Apr 19, 2024

Đường thi Trung Quốc

Những Bài Thơ Đường Nổi Tiếng của Trung Quốc
Nhiều Tác Giả * đăng lúc 03:32:08 AM, Mar 23, 2015 * Số lần xem: 20337
Hình ảnh
#1
                                                      Nguồn Internet

 

 

 

Nói đến thơ Trung Quốc , người ta chỉ nói đến thơ Đường. Đành rằng trước đó ai đã có những phong dao luyến ái trong kinh thi . Những tác phẩm trử tình của Khuất Nguyên, Tống Ngọc trong sở từ những bài ca của họ Tào thời Kiến An và những bài thơ điền viên của Đào Uyên Minh đời Tấn nhưng chỉ là những ngôi sao sáng rời rạc lẻ tẻ , sánh sao được với cả bầu trời đầy tinh tú, có chị Hằng , có sông Ngân có sao bắc đẩu , có thơ Đường . Quả thật là thời đại hoàng kim của thi ca Trung Quốc

 

 

 

 

SƠ ĐƯỜNG ( 618-713 )


Vương Bột – Dương Quýnh – Lữ chiếu Lân –Lạc Tân Vương –Thượng Quan Nghi –Thẩm Thuyên Kỳ -Tống Chi Vấn –Đỗ Thẩm Ngôn –Vi Thừa Khánh –Hạ Tri Chương –Trương Nhược Hư – Lưu Hi Di – Trần Tử Ngang – Trương Cửu Lình


 VƯƠNG BỘT


TƯ QUY


Trường Giang bi dĩ trệ

Vạn lý niệm tương quy

Huống phục cao phong vãn

Sơn sơn hoàng diệp phi

 

NGHĨ TRỞ VỀ


Trường Giang đượm sầu thương

Muôn dặm nghĩ về làng

Chiều tối gió cao thổi

Núi non bay lá vàng

 

 

THƯỢNG QUAN NGHI

 

LẠC ĐÊ HIỂU HÀNH


Mạch mạch quảng xuyên lưu

Khu mã lịch trường châu

Thước phi sơn nguyệt thự

Thuyền táo dã phong thu


TRỜI SÁNG ĐI TRÊN ĐÊ SÔNG LẠC


Sông rộng trôi cuồn cuộn

Bãi dài ngựa ruổi mau

Thước bay trăng núi sáng

Ve rộn gió đồng thâu

                                                                                   VƯƠNG BỘT

 

 

VI THỪA KHÁNH

 

NAM HÀNH BIỆT ĐỆ

 

Đạm đạm trường giang thủy

Du du viễn khách tình

Lạc hoa tương dữ hận

Đáo địa nhất vô thanh

 

TỪ BIỆT EM ĐI XUỐNG PHÍA NAM


Nước sông trôi lặng lẽ

Viễn khách nhớ thương dài

Hoa rụng sầu tê tái

Nhẹ nhàng không tiếng rơi

 

 

HẠ TRI CHƯƠNG


 

HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ ( I )


Thiếu tiểu ly gia , lão đại hồi

Hương âm vô cải , mấn mao thôi

Nhi đồng tương kiến bất tương thức

Tiểu vấn “khách tòng hà xứ lai”


 

NGẪU NHIÊN VIẾT KHI VỀ LÀNG ( I )


Trẻ đi , già trở lại nhà

Giọng quê không đổi , sương pha mái đầu

Gặp nhau mà chẳng biết nhau

Trẻ cười hỏi “ khách từ đâu đến làng”


 

HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ ( II )


Ly biệt gia hương tuế nguyệt đa

Cận lai nhân sự bán tiêu ma

Duy hữu môn tiền kính hồ thủy

Xuân phong bất cải cựu thời ba

 

NGẪU NHIÊN VIẾT KHI VỀ LÀNG ( II )


Quê nhà xa cách trãi bao thu

Nhân sự gần đây đã xác xơ

Riêng có kính hồ bày trước cửa

Gió xuân không đổi sóng thời xưa

 

THỊNH ĐƯỜNG ( 713 - 766 )

Đường Huyền Tông - Vương Hàn - Vương Chi Hoán – Vương Xương Linh – Cao Thích – Sầm Tham – Mạnh Hạo Nhiên – Vương Duy – Trương Thuyết – Tổ Vịnh – Thôi Hiệu – Trương Kế

 

 

ĐƯỜNG HUYỀN TÔNG

Đường Huyền Tông có bài thơ QUA NƯỚC LỖ TẾ KHỔNG TỬ rồi thở than

Chẳng biết bởi đâu mà Khổng Tử

Suốt đời lận đận biết bao phương

Chốn xưa đây vẫn làng châu thị

Nhà cũ nay là cung Lỗ Vương

Than phượng , luống thương mình bĩ vận

Khóc lân , riêng oán đạo cùng đường

Ngắm trông đồ tế bên hai trụ

Ngỡ giống như trông giấc mộng vàng

 

 

 

VƯƠNG HÀN

Vương Hàn tự là Tử Vũ người đất Tấn Dương tỉnh châu

 

LƯƠNG CHÂU TỪ

Bồ đào mỹ tữu , dạ quang bôi

Dục ẩm , tỳ bà mã thượng thôi

Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?

 

LƯƠNG CHÂU TỪ

Đây rượu bồ đào , đây chén ngọc

Muốn say đàn đã giục ra đi

Ai cười chiến địa mình say ngủ

Chinh chiến xưa nay mấy kẻ về

 

 

VƯƠNG CHI HOÁN

 

XUẤT TÁI


Hoàng hà viễn hướng bạch vân gian

Nhất phiến cô thành vạn nhận san

Khương địch hà tu oán dương liểu?

Xuân phong bất độ ngọc môn quan

 

RA NƠI QUAN ẢI


Hoàng hà chảy mãi vào mây trắng

Một mảng thành trơ ngất đỉnh ngàn

Sáo mọi há nên hờn oán liễu

Gió xuân không đến ngọc môn quan

 

 

VƯƠNG XƯƠNG LINH

Có tự là Thiếu bá người Giang Minh đậu tiến sĩ hàn lâm chức hiệu Thư lang,sau không thận trọng về hành vi bị biếm ra làm quan úy tại Long Tiêu ở phía tây sông Tương .Gặp lúc loạn lạc trở về nhà thì bị thứ sử Lưu Khưu Hiển tư thù giết


 

KHUÊ OÁN


Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu

Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu

Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc

Hối giao phu tế mịch phong hầu


KHUÊ OÁN


Thiếu phụ phòng khuê chẳng biết sầu

Ngày xuân trang điểm bước lên lầu

Chợt trông sắc liễu bên đường thắm

Tiếc đã khuyên ai kiếm tước hầu

 

 

VƯƠNG DUY

 


TỐNG XUÂN TỪ


Nhật nhật nhân không lão

Niên niên xuân cánh quy

Tương quan hữu tôn tữu

Bất dụng tích hoa phi


 

LỜI TIỄN XUÂN


Ngày qua ngày lại gìa đâu tới

Xuân thắm năm năm trở lại đây

Vui vẽ cùng nhau say cất chén

Tiếc làm chi nữa cánh hoa bay

 

 

 VƯƠNG DUY

 

 

 

THÔI HIỆU ( ? -754 )

Người Biện Châu nay là huyện Khai Phong tỉnh hà Nam . Đậu tiến sĩ, tính lãng mạn, cờ bạc rượu chè hay rẫy vợ làm đến chứ tư huân viên ngoại lang

 


HOÀNG HẠC LÂU


Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ

Thử địa không dư hoàng hạc lâu

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản

Bạch vân thiên tải không du du

Tình xuyên lịch lịch hán dương thụ

Phương thảo thê thê oanh vũ châu

Nhật ngộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu

 


LẦU HOÀNG HẠC


Người xưa cởi hạc đến nơi đâu

Hoàng hạc còn đây một mái lầu

Hạc đã một đi không trở lại

Mênh mang mây trắng xóa ngàn thâu

Hán Dương sông tạnh , cây in sắc

Anh vũ bờ thơm , cỏ biếc màu

Chiều tối trông vời đâu cố quân ?

Trên sông khói sóng giục ai sầu

 

             Trần Trọng San dịch

CHÙA GIANG THÀNH TÔ CHÂU

 

 

TRƯƠNG KẾ ( khoảng trước sau năm 756 )

Tự là Ý Tôn, người Tương Châu nay thuộc tỉnh Hồ bắc đậu tiến sĩ cuối thời Đại Lịch. Vào triều làm chức Tự bộ viên ngoại lang , rồi ra coi việc tài phú tại Hồng Châu và mất tại đây


 

PHONG KIỀU DẠ BẠC


Nguyệt lạc , ô đề sương mãn thiên

Giang phong , ngư hỏa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

 


BAN ĐÊM ĐẬU THUYỀN TẠI SÔNG KIỀU


Trăng tà , tiếng quạ kêu sương

Lửa chài , cây bến , sầu vương giấc hồ

Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

            

                        Tản Đà dịch

 

ĐIỂN TÍCH

Đêm ấy vị tăng chùa Hàn San làm hai câu đầu nhưng rồi bí hai câu sau mà thao thức suốt đêm. Chú tiểu xin phép được đọc hai câu sau mà chú cũng đã làm cũng trong cùng đêm thao thức. Tình cờ hai câu sau rất hợp với hai câu trước tạo nên bài thơ tuyệt tác này :

Hai câu của vị tăng :

Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung

Bán tự ngân câu , bán tự chung

Hai câu của chú tiểu:

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn

Bán trầm thủy để , bán phù không


Dịch thơ :


Mồng ba mồng bốn trăng mờ

Nữa dường móc bạc nữa như cung trời

Một bình ngọc trắng chia hai

Nữa chìm đáy nước , nữa cài tầng không


Nhưng cũng thật tình cờ làm sao đêm ấy Trương Kế cũng thao thức dưới con thuyền không ngủ được vì chưa tìm ra được hai câu cuối của bài thơ . Khi tiếng chuông chùa Hàn San cất lên thi sĩ thấy sảng khoái sung sướng làm sao và ngay lập tức đã làm tiếp hai câu cuối cùng mà ngày nay chúng ta được đọc tuyệt tác Phong kiều dạ bạc trên

 

 

HÀN SƠN TỰ

TRUNG ĐƯỜNG ( 766 – 835 )

Lư không Thự - Lư Luân – Đới Thúc Luân – Cố Huống – Hàn Hủ - Lý Ích – Nguyên Chấn – Lưu Vũ Tích – Vi Ứng Vật – Lưu Trường Khánh – Liêu Tông Nguyên – Hàn Dũ – Mạnh Giao – Gia Đảo – Trương Tịch – Thôi Hộ - Đổ Thu Nương

LƯU VŨ TÍCH

 

ẨM TỮU KHÁN MẨU ĐƠN


Kim nhật hoa tiềm ẩm

Cam tâm túy sổ bôi

Đảm sầu hoa hữu ngữ

“ Bất vị lão nhân khai “


 

UỐNG RƯỢU XEM HOA MẪU ĐƠN


Hôm nay uống rượu trước hoa

Say sưa mấy chén gọi là mà thôi

Hoa kia mà biết hé môi

Sẽ rằng đâu nỡ vì người già nua


Hôm nay ngồi uống rượu trước hoa , ta cam lòng ngồi uống mấy chén say sưa nhưng buồn lòng ta không đổi mà lòng ai đã khác . Xưa kia khi ta còn trẻ trung uống rượu trước hoa thì hoa tươi hoa cười, nhưng nay ta già rồi , hoa không buồn tươi cười nữa . Giá bây giờ mà hoa chợt biết nói thì có lẽ hoa đã nói rằng “ hoa đâu có nở vì ông già “

 

THÔI HỘ

Tự là Âu Công người quận Bác Lăng nay là huyện Định Tính Trực Lệ lận đận khoa cử mãi đến năm thứ 12 niên hiệu Trinh Nguyên( 796 ) mới đậu tiến sĩ làm đến chức Tiết độ sứ lĩnh nam


 

ĐỀ TÍCH SỞ KIẾN XỨ


Khứ niên kim nhật thử môn trung

Nhân diện đào hoa tương ánh hồng

Nhân diện bất tri hà xứ khứ ?

Đào hoa y cựu tiếu đông phong


 

ĐỀ CHỔ ĐÃ TRÔNG THẤY NĂM TRƯỚC


Cửa này , năm ngoái , hôn nay

Hoa đào phản chiếu mặt ai ửng đào

Mặt người giờ ở nơi nao

Hoa đào vẫn đó cười , chào gió đông

 

Thôi Hộ là thi sĩ đẹp trai phong lưu nhưng ít giao du. Một hôm nhân tiết thanh minh dạo chơi ngoài thành , thấy một vườn hoa đào nở tươi thắm bèn gỏ cửa vào xin nước uống ,đồng thời để được thưởng hoa . Một người con gái mặt đẹp như hoa đào ra mở cửa hỏi rồi đem nước mời uống . Tiết thanh minh năm sau Thôi Hộ nhớ lại chuyện xưa bèn tìm lại nơi kỳ ngộ thì thấy cửa đóng then cài , chàng để lại một bài thơ ở cửa rồi đi . Mấy hôm sau lại đến thì chợt nghe có tiếng người khóc . Một ông lão ra hỏi có phải là Thôi Hộ không , rồi kể lễ sự tình : Con gái cụ khi đọc bài thơ thì đã nhịn đói mà chết . Thôi Hộ vào khấn trước xác người con gái còn tươi như hoa . Cô gái sống lại cùng họ Thôi kết duyên chồng vợ

Đây là bài thơ tuyệt tác oan nghiệt của Thôi Hộ

 

 

VŨ NGUYÊN GIANG TÂY

 

ĐỖ THU NƯƠNG


Người đất Kim Lăng nay là huyện Giang Ninh tỉnh Giang Tô . Là thiếp của Lý Kỷ tiết độ sứ Trấn Hải . Lý Kỷ mưu phản bị giết . Bà nhờ có tài thơ được vua Đường Mục Tông đem về cho dạy học ở trong cung


 

KIM LŨ Y


Khuyến quân mạc tích kim lũ y

Khuyến quân tích thủ thiếu niên thì

Hoa khai kham chiết trực thu chiết

Mạc đãi vô hoa không chiết chi


 

ÁO TƠ VÀNG


Áo đẹp khuyên ai đừng luyến tiếc

Khuyên ai hãy tiếc thuỡ thanh xuân

Bẻ cành hãy bẻ mùa hoa nở

Đừng đợi tàn hoa mới bẻ cành

 

 

 

VÃN ĐƯỜNG ( 836 – 905 )

Lý Thương Ẩn - Đỗ Mục – Ôn Đình Quân – Tào Đường – Triệu Hổ - Trịnh Côc – Tiết Đào – Trần Đào – Vi Trang – Trần Ngọc Lan – Cáp Gia Vận


 

TRỊNH CỐC

 

HOÀI THỦY BIỆT HỮU


Dương Tử Giang đầu dương liểu xuân

Dương hoa sầu sát độ giang nhân

Sổ thanh phong địch ly đình vãn

Quân hướng Tiêu Dương , ngã hướng Tần


 

TỪ BIỆT BẠN TRÊN SÔNG HOÀI


Sông Dương xanh thắm hàng dương

Hoa dương xui khách sang ngang ngại ngần

Sáo chiều vẵng tiếng ly tan

Tiêu Dương bạn đến đường Tần tôi đi

 

 

LÝ BẠCH ( 701 – 762 )

 

Truyền thuyết kể rằng . Thân mẫu nằm mộng thành sao Trường canh rồi sinh ra ông nên ông lấy tên tự là Thái Bạch

Lý Bạch thông minh đĩnh ngộ là người hào hiệp cao nghĩa khinh tài trọng thí. Có đến làm dưới trướng của thứ sử Ích Châu Tô Đình được khen là thiên tài có thể sánh vai với Tư Mã Tương Như . Đi ngao du nhiều nơi . Kết bạn với các danh thơ nỗi tiếng Trung Hoa

Bị bệnh mất vào năm 762 thọ 62 tuổi . Có thuyết khác theo Đỗ Phủ , Vương Đình Bảo và Hồng Đông Trai thì Lý Bạch chết đuối tại sông Thái bạch ( huyện Đang Đồ ) trong khi say rượu . Tục truyền rằng Lý Bạch uống rượu say cúi xuống sông bắt lấy bóng trăng do đó chết đuối . Tại nơi này có một cái đài gọi là Tróc Nguyệt Đài ( Đài bắt trăng )


 

KÝ VIỄN


Mỹ nhân tại thời hoa mãn đường

Mỹ nhân khứ hậu dư không sang

Sàng trung tú bị quyển bất tẩm

Chi kim tam tải văn dư hương

Hương diệc cánh bất diệc

Nhân diệc cánh bất lai

Tương tư hoàng diệp tận

Bạch lộ thấp thanh đài


 

GỬI NGƯỜI ĐI XA


Người đẹp còn đây nhà đầy bông

Người đẹp đi rồi giường bỏ không

Trên giường chăn nệm không ai ngủ

Nay đã ba năm hương còn nồng

Hương không bay đi mất

Người xa không trở về

Nhớ nhau lá vàng rụng

Rêu xanh ướt não nề

 


 

KHUÊ TÌNH


Lưu thủy khứ tuyệt quốc

Phù vân từ cố quận

Thủy hoặc luyến tiền phố

Vân do quy cựu san

Hận quân lưu sa khứ

Khí thiếp Ngư Dương gian

Ngọc trợ dạ phù lưu

Song song lạc chu nhan

Hoàng điểu tọa tương bi

Lục dưỡng thùy cánh phan

Chúc cẩm tâm thảo thảo

Phiêu đăng lệ ban ban

Khuy kính bất tự thức

Huống nãi cuồng phu hoàn

 

 

 

TÌNH TRONG PHÒNG KHUÊ


Nước đến nơi xa thẳm

Mây từ biệt ải xưa

Nước còn thương bến cũ

Mây còn về núi nhà

Lưu Sa chàng lận đận

Ngư Dương thiếp xót xa

Đêm đêm tuôn đũa ngọc

Hai hàng trên mặt hoa

Chim cùng ta sầu khổ

Cành liễu ai người vin?

Lòng đau dệt bức gấm

Lệ rơi khêu gọn đèn

Soi gương ngỡ người lạ

Chàng về biết có quên

 


 

NGÔ VƯƠNG VŨ NHÂN BÁN TÚY


Phong độ hà hoa thủy điện hương

Cô Tô đài thượng yến Ngô Vương

Tây Thi túy vũ kiều vô lực

Tiếu ỷ đông song bạch ngọc sang

 

 

NGƯỜI MÚA CỦA NGÔ VƯƠNG TRONG LÚC DỠ SAY


Gió lộng hồ sen ngát điện hương

Cô Tô vui mở tiệc Ngô Vương

Tây Thi say múa thân mềm mại

Cười tựa bên song ngã xuống giường

 

 

 

 LÝ BẠCH

 

 

 

 

CẢNH HỒ NAM

 

ĐỖ PHỦ ( 712 – 720 )

Cháu 13 đời của Đỗ Dự . Một danh tướng đời Tần người Đỗ Lăng-Kinh Triệu , người ta còn gọi Đỗ Phủ là Đỗ thiếu Lăng, hay Đỗ công Bộ vì Đỗ Phủ có lúc làm quan ở công bộ.

Đỗ Phủ rất thông minh hoạt bát. Các danh sĩ Lạc Dương đương thời như Thôi Thượng , Ngụy Tâm Khải khi đọc thơ Đỗ Phurddeeuf khen là Ban Cố -Dương Hùng tái sinh . Ngoài tài làm thơ Đỗ Phủ còn có tài viết chử . Lên 9 tuổi đã viết được đại tự theo bút pháp Ngô Thế Nam

 


 

THU HỨNG ( Bài 1 )


Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu sơn , vu giáp khí tiêu sâm

Giang san ba lãng kiêm thiên dũng

Tái thượng phong vân tiếp địa âm

Tùng cúc lưỡng khai đa nhật lệ

Cố chu nhất hệ cố viên tâm

Hàn y xứ xữ thôi đao xích

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm

 

 

THU HỨNG


Rừng phong móc phủ cảnh thê lương

Mờ mịt vu sơn luống đoạn trường

Trời rộn Tràng giang làn sóng nổi

Đất liền quan ải khói mây tràn

Nở hai mùa cúc hàng châu lệ

Buộc một con thuyền bùng cố hương

Giục giã nơi nơi may áo lạnh

Thành chiều Bạch đế tiếng chày vang

 


 

THU HỨNG   ( Bài 2 )


Thành phụng cô liêu nắng xế tà

Nương sao nam đẩu ngóng kinh hoa

Tai nghe tiếng vượn rơi hàng lệ

Bước lỡ thuyền quân nhớ bạn xa

Dinh vẽ lò hương rầu gối mộng

Kèn sầu lũy vắng quạnh lòng ta

Hãy trông bóng nguyệt in trên đá

Đã chiếu bờ lau mấy đóa hoa

 

 

 

ĐỖ PHỦ

 

 

 

BẠCH CƯ DỊ ( 772 – 846 )

Sinh năm thứ 7 niên hiệu Đại Lịch 772 ,mất năm thứ 6 niên hiệu Hội Xướng 846 . Lớn hơn Nguyên Chẩn 7 tuổi, Liểu Tông 1 tuổi và nhỏ hơn Hàn Dũ 4 tuổi . Cùng tuổi với Lưu Vũ Tích, theo lời Bạch Cư Dị thì ông là dòng dõi của tướng Bạch Khởi nước Tấn người Sơn Tây Thái Nguyên . Đến đời Tằng Tổ Bạch Ôn mới dời sang Thiểm Tây phía nam sông Vị , ông sinh tại huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam

 


TRÌ THƯỢNG


Tiểu oa sanh tiểu đỉnh

Thâu thái bạch liên hồi

Bất giải tang tung tích

Phù bình nhất đạo khai


 

TRÊN AO

Người xinh bơi chiếc thuyền xinh

Bông sen trắng nõn trắng tinh hái về

Hớ hênh dấu vết không che

Trên ao để một luồng chia mặt bèo

                         Tản Đà dịch


TRÊN AO


Một cô gái nhỏ bơi thuyền nhỏ

Đi hái hoa sen trắng trở về

Không biết khôn ngoan che dấu vết

Mặt bèo để hở một đường đi

                     Trần Trọng San dịch


Các tác phẩm Tỳ bà hành, trường hận ca là những tâm sự ông viết năm 28 tuổi

 

                                                                                       BẠCH CƯ DỊ

 

 

 

 


 

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.