Apr 29, 2024

Tùy bút - Bút ký

Hồi ức về Đà Lạt Xưa
Không biết tên tác giả * đăng lúc 02:21:53 PM, Oct 31, 2023 * Số lần xem: 283

 

*              
 
                                  Hồi ức về Đà Lạt Xưa
          

 
Hồi ức về Đà Lạt Xưa

Hồi ức của tôi về xứ sở Sương Mù bắt đầu từ năm 1953, khi đó mấy mẹ con tôi từ phi trường Gia Lâm, Hà Nội, bay thẳng vào Đà Lạt còn bố thì đã vào trước vì ông phục vụ trong lực lượng Ngự Lâm Quân của Vua Bảo Đại tại đất Hoàng triều Cương thổ.

Máy bay nhà binh đáp xuống phi trường nhỏ ở gần thác Cam Ly cách thành phố hơn 3km (chứ không phải là phi trường lớn Liên Khương ở rất xa) vào một buổi chiều, vừa mưa vừa lạnh trong khi bố vẫn chưa đến đón!

 

Thác Cam Ly
 
Trong lúc mấy mẹ con còn đang ngỡ ngàng trước khung cảnh mới lạ và đầu óc còn lâng lâng sau gần 3g bay bổng trên mây thì mẹ tôi bỗng lên tiếng: “Cậu kìa!”. (Gia đình tôi vẫn còn giữ phong tục của một số người miền Bắc: Bố được gọi là Cậu, Mẹ là Mợ).

Tôi chỉ nhìn thấy mờ mờ trong màn sương một bóng người mặc áo mưa đang tiến dần về phía 5 mẹ con. Cuối cùng thì gia đình gặp nhau, mừng mừng tủi tủi.

Chiếc xe Peugeot màu đen chở chúng tôi vào thành phố. Đầu óc non nớt của tôi thoáng có ý nghĩ“Cậu mình có cả ôtô nữa!’. Xe dừng lại tại một căn nhà của bạn bố tôi trên đường Cầu Quẹo (hình như ngày nay đổi tên thành Phan Đình Phùng). Sau khi nhận tiền, tài xế lái chiếc Peugeot 203 đi, khi đó tôi mới nhận ra chiếc xe không phải của Bố, chỉ là chiếc... Taxi!

 

Bố tôi trong bộ quân phục Ngự Lâm Quân
 
Những ngày đầu tiên vào Đà Lạt tôi có dịp khám phá những chuyện thật trẻ con. Chúng tôi chơi trốn tìm, tôi đinh ninh là bạn mình trốn sau cánh cửa nhưng cu cậu lại xuất hiện sau tấm màn đỏ và reo lêu: “Lêu lêu mắc cở!”. Người Bắc không có chữ ‘mắc cở’ nên tôi suy luận ‘mắc cở’ là... cái màn cửa màu đỏ.

Sau vài tuần “ở nhờ” nhà bạn của bố, gia đình chúng tôi đã mua được một căn nhà trên đường Lê Thái Tổ. Từ nhà nhìn qua phía bên kia thung lũng là đường rầy xe lửa. Ngày hai buổi sáng-chiều có chuyến Đà Lạt - Tháp Chàm chạy qua.

 

Căn nhà xưa đối diện với đường tầu phía bên kia thung lũng
 
Vì đây là đoạn cuối của cuộc hành trình nên chiều chiều vào khoảng 4g chuyến xe lửa từ Tháp Chàm về luôn hú những hồi còi dài trước khi vào ga Đà Lạt. Bọn trẻ chúng tôi thường vẫy tay với hành khách trên tầu, con tầu hình như cũng biết mệt sau khi từ đồng bằng leo dốc lên cao nguyên bằng đường sắt răng cưa.
 

Ga Đà Lạt (hình chụp năm 1948)
 

Hằng ngày chúng tôi dùng cửa sau, leo một con dốc nhỏ xuyên qua nhà số 7 Lê Thái Tổ, Câu lạc bộ Sĩ quan Ngự Lâm Quân. Từ đây có thể đón xe đò Trại Hầm hoặc Trại Mát để xuống phố, cách khoảng 3km.
Trại Hầm, một cái tên thật bình dân, mộc mạc như những cư dân sinh sống tại đây. Từ nhà tôi xuống Trại Hầm chỉ mất độ hơn 5 phút đi bộ nhưng phải vượt qua một con dốc dài, quanh co vì khu vực này nằm trong một thung lũng. Hai bên đường là những căn nhà vách gỗ thông, mái tôn và phía sau nhà là những khu vườn rộng theo triền dốc thoai thoải.
Vào thời đó, nguồn lợi chính của dân Trại Hầm là trái mận. Khác với loại mận dưới miền Tây, mận Đà Lạt trái nhỏ, có vị hơi chua nhưng khi chín thì mềm nhũn, ngọt lịm. Mận Trại Hầm có 2 giống, vỏ màu đỏ hoặc vàng nhưng hoa lại có chung một màu trắng toát. Mận vàng bao giờ cũng ngon hơn mận đỏ và giá bán cũng chênh lệch nên người ta chỉ thích trồng loại mận vỏ vàng.
Đi xe đò Trại Hầm - Đà Lạt là đoạn đường tôi đã nhiều lần đi qua: từ nhà vượt một con dốc lên đường Lê Thái Tổ, xuống một đoạn dốc ngắn đến đường Trần Hưng Đạo, nơi có rất nhiều biệt thự vào lọai đẹp nhất Đà Lạt, trong đó phải kể đến biệt thự của Đại tướng Lê Văn Tỵ chiếm trọn một quả đồi có hàng rào vây quanh.
Hết đường Trần Hưng Đạo sẽ gặp cây xăng Kim Cúc, nếu rẽ trái sẽ hướng về đèo Prenn, đi thẳng sẽ gặp nhà thờ Con Gà và nếu rẽ phải là đường Hồ Tùng Mậu, bắt đầu từ Khách sạn Sans Souci đổ dốc xuống Hồ Xuân Hương gặp nhà hàng Thủy Tạ. Đi ven theo hồ sẽ gặp Cầu Ông Đạo và cuối cùng lên một con dốc sẽ đến Khu Hòa Bình, trung tâm thành phố Đà Lạt.

 

                                             Nhà hàng Thủy Tạ trên hồ Xuân Hương
 
Hồ Xuân Hương, ngày xưa có tên Grand Lac (Hồ Lớn) là một hồ nhân tạo, được đào vào năm 1919. Để tạo thành hồ, người ta đắp một cái đập chắn dòng suối chảy qua thung lũng, trên mặt đập là một cây cầu mang tên Cầu Ông Đạo. Đập này nằm trước dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương gọi là Ông Đạo.
 

                          Hồ Xuân Hương và cầu Ông Đạo ngày xưa
 
Tôi bắt đầu vào Lớp Năm (tương đương với lớp 1 ngày nay) tại trường Nam tiểu học Đà Lạt, gần khu Hòa Bình. Tôi còn nhớ, cô giáo Lớp Năm có một cái tên rất đặc biệt: Huỳnh Bá Thiên Vân. Có thể nói tôi là một trong những “học trò cưng” của cô nên hầu như tháng nào cũng có Bảng Danh Dự!
 

Bảng danh dự (1954)
 
Năm tôi trở lại Đà Lạt học lớp Đệ Nhất trường Trần Hưng Đạo tôi được gặp lại em của cô: Huỳnh Bá Tuệ Dương cùng với Từ Công Phụng, người Chàm từ Ninh Thuận cũng trọ học tại Đà Lạt. Chúng tôi thành lập ban nhạc của trường, chơi đàn theo phong cách của ban The Shadows, và có lần trình diễn trên sân khấu rạp hát Hòa Bình.
 

                                  Ban nhạc trường Trần Hưng Đạo
 
Chúng tôi thường ngồi Cà Phê Tùng, một phần không thể thiếu được của Đà Lạt. Khi mới vào Đà Lạt năm 1953, Tùng đã có mặt trước đợt di cư năm 54 của những người miền Bắc.
Tùng có một không gian chật hẹp với những chiếc bàn cũ kỹ, những bức tranh bạc màu, ánh đèn mờ mờ. Không sang trọng nhưng Tùng có những nét riêng thu hút rất nhiều văn nghệ sĩ mỗi khi lên cao nguyên. Số 6 khu Hòa Bình đã trở thành một phần của Đà Lạt sương mù
.
 

                                                               
Cà Phê Tùng 


Mẹ tôi có một gian hàng bán mũ nỉ, còn gọi là mũ phớt dành cho nam giới tại chợ Đà Lạt, khi đó chưa có chợ lầu như ngày nay. Chợ cũ bằng cây, lợp tôn và được xây dựng từ năm 1929 tại vị trí rạp chiếu bóng 3 tháng 4, khu Hòa Bình ngày nay.
 

                                                      Chợ Hòa Bình ngày ấy
 
Năm sửa soạn lên Lớp Nhì suốt kỳ hè ông anh lớn của tôi kèn học rất gắt để… “học nhảy”, có nghĩa là tôi sẽ không học Lớp Nhì mà vào luôn Lớp Nhất. Cũng vì lý do đó, tôi chuyển sang trường tiểu học Đa Nghĩa, phải đi bộ một khoảng khá xa nên phải đem theo ‘gà mên’ đựng cơm để ăn trưa tại trường rồi tiếp tục học vào buổi chiều.
Đi học tuy xa nhưng lại có cái thú... ăn trộm dâu tây ‘tại chỗ’ khi băng qua vườn dâu trên đường đến trường hoặc đi học về. Chỉ cần liếc thấy trái dâu nào chín đỏ, hơi cúi xuống cho vừa tầm tay là hái liền, vội vàng bỏ ngay vào miệng. Người ta trồng dâu có khi tưới bằng nước tiểu pha loãng nhưng chúng tôi cứ thế bỏ vào mồm. Ngon không thể tả được!
Trên đường đi học về phải đi qua đường Cầu Quẹo rồi tới rạp xiné Ngọc Hiệp. Bên cạnh rạp xiné có bến xe và một số hàng quán, nổi bật nhất là quán mì quảng và xe thịt bò khô. Tôi và các bạn vẫn thường ghé xe thịt bò khô của ông Tàu già. Lúc không có khách, ông dùng cái kéo to bản, màu đen, cắt vào không khí để tạo tiếng lách cách như một lời rao hàng mà không phải tốn hơi.

 

                                                                Rạp Ngọc Hiệp
 
Sau này về Sài Gòn tôi cũng nhiều lần ăn thịt bò khô ở góc đường Lê Lợi - Pasteur (nơi có nước mía Viễn Đông và phá lấu ghim bằng que tăm) hoặc đối diện với công viên Lê Văn Tám (xưa là Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi) trên đường Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, không nơi nào có được hương vị thịt bò khô như ở bên hông rạp Ngọc Hiệp Đà Lạt ngày còn bé. Có lẽ ấn tượng ban đầu lúc nào cũng đáng nhớ.
Chủ Nhật gia đình tôi thường xuống phố Hòa Bình ăn trưa tại tiệm ăn Mỹ Hương có hương vị Bắc hoặc tiệm ăn Tàu trên cùng đường. Tôi còn nhớ, cả gia đình đi taxi xuống phố chứ không đi xe đò như ngày thường. Xuống phố - đúng ra là lên phố - thật vui vì được đi ăn tiệm, được nhìn thiên hạ đi dạo phố trong những bộ đồ ‘kẻng’ nhất. Tuần nào tôi cũng mong cho chóng đến Chủ Nhật

 

                   Lò bánh mì Vĩnh Chấn đầu dốc Duy Tân
 
Những người Bắc mới di cư vào Nam năm 1954 thường có khuynh hướng bắt chiếc sử dụng những từ ngữ và cách phát âm của miền Nam, chẳng hạn như hột vịt đọc thành hột ‘dzịt’, đôi vớ (tất) thành đôi ‘dzớ’.
Đối với những học sinh di cư từ Bắc vào Nam như tôi cũng không phải là ngọai lệ. Tôi cố theo lối phát âm miền Nam khi ở trường vui chơi với bạn bè nhưng khi về đến nhà tôi lại giữ nguyên giọng Bắc.
Ngày nay, những người miền Bắc vào sinh sống tại miền Nam hình như, vì nhiều lý do, không cần phải “đổi giọng”. Ngược lại, “những người thắng cuộc” đem vào miền Nam rất nhiều từ ngữ lạ với cách phát âm mà nhiều người phải than… không giống ai!
Riêng gần Đà Lạt có một khu nổi tiếng mang tên Lâm Hà mà báo chí không ngớt lời ca tụng:
“Hơn 40 năm trước, hàng ngàn thanh niên đã tạm biệt Thủ đô để vào Nam Tây Nguyên khai hoang mở đất theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới. Hành trang của họ không chỉ là sức trẻ mà còn là cốt cách, tâm hồn của quê hương để dựng xây nên một huyện phát triển, một Hà Nội thu nhỏ trên cao nguyên.

“Có lẽ khó có nơi nào đặc biệt như Lâm Hà vì một vùng đất ở miền Nam mà người dân chỉ nói tiếng Hà Nội. Thậm chí có những người miền Nam tới sinh sống ở đây, sinh con ra cũng nói tiếng Bắc. Bởi Lâm Hà như một Hà Nội thu nhỏ trên cao nguyên”.
Lâm Hà hiện có trên 142 ngàn người, trong đó trên 61% là dân kinh tế mới Hà Nội. Đó là lý do Lâm Hà thường được nhắc đến như “huyện thứ 30 của Thủ đô”, là “cửa ô thứ 6”...

 

                     Trung tâm huyện Lâm Hà ngày nay
                             Đà Lạt bây giờ sao khác hẳn ngày xưa!

     
Hồi ức về Đà Lạt Xưa

Hồi ức của tôi về xứ sở Sương Mù bắt đầu từ năm 1953, khi đó mấy mẹ con tôi từ phi trường Gia Lâm, Hà Nội, bay thẳng vào Đà Lạt còn bố thì đã vào trước vì ông phục vụ trong lực lượng Ngự Lâm Quân của Vua Bảo Đại tại đất Hoàng triều Cương thổ.

Máy bay nhà binh đáp xuống phi trường nhỏ ở gần thác Cam Ly cách thành phố hơn 3km (chứ không phải là phi trường lớn Liên Khương ở rất xa) vào một buổi chiều, vừa mưa vừa lạnh trong khi bố vẫn chưa đến đón!

 

Thác Cam Ly
 
Trong lúc mấy mẹ con còn đang ngỡ ngàng trước khung cảnh mới lạ và đầu óc còn lâng lâng sau gần 3g bay bổng trên mây thì mẹ tôi bỗng lên tiếng: “Cậu kìa!”. (Gia đình tôi vẫn còn giữ phong tục của một số người miền Bắc: Bố được gọi là Cậu, Mẹ là Mợ).

Tôi chỉ nhìn thấy mờ mờ trong màn sương một bóng người mặc áo mưa đang tiến dần về phía 5 mẹ con. Cuối cùng thì gia đình gặp nhau, mừng mừng tủi tủi.

Chiếc xe Peugeot màu đen chở chúng tôi vào thành phố. Đầu óc non nớt của tôi thoáng có ý nghĩ“Cậu mình có cả ôtô nữa!’. Xe dừng lại tại một căn nhà của bạn bố tôi trên đường Cầu Quẹo (hình như ngày nay đổi tên thành Phan Đình Phùng). Sau khi nhận tiền, tài xế lái chiếc Peugeot 203 đi, khi đó tôi mới nhận ra chiếc xe không phải của Bố, chỉ là chiếc... Taxi!

 

Bố tôi trong bộ quân phục Ngự Lâm Quân
 
Những ngày đầu tiên vào Đà Lạt tôi có dịp khám phá những chuyện thật trẻ con. Chúng tôi chơi trốn tìm, tôi đinh ninh là bạn mình trốn sau cánh cửa nhưng cu cậu lại xuất hiện sau tấm màn đỏ và reo lêu: “Lêu lêu mắc cở!”. Người Bắc không có chữ ‘mắc cở’ nên tôi suy luận ‘mắc cở’ là... cái màn cửa màu đỏ.

Sau vài tuần “ở nhờ” nhà bạn của bố, gia đình chúng tôi đã mua được một căn nhà trên đường Lê Thái Tổ. Từ nhà nhìn qua phía bên kia thung lũng là đường rầy xe lửa. Ngày hai buổi sáng-chiều có chuyến Đà Lạt - Tháp Chàm chạy qua.

 

Căn nhà xưa đối diện với đường tầu phía bên kia thung lũng
 
Vì đây là đoạn cuối của cuộc hành trình nên chiều chiều vào khoảng 4g chuyến xe lửa từ Tháp Chàm về luôn hú những hồi còi dài trước khi vào ga Đà Lạt. Bọn trẻ chúng tôi thường vẫy tay với hành khách trên tầu, con tầu hình như cũng biết mệt sau khi từ đồng bằng leo dốc lên cao nguyên bằng đường sắt răng cưa.
 

Ga Đà Lạt (hình chụp năm 1948)
 

Hằng ngày chúng tôi dùng cửa sau, leo một con dốc nhỏ xuyên qua nhà số 7 Lê Thái Tổ, Câu lạc bộ Sĩ quan Ngự Lâm Quân. Từ đây có thể đón xe đò Trại Hầm hoặc Trại Mát để xuống phố, cách khoảng 3km.
Trại Hầm, một cái tên thật bình dân, mộc mạc như những cư dân sinh sống tại đây. Từ nhà tôi xuống Trại Hầm chỉ mất độ hơn 5 phút đi bộ nhưng phải vượt qua một con dốc dài, quanh co vì khu vực này nằm trong một thung lũng. Hai bên đường là những căn nhà vách gỗ thông, mái tôn và phía sau nhà là những khu vườn rộng theo triền dốc thoai thoải.
Vào thời đó, nguồn lợi chính của dân Trại Hầm là trái mận. Khác với loại mận dưới miền Tây, mận Đà Lạt trái nhỏ, có vị hơi chua nhưng khi chín thì mềm nhũn, ngọt lịm. Mận Trại Hầm có 2 giống, vỏ màu đỏ hoặc vàng nhưng hoa lại có chung một màu trắng toát. Mận vàng bao giờ cũng ngon hơn mận đỏ và giá bán cũng chênh lệch nên người ta chỉ thích trồng loại mận vỏ vàng.
Đi xe đò Trại Hầm - Đà Lạt là đoạn đường tôi đã nhiều lần đi qua: từ nhà vượt một con dốc lên đường Lê Thái Tổ, xuống một đoạn dốc ngắn đến đường Trần Hưng Đạo, nơi có rất nhiều biệt thự vào lọai đẹp nhất Đà Lạt, trong đó phải kể đến biệt thự của Đại tướng Lê Văn Tỵ chiếm trọn một quả đồi có hàng rào vây quanh.
Hết đường Trần Hưng Đạo sẽ gặp cây xăng Kim Cúc, nếu rẽ trái sẽ hướng về đèo Prenn, đi thẳng sẽ gặp nhà thờ Con Gà và nếu rẽ phải là đường Hồ Tùng Mậu, bắt đầu từ Khách sạn Sans Souci đổ dốc xuống Hồ Xuân Hương gặp nhà hàng Thủy Tạ. Đi ven theo hồ sẽ gặp Cầu Ông Đạo và cuối cùng lên một con dốc sẽ đến Khu Hòa Bình, trung tâm thành phố Đà Lạt.

 

                                             Nhà hàng Thủy Tạ trên hồ Xuân Hương
 
Hồ Xuân Hương, ngày xưa có tên Grand Lac (Hồ Lớn) là một hồ nhân tạo, được đào vào năm 1919. Để tạo thành hồ, người ta đắp một cái đập chắn dòng suối chảy qua thung lũng, trên mặt đập là một cây cầu mang tên Cầu Ông Đạo. Đập này nằm trước dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương gọi là Ông Đạo.
 

                          Hồ Xuân Hương và cầu Ông Đạo ngày xưa
 
Tôi bắt đầu vào Lớp Năm (tương đương với lớp 1 ngày nay) tại trường Nam tiểu học Đà Lạt, gần khu Hòa Bình. Tôi còn nhớ, cô giáo Lớp Năm có một cái tên rất đặc biệt: Huỳnh Bá Thiên Vân. Có thể nói tôi là một trong những “học trò cưng” của cô nên hầu như tháng nào cũng có Bảng Danh Dự!
 

Bảng danh dự (1954)
 
Năm tôi trở lại Đà Lạt học lớp Đệ Nhất trường Trần Hưng Đạo tôi được gặp lại em của cô: Huỳnh Bá Tuệ Dương cùng với Từ Công Phụng, người Chàm từ Ninh Thuận cũng trọ học tại Đà Lạt. Chúng tôi thành lập ban nhạc của trường, chơi đàn theo phong cách của ban The Shadows, và có lần trình diễn trên sân khấu rạp hát Hòa Bình.
 

                                  Ban nhạc trường Trần Hưng Đạo
 
Chúng tôi thường ngồi Cà Phê Tùng, một phần không thể thiếu được của Đà Lạt. Khi mới vào Đà Lạt năm 1953, Tùng đã có mặt trước đợt di cư năm 54 của những người miền Bắc.
Tùng có một không gian chật hẹp với những chiếc bàn cũ kỹ, những bức tranh bạc màu, ánh đèn mờ mờ. Không sang trọng nhưng Tùng có những nét riêng thu hút rất nhiều văn nghệ sĩ mỗi khi lên cao nguyên. Số 6 khu Hòa Bình đã trở thành một phần của Đà Lạt sương mù
.
 

                                                               
Cà Phê Tùng 


Mẹ tôi có một gian hàng bán mũ nỉ, còn gọi là mũ phớt dành cho nam giới tại chợ Đà Lạt, khi đó chưa có chợ lầu như ngày nay. Chợ cũ bằng cây, lợp tôn và được xây dựng từ năm 1929 tại vị trí rạp chiếu bóng 3 tháng 4, khu Hòa Bình ngày nay.
 

                                                      Chợ Hòa Bình ngày ấy
 
Năm sửa soạn lên Lớp Nhì suốt kỳ hè ông anh lớn của tôi kèn học rất gắt để… “học nhảy”, có nghĩa là tôi sẽ không học Lớp Nhì mà vào luôn Lớp Nhất. Cũng vì lý do đó, tôi chuyển sang trường tiểu học Đa Nghĩa, phải đi bộ một khoảng khá xa nên phải đem theo ‘gà mên’ đựng cơm để ăn trưa tại trường rồi tiếp tục học vào buổi chiều.
Đi học tuy xa nhưng lại có cái thú... ăn trộm dâu tây ‘tại chỗ’ khi băng qua vườn dâu trên đường đến trường hoặc đi học về. Chỉ cần liếc thấy trái dâu nào chín đỏ, hơi cúi xuống cho vừa tầm tay là hái liền, vội vàng bỏ ngay vào miệng. Người ta trồng dâu có khi tưới bằng nước tiểu pha loãng nhưng chúng tôi cứ thế bỏ vào mồm. Ngon không thể tả được!
Trên đường đi học về phải đi qua đường Cầu Quẹo rồi tới rạp xiné Ngọc Hiệp. Bên cạnh rạp xiné có bến xe và một số hàng quán, nổi bật nhất là quán mì quảng và xe thịt bò khô. Tôi và các bạn vẫn thường ghé xe thịt bò khô của ông Tàu già. Lúc không có khách, ông dùng cái kéo to bản, màu đen, cắt vào không khí để tạo tiếng lách cách như một lời rao hàng mà không phải tốn hơi.

 

                                                                Rạp Ngọc Hiệp
 
Sau này về Sài Gòn tôi cũng nhiều lần ăn thịt bò khô ở góc đường Lê Lợi - Pasteur (nơi có nước mía Viễn Đông và phá lấu ghim bằng que tăm) hoặc đối diện với công viên Lê Văn Tám (xưa là Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi) trên đường Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, không nơi nào có được hương vị thịt bò khô như ở bên hông rạp Ngọc Hiệp Đà Lạt ngày còn bé. Có lẽ ấn tượng ban đầu lúc nào cũng đáng nhớ.
Chủ Nhật gia đình tôi thường xuống phố Hòa Bình ăn trưa tại tiệm ăn Mỹ Hương có hương vị Bắc hoặc tiệm ăn Tàu trên cùng đường. Tôi còn nhớ, cả gia đình đi taxi xuống phố chứ không đi xe đò như ngày thường. Xuống phố - đúng ra là lên phố - thật vui vì được đi ăn tiệm, được nhìn thiên hạ đi dạo phố trong những bộ đồ ‘kẻng’ nhất. Tuần nào tôi cũng mong cho chóng đến Chủ Nhật

 

                   Lò bánh mì Vĩnh Chấn đầu dốc Duy Tân
 
Những người Bắc mới di cư vào Nam năm 1954 thường có khuynh hướng bắt chiếc sử dụng những từ ngữ và cách phát âm của miền Nam, chẳng hạn như hột vịt đọc thành hột ‘dzịt’, đôi vớ (tất) thành đôi ‘dzớ’.
Đối với những học sinh di cư từ Bắc vào Nam như tôi cũng không phải là ngọai lệ. Tôi cố theo lối phát âm miền Nam khi ở trường vui chơi với bạn bè nhưng khi về đến nhà tôi lại giữ nguyên giọng Bắc.
Ngày nay, những người miền Bắc vào sinh sống tại miền Nam hình như, vì nhiều lý do, không cần phải “đổi giọng”. Ngược lại, “những người thắng cuộc” đem vào miền Nam rất nhiều từ ngữ lạ với cách phát âm mà nhiều người phải than… không giống ai!
Riêng gần Đà Lạt có một khu nổi tiếng mang tên Lâm Hà mà báo chí không ngớt lời ca tụng:
“Hơn 40 năm trước, hàng ngàn thanh niên đã tạm biệt Thủ đô để vào Nam Tây Nguyên khai hoang mở đất theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới. Hành trang của họ không chỉ là sức trẻ mà còn là cốt cách, tâm hồn của quê hương để dựng xây nên một huyện phát triển, một Hà Nội thu nhỏ trên cao nguyên.

“Có lẽ khó có nơi nào đặc biệt như Lâm Hà vì một vùng đất ở miền Nam mà người dân chỉ nói tiếng Hà Nội. Thậm chí có những người miền Nam tới sinh sống ở đây, sinh con ra cũng nói tiếng Bắc. Bởi Lâm Hà như một Hà Nội thu nhỏ trên cao nguyên”.
Lâm Hà hiện có trên 142 ngàn người, trong đó trên 61% là dân kinh tế mới Hà Nội. Đó là lý do Lâm Hà thường được nhắc đến như “huyện thứ 30 của Thủ đô”, là “cửa ô thứ 6”...

 


Trung tâm huyện Lâm Hà ngày nay
Đà Lạt bây giờ sao khác hẳn ngày xưa!

***
* Video “Đà Lạt Xưa”:

https://youtu.be/rYhsYwAIOuI

 
* Video “Đà Lạt Xưa & Nay”:

                                                  ***
 
https://youtu.be/rYhsYwAIOuI

 
* Video “Đà Lạt Xưa & Nay”:



 

 

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.