Apr 19, 2024

Truyện dài

Hoa Nở Làng Tôi - Chương 4 - 5 & 6
Thủy Điền * đăng lúc 10:26:15 AM, Feb 20, 2016 * Số lần xem: 2152
Hình ảnh
#1

 

 

Chương 4

Khúc quanh cuộc đời


Sau khi từ chối,  không tham gia chánh quyền ở Xã nữa. Nó ở nhà được gần một tháng, vừa phụ giúp gia đình, vừa làm đơn xin việc làm nơi nầy, nơi nọ. Cuối cùng nó được một Xí nghiệp may mặc quốc doanh tại Trung lương nhận, với công việc nhận hàng và xuất hàng. Công việc thì nhẹ nhàng, nhưng trách nhiệm rất nặng nề. Sỡ dĩ nó được giữ vai trò nầy là gì Ban Giám Đốc Xí nghiệp đã nhìn thấy Lý lịch nó từng là một Cán bộ Trưởng ban của Xã. Hàng ngày nó chỉ nhiệm vụ kiểm tra bao nhiêu xe hàng chở Vãi và các dụng cụ liên quan đến ngành may mặc từ nơi khác chuyển đến. Đồng thời xuất Vãi theo yêu cầu cửa Xí nghiệp. Ngoài ra chẳng làm thêm việc gì khác. Tuy nói thế, nhưng nó cũng cố tìm những việc khác để làm cho qua tám tiếng. Xí nghiệp cách nhà nó không xa, chỉ chín cây số đường chim bay, hàng ngày nó đi làm bằng xe đạp, đi và về mất gần một tiếng rưởi đồng hồ. Thời gian đi đi, về về trên quãng đường từ nhà đến Xí nghiệp, là thời gian vui sướng nhất cuộc đời của nó. Vì ngày nào nó cũng nhìn thấy những ước mơ của nó nở tung một trời, thơm ngát, nhiều sắc thắm. Có lúc chạy xe đạp đường dài mỏi mệt, nó cũng cố dừng lại năm ba phút, để tận hưởng những không gian ấy. Đặc biệt người dân nơi đây khi thấy nó đi ngang qua thường hay chận lại, chào hỏi một cách trân trọng và gạn cho nó cái tên là “Nhân hoa giấy” Nó cười cười và dường như chấp nhận.
 
    Làm việc tại Xí nghiệp được gần một năm, nó nghĩ chắc cuộc đời nó sẽ gắn bó nơi ngã ba Trung lương nầy. Nhưng mọi chuyện lại khác, không như nó nghĩ. Năm 1978 tình hình chiến sự tại Cam –Pu- Chia bắt đầu nóng bỏng, các tầng lớp Thanh niên, Học sinh, Sinh viên, Cơ quan ban ngành, Xí nghiệp đều được gọi trình diện thi hành Nghĩa vụ quân sự. Lúc nầy nhà nước chọn lựa dễ hơn trước và nó cũng được trúng tuyển đợt nầy. Mặc dù, nó là gia đình Ngụy, nhưng bản thân nó rất tốt. Khi học xong khóa căn bản quân sự ba tháng tại Đồng tâm- Mỹ tho, nó được thuyên chuyển sang Cam–Pu– Chia ngay, với cấp bậc Binh nhì và đơn vị bổ xung nó vào Đại đội Trinh sát. Hồi đầu còn mới, chưa kinh nghiệm nên phải ở gần Thủ trưởng trong vai trò giống như một Tùy viên và sau sáu tháng nó trực tiếp tham gia chiến đấu.
 
    Một hôm đơn vị nó có nhiệm vụ giải tỏa một đoạn đường ngắn, để đoàn xe chở quân và chiến cụ tiến về Nongpenh. Không may, đoạn đường nầy bị bọn Pôn pốt gài mìn râu dầy đặt khoảng chừng năm chục mét, hồng ngăn cản không cho đoàn quân vượt qua. Trước tình thế nguy kịch, Thủ trưởng nó bó tay, nếu muốn phá bãi mìn thì sự rủi ro, hy sinh quá cao, còn đi ngõ khác không an toàn, vì trời bắt đầu sụp tối và chúng bao vây cả rồi. Để giải quyết vấn đề nầy, Ban chỉ huy họp bàn phương án chiến đấu, nhưng cuối cùng cũng chẳng giải quyết được gì, với tư cách Tùy viên, lúc nào nó cũng bên cạnh Thủ trưởng, nó nghe tất cả. Chờ đợi giải quyết lâu quá, hơn nữa cấp trên cứ ra lệnh, hối thúc. Nó nói nhỏ với Thủ trưởng, cho nó có ý kiến. Thủ trưởng bảo, cứ nói đi.
   
    Thưa Thủ trưởng, mìn râu là một loại mìn nhấn, khi đạp xuống thì không nổ, nhưng buông ra thì chúng nổ ngay. Bởi thế, ta nên dùng một chiếc Tăng và phía sau kéo theo một giàn sắt như con Trâu đang bừa. Khi chiếc Tăng đi qua sẽ đè nén những quả mìn và càng qua- càng qua những quả mìn phía sau sẽ bung nổ theo dần và chạm vào những giàn sắt làm giảm bớt độ nguy hiểm, đồng thời giàn sắt sẽ bừa đi những quả còn lại chưa nổ, sẽ nổ theo. Trình tự ta làm hai lần, thì đoạn nguy hiểm nầy sẽ được giải tỏa ngay và không bị rủi ro nhiều. Nó vừa nói xong, mặc dù chưa thành hiện thực, ba ông cấp úy chỉ huy Đại đội ôm nó chầm chập, ý tưởng đồng chí rất hay và cho thực hiện ngay.
  
    Kết quả như ý muốn, đơn vị cho thực hành theo phương án của nó, cuối cùng chỉ thiệt haị nhẹ, một đồng chí bị thương ở vai không đáng kể, chiếc xe Tăng bị trầy trụa và giàn sắt hư hỏng hoàn toàn. Vừa giải tỏa xong, Đại đội Trinh sát được chia làm ba nhóm. Nhóm đầu vạch đường cho xe qua, nhóm kế bọc hai bên hông và nhóm cuối cùng có nó bảo vệ phần đích. Khi hoàn tất công tác, Đại đội được lệnh dừng quân bên một làng nhỏ cách Nongpenh chừng hai mươi cây số để dưỡng quân.
 
    Lúc nghỉ ngơi, Thủ trưởng hỏi? Nhân, anh lấy ý tưởng nầy từ đâu ra, anh kể cho tôi nghe nào.
Thưa Thủ trưởng, Thủ trưởng quên rồi sao, mới vừa cách đây một tuần, thằng Hùng bị cụt chân, còn thằng Oanh và thằng Tuấn thoát chết cũng vì ba trái Ổi của dân, trèo lên hái, nhẩy xuống đạp mìn râu nổ cái “Ầm” May mà thằng Hùng bị trước la lên “Mìn râu “ Thằng Oanh và thằng Tuấn đứng yên một chỗ, Cán bộ đến tháo gở, còn không là chết hay bị thương hết rồi. Thủ trưởng vỗ vai nó bảo,
-Đánh giặc mà chịu để ý, nhớ day như anh thì đỡ tốn quân lắm. Anh đúng là một Tùy viên của tôi.
*Cám ơn Thủ trưởng đã khen ngợi, niềm vui của em là các đồng chí mình vô sự.
  
    Đúng một tháng sau. Bộ Tư lệnh Sư đoàn gởi huy chương Chiến công bội tinh đến cho nó và thăng cấp Hạ sĩ, cùng lúc Chính ủy Đại đội Trinh sát kết nạp nó vào Đoàn. Các bạn nó ghen, mầy mới vào lính có sáu tháng mà được Chiến công bội tinh và kết nạp Đoàn ngay, còn tụi tao đi gần ba năm nay rồi mà có được gì đâu. Nó cười cười, tất cả là do ở trên quyết định.
   
   Chiến đấu và chiến đấu tại chiến trường Cam –Pu –Chia suốt ba năm dài Nghĩa vụ, nó được thăng Thượng sĩ, kết nạp vào Đảng và bị thương hai lần nhẹ. Thời gian còn hai tháng nữa là kết thúc Nghĩa vụ, Thủ trưởng hỏi?
     Nhân anh có muốn theo học khóa Sĩ quan và đi lính tiếp không hay giải ngũ? Nó lưỡng lự, nửa muốn về, nửa muốn đi tiếp. Nó nói, Đơn vị cho nó suy nghĩ ba hôm. Rồi cuối cùng vì thương mẹ già lẻ loi nơi quê nhà, nên ba hôm sau nó trả lời với Thủ trưởng là giải ngũ. Thủ trưởng ưng lòng.

    Ngày trở về, hai mẹ con ôm nhau chầm chập. Nước mắt tuôn trào, cuộc hội ngộ tưởng đâu không bao giờ có. Vì thời ấy lắm người đi, nhưng rất ít người về hoặc có về thì người đã bị thương.
  
    Ở nhà được hai hôm, nó ra Ủy ban Xã trình diện, Ủy ban đón nhận nó một cách hồ hởi, phấn khởi. Chủ yếu của nó cũng muốn gặp ông Chủ tịch để thăm hỏi đôi lời. Nhưng rất tiếc không gặp và ông Chủ tịch bây giờ là Trưởng phòng Kinh tế Huyện.
  
    Một tuần sau trên đường đi Trung lương để đến Xí nghiệp may mặc xem công việc thế nào, sẵn dịp nó ghé vào Ủy ban Huyện thăm ông Trưởng phòng Kinh tế. Hai anh em gặp nhau sau bốn năm trời xa cách, mừng quá, kể lể đủ điều, rồi kéo nhau ra quán nhậu một bữa quắt cần câu, nên việc đến Xí nghiệp may mặc đành lỡ vỡ và hẹn lại ngày khác.
  
    Chiều về đến nhà, đi ngã tới, ngã lui. Mẹ nó rầy, nó bảo, hôm nay gặp anh Tư Quang Trưởng phòng Kinh tế nhậu một trận mèm luôn. Má nó đỏ mặt và nói. Lại sáp vào chính quyền nữa rồi. Nó bảo, đâu có mẹ, anh em lâu lâu gặp nhau, chính quyền, mười quyền gì đâu. Mẹ khỏi lo, con lớn rồi mà.
  
    Hai ngày sau, Tư Quang cho nhân viên lấy xe Cơ quan xuống tận nhà nó mời nó lên Huyện có chuyện cần bàn. Nó mặc bộ đồ bộ đội lịch sự vào, rồi theo xe đi.  
     Tư Quang đứng trước cổng đón nó, như đón một vị Tỉnh ủy đến thăm. Tư Quang hỏi ? Lên Thượng sĩ lâu chưa Nhân. Dạ sáu tháng rồi Trưởng phòng. Đoàn, Đảng gì chưa? Dạ cũng có.
Thôi ta vào đi, uống ly trà mình bàn tiếp. Tư Quang nói.
Trước tiên, là anh chúc mừng em vừa hoàn thành Nghĩa vụ quân sự, sau là anh em mình còn được hội ngộ nầy. Mấy hôm trước về chắc mệt lắm hã? Dạ, cũng quen rồi Trưởng phòng. Khỏi dài dòng, anh sẽ nói ngay. Rằng anh cần em. Dạ cần chi Trưởng phòng cứ nói đi? Ở Đây em gọi anh là anh được rồi, khỏi Trưởng nầy, trưởng nọ gì hết, khách sáo lắm. Khi nào có người thứ ba thì hãy gọi. Dạ, cám ơn anh, em hiểu.
 
     Như em biết, anh đang làm Trưởng phòng đặt trách về Kinh tế, anh muốn có em với tư cách là cố vấn, nhằm mục đích nghĩ ra những điều hây, lạ cho Huyện ta khác hẵn ra hay nói cách khác là làm giàu lên như, hoặc hơn các Huyện khác. Đó là nguyện vọng của Huyện ủy mà người làm nên việc ấy chính là anh em mình. Em nghĩ sao? Anh sẽ dành cho em một tuần suy nghĩ rồi hãy trả lời. Thú thật với em, anh về đây gần sáu tháng nay cũng chưa nắm rõ hoàn toàn, nay lại gặp em, anh mừng lắm. Hy vọng hai anh em mình sẽ hợp tác làm một cái gì khác hơn như hồi còn ở dưới Xã.
    
     Thưa anh, Em thì chẳng qua lớp Kinh tế nào, làm sao giúp anh được. Dưới Xã phạm vi nhỏ, hơn nữa việc ấy là ước mơ nên rất dễ thành công. Còn đàng nầy cả Huyện em e…….!
   
      Tư Quang thấy nó lừng khừng, nửa thịt, nửa mỡ nên tấn công. Đừng ngại Nhân, cứ làm, có gì thì mọi trách nhiệm sẽ về anh, nhưng anh tin với con người và trình độ như em không bao giờ xảy ra rủi ro. Ngày xưa Nhân mạnh lắm mà, sao bây giờ ngập ngừng thế. Thưa anh, việc Đại sự, ta phải thận trọng chớ anh.
 
       Đối qua, đáp lại mất cả giờ đồng hồ, nó cáo biệt về. Tư Quang tiễn và chờ nó trả lời.
Về nhà nó không còn cách nào hơn là tìm lại bốn ông bạn già cũ và kể những lời Tư Quang muốn. Các ông không ủng hộ ngay, ngồi vuốt râu, uống trà một hồi, rồi nói. Công việc cả một Huyện rất nặng nề chớ không phải giỡn. Nhưng cháu cứ nhận đi, tới đâu ta giải quyết tới đó. Hơn nữa cháu chỉ là cố vấn, chớ cháu đâu phải là người chịu trách nhiệm như ở Trung tâm ngày trước.
 
       Thưa các bác, nói thì nói vậy, cháu thừa hiểu lão Tư Quang nầy quá, ông ta muốn bán cái cho cháu một phần, ngoài ra không có tư vấn, tư vế gì hết.
 
       Thôi thì tùy cháu, nhắm làm được thì làm, còn không thì từ chối ngay, để người ta còn tìm người khác, nhưng các bác thấy đây là cơ hội đến với cháu. Cháu thấy, biết bao nhiêu thanh niên làng mình, lắm người muốn như cháu, nhưng có ai được đâu. Muốn xin làm cái gì, người ta chỉ nhìn vào Lý lịch và từ chối ngay, chứ đừng nói đem xe vào nhà mời ra Huyện. Còn lâu, mà ngược lại cháu được người ta ưu đãi như thế thì quá tốt. Nó ngồi chẳng nói một tiếng và dường như thấy mấy ông bạn già nói đúng.
   
   Về đến nhà mẹ nó bật hỏi? Nhận làm chánh quyền rồi phải không. Nó bực mình và bảo, sao mẹ nói vậy, đâu có, ngày mai con sẽ xuống Trung lương hỏi xem họ còn chỗ trống nào không ,con sẽ xin làm tiếp như những ngày trước. Mẹ nó nhẹ giọng, thôi tắm rửa nghỉ ngơi rồi mai đi hỏi thử xem. Dạ cám ơn mẹ.
  
   Sáng thứ hai bảy giờ, nó đạp xe đạp xuống Trung lương để gặp Giám đốc Xí nghiệp, đến nơi, còn mười lăm phút nữa mới tám giờ, nó xề qua quán Cà- Phê, uống Cà- Phê chờ đúng giờ thì hãy vào. Nghe ba điều, bốn chuyện xung quanh, thì rõ ra Xí nghiệp may ngày xưa đã dẹp tiệm rồi và được thay thế bằng Xí nghiệp chế biến túi xách Ny-lon. Nghe người ta kể, nó vỡ mộng và đành quay xe về trong thểu não và thất vọng. Nó tự hỏi? Nếu muốn xin vào Xí nghiệp Mũ nầy thì phải bắt đầu làm đơn trở lại và chờ duyệt xét nữa, mất thời gian thật. Trên đường về nó suy nghĩ mãi, chẵng lẽ lại đầu quân cho Tư Quang một lần nữa hay sao.
   
   Trưa nắng bước vào nhà, mồ hôi mẹ, mồ hôi con nhễ nhại, mệt đừ. Mẹ nó hỏi? Xin được không con. Xí nghiệp dẹp lâu rồi còn đâu nữa mà xin mẹ. Thật vậy sao? Dạ thật đấy mẹ, con rầu nhức óc, nhức xương đây.
     Còn hai ngày nữa là phải trả lời cho Tư Quang là làm với ông ta hay không làm, nó trăn trở suốt đêm. Cuối cùng nó quyết định nhận lời, mặc dù nó biết mẹ nó sẽ phản ứng, nhưng vì cuộc sống hiện tại, nếu không có việc gì làm thì cũng rất khó khăn cho một quân nhân vừa giải ngũ. Nó suy nghĩ, mấy ông bạn già nói đúng, thôi cứ nhận, tới đâu thì tới. Cơ quan có cả trăm người chứ đâu phải một mình mình đâu mà sợ.
  
     Ngày thứ sáu, là ngày cuối, dù muốn, dù không nó phải gặp Tư Quang để trả lời. Dựng chiếc xe đạp trước cổng UBND Huyện, xin phép bảo vệ vào gặp Tư Quang, Tư Quang ra đón vào, nhìn gương mặt nó không vui, Tư Quang hỏi? Có chuyện gì phải không Nhân. Dạ thưa không có gì đâu anh. Tư Quang chơi đoàn tâm lý, dụ ngọt, khơi đủ chuyện, không đề cập đến chuyện làm việc. Tư Quang đùa, thời gian đi Nghĩa vụ có lọt mắt ai chưa? Nó bảo, chưa anh Tư, ở bên Cam- Pu- Chia chỉ biết đánh đấm với Pôn pốt, hết nhiệm kỳ rồi về chớ có đi đâu, và ngắm ai đâu anh. Mà thú thật em cũng chưa nghĩ đến việc ấy, còn trẻ mà từ từ.
-  Như vậy là không có kỷ niệm gì hết.
* Kỷ niệm thì có nhiều, chỉ không có người yêu thôi.
-  Kể cho anh nghe xem nào.
* Có một lần, đơn vị đóng quân gần chợ. Thủ trưởng em thèm bánh mì thịt, ông đưa tiền bảo em đi mua hai ổ, em một ổ, Thủ trưởng một ổ, mua xong, trả tiền ông Miên biết nói tiếng Việt chút chút “Chúc em ăn ngon” Em lẽ ra phải nói cám ơn, đàng nầy em quên, em chúc bác cũng ăn ngon nhé. Ngỡ ổng vui lòng, ai ngờ ! Ông ta xoay ngang mắng em một trận.
-Tại sao?
*Ổng bảo, em trù ổng bán ế, mang về nhà ăn hết, sao mà chúc ăn ngon. Mấy ông Miên dữ thật, um xùm, em tìm cách phân bua, nhưng ông ta chẳng thèm nghe và mắng bằng tiếng Miên, em hoãn hồn cầm hai ổ bánh mì đi một hơi về đơn vị. Về đến nhà Thủ trưởng hỏi làm gì hoãn hốt vậy Nhân? Em bảo, bị mắng Thủ trưởng ơi. Thủ trưởng bảo, lính như cậu chết rồi Nhân, dạ thưa Thủ trưởng giặc đánh rầm rầm em không sợ, mà người đời cằn nhằn , mắng nhiếc em xin chịu thua. Thôi ăn đi Nhân. Dạ.
-Thế là như vậy, chuyện đời nhiều lúc cũng là câu chuyện vui, kỷ niệm.
*Còn anh mấy năm nay thế nào?
-Thì em cũng thấy, nhờ phấn đấu, tích cực trong đó có phần đóng góp của em nên kỳ Đại hội vừa qua, người ta bầu anh vào chức vụ nầy đây và tương lai phải nặng nề hơn đó Nhân.
*Em chúc mừng anh.
-Chẳng những chúc mừng mà chú mầy phải kề vai anh nữa. Nhân nầy, ráng cố gắng, cho tương lai tươi sáng lên em, Xã hội đang cần những người như em, các anh thì chừng mười năm nữa là về hưu cả rồi, em hiểu chứ.
*Dạ.
-Sao, hôm nay ra trả lời với anh là bằng lòng làm việc với anh phải không?
*Dạ, em bằng lòng và thưa anh bao giờ mới bắt đầu.
-Còn mười ngày nữa là hết tháng, em về nghỉ đi, đầu tháng ra là chính thức làm việc ngay, mọi Văn bản, quyết định anh sẽ trình lên Chủ tịch Huyện trước khi em nhận việc.
*Cám ơn anh quan tâm, em xin phép ra về.
-Chào em.
  
   Trên đường về nó phân vân hai vấn đề lớn, một là có nên nói cho mẹ mình hay ngay, hai là nghĩ ra kế hoặch gì đây để giúp Tư Quang. Việc mẹ thì bao giờ cho hay cũng được, nhưng việc Tư Quang là khi nhận việc là phải có ngay, bằng không ông cười mình thì chết mất.
  
   Cả chục ngày nay, nó chẳng thèm đi đâu hết, cứ ngồi nhà nghiên cứu và rút ra một phương án, đó là nuôi cá Basa. Ý tưởng nầy có được là nhờ thời gian nó đi lính bên Miên, nó nhìn thấy họ nuôi rất nhiều. Họ có đủ hết, từ con Cá giống lẫn con cá thịt. Cộng thêm khẩu vị là dân ta rất thích ăn loại cá nầy, nếu nuôi được ta sẽ bán cho toàn Huyện và lần lần nhân rộng ra. Hơn nữa Huyện ta nằm sát sông lớn, nguồn nước ngọt dồi dào, ra vào quanh năm, suốt tháng rất thuận lợi và một lợi nhuận khác nữa là đường giao thông bằng đường thủy rất tiện lợi vô cùng. Ý tưởng thì khá đẹp mắt, nhưng dân còn nghèo quá, lấy đâu ra vốn đầu tư và xây dựng nhà máy chế biến. Khi đưa phương án ra, không biết Tư Quang có chịu không? Nhưng không sao, dù chịu hay không chịu thì mình cũng đã có phương án rõ ràng, không có gì phải sợ người khác chê bất tài.
 
    Không ngờ ! Mọi chuyện lại khác, ngày đầu vào làm việc. Lẽ ra nó phải có một phòng riêng, nhưng Tư Quang không chịu, bắt nó ngồi chung phòng với ông. Tư Quang nói, công việc thì nhiều, chạy tới chạy lui gọi em mệt lắm, ngồi chung với anh, ta bàn cho lẹ. Nó cũng hơi bực mình vì kề cận một Thủ trưởng khó lòng lắm. Nhưng ông muốn thì biết làm sao bây giờ.
  
    Hơn mười ngày làm việc, nó chẳng nghe Tư Quang đá động vì đến công việc. Nó tự hỏi? Ổng mướn mình ra đây uống Trà à, vô lý, nhưng không dám hỏi. Ý Tư Quang là để cho nó làm quen công việc hành chánh và tinh thần ổn định rồi hãy bàn tiếp, còn vào việc sớm quá e nó chao động tinh thần. Tư Quang là cốt Công an, từng là phó phòng Công an huyện trước khi làm chủ tịch Xã, ông ta rất rành rỗi tâm lý.
  
   Nó cứ chờ- và cứ chờ, xem Tư Quang sẽ nói điều gì. Một hôm Tư Quang cho đệ tử nấu bình Trà ngon, phục vụ riêng cho hai người. Tư Quang không hỏi em có kế hoạch gì chưa, mà ngược lại Tư Quang đưa ra kế hoạch trước. Nhân nầy, Huyện ủy vừa họp xong hai tuần nay là muốn bốn xã trong Huyện ta phải tập trung các người buôn bán lẻ tẻ tụ hợp lại thành một khu buôn bán riêng biệt hay nói cách khác là khu thương mại tập trung trong năm nay. Vấn đề nầy anh suy nghĩ cả tuần nay chỉ tạm tạm thôi, chứ chưa có kết quả hẳn hoi. Theo em ta phải làm thế nào cho có hiệu quả đây. Thật sự thì muốn gôm dân về một chỗ rất khó đó Nhân, họ quen cái kiểu xưa nay rồi.
-    Anh nói đúng, cũng khó, nhưng không sao, anh để em về Xã mình vài ngày thăm dò lòng dân thế nào và sẽ báo cáo anh sau.
*    Em muốn lấy Xã mình làm thí điểm à.
-    Vâng, anh cho em hỏi?
*    Hỏi đi.
-    Khi tập trung họ lại, anh có định xây chợ không và bắt họ đóng tiền thế chân không?
*    Xây chợ là đương nhiên, còn đóng tiền chắc không tránh khỏi.
-    Theo em, ta không nên đóng tiền thế chân, mà chỉ thâu tiền chỗ hàng ngày hoặc hàng tháng là đủ và từ từ sẽ thâu hồi vốn lại, thì sự tập trung khu thương mại sẽ tồn tại lâu dài. Đây là kinh nghiệm được rút ra trong thời gian em làm Xí nghiệp may mặc tại Trung lương, họ đã làm như anh, hầu thu lại nguồn vốn một cách mau lẹ. Nhưng cuối cùng thất bại, người bán chẳng có, cái chợ cỏ mọc tới đầu, nhà nước bị mất vốn, dân trở về cảnh buôn bán ven đường trở lại.
*    Ý anh thì cũng giống như em, nhưng đây là ý của cấp trên.
-     Anh nói vậy thì em chịu, như anh biết, đất nước vừa mở cửa, dân mình còn nghèo lắm, không đủ vốn buôn bán, lấy đâu ra thế chân nầy, thế chân nọ.
*    Em nói cũng đúng, thôi để anh đem vấn đề nầy bàn tiếp vào cuộc họp tới. Hôm nay ta tạm dừng ở đây nhé và em sắp xếp về Xã mình vài hôm xem sao, rồi báo cáo anh.
- Dạ.
   
    Nói thì nói vậy, Huyện đã giao hết cho Tư Quang quyết định, tại ông ta muốn thu hồi vốn ngay để còn lo chuyện khác, còn thâu dai dẳng từ đồng, từ cắt như thế nầy ông sợ những kế hoạch khác tiếp theo không đủ chi phí. Ngoài ra không còn cuộc họp nào bàn về vấn đề nầy nữa.
    Sau hai ngày về Xã đi tiếp xúc với dân, tất cả dường như đồng ý, còn đóng tiền chỗ thế chân là họ không chấp nhận. Những phản hồi nầy giống hệt như ý kiến nó mấy ngày qua. Vừa đi thăm dò dân, nó vừa suy nghĩ. Tại sao không tìm cái gì khác như sản xuất ra của cải vật chất, người dân sẽ có công ăn việc làm, có lẽ mau khấm khá hơn, đàng nầy gôm lại làm cái chợ. Sở phí bỏ ra thì cũng giống nhau, thâu hồi lại lẹ, vả lại, không phiền phức tới dân rất nhiều. Việc tập trung làm chợ là điều không tránh khỏi, nhưng phải chờ khi nền kinh tế thật sự phát triển, ai cũng giàu lên, có tiền, chừng ấy ta nói cái gì cũng dễ hơn, còn bây giờ họ chỉ có võn vẹn thế thôi, mà bắt họ đóng thế chân thật là một vấn đề.
 
   Hôm thứ hai trở về Công sở ủy ban, Tư Quang hỏi?
*Công việc có khả quan không Nhân, nó nói.
- Trình anh, công việc rất khả quan, nhưng đều giống theo ý em, anh nghĩ sao?
*Tư Quang đứng tha tha càm một hồi, trả lời. Anh chìu em, ta làm thử ở Xã mình trước xem sao, nếu được, ta cho tiến hành những Xã khác.
-Còn ngân qủy anh có chưa?
*Có rồi, em tiến hành đi. Anh giao toàn quyền cho em, khi gặp khó khăn báo cáo anh ngay.
  
   Chiều trên đường tan sở về, nó ghé qua mấy ông bạn già một lúc, uống trà và bàn bạc. Mấy ông bạn không cản, cứ thôi thúc nó làm. Nó nói, bây giờ phải làm thôi Tư Quang đã giao hết cho cháu quyết định. Các bác thấy chưa, hồi đầu cháu đã nói rồi, ông ta sẽ bán cái cho cháu tất cả.
     Các ông bảo, cháu có tài người ta mới giao, phải hãnh diện chớ.
Cháu biết, nhưng đụng chạm tới tiền dân mệt lắm bác ơi, nhưng cháu hứa với các bác là cháu sẽ thực hành tốt.
     Các bác lúc nào cũng tin tưởng ở cháu.

   Một tuần sau, nó gọi Thầu và đại diện Xã đến khoảng trống sân Vận động cũ bỏ hoang nhiều năm, nghiên cứu địa hình. Hai bên điều đình và đi đến thỏa thuận. Mọi chi phí xây cất chợ đều do UBND Huyện chi trả và lợi nhuận cũng do UBND Huyện thâu, khi nào số thu hoàn trả lại lại cho Huyện đủ, chợ sẽ thuộc về Xã và Xã sẽ quản lý.
    
   Trong thời gian cho xây chợ, nó hợp tác với Xã gởi thông tư đến từng cửa hàng bán lẻ và vận động bà con đăng ký để tiện sắp chỗ. Nó và Xã quy hoạch từng khu vực, và phân chia rõ ràng. Đúng một tháng, bà con đăng ký xem như hoàn tất và chỉ còn chờ hai tháng nữa là chợ sẽ xây xong và mọi người có thể dọn đến nơi đó bán được.
   
   Ngày khai trương chợ, nó mời Tư Quang, Chủ tịch Xã và một số Thân hào; Nhân sĩ trong Xã đến tham dự. Buổi chợ đầu tiên thật linh đình, rất nhiều người đến tham quan và mua sắm. Tư Quang nói.
-    Anh không ngờ Nhân giỏi thật và anh cũng giỏi luôn vì anh chọn người rất đúng . Đó là em.
*    Cảm ơn anh quá khen, thú thật em chẳng tài cáng gì, nhưng việc anh nhờ thì phải làm. Hơn nữa Xã mình họ cũng hiểu và ủng hộ em nên thành công thế thôi. Còn việc nơi mơi đi Xã khác không biết sẽ như thế nào.
-    Chẳng có gì phải lo, anh tin họ sẽ làm theo thôi, vì đây là quyền lợi chung.
*    Em cũng nghĩ thế, nhưng mỗi nơi mỗi khác, ta có nên vận động họ trước không anh?
-    Chắc chắn cũng phải làm thế, nhưng anh dặn, phải nói mỗi Xã gởi thông tư đến dân trước, xem sự phản hồi của họ như thế nào.
*    Dạ, để em xuống các Xã hỏi thăm dò và bàn bạc Ủy ban rồi báo anh sau.
    Sau khi dự án xây chợ ở Xã nhà thành công, bây giờ còn lại ba Xã, nó dự định xuống mỗi Xã là một tháng để làm việc. Lấy kinh nghiệm ở Xã nhà, nó làm y trang và cuối cùng mỗi Xã đều có một cái chợ tập trung gần mấy trăm gian hàng thật ngăn nắp và trật tự.
   Một hôm Tư Quang hỏi nó?
-    Nhân, theo kế hoạch xây chợ, thì trong năm nay mình đã hoàn tất, vấn đề nầy mình đã đạt yêu cầu cấp trên giao, không cần gì phải lo nữa. Nhưng một điều anh muốn nói với em là Huyện đã bỏ ra quá nhiều Ngân phí, mà bây giờ thâu vào kiểu nầy không biết có bị phê bình không nữa?
*    Anh Tư, trước khi làm việc nầy chúng ta đã bàn bạc và nhất trí rồi thì mới làm, bây giờ anh nói thế, em chỉ biết thở ra thôi anh Tư. Nhưng em nghĩ thà bị phê bình về mặt thâu phí chậm, còn hơn bị khiển trách dự án không đạt yêu cầu trong năm nay là còn chết nữa. Anh cứ trình bày vấn đề cụ thể cũng như nêu rõ những khó khăn của dân trước Huyện ủy, em nghĩ họ sẽ đồng tình với anh thôi. Vì đây là lợi ích chung chớ có gì đâu mà anh ngại.

   Kỳ họp tổng kết cuối năm Tư Quang đưa vấn đề nầy trước Huyện ủy, hồi đầu Tư Quang lo âu, sợ bị khiển trách. Nhưng ai ngờ ! Cả hội đồng đều tán thành, vả lại còn khen ngợi Tư Quang. Tan họp Tư Quang về nói với nó.
-Nhân nầy, thành công rồi em ơi, hôm nay họp, họ khen mình quá trời và họ bảo chẳng những vừa có chợ, vừa trật tự, vừa kiểm soát được thuế, vừa an toàn giao thông. Ôi ! Họ khen anh vô số kể và anh cũng có trình bày trước Huyện ủy công việc nầy có công em rất nhiều, họ hỏi ai? Anh bảo đây là một quân nhân, Đảng viên vừa hết hạng Nghĩa vụ quân sự và là cựu Trưởng ban bảo vệ môi trường của tôi ngày xưa. Họ hứa họ sẽ khen thưởng hai anh em mình trong nay mai. Em thấy vui không?
*Nếu như anh vừa trình bày, thì quả là tuyệt.
-Thật đó Nhân, chiều nay anh em mình ra quán Bình dân gần bến xe, anh đãi em một chầu.
Dạ.
   
  Vừa ăn Tết xong, ngày mùng bảy nó vào Cơ quan làm việc trở lại. Tư Quang hỏi thăm ba điều bốn chuyện rồi nói.
-    Nhân, anh vừa họp Huyện ủy hôm qua, lẽ ra anh em mình còn phải làm việc ở phòng Kinh tế nầy lâu lắm. Nhưng tình hình trật tự trị an, tệ trạng xã hội Huyện càng ngày, càng xấu đi ví dụ như: Nạn Xì ke, Ma túy, Mại dăm đang hoành hành ở các xã ven thành phố, Huyện sợ sẽ đưa đến tình trạng cướp bốc, giang hồ lan rộng và đang có chỉ tiêu diệt những món nầy, nhằm bảo đảm an ninh cho toàn dân trong Huyện. Và, Huyện ủy quyết định chuyển anh về làm Trưởng phòng Công an Huyện vào một tháng ba nầy thay thế Trưởng Công an Huyện cũ về hưu hồi đầu năm nay. Hồi đầu họ định đưa phó phòng lên thay, nhưng không biết giờ chót họ đưa anh sang. Anh nói để em rõ và chuẩn bị tinh thần. Việc nầy không sao, ở đâu ta cũng đều công tác cả. Hơn nữa ngày xưa trước khi làm Chủ tịch Xã, anh đã từng là Thiếu tá phó phòng ở đó rồi.
*    Thưa anh, nếu anh sang Công an, chắc em làm đơn xin nghỉ, làm với người khác không          biết họ có tin tưởng hay hài lòng như anh không.
-    Bây giờ thì chưa nói, khi nào anh chính thức sang bên ấy, anh sẽ đem em theo, đừng lo.
*    Như vậy em sẽ trở thành Công an sao?
-    Đúng vậy.
*    Đừng đùa anh Tư, em mà biết gì về Công an mà làm Công an.
-    Thì trước tiên không biết, rồi sẽ biết, anh dạy em, có khó gì đâu.
*    Đồng nghiệp cười, thôi anh để em về làm dân anh ơi.
-    Thằng nào dám cười em, anh là Trưởng phòng, Huyện ủy viên. Bố thằng nào dám cười, yên tâm đi.
 
     Chiều tan sở trên đường về, nó nhìn xung quanh toàn là bông giấy, thơm phức một trời, nó dừng xe đạp lại, ngắm một hồi rồi tự hỏi? Phải dè hồi ấy đừng từ chối Trưởng ban bảo vệ môi trường, cứ làm tiếp tục, thì đâu có đi Nghĩa vụ và còn gắn bó với cây hoa giấy mãi mãi. Đàng nầy, bây giờ phải xoay ở góc độ khác mà mình không bao giờ thích. Thật đời cái gì cũng không tính trước được.

    


Chương 5

Kẻ thù của loài Kiến trắng


    Đúng ngày một tháng ba, Tư Quang chính thức được Chủ tịch UBND Huyện thăng chức Trung tá và sang lãnh đạo phòng Công an Huyện, về phòng Công an được một tháng Tư Quang đề nghị Huyện cho nó theo sang và được chuyển ngành từ Thượng sĩ quân đội trở thành Thượng sĩ Công an nhân dân.

        Hàng ngày mặc bộ đồ vàng Công an đi đi, về về qua mấy ngõ, nó ngượng vô cùng. Từ lúc nó làm Trưởng ban Môi trường, rồi làm Xí nghiệp may mặc và cả phòng Kinh tế ai ai gặp nó cũng chận lại hỏi han, còn bây giờ làm Công an chẳng ai thèm hỏi hoặc không dám hỏi nó nữa. Nhiều lúc nó cũng buồn và muốn xin nghỉ việc, nhưng vì nghĩ tình Tư Quang quá thương nó, hơn nữa đã lỡ bị ghét rồi, bây giờ có cởi bộ đồ Công an ra họ cũng ghét và còn bị gán cho cái tội ăn hố lộ nên bị sa thải. Nên nó đành và cam nhận tất cả.

        Khi vừa về Phòng Công an làm việc chưa bao lâu là Tư Quang làm hồ sơ gởi nó đi học khóa Sĩ quan Cảnh sát Đặc biệt tại Thủ Đức một năm ngay. Mục đích của Tư Quang là cho nó có chút ít kiến thức nghiệp vụ và là một Sĩ quan để dễ làm việc.

         Trong thời gian nó đi học, Tư Quang mở hết chiến dịch nầy, đến chiến dịch khác, nhằm truy lùng bắt hết bọn đầu não đang bán thuốc phiện trái phép trên địa bàng Huyện. Tư Quang ra lệnh cho các Sĩ quan đầu ngành thanh toán những tổ ụ đáng khả nghi. Kế hoạch của Tư Quang rất hay, chỉ trong vòng sáu tháng hiện lên một kết quả rõ rệt. Nhưng rồi con Kiến chúa nầy sa bẫy, thì lại có Kiến chúa khác xuất đầu lộ diện, nó như bóng ma hay những rễ cỏ chỉ cứ nhổ rồi mọc, mọc rồi nhổ. Hao tốn công sức, thời gian vô cùng. Giang hồ cũng thế, gần một năm mà Tư Quang chỉ diệt được những cô gái Mại dăm một cách sạch sẽ còn hai vấn đề trên thuộc dạng cầm chừng. Qua một năm công tác, nhiều lần họp Huyện ủy Tư Quang gặp rắc rối, khó ăn, khó nói với cấp trên. Nhiều lúc Tư Quang ngồi suy nghĩ, phải chi những lúc nầy có thằng Nhân ở nhà thì đỡ biết mấy.

  

     Buồn ngủ gặp chiếu manh, Trưa trời tháng tư oi bức, Tư Quang đang mặc chiếc áo thung ba lỗ, miệng ngậm cây tâm đang cậm cụi mấy hồ sơ phá án. Nó bước vào, chào anh Tư, em vừa mảng khóa về trình diện anh ngay. Trên vai mang quân hàm Thiếu úy rất oai vệ, đứng chào Thủ trưởng đúng cung cách nhà binh đàng hoàng.

-Tư Quang thấy nó mừng quá chạy ôm chầm chập, về nhà chưa?

*Chưa anh Tư, trình diện anh trước và về thăm bà ngay.

-Ừ, uống với anh tách Trà đi, rồi về thăm bà, chắc bà trông em lắm, thỉnh thoảng anh hay ghé thăm bà, bà vẫn khỏe.

*Cám ơn anh Tư.

-Cha chả, thành Thiếu úy trong đẹp trai quá ta. Anh trông em về, còn hơn lúa trông nước đó Nhân.

*Em có thua gì anh đâu.

-Thôi về đi em, nghỉ vài ngày hãy ra, cho anh gởi lời thăm bà.

*Chào anh, mai em ra.

   

    Vừa bước vô nhà, má nó mừng khóc ùa. Mầy đi cả năm trời tao nhớ mầy quá trời Nhân, mầy ác vừa vừa vậy Nhân. Khi không đi Công an làm cái gì cho xa nhà, xa cửa vậy con.

-Thì con về rồi đây, đâu có đi đâu nữa đâu, mẹ an tâm đi.

*Thiệt hã con?

-Thiệt chớ mẹ .

*Vậy thì mẹ mừng.

-Thôi tắm rửa, ăn cơm đi con.

*Dạ, mẹ để con.

   

    Sáng hôm sao nó mặc bộ đồ Sơ mi ra phòng Công an. Tư Quang hỏi? Sao ăn mặc thế nầy.

Nó bảo, cho mẹ em bớt giận một chút, khi làm việc chính thức lại, em sẽ ăn mặc đàng hoàng. Mẹ em không muốn em đi lính nữa.

* Anh hiểu, ngồi đi em.

-Dạ, hôm qua mừng quá, quên hỏi, anh ở nhà có khỏe không, chắc bận bịu lắm hã?

*Ôi ! Rối nhăn em ơi, hy vọng em về phụ anh một tay. Các đồng chí Đội trưởng ở đây làm việc rất tích cực, nhưng rồi công cốc.

-Tại sao?

*Tại sao cái gì, bọn đầu chốt Ma túy nầy ranh ma lắm. Bắt được thằng nầy, vài hôm lại có thằng khác lú ra, thật là tai hại. Còn người hút sách bây giờ lại lan rộng ra rất nhiều. Một danh sách các xã trình báo kìa, gần mấy trăm thằng. Ngoài ra còn một số đang tình nghi, em thấy ghê gớm chưa. Giang hồ cũng thế, đánh lộn, chém nhau, đòi nợ mướn, bảo kê. Nếu ta không ngăn chận kịp thời, nay mai chúng sẽ thừa cơ hội dùng vũ khí nóng nữa là khác. Bởi thế nhiều lúc anh phải làm việc tới một hai giờ khuya mới về đến nhà.

-Tình hình căng thế sao anh?

*Đúng vậy. Huyện ủy sợ tay phó phòng nầy không kham , nên mới điều anh về đây, còn không ta vẫn ở phòng Kinh tế chớ về đây làm gì. Đâu em nghĩ vài hôm rồi tìm cách phụ anh.

-Dạ, em hiểu.

  

    Ba ngày nghỉ phép, dưỡng sức trước khi vào công việc, nó chẳng đi đâu hết, chỉ ở nhà tiếp vài người bạn thân tính. Nói ba ngày nghỉ cho khỏe, nhưng trông thâm tâm nó còn mệt hơn gấp trăm lần. Tâm trí nó cứ nghĩ chuyện nầy, chuyện nọ mà không cười nổi. Khó khăn nào rồi cũng tìm ra được phương án, mặc dù phương án hay hay dở mà thôi.

   

    Hết phép nó đi làm việc trở lại. Thông thường một Sĩ quan vừa ra trường, thường hay nhận những chức phó để rút kinh nghiệm công tác. Nhưng nó thì khác Tư Quang cho đệ tử lập một bàn riêng đầy đủ dụng cụ ngồi chung với ông ta cho dễ làm việc. Nhiều lúc phó phòng và các trưởng đội cũng hơi ghen và không mấy hài lòng, nhưng Tư Quang mặc kệ, miễn công việc trôi chảy là được, không phân biệt gì cả. Tư Quang hỏi? Nhân có phương án nào chưa? Nó nói, phương án thì có rất nhiều, nhưng còn hiệu quả thì chưa biết. Tư Quang hỏi tiếp? Phương án gì em kể anh nghe nào. Thưa anh.

-          Theo kinh nghiệm mấy thằng bạn học cùng khóa kể và của mấy ông thầy như sau: Ta đừng thèm bắt mấy thằng đầu sỏ, bán sỉ, phân phối và cứ để cho tụi nó tự do hành nghề. Xem như anh em Công an mình không hay biết gì đến tụi nó hết. Thậm chí khi bắt quả tang ta vẫn làm ngơ cho chúng hoành hành. Tóm lại xem như ta bất lực với chúng.

*    Sao phương án gì kỳ thế Nhân, bộ em muốn anh em mình đi về vườn à và vào tù thế tụi       nó sao.

-          Thưa anh, em chưa nói hết vấn đề, em bây giờ là Thiếu úy Công an chớ đâu phải Thượng sĩ Trinh sát ngày xưa mà không hiểu về Giang hồ, Ma túy.

*    Vậy theo em mình phải làm như thế nào. Em lòng vòng quá.

-          Anh có thể cho em xem danh sách mấy thằng nghiện ở các Xã được không ?.

*    Chi vậy?

-          Anh cho mời những thằng nầy tập trung lại hết, Xã nào, theo xã nấy. Lấy lý do có Bác sĩ đến xét nghiệm và giúp đỡ những người bị nghiện phục hồi dần. Như anh biết, một khi đã nghiện rồi là khỏi phục hồi, hôm nay phục hồi, ngày mai sẽ nghiện trở lại. Anh tin em đi. Cờ bạc, Rượu chè, Mại dăm còn bỏ được, còn thứ nầy không bao giờ. Họ chỉ chơi và chơi tới cùng đến khi nào chết thì thôi.

*    Em nói đúng.

-          Còn nữa, khi gọi tập trung nếu ai không đến ta sẽ tiến hành bắt và cho Cải tạo. Đặc biệt không mời và bắt những người bán lớn như em vừa nói với anh, kế đến thời gian tập trung xét nghiệm, gia đình không được tới thăm và chỉ gởi tiền ăn vào và nhà nước nấu cơm giùm cho, hay nói cách khác ta tách rời họ khỏi xã hội mà không mang tiếng. Ai chống lại nhốt ngay. Thời gian tập trung càng lâu càng tốt, số tiền chi phí cho những chiến dịch ta lấy bồi dưỡng cho họ, để họ khỏi phẫn nộ.

*    Có cần Bác sĩ đến không?

-          Không.

*    Rồi sao nữa?

-          Cứ để vậy, cho Công an canh chừng. Trong thời gian nầy, nếu có lọt một thẻ trắng vào trại tập trung, Đồng chí Công an canh trực hoàn toàn chịu trách nhiệm.

*    Sẽ được kết quả gì?

-          Rất lớn, anh biết, chỉ một ngày bọn bán sỉ không bán được thuốc cho ba trăm thằng hút nầy, thì chúng sẽ như thế nào chưa, thất thoát, không lợi nhuận, tiền mua gối đầu không có trả và kéo theo- kéo theo nhau đến tận gốc, gây mâu thuẫn chúng sẽ chém giết lẫn nhau, tiêu diệt lẫn nhau. Công an chỉ đứng nhìn, ngồi hút thuốc, khỏi nguy hiểm. Tình trạng ăn cướp, cắp giặc để có tiền chích hút sẽ không còn nữa. Đàn em giang hồ là ai. Tất cả là những thằng bị nghiện, chúng đang ngồi trong trại tập trung của mình nè. Thưa anh, ở đây em chỉ mới nói có một ngày thôi, còn nếu, anh Tư giữ được chúng nó được ba chục ngày là những con Kiến chúa đói ra ma luôn, Kiến phụ đâu có mang tiền về mà sống. Khi tập trung xong ba chục ngày, ba chục ngày không có thuốc là ba chục ngày anh đã cải tạo gián tiếp chúng rồi đó. Khi thấy thằng nào tốt, ta cho về thăm nhà và bắt ký cam kết, nếu trong thời gian về nhà còn tái phạm ta cho đi cải tạo ngay. Và, nhớ không cho về một lần, mà chỉ cho về nhỏ giọt, thời gian mỗi lần về chỉ một ngày rồi bắt vô lại. Tôi hứa với anh, chúng không trở tay kịp và nếu có bán thì chẳng ăn thua gì.

-          Cách thứ hai, khi thả một con nghiện về nhà, ta cho Công an theo dõi trong ngày đó, nếu có dấu hiệu ta chụp luôn con Kiến mẹ, đây là cơ hội dễ chụp nhất. Còn mở chiến dịch truy lùng chúng sẽ cao bay, chạy mất.

*    Còn gì nữa không Nhân?

-          Bước đầu vậy đi, bao nhiêu đó anh em ta cũng mệt chết rồi, nếu không kết quả ta sẽ tính tiếp.

  

    Nó vừa nói xong, tuy chưa thực hiện, Tư Quang vỗ trán, mang lon Trung tá mà không nghĩ nổi bằng thằng Thiếu úy mới ra trường và tự hào rằng, mình không lầm khi đã chọn Nhân.

 

    Sau cuộc bàn bạc ấy, Tư Quang họp Ban Lãnh đạo, phân công tác và giao cho Phó phòng làm trưởng ban bài trừ tệ trạng xã hội. Tư Quang và nó đứng ngoài lề làm cố vấn.

   

   Đúng như kế hoạch của nó, chỉ sáu tháng sau thôi, tình hình Huyện trở nên êm ả, bình an không còn cảnh cướp giật như trước, đám giang hồ không còn đệ tử phù phò, mất chỗ đứng nên dời đi nơi khác làm ăn. Thậm chí nhiều gia đình có con em đang nằm trong trại tập trung đến cám ơn phòng Công an.

  

   Đứng nhìn thấy họ đến, nó khép mình vào một góc, khoanh tay, suy nghĩ, thế ra mình cũng hơi ác, nhưng thà còn hơn, gì mình đã cứu giúp được hàng ngàn người đang khổ sở và quằn quại.

 

    Sau khi quét sạch đám tệ trạng xã hội. Tư Quang thay mặt phòng Công an đề nghị nó lên Trung úy và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 


Chương 6

Không ngờ !

    Rẩm rẩm mà nó đã theo chân Tư Quang thắm thoát đã tám năm rồi. Tư Quang chỉ còn vài tháng nữa là về hưu. Nó năm nay vừa tròn ba mươi mốt tuổi, lập gia đình và có hai đứa con.

     Khi Tư Quang vừa rời khỏi phòng Công an, thì nó cũng đã là một Đại úy và được nắm giữ chức trưởng Đội Bảo vệ Kinh tế. Bây giờ dưới tay nó cả chục nhân viên toàn Sĩ quan và Hạ sĩ quan. Đội của nó có nhiệm vụ Kiểm soát những hàng lậu thuế, đầu cơ tích trử làm lũng đoạn thị trường.

     Trước khi nhận nhiệm vụ mới, có nhiều lần nó muốn đệ đơn đến Thủ trưởng Cơ quan xin nghỉ việc. Vì nó nghĩ, thời gian phụ giúp Tư Quang như thế cũng tạm đủ. Nhưng ngặt một nỗi, Tư Quang là một Cán bộ về hưu, ông ta khi nghỉ việc, được hưởng tất cả những tiêu chuẩn của một Cán bộ và cuộc sống của Tư Quang trong những ngày hưu rất vững chắc. Còn riêng nó nghỉ ngang thì chẳng hưởng được tiêu chuẩn gì cả. Khi sau lưng nó còn một mẹ già, vợ và hai con thơ. Nghĩ tới, nghĩ lui, nhắm không xong, nên nó đành tiếp tục.

      Một hôm đang họp cấp trưởng đội, có một nhân viên vào nói nhỏ vị Trưởng phòng. Sau đó ông cho lệnh giải tán giữa chừng và bảo nó ở lại bàn công việc. Thì ra, tại xã nó ở báo lên Công an Huyện rằng. Hiện tại có rất nhiều con buôn đang chuẩn bị vận chuyển những cây Hoa giấy đi nơi khác trái phép hay nói cách khác trốn thuế và không có sự đồng thuận của địa phương.

      Như ai cũng biết chừng năm năm trở về sau, Xã nó là nơi rất xung túc, bà con sống bằng nghề nuôi Ong và sản xuất cây Hoa giấy giống rất mạnh. Đa số nhiều người giàu ra cũng nhờ vào những cây hoa giấy nầy. Họ chuyên bán sỉ cây giống đi các tỉnh miền Đông và miền Trung, hàng ngày có thể lên đến năm bảy xe tải. Hồi đầu buôn bán nhỏ, họ xin phép Chính quyền và đóng thuế má đàng hoàng, về sau càng ngày càng phát triển mạnh với số lượng quá lớn, không biết vô tình hay cố ý họ quên mất chánh quyền nơi họ ở và qua mặt một cách dễ dàng. Trước tình hình khó khăn trên Xã nhiều lần ngăn chặn, nhưng không cách nào kiểm soát hết được với lối kinh doanh ranh ma của những con buôn thời đại mới. Chính vì thế UBND Xã cầu cứu Công an Kinh tế Huyện.

      Khi nghe ông Trưởng phòng nói xong, nó bảo Thủ trưởng an tâm, em sẽ báo cáo kết quả với Thủ trưởng trong thời gian ngắn nhất. Thủ trưởng chúc nó thành công. Trở về đội nó ra lệnh dưới cấp, tất cả trong tư thế chiến đấu và chờ lệnh nó. Xong nó thay bộ đồ dân sự và đi về Xã. Ở Xã chỉ biết nó bấy lâu nay làm Công an, nhưng chẳng hiểu nó làm việc gì trên đó, giỏi lắm là cận vệ Thủ trưởng là cùng. Vì đặc biệt mỗi khi về nhà, nó chưa bao giờ mang lon Sĩ quan mà chỉ mặt bộ đồ vàng mà thôi.

      Hôm nó về công tác ở Xã, nó giả đò nghỉ phép, đi ăn nhậu cùng bạn bè trong Xã. Gặp ai nó cũng lu bu, la ba, vui vẻ, nửa say, nửa tỉnh. Gặp ai chất hàng lên xe đi bán cũng nhào đến phụ giúp, góp ý. Có người cho, có người không cho, vì nể trọng nó là một Công an. Nó bảo, Công an, công án gì, cây Hoa giấy là niềm vui của tôi, mỗi khi được tiếp tay với bà con để bán được cây Hoa giấy đi nơi khác là lòng tôi còn hơn trúng số độc đắc.

      Gần một tuần lễ hì hục với người dân mà chẳng hưởng đồng nào, chỉ nhậu khi được mời, nó là dân đi Nghĩa vụ Cam- Pu Chia hơn nữa là Công an nhiều năm, nhậu thì nhậu, chớ sức mấy mà say. Nhưng nó lúc nào cũng giả say và cáo biệt ra về. Ngày nào cũng thế, Mẹ và vợ nó đâu có biết nó đang công tác, theo dõi . Cứ thấy nó đi nhậu về là cằn nhằn liên tục. Rằng nghỉ phép được một tuần, chỉ toàn là ăn nhậu. Nó vì công việc nên đành ngậm miệng và năn nỉ vợ.

      Sau một tuần nằm vùng, nó trở về Cơ quan phân công tác cho đàn em phục kích. Vì ngày giờ vận chuyển hàng, bao nhiêu, đi đâu nó biết tất cả. Tổ hợp nào có giấy phép của Xã, tổ hợp nào không có, tổ hợp nào nửa thịt, nửa mỡ. Nó vẽ kế hoạch, rồi phối hợp với Công an Xã hành động. Đúng ngày giờ ấn định, nó chờ xe chở hàng ra khỏi cổng Xã ba cây số, nó ra lệnh cho chận lại xét hết đoàn xe. Nó chỉ đứng bên ngoài chỉ huy, không đụng tay vào. Kết quả nó bắt được sáu xe chở đầy Hoa giấy giống hoàn toàn không có giấy phép, trốn thuế, vận chuyển hàng đi tỉnh khác. Những hàng nầy được tịch thâu và chuyển về Huyện. Sau khi điều tra thì những chủ nhân nầy khai, là đã bán chui nhiều năm nay.

     Biết được chuyện, nó vỗ trán kêu trời. Và, tự hỏi? Với số tiền thất thoát thuế cả mấy năm nay và có thể nhiều hơn nữa, Xã sẽ giúp được biết bao nhiêu những cảnh đời rách nát.

Chương cuối

Người đứng đầu
 

   Xã hội càng ngày, càng phát triển vượt bực. Mọi sinh hoạt trong dường như được tự do, ai muốn bán gì thì bán, ai muốn hành nghề gì thì hành nghề, miễn sao đừng đụng chạm đến Chính trị hay phá rối trị an là được. Nhìn về phương diện khách quan phải nói rất tuyệt vời. Bởi thế, bà con không còn sợ cảnh nghèo túng nữa. Nếu có vốn thì kinh doanh, hành nghề, còn không vốn thì đi làm công, dầu gì đi nữa ngày ấy bụng cũng đủ no, còn hơn! Ngược lại nhiều lúc cũng buồn, là khi lúc bần cùng thì dễ ăn, dễ nói. Riêng bây giờ sung sướng lên, lại sanh ra lắm điều, lắm tật.

      Qua những năm công tác, với nhiều thành tích đạt được, nó liên tục được truy thăng từ cấp úy rồi trở thành cấp tá, khi tuổi đời mới vừa ba mươi ba tuổi. Xét về cơ bản, nó là con một gia đình Ngụy, nhưng nhờ có Tư Quang che dù, cộng bản thân rất tốt nên cuối cùng nó cũng chẳng thua ai.

       Sau đợt bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp. Nó được phòng Công an Huyện đề cử, ra ứng cử và được trúng cử vào Hội đồng Nhân dân Huyện. Vài tháng sau Huyện ủy bổ nhiệm nó vào chức Chủ tịch Xã quê nhà.

       Với tư cách là một Chủ tịch, nó ít khi ngồi tại bàn giấy, mà hay thường rảo rảo theo dân. Bà con trong Xã nghe thằng Nhân về làm Chủ tịch Xã nhà, rất mừng và chờ đợi một tương lai xán lạn. Nhưng trong số ấy, lại có những người rất e ngại khi xuất hiện bóng dáng một Thiếu tá Công an chuyển ngành.

       Ngày trước làm Công an Kinh tế thì khác. Sỡ dĩ có những chuyện không vui chẳng qua là nhiệm vụ và bổn phận nó phải làm. Nhưng bây giờ lại khác, nó chẳng thèm bắt bớ ai cả, mà chỉ toàn là động viên, tụ hợp dân, phân trần những điều hay lẽ phải, kêu gọi bà con làm theo đúng chánh sách nhà nước. Công tác nầy nó và UBND Xã mất Thời gian gần một năm trời. Công tác động viên nầy chỉ lọt tai những người giác ngộ mà thôi, còn đối với bọn lưu manh thì chẳng thấm thía gì.

    Nói thì nói vậy, nhưng làm sao qua được lưới trời, bao nhiêu người tốt, bấy nhiêu người xấu trong Xã nầy đều nằm trong lồng tay của nó. Bởi thế, mấy tay lì lợm còn xót lại, nghe, thấy hơi nó là đái trong quần rồi. Nó có tính tốt, mặc dù người ấy thế nào đi nữa, nó vẫn đối xử, chào hỏi bình thường và cho rằng, nếu họ có tội, thì tội với Nhân dân, nhà nước chớ đâu có tội riêng nó mà xa lánh người ta. Chính những điểm ấy mà ai ai cũng rất mến nó.

    Bước qua năm thứ hai. Nó vạch ra những điểm cần phải thực hành cấp bách như sau.

-Kêu gọi Ngân hàng Xã lên kế hoạch cho những hộ nghèo vai tiền với lãi xuất thấp, trả dần để sản xuất Nông nghiệp như: Trồng trọt và chăn nuôi, hầu xóa đói giảm nghèo cho một số gia đình còn gặp khó khăn.

-Chính sách bắt buộc, tất cả những trẻ em trong Xã đều phải đến trường học, trong giờ học các em còn lỡn vỡn ngoài đường, cha mẹ sẽ bị phạt ngay.

-Các tụ điểm bán sỉ, lẻ cây Hoa giấy hay những ngành nghề khác phải đăng ký lại tất cả, nếu ai không đăng ký mà hành nghề chui sẽ bị phạt thích đáng.

-Những cơ sở cần người đến giúp việc, phải đến Xã đăng ký và sẽ được phân phối người đến làm việc.

-Ai muốn đi làm phải đến Xã đăng ký, để nhận được việc làm.

-Thành lập đội Bảo vệ 24/24 trong Xã, có quyền hạn như một Công an. Mục đích cho bà con an tâm làm việc và sinh sống.

    Năm thứ ba, nó cho tổ chức tiếp.

-Hàng năm sau Tết Nguyên đán một tháng, là lễ hội Cây Hoa giấy kéo dài đến tháng ba.

-Hàng tuần, vào hai ngày cuối tuần, Xã là nơi để Du khách đến tham quan và nghỉ ngơi.

-Đúng ba tháng, tổ chức bán Cây Hoa giấy giống rẻ một lần.

      Năm thứ tư, nó cho xây.

  -Mỗi ấp, một nhà giữ trẻ

  -Và, thêm một trường Tiểu học, tổng cộng Xã có tất cả là hai trường.

  -Đào tạo Giáo viên mầm non tại Xã.

    Trong quá trình làm Chủ tịch Xã, nó đã đưa ra rất nhiều dự án. Nhìn chung đa số đạt kết quả rất tốt và còn một số tồn tại vì lý do Tài chính, chưa thực hiện được. Nhiều lần nó đã kiến nghị lên cấp trên nhờ hổ trợ, hầu kịp thời cho sự phát triển chung. Nhưng Huyện trả lời, tình hình Tài chính còn khó khăn, ở đâu cũng vậy, cấp trên cũng đang khổ tâm như nó. Thế thì đành cùng chung số phận. Tuy, không hổ trợ được cho nó ngay lúc nầy, nhưng Huyện ủy lúc nào cũng khen ngợi và cho rằng, nó là một trong những vị Chủ tịch Xã gương mẩu nhất của Huyện.

      Sau khi mẹ nó mất, cũng là lúc nhiệm kỳ năm năm vừa kết thúc, điểm lại một phần đời, mười sáu năm vừa làm chính quyền, vừa đi làm Xí nghiệp, vừa đi Nghĩa vụ, rồi trở lại chính quyền, nó cảm thấy sự cống hiến như thế cũng đủ lắm rồi. Và, bổn phận, trách nhiệm còn lại, phải lo cho người vợ hiền và hai con thơ với chuỗi ngày còn lại. Rồi cầm bút viết đơn xin nghỉ việc và trở về với cuộc sống dân thường.

 Tác giả Thủy Điền
Mùa hè năm 2014

 

 

 

 

 

 

 


Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.