăng vẩy gọi nuớc ròng đi đâu ? ( Thơ Phương Triều )

Lục bình là loài cỏ dại . Nó thuận thời thuận thế, nó phát triển mọc lên nhanh không sao ngăn ngừa trước được. Ngày nay, dưới thời đaị HCM, có lúc nó lại mọc trên bờ.? Khiến cho đồng bào thấy nó cũng lo sợ . Vì từ xưa , ai vẫn tuởng nó là cỏ dại, quê mùa, thứ trôi sông lạc chợ. Nào có ai ngờ lúc đổi đời nó cũng lên bờ, lên chợ, ra thành phố . Bởi cái thời thế tạo anh hùng.? Thời thế cũng tạo cho vạn vật đổi thay, như cảnh lục bình và rau mác cũng lên bờ ?. Quả như lời đàm tiếu trong dân gian hôm nay. Tất cả đều do sự bất mãn của quần chúng đã âm thầm phát biểu, để ngầm chế giễu bọn cường hào ác bá mới, của thời kỳ do Thực dân Ðỏ , của Ðế quốc Ðỏ ,đang thống trị tại Việt Nam

Bèo lục bình bị phản bội.

. Cũng như các bà mẹ chiến sĩ, từng dấn thân tận tụy, từng chui rúc dưới ao bèo rau mác, dưới bèo lục bình, hay trong ngõ ngách, trong hang cùng ngõ hẽm, hoặc dưới gốc rạ bờ tre, dưới rặng trăm bầu, dưới hầm địa đạo, để che giấu cán bộ VC .. Bèo lục bình cũng là chổ ẩn thân che dấu cán binh Cộng sản nằm vùng, hoặc lẫn trốn chui rúc như chuột, mỗi khi có cuộc hành quân càn quét của phía VNCH thời xưa.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, các bà mẹ chiến sĩ cùng với bèo lục bình là thành trì ẩn náo của cán binh Việt Cộng.. Ðến khi hoà bình bèo lục bình có một lúc cũng nở mặt nở mày, được làm quà cho vui, cho qua chuyện, kiểu hết xôi rồi việc. Xong rồi thân phận bèo bọt cũng vẫn là bèo bọt. Cũng giống như những bà mẹ chiến sĩ VC bị phản bội, bị vắt chanh bỏ võ, giờ trở thành các bà mẹ dân oan đi khiếu kiện, thành những bà mẹ của bèo lục bình hôm nay.

Bèo lục bình cũng chỉ là loài cỏ dại, chỉ là chổ ẩn thân lúc nguy nan, làm sao mà bằng các bà mẹ chiến sĩ , từng có công với cách mạng, từng chở che nuôi nấng cán binh VC năm xưa? Như thế, giờ này còn bị phản bội . Còn quên chiếc áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa ? Sá gì cái đám bèo lục bình là thứ trôi sông lạc chợ? Không còn có chút tình chút nghĩa là gì ? Nếu kể ra,cái đám VC này, cũng là thứ ăn chén đá bát, đặng chim bẻ ná, đặng cá quên nôm...

Viết đến đây, làm tôi liên tưởng đến Bà Má Tư, người đã từng ở theo VC, ở xã Nhân Ái, Quận Phong Ðiền, Cần Thơ. Bà từng được Phong trào Phụ nữ Giải phóng tuyên dương là Mẹ chiến sĩ gương mẫu. Thời đó ở miệt vườn, bà gánh cơm, gánh nước, che giấu, đậy nắp hầm, giúp cho các đồng chí trốn chui trốn nhủi. Bà rất vất vả chạy ngược chạy xuôi, làm giao liên, làm tiếp tế lương thực đạn dược, hết rừng U Minh, Cà Mau, Năm Căn, Giồng Riềng, Gò Quau.. . Trong ngày 30/04/75, bà ăn mừng chiến thắng.! Bà mang ba sa đỏ, ngồi xe Jeep vừa cướp được của lính Quốc gia . Bà đi tiếp quản, bà bắt bớ, trả thù những người đối kháng Cộng sản trước đây. Bà rất có công với Cách mạng !? Nhưng Bà vinh quang và vẻ vang không lâu . Ðến năm 1979, nghe đâu bà đã tự tử chết một cách tức tuởi !. Vì bà bị đánh tư sản mại bản theo sách lược ăn cướp của tên Ðỗ Mười. Bà bị sạch hết tài sản đất đai.. Nên Bà uất ức mà chết. Lúc đó không thấy mặt các đồng chí , đồng rận năm xưa đâu cả.. Vì các đồng chí của bà sợ, không dám ra mặt giúp bà... Có thể là bà thuộc thành phần tư sản hay tiểu tư sản hạng nặng, cần phải hủy diệt... Như vậy bà làm sao mà sống nổi với đám bần cố nông vô sản của Cộng sản đươc.?

Nghĩ lại cho cùng, cho tận, dân miền Nam chạy theo VC như Bà Má Tư này, từng bao che nuôi nấng cho VC, trong thời chiến. Nhưng khi thời bình, bà bị cảnh ăn chén đá bát , còn bị đốt nhà, cướp nhà. Nên phải cam phận bèo dạt hoa trôi, cũng bị tàn tạ thê thảm, bị bỏ quên như cảnh bèo lục bình. Cũng như những người theo MTGPMN, đã bị Cộng sản lừa gạt , cho ăn bánh vẻ, cùng cảnh như Bà Má Tư ? Ðiển hình nhất là cảnh của những người trí thức ở miền Nam , cũng là loại tư sản , như trường hợp của bà Bs Dương thị Huỳnh Hoa và Ls Trương Như Tảng là một chứng minh cụ thể mà thôi ? Vì tên Ðỗ Mười chủ trương đánh tư sản để cướp tài sản và đất đai của đồng bào miền Nam, biến dân Nam thành vô sản như dân Bắc như dưới thời đại HCM. Kể ra tên Ðổ Mười này là loại ăn cướp ngày vô đạo nghĩa, với mục đích triệt hạ tư sản cũ để trở thành loại tư sản mới , loại tư sản Ðỏ ?. Loại thực dân Ðỏ ? Nó còn tàn ác hơn thực dân da trắng nhiều?

Bèo lục bình là một bài học giá trị cho những lời tuyên truyền đường mật xảo quyệt và phản phúc của người Cộng sản khi xưa , vẫn còn tồn tại và đang tái diễn mãi cho đến ngày hôm nay. Cụ thể và rõ ràng nhất là vụ dân oan khiếu kiện của các bà mẹ chiến sĩ Tiền Giang và Hậu Giang. Rõ ràng nhất như Bà Má Tư, bà mẹ chiến sĩ Hậu Giang, cùng những bà mẹ chiến sĩ ở các nơi khác tại Việt Nam ngày nay. Dù nơi đó không thấy có bèo lục bình, hay hoa lục bình trôi sông./

Thanh Khâm

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.