Apr 19, 2024

Bài giới thiệu

Công Dụng Của Rau Húng Quế
NGUỒN INTERNET * đăng lúc 06:27:53 PM, Jan 11, 2017 * Số lần xem: 1975
Hình ảnh
#1


 

Cây rau húng cũng là một thành viên của gia đình bạc hà. Ngoài hương vị hấp dẫn, húng quế còn có tính chất tăng cường sức khỏe đáng kể.
Image result for rau hung que images


Cây rau húng là một loại thảo dược dùng được trong cả ẩm thực phổ biến trong các món ăn kiểu Ý và châu Á. Cây rau húng cũng là một thành viên của gia đình bạc hà. Rau húng có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và có mấy giống khác nhau là húng chanh, húng quế... húng quế thường "khỏe" hơn và có thể được trồng như cây lâu năm ở vùng khí hậu ấm hơn. Ngoài hương vị hấp dẫn, húng quế còn có tính chất tăng cường sức khỏe đáng kể.

Có thể kể đến một số công dụng của rau húng quế nói chung như sau:

Chống ung thư

Theo một nghiên cứu được công bố trong năm 2010 trên Tạp chí Sản khoa và Phụ Khoa của Đài Loan thì húng quế có thể giúp giảm cholesterol, chống ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch. Một thành phần hóa học của húng quế, được gọi là axit caffeic, đã được thử nghiệm trong nghiên cứu này, tại Trường Đại học Y Chung Shan, Đài Trung, Đài Loan, và được kết luận là có hiệu quả chống lại ung thư cổ tử cung.

Tốt cho gan

Một số hợp chất trong húng quế ngọt có thể có thể có tác dụng bảo vệ gan, theo một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Mansoura, Ai Cập. Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học lấy 6 hợp chất trong rau húng quế được trích xuất và thử nghiệm khả năng bảo vệ chống lại căng thẳng oxy hóa gan. Kết quả là, tất cả các hợp chất này đều có tác dụng bảo vệ gan.

Ổn định lượng đường trong máu

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo của một nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Nông nghiệp và Công nghệ, Kanpur, Ấn Độ rằng các chất được chiết xuất từ lá húng quế ngọt sẽ làm giảm lượng đường trong máu. Trong nghiên cứu, được công bố trong năm 1996 trên một tạp chí Y dược, người ta thấy, những người tham gia tiêu thụ lá húng quế sẽ giảm 17% tình trạng giảm đường huyết lúc đói và giảm 7% lượng đường trong máu ngay lập tức sau bữa ăn. Tương tự, nồng độ đường trong nước tiểu cũng được cải thiện đáng kể. Các tác giả kết luận rằng húng quế có thể có một vị trí quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường từ nhẹ đến vừa.

Kháng khuẩn

Đặc tính chống vi khuẩn của rau húng nói chung là hữu ích trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền qua thực phẩm - theo một nghiên cứu tiến hành tại Trung tâm Năng lượng nguyên tử, Ramna, Dhaka, Bangladesh. Trong một nghiên cứu về sinh dược phẩm, được công bố trong năm 2010 thì hơn 50 hợp chất được phân lập từ lá và thân cây húng quế ngọt ngào và thử nghiệm trên nhiều loại vi khuẩn gây bệnh bao gồm Staphylococcus aureus, Escherichia coli, S. dysenteriae và Salmonella typhi. Sau quá trình quan sát, các nhà nghiên cứu kết luận rằng húng quế có thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh nói trên, do đó, nó có thể được sử dụng như một tác nhân chống vi khuẩn trong các ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.

Các công dụng khác

Ngoài các công dụng trên, các loại rau húng nói chung còn có tác dụng chống ôxy hóa, bảo vệ tế bào cơ tim, chống lại các thiệt hại do ôxy hóa. Tinh dầu trong rau húng đã được thử nghiệm có thể hòa tan trong nước và có lợi cho các hoạt động sinh học bên trong cơ thể.

Húng chanh vị cay, tính ấm, có tác dụng giải cảm cho ra mồ hôi và chữa ho, tức ngực. Bộ phận dùng để chữa bệnh là lá cây.

Húng chanh là loại cỏ sống lâu năm, gốc hóa gỗ, thân mọc đứng có lông cao 30-60 cm. Lá mọc đối, có cuống hình bầu dục, phiến lá dày trông như mọng nước, mép lá khía tai bèo, có lông ở 2 mặt, gân lá nổi rõ. Hoa nhỏ màu tím hồng, mọc thành bông ở ngọn, thân và đầu cành. Quả nhỏ tròn, màu nâu.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá cây húng chanh:

- Chữa cảm cúm, cảm sốt, nóng rét, nhức đầu, nghẹt mũi: 15 đến 20 g lá rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước uống; hoặc cho thêm 12 g gừng (hoặc hành), đổ 200 ml, sắc còn 100 ml để uống và xông cho ra mồ hôi.

- Chữa viêm họng: Một vài lá húng chanh rửa sạch, nhai kỹ, ngậm và nuốt nước.

- Chữa nốt cắn của sâu, rết hay bị dị ứng da do sâu bọ: Dùng 3-5 lá, rửa sạch, nhai nuốt nước, còn bã đắp tại tổn thương hoặc giã dập rồi xoa xát lên tại chỗ.

Không chỉ là một loại rau gia vị đặc trưng trong ẩm thực, húng quế còn được coi là vị thuốc quý và dễ tìm trong Đông y.

Bữa cơm cuối tuần, bạn muốn thay đổi không khí cho cả nhà bằng món cuốn hấp dẫn với nhiều rau xanh, rau thơm, một ít thịt luộc, tôm. Trải bánh tráng ra, bạn cho lên đó rau xà-lách, bún, thịt… và không quên rải thêm vài lá rau tía tô, húng quế rồi cuộn lại. Bữa ăn đơn giản mà thật ngon miệng.

Nhiều người cho rằng, nếu gỏi cuốn thiếu hương vị cay cay, thơm nồng của húng quế, dường như đã mất đi một phần ngon. Rau gia vị này còn không thể thiếu trong nhiều món ăn quen thuộc của gia đình bạn như phở, tiết canh, dồi trường, gỏi vịt…

Bạn có tò mò, tự hỏi: Vì sao húng quế được ưa chuộng đến thế? Lương y Đinh Công Bản, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP. HCM, bật mí: “Điều đó có thể bắt nguồn từ tác dụng chữa bệnh rất đa dạng của nó”. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Rau é có phải là húng quế hay không? Vì sao nó có mùi cay, hắc đặc trưng như vậy?

Húng quế còn có nhiều tên gọi khác như húng giổi, húng chó, rau é, é quế. Vị cay, hơi hắc có do húng quế có chứa nhiều tinh dầu.

 

 
Công dụng bất ngờ từ húng quế - 1
 

Không chỉ có công dụng chữa bệnh, húng quế còn giúp hạn chế muỗi, bọ mùa hè.
Húng quế là gia vị giúp món ăn ngon hơn?


Theo sách Từ điển cây thuốc Việt Nam, tiến sỹ Võ Văn Chi cho biết: Toàn cây chứa tinh dầu (0,02-0,08%), có hàm lượng cao nhất lúc cây đã ra hoa.

Tinh dầu húng quế có chứa chất chống ô-xy hóa mạnh có thể làm chậm quá trình lão hóa. Chúng còn giúp phòng một số bệnh ung thư, ngăn ngừa sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh, chống viêm.

Ngoài ra, tinh dầu này còn có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố độc hại từ môi trường, thư giãn tinh thần, chống stress, trầm cảm và là một liệu pháp dưỡng da, dưỡng ẩm cho tóc.

Theo Đông y, vị cay, mùi thơm, tính ấm của húng quế có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, mát máu, giảm đau.

Đông y xem húng quế là một vị thuốc quý. Vậy loại cây này có những tác dụng chữa bệnh thế nào?

Cành lá húng quế được dùng trị sổ mũi, đau đầu, đau dạ dày, đầy bụng, kém tiêu hóa, viêm ruột, tiêu chảy. Nó còn dùng để chữa kinh nguyệt không đều, làm giảm các chấn thương bầm giập, thấp khớp, tạng khớp. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dùng 10-15g cây khô, sắc lấy nước để uống.

Lá tươi giã ra, đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, trị rắn cắn, sâu bọ đốt, eczema, viêm da.

Nếu sau khi sinh, người mẹ không đủ sữa cho con bú, có thể lấy lá húng quế sắc nước uống, ngày dùng 2 ly. Lá húng quế có tác dụng kích thích tạo sữa rất tốt.

Nếu có cảm giác mệt mỏi, chán ăn sau ngày làm việc căng thẳng, bạn lấy lá húng quế ngâm vào nước sôi khoảng 10 phút để uống. Nếu khó uống, bạn có thể cho thêm một ít mật ong.

Hơi thở của bạn sẽ thơm tho hơn nếu chịu khó nhai sống lá húng quế.

Với hoa húng quế, bạn nên thu hoạch, phơi khô để dùng khi cần. Hoa tốt cho những người bị bệnh thần kinh, trẻ em ít ngủ, người lớn bị đau đầu, chóng mặt, đau bụng, viêm họng và ho, trẻ em ho gà. Cách đơn giản là bạn hãm một ít lá và hoa khô để lấy nước uống, mỗi ngày uống 3 ly.

Quả húng quế (Fructus Ocimi, thường gọi là hạt é) ăn để trị đau mắt đỏ, mờ đục giác mạc.

Lá, hoa, quả, hạt húng quế kết hợp với nhau là cách tốt nhất để chữa mẩn ngứa, dị ứng. Bạn chỉ cần giã nhỏ, lấy nước uống và lấy bã xát lên chỗ đau.

Ngoài ra, húng quế còn được nấu nước súc miệng và ngậm để chữa đau răng, sâu răng. Ngày dùng 10-25g lá tươi hoặc khô đều được…

Để tận dụng được khả năng chữa bệnh của húng quế, khi ăn, cần lưu ý gì?

Với những loại rau gia vị, bạn nên ăn sống. Khi chế biến các món như bò xào húng quế, nghêu xào húng quế… bạn nên cho vào khi gần bắc ra khỏi bếp để rau không chín quá, mất hết mùi vị đặc trưng.

Tôi nghe nói trồng xung quanh nhà các loại cây như tỏi, sả, cúc ngải… có tác dụng hạn chế muỗi. Húng quế có ưu điểm này không?

Không chỉ là gia vị, cây thuốc gần gũi với cuộc sống, húng quế cũng là một “kẻ thù” của côn trùng. Để đuổi muỗi, bạn có thể trồng húng quế xung quanh nhà.

Nếu trong nhà nhiều muỗi, bạn lấy vài lá húng quế, đốt trên lửa. Mùi hương này sẽ khiến muỗi nhanh chóng rút lui.

Vài nét về cây húng quế

Húng quế thường phát triển mạnh mẽ trong thời tiết ấm áp, nó rất nhạy cảm với khí hậu lạnh. Nó trông giống như cây lá bạc hà nhỏ và được rất nhiều gia đình trồng tại nhà.

Húng quế thường cao từ 30-130cm. Lá của nó có màu xanh lá cây sáng mượt và những bông hoa của chúng thường nhỏ bé và có màu trắng.


Lá húng quế rất thơm và thường được sử dụng như là một gia vị. Khi được sử dụng trong các món ăn nấu chín nó thường được thêm vào khi thức ăn đã gần bắc ra khỏi bếp bởi vì nhiệt độ có thể dễ dàng phá hủy hương vị của nó.

Có rất nhiều loại húng quế, chúng chỉ khác nhau đôi chút về hình dáng bên ngoài và mùi vị. Có thể kể ra, húng quế, húng quế ngọt, húng chanh, húng quế hồi ...


 

Những lợi ích sức khỏe của cây húng quế

1. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu húng quế có chứa một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ngăn ngừa lão hóa sớm, những vấn đề có liên quan đến tuổi tác và thậm chí là bệnh ung thư.

2. Tinh dầu húng quế có tính chất chống vi khuẩn. Nghiên cứu cho thấy sử dụng tinh dầu húng quế làm hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn như khuẩn tụ cầu, cầu tràng khuẩn, vi khuẩn hình que.... mà không cần dùng đến bất cứ loại thuốc kháng sinh nào.

3. Húng quế có chứa flavonoid  với 2 chất orientin và vicenin. Đây là 2 chất flavonoid quan trọng tan trong nước. Các chất flavonoid trong húng quế này bảo vệ cấu trúc tế bào cũng như các nhiễm sắc thể từ bức xạ và ô xi hóa tự nhiên.


4. Húng quế có tác dụng chống viêm, vì thế nó là một thực phẩm lý tưởng cho những người bị bệnh viêm khớp. Dầu húng quế có chứa eugenol giúp ngăn chặn sự hoạt động của 1 loại enzyme trong cơ thể gọi là cyclooxygenase. Loại enzyme này thông thường sẽ gây ra sưng tấy.

5. Là nguồn giàu Beta-caroten dồi dào, điều này giúp bảo vệ tế bào biểu mô (màng của các cấu trúc cơ thể bao gồm rất nhiều mạch máu) khỏi thiệt hại từ các gốc tự do, giúp phòng tránh bệnh viêm khớp và ung thư tối ưu.

6. Là nguồn cung cấp magiê, một khoáng sản được biết đến luôn làm cho các bắp thịt và mạch máu thư giãn, do đó cải thiện lưu lượng máu và giảm nguy cơ nhịp tim bất thường.

7. Húng quế còn là một nguồn cung cấp sắt, canxi, kali, vitamin C và K. Nó cũng là một nguồn chất xơ rất có lợi trong chế độ ăn uống.


8. Tinh dầu húng quế còn được sử dụng như là một liệu pháp dưỡng da và dưỡng ẩm tóc.

9. Sử dụng tinh dầu húng quế còn rất hiệu quả trong điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá và bệnh vẩy nến.

10. Trà húng quế  được sử dụng để điều trị táo bón, đau bụng, khó tiêu và đầy hơi. Nó có thể cứu trợ tức thì cho chứng đầy bụng và khó tiêu của bạn.

11. Tinh dầu húng quế cũng thường được sử dụng trong việc điều trị cảm lạnh, cúm, ho gà, hen suyễn, viêm phế quản và viêm xoang.

12. Trong trường hợp bạn bị nôn mửa nhiều bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu húng quế vì nó có thể được sử dụng như một chất chống nôn các trường hợp nôn mửa nhiều.


13. Tinh dầu húng quế cũng được sử dụng như là một liệu pháp có thể làm nguôi đi và giảm căng thẳng cho bệnh đau nửa đầu và trầm cảm. Nếu sử dụng thường xuyên có thể cải thiện tình trạng này khá rõ ràng.

Rau quế vị còn được gọi là hồi nước hay quế đất. Chúng sống nhiều ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar, miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Việt Nam.

Đây là loại rau gia vị xuất hiện trong nhiều món ăn của người Việt. Ở nước ta, rau quế vị mọc lẫn trong các bãi cỏ dọc sông hồ, ruộng rạch từ Hòa Bình, Quảng Ninh tới Vĩnh Long, Cần Thơ. Rau quế vị dùng tươi sống và là gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người Nam bộ.

Vị của rau quế vị luôn để lại ấn tượng đối với người dùng qua món bánh tráng Trảng Bàng, bánh xèo và một số món cuốn khác. Rau quế có vị cay nồng, tính bình. Đồng thời còn có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho và các cơn đau.

Rau quế vị còn có nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe.

Ở nhiều nước, người ta còn xem rau quế vị như một loại thảo dược phòng được nhiều bệnh. Tại Indonesia, nước sắc từ rau quế vị được dùng để chữa bệnh suy nhược cơ thể.

Với người Philippines, nước rau này được dùng uống phổ biến như nước trà xanh. Ở Trung Quốc, người ta dùng cây này trị cảm, viêm họng, phổi nóng sinh ho, viêm phế quản, đau dạ dày hay trị mụn.

Ngoài ra, rau quế vị còn được chiết xuất để lấy tinh dầu vì chúng có mùi giống húng quế và hồi.

********************************************************


********

Dù nhà chật hay hẹp, bạn cũng nên trồng ngay 1 cây húng quế sau khi đọc bài này

Vì sao các chuyên gia khuyên bạn nên trồng ngay 1 cây rau húng quế trong nhà? Hãy cùng chúng tôi khám phá nguyên nhân nhé, theo healthylifetricks.
Rất nhiều người trên thế giới gặp những vấn đề sức khỏe liên quan đến cholesterol xấu (LDL), vốn có thể gây bệnh tim mạch. Thông thường, bạn có thể dùng thuốc để điều trị nhưng điều này không tốt cho sức khỏe của bạn về lâu dài. Đó là lí do mà các chuyên gia khuyên nhà nào cũng nên trồng 1 cây húng quế.
Inline image 1
Vì sao bạn nên trồng 1 cây húng quế trong nhà? Ảnh minh họa: internet
Húng quế là loài rau thơm thân thảo phát triển tốt quanh năm. Đây là rau gia vị được ăn kèm trong nhiều món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, có lẽ bạn không biết rằng nó còn là kháng sinh tự nhiên cực mạnh với đặc tính chống oxy hóa hiệu quả, thường được xem là vua của các loài thảo dược.
Đặc tính chữa bệnh của húng quế đã được cổ nhân sử dụng hàng ngàn năm nay. Hàm lượng dưỡng chất thực vật cao của loại rau thơm này cung cấp cho bạn vô số lợi ích sức khỏe. Húng quế cần thời tiết ấm nóng, rất hợp với nước ta. Theo nghiên cứu, húng quế có hơn 60 loại khác nhau. Bạn có thể trồng húng quế trong nhà và ngoài trời. Để kích thích sự phát triển của các nhánh mới, bạn có thể cắt phần dưới gốc lá sát cuống.
Để có tác dụng chữa bệnh tốt nhất, bạn nên dùng khi còn tươi vì nó có mùi hăng nồng dễ chịu. Hàm lượng vitamin K cao giúp kiểm soát mỡ máu xấu và ngăn huyết khối. Húng quế cũng giàu vitamin A, C, các chất chống oxy hóa và beta-carotene, vốn ngăn mạch máu khỏi bị tổn hại bởi gốc tự do. Do đó, thảo dược này giúp ngừa đột quỵ, đau tim và xơ vữa động mạch cực kỳ hiệu quả. Húng quế cũng giàu khoáng chất, bao gồm canxi, mangan, sắt, kali, cũng như các flavonoid giúp bảo vệ DNA.
Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên ăn 2 thìa húng quế mỗi ngày. Nếu ăn nhiều, nó có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, nhất là với thai phụ. Sau đây là những lợi ích sức khỏe quan trọng nhất của thảo dược này:
Kháng sinh tự nhiên
Húng quế có khả năng chống vi khuẩn cực mạnh, biến nó thành 1 loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Tất cả những gì bạn cần làm là trộn nó với tỏi rồi ăn để chống cảm cúm.
Inline image 2
Vì sao bạn nên trồng 1 cây húng quế trong nhà? Ảnh minh họa: internet
 
Hãy trồng ngay 1 cây trong nhà – Ảnh minh họa: internet
Thanh lọc mạch máu
Húng quế có khả năng đánh bay mỡ máu xấu khỏi các mạch máu, giúp bạn phòng ngừa các bệnh tim mạch.
Chất chống oxy hóa mạnh
Loại rau thơm này có hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh, phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe và bảo vệ cơ thể khỏi tổn hại do các chất có khả năng gây ung thư gây ra. Húng quế còn trị được nhiều vấn đề sức khỏe khác như tiêu chảy, táo bón, nhức đầu, ho, trị giun sán, vv. 

Hãy trồng ngay 1 hoặc vài cây trong nhà để tận dụng những lợi ích của nó nhé

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.