Apr 26, 2024

Viết về tác giả & tác phẩm

Cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Tản Đà
Tản Đà 傘沱 * đăng lúc 10:38:47 PM, Apr 19, 2017 * Số lần xem: 1833
Hình ảnh
#1

 

Tiểu Sử và Sự Nghiệp của nhà thơ Tản Đà

  • Nhà thơ Tản Đà sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889
  • Tại Khê Thương, Sơn Tây, Việt Nam
  • Mất ngày 7 tháng 6 năm 1939
  • Công việc: nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch
Tản Đà : (chữ hán: 傘沱), tên thật Nguyn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam.  Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỹ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là “gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại”.

Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.

Ông thuộc dòng dõi quyền quý, có truyền thống khoa bảng. Tổ tiên ông xưa kia có nhiều đời làm quan dưới triều Lê. Sau Gia Long lên ngôi, dòng họ này thề sẽ không đi thi, không làm quan với tân triều. Đến thời cha ông là Nguyễn Danh Kế (阮名繼), do hoàn cảnh gia đình cực khổ, lại phải nuôi mẹ già, đành lỗi ước với tổ tiên. Nguyễn Danh Kế thi đỗ cử nhân, làm quan cho triều Nguyễn đến chức Ngự sử trong Kinh, giữ việc án lý, nổi tiếng là người có tài văn án trong triều.

Thời niên thiếu của Tản Đà trải nhiều giai đoạn khóc cười. Năm lên 3 tuổi, bố mất, cuộc sống gia đình trở nên cùng túng. Năm sau, vì bất hoà với nhà chồng, bà Nghiêm (mẹ Tản Đà) bỏ đi, trở lại nghề ca xướng. 8 năm sau, xảy ra chuyện chị ruột ông cũng theo mẹ làm nghề đó (năm Tản Đà 13 tuổi). Những sự kiện đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong tâm hồn.

Trong những người anh em còn lại, có người anh ruột (cùng cha khác mẹ) với Tản Đà là Nguyễn Tái Tích, là người có nhiều những ảnh hưởng to lớn tới cuộc đời sau này của Tản Đà. Ông Tích sinh năm 1884, nối nghiệp cha đi thi đỗ và ra làm quan. Ông là người thanh liêm chính trực, nên đường hoạn lộ cũng không yên ổn. Tản Đà từ nhỏ sống với ông, phải nhiều lần di chuyển tới những nơi ông Tích được bổ nhiệm.

Tản Đà hấp thụ nền Nho giáo từ nhỏ, được ông Tích nhiệt tình hướng vào con đường cử nghiệp. Theo hồi ký trong 1 bài thơ thì 5 tuổi ông học Tam Tự Kinh, Ấu học ngũ ngôn thi, Dương tiết,… 6 tuổi học Luận ngữ, kinh, truyện và chữ quốc ngữ, 10 tuổi biết làm câu đối, 11 tuổi làm thơ văn. Ông rất thích làm văn, lại được anh hết lòng chỉ dẫn, nên 14 tuổi đã thạo các lối từ, chương, thi, phú. Lúc còn học ở trường Quy thức – một trường học thực nghiệm cải cách của Pháp mở ở Hà Nội- , ông viết bài “Âu Á nhị châu hiện thế” bằng Hán văn, được các báo ở Hồng Kông đăng trong mục xã thuyết. Năm 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây.

Giai đoạn niên thiếu của Tản Đà phần lớn giành cho chuyện thi cử nhưng nhiều lần thi trượt.

Năm 1913, anh cả Nguyễn Tài Tích mất. Tản Đà về Vĩnh Phú làm nghề báo, tờ báo ông cộng tác đầu tiên là “Đông Dương Tạp Chí ” của Nguyễn Văn Vĩnh, phụ trách mục “Một lối văn nôm”.

Đến năm 1915, ông lấy vợ là bà Nguyễn Thị Tùng, con gái một người tri huyện ở Hà Đông. Cũng năm này ông có tác phẩm hay, đăng trên “Đông dương tạp chí”, nhanh chóng có được tiếng vang trên văn đàn. Năm 1916, ông lấy bút danh Tản Đà là tên ghép giữa núi Tản, sông Đà, và chính thức chọn con đường của một người viết văn, làm báo chuyên nghiệp.

CON NGƯỜI TẢN ĐÀ 

Ngoài tài làm thơ, nhân cách của Tản Đà cũng rất được nhiều nhà nghiên cứu. Khái Hưng, lúc đầu khi chưa hiểu thơ Tản Đà, cũng rất thích ông nhờ vào tính cách, hay là thi sĩ Bùi Giáng trong “Đi vào cõi thơ”: chê thơ Tản Đà “không có gì đặc sắc”, song lại muốn Tản Đà sống lại để “nhậu một trận lu bù”, và Trương Tửu ngay sau khi Tản Đà mất, cho ra một cuốn sách viết về Tản Đà là “Uống rượu với Tản Đà”, trong đó kể lại nhiều câu chuyện làm nổi lên những phẩm chất của ông, ông gọi Tản Đà là Epicurien của Việt Nam. Nguyễn Tuân, một người lập dị không kém và cũng rất khâm phục Tản Đà, trong bài “Tản đà – một kiếm khách” phác họa ra một người sống cô độc ngoài hải đảo, cách xa trần thế, tưởng như một vị trích tiên.

Bên cạnh đó cũng có nhiều người tỏ ý “kính nhi viễn chi”, thậm chí không chịu nổi tính cách của Tản Đà.

Vũ Bằng nói: “Người như Tn Đà để xa mà kính trng cm phc thì được, ch gn thì không th nào chu ni!”.

Lưu Trọng Lư nhận xét: “Gp Tn Đà mt bn thì tht là mt điu khoái trá vô cùng, gp ông y ln th hai thì vn còn là mt cái vui thích đã bt đầu gượng go, và gp đến ln th ba thì là mt điu khó chu. Và ln th tư, th năm, v.v… thì xin thú thc là mt… tai nn“.

Phan Khôi, được xem là khắc tinh với Tản Đà trên văn đàn, trong “Tôi với Tản Đà thi sỹ” viết: Cái li đánh chén ca ông Hiếu k cà mt thì gi lm, tôi không chu được, nên ít khi tôi ngi trn ba rượu vi ông. Ông đem ha lò để bàn mà t làm ly món ăn, có khi mãn mt tic ăn người nhà phi thay than trong ha lò đến năm sáu bn. Thường thường mt mình ông va ăn ung li va viết na. Ông cho có thế mi là thú..

Chính Tản Đà cũng thường tự coi mình là “Khổng tử chi đồ”, “trích tiên”, một thế ngoại cao nhân, tỏ ra khác biệt với người dương thế. Ông thường làm những chuyện xưa nay hiếm: theo lời Ngô Tất Tố, lần vào Sài Gòn viết báo, Tản Đà đem theo vợ con nhưng cả lúc đến lẫn lúc đi, vợ con ông gửi cho Ngô Tất Tố thu xếp cả.

Ngô Tất Tố là bạn thân của Tản Đà, có lần phác họa về con người ông: “Không có tin thì ru rĩ, oán trách, rũ người ra như con cú, thế mà mt khi có tin thì li không mun làm vic gì hết, ch ung và ăn, hết ăn li ung. Chưa ung thì bo không có rượu như cái máy không xăng nht không chy được, ung vào say ri thì nm khoèo ra ng và lý lun mt mình rng say mà làm vic thì hi đời còn có cái gì thú na?“.

Tản Đà còn có tính tự phụ, không biết sửa sai, lại thích nghe nịnh nọt, Ngô Tất Tố kể: “không biết nghe li anh em khuyên bo. Cái s anh em thành thc khuyên ông rt hiếm, còn cái s nâng ông lên, s cái tài ông mà không dám làm mích lòng ông thì c đống. Vì có nhiu k nnh ông mt cách mù quáng như thế, ông b hi mà không biết, mi ngày mi t ph thêm lên…”.

Đa phần những người thân với Tản Đà, thường cho rằng ông rất khó gần. Điển hình là Ngô Tất Tố, người bạn thân nhưng đã tuyệt giao với ông trong suốt 10 năm cuối đời.

“Thi sĩ tu đồ

SỰ NGHIỆP

  • Thơ

Từ thập niên 1920 cho đến nửa đầu thập niên 1939, văn đàn Việt Nam không có một nhà thơ nào nổi tiếng và được yêu mến như Tản Đà. Kể cả khi phong trào thơ mới xảy ra, thì Tản Đà, sau khi “phái thơ mới” bị đả kích kịch liệt lại được chính những người đả kích mời về ngồi chiếu trên. Trong cuốn “Thi Nhân Việt Nam”, cuốn sách bình luận thơ mới rất giá trị, Hoài Thanh và Hoài Chân đã đặt bài tưởng niệm Tản Đà lên những trang đầu, với lời lẽ tôn kính.

Thơ cũng là lĩnh vực quan trọng nhất trong sự nghiệp phong phú của Tản Đà. Ông được coi là một thi sĩ, hơn hết các nghề khác. Ông sáng tác rất nhiều thơ, nhiều thể loại – cả về nội dung lẫn hình thức. Thơ ông hay diễn tả cảm giác say sưa, chán ngán đời thực, đắm chìm trong cõi mộng, những mối tình với người tri kỷ xa xôi, song cũng có những bài mang tính ẩn dụ, ngầm phê phán hiện thực.

Thơ Tản Đà thường làm theo thể cổ phong, cũng có khi làm bằng Đường luật, đường luật phá thể, lục bát, song thất lục bát. Ông còn có tài sáng tác thơ dựa trên từ khúc, một hình thức âm nhạc của Trung Hoa, những bài “Tống biệt”, “Cảm thu tiễn thu” nhờ sự phá cách, phối hợp nhiều thể loại thơ, có thể coi là cách tân về hình thức khá táo bạo.

Một kiểu văn vần đặc biệt nữa mà ở đó, Tản Đà được sánh ngang với Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Cao Bá Quát…, là hát nói hay ca trù (nay được xem như một thể loại thơ). Hát nói của Tản Đà thể hiện một triết lý sống phóng khoáng, một tâm hồn hay mơ mộng, hoài cổ nhưng man mác nỗi sầu nhân thế.

Ngoài thơ tự sáng tác, thơ dịch của Tản Đà cũng được đánh giá rất cao. Những bài thơ lục bát dịch từ thơ Đường của Tản Đà thường được cho là hay hơn các bản dịch khác, có bài hay hơn cả nguyên tác, vì sự tự nhiên, không bị gò bó mà chuyển tải cả tâm hồn mình vào đó. Ngoài thơ Đường, ông còn dịch những bài thơ dài như Trường Hận ca, dịch ra thể Song thất lục bát, được đánh giá rất cao, Bùi Giáng trong cuốn “Đi vào cõi thơ” tuy không đề cao thơ Tản Đà nhưng gọi bản dịch này là “vô tiền khoáng hậu”.

  • Hát nói
  • Thơ ca dân gian
  • Văn
  • Báo chí

Làm báo chí là một phần trong sự nghiệp rất phong phú của Tản Đà. Ông có phong cách làm báo đặc biệt, thường xuất hiện trong những cuộc bút chiến với những giọng điệu khó lẫn. Từng là cộng tác viên cho “Nam Phong “, sau đó do bất đồng với Phạm Quỳnh mà sang làm chủ bút cho “Hữu Thanh”.

Về sau ông sáng lập ra “An Nam tạp chí” nhưng ba lần phải chịu cảnh đình bản vì lý do tài chính. Ở giai đoạn cuối đời còn cộng tác với “Văn học tạp chí” và cả “Ngày nay”, tờ báo trước đó đã mạt sát ông nặng nề.

Có thể nói sự nghiệp báo chí của Tản Đà, cũng như cuộc đời của ông, thường gặp gian nan trắc trở. Song những đóng góp của ông trong thời buổi sơ khai của báo chí Việt Nam là một cái giá trị mà người ta phải công nhận.

  • Tranh luận văn học
  • Kịch
  • Dịch thuật, nghiên cứu

PHONG CÁCH VĂN CHƯƠNG

PHÁT NGÔN

Những vần thơ tự bạch

Ông lên trời, xưng danh với trời:

Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn

Quê ở Á châu về địa cầu

Sông Đà núi Tản nước Nam Việt

Khi bước vào sân khấu cuộc đời ông tự xưng danh:

n chương thời nôm na

Thú chơi cón hà

Ba Vì ở trước mặt

Hắc giang bên cạnh nhà

Tự bảo vệ bản ngã trong sáng, gắn với tự hào về quê hương:

Sông Đà núi Tản đúc nên ai

Trần thếa nay được mấy người

Trung hiếu vẹn tròn hai khối ngọc

Thanh cao phô trắng một nhành mai

Cái tôi ấy cứ tự xưng danh luôn và cũng là nói về một thân thế, một bản ngã:

Trời sinh ra bác Tản Đà

Quê hương thời có cửa nhà thời không

Nửa đời năm, bắc, tây, đông

Bạn bè sum họp vợ chồng Biệt ly

Túi thơ đeo khắp ba kỳ..

Cái tôi được đẩy cao hơn:

Chơi cho biết mặt sơn hà

Cho sơn hà biết ai là mặt chơi

Trăm năm thơ túi rượu vò

Nghìn năm thi sĩ tửu đề là ai

Câu nói nổi tiếng

“ Người mà không biết chán đời có khác gì ln? ”

— Đọc trong buổi nói chuyện “Đời đáng chán hay không đáng chán”, đáp lại những lời phê phán tập “Giấc mộng con” của Phạm Quỳnh

 Thơ đục vào đá

Từ Đạm là tuần phủ Ninh Bình. Năm 1924, cho đục vào đá núi Non Nước, một bài thơ Nôm:

Trăng gió vui cùng hn

Lm than bn k ai

Ham chơi non vi nước

Có phúc được ngi dai

Năm sau Từ Đạm lại cho đục một bàn cờ và một bên đục hai lốt bàn chân của ông ta. Tản Đà thăm cảnh Dục Thúy Sơn, thấy những trò dởm của Từ Đạm, ông bực mình liền thuê thợ khắc đá, khắc bài thơ của mình cạnh bài thơ Từ Đạm. Bài thơ như sau:

Năm ngoái năm xưa đục my vn

Năm nay quan li đục hai chân

Khen cho đá cũng bn gan tht

Đứng mãi cho quan đục my ln

NHẬN XÉT 

 “ Trong chn Tao Đàn, Tn Đà xng đáng ngôi ch suý, trong Hi tài tình, Tn Đà xng đáng ngôi hi ch mà làng văn làng báo x này, ai dám ngi chung mt chiếu vi Tn Đà? ”

— Nguyễn Tuân

“ Nếu tiên sinh còn sng, t ti h xin được phép cùng tiên sinh nhu nht mt trn lu bù. Thơ ca tiên sinh làm, chng có chi xut sc. Nhưng bn dch “Trường hn ca” ca tiên sinh qu tht là vô tin khoáng hu. ”

— Bùi Giáng

“ Chính cái su trong thơ Tn Đà là đầu mi qu thut chính yếu để d người ta. ”

— Xuân Diệu

“ Trong cái trang thi sĩ ca cun Vit Nam văn hc s sau này, du sao mc lòng, ông Tn Đà là mt người đứng đầu ca thi đại này. ”

— Ngô Tất Tố

“ Người ta mong đợi mt người có th t được nhng ni chán ngán, nhng điu ước vng ca mình, có th ru được mình trong gic mng trin miên – Thi sĩ Nguyn Khc Hiếu ra đời! ”

— Lê Thanh

“ …trước chúng tôi, không kèn không trng, lng lng im im, Tiên sinh cũng đã làm ra “thơ mi” đó thôi! ”

— Lưu Trọng Lư

“ Lamartine người ta thường gi là “thơ sng”, thì ông Tn Đà nay cũng có th gi là “người thơ“. ”

— Thiếu Sơn

“ …nhưng khi ông nói ông nh mà không biết nh ai, ông thương mà không biết thương ai, ông than mà không biết than v cái gì, thì ông là thơ sng, và thơ ca ông là cht thơ trong như lc vi nhng cnh tượng không rõ rt, nhng hình nh l m, ông v nhng bc tranh tuyt bút; vi nhng tư tưởng lâng lâng, vi nhng cm giác mơ mng, ông làm nên nhng câu thơ tuyt m ”

— Lê Thanh

“ Nhưng trong làng văn nước ta, được nhiu người yêu mến thi còn sng, d mi có Tn Đà. ”

— Khái Hưng

“ Tiên sinh đã do nhng bn đàn m đầu cho mt cuc hòa nhc tân k đang sp sa ”

— Hoài Thanh – Hoài Chân

“ Bng có khách vào. Ông Trác gii thiu cùng tôi: Đây ông Nguyn Khc Hiếu. Tôi nhưđin chy trong người, ghê rn, vùng đứng dy!…Tht thế. Cái tên Nguyn Khc Hiếu by gi không phi va, đối vi tôi li càng long trng lm. Tôi nghe mà rùng rn lên, có tht thế. ”

— Phan Khôi

“ Tôi s ông như mt ông tiên ”

— Vũ Bằng

DANH MỤC TÁC PHẨM

Thơ:

  • Khối tình con I (1916)
  • Khối tình con II (1916)
  • Tản Đà xuân sắc (1918)
  • Khối tình con III (1932)

 n:

  • Giấc mộng con I (1917)
  • Giấc mộng con II (1932)
  • Giấc mộng lớn (1932)
  • Thề non nước (1922)
  • Tản Đàn tập (1932)

 Kịch:

  • Tây Thi (1922)
  • Tống biệt (1922)

Dịch thuật:

  • Liêu Trai chí dị (1934)

 Nghiên cứu:

  • Vương Thúy Kiều chú giải (1938)
  • Một số bài báo…
  • Uống rượu với Tản Đà của Trương Tửu (1939)
  • Tản Đà uống rượu làm tôi say đến bay giờ của Vũ Bằng (1970)
  • Người ghét Tản Đà của Vũ Bằng

VIẾT VỀ TẢN ĐÀ

Một số bài thơ nổi tiếng

Thề Non Nước

Nước non nặng một lời thề

Nước đi đi mãi không về cùng non

Nhớ lời nguyện nước thề non

Nước đi chưa lại non còn đứng không

Non cao những ngóng cùng trông

Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày

Xương mai một nắm hao gầy

Tóc mây một mái hãy còn tuyết sương

Trời tây nổi bóng tà dương

Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha

Non cao tuổi vẫn chưa già

Non thời nhớ nước, nước mà quên non

Dù cho sông cạn đá mòn

Còn non, còn nước, hãy còn thềa

Non xanh đã biết hay chưa

Nước đi ra bể lại mưa về nguồn

Nước non hội ngộ còn luôn

Bảo cho non chớ có buồn làm chi

Nước kia dù hãy còn đi

Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui

Nghìn năm giao ước kết đôi

Non non nước nước không nguôi lời thề

 

Muốn làm thằng cuội

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi !

Trần thế em nay chán nửa rồi

Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi !

Có bầu có bạn can chi tủi

Cùng gió cùng mây, thế mới vui !

Rồi cứ mỗi đêm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

 

Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu (dịch)

Người xưa cưỡi hạc đi đâu

Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ

Hạc vàng bay mất từ lâu

Nghìn năm mây trắng lững lờ còn bay

Hán Dương sông tạnh cây bày

Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai

Tống biệt

Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai

Suối tiễn, oanh đưa luống ngậm ngùi

Nửa năm tiên cảnh

Một bước trần ai

Ước cũ, duyên thừa, có thế thôi!

Đá mòn, rêu nhạt

Nước chảy, huê trôi

Cái hạc bay vút tận trời

Trời đất từ đây xa cách mãi

Cửa động

Đầu non

Đường lối cũ

Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi

http://vi.wikipedia.org/wiki/




 ***************************
 

Tản Đà

Nhà thơ Tản Đà sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889, Tại Khê Thương, Sơn Tây, Việt Nam, Mất ngày 7 tháng 6 năm 1939

Công việc: nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch

Tản Đà : (chữ hán: 傘沱), tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam.  Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỹ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là “gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại”.

Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.

Ông thuộc dòng dõi quyền quý, có truyền thống khoa bảng. Tổ tiên ông xưa kia có nhiều đời làm quan dưới triều Lê. Sau Gia Long lên ngôi, dòng họ này thề sẽ không đi thi, không làm quan với tân triều. Đến thời cha ông là Nguyễn Danh Kế (阮名繼), do hoàn cảnh gia đình cực khổ, lại phải nuôi mẹ già, đành lỗi ước với tổ tiên. Nguyễn Danh Kế thi đỗ cử nhân, làm quan cho triều Nguyễn đến chức Ngự sử trong Kinh, giữ việc án lý, nổi tiếng là người có tài văn án trong triều.

Thời niên thiếu của Tản Đà trải nhiều giai đoạn khóc cười. Năm lên 3 tuổi, bố mất, cuộc sống gia đình trở nên cùng túng. Năm sau, vì bất hoà với nhà chồng, bà Nghiêm (mẹ Tản Đà) bỏ đi, trở lại nghề ca xướng. 8 năm sau, xảy ra chuyện chị ruột ông cũng theo mẹ làm nghề đó (năm Tản Đà 13 tuổi). Những sự kiện đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong tâm hồn.

Trong những người anh em còn lại, có người anh ruột (cùng cha khác mẹ) với Tản Đà là Nguyễn Tái Tích, là người có nhiều những ảnh hưởng to lớn tới cuộc đời sau này của Tản Đà. Ông Tích sinh năm 1884, nối nghiệp cha đi thi đỗ và ra làm quan. Ông là người thanh liêm chính trực, nên đường hoạn lộ cũng không yên ổn. Tản Đà từ nhỏ sống với ông, phải nhiều lần di chuyển tới những nơi ông Tích được bổ nhiệm.

Tản Đà hấp thụ nền Nho giáo từ nhỏ, được ông Tích nhiệt tình hướng vào con đường cử nghiệp. Theo hồi ký trong 1 bài thơ thì 5 tuổi ông học Tam Tự Kinh, Ấu học ngũ ngôn thi, Dương tiết,… 6 tuổi học Luận ngữ, kinh, truyện và chữ quốc ngữ, 10 tuổi biết làm câuđối, 11 tuổi làm thơ văn. Ông rất thích làm văn, lại được anh hết lòng chỉ dẫn, nên 14 tuổi đã thạo các lối từ, chương, thi, phú. Lúc còn học ở trường Quy thức – một trường học thực nghiệm cải cách của Pháp mở ở Hà Nội- , ông viết bài “Âu Á nhị châu hiện thế” bằng Hán văn, được các báo ở Hồng Kông đăng trong mục xã thuyết. Năm 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây.

Giai đoạn niên thiếu của Tản Đà phần lớn giành cho chuyện thi cử nhưng nhiều lần thi trượt.

Năm 1913, anh cả Nguyễn Tài Tích mất. Tản Đà về Vĩnh Phú làm nghề báo, tờ báo ông cộng tác đầu tiên là “Đông Dương Tạp Chí ” của Nguyễn Văn Vĩnh, phụ trách mục “Một lối văn nôm”.

Đến năm 1915, ông lấy vợ là bà Nguyễn Thị Tùng, con gái một người tri huyện ở Hà Đông. Cũng năm này ông có tác phẩm hay, đăng trên “Đông dương tạp chí”, nhanh chóng có được tiếng vang trên văn đàn. Năm 1916, ông lấy bút danh Tản Đà là tên ghép giữa núi Tản, sông Đà, và chính thức chọn con đường của một người viết văn, làm báo chuyên nghiệp.

CON NGƯỜI TẢN ĐÀ

Ngoài tài làm thơ, nhân cách của Tản Đà cũng rất được nhiều nhà nghiên cứu. Khái Hưng, lúc đầu khi chưa hiểu thơ Tản Đà, cũng rất thích ông nhờ vào tính cách, hay là thi sĩ Bùi Giáng trong “Đi vào cõi thơ”: chê thơ Tản Đà “không có gì đặc sắc”, song lại muốn Tản Đà sống lại để “nhậu một trận lu bù”, và Trương Tửu ngay sau khi Tản Đà mất, cho ra một cuốn sách viết về Tản Đà là “Uống rượu với Tản Đà”, trong đó kể lại nhiều câu chuyện làm nổi lên những phẩm chất của ông, ông gọi Tản Đà là Epicurien của Việt Nam. Nguyễn Tuân, một người lập dị không kém và cũng rất khâm phục Tản Đà, trong bài “Tản đà – một kiếm khách” phác họa ra một người sống cô độc ngoài hải đảo, cách xa trần thế, tưởng như một vị trích tiên.

Bên cạnh đó cũng có nhiều người tỏ ý “kính nhi viễn chi”, thậm chí không chịu nổi tính cách của Tản Đà.

Vũ Bằng nói: “Người như Tản Đàđểở xa mà kính trọng cảm phục thìđược, chứở gần thì không thể nào chịu nổi!”.

Lưu Trọng Lư nhận xét: “Gặp Tản Đà một bận thì thật là một điều khoái trá vô cùng, gặp ông ấy lần thứ hai thì vẫn còn là một cái vui thích đã bắt đầu gượng gạo, và gặp đến lần thứ ba thì là một điều khó chịu. Và lần thứ tư, thứ năm, v.v… thì xin thú thực là một… tai nạn“.

Phan Khôi, được xem là khắc tinh với Tản Đà trên văn đàn, trong “Tôi với Tản Đà thi sỹ” viết: Cái lối đánh chén của ông Hiếu kề cà mất thì giờ lắm, tôi không chịu được, nên ít khi tôi ngồi trọn bữa rượu với ông. Ông đem hỏa lòđểở bàn mà tự làm lấy món ăn, có khi mãn một tiệc ăn người nhà phải thay than trong hỏa lòđến năm sáu bận. Thường thường một mình ông vừa ăn uống lại vừa viết nữa. Ông cho có thế mới là thú..

Chính Tản Đà cũng thường tự coi mình là “Khổng tử chi đồ”, “trích tiên”, một thế ngoại cao nhân, tỏ ra khác biệt với người dương thế. Ông thường làm những chuyện xưa nay hiếm: theo lời Ngô Tất Tố, lần vào Sài Gòn viết báo, Tản Đà đem theo vợ con nhưng cả lúc đến lẫn lúc đi, vợ con ông gửi cho Ngô Tất Tố thu xếp cả.

Ngô Tất Tố là bạn thân của Tản Đà, có lần phác họa về con người ông: “Không có tiền thì rầu rĩ, oán trách, rũ người ra như con cú, thế mà một khi có tiền thì lại không muốn làm việc gì hết, chỉ uống vàăn, hết ăn lại uống. Chưa uống thì bảo không có rượu như cái máy không xăng nhớt không chạy được, uống vào say rồi thì nằm khoèo ra ngủ và lý luận một mình rằng say mà làm việc thì hỏi đời còn có cái gì thú nữa?“.

Tản Đà còn có tính tự phụ, không biết sửa sai, lại thích nghe nịnh nọt, Ngô Tất Tố kể: “không biết nghe lời anh em khuyên bảo. Cái số anh em thành thực khuyên ông rất hiếm, còn cái số nâng ông lên, sợ cái tài ông mà không dám làm mích lòng ông thì cảđống. Vì có nhiều kẻ nịnh ông một cách mù quáng như thế, ông bị hại mà không biết, mỗi ngày mỗi tự phụ thêm lên…”.

Đa phần những người thân với Tản Đà, thường cho rằng ông rất khó gần. Điển hình là Ngô Tất Tố, người bạn thân nhưng đã tuyệt giao với ông trong suốt 10 năm cuối đời.

“Thi sĩ tửu đồ“

SỰ NGHIỆP

Thơ

Từ thập niên 1920 cho đến nửa đầu thập niên 1939, văn đàn Việt Nam không có một nhà thơ nào nổi tiếng và được yêu mến như Tản Đà. Kể cả khi phong trào thơ mới xảy ra, thì Tản Đà, sau khi “phái thơ mới” bị đả kích kịch liệt lại được chính những người đả kích mời về ngồi chiếu trên. Trong cuốn “Thi Nhân Việt Nam”, cuốn sách bình luận thơ mới rất giá trị, Hoài Thanh và Hoài Chân đã đặt bài tưởng niệm Tản Đà lên những trang đầu, với lời lẽ tôn kính.

Thơ cũng là lĩnh vực quan trọng nhất trong sự nghiệp phong phú của Tản Đà. Ông được coi là một thi sĩ, hơn hết các nghề khác. Ông sáng tác rất nhiều thơ, nhiều thể loại – cả về nội dung lẫn hình thức. Thơ ông hay diễn tả cảm giác say sưa, chán ngán đời thực, đắm chìm trong cõi mộng, những mối tình với người tri kỷ xa xôi, song cũng có những bài mang tính ẩn dụ, ngầm phê phán hiện thực.

Thơ Tản Đà thường làm theo thể cổ phong, cũng có khi làm bằng Đường luật, đường luật phá thể, lục bát, song thất lục bát. Ông còn có tài sáng tác thơ dựa trên từ khúc, một hình thức âm nhạc của Trung Hoa, những bài “Tống biệt”, “Cảm thu tiễn thu” nhờ sự phá cách, phối hợp nhiều thể loại thơ, có thể coi là cách tân về hình thức khá táo bạo.

Một kiểu văn vần đặc biệt nữa mà ở đó, Tản Đà được sánh ngang với Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Cao Bá Quát…, là hát nói hay ca trù (nay được xem như một thể loại thơ). Hát nói của Tản Đà thể hiện một triết lý sống phóng khoáng, một tâm hồn hay mơ mộng, hoài cổ nhưng man mác nỗi sầu nhân thế.

Ngoài thơ tự sáng tác, thơ dịch của Tản Đà cũng được đánh giá rất cao. Những bài thơ lục bát dịch từ thơ Đường của Tản Đà thường được cho là hay hơn các bản dịch khác, có bài hay hơn cả nguyên tác, vì sự tự nhiên, không bị gò bó mà chuyển tải cả tâm hồn mình vào đó. Ngoài thơ Đường, ông còn dịch những bài thơ dài như Trường Hận ca, dịch ra thể Song thất lục bát, được đánh giá rất cao, Bùi Giáng trong cuốn “Đi vào cõi thơ” tuy không đề cao thơ Tản Đà nhưng gọi bản dịch này là “vô tiền khoáng hậu”.

Hát nói

Thơ ca dân gian

Văn

Báo chí

Làm báo chí là một phần trong sự nghiệp rất phong phú của Tản Đà. Ông có phong cách làm báo đặc biệt, thường xuất hiện trong những cuộc bút chiến với những giọng điệu khó lẫn. Từng là cộng tác viên cho “Nam Phong “, sau đó do bất đồng với Phạm Quỳnh mà sang làm chủ bút cho “Hữu Thanh”.

Về sau ông sáng lập ra “An Nam tạp chí” nhưng ba lần phải chịu cảnh đình bản vì lý do tài chính. Ở giai đoạn cuối đời còn cộng tác với “Văn học tạp chí” và cả “Ngày nay”, tờ báo trước đó đã mạt sát ông nặng nề.

Có thể nói sự nghiệp báo chí của Tản Đà, cũng như cuộc đời của ông, thường gặp gian nan trắc trở. Song những đóng góp của ông trong thời buổi sơ khai của báo chí Việt Nam là một cái giá trị mà người ta phải công nhận.

Tranh luận văn học

Kịch

Dịch thuật, nghiên cứu

PHONG CÁCH VĂN CHƯƠNG

PHÁT NGÔN

Những vần thơ tự bạch

Ông lên trời, xưng danh với trời:

Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn

Quê ở Á châu về địa cầu

Sông Đà núi Tản nước Nam Việt

Khi bước vào sân khấu cuộc đời ông tự xưng danh:

Văn chương thời nôm na

Thú chơi có sơn hà

Ba Vì ở trước mặt

Hắc giang bên cạnh nhà

Tự bảo vệ bản ngã trong sáng, gắn với tự hào về quê hương:

Sông Đà núi Tản đúc nên ai

Trần thế xưa nay được mấy người

Trung hiếu vẹn tròn hai khối ngọc

Thanh cao phô trắng một nhành mai

Cái tôi ấy cứ tự xưng danh luôn và cũng là nói về một thân thế, một bản ngã:

Trời sinh ra bác Tản Đà

Quê hương thời có cửa nhà thời không

Nửa đời năm, bắc, tây, đông

Bạn bè sum họp vợ chồng Biệt ly

Túi thơ đeo khắp ba kỳ..

Cái tôi được đẩy cao hơn:

Chơi cho biết mặt sơn hà

Cho sơn hà biết ai là mặt chơi

Trăm năm thơ túi rượu vò

Nghìn năm thi sĩ tửu đề là ai

Câu nói nổi tiếng

“ Người mà không biết chán đời có khác gì lợn? ”

— Đọc trong buổi nói chuyện “Đời đáng chán hay không đáng chán”, đáp lại những lời phê phán tập “Giấc mộng con” của Phạm Quỳnh

 Thơ đục vào đá

Từ Đạm là tuần phủ Ninh Bình. Năm 1924, cho đục vào đá núi Non Nước, một bài thơ Nôm:

Trăng gió vui cùng hắn

Lầm than bận kệ ai

Ham chơi non với nước

Có phúc được ngồi dai

Năm sau Từ Đạm lại cho đục một bàn cờ và một bên đục hai lốt bàn chân của ông ta. Tản Đà thăm cảnh Dục Thúy Sơn, thấy những trò dởm của Từ Đạm, ông bực mình liền thuê thợ khắc đá, khắc bài thơ của mình cạnh bài thơ Từ Đạm. Bài thơ như sau:

Năm ngoái năm xưa đục mấy vần

Năm nay quan lại đục hai chân

Khen cho đá cũng bền gan thật

Đứng mãi cho quan đục mấy lần

NHẬN XÉT

 “ Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ suý, trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi hội chủ mà làng văn làng báo xứ này, ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà? ”

— Nguyễn Tuân

“ Nếu tiên sinh còn sống, ắt tại hạ xin được phép cùng tiên sinh nhậu nhẹt một trận lu bù. Thơ của tiên sinh làm, chẳng có chi xuất sắc. Nhưng bản dịch “Trường hận ca” của tiên sinh quả thật là vô tiền khoáng hậu. ”

— Bùi Giáng

“ Chính cái sầu trong thơ Tản Đà làđầu mối quỷ thuật chính yếu để dụ người ta. ”

— Xuân Diệu

“ Trong cái trang thi sĩ của cuốn Việt Nam văn học sử sau này, dầu sao mặc lòng, ông Tản Đà là một người đứng đầu của thời đại này. ”

— Ngô Tất Tố

“ Người ta mong đợi một người có thể tảđược những nỗi chán ngán, những điều ước vọng của mình, có thể ru được mình trong giấc mộng triền miên – Thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu ra đời! ”

— Lê Thanh

“ …trước chúng tôi, không kèn không trống, lặng lặng im im, Tiên sinh cũng đã làm ra “thơ mới” đó thôi! ”

— Lưu Trọng Lư

“ Lamartine người ta thường gọi là “thơ sống”, thìông Tản Đà nay cũng có thể gọi là “người thơ“. ”

— Thiếu Sơn

“ …nhưng khi ông nói ông nhớ mà không biết nhớ ai, ông thương mà không biết thương ai, ông than mà không biết than về cái gì, thìông là thơ sống, và thơ của ông là chất thơ trong như lọc với những cảnh tượng không rõ rệt, những hình ảnh lờ mờ, ông vẽ những bức tranh tuyệt bút; với những tư tưởng lâng lâng, với những cảm giác mơ mộng, ông làm nên những câu thơ tuyệt mỹ… ”

— Lê Thanh

“ Nhưng trong làng văn nước ta, được nhiều người yêu mến thời còn sống, dễ mới có Tản Đà. ”

— Khái Hưng

“ Tiên sinh đã dạo những bản đàn mởđầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳđang sắp sửa ”

— Hoài Thanh – Hoài Chân

“ Bỗng có khách vào. Ông Trác giới thiệu cùng tôi: Đây ông Nguyễn Khắc Hiếu. Tôi như có điện chạy trong người, ghê rợn, vùng đứng dậy!…Thật thế. Cái tên Nguyễn Khắc Hiếu bấy giờ không phải vừa, đối với tôi lại càng long trọng lắm. Tôi nghe mà rùng rợn lên, có thật thế. ”

 

— Phan Khôi

“ Tôi sợông như một ông tiên ”

— Vũ Bằng

DANH MỤC TÁC PHẨM

Thơ:

Khối tình con I (1916)

Khối tình con II (1916)

Tản Đà xuân sắc (1918)

Khối tình con III (1932)

 Văn:

Giấc mộng con I (1917)

Giấc mộng con II (1932)

Giấc mộng lớn (1932)

Thề non nước (1922)

Tản Đà văn tập (1932)

 Kịch:

Tây Thi (1922)

Tống biệt (1922)

Dịch thuật:

Liêu Trai chí dị (1934)

Nghiên cứu:

Vương Thúy Kiều chú giải (1938)

Một số bài báo…

Uống rượu với Tản Đà của Trương Tửu (1939)

Tản Đà uống rượu làm tôi say đến bay giờ của Vũ Bằng (1970)

Người ghét Tản Đà của Vũ Bằng

VIẾT VỀ TẢN ĐÀ

Một số bài thơ nổi tiếng

Thề Non Nước

Nước non nặng một lời thề

Nước đi đi mãi không về cùng non

Nhớ lời nguyện nước thề non

Nước đi chưa lại non còn đứng không

Non cao những ngóng cùng trông

Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày

Xương mai một nắm hao gầy

Tóc mây một mái hãy còn tuyết sương

Trời tây nổi bóng tà dương

Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha

Non cao tuổi vẫn chưa già

Non thời nhớ nước, nước mà quên non

Dù cho sông cạn đá mòn

Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa

Non xanh đã biết hay chưa

Nước đi ra bể lại mưa về nguồn

Nước non hội ngộ còn luôn

Bảo cho non chớ có buồn làm chi

Nước kia dù hãy còn đi

Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui

Nghìn năm giao ước kết đôi

Non non nước nước không nguôi lời thề

Muốn làm thằng cuội

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi !

Trần thế em nay chán nửa rồi

Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi !

Có bầu có bạn can chi tủi

Cùng gió cùng mây, thế mới vui !

Rồi cứ mỗi đêm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu (dịch)

Người xưa cưỡi hạc đi đâu

Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ

Hạc vàng bay mất từ lâu

Nghìn năm mây trắng lững lờ còn bay

Hán Dương sông tạnh cây bày

Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai

Tống biệt

Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai

Suối tiễn, oanh đưa luống ngậm ngùi

Nửa năm tiên cảnh

Một bước trần ai

Ước cũ, duyên thừa, có thế thôi!

Đá mòn, rêu nhạt

Nước chảy, huê trôi

Cái hạc bay vút tận trời

Trời đất từ đây xa cách mãi

Cửa động

Đầu non

Đường lối cũ

Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi

nguồn: luonluon.com/muc/van-mau
 


Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.