Apr 25, 2024

Tác giả

Lưu Quang Vũ
Hình ảnh
Lưu Quang Vũ
#1

tiểu sử tác giả

Lưu Quang Vũ (1948-29/8/1988) là tên khai sinh. Quê gốc: Quảng Nam. Sinh năm 1948 tại Phú Thọ. Mất năm 1988 trong một tai nạn giao thông trên đường 5.

Lưu Quang Vũ làm thơ từ thuở học cấp ba. Rời ghế trường trung học, vào bộ đội anh viết nhiều hơn và bắt đầu đăng báo. Năm 1968, hai mươi bài thơ đầu tay chọn in chung vào tập Hương cây bếp lửa giới thiệu một hồn thơ trong trẻo, đắm đuối mơ mộng và cũng còn nhiều dấu vết của sách vở nhà trường. Đắm đuối là đặc điểm suốt đời thơ Lưu Quang Vũ. Đặc điểm ấy ít thấy ở các nhà thơ khác cùng thời với anh. Hình như từ sau cách mạng tháng 8-1945, thơ chúng ta chuộng sự tỉnh táo với những thi liệu lấy từ thực tế cuộc sống. Vào những năm 60, một vài nhà thơ có uy tín đã kêu lên: thơ cần mê hơn... Lưu Quang Vũ mới đến đã đáp ứng được yêu cầu đó. Tìm ra những yếu tố tạo nên sự mê đắm này chính là tìm được đặc trưng cảm xúc của Lưu Quang Vũ.

Anh cảm thụ đời sống không chỉ bằng nhận thức mà bằng cả giác quan. Cảm giác là hạt nhân đầu tiên của cảm hứng Lưu Quang Vũ. Cảm giác gọi những ý thơ tuôn chảy. Đọc thơ anh ít thấy dấu vết của bố cục, cảm hứng liền dòng ào ạt, đầy ắp hình ảnh, ảnh thực và ảnh ảo, hiện thực và tưởng tượng, sách vở và đời sống hòa quyện thúc đẩy nhau trong các câu thơ dồn dập. Anh viết như trong một cơn say, bất chấp sự cực đoan và phi lý trong chi tiết. Thế giới trong thơ anh là thế giới của tưởng tượng. Giàu tưởng tượng nên mới thành đắm đuối. Trong thơ anh có cánh buồm đen của tên cướp bể, có ngọn lửa bập bùng người Âu Lạc múa trên châu thổ sông Hồng còn nguyên nếp phù sa. Có những đoạn thơ anh làm mê lòng ta như cổ tích: Trung Hoa của tuổi thơ/Tiếng ngựa hí đêm khuya/Đoàn xe Chiến Quốc đi trong tuyết/Rũ rượi tóc râu, đao thương sáng quắc/Não bạt thanh la xủng xoẻng/Dữ tợn mà sầu thương.

Đắm đuối là bản sắc cảm xúc Lưu Quang Vũ. Nó tạo nên sức lôi cuốn ma quái ở thơ anh và cũng tạo nên lắm vất vả cho đời anh. Lưu Quang Vũ đã trải qua những năm tháng lao đao ngay ở tuổi thanh niên: ra bộ đội, không việc làm, gia đình tan vỡ, con nhỏ, chiến tranh đang ở thời kỳ ác liệt, cuộc sống khó khăn, xã hội xuất hiện nhiều tiêu cực... Tình cảnh đó đã được diễn đạt chân thành bằng một nghệ thuật thơ thuần chín, trong khoảng hai năm 1971, 1972, tập trung trong tập Cuốn sách xếp lầm trang (bản thảo, chưa in trọn vẹn). Nội dung khác với giai đoạn trước vốn trong trẻo và cũng khác với giai đoạn sau, đã thăng bằng. Giai đoạn này tâm hồn anh như già đi trong những cảm xúc tê tái. Đây là thơ được viết ra từ một thúc bách nội tâm, từ cảnh ngộ cá thể của mình. Chúng ta đọc thơ cần có sự cảm thông, đừng máy móc cào bằng, đòi hỏi thơ ai cũng phải có một công dụng tức thì với xã hội. Thơ hay bao giờ cũng có công dụng, nhưng là một công dụng xa, giúp cho sự hình thành nhân cách con người. Nhân cách hình thành từ những chiêm nghiệm. Thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn này rất nhiều chiêm nghiệm. Anh nhìn và khái quát việc đời trên cảnh ngộ của anh. Anh thấy cuộc đời lúc đó như cuốn sách xếp lầm trang: chuyện đôi trai gái tự tình lẫn với chuyện chia gia tài, gián điệp lẫn với triết gia và lái bò... Có thể có một chút bi quan quá sớm, nhưng cũng đã thấy một linh cảm trước thời cuộc. Mười bảy năm sau những chủ đề này sẽ trở lại trong kịch Lưu Quang Vũ và làm sôi động sân khấu cả nước. Sức mạnh hiện thực đã thấm vào tâm hồn nhiều mơ mộng ấy. Mùi lá bưởi lá chanh nên thơ và phù phiếm sẽ không bao giờ còn quay lại tô điểm cho cái hiện thực dữ dằn của chiến tranh nữa. Lưu Quang Vũ khai thác chất thơ hoàn toàn khác với giai đoạn đầu cầm bút. Thay vì sự ca ngợi ngọt ngào là sự chất vấn rát bỏng: Những tuổi thơ không có tuổi thơ/Những đôi mắt tráo trơ mà tội nghiệp/Chúng ăn cắp đánh nhau, chửi tục/Lang thang hè đường, tàu điện, quán bia/Những bông hoa chưa nở đã tàn đi/Những cành cây chưa xanh đã cỗi/(...) Sao mọi người có thể dửng dưng/Nhìn em đi trên đường tối/Mọi người đều có tội/Trước tuổi thơ đã chết của em.

Anh bộc lộ: Những chữ đẹp xưa giờ đã bỏ tôi rồi. Đối mặt với anh là: Những chữ như đinh nhìn tôi sắc nhọn/ Chữ gầy guộc, chữ bùn lầy cống rãnh... Và anh quyết liệt đổi thay: Những chữ đẹp xưa giờ tôi đuổi đi rồi/ Bao chữ mới đang ầm ầm đập cửa/ Thơ rộng dài cánh lớn hãy bay đi. Giai đoạn này Lưu Quang Vũ có bước tiến dài về nghệ thuật. Tôi cho rằng thời gian này là điểm đỉnh trong đời thơ Lưu Quang Vũ. Sau này anh viết ấm áp hơn nhưng không tài bằng. Cái tài của anh là ở chỗ từ những việc, những vật cụ thể anh làm bật lên được một cảm xúc, một nhận thức, một tâm trạng vốn rất khó nắm bắt. Hạt mưa đen rơi trên ô kính vỡ. Sao hạt mưa có màu đen. Ai biết? Chỉ biết nó gợi tro than, loạn lạc, ly tán...

Lưu Quang Vũ thuộc tạng người chỉ tin ở mắt mình, chỉ tin ở lòng mình. Mắt anh thấy và tim anh đau nhói anh đều viết thành thơ. Anh muốn trung thành với tình cảm nguyên sơ của mình. Anh không bận tâm lắm đến sự xác định là cá biệt hay phổ biến, bản chất hay hiện tượng.

Cảm hứng dân tộc hình thành sớm và phát triển dần thành cảm hứng mạnh trong Lưu Quang Vũ. Đất nước mang hình chiếc đàn bầu, với những chị hai, những mắt một mí, những cơi trầu, những câu hát giao duyên... bao nhiêu lần trở đi trở lại trong tình trong ý Lưu Quang Vũ, tạo nên nét duyên riêng đắm đuối trong thơ anh. Anh viết rất tạo hình, có lẽ vì anh còn là một họa sĩ: Những con chim lạc mỏ dài/Bay qua vầng trăng lớn.

Đặc biệt là sức gợi từ những chi tiết nhỏ đan vào các ý thơ: Cánh rừng sẫm tắm hoàng hôn đỏ rực/Cất tiếng kêu hoang dại dưới đêm nồng.

Một chữ nồng đã phả vào đêm cái hơi hướng nhiệt đới còn nguyên sơ làm khung cảnh trở nên phập phồng sự sống.

Những bài thơ anh viết ở thập niên 80 như đối nghịch với các bài thời 71, 72. Nhưng thật ra giai đoạn trước kiến tạo cho giai đoạn sau. Sức nặng của câu thơ yêu đời được hình thành từ câu thơ mất mát. Qua mất mát mới biết giá trị của sự có lại: Mùa gió mới có em tôi có lại/Bài hát cũ tôi hát cùng đồng đội/Lại dập dồn như gió khắp rừng khuya.

Giữa lúc anh đang hào hứng viết cả thơ lẫn kịch, năng suất kỳ lạ, dự định táo bạo, thì tai nạn ập đến. 1948-1988. Cuộc đời anh mới 40 năm tuổi đã dừng, sự đóng góp của anh ở thơ, ở kịch đã được đời ghi nhận như một trong các sự kiện nghệ thuật cuối thế kỷ XX.

4-1-2002, Vũ Quần Phương


1. Anh đã mất chi anh đã được gì 46. Hải Phòng, mùa đông 91. Những chuyến bay
2. Anh chẳng còn gì nữa 47. Hơi ấm bàn tay 92. Những con đường
3. Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa 48. Hoa tầm xuân 93. Những ngọn nến
4. Áo cũ 49. Hoa tigôn 94. Những ngày chưa có em
5. Đất nước đàn bầu 50. Hoa vàng ở lại 95. Những ngày hè cuối
6. Để sống nơi đây 51. Không đề (I) 96. Những người đi năm ấy
7. Đáng lẽ 52. Không đề (II) 97. Những người trẻ
8. Đêm đông chí uống rượu với bác Lâm và bác Khánh nói về những cuộc chia tay thời loạn 53. Không đề (III) 98. Những tuổi thơ
9. Đêm hành quân 54. Không đề (IV) 99. Những vườn dâu đã mất
10. Bầy ong trong đêm sâu 55. Không đề (V) 100. Nhà chật
11. Bài ca trên bán đảo 56. Khúc hát 101. Phố huyện
12. Bài hát ấy vẫn còn là dang dở... 57. Lại sắp hết năm rồi 102. Phố ta
13. Bài hát trong một cuốn phim cũ 58. Lời cuối 103. Quả dưa vàng
14. Bài thơ khó hiểu về em 59. Lá bưởi lá chanh 104. Quán cà phê ngoại ô
15. Bây giờ 60. Lá thu 105. Quán nhỏ
16. Buổi chiều ấy 61. Lý thương nhau 106. Sông Thương
17. Buổi chiều đón con 62. Mấy đoạn thơ 107. Suy tưởng
18. Cầu nguyện 63. Mấy đoạn thơ về lửa 108. Tầng năm
19. Cánh đồng vàng thu 64. Mắt của trời xanh 109. Từ biệt
20. Có những lúc 65. Mắt một mí 110. Tôi chẳng muốn kỷ niệm về tôi là một điệu hát buồn
21. Chưa bao giờ 66. Mặt trời trong trí nhớ 111. Thằng Mí
22. Chia tay 67. Một thành phố khác một bờ bến khác 112. Thị trấn biển
23. Chiều 68. Máy nước đầu ngõ 113. Thức với quê hương
24. Chiều chuyển gió 69. Mây trắng của đời tôi 114. Tháng năm
25. Chiều cuối 70. Móng tay trên đá 115. Thôn Chu Hưng
26. Chuyện nhỏ bên sông 71. Mùa gió 116. Thơ gửi người tình cuối cùng
27. Cuốn sách xếp lầm trang 72. Mùa thu ấy vẫn còn nguyên ở đó 117. Thơ ru em ngủ
28. Dành cho em 73. Mùa xoài chín 118. Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên (I)
29. Di chúc tình yêu 74. Mùa xuân lên núi 119. Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên (II)
30. Em (I) 75. Mưa 120. Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên (III)
31. Em (II) 76. Mưa dữ dội trên đường phố trên mái nhà... 121. Thư viết cho Quỳnh trên máy bay
32. Em - tình yêu những năm đau xót và hy vọng 77. Nếu đó là tội lỗi... 122. Thu
33. Em có nghe... 78. Nửa đêm nỗi nhớ... 123. Tiếng Việt
34. Em sang bên kia sông 79. Nửa đêm tới thành phố lạ gặp mưa 124. Tiễn bạn
35. Em vắng 80. Nói với con cuối năm 125. Trên cầu Long Biên
36. Gửi em và con 81. Nói với mình và các bạn 126. Trưa nay
37. Gửi mẹ 82. Nơi ấy 127. Trung Hoa
38. Gửi một người bạn gái 83. Ngày ấy 128. Tuổi thơ
39. Gửi tới các anh 84. Ngày hè trở rét 129. Vẫn thơ tình viết về một người đàn bà không có tên
40. Gửi... 85. Ngã ba thị xã 130. Và anh tồn tại
41. Ghi vội một đêm 1972 86. Ngã tư tháng Chạp 131. Vườn trong phố
42. Giấc mộng đêm 87. Người cùng tôi 132. Viết cho em từ cửa biển
43. Giấc mơ của anh hề 88. Người con giai đến phòng em chiều thu 133. Viết lại một bài thơ Hà Nội
44. Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi 89. Những bạn khuân vác 134. Việt Nam ơi
45. Hai bài thơ xuân 90. Những chữ...


***

Tiểu sử
Ông sinh tại tại Phú Thọ nhưng quê ở Quảng Nam, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú thọ cùng cha mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.

Từ 1965 đến 1970 ông nhập ngũ, phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân. Đây là thời kỳ thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ.

Từ 1970 đến 1978: xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp-phích,...

Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ.

Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ. Sau khi ông mất, đã có nhiều dư luận xung quanh vụ tai nạn này. [1]

Tất cả các bài của tác giả Lưu Quang Vũ:

Những Điều Sỉ Nhục Và Căm Giận - Thơ đấu tranh - Jun 11, 2018
Đêm đông chí uống rượu với bác Lâm và bác Khánh nói về những cuộc chia tay thời loạn - Thơ mới hiện đại VN - Jul 05, 2008
Anh chẳng còn gì nữa - Thơ mới hiện đại VN - Jul 05, 2008