Apr 25, 2024

Tiểu luận - Tạp bút

Tiểu thuyết của nhà văn Dư Hoa: Mới lạ hay lố bịch?
NGUỒN INTERNET * đăng lúc 09:03:14 PM, Jan 05, 2024 * Số lần xem: 1707
Hình ảnh
#1

* đăng lúc 10:09:07 PM, May 06, 2015 * Số lần xem: 450   


 

 

Được biết, cuốn tiểu thuyết được xuất bản thành 2 tập và đã bán được hàng triệu bản, đánh dấu sự thành công của nhà văn Dư Hoa tại một quốc gia mà nạn vi phạm tác quyền rất phổ biến cũng như việc những cuốn tiểu thuyết rất dễ bị tải về miễn phí thông qua mạng internet.

 

Sách của tác giả Dư Hoa thuộc thể loại sách hài hước thực tế. Không có sự tồn tại của luật pháp trong đó, bao gồm những nơi cuồng tín, đồi truỵ, cờ bạc, mại dâm và cả những cuộc thương lượng mua bán mờ ám.

 

Cũng như các nhân vật anh hùng khác, nhân vật người em Li Guangtou trở thành kẻ nổi tiếng thông qua việc môi giới những cô gái đẹp còn trinh tiết, trong khi người anh Song Gang đã đi phẫu thuật nâng ngực của mình để quảng cáo cho đường dây bán thuốc nâng ngực tại các vùng nông thôn lạc hậu của Trung Quốc.

 

Nhiều nhà phê bình đã lên tiếng chỉ trích cuốn sách của Dư Hoa- một trong những tiểu thuyết gia được coi trọng nhất tại Trung Quốc. Có một nhà phê bình đã gọi đó là một tác phẩm vô giá trị, một dạng văn phong Hollywood của Trung Quốc. Tuy nhiên, phần đông các nhà phê bình đều ca ngợi tác phẩm của ông như là một sự miêu tả sinh động đầy cuốn hút của một chủ nghĩa thiên về duy vật, sự bê tha và thậm chí làm đảo lộn xã hội.

 

Liu Kang- một Giáo sư chuyên nghiên cứu về văn hoá Trung Quốc tại Đại học Duke ở phía Nam Carolina, Mỹ cho biết : “Về cơ bản, tôi tán thành với những quan điểm ở trên, đây là một cuốn sách rất khác lạ. Và Dư Hoa thực sự là một trong những nhà văn đương đại lớn nhất của Trung Quốc”.

Ở tuổi 46, ông không phải là người sống ngoài vòng pháp luật. Ông là một người thấp bé, trẻ trung với mái tóc thưa và luôn mỉm cười sau mỗi câu nói đùa, nhà văn cũng là người nghiện thuốc lá. Trong một cuộc phỏng vấn tại Bắc Kinh-thành phố nơi ông đang sinh sống cùng với vợ và cậu con trai 12 tuổi, Ông bộc bạch “những câu truyện của tôi có thể cực đoan, nhưng bạn có thể nhận thấy tất cả những điều này tại Trung Quốc”.

 

Dư Hoa cho biết, ông sinh năm 1960 và trưởng thành tại một thị trấn nhỏ gần Hàng Châu thuộc miền duyên hải tỉnh Triết Giang, nơi mà trước kia cha mẹ ông đều làm bác sĩ.

 

Khi ông tròn 6 tuổi cũng là thời điểm Chủ Tịch Mao phát động cuộc Cách mạng Văn hoá tại Trung Quốc. 3 năm sau đó, năm 1969 cha của Dư Hoa và nhiều trí thức Trung Quốc khác đã bị ngược đãi và bị thuyên chuyển sang sinh sống tại một ngôi làng khác.

 

Khi cuộc Cách mạng Văn hoá diễn ra, các trường học bị đóng cửa và phần lớn những cuốn sách bị cấm, do vậy Dư Hoa thường đi lang thang trên các tuyến phố tìm kiếm một điều gì đó để đọc. Ông cho biết, thời điểm đó “những tấm áp phích lớn quảng cáo các nhân vật” rất cuốn hút ông, những bưu kiện viết bằng tay loại to cho phép những người láng giềng tố giác nhau và thường thì mọi người công khai những bất bình của họ-thường là rất chi tiết.

 

Thô lỗ hơn nữa là những áp phích tố cáo, Dư Hoa cho biết, ông đã khám phá ra sức mạnh của ngôn ngữ “bạn có thể đọc được mọi thứ trong đó, thậm chí cả về giới tính, chúng giống như là những trang Blog ngày nay”.


Năm 1976, Dư Hoa tốt nghiệp phổ thông trung học ở tuổi 16 và theo học khoá đào tạo để trở thành một nha sĩ, ông đã làm công việc này trong thời gian 5 năm. Ông bộc bạch “Bên trong miệng là nơi có những cảnh tồi tệ nhất thế giới”.

 

Sau khi quyết định bỏ nghề nha sĩ, ông làm việc cho một cơ quan văn hoá địa phương và bắt đầu viết truyện ngắn và tiểu thuyết. Cuối những năm 70 và đầu 80, Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa nên những tác phẩm văn học Phương Tây dễ dàng du nhập vào quốc gia này. Dư Hoa nhận thấy bản thân mình rất có cảm hứng với các tác phẩm của một số nhà văn như: Franz Kafka, Gabriel García Márquez và Jorge Luís Borges nhưng lại không xác định được mình muốn viết một tác phẩm thuộc thể loại hư cấu hay hiện thực. Cuốn sách đầu tay của ông mang tính chất hư cấu và hàm chứa những điều sau này ông gọi là “một cơn thịnh nộ chống lại thế giới” một phản ứng với tính tàn bạo khôn cùng mà ông đã được chứng kiến trong cuộc Cách mạng Văn hoá của Trung Quốc.

 

Cuốn sách đầu tay của ông với tựa là “"Leaving Home at 18," được xuất bản năm 1987, khi ông vừa tròn 27 tuổi. Mặc dù không bán chạy nhưng nó đã giúp ông trở thành người nổi tiếng trong nghề nghiệp mới của mình. Tiếp theo là những tập truyện ngắn- thuộc thể loại hư cấu, chứa đựng những cảnh làm tình và bạo lực cũng được xuất bản trong khoảng thời gian đó và nhà văn Dư Hoa nhanh chóng nổi lên như một ngôi sao trong dòng văn học hiện thực Trung Quốc.

 

Năm 1992, ông tiếp tục xuất bản cuốn tiểu thuyết “To live” sau này được đạo diễn Trương nghệ Mưu chuyển thế thành phim và bộ phim đã giành được giải thưởng “The Grand Jury Prize” tại liên hoan phim “Cannes” năm 1994, bộ phim đã giúp cho đạo điễn Trương trở thành một đạo điễn tên tuổi đồng thời những cuốn tiểu thuyết của Dư Hoa cũng trở thành những cuốn tiểu thuyết đắt khách nhất tại Trung Quốc.

 

Năm 1996, với cuốn tiểu thuyết "Chronicle of a Blood Merchant," một lần nữa Dư Hoa lại trở nên nổi tiếng và được coi như một trong những nhà văn hàng đầu của Trung Quốc, bên cạnh các tác giả tên tuổi khác như: Mo Yan and Wang Anyi.

 

Được biết cả hai cuốn tiểu thuyết "To Live" và "Chronicle" đều được dịch sang tiếng Anh và xuất bản tại Mỹ bởi nhà xuất bản Random House đồng thời lọt vào danh sách 10 cuốn sách có ảnh hưởng nhất tại Trung Quốc trong thập kỷ trước. Và đến năm 1998, nhà văn Dư Hoa đã giành được giải thưởng văn chương có uy tín tại Ý- “Premio Grinzane Cavour Award”, trước đó 2 nhà văn Nadine Gordimer và Günter Grass cũng đã giành được giải thưởng này.

 

Sau nhiều tác phẩm được xuất bản kể từ năm 1987, Dư Hoa lại gác bút. Ông đã không xuất bản một cuốn tiểu thuyết nào khoảng thời gian 10 năm. Ông cho biết, phần lớn thời gian đó ông dành cho những chuyến du ngoạn, viết tiểu luận và tập trung đọc một cuốn tiểu thuyết lịch sử đồ sộ.

 

Cách đây 2 năm, sau 7 tháng du lịch tại Mỹ, ông lại bắt tay vào viết một câu chuyện miêu tả một Trung Quốc hoàn toàn mới mẻ qua cuộc sống của hai anh em nhân vật Li Guangtou và Song Gang trong cuốn “Brothers”. Ông cho rằng “thế hệ của tôi dường như có nhiều kinh nghiệm hơn bất cứ thế hệ nào” và “trong 20 năm đầu cuộc đời tôi, tôi đã sống phải sống trong cảnh nghèo đói và bị áp bức. 20 năm tiếp theo là thời gian dành cho việc kiếm tiền và tự do. Tôi muốn viện dẫn 2 khoảng thời gian này trong mọi cuốn sách tôi viết”.

 

Theo một quan chức của 2 nhà xuất bản, cuốn tiểu thuyết “Brothers” đã được 2 nhà xuất bản Penguin Books và Random House thương thảo để xuất bản bằng tiếng Anh.

 

Trong tập 1 của cuốn sách, người em đã trải qua thời kỳ cuộc Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc, một đề tài phù hợp với sự hài hước đầy ẩn ý của Dư Hoa. Tập 1 kết thúc với cảnh cha của hai cậu bị một đám đông đánh tới chết, khiến họ trở thành những kẻ mồ côi. Trong cuốn sách thứ hai, là cuộc cải cách kinh tế của những năm 1980 đã diễn ra, 2 đứa trẻ đã bị nhiễm thói hư tật xấu trong cuộc đua mưu cầu sự sung túc của Trung Quốc.

 

Cả phần của cuốn sách tập trung vào miêu tả thế giới của những kẻ mới phất lên, những người công nhân, những người thất nghiệp, những kẻ lừa đảo và sự thay đổi của những số phận trong hai thời đại hoàn toàn khác nhau. Nhà văn Dư Hoa cho biết : “ ‘Brothers’ là tác phẩm tôi ưng ý nhất”

Bên cạnh sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả, cuốn tiểu thuyết vẫn bị coi tâm điểm của những lời chỉ trích. Sun Kai- Tổng biên tập tạp chí Oriental Outlook của Trung Quốc cho rằng: trong bất cứ trường hợp nào, giới văn học Trung Quốc đã bị tai tiếng bởi những cuốn sách. Và “tôi thực sự thất vọng với ‘Brothers’, tôi thực sự không hiểu tại sao một nhà văn quan trọng và nổi tiếng, người mà trước đây đã có nhiều kiệt tác, lại có thể xuất bản một cuốn tiểu thuyết rất lố bịch như thế này, …” Những cuốn tiểu thuyết được so sánh với "Brothers" là "Shanghai Baby," và "Beijing Doll,", 2 cuốn sách phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc của hai cây bút trẻ tuổi miêu tả chi tiết về cuộc sống phòng the của họ.

 

Nhưng Dư Hoa không lên tiếng xin lỗi, hoặc về chủ đề hoặc về lối viết của mình. Ông cho biết, ông muốn chỉ ra rằng, về một phương diện nào đó, những người mất trí liên quan tới cuộc Cách mạng Văn hoá của Trung Quốc cũng có thể nhận thấy được sự phát triển kinh tế của giai đoạn này. Và “Trong cuộc cách mạng văn hoá, chúng tôi đã sống trong một xã hội bảo thủ, và mọi thứ thật là điên rồ, mọi thứ đều có màu đen và trắng, nếu bạn thuộc về phía sai, bạn sẽ phải chết, nhưng để bắt kịp sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng là sự điên rồ. Những điều tồi tệ đã diễn ra. Xã hội Trung Quốc ở trong tình trạng trống rỗng. Sau khi mọi người có nhiều tiền, họ không biết phải làm gì tiếp theo”.

 

Một sự minh hoạ hoàn hảo cho chủ đề trong “Brothers”là nhân vật Li Guangtou, người đã trở thành một trong những doanh nhân giàu có nhất trung quốc “Anh ta đang nghĩ cách sử dụng khoản tiền 20 triệu đô la khi ngồi trên con tàu con thoi không gian  Soyuz  của Nga trên chuyến hành trình ra ngoài vũ trụ”. Dư Hoa miêu tả: “ngồi trong nhà vệ sinh mạ vàng nổi tiếng của anh ta, Li nhắm mắt và mường tượng ra cách anh ta sẽ bay lơ lửng trong quỹ đạo, bao quanh bởi một sự im lặng thăm thẳm. Chứng kiến cách mà trái đất rộng lớn từ từ quay tròn, anh ta sẽ không còn cảm thấy buồn, và những giọt nước mắt sẽ không đọng trong mắt nữa. Sau đó anh ta bỗng nhận ra rằng, mình không có lấy một người bà con thân thuộc nào trên trái đất”.

 

Dư Hoa nhận định, sự biến đổi từ cuộc Cách mạng Văn hoá Trung Quốc cho tới một nền kinh tế đang lớn mạnh như ngày nay chỉ đơn giản là Trung Quốc đã đi từ thái cực này tới thái cực khác, và  “nếu bạn muốn nói về một đất nước Trung Quốc hiện đại, nhất định bạn phải hiểu được cuộc Cách mạng Văn hoá, nó không chỉ về tiền bạc. Trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng không có sân khấu cho các cá nhân, chỉ có của chính phủ”. Hiện nay, đã có một sân khấu cho mọi người. Và hàng ngày bạn có thể xem các vở diễn”. Ông cho biết thêm, trở lại những năm 1960, chính phủ điều hành mọi mặt của cuộc sống con người, bao gồm cả người mà họ muốn kết hôn. Ngày nay “con người rất háo hức với sự tự do, tiền bạc, tự do về giới tính và mọi thứ. Có thể là có quá nhiều tự do”.

 

Tóm lại, mặc cho các nhà phê bình có thể tán dương hay chỉ trích, với lối viết mới mẻ và độc đáo trong “Brothers” của nhà văn Dư Hoa đã làm nhiều độc giả rơi lệ và tạo nên một thành công lớn trên thị trường sách Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới.

 

Mỹ Duyên lược dịch

 Nguồn: VNT

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.