Ngọc Mai - Một hồn thơ nhân hậu
Giọt Sương Mặt Trời của Nữ Thi-sĩ Nguyễn Ngọc Mai từ HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG.
Kính mời
Một hồn thơ nhân hậu
Cách đây chừng dăm năm, trong Ngày Thơ Việt Nam tại Thành phố Sài Gòn, tôi đã nhìn thấy một cô bé xinh xắn ngồi chăm chú theo dõi các nhà thơ bước lên sân khấu giao lưu cùng công chúng. Sáng hôm sau, cô bé ấy đến tòa soạn báo Phụ Nữ và đưa cho tôi xem những bài thơ mới viết. Đó là nhà thơ trẻ Nguyễn Ngọc Mai. Tưởng là nữ sinh. Nhưng không phải. Mai đã có công ăn việc làm ổn định và nhất là công việc ấy không liên quan gì đến... thơ. Vậy đó, cái trò chơi đánh đu với thơ thật oái oăm. Có người những tưởng có thể dan díu với thơ suốt cả đời nhưng nửa chừng xuân lại “gãy cành thiên hương”. Có người nghĩ mình không thể mất ngủ vì thơ nhưng rồi số phận lại khác hẳn. Mai là mẫu người thứ hai.
Có lần Mai tâm sự: “Ngay từ nhỏ em đã thích thơ T.T.KH, những câu thơ não ruột của Hai sắc hoa ti gôn đã ám ảnh em trong một thời gian dài...”. Thầy Thích Nhất Hạnh kể, thuở nhỏ khi đọc đến câu thơ Kiều “Phận sao phận bạc như vôi” thì bao giờ bà nội của thầy cũng bảo đổi “phận” thành “phấn”. Đọc trớ đi vì sợ câu thơ ấy “vận” vào mình. Tôi giật mình. Nếu làm thơ là một sự dự báo cho chính mình, thì đọc thơ cũng thế. Nó “vận” vào người chứ không đùa. Nghĩ mà sợ.
Nói như thế để thấy Mai đến với thơ như một căn duyên đã có. Có thể “hạt giống thơ” đã tiềm tàng đâu đó trong tâm hồn trong trẻo và độ lượng của Mai, đến một ngày, nẩy mầm xanh. Thơ ra đời. Giọt sương mặt trời là tập thơ đầu tay của Mai. Những bài thơ trong tập thơ này không chạy theo mode thời thượng của anh em viết trẻ. Mai vẫn trung thành với cấu tứ truyền thống. Nhưng không vì thế mà không mới mẻ, không đóng góp thêm một tiếng nói cho nền thơ đương đại. Nói về tính cách của người phụ nữ, mấy ai dám thổ lộ một cách quyết liệt và chân thành như:
Em rất muốn giã từ thời con gái
Muốn là người tri kỷ của anh thôi
Người đàn bà anh thường mơ ân ái
Sống bên anh cho đến cuối cuộc đời
(Người đàn bà của anh)
Thì ra, tính cách người phụ nữ thời đại computer này, ít ra ở Mai cũng rất dữ dội, quyết đoán. Nhìn về Cỏ, Mai đã nhìn bằng một “cái nhìn khác” láu lỉnh và tinh nghịch:
Tơ mềm như cỏ trên da
Sợi dài sợi ngắn mượt mà như nhung
Điểm tô đôi mảnh trơn hồng
Quanh năm gò biếc dù không nắng trời
Đọc lại lần nữa, ta không thể ghìm được một tiếng cười sảng khoái sắp bật ra trên môi. Tương tự, khi diễn tả về cảnh Leo núi, Mai đã thành công trong sự vận dụng “nội công” để tạo sự đa nghĩa:
Mỏm đá toen hoen cỏ phún đầy
Sương chiều ươn ướt lá nhòe cây
Tiều phu vác củi leo triền dốc
Rớt xuống khe sâu một khúc dài
Đu đưa mỏm đá mình vặn vẹo
Ngất ngưỡng đầu trần lỏng lẻo vai
Trèo lên tuột xuống đôi ba bận
Tê hết hai chân, mỏi cả tay!
Sự đa nghĩa của bài thơ này ẩn náu trong tâm hồn rất đỗi nhẹ nhàng và bao dung lạ thường. Ít ai biết rằng, một trong những niềm vui của Mai là được làm từ thiện, làm mọi điều nhỏ nhặt để đem lại niềm vui cho trẻ thơ bất hạnh:
Đêm rét lạnh chiếc áo em mỏng quá
Tôi mong thầm trời ấm lại đừng mưa
Bàn tay non chai sần theo tiếng gõ
Bút xanh em chưa chấm mực bao giờ
(Tiếng gõ)
Chính lòng nhân ái đã đem lại cảm xúc cho hồn thơ của Mai. Trong tập thơ này, Mai đã dành nhiều trang viết về mẹ, về cha. Trong đó, có những vần thơ xao xuyến lòng người mà Mai đã nói hộ cho nhiều người:
Như cánh chim lạc loài miền đất lạ
Chốn thị thành lòng khắc khoải nhớ quê
Mẹ có biết sau mỗi lần vấp ngã
Con mong về bên Mẹ để nương che!
(Lòng Mẹ)
Ai trong đời mà không một lần thốt lên như thế ? Những bài thơ tự sự của Mai cũng là những bài thơ hay, cấu tứ chắc, gọn và có sức khái quát. Nhìn Mưa cõi nhân gian, Mai viết:
Mưa hay nước mắt của trời
Khóc cho rửa sạch hồn người bóng râm
Sợ mưa - vốn tính người phàm
Thế nên nhân loại mãi làm khổ nhau!
Ẩn giấu trong nghìn tâm sự, nhiều nỗi niềm đấy chứ? Và cũng có lần Mai đã Tự hỏi:
Tóc thề rũ xuống bờ vai
Ướp hương trời đất mối mai lòng người
Có chăng kiếp trước vong lời
Bây giờ chịu cảnh đơn côi ái tình?
Nghe mà ứa nước mắt. Những bài thơ trong tập Giọt sương mặt trời sẽ dẫn ta đi vào một tâm hồn nhiều xúc cảm. Từ đó ta hiểu hơn một hồn thơ nhân hậu có tên là Nguyễn Ngọc Mai.
LÊ MINH QUỐC
Sài Gòn, tháng 05. 2008
Kính mời
Một hồn thơ nhân hậu
Cách đây chừng dăm năm, trong Ngày Thơ Việt Nam tại Thành phố Sài Gòn, tôi đã nhìn thấy một cô bé xinh xắn ngồi chăm chú theo dõi các nhà thơ bước lên sân khấu giao lưu cùng công chúng. Sáng hôm sau, cô bé ấy đến tòa soạn báo Phụ Nữ và đưa cho tôi xem những bài thơ mới viết. Đó là nhà thơ trẻ Nguyễn Ngọc Mai. Tưởng là nữ sinh. Nhưng không phải. Mai đã có công ăn việc làm ổn định và nhất là công việc ấy không liên quan gì đến... thơ. Vậy đó, cái trò chơi đánh đu với thơ thật oái oăm. Có người những tưởng có thể dan díu với thơ suốt cả đời nhưng nửa chừng xuân lại “gãy cành thiên hương”. Có người nghĩ mình không thể mất ngủ vì thơ nhưng rồi số phận lại khác hẳn. Mai là mẫu người thứ hai.
Có lần Mai tâm sự: “Ngay từ nhỏ em đã thích thơ T.T.KH, những câu thơ não ruột của Hai sắc hoa ti gôn đã ám ảnh em trong một thời gian dài...”. Thầy Thích Nhất Hạnh kể, thuở nhỏ khi đọc đến câu thơ Kiều “Phận sao phận bạc như vôi” thì bao giờ bà nội của thầy cũng bảo đổi “phận” thành “phấn”. Đọc trớ đi vì sợ câu thơ ấy “vận” vào mình. Tôi giật mình. Nếu làm thơ là một sự dự báo cho chính mình, thì đọc thơ cũng thế. Nó “vận” vào người chứ không đùa. Nghĩ mà sợ.
Nói như thế để thấy Mai đến với thơ như một căn duyên đã có. Có thể “hạt giống thơ” đã tiềm tàng đâu đó trong tâm hồn trong trẻo và độ lượng của Mai, đến một ngày, nẩy mầm xanh. Thơ ra đời. Giọt sương mặt trời là tập thơ đầu tay của Mai. Những bài thơ trong tập thơ này không chạy theo mode thời thượng của anh em viết trẻ. Mai vẫn trung thành với cấu tứ truyền thống. Nhưng không vì thế mà không mới mẻ, không đóng góp thêm một tiếng nói cho nền thơ đương đại. Nói về tính cách của người phụ nữ, mấy ai dám thổ lộ một cách quyết liệt và chân thành như:
Em rất muốn giã từ thời con gái
Muốn là người tri kỷ của anh thôi
Người đàn bà anh thường mơ ân ái
Sống bên anh cho đến cuối cuộc đời
(Người đàn bà của anh)
Thì ra, tính cách người phụ nữ thời đại computer này, ít ra ở Mai cũng rất dữ dội, quyết đoán. Nhìn về Cỏ, Mai đã nhìn bằng một “cái nhìn khác” láu lỉnh và tinh nghịch:
Tơ mềm như cỏ trên da
Sợi dài sợi ngắn mượt mà như nhung
Điểm tô đôi mảnh trơn hồng
Quanh năm gò biếc dù không nắng trời
Đọc lại lần nữa, ta không thể ghìm được một tiếng cười sảng khoái sắp bật ra trên môi. Tương tự, khi diễn tả về cảnh Leo núi, Mai đã thành công trong sự vận dụng “nội công” để tạo sự đa nghĩa:
Mỏm đá toen hoen cỏ phún đầy
Sương chiều ươn ướt lá nhòe cây
Tiều phu vác củi leo triền dốc
Rớt xuống khe sâu một khúc dài
Đu đưa mỏm đá mình vặn vẹo
Ngất ngưỡng đầu trần lỏng lẻo vai
Trèo lên tuột xuống đôi ba bận
Tê hết hai chân, mỏi cả tay!
Sự đa nghĩa của bài thơ này ẩn náu trong tâm hồn rất đỗi nhẹ nhàng và bao dung lạ thường. Ít ai biết rằng, một trong những niềm vui của Mai là được làm từ thiện, làm mọi điều nhỏ nhặt để đem lại niềm vui cho trẻ thơ bất hạnh:
Đêm rét lạnh chiếc áo em mỏng quá
Tôi mong thầm trời ấm lại đừng mưa
Bàn tay non chai sần theo tiếng gõ
Bút xanh em chưa chấm mực bao giờ
(Tiếng gõ)
Chính lòng nhân ái đã đem lại cảm xúc cho hồn thơ của Mai. Trong tập thơ này, Mai đã dành nhiều trang viết về mẹ, về cha. Trong đó, có những vần thơ xao xuyến lòng người mà Mai đã nói hộ cho nhiều người:
Như cánh chim lạc loài miền đất lạ
Chốn thị thành lòng khắc khoải nhớ quê
Mẹ có biết sau mỗi lần vấp ngã
Con mong về bên Mẹ để nương che!
(Lòng Mẹ)
Ai trong đời mà không một lần thốt lên như thế ? Những bài thơ tự sự của Mai cũng là những bài thơ hay, cấu tứ chắc, gọn và có sức khái quát. Nhìn Mưa cõi nhân gian, Mai viết:
Mưa hay nước mắt của trời
Khóc cho rửa sạch hồn người bóng râm
Sợ mưa - vốn tính người phàm
Thế nên nhân loại mãi làm khổ nhau!
Ẩn giấu trong nghìn tâm sự, nhiều nỗi niềm đấy chứ? Và cũng có lần Mai đã Tự hỏi:
Tóc thề rũ xuống bờ vai
Ướp hương trời đất mối mai lòng người
Có chăng kiếp trước vong lời
Bây giờ chịu cảnh đơn côi ái tình?
Nghe mà ứa nước mắt. Những bài thơ trong tập Giọt sương mặt trời sẽ dẫn ta đi vào một tâm hồn nhiều xúc cảm. Từ đó ta hiểu hơn một hồn thơ nhân hậu có tên là Nguyễn Ngọc Mai.
LÊ MINH QUỐC
Sài Gòn, tháng 05. 2008