Apr 24, 2024

Biên khảo

Tản Ðà do Bách khoa toàn thư viết (Thiên Thai - Ðức Tuấn hát)
Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939) * đăng lúc 04:48:50 PM, Jul 27, 2008 * Số lần xem: 2797
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Tản Đà
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
Sinh ngày: 8 tháng 5 năm 1888
tại Khê thượng (Sơn Tây), Việt Nam
Mất ngày: 17 tháng 6 năm 1939

Nghề nghiệp: nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch
Tác phẩm chính: Giấc mộng con I, Giấc mộng con II
Ảnh hưởng tới: nhiều nhà thơ trong phong trào thơ mới
Ảnh hưởng bởi: Lý Bạch, Nguyễn Du
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 8 tháng 5 năm 1888 tại Sơn Tây- mất ngày 17 tháng 6 năm 1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, hai địa danh gần nơi ông sinh ra.

Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tạo. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".

Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.

Mục lục [giấu]
1 Cuộc đời
1.1 Thiếu thời
1.2 Thời kỳ vinh hiển
1.3 Cuối đời lận đận
1.4 Qua đời
1.5 Con người Tản Đà
1.5.1 "Thi sĩ tửu đồ"
1.5.2 Chuyện tình cảm
1.5.3 Tấm lòng với quê hương
2 Sự nghiệp
2.1 Thơ
2.1.1 Hát nói
2.1.2 Thơ ca dân gian
2.2 Văn
2.3 Báo chí
2.3.1 An Nam tạp chí
2.3.2 Tranh luận văn học
2.4 Kịch
2.5 Dịch thuật, nghiên cứu
3 Phong cách văn chương
4 Phát ngôn
4.1 Câu nói nổi tiếng
4.2 Nhận xét, đánh giá về Tản Đà
5 Danh mục tác phẩm
5.1 Viết về Tản Đà
6 Một số bài thơ nổi tiếng
7 Tham khảo, chú thích
8 Liên kết ngoài



[sửa] Cuộc đời
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu sinh ngày 25 tháng 5 năm 1889 (20 tháng 4 năm Kỷ sửu, Thành Thái nguyên niên), tại làng Khê thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. Nguyên quán ở làng Lủ (tức Kim Lũ) huyện Thanh Trì - Hà Nội.

Ông thuộc dòng dõi quyền quý,có truyền thống khoa bảng. Tổ tiên ông xưa kia làm quan dưới triều Lê, sau do triều Nguyễn thế vào, cả họ thề không làm quan nữa. Đến thời cha ông là Nguyễn Danh Kế, do hoàn cảnh gia đình cực khổ, phải nuôi mẹ già, đành lỗi ước với tổ tiên. Nguyễn Danh Kế thi đỗ cử nhân, làm quan cho triều Nguyễn đến chức Ngự sử trong Kinh, giữ việc án lý, nổi tiếng là người có tài văn án trong triều. Anh ruột (cùng cha khác mẹ) với Tản Đà là Nguyễn Tái Tích đỗ phó bảng, làm tri huyện, sau đổi sang ngạch Học quan, giữ chức Giáo thụ.

Mẹ Tản Đà là bà Lưu Thị Hiền, nghệ danh Nhữ Thị Nhiêm, một đào hát tài sắc Nam Định, bà lấy lẽ ông Nguyễn Danh Kế khi ông làm tri phủ Xuân Trường. Bà là người hát hay, có tài làm thơ Nôm. Tản Đà là con trai út của cuộc lương duyên giữa tài tử và giai nhân này.


[sửa] Thiếu thời
Cuộc đời của Tản Đà trải nhiều giai đoạn khóc cười. Năm lên 3 tuổi, bố mất, cuộc sống gia đình trở nên cùng túng. Năm sau, vì bất hoà với nhà chồng, bà Nghiêm bỏ đi, trở lại nghề ca xướng.

Tản Đà hấp thụ nền Nho giáo từ nhỏ. Ông yêu thích làm văn, được anh Nguyễn Tài Tích hết lòng chỉ dẫn, nên 14 tuổi ông đã thạo các lối từ, chương, thi, phú. Lúc còn học ở trường Quy chức, ông viết bài "Âu Á nhị châu hiện thế" bằng Hán văn, được các báo ở Hồng Kông đăng trong mục xã thuyết. Năm 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây.

Năm 1909 (Kỷ Dậu), ông tham dự kỳ thi hương, và trượt trong lần đi thi đầu tiên này.

Năm 1912, ông say mê một cô gái bán tạp hoá ở phố hàng Bồ. Vì nhà nghèo, không có tiền hỏi cưới, ông đành nuôi hy vọng bằng đường khoa cử. Ông sang phủ Vĩnh Tường ôn thi một thời gian, rồi dùng bằng Ấm sinh để thi hậu bổ, nhưng bị rớt vì môn vấn đáp bằng tiếng Pháp. Mùa thu năm ấy, ông lại đi thi hương, nhưng lại trượt. Chuyện tình với cô bán sách tan vỡ, cô đi lấy chồng. Ông chán nản bỏ về Hòa Bình tìm khuây lãng; rồi cùng bạn là nhà tư sản Bạch Thái Bưởi lên chùa uống rượu, làm thơ và thưởng trăng, sống theo lối "tịch cốc".

Năm 1913, anh cả Nguyễn Tài Tích mất, Tản Đà ra làm báo, tờ báo ông cộng tác đầu tiên là "Đông Dương tạp chí" của Nguyễn Văn Vĩnh.

Đến năm 1915, ông lấy vợ. Cũng năm này ông có tác phẩm hay, đăng trên "Đông dương tạp chí", nhanh chóng có được tiếng vang trên văn đàn. Năm 1916, ông lấy bút danh Tản Đà và chính thức chọn con đường của một người viết văn, làm báo chuyên nghiệp.


[sửa] Thời kỳ vinh hiển
Từ 1916 đến 1926 là những năm tháng đắc ý nhất của Tản Đà. Năm 1916, ông đã nổi tiếng khắp văn đàn như một nhà thơ, nhà văn, nhà báo có phong cách đặc biệt. Năm 1920, ông sang cộng tác cho "Nam Phong tạp chí" của Phạm Quỳnh. Viết được vài bài cho Nam Phong tạp chí" thì xảy ra chuyện Phạm Quỳnh phê phán tư tưởng của cuốn "Giấc mộng con", Tản Đà liền thôi cộng tác. Năm 1921 ông ra làm chủ bút cho Hữu Thanh tạp chí, song ông không quen làm chủ bút, nên chẳng bao lâu tờ này đình bản. Năm 1926, ông lập ra "Tản Đà thư cục", cho xuất bản "An Nam tạp chí". Đây là tờ báo đầu tiên do ông làm chủ, nhưng mau chóng bị đình bản.

Tuy bên báo chí có nhiều chuyện không như ý, song đây lại là quãng thời gian mà nghiệp văn của Tản Đà tiến triển rực rỡ. Trong 10 năm, ông liên tiếp cho xuất bản các tác phẩm:


[sửa] Cuối đời lận đận
Cuối năm 1932, An Nam tạp chí của Tản Đà đình bản vĩnh viễn. Đây là lúc cuộc tranh luận về thơ mới cũ đã phân ra thắng bại. Tản Đà thuộc phái thơ cũ, tên tuổi ông gần như bị đẩy lui vào dĩ vãng, nhường chỗ cho các nhà thơ mới: Xuân Diệu, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư... Vốn đã nghèo túng, cuộc sống của Tản Đà càng trở nên thiếu thốn hơn, phải chạy ngược chạy xuôi để kiếm sống. Có khi người ta thấy ông ở khu Bạch Mai dạy chữ Nho. Có lúc ở Hà Đông, đăng quảng cáo lên mấy tờ báo: "Nhận làm thuê các thứ văn vui, buồn, thường dùng trong xã hội - Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu".

Năm 1938, ông còn mở cả một phòng đoán số Hà Lạc để xem bói.

Lúc này sức khỏe của Tản Đà


[sửa] Qua đời
Tản Đà mất ngày 17 tháng 6 năm 1939 vì bệnh gan, trên cái giường nát tại nhà riêng số 71 ngã tư Sở, Hà Nội, để lại vợ và tám đứa con. Di thể của ông được an táng tại nghĩa trang Quảng Thiện, Hà Nội.

Nghe tin Tản Đà mất, làng văn nghệ trong nước vừa yên ắng sau vụ "thơ mới - cũ" lại trở nên xôn xao. Một loạt các bài báo tưởng niệm Tản Đà được ra mắt ngay sau đó: Khái Hưng có "Cái duyên của Tản Đà", "Vài chuyện vui về thi sĩ Tản Đà", Xuân Diệu có "Công của thi sĩ Tản Đà", ông Lâm Tuyền Khách có "Một tháng với Tản Đà: đời làm báo của Tản Đà", Lưu Trọng Lư có "Bây giờ, khi nắp quan tài đã đậy lại", Phan Khôi có "Tôi với Tản Đà thi sỹ", Nguyễn Tuân có "Tản Đà, một kiếm khách"..v..v. Những bài viết này thể hiện sự kính trọng, quý mến đối với con người Tản Đà, người mà cách đây vài năm còn bị họ đả kích, chế giễu.

Khái Hưng, một trong những người đã đến thăm nhà Tản Đà khi ông sắp mất, kể


[sửa] Con người Tản Đà
Ngoài tài làm thơ, nhân cách của Tản Đà cũng rất được nhiều nhà nghiên cứu. Khái Hưng, lúc đầu khi chưa hiểu thơ Tản Đà, cũng rất thích ông nhờ vào tính cách, hay là thi sĩ Bùi Giáng trong "Đi vào cõi thơ": chê thơ Tản Đà "không có gì đặc sắc", song lại muốn Tản Đà sống lại để "nhậu một trận lu bù", và Trương Tửu ngay sau khi Tản Đà mất, cho ra một cuốn sách viết về Tản Đà là "Uống rượu với Tản Đà", trong đó kể lại nhiều câu chuyện làm nổi lên những phẩm chất của ông, ông gọi Tản Đà là Epicurien của Việt Nam. Nguyễn Tuân, một người lập dị không kém và cũng rất khâm phục Tản Đà, trong bài "Tản đà - một kiếm khách" phác họa ra một người sống cô độc ngoài hải đảo, cách xa trần thế, tưởng như một vị trích tiên.

Bên cạnh đó cũng có nhiều người tỏ ý "kính nhi viễn chi", thậm chí không chịu nổi tính cách của Tản Đà. Vũ Bằng nói: "Người như Tản Đà để ở xa mà kính trọng cảm phục thì được, chứ ở gần thì không thể nào chịu nổi!". Lưu Trọng Lư nhận xét: "Gặp Tản Đà một bận thì thật là một điều khoái trá vô cùng, gặp ông ấy lần thứ hai thì vẫn còn là một cái vui thích đã bắt đầu gượng gạo, và gặp đến lần thứ ba thì là một điều khó chịu. Và lần thứ tư, thứ năm, v.v... thì xin thú thực là một... tai nạn". Phan Khôi, được xem là khắc tinh với Tản Đà trên văn đàn, trong "Tôi với Tản Đà thi sỹ" viết: Cái lối đánh chén của ông Hiếu kề cà mất thì giờ lắm, tôi không chịu được, nên ít khi tôi ngồi trọn bữa rượu với ông. Ông đem hỏa lò để ở bàn mà tự làm lấy món ăn, có khi mãn một tiệc ăn người nhà phải thay than trong hỏa lò đến năm sáu bận. Thường thường một mình ông vừa ăn uống lại vừa viết nữa. Ông cho có thế mới là thú..

Chính Tản Đà cũng thường tự coi mình là "Khổng tử chi đồ", "trích tiên", một thế ngoại cao nhân, tỏ ra khác biệt với người dương thế. Ông thường làm những chuyện xưa nay hiếm: theo lời Ngô Tất Tố, lần vào Sài Gòn viết báo, Tản Đà đem theo vợ con nhưng cả lúc đến lẫn lúc đi, vợ con ông gửi cho Ngô Tất Tố thu xếp cả. Ngô Tất Tố là bạn thân của Tản Đà, có lần phác họa về con người ông: "Không có tiền thì rầu rĩ, oán trách, rũ người ra như con cú, thế mà một khi có tiền thì lại không muốn làm việc gì hết, chỉ uống và ăn, hết ăn lại uống. Chưa uống thì bảo không có rượu như cái máy không xăng nhớt không chạy được, uống vào say rồi thì nằm khoèo ra ngủ và lý luận một mình rằng say mà làm việc thì hỏi đời còn có cái gì thú nữa?". Tản Đà còn có tính tự phụ, không biết sửa sai, lại thích nghe nịnh nọt, Ngô Tất Tố kể: "không biết nghe lời anh em khuyên bảo. Cái số anh em thành thực khuyên ông rất hiếm, còn cái số nâng ông lên, sợ cái tài ông mà không dám làm mích lòng ông thì cả đống. Vì có nhiều kẻ nịnh ông một cách mù quáng như thế, ông bị hại mà không biết, mỗi ngày mỗi tự phụ thêm lên...".

Đa phần những người thân với Tản Đà, thường cho rằng ông rất khó gần. Điển hình là Ngô Tất Tố, người bạn thân nhưng đã tuyệt giao với ông trong suốt 10 năm cuối đời.

Tuy

Trong thơ của Tản Đà, người ta thấy những câu bộc lộ bản ngã:

"Văn chương thời nôm na
Thú chơi có sơn hà
Ba Vì ở trước mặt
Hắc giang bên cạnh nhà Tản Đà"
Hay:

"Người ta hơn tớ cái phong lưu
Tớ cũng hơn ai cái sự nghèo..."







[sửa] "Thi sĩ tửu đồ"
Trăm năm thơ túi rượu vò
Nghìn năm thi sĩ tửu đồ là ai?

—Thơ rượu, Tản Đà
Người ta biết đến Tản Đà như một người thường hay tả cái say và thể hiện cái ngông ngạo của mình trong thơ, văn. Và nguồn cảm hứng lớn cho sự "say", "ngông" đó, không chỉ được ưu ái giành cho nhiều chỗ trong thơ, mà còn là một phần không thể thiếu của đời sống Tản Đà, đó là Rượu.

Tản Đà rất mê rượu, thơ của ông không thiếu những bài ca ngợi rượu, mà trong đó dường như ông đã khám phá ra những triết lý độc đáo. Đó có thể là sự quan hệ giữa rượu và thơ:

"Rượu say, thơ lại khơi nguồn
Nên thơ, rượu cũng thêm ngon giọng tình." (Thơ rượu)
Hay giữa thơ, rượu với đời người:

"Trời đất sinh ra rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa!" (Ngày xuân thơ rượu)
Cảm giác khi say của nhà thơ không dừng lại như người say rượu bình thường. Theo ông, khi say rượu, làm thơ càng thêm hay, bên cạnh đó, còn có thể tìm thấy sự giải thoát:

Khi say quên cả cái hình phù du" (Thơ rượu)
Cũng có những câu thơ độc đáo ông dùng để biện hộ cho những người uống rượu:

"Đất say đất cũng lăn quay
Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười?" (Lại say)
Theo Khái Hưng kể lại, thì ở ngoài đời Tản Đà cũng là một người hay say bí tỉ. Ông thường


[sửa] Chuyện tình cảm
Trong cuộc đời của Tản Đà, người ta đếm được có bốn mối tình đã mang lại cho ông nhiều cảm xúc. Đầu tiên là mối tình tuyệt vọng với cô gái họ Đỗ ở phố hàng Bồ. Đây là mối tình trong trắng và say đắm, nhưng không có kết cuộc tốt đẹp. Mối tình này đã làm ông đau khổ và tạo nên nhiều thi hứng, để làm nên những câu thơ đặc sắc:

"Vì ai cho tớ phải lênh đênh
Nặng lắm ai ơi, một gánh tình"
Trong cuốn "Giấc mộng con", ông đã viết một bài văn để tả mối tình này. Ông mô tả: "ở phố Hàng Bồ số nhà hơn hai mươi về dãy bên lẻ có một người con gái ngồi bán hàng tạp hoá, không biết có phải là tuyệt sắc hay không mà tự con mắt mình khi bấy giờ thì như ngoài người ấy không có ai là con gái...".

Tuy nhiên, do không có tiền cưới hỏi mà chuyện thi cử lại bất thành, Tản Đà đành chấm dứt cuộc tình thơ mộng. Cô gái xuất giá, Tản Đà viết: "thời đời đáng chán hay không đáng chán cũng chẳng đợi cất chén quỳnh mà hỏi bạn tri âm". Theo các nhà nghiên cứu thì đây là chuyện tình đã gây ảnh hưởng nhiều nhất tới Tản Đà. Sau khi chia tay với mối duyên đầu, ông trở nên chán nản, buồn bã. Để tìm khuây khoả, ông đi nhiều nơi: Việt Trì, Hòa Bình... Những câu thơ làm trong giai đoạn đau khổ này của Tản Đà đã vô tình mở đầu cho một trào lưu về văn học lãng mạn ở Việt Nam. Trước đó ít ai tả những nỗi buồn sâu kín, những nỗi chán đời rất trần tục như:

"Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi..."
"Trận gió thu phong rụng lá vàng
Lá rơi hàng xóm, lá bay sang
Vàng bay mấy lá năm già nửa
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng?"
Nhưng ngoài cô gái hàng Bồ mà người ta thường nhắc tới ra, theo Nguyễn Khắc Xương, còn có ít nhất ba mối tình thực nữa mà Tản Đà đã ghi lại trong thơ. Đó là mối tình với cô con gái út ông tri phủ Vĩnh Tường, cô nữ sinh 13 tuổi ở Nam Định, và cả cô đào Liên, người sắm vai Tây Thi trong vở kịch "Cô Tô tàn phá" do ông soạn giả kiêm đạo diễn. Những người tình này đều được ghi lại trong tập văn xuôi "Giấc mộng con".

Trên là tình thực, còn tình "mộng", Tản Đà có rất nhiều. Đó là những mối tình với Tây Thi, với Chiêu Quân, với Ngọc Nữ... mà người ta thường thấy trong "Khối tình con". Đặc biệt, còn có những cuộc tình nửa thực, nửa mộng, với những "tình nhân không quen biết". Khoảng năm Nhâm Tuất (1922), vào hội chùa Hương, Tản Đà do không có chi phí để đi hội, ông nhớ hội chùa, nhớ rau sắng, làm ra mấy câu thơ:

Muốn ăn rau sắng chùa Hương
Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa
Mình đi, ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm"
Bài thơ phổ biến trên báo. Đến cuối tháng, ông nhận một bưu kiện là một bó rau sắng và một bài thơ, nhưng không ghi địa chỉ người gửi. Ông cảm kích, gọi người gửi ấy là "Tình nhân không quen biết" và làm thơ gửi tặng bằng cách đăng báo. Trước đó, ông đã viết nhiều bài thơ gửi "Tình nhân không quen biết", với ý muốn tìm kiếm một bạn tri âm tri kỷ trên khắp nước Việt Nam.

Xem những câu chuyện trên, người ta tin Tản Đà không nói ngoa khi ông thường nhận mình là "giống đa tình". Những mối tình đa dạng đã chắp cánh cho thi tài của ông, khiến ông trở thành một nhà thơ mở màn cho trào lưu lãng mạn sau này (phong trào thơ mới), với những bài thơ ghi dấu sự chuyển giao giữa hai thời đại.


[sửa] Tấm lòng với quê hương
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non

—Thề non nước

[sửa] Sự nghiệp
Trong nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20,


[sửa] Thơ
Từ thập niên 1920 cho đến nửa đầu thập niên 1930, văn đàn Việt Nam không có một nhà thơ nào nổi tiếng và được yêu mến như Tản Đà. Kể cả khi phong trào thơ mới xảy ra, thì Tản Đà, sau khi "phái thơ mới" bị đả kích kịch liệt lại được chính những người đả kích mời về ngồi chiếu trên. Trong cuốn "Thi nhân Việt Nam", cuốn sách bình luận thơ mới rất giá trị, Hoài Thanh và Hoài Chân đã đặt bài tưởng niệm Tản Đà lên những trang đầu, với lời lẽ tôn kính.

Thơ cũng là lĩnh vực quan trọng nhất trong sự nghiệp phong phú của Tản Đà. Ông được coi là một thi sĩ, hơn hết các nghề khác. Ông sáng tác rất nhiều thơ, nhiều thể loại - cả về nội dung lẫn hình thức. Thơ ông hay diễn tả cảm giác say sưa, chán ngán đời thực, đắm chìm trong cõi mộng, những mối tình với người tri kỷ xa xôi, song cũng có những bài mang tính ẩn dụ, ngầm phê phán hiện thực.

Thơ Tản Đà thường làm theo thể cổ phong, cũng có khi làm bằng Đường luật, đường luật phá thể, lục bát, song thất lục bát. Ông còn có tài sáng tác thơ dựa trên từ khúc, một hình thức âm nhạc của Trung Hoa, những bài "Tống biệt", "Cảm thu tiễn thu" nhờ sự phá cách, phối hợp nhiều thể loại thơ, có thể coi là cách tân về hình thức khá táo bạo. Một kiểu văn vần đặc biệt nữa mà ở đó, Tản Đà được sánh ngang với Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Cao Bá Quát..., là hát nói hay ca trù (nay được xem như một thể loại thơ). Hát nói của Tản Đà thể hiện một triết lý sống phóng khoáng, một tâm hồn hay mơ mộng, hoài cổ nhưng man mác nỗi sầu nhân thế.

Ngoài thơ tự sáng tác, thơ dịch của Tản Đà cũng được đánh giá rất cao. Những bài thơ lục bát dịch từ thơ Đường của Tản Đà thường được cho là hay hơn các bản dịch khác, có bài hay hơn cả nguyên tác, vì sự tự nhiên, không bị gò bó mà chuyển tải cả tâm hồn mình vào đó. Ngoài thơ Đường, ông còn dịch những bài thơ dài như Trường Hận ca, dịch ra thể Song thất lục bát, được đánh giá rất cao, Bùi Giáng trong cuốn "Đi vào cõi thơ" tuy không đề cao thơ Tản Đà nhưng gọi bản dịch này là "vô tiền khoáng hậu".

Những


[sửa] Hát nói

[sửa] Thơ ca dân gian

[sửa] Văn

[sửa] Báo chí
Làm báo chí là một phần trong sự nghiệp rất phong phú của Tản Đà. Ông có phong cách làm báo đặc biệt, thường xuất hiện trong những cuộc bút chiến với những giọng điệu khó lẫn. Từng là cộng tác viên cho "Nam Phong", sau đó do bất đồng với Phạm Quỳnh mà sang làm chủ bút cho "Hữu Thanh". Về sau ông sáng lập ra "An Nam tạp chí" nhưng ba lần phải chịu cảnh đình bản vì lý do tài chính. Ở giai đoạn cuối đời còn cộng tác với "Văn học tạp chí" và cả "Ngày nay", tờ báo trước đó đã mạt sát ông nặng nề.

Có thể nói sự nghiệp báo chí của Tản Đà, cũng như cuộc đời của ông, thường gặp gian nan trắc trở. Song những đóng góp của ông trong thời buổi sơ khai của báo chí Việt Nam, là một cái giá trị mà người ta phải công nhận.


[sửa] An Nam tạp chí
Xem chi tiết hơn trong bài An Nam tạp chí

Tản Đà là người sáng lập ra tờ báo chuyên về văn học đầu tiên của Việt Nam: tờ "An Nam tạp chí". Số đầu tiên ra ngày 1 tháng 7 năm 1926, Tản Đà làm chủ báo, thư ký tòa soạn là Ngô Tất Tố. Tờ báo xem như gắn liền với sự nghiệp làm báo của Tản Đà, song nó không hoạt động yên ổn như ý, cho đến ngày chính thức "chết", tờ báo đã trải qua ba lần đình bản.

"An Nam tạp chí" đình bản lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1927, sau khi ra được 10 số. Sau đó, đến năm 1929, Tản Đà hợp tác với một người ở Hàng Gai, cho tái bản tạp chí. Theo ông Lâm Tuyền Khách, sự tái bản này là ý của người kia, ra tạp chí để có dịp thu nợ vì Tản Đà nợ ông một món không dễ trả. Trên bìa "An Nam tạp chí" lúc ấy ghi Tản Đà là "chủ sự", còn ông nọ là "chủ nhân". Cũng theo ông Lâm Tuyền Khách, còn một lý do nữa là nếu ngày ấy An Nam tạp chí không tái bản thì sẽ bị thu giấy phép.

Lần tái bản này chỉ ra được vài số rồi lại đình bản. Đến tháng 4 năm 1931, "An Nam tạp chí" lại tái bản, lần này hoạt động đến ngày 1 tháng 3 năm 1933 thì đình bản vĩnh viễn vì lý do tài chính.

Tản Đà là cây bút chủ lực của "An Nam tạp chí", cách làm báo của ông có thể coi là khá đặc biệt. Theo Lâm Tuyền Khách, ban ngày ông không làm việc, chỉ uống rượu, nói chuyện hay đọc sách, đến hai - ba giờ đêm ông mới trở dậy thắp đèn viết cho đến sáng. Trong tờ báo nhiều khi độc giả thấy những bài viết đang liền mạch, tự nhiên bị bỏ dở trong 1 thời gian dài mới thấy Tản Đà xuất hiện viết tiếp.

Tờ "An Nam tạp chí" tuy tổng cộng chỉ có 48 số, lại hoạt động thất thường, thiếu chuyên nghiệp nhưng được coi là một trong những tờ đầu tiên có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của văn học Việt Nam thời cận đại theo khuynh hướng hiện thực. Bên cạnh đó nó thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước của Tản Đà, qua những bài tiểu luận, bài thơ đăng rải rác.


[sửa] Tranh luận văn học
Ngoài sáng tác văn chương, Tản Đà còn hay tham gia vào các cuộc tranh luận văn văn học trên báo chí. Trong lĩnh vực này, Tản Đà không tỏ ra là một người thích lý luận cho thấu tình đạt lý (như Phan Khôi, Hải Triều), song ông đã thể hiện một phong cách đặc biệt. Những cuộc bút chiến có Tản Đà tham gia thường gây một sự chú ý cho người đọc, một phần vì ông quá nổi tiếng, một phần vì ông thường nói chuyện với giọng điệu riêng tư, hóm hỉnh.

Cuộc bút chiến nổi tiếng nhất của Tản Đà lúc bấy giờ, có thể kể đến những bất đồng với Phan Khôi về vụ "Cái cười của con Rồng cháu Tiên" và bài "Tống Nho với phụ nữ" công kích cái quan niệm về chữ "Tiết" của Tống Nho. "Cái cười của con rồng cháu Tiên" là một bài luận văn của Phan Khôi, nói lên cảm tưởng sau khi đọc tác phẩm "Cay đắng mùi đời" của Hồ Biểu Chánh. Trong bài này, Phan Khôi nêu lên nhận định rằng con người Việt Nam thường có những cái cười rất bỉ ổi, tàn nhẫn, và bàn về phép lịch sự, thì "đừng đem so sánh với ai làm chi, so sánh với người Pháp ở đây cũng đã thấy thua họ xa lắm". Còn trong bài "Tống Nho với phụ nữ", bàn về chữ "Tiết", Phan Khôi phản đối quan niệm "giữ tiết" cho phụ nữ, công kích nó là "tàn nhẫn, vô đạo đức".

Tản Đà không đồng ý với cả hai bài, và phản ứng một cách khá mạnh mẽ. Ông cho rằng hai bài đó có những lời "mang tính chất tầm bậy", "hại cho phụ nữ phần nhiều". Theo ông, Phan Khôi viết những bài như thế là để lấy lòng tạp chí "Phụ nữ tân văn", song hậu quả lại rất tai hại. Ông cảm thán: "Gian thay ! ông Phan Khôi, ác thay ! ông Phan Khôi, tiểu nhân thay ! ông Phan Khôi".

Sau khi kể một loạt "tội danh" của Phan Khôi, cùng những lý luận để bảo vệ quan điểm của mình, Tản Đà tuyên án:

"Nay, chiếu theo hình luật Á Đông từ đời vua Thuấn mới đặt, có minh văn trong kinh thư rằng : "Phốc tác giáo hình". Nghĩa là : "Cái roi, dùng làm hình phạt thuộc về sự giáo huấn". Cứ Phan Khôi phạm về tội danh giáo, vậy nên dùng roi để chừng.
Chiếu theo các trường dạy nho ta kia xưa, phàm học trò học dốt, đọc không thuộc, hoặc có tội vô lễ thời bắt phải nằm sấp xuống đất, đánh ba roi. Cứ Phan Khôi can phạm ba điều như đã yết trên đây so với những tội học dốt, đọc không thuộc và vô lễ thực lớn hơn gấp trăm. Vậy nên đánh đòn ba trăm roi.
Chiếu theo pháp lý Á đông, làm tội người đem ra ở chợ, để cùng có công chúng dự biết. Cứ Phan Khôi phạm về tội danh giáo nên đánh đòn ở trước sân Văn miếu, để trên có các vị Tiên Thánh, Tiên Hiền cùng giám lãm, dưới có các sĩ phu trong phái Hán học cũng được dự biết."
Ngoài vụ tranh cãi trên, Tản Đà còn những tranh cãi nổi tiếng với Phạm Quỳnh, sau khi Phạm Quỳnh khen ngợi những cuốn "Khối tình con" mà phê phán cuốn "Giấc mộng con". Phạm Quỳnh viết có đoạn: "Người ta phi người cuồng, không ai trần truồng mà đi ngoài phố. Nhà làm sách cũng vậy, không ai đem cái thân thế mình mà làm chuyện cho người đời xem". Tản Đà rất tức giận. Lần ấy ông đã tổ chức một cuộc nói chuyện nhan đề "Đời đáng chán hay không đáng chán", mời Phạm Quỳnh tham gia và đứng ra chỉ trích thái độ của ông chủ báo Nam Phong. Một chi tiết đặc biệt là trong cuộc họp này, Tản Đà đã uống rượu say trước khi nói chuyện.

Cuộc bút chiến về "Thơ mới - cũ" nổi tiếng xảy ra trước khi Tản Đà qua đời vài năm. Thời kỳ này ông được coi như là đại diện lớn nhất của những người thuộc lớp cũ - mà theo Hoài Thanh: "là người duy nhất có thể làm nên chuyện". Song người ta không thấy ông lên tiếng nhiều, có lẽ vì bận rộn mưu sinh, cũng như sức khỏe đã suy giảm. Ông mở đầu những cuộc bàn luận trên báo bằng một loạt bài viết về cách làm thơ. Sau đó, Lưu Trọng Lư, một người thuộc phe thơ mới, đã viết hai bài "Bức thư thứ nhất gửi lên Khê Thượng", và "Bức thư thứ hai gửi lên Khê Thượng" để đặt vấn đề với Tản Đà. Tản Đà trả lời bằng bài "Phong trào thơ mới", lời lẽ điềm đạm, khiêm nhường. Điểm đáng lưu ý trong bài này là ông không cực lực phản đối Phong trào thơ mới theo nghĩa nó là 1 sự cách tân - như những "nhà thơ cũ" khác, ông chỉ không đồng ý với cách gọi "thơ mới", "thơ cũ". Ông dẫn chứng các bài "Hoa rụng", "Cảm thu tiễn thu" của mình rồi kết: "Những điệu văn thơ đó, thật tự tôi đặt ra, không theo niêm luật ở đâu hết, duy tôi không gọi nó là thơ mới mà thôi."

Trong thời kỳ này cách tranh luận của Tản Đà vẻ mềm mỏng và khách quan hơn trước một chút, song vẫn giữ phép cưỡng từ đoạt ý, không cần dựa trên một thứ logic nào.

Những lý lẽ của Tản Đà, có thể không đủ để thuyết phục những người muốn tranh luận nghiêm túc, song đã thể hiện một con người mà sự hóm hỉnh, thân thiện, chân thành đã ngấm vào trong cả những câu chữ, tạo nên một phong cách dị biệt với bất kỳ ai trong thời bấy giờ.


[sửa] Kịch

[sửa] Dịch thuật, nghiên cứu

[sửa] Phong cách văn chương

[sửa] Phát ngôn

[sửa] Câu nói nổi tiếng
Người mà không biết chán đời có khác gì lợn ?

—Đọc trong buổi nói chuyện "Đời đáng chán hay không đáng chán", đáp lại những lời phê phán tập "Giấc mộng con" của Phạm Quỳnh

[sửa] Nhận xét, đánh giá về Tản Đà
Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ suý, trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi hội chủ mà làng văn làng báo xứ này, ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà ?

—Nguyễn Tuân
Nếu tiên sinh còn sống, ắt tại hạ xin được phép cùng tiên sinh nhậu nhẹt một trận lu bù. Thơ của tiên sinh làm, chẳng có chi xuất sắc. Nhưng bản dịch “Trường Hận Ca” của tiên sinh quả thật là vô tiền khoáng hậu.

—Bùi Giáng
Chính cái sầu trong thơ Tản Đà là đầu mối quỷ thuật chính yếu để dụ người ta.

—Xuân Diệu
Trong cái trang thi sĩ của cuốn Việt Nam văn học sử sau này, dầu sao mặc lòng, ông Tản Đà là một người đứng đầu của thời đại này.

—Ngô Tất Tố
Người ta mong đợi một người có thể tả được những nỗi chán ngán, những điều ước vọng của mình, có thể ru được mình trong giấc mộng triền miên - Thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu ra đời !

—Lê Thanh
...trước chúng tôi, không kèn không trống, lặng lặng im im, Tiên sinh cũng đã làm ra "thơ mới" đó thôi !

—Lưu Trọng Lư
Lamartine người ta thường gọi là "thơ sống", thì ông Tản Đà nay cũng có thể gọi là "người thơ".

—Thiếu Sơn
...nhưng khi ông nói ông nhớ mà không biết nhớ ai, ông thương mà không biết thương ai, ông than mà không biết than về cái gì, thì ông là thơ sống, và thơ của ông là chất thơ trong như lọc với những cảnh tượng không rõ rệt, những hình ảnh lờ mờ, ông vẽ những bức tranh tuyệt bút; với những tư tưởng lâng lâng, với những cảm giác mơ mộng, ông làm nên những câu thơ tuyệt mỹ...

—Lê Thanh
Nhưng trong làng văn nước ta, được nhiều người yêu mến thời còn sống, dễ mới có Tản Đà.

—Khái Hưng
Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đang sắp sửa

—Hoài Thanh - Hoài Chân
Bỗng có khách vào. Ông Trác giới thiệu cùng tôi: Đây ông Nguyễn Khắc Hiếu. Tôi như có điện chạy trong người, ghê rợn, vùng đứng dậy!...Thật thế. Cái tên Nguyễn Khắc Hiếu bấy giờ không phải vừa, đối với tôi lại càng long trọng lắm. Tôi nghe mà rùng rợn lên, có thật thế.

—Phan Khôi
Tôi sợ ông như một ông tiên

—Vũ Bằng

[sửa] Danh mục tác phẩm
Thơ:

Khối tình con I (1916)
Khối tình con II (1916)
Tản Đà xuân sắc (1918)
Khối tình con III (1932)
Văn:

Giấc mộng con I (1917)
Giấc mộng con II (1932)
Giấc mộng lớn (1932)
Thề non nước (1922)
Tản Đà văn tập (1932)
Kịch:

Tây Thi (1922)
Tống biệt (1922)
Dịch thuật:

Liêu Trai chí dị (1934)
Nghiên cứu:

Vương Thúy Kiều chú giải (1938)
Một số bài báo...

[sửa] Viết về Tản Đà
Uống rượu với Tản Đà của Trương Tửu (1939)
Tản Đà uống rượu làm tôi say đến bay giờ của Vũ Bằng (1970)
Người ghét Tản Đà của Vũ Bằng

[sửa] Một số bài thơ nổi tiếng
Thề Non Nước
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái hãy còn tuyết sương
Trời tây nổi bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non
Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa
Non xanh đã biết hay chưa
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi lời thề
Muốn làm thằng cuội
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi !
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi !
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây, thế mới vui !
Rồi cứ mỗi đêm rằm tháng tám
Cùng nhau trông xuống thế gian cười.
Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu (dịch)
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai


Thien Thai - Duc Tuan

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.