Apr 24, 2024

Biên khảo

Chữa đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm
Webmaster * đăng lúc 10:19:21 PM, Jul 26, 2016 * Số lần xem: 1499
Hình ảnh
#1

Chữa đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm

Thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây này chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên động tác đi lại, đứng ngồi. Nguyên nhân đau thần kinh tọa phổ biến do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chèn ép vào rễ thần kinh (80%), còn lại là các lý do khác (gai cột sống, lao cột sống, u rễ thần kinh hoặc chấn thương…)

Chữa đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là một cấu trúc sụn-xơ, có cấu tạo đặc biệt gồm một nhân nhầy, bao quanh là bao xơ dày, chắc và các dây chằng. Khi bị thoát vị đĩa đệm, do quá trình thoái hóa, lão hóa, chấn thương khiến bao xơ bên ngoài bị yếu, rách làm cho nhân nhầy bên trong tràn ra, chèn ép vào rễ thần kinh, gây đau. Cơn đau thường xuất phát từ thắt lưng và lan xuống dưới mông, chân, bàn chân, đau tăng lên khi ho, hắt hơi, cúi gập cổ…

Để điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, phải kết hợp nhiều biện pháp. Trong thời gian đau cấp, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường cứng, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh. Người bệnh nên nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.

Về vật lý trị liệu, có thể chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, sóng ngắn, từ trường, điện châm, tắm bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, kéo dãn cột sống cho những trường hợp bị lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Có thể kết hợp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm. Nặng có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật,…

Về dùng thuốc, bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định các thuốc chống viêm không steroid; thuốc dãn cơ. Tuy nhiên, các thuốc này có hại cho dạ dày nên cần lưu ý khi sử dụng kéo dài.

Hiện nay, xu hướng mới mà các bác sỹ lựa chọn và điều trị cho bệnh nhân là dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên trong điều trị và phòng ngừa đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm nói riêng và bệnh thoát vị đĩa đệm, thoát hóa đốt sống nói chung
 

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Sau khi bị ngã khoảng 2 tháng, tôi thấy cột sống vùng thắt lưng của mình bắt đầu bị đau nhiều hơn. Thời gian gần đây chân phải cũng đau nhức dọc theo chân; khi ngủ, chỉ cần thay đổi tư thế là đau. Xin hỏi, tôi mắc bệnh gì, chữa trị ở đâu?

Dương Văn Hải (Thái Nguyên)

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Theo những gì bạn mô tả, có thể tạm kết luận, bạn bị thoát vị đĩa đệm dẫn đến làm hẹp ống sống, đồng thời có kèm thêm tình trạng co rút cơ lưng sống nên gây ra tình trạng đau khi cử động vùng cột sống. Triệu chứng của bệnh là đau dọc theo chân nhiều hơn đau thắt lưng, khi gắng sức hay trong một số động tác thấy đau rất nhiều ở mông và dọc chân; tê tùy vị trí rễ thần kinh bị chèn ép, như tê mặt ngoài bàn chân và gót chân, mặt ngoài bắp chân hoặc mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước đùi. Bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình hoặc thần kinh để điều trị. Các bác sĩ có thể sẽ cho làm một số xét nghiệm như chụp CT scanner hay MRI để xác định mức độ hẹp ống sống hay tình trạng chèn ép rễ thần kinh để từ đó có hướng xử trí thích hợp… Nếu điều trị nội khoa đúng phương pháp và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý bạn sẽ khỏi bệnh. Trong trường hợp nặng hơn khi có những tổn thương thần kinh nặng dẫn đến teo cơ, rối loạn đại tiểu tiện có thể phải chỉ định phẫu thuật.
 

Thoát vị đĩa đệm và phương pháp điều trị

thoát vị đĩa đệm ngựcThoát vị đĩa đệm ngực có thể được chữa trị bằng cách phẫu thuật hoặc các phương pháp Reese Bomber Baby điều trị không phẫu thuật. Đây là một tin tốt cho những người không sẵn sàng hoặc có một chút sợ hãi khi phải đối mặt với dao mổ để giải quyết căn bệnh này.

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật sẽ rất hữu ích chỉ khi chúng được thực hiện sau một thời gian và có sự phối hợp giữa các phương pháp điều trị khác nhau. Chỉ một phương pháp điều trị là vẫn chưa đủ. Trong bài viết này chúng ta sẽ xem xét đến một vài phương pháp điều trị không phẫu thuật để giải quyết thoát vị đĩa đệm ngực.

Nghỉ ngơi là rất quan trọng khi bị thoát vị đĩa đệm ngực. Khi bạn gặp phải căn bệnh này, tốt nhất là bạn nên sử dụng một vài ngày để nghỉ ngơi rồi mới quay trở lại các hoạt động sống bình thường. Điều này sẽ đảm bảo rằng đĩa đệm bị thoát vị sẽ không bị tổn thương thêm bởi các hoạt động của bạn.

Sau khi đã nghỉ ngơi một thời gian, bạn có thể quay trở lại các hoạt động bình thường nhưng chỉ thực hiện một cách nhẹ nhàng và từ từ. Hãy bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ. Đi bộ là một cách rất tốt giúp cơ thể phục hồi dần dần.

Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc để hỗ trợ cho mình. Các loại thuốc có thể có chứa narcotic hoặc không chứa narcotic hoặc kết hợp cả 2 loại. Các loại thuốc có chứa narcotic về cơ bản được sử dụng để điều trị các vấn đề về đau lưng trên cũng có thể giải quyết các cơn đau do thoát vị đĩa đệm ngực. Có một số loại thuốc chống viêm cũng có thể được sử dụng để giảm bớt sự viêm xảy ra ở gần vị trí đĩa đệm bị thoát vị.

Để giảm và chống lại viêm có thể sử dụng thuốc uống hoặc chườm lạnh hoặc tiêm thuốc chống viêm. Các bài tập tăng cường sức mạnh, liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có phương pháp điều trị không phẫu thuật có thể được sử dụng để giải quyết thoát vị đĩa đệm ngực



 

Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả bằng mổ nội soi

Theo TS. Nguyễn Hạnh Quang – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Hà Nội, tính từ tháng 9/2011 đến đầu tháng 6/2012, các bác sĩ trong khoa đã phẫu thuật nội soi cho 30 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong đó người trẻ tuổi nhất là 19 và người nhiều tuổi nhất là 65 tuổi.
Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả bằng nội soi
Thời gian bị bệnh của bệnh nhân lâu nhất là 1 năm và sớm nhất là 7 ngày. Với kỹ thuật mổ nội soi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, lấy khối thoát vị giải ép rễ, giữ được độ vững cột sống, không phá phần mềm, nguy cơ nhiễm trùng ít, bệnh nhân được tập phục hồi chức năng sớm, sau 3 ngày có thể xuất viện.

Hy vọng mới cho người thoát vị đĩa đệm

Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật cột sống – Viện Chấn thương Chỉnh hình – Bệnh viện (BV) Việt Đức dưới sự chuyển giao, giúp đỡ của các chuyên gia Pháp đã thực hiện thành công kỹ thuật thay đĩa đệm nhân tạo cột sống thắt lưng cho một bệnh nhân (BN) bị thoát vị đĩa đệm, đau lưng mạn tính không có khả năng phục hồi. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam.

Hy vọng mới cho người thoát vị đĩa đệm

Đau lưng đến không thể đi lại được

Chị Trần Thị C., 38 tuổi (Cẩm Phả, Quảng Ninh) bị đau lưng đã nhiều năm nay. Năm 2007, chị đã mổ thoát vị đĩa đệm (tại một BV khác) nhưng sau đó tình trạng đau lưng vẫn không đỡ, thậm chí ngày một nhiều hơn. Đau lan rồi tê chân trái khiến chị không thể đi lại được. Khi đến khám tại BV Việt Đức, chị được các bác sĩ chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm L4, L5 trái, phải mổ ngay nếu không sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ xấu. Chị C. đã được chỉ định mổ thay đĩa đệm nhân tạo cột sống thắt lưng.

Đĩa đệm nằm giữa mỗi cặp đốt sống. Nó giống như một lớp đệm bao bọc bởi một vỏ bọc dày và có chức năng như là lớp hấp thụ lực xóc, phần trung tâm thì xốp. Do hao mòn trong nhiều năm, đĩa đệm thoái hóa và thoát vị ngược vào trong ống tủy sống, chèn ép dây thần kinh và tạo áp lực lên bề mặt các khớp liền nhau. Thoái hóa cũng làm gai xương phát triển. Khi những gai này đâm vào trong ống cột sống, chúng có thể chèn ép các dây thần kinh. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau vùng thắt lưng: cảm giác đau tăng khi nằm nghiêng, ho, đại tiện. Đau, tê, mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân. Đặc biệt bệnh nhân (BN) sẽ bị hạn chế cử động cột sống, không còn khả năng cúi, ưỡn của thắt lưng. Trường hợp nặng có thể bị liệt. Điển hình như trường hợp của BN C., bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng nếu không được mổ sớm, có thể dẫn tới liệt chân trái, thậm chí rối loạn cơ tròn (BN sẽ không đại, tiểu tiện được). PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch, Phó Giám đốc BV, Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Trưởng khoa Phẫu thuật cột sống cho biết: Đau lưng là một bệnh lý phổ biến, xảy ra ở khoảng 30% dân số, đặc biệt là đau lưng do tổn thương đĩa đệm. Ngoài nguyên nhân thoái hóa tự nhiên, do tai nạn; thoát vị đĩa đệm còn xảy ra do tư thế ngồi, tư thế lao động, mang vác vật nặng sai cách…

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Thạch, trước đây với những trường hợp phải mổ thoát vị đĩa đệm, phương pháp kinh điển thường là lấy đĩa đệm, đặt cage, cố định cột sống hàn xương liên thân đốt. Tuy nhiên, đây là một phương pháp mổ lớn, làm cứng hoàn toàn một đoạn cột sống, do vậy sẽ làm hạn chế vận động của BN sau mổ, thời gian hồi phục lâu, thậm chí hình thành khớp giả nếu không liền xương. Phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo cột sống thắt lưng vẫn bảo tồn nguyên vẹn chức năng vận động của cột sống do đĩa đệm nhân tạo được thiết kế gần giống như đĩa đệm thật của con người. Nhờ vậy, sau mổ BN vẫn cử động vùng thắt lưng bình thường mà không bị cứng, hạn chế. Hơn thế nữa, do đĩa đệm nhân tạo có chức năng sinh lý như đĩa đệm thật nên nó sẽ làm giảm nguy cơ tổn thương các đĩa đệm liền kề khi so sánh với phương pháp làm cứng cột sống kinh điển. Đặc biệt, nó cũng giúp mở rộng vùng không gian xung quanh các rễ thần kinh cột sống nơi chúng đi qua các lỗ thần kinh và bảo vệ cột sống trong các hoạt động tác động mạnh lên cột sống, chẳng hạn như chạy, nhảy và nâng tạ. Vì vậy, phương pháp mới không những giúp BN thoát khỏi tình trạng đau đớn mà còn duy trì được cử động và tính mềm dẻo của cột sống, giúp BN trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Phương pháp mới và những ưu điểm vượt trội

Các bác sĩ đã tiến hành mổ một đường nhỏ trước bụng, tiếp cận vào mặt trước của đĩa đệm cột sống thắt lưng, lấy bỏ toàn bộ đĩa đệm thoái hóa, sau đó đưa đĩa đệm nhân tạo vào. PGS. Thạch cho biết thêm: BN C. đã có đường mổ thoát vị đĩa đệm cũ phía sau lưng, lần này mổ thay đĩa đệm đường trước bụng sẽ tránh cho BN đường mổ cũ, tránh các biến chứng do dính. Thời gian 1 ca phẫu thuật trung bình khoảng 1,5 giờ đồng hồ. Sau mổ BN tỉnh táo, vết mổ khô, dẫn lưu không ra máu, đỡ tê chân. Khoảng 3 ngày sau, BN có thể ngồi dậy, tập đi lại bình thường.

 

Sử dụng Vật lý trị liệu trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Vật lý trị liêu thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi thoát vị đĩa đệm. Những phương pháp của nó không chỉ giúp giảm đau lập tức mà còn dạy bạn cách huấn luyện cơ thể và phòng ngừa tổn thương. Có nhiều kỹ thuật vật lý trị liệu. Trị liệu thụ động có tác dụng thư giãn cơ thể bằng cách massage các mô sâu, nóng và lạnh liệu pháp, kích thích điện (TENS) và thủy liệu pháp.

Chương trình vật lý trị liệu thường bắt đầu với trị liệu thụ động trước. Nhưng khi cơ thể đã hồi phục, bạn sẽ bắt đầu trị liệu chủ động để tăng cường sức mạnh cho cơ thể và ngăn những cơn đau tái phát.

Sử dụng Vật lý trị liệu trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Trị liệu thụ động

- Massage mô sâu. Có hơn 100 loại massage nhưng massage mô sâu là lựa chọn lý tưởng nhất nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm do nó dùng áp lực để giảm áp lực và giảm sức co của các cơ sâu xuất hiện để ngăn chuyển động các cơ ở vùng bị bệnh.

- Liệu pháp nóng và lạnh. Cả liệu pháp nóng và lạnh đều có những lợi ích riêng của chúng và kỹ thuật viên sẽ thay đổi giữa chúng để cho kết quả tốt nhất. Các kỹ thuật viên có thể dùng nhiệt để tăng lượng máu lưu thông đến khu vực mục tiêu. Máu sẽ giúp làm lành những khu vực này bằng cách cung cấp thêm oxy và chất dinh dưỡng và loại bỏ những chất thải do co thắt cơ. Ngược lại, liệu pháp lạnh sẽ làm chậm tuần hoàn giúp làm giảm viêm, giảm co cơ và giảm đau. Bạn sẽ được đặt một túi đá lên khu vực đau, hoặc được massage đá, hoặc thậm chí dùng bình xịt fluoromethane để làm lạnh mô viêm.

- Thủy liệu pháp. Như cái tên của nó, thủy liệu pháp là phương pháp điều trị bằng nước. Vì đây là phương pháp trị liệu thụ động nên thủy liệu pháp chỉ là ngồi vào bồn nước xoáy hoặc ngồi dưới vòi sen nước ấm. Thủy liệu pháp giúp giảm đau nhẹ nhàng và thư giãn cơ.

- Dùng điện kích thích thần kinh qua da (TENS – Transcutaneous electrical nerve stimulation). Là phương pháp sử dụng máy tạo ra một dòng điện kích thích cơ. Tuy nghe có vẻ nặng nề nhưng nó thật sự không gây đau đớn. Các điện cực gõ vào da của bạn để gửi những dòng điện nhỏ đến các điểm trên đường đi của dây thần kinh. TENS giúp làm giảm co thắt cơ và thường được cho là có tác dụng kích thích tiết ra endorphin là chất gây giảm đau tự nhiên của cơ thể.

- Kéo xươngMục đích là để làm giảm hiệu quả của trọng lực lên cột sống. Bằng cách kéo nhẹ nhàng các xương ra xa nhau, mục đích là nhằm làm giảm thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này cũng tượng tự như hiện tượng chỗ lốp xe ôtô bị xẹp “biến mất” khi bạn đặt cái kích ở phía dưới xe để giải phóng áp lực khỏi lốp. Có thể thực hiện kéo xương ở cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng.

Trị liệu chủ động

Trị liệu chủ động có mục đích nhắm vào sự mềm dẻo, tư thế, sức mạnh, độ ổn định thân người và chuyển động khớp. Nó không chỉ giúp hạn chế những cơn đau tái phát mà còn có lợi ích cho sức khỏe toàn diện của bạn nữa.

- Ổn định thân người. Nhiều người không nhận ra tầm quan trọng của một thân người khỏe đối với sức khỏe của cột sống. Các cơ thân (cơ bụng) giúp các cơ lưng hỗ trợ cho cột sống. Khi các cơ này yếu, nó sẽ tạo thêm áp lực cho các cơ lưng. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ dạy bạn những bài tập để ổn định cơ thân giúp lưng vững vàng hơn.

- Độ mềm dẻoHọc những kỹ thuật duỗi và uốn thích hợp sẽ chuẩn bị cho bạn bước vào các bài tập aerobic và những bài tập nặng. Ngoài ra nó còn giúp cơ thể di chuyển dễ dàng hơn không còn cứng nhắc nữa.

- Thủy liệu pháp. Ngược với thủy liệu pháp trong trị liệu thụ động, thủy liệu pháp chủ động có thể là tập aerobics dưới nước giúp cơ thể tránh được những áp lực không cần thiết.

Tăng sức mạnh của cơCác cơ mạnh là một hệ thống hỗ trợ tốt cho cột sống và giúp chịu đựng những cơn đau tốt hơn.

Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ dạy bạn cách luyện tập và làm lưng mạnh hơn để ngăn những cơn đau trong tương lai. Họ cũng sẽ dạy bạn những nguyên tắc tự chăm sóc bản thân để giúp bạn hiểu được cách tốt nhất để điều trị triệu chứng của mình.

Mục tiêu cuối cùng đối với bạn là phát triển kiến thức để duy trì một cuộc sống không có sự xuất hiện của những cơn đau. Điều cơ bản là bạn học các tập luyện sau khi đợt điều trị chính thức kết thúc. Nếu không thực hiện đầy đủ những bài học đã được hướng dẫn trong chương trình vật lý trị liệu, bạn có thể sẽ không thấy được hiệu quả lâu dài của nó.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc

Vui lòng login để gởi ý kiến. Nếu chưa có account, xin ghi danh.