Mar 28, 2024

Diễn đàn » TÁC GIẢ TỰ POST BÀI TRÊN MỤC NÀY » HÀNH HƯƠNG- VĂN

NhàQuê, Giáo Sư Trung Học, Sĩ Quan PB
Ghi danh: Jun 11 2020
Cập nhật: Apr 11 2021
Số bài: 318
gởi lúc 09:04:52 PM, Jul 30, 2020

HÀNH HƯƠNG- VĂN

Tác Giả: NhàQuê

Tên Thật: Trần Bình Trọng, 1943

** Cựu Giáo Sư Trung Học

** Cựu Sĩ Quan Tốt Nghiệp khóa 25/Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Binh Chủng Pháo Binh

** Sinh Quán: Tân Thủy-Ba Tri-Bến Tre (Kiến Hòa)

** Trú Quán: Bridgeport, Connecticut, USA

** Sơ Lược Dòng Đời: Đi Học- Đi Dạy- Đi Lính- Đi Dạy- Đi Tù- Đi Buôn- Đi Biển- Đi Mỹ- Đi Học- Đi Cày- Đi Chơi- Đi Luôn ...

Tác Phẩm Đã Xuất Bản:

- Tuyển Tập HÀNH HƯƠNG- THƠ (Khổ Lớn)

- Tuyển Tập: HÀNH HƯƠNG- VĂN (Khổ Lớn)

- HÀNH HƯƠNG- Tuyển Tập THƠ VĂN (Khổ Lớn)

- HÀNH HƯƠNG- Tuyển Tập THƠ VĂN (Khổ Lớn, Tái Bản)

- HÀNH HƯƠNG- THƠ (Khổ Nhỏ)

- HÀNH HƯƠNG- VĂN (Khổ Nhỏ)

- HÀNH HƯƠNG -Tuyển Tập THƠ VĂN - Tiểu Mục NÓI VỚI

========

THAM VỌNG- Sẽ Xuất Bản:

- HÀNH HƯƠNG- Hướng Thơ ĐƯƠNG LUẬT- XƯỚNG HỌA

- HÀNH HƯƠNG- THƠ VUI- TẾU- THƠ LÁI- THƠ CƯỜI TỦM TỈM

- HÀNH HƯƠNG- DU KÝ

- HÀNH HƯƠNG - CÁC THỂ LOẠI ĐẶC BIỆT- HÁT NÓI- SỚ TÁO QUÂN- VĂN TẾ- ĐIẾU VĂN-
Vui lòng login để trả lời trong mục này. Nếu chưa có account, xin ghi danh.
NhàQuê, Giáo Sư Trung Học, Sĩ Quan PB
Ghi danh: Jun 11 2020
Cập nhật: Apr 11 2021
Số bài: 318
trả lời lúc 09:16:51 PM, Jul 30, 2020

Tản Mạn BUỒN VUI VIẾT LÁCH

Bạn học cũ, đồng nghiệp xưa, học trò mới liên lạc được, những người quen biết đó đây đều không khỏi ngạc nhiên bất ngờ khi mà cậu học trò ngày nao thường dưới điểm trung bình môn Việt Văn, một chú giáo dạy Toán mà ăn nhằm thứ chi, hay mắc phải cái giống gì lại đi viết văn rồi cả gan xông vào chỗ chết là làm thơ nữa chớ !?

Tự biết mình không phải là người tài giỏi gì trong hai lãnh vực ấy, nhưng đã lỡ lầm giỡ màn chui vào coi hát "cọp" rồi thì phải quen dần với loại không khí đủ mùi đó !

Xin thưa, tất cả đều có nguyên nhân mà đối với riêng tôi vì hai lẽ: Thứ nhất là "Không Có Chó Bắt Mèo ...." thứ hai là vì Tức ...


*** ĐÂY NÓI VỀ VĂN

Thú thiệt khi cùng nhau lập BenTreHome (BTH), tôi chưa biết khởi động máy computer như thế nào, tất cả đều nhờ con ... nói chi đến email, đăng ký thành viên ...mà máy lúc đó chúng nó mua nhiều miếng về tự ráp nay lỗi thời cho lại để vọc chơi cho quen ... máy chạy chậm rì ...dĩ nhiên chưa biết bỏ dấu theo Việt Ngữ ... lại còn cái nạn là cặm cụi một hồi lớ quớ bấm hay đụng vô đâu đó "những sự nghiệp công lao" vù một cái biến mất ... lại lò mò gõ lại. Qua nhiều trận như vậy, bèn nghĩ ra cách là cứ viết được vài đoạn là SAVE liền, có trật thì sửa sau ...Thành ra có cái vui là tưởng bài mình viết chưa xong mà "người ta" vô đọc lia chia cả mấy chục người trong vòng hơn một giờ đồng hồ ....

Cái cảm giác "hạnh phúc" về tài năng của mình được nhiều người ái mộ, chiếu cố đó cũng góp phần thúc giục, cố gắng tiến lên ... "Chuyện trở thành Nhà Văn Lớn chỉ còn trong tầm tay" ...Nhưng tới chừng biết được là do tự mình SAVE rồi vào EDIT viết tiếp nên máy nó tự động đếm số lần xem, tưởng nổi danh ngang xương... Chứ có ai khác vô đọc đâu: Bé Cái Lầm nói theo Bắc Kỳ !

Nhưng những sự việc vừa kể khộng phải là động cơ chánh yếu mà là xúm nhau lập trang WEB nghe ngon lành vậy, rồi các Nhà Sáng Lập, các Bậc Khai Quốc Công Thần nhất loạt treo ấn từ quan, lui vào ẩn dật, im re không ai viết bài hay góp ý gì cả ... hỏi ra ai cũng BẬN và BỊU tức ngoài khả năng ... Bèn phải ráng cho có, vì lý do "Lỡ Dại" ...nên gọi chuyện nầy là "Không Có Chó Phải Bắt Mèo Ăn ...." Giờ thỉnh thoảng nhìn lại thấy câu chữ thời mới "vào nghề" sao mà ngô nghê ...chấm phết lung tung và trật chánh tả thấy mà tự mắc cỡ thầm ... muốn sửa chữa lại mà sức đâu làm cho nổi.

Gặp khó khăn mới nảy ra "sáng kiến sáng tạo" là đi tìm Người Bến Tre mình hay quen chút đỉnh, quen sương sương với Bến Tre mình, dù đang Làm Ăn ở các nơi các trang Web khác cũng tha thiết thiết tha mời cộng tác...Gặp được rồi mừng chưa hết lại phải gặp khó khăn mới là họ gởi bài đã in thành sách hoặc sách hay photocopy cả cọc dày bằng đường bưu điện Mỹ, có khi bài ngắn thì đọc qua điện thoại rồi tui mở hết ga "tốc ký" sau đó sửa chữa thành chữ hàn lâm ... Lại còn giới thiệu thêm văn thi sĩ khác cùng phe ta một cách dây chuyền

.... Thưa bà con gặp trận liệt như vậy có khóc tiếng Ấn Độ được không ...

Thì ra Họ cũng trình độ ABC về computeur như bản chức, cái khoái là họ tưởng lầm NhàQuê tui giỏi, tài ba, tầm cỡ, không tiếc lời khen ...Tui mần thinh cho sướng chơi, ngu gì "Tiết Lộ Bí Mật Quốc Gia" là mình DỐT ... Lỡ láo rồi phải tới luôn là Đăng Ký Thành Viên cho họ rồi gõ bài từng chữ một giùm theo phương pháp cò mổ, ai cũng tưởng là chính tác giả tự tham gia và post bài lên...

Mà cũng có lợi lắm bà con ơi : Nhờ đó tui cải thiện chánh tả ...tiến bộ một cách đáng kể ! Và BTH cũng có nhiều khách thăm viếng qua những "biến cố"đó .

Tui phải tự khen tui một phát cho nó đã, là tui "làm việc" không ngừng nghỉ liên tục nhiều năm không thèm mệt mỏi, viết song song 2, 3 đề tài cùng một lúc, sáng tác thật sung mãn .. quậy đủ các Forum kể cả Nhạc là thứ tui dốt trất ... Có người thấy được bèn rủ rê vô Hội Văn nầy Club nọ ... Tui đâu thèm: Tui là Trung Tâm Vũ Trụ mà ! chớ đồ bỏ sao ... Cột trụ của triều đình BTH mà chớ phải Người Phàm đâu !

Vì tự cao lãng xẹt như vậy nên có người bạn vốn là Nhà Văn đã in và ra mắt sách đó đây rồi .. bạn biểu tôi sửa vài chữ vài ý trong bài của tui ... tui ừ cho qua nhưng trong lòng giận lắm ... Đừng có làm bộ đàn anh lên lớp à nha ! Nhiều người đã gọi tui là "Nhà Quăng" rồi đó chớ không phải "thường thường bậc trung" đâu nha !

Xin được công bố cho xa gần rõ là: Tui sẽ không bao giờ gia nhập HỘI THƠ VĂN nào cả, bộ phải vô đó mới được quyền làm thơ viết văn sao ... và ... Tui sẽ không bao giờ GỞI BÀI DỰ THI nầy nọ, vì không ai đủ trình độ như tui vốn là một Thiên Tài của hai thế kỷ 20 và 21 nầy !

"Nhà Quăng" mắc lo đại sự nên ăn uống thất thường ... từ đó nghiệm ra "Mì Ăn Liền" đúng là một phát kiến cực kỳ vĩ đại làm thay đổi cục diện thế giới, và nhất là đã "chế tạo" được tui từ anh nhà quê tưới sắn, nuôi heo huề vốn, nhưng đó lại là nhà "làm kinh tế" vĩ đại nhất trong xã hội xã hội chủ nghĩa trong lúc mọi quốc doanh hay doanh doanh gì cũng thua lỗ thâm thủng nặng ...Nay nhà làm kinh tế vĩ đại ấy bỗng nhiên trở thành Nhà Quăng Danh Trấn Giang Hồ tên bay khắp không gian vũ trụ với tốc độ gần bằng ánh sáng...

Nhưng điểm yếu của Mì Ăn Liền là chỉ giúp sáng tác loại văn Mì Ăn Liền chứ không thể vào Văn Học Sử được ! Vì vậy phải tìm đường cú lấy sự nghiệp của mình, bèn vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo cả nội công lẫn ngoại lực nhảy vọt qua THƠ cho tỏ ra ta đây bá ban võ nghệ, đa năng đa tài sẽ tiến thẳng, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Chiếu Trên kinh qua giai đoạn bưng bê, hầu quạt, nịnh nọt quà cáp để có lời bình chứng nhận của người tiền sử .... !


*** ĐÂY NÓI VỀ THƠ


Thơ phú thi xong trả lại Thầy
Dòng đời thúc bách khó ngưng tay
Dù yêu cách mấy thôi đành gác
Binh lửa trùng trùng chực bủa vây

Cũng muốn đôi khi trải tấm lòng
Ngôn từ đang ngủ tận sâu trong
Nên tìm chẳng gặp làm sao diễn
Hóa chuyển nguồn thơ ... suối nhập dòng

Ngỡ đâu khó thể khó mong gì
Những dịp bạn bè họa xướng thi
Chập chững thử gieo vần mấy lượt
Mươi lần bôi sửa chẳng ra chi

Sáu mươi hai tuổi bước vào thơ
Gom hết đường qua tự lúc khờ
Đã trải ngọt ngon cùng mật đắng
Giũa mài nên chữ hóa thành thơ

Có lẽ nhiều phen vui lẫn khổ
Nguy nàn hụp lặn tự đáy sâu
Khi ngoi bám được bờ hy vọng
Biên độ biến thiên khó nhạt nhầu

Tình đời ... thôn xóm ... bạn bè quanh
Dấu ấn còn nguyên đã sẳn dành
Mầm hạt đang chờ nơi bén rễ
Tầm cao ngôn ngữ thoát vươn thành

Cám ơn tất cả tạo nên nguồn
Đã sống trong từng khoảng nhiễu nhương
Đã mất đã tan ... tan mất cả
May còn nguyên bản gốc yêu thương

Chất liệu đem dùng tự bấy nay
Một phần chiêm nghiệm một phần vay
Cám ơn nguồn gốc và con chữ
Hóa kiếp thành vần chắp cánh bay

Xin thưa có thể đến nhiều ngàn
Cũng có vài câu ...có mấy trang
Về phẩm biết rằng không đạt chuẩn
Cho mình ... mình viết ... thế vui chăng !?

May mắn tiện nghi và một người
Sẳn lòng chẳng nệ bận không ngơi
Bình phê thẳng thắn nhờ qua đó
Mới dám lần hồi dự cuộc chơi

Chữ vụng thơ non khó nhập dòng
Bao lần rón rén giữa đám đông
Biết mình tiểu tốt chưa qua lụng
Lạc lối rừng thiêng muốn ngã lòng

Thôi tránh đi vào chốn thánh nhân
Chiếu trên mâm dưới hách như thần
Vợ con nheo nhóc ... lời "năm - sáu"
Chẳng chóng thì chầy nợ chửi rân

Dài ngắn thân ta sẽ đến hồi
Xuôi tay nhắm mắt mọi buông trôi
Nên giờ cố viết bài thơ mới
Tự điếu cho ta dễ mấy người

NhàQuê Aug 10, 2015
NhàQuê, Giáo Sư Trung Học, Sĩ Quan PB
Ghi danh: Jun 11 2020
Cập nhật: Apr 11 2021
Số bài: 318
trả lời lúc 09:24:52 PM, Jul 30, 2020

Tản Mạn: Viết Cho Ngày Sinh Nhựt

Má sanh tôi vào thời còn Pháp Thuộc ở một vùng quê, có lẽ tôi được chào đời trong "chòi bảo sanh" dưới bàn tay nâng của bà mụ giồng mà sau nầy Má biểu tôi kêu là Bà Ngoại. Và có lẽ nhờ mát tay của bà, tôi mới được sống sót vì lúc bật khóc khi lọt lòng mẹ thì tôi chưa được 9 tháng 10 ngày như mọi hài nhi khác: sanh non hơn một tháng !

Biết đâu nhờ sanh non như vậy "tôi mới là tôi", còn nếu bình thường có lẽ đâu phải là tôi !? ..... Nhưng tôi vẫn lớn lên bình thường trong liên miên giặc giã ... không biết bao nhiêu lần Ba Má tôi, chị tôi đùm túm chạy trốn các trận lính đi ruồng. Có khi "chạy gió", có khi chạy thật, chạy mọp dưới làn đạn bắn lung tung nghe chừng chỗ nào cũng có tiếng nổ ...

Có lẽ tôi không có được ghi vào sổ bộ khai sanh của chánh quyền lúc đó, nhưng căn cứ vào năm sanh Âm Lịch và qui ra Dương Lịch thì đúng vào những năm cuối cùng của vị Hoàng Đế cuối cùng của Việt Nam: Hoàng Đế BẢO ĐẠI ... Vậy những năm tháng đầu tiên của tôi sống dưới thời còn Quân Chủ và sau nầy học sử biết rằng tỉnh Bến Tre quê tôi nằm trong Nam Kỳ Thuộc Địa của Pháp.

Nhà tôi cách tỉnh lộ 26 đâu chừng 300 m, nói thế để thấy rằng tôi có điều kiện tiếp cận với nền "văn minh" nhất, vì đó là con lộ có trải đá huyết mạch dẫn ra thành thị rồi tiếp tục đi xa hơn ... ngoài ra các con lộ khác đi lại đều là đường đất hay lối mòn, nhờ đó lâu lâu tôi thấy được chiếc xe mu rùa, xe rùa nắp vì nó có hình dáng giống con rùa tức loại xe ngày nay gọi là xe hơi hay xe nhà, xe du lích, xế hộp, ....

Một thời gian dài, cả nhà mà tôi nghĩ cả xóm đều ăn cơm vào lúc sáng tinh sương để chuẩn bị chạy giặc hay lo việc đồng áng ...có dù bom đạn triền miên cây lúa vẫn âm thầm đòng đòng kết hạt ... bữa cơm có khi chỉ có nửa miếng đường tán hay dĩa cá tôm kho quẹt mà trẻ con chúng tôi vẫn lớn lên trong điều kiện vật chất như thế ... Nếu nói về đường mà sau nầy được biết nó là loại "năng lượng" cần thiết cho cơ thể, thì lúc đó chỉ có đường tán, đường thẻ, đường cát mỡ gà (không phải làm bằng mỡ gà mà có màu mỡ gà), còn đường cát trắng chưa có tên ghi trong bộ nhớ.

Tôi còn nhớ Ba Má tôi còn xài thứ tiền kim loại có lỗ tròn hay lỗ vuông chính giữa gọi là tiền xu trong thời gian dài, tiền giấy 1 đồng có hình bà đầm có in chữ Tây đã thuộc loại mệnh giá lớn được cất rất kỹ .... nói chi đến tờ giấy "Xăn - Cent" thứ mệnh giá 100 lần lớn hơn ...thứ 100 nầy tôi chưa có "quyền" thấy nó ! Nghe nói có loại Cinq Cent Piastre (500 đồng) nữa, .... kể như vô phương biết !
Rồi tới loại tiền giấy có chữ Việt và hai loại chữ lăn hoằn lít quịt Miên Lào xài cho cả 3 nước Đông Dương và riêng miệt quê tôi còn thứ tiền "xé hai" đối với tờ giấy bạc có mệnh giá từ 10 đồng trở xuống 1 đồng ...và tôi được sống trong Thời Đại Tiền Xé Hai ấy ... Cuộc đời dễ mấy ai! ! ! Vì rằng sau đó qua thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã cho phát hành tiền mới một trong các dấu chỉ chủ quyền quốc gia và việc xé hai đồng bạc giấy coi như phá hoại và phạm tội hình.

Đến đây, tôi đã trải qua ba thể chế: Quân Chủ & Thuộc Địa, .... "Quốc Gia Việt Nam Trong Liên Hiệp Pháp" với Nhà Vua giờ thoái vị và danh xưng mới là Đức Quốc Trưởng BẢO ĐẠI mà trên tờ giấy bạc có hình Ngài ... Đến Ngài bị truất phế và sang trang mới là Việt Nam Cộng Hòa đứng đầu hành pháp là Tổng Thống ... và lãnh thổ nhị phân ...Miền Bắc theo thể chế khác... Tôi thuộc dân Miền Nam !

Với 13 năm từ đứa trẻ sơ sinh lớn dần với bao gian nan từ lớp vỡ lòng ê a trong nhà đãi ăn của ngôi đình làng, đến trường chùa, ra trường xã, qua trường tổng, vô trường quận và bây giờ lên trường tỉnh .... Đến việc học hành của tôi cũng là cơ duyên đặc biệt do tôi đậu kỳ thi tuyển vào trường trung học công lập mà nhiều bạn cùng năm với tôi nơi trường quận mong muốn mà không được, nên Ba Má tôi thấy bỏ thì uổng, do đó cố gắng cho tôi theo đuổi chứ thực trạng gia đình không đủ sức để cho tôi đi "du học" như vậy, .... với lại ở tuổi ấy chưa làm việc nặng nhọc đồng áng được.

Bước ngoặt đó có lẽ là khúc quanh quan trọng nhất của tôi, đứa trẻ sanh thiếu tháng! Những điều tôi thấy biết ở thành thị, có thứ phải 40 hay 50 năm sau nơi tôi được sanh ra mới có.

Và với ngã rẽ nầy đã kết chặt tôi vào nhịp sống của các thể chế tiếp theo: Đệ Nhị Cộng Hòa của Miền Nam, .... rồi làm sinh vật thấp hơn cả thứ dân của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khi đất nược tên gọi Việt Nam đã thống nhất, .... Cuối cùng và có lẽ tôi chấp nhận vĩnh viễn làm công dân nhập tịch của một quốc gia có đủ dân chủ tự do, quốc gia mà khi chưa học xong trung học tôi không biết nó ở đâu: Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (The United States Of America)....

Nơi đất nước tôi đang sống tiếp những ngày còn lại nầy, mới hôm qua đây có người tới nhà xin tôi bỏ phiếu cho các ứng cử viên thuộc đảng của họ, một lá phiếu có thể không là gì, nhưng sự việc nói lên một ý nghĩa làm cho người không sống được nơi chính quê hương mình phải suy ngẫm !

Quê hương mới ấy không có bốn ngàn năm văn hiến, không có là đỉnh cao trí tuệ loài người, không có chủ nghĩa ưu việt bách chiến bách thắng .... mà chỉ có ba trăm năm độc lập thoát ra từ thuộc địa, ... có trẻ con vừa biết nói, thấy hình trái tim đã đặt tay vào môi "I Love You" ! .... Người gặp trên đường chào nhau thân ái chứ không rình rập tà ý !

Ngày mai đây, tôi 72 tuổi tròn, theo giấy tờ chứ kỳ thực Má tôi chỉ nhớ mang máng ngày sanh của tôi nên tôi không có ngày gọi là Sinh Nhựt đúng !
Với 72 năm đó tôi đã sống đủ các thể chế từng có hoặc còn tồn tại trên hành tinh trong vòng vài thế kỷ gần đây, tức những thế kỷ nền văn minh nhân loại phát triển vượt bực giúp đời sống con người chất lượng hơn

Tôi ví những biến chuyển vật lý của dòng đời bản thân tôi đồng hành cùng sự phát triển cải tiến của "Máy Điện Thoại" .


***000***


Tôi biết xài máy điện thoại tự chế (home made) từ lâu lắm ... Hãy tin tôi đi! Với hai cái lon kim loại, nối nhau bằng sợi dây kéo ra xa thiệt căng hoặc bằng dây kẽm, dây chì nhỏ, loại để ràng rịt ...hai người cách nhau 10 m có thể nói nhỏ vào lon,người đầu kia nghe rõ từng tiếng một ... Trò chơi "đánh dây thép" chỉ những người có công góp vật liệu làm nên mới được cho nghe thử ...
Vào thời buổi ấy kể cả tôi, chưa có một "nhân vật quan trong tí hon" nào được nhìn thấy cái máy Tồ Lô Phôn nó ra làm sao ! ... Thật vậy chỉ có quan quyền, công sở cấp cao hoặc nhà giàu có ở thành thị mới có cơ hội xử dụng điện thoại thiệt mà thôi.

Lúc tôi lên học trường tỉnh, tôi không biết văn phòng trường có được lắp đặt điện thoại chưa, mà hình như tổng đài chánh là Ty Bưu Điện về các cuộc gọi trong lãnh vực hành chánh và dân sự ... Người cần đến Ty Bưu Điện xin gọi và lệ phí ắt rất cao !

Như vậy cho đến học xong trung học, tôi chưa bao giờ cầm được cái "máy điện thoại" để mà alô .... Mãi cho đến khi vào quân đội và đi học chuyên môn mới có dịp xử dụng loại dã chiến liên lạc trong nội bộ, học cách trải dây, mắc dây và cả các câu văn dùng liên lạc phải ngắn gọn mà đầy đủ không rườm rà ... học thuộc lòng mã số các bộ phận liên quan đến điện thoại .... Nhưng đó chưa phải là cái thứ điện thoại "ngoài đời"! Nhưng ít ra cũng quen dần và dạn dĩ hơn là có người vừa nghe chuông reo đã giật mình dáo dác.

Sau nầy khi ra đơn vị rồi mới có dịp dùng tới điện thoại quay số mà hai tổng đài Thống Nhất (TTM) cùng Nhân Tâm (BKTĐ) và tổng đài Tiger (Mỹ) kết nối cuộc gọi và cũng nối kết được điện thoại bên dân sự ...Nhưng cái vụ điện thoại nầy cũng bực với nó lắm, vì SẾP ưa khuya khuya gọi hỏi thăm, dặn dò nhưng đó là cách ngầm điểm danh bất thường xem mình có "dù" đi chơi, bỏ đơn vị trách nhiệm không ... Chứ liên lạc bằng máy vô tuyến thì không xác định được vì có PRC 25 hoặc VRC đặt luôn trên xe để đi lả lướt ....

Chừng có đến 17 năm kể từ khi "Giã Từ Vũ Khí năm 1970" quên bẳng máy điện thoại và quên luôn những số cần phải nhớ trước đó .... Cho đến sáng sớm ngày 05 tháng 09 năm 1987, một ngày lịch sử của gã lưu vong .... Gã hỏi đường lò dò tới nhà bưu điện Mỹ gần nhất để gọi cho vài người quen cho hay tin đã tới Mỹ ... thì hỡi ôi ... đâu phải như xứ ta, bưu điện của họ không có "kinh doanh" loại nầy ... điện thoại nơi nước "Cờ Sao và Vạch" nhà nào cũng có và các ngã giao lộ hay các đường phố chánh đều có trụ điện thoại công cộng, trụ nọ cách trụ kia không xa lắm ....

(Trích trong "Những Con Đường Xưa Em Đi":

Đầu tiên là Nhà Dây Thép: Ty Bưu Điện chỉ có cấp Ty chứ không có cấp nhỏ hơn; Vì vậy vị đứng đầu là Trưởng Ty dù đôi khi chỉ có một mình ông, loại cơ quan nhỏ đến không thể nhỏ hơn được nữa. Trong trường hợp như vậy địa phương thường là các Quận xa xôi, phải "chi viện" thêm người không biết có "và của" cho ông không.
Như ở Mỹ hiện nay mỗi ngày phát ra một tỷ thư từ, không hiểu Bưu Ðiện ta có làm xuể không? Và bao giờ thì đạt "chỉ tiêu" đó.
Bưu điện còn phụ trách luôn điện tín, loại thông tin bên nây tạch tạch tè tè bên kia dịch ra chữ rất ư trần tục, không râu hia, mũ mão gì hết, nên nhiều khi đàng nhận được đã nghiên cứu kỹ bản văn, đã có "đáp án" rồi, thu xếp công ăn việc làm chạy riết về nơi xuất phát thì hởi ơi! Trớt quớt trật cách xa " ngàn dậm dưới đáy biển" và với góc độ 180, loại phải tiết kiệm chữ viết: VO DE VE GAP... đáp án: vỡ đê về gấp, phải về riết bằng mọi phương tiện để cứu lụt, tới nơi thì ra vợ đẻ, thôi cũng được!
Bưu điện còn phụ trách dịch vụ điện thoại, vụ nầy làm NhàQuê "quê một cục" số là khi mới tới cái xứ Hoa Kỳ mà cái gì cũng máy móc, đêm đầu tiên lạ nhà, lạ giờ giấc không ngủ được, sáng sớm ra bưu điện xếp hàng, có mấy người đến trước hơn, chắc mấy bà Mỹ nầy cũng ngủ không được đây.
Tới phiên NhàQuê hùng dũng tiến lên không cần chào hỏi, xổ liền: Ai nít tê lê phôn, tránh nói dài dòng dễ bị ngọng.
Sau một hồi oát oát oát (what) cuối cùng con nhỏ cũng hiểu ra, nhờ có bàn tay năm ngón nắm lại như đang nắm vật cứng cỡ hơn tấc, để ngang lỗ tai, con nhỏ chỉ và nói: Ô vờ đe (over there).
Theo hướng bàn tay có năm ngón mà sơn tới mấy màu đó, NhàQuê "phát hiện" được mà về sau nầy biết là điện thoại công cộng.
Lại không được lôi thôi gì, phải bước ra khỏi hàng có cảm giác mình bị bỏ rơi giữa đường rất là kỳ thị, vì con nhỏ đã gọi người kế tiếp: Nét (next).
Ðứng ngơ ngơ chưa biết phải làm sao, may quá có quới nhơn, đã nói NhàQuê đi về hướng Ðông nên cuộc đời thường gặp quới nhơn mà.
Bà Mỹ già sau khi nhìn NhàQuê với vẻ ái ngại cuối cùng tiến tới hỏi: Ken ai hớp du? (Can I help you) .
Nghe tiếng nầy cũng quen quen, vận dụng hết tám thành công lực và huy động hết cơ quan đoàn thể trong bộ nhớ, cuối cùng hai bên cũng hiểu được nhau.
Cám ơn Thượng Ðế, Ngài đã cho con hai bàn tay với mười ngón thiên thần, tội nghiệp bà Mỹ chắc là lần đầu tiên bà nói tiếng nước mình mà phải quơ tay lia chia. Bà kết luận chắc mẻm là: phải có "Cô-an" (coin) mới "đu" (do) được.
Nghe nói tiền NhàQuê nhá cho Bà thấy tờ $US 20 duy nhứt mà thằng bạn gởi cho dằn túi phòng khi hoạn nạn.
Bả nói : Nô quê, so ri (No way, sorry) và bỏ đi hình như với vẻ giận dữ. Coi như tình hình vô phương cứu vãn, hết thuốc chữa.
Thôi thì "nô cô-an" ( No coin) thì đi về coi như thất bại “quàn tàn”, hay ít nhất cũng 1-0 phần thua nghiêng về phía ta. Bàn thua nầy vì NhàQuê những tưởng giống như ở xứ mình Bưu Ðiện lo luôn vụ điện thoại, thôi xóa bài làm lại. ..... Hết Trích)

Đi xin việc gì, bất kể giao dịch gì kể cả xin ghi danh đi học họ cũng hỏi số điện thoại nhà ... Vì cần thiết nên cuối cùng phải xin gắn điện thoai. Ban đầu tưởng đâu họ tới rồi kéo dây từ ngoài đường vào ... Họ không làm cách đó mà họ vào nhà tháo bỏ ổ cũ, tra ổ mới vào và mở hộp lấy đủ bộ điện thoại mới tinh lắp đặt vào ... công việc chưa quá 2 phút và test với tổng đài thế là "You are done" cũng không nhận tiền công và tiền máy ..." You 'll receive your bill later"

Mới biết thêm là khi xây cất, họ đã thiết trí mọi thứ từ ổ điện, ổ điện thoại, bếp, đường gas, nước sạch, nước thoát, cable, .... đầy đủ cả ...Khi dọn vào, người cư ngụ chỉ cần thông báo cho các công ty liên hệ là họ và mọi việc sẽ sẳn sàng !

Đó là lần đầu tiên một số điện thoại thuộc về tôi ... Chiếc điện thoại ban đầu ấy còn thuộc thế hệ quay số (dial) và xem rất giản dị chứ không như trong phim ảnh những chiếc điện thoại sang trọng, kiểu cách đẹp mắt, có khi mạ vàng như một thứ ton thêm vẻ nhà quyền quý, đài các, cao sang ...

Không lâu sau thế hệ "bấm số" (touch-tone) ra đời và lại thay máy mới .... Rồi lại loại không dây có thể đi lòng vòng năm, mười mét xa khỏi base ... Trước khi tiến qua thời đại hoàn toàn không dây .... thời đại cell phone giai đoạn còn đơn giản ....

Cho đến ngày nay, gần như ai cũng cần và ai cũng có điện thoại "di động" riêng, các thế hệ máy về sau càng nhiều chức năng chứ không đơn thuần như thời còn quay hay bấm số .... Lớp "phế thải" như cỡ tôi trở lên có lẽ ít người dùng hết các chức năng đó ... Vuốt vuốt được vài thứ đã là Tài Ba Lỗi Lạc rồi !

Cầm chiếc máy loại rờ rờ vuốt vuốt của con tặng nhân ngày Father Day để "Cha xài cho biết", làm tôi nhớ về thuở "Đánh dây thép" bằng lon sữa bò ngày xưa ...thấm thoát mà dòng sông đã chảy qua 72 khoảng ngắn dài

NhàQuê Aug 14, 2015
NhàQuê, Giáo Sư Trung Học, Sĩ Quan PB
Ghi danh: Jun 11 2020
Cập nhật: Apr 11 2021
Số bài: 318
trả lời lúc 07:50:46 PM, Jul 31, 2020

Tản Mạn: Tâm Sự Với Trường Xưa


Ngày nay sân và trường Tiểu Học BA TRI không còn nữa, nơi đó đã trở thành công viên và diện tích thu hẹp hơn vì mở rộng thêm đường và phố buôn bán chung quanh.

Không biết trường tiểu học bổ túc Ba Tri lập vào năm nào, nhưng năm 1954 khi tôi từ trường Xã Diệu vào đây học lớp nhì (Lớp 4) thì trường chỉ có 3 dãy:
.
- Dãy 1 quay lưng và chạy dọc theo đường lên tỉnh (khuất, không có bên trái của hình nầy). Dãy 1 nguyên thủy có 2 hay 3 phòng học chứ không nhiều, nền đúc, tường gạch, lợp ngói ...Đến khoảng năm 1961 phá bỏ có lẽ do nhu cầu cần thêm phòng học và cất dãy 1 mới nhiều phòng học hơn, tường gạch, lợp tole cho mãi đến khi cả khu trường bị xóa sổ
(Thực ra còn 1 hay 2 phòng học khác lợp lá bên kia đường ngang với dãy 1 nầy ...cùng phía với quán Cây Mận và quán sinh tố Diễm sau nầy ...thầy Thâu cận thị nặng,Huệ con thầy là bạn học chung lớp, thầy thường dạy bên ấy)
.
- Dãy 2 là dãy lầu trong hình xây cất vào khoảng năm 1968, trước đó còn là kiến trúc cũ không có lầu, Đây là dãy chánh có văn phòng hiệu trưởng.
Dãy 1 cũ có 7 phòng học, phòng chính giữa dùng làm văn phòng hiệu trưởng và ngăn ra làm lớp tiếp liên ... Lớp tiếp liên là lớp dành cho học sinh đã đậu bằng tiểu học rồi nhưng không trúng tuyển vào trung học, học lại chờ năm sau ứng thí nữa ...Như vậy lớp tiếp liên như là lớp luyện thi .
.
Văn phòng hiệu trưởng nhìn thẳng ra cổng và thẳng ngay vào cửa của tiệm bán và sửa xe đạp Thuận Lợi, tiệm nầy có cả cho mướn xe đạp ...nhờ vậy đám học trò ở xã vào đây học và giữa 2 buổi học sáng chiều có dịp mướn xe để tập chạy ... Đứa không có tiền mướn thì phụ giữ thăng bằng cho đứa có tiền và gần hết thời gian mới cho đứa phụ xế đạp thử,.... tôi biết chạy xe đạp mà không mất tiền mướn trong trường hợp ấy "lấy công làm lời" !!!
Vì cửa trường chiếu ngay chốc vào nhà, có lẽ kỵ về phong thủy sao đó, nên khi trường xây cất lại ... nghe đồn đa kim ngân đã chuyển được cổng trường ra ngã ba rất nguy hiểm cho trẻ con ! Vậy cổng trường tiểu học có cái lịch sử đặc biệt của nó !!!
.
- Dãy 3 là dãy trệt trong hình khi ấy còn lợp lá vật liệu thô sơ, tôi học dãy nầy .... Sau cất thành tường gạch lợp tole như dãy 1, và sau nữa hình như lợp ngói (giai đoạn lợp ngói nầy, tôi không biết, chỉ thấy hình mà đoán là vậy) ...
Cây me (chua) duy nhất trong sân trường có gốc ở phía phải nhất trong hình, ngày ấy chỉ vừa khỏi đầu người lớn, các cây khác đều là cây trắc (có người gọi cây me tây, cây cồng, ...), những cây nầy có tuổi lớn hơn cây me chua đến vài chục năm.. ...cây me chua được giữ rất kỹ vì sợ học trò tướt lá hoặc oằn nhánh hái bông hay me non ....
Và cây me sở dĩ tôi nhớ dai như vậy vì có lần thằng bạn cùng lớp với tôi và cũng cùng quê từ Tân Thủy vào đây học, nó tên là Xuẩn đã bị ông đốc N.V. T. tán cho mấy bạt tay và bắt quì gối dưới gốc me nầy với tội vô trường còn chạy xe đạp không xuống dẫn bộ và thiếu sót trong việc chào ông, khi ấy ông từ trên tỉnh xuống thanh tra trường ....
Tôi còn nhớ ông nạt Xuẩn "Mầy học trò ai ?" và liền theo ông gọi lớn: Thằng Hinh đâu ? (Hinh là thầy Nguyễn Văn Hinh, thầy dạy lớp nhì F của chúng tôi, sau nầy khi tôi lên trung học thì thầy Hinh về làm việc ở Ty Tiểu Học Tỉnh Bến Tre) ...Thầy HINH bỏ dở bài viết sẳn lên bảng chuẩn bị đón đoàn thanh tra, chạy ra với sự mất bình tỉnh thấy rõ .... Hình ảnh ấy không nhòa chút nào trong tôi.
.
Thời ấy nếu từ cổng nhìn vào văn phòng hiệu trưởng thì phía trái là những lớp toàn nữ . Nam chiếm trọn phía phải ...lớp tiếp liên là lớp duy nhất hổn hợp ....
.
Nay nhìn lại hình nầy gợi nhớ chuyện xưa cách nay 61 năm hơn !!!
.
Ô hô ...vân tán tuyết tan, kẻ còn người mất !!!

NhàQuê Oct 12, 2015
NhàQuê, Giáo Sư Trung Học, Sĩ Quan PB
Ghi danh: Jun 11 2020
Cập nhật: Apr 11 2021
Số bài: 318
trả lời lúc 07:52:37 PM, Jul 31, 2020

Tản Mạn Về Vài Ngôi ĐÌNH


Đang chờ đề tài chợt xuất hiện để làm " Thơ Cười TỦM TỈM" mà chưa có, lan man nghĩ về những chuyện thuộc loại "Hồi Chầu Xưa", thì nhớ lại vài ngôi Đình đã ít nhiều quyện lấy cuộc đời, quấn chặt mấy chục ký xương da ... Dù nay đã xa vạn dặm mà không khí những nơi ấy hình như vẫn còn đọng lại đâu đây trong góc hai buồng phổi, rồi "tham gia" luân lưu, tuần hoàn trong huyết quản không chừng !

Tôi không tìm hiểu Chư Thần của các ngôi đình sắp kể ra đây, công việc ấy của các nhà nghiên cứu phong tục, văn hóa, lịch sử, .... Tôi chỉ viết về chuyện của tôi và ĐÌNH:


***


- Ngôi đình Tân Hòa (ranh ấp 2 và 3) hay đình làng Tân Thủy coi như là ngôi đình chánh của toàn xã, xã Tân Thủy còn một ngôi đình khác nhỏ hơn ở ấp Tân Định tức Giồng Sao mà về sau gọi là ấp 1...

Ngoài hai ngôi đình ra, mỗi ấp đều có Miễu: Tỷ như ấp Tân Thành (ấp 3) có miễu Ông Tồn, ấp Tân An (ấp 4) có miễu Đụt ... rồi miễu Giồng Bà Tang (ấp 5 ), Lăng ÔNG (ấp 6, thờ cá ông chứ không phải như người Tàu thờ Quan Vân Trường), miễu Bà ở Bãi Ngao (ấp 7), Miễu Bà ở Tiệm Tôm (ấp 8)

Đình Tân Hòa bề thế về kiến trúc, khuông viên, cây cảnh ... theo chỗ tôi biết thì đình được tái thiết, trùng tu nhiều lần do hư mụt, do mưa bão và nhất là do chiến tranh; Nhưng tổng thể vẫn giữ được nét cổ kính nhìn từ mọi góc cạnh

Tôi đã học những lớp vỡ lòng ở đó. Vào thuở thanh bình giữa hai cuộc chiến, những năm cúng kỳ yên có hát bội, không khi nào thiếu sự có mặt của tôi, có khi tôi phải đi sớm giành chỗ nữa chớ !

,
***


- Ngôi đình thứ hai là đình Phú Tự thuộc xã Phú Hưng, tỉnh Bến Tre ... Đình Phú Hưng nổi tiếng có cây Bạch Mai tuổi thọ dài hơn triều Nguyễn và các chánh thể về sau cộng lại ... đến nay Bạch Mai ấy vẫn được bảo tồn ... Tôi chỉ biết đến Bạch Mai về sau qua sách vở, văn thơ; Nhưng trong mấy tháng tôi ăn ở trong ngôi đình đó thì tôi không chú ý gì !

Vì tôi bị lưu giữ ở đây trong bước đầu gọi là tập trung cải tạo, sống giữa sự hoang mang tột cùng, thay đổi đột ngột môi trường chứ đâu được như các cụ hồi xưa "Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu ... Chạy mỏi chân thì hãy ở tù ...." Vật vờ giữa các tin đồn đại phần nhiều thuộc loại bi quan, hy vọng được cho về dạy học rất mong manh dù rằng bản thân mình chẳng thấy có cái tội khỉ khô gì cả.

Nên đình Phú Tự với tôi là những ngày lê thê với "Tội ác của Đế Quốc Mỹ và bè lũ tay sai ... Ba dòng thác cách mạng ... Lý lịch tự khai ... Thu hoạch ...." . Rồi nào là Xã Hội Chủ Nghĩa và Chủ Nghĩa Xã Hội ... lung tung một hồi thấy cũng y chang.

Phú Tự với tôi là những bữa cơm trên cả đạm bạc, với canh rau dền gai cả lá và cây tướt vướng quơ quào cải thiện ... món canh đại dương không người lái đó làm bài học ngấm sâu: Tôi đời đời nhớ ơn rau dền, rau sam, rau diệu ... Rau dền sống mãi trong sự nghiệp văn thơ của gã NhàQuê nầy ... Đất nước ta có bao giờ được như thế nầy không !

Tôi cảm ơn mái đình chở che và thần linh phò hộ rồi khổ nạn cuối cùng cũng qua theo niềm tin thiên định


***


- Đình An Bình Đông tọa lạc cạnh con lộ đất đi tắt từ chợ quận Ba Tri qua chợ xã An Bình Tây, đình nằm trong lãnh thổ của xã An Đức ... có lẽ xưa lắm thì An Bình Đông là một xã trù phú; Nhưng đến khi tôi từ Giồng Bông vô học trường quận thì An Bình Đông là một ấp cho đến ngày nay.

Hồi nhỏ tôi ít khi đi con đường nầy vì không có việc gì, vã lại nó chỉ là con đường đi vô xóm "ngoại ô" của chợ quận.

Chỉ riêng hai năm đầu tiên Trường Trung Học Ba Tri còn được học chung tại cơ sở của trường tiểu học, đến năm thứ ba thì hình như trường tiểu học hết sức chịu đựng mới đẩy lần lần cái anh chàng mỗi ngày một lớn xác nầy ...
Thầy trò dắt díu nhau lên trường mới cạnh đình An Bình Đông ... Nói là trường chứ đó là 3 (?) phòng học rất nhỏ hẹp mà vật liệu từ tôn, xi măng, cột, ... là những dư phế phẩm từ các nơi xây cất xong gom về ... Có còn hơn không !

Trường Trung Học phát triển theo lẽ tự nhiên của nó với số học sinh mới tuyển thêm mỗi năm, nên vào giai đoạn đó các em thuộc thế hệ 1966, 1967 phải học các lớp mượn các cơ sở của đình ...

Hồi tưởng lại thấy thương đứt ruột: Các em mới ngày đầu tiên vừa bước chân vào bậc trung học, vừa hân hoan khoác chiếc áo dài hay quần xanh sơ-mi trắng đã ì ạch cùng nhau phụ tha mấy bàn học từ trường tiểu học lên để "trang bị" cho nhà võ ca (rạp hát), nhà trù (nhà đãi ăn) của đình .... Hai cơ sở mà đình cho mượn làm lớp học ... hai lớp học cùng chung không vách ngăn !

Tôi nhớ hoài hình ảnh con đường đất bụi bay mù trời: "Ngõ Vắng Xôn Xao" ngày các em khiêng bàn phải nghỉ nhiều lần dọc đường đó.

Khi ấy các em học sinh trung học Ba Tri phải học ở ba địa điểm: Trường tiểu học, trường cạnh đình và trong đình ... Rồi tôi bị gọi nhập ngũ theo hạn tuổi chi phối bởi luật về quân dịch. Vào thời ấy thanh niên phải qua 4 năm phục vụ quân sự; Nhưng thực tế sau đó chiến tranh leo thang, nên sau trận Mậu Thân thì luật quân dịch bị thay thế bằng Lịnh Tổng Động Viên do đó thời hạn phục vụ quân sự 4 năm bị kéo dài vô thời hạn ...

Rồi chánh phủ cũng nghĩ ra cách để giải quyết nhu cầu bên ngành giáo dục thiếu thầy, bằng cách cho "biệt phái về nhiệm sở cũ" như là hình thức giải ngũ mà không giải ngũ vẫn còn tên trong quân đội mà người thì do Bộ Giáo Dục sử dụng, điều động ...Đơn giản vậy mà hiểu bóp méo thế nầy thế nọ rất là đỉnh cao, vu oan, chụp mũ đủ điều !

Ngày tôi trở lại thì trường đang xây cơ cở mới trên sân banh gần cầu sắt trên đường ra biển, thời gian gần đây có dịp điện thoại nói chuyện cùng anh Bùi Đức Lứt, Phó Quận Trưởng Hành Chánh trong thơi gian đó mới biết là chánh quyền quận lúc ấy rất tâm huyết với việc phát triển giáo dục, mới lấy khu đất nầy xây trường trong lúc chưa tìm được nơi nào để làm sân vận động thay thế !

Công việc xây cất tiến dần và trường dần dần đủ phòng học và phát triển đến cấp lớp cuối của bậc trung học.
Sau nầy khi tôi đã không còn dạy học nữa thi đình An Bình Đông là nỗi ám ảnh của tôi mà chưa ai hiểu nổi và chỉ hôm nay mới nói ra: Đó là mỗi khi có lễ lớn hay biến động gì đâu đó, chúng tôi những người còn dưới chế độ quản chế bị gom về đình, đêm ngủ trên tấm nylon mang theo trải dưới đất nơi cái võ ca mà không lâu trước đó là phòng học tạm tôi đứng giảng bài. Những đêm tập trung với sự canh gác của lực lượng võ trang, ngày thì tạp dịch đủ loại đủ kiểu cách đày đọa, hạ nhục ...
Tôi hình dung những trường hợp đêm có người đến khều chân và dẫn đi đâu mất biệt ... Hình dung đến cái ông mang súng thái mái làm cướp cò hay tiếng nổ vu vơ "nhân tạo" đâu đó và liền theo là những loạt đạn bắn vãi rất gần ...Xong !

Con người và con kiến !

NhàQuê Feb 28, 2017
NhàQuê, Giáo Sư Trung Học, Sĩ Quan PB
Ghi danh: Jun 11 2020
Cập nhật: Apr 11 2021
Số bài: 318
trả lời lúc 07:55:35 PM, Jul 31, 2020

Tản Mạn Trên Trời Dưới Đất

Chuyện Cười TỦM TỈM

+++++++++++++++++++

Đi ăn PHỞ TÀU BAY LÝ THÁI TỔ CHÁNH GỐC
(Của 1 lần đi Cali)
.
Và sự mong đợi "Phở Chánh Gốc" lần nầy làm tôi ê càng liền khi vừa ngồi vào bàn đã được người phục vụ dọn lên lổm ngổm nào giá sống, lá quế, ngò gai may là không có xà lách hay hẹ, cần tàu, ... Cái đó cũng tạm tha thứ vì sang dây Phở phải thay hình đổi dạng đôi chút theo thị hiếu của số đông Nam Kỳ giá sống!

Tôi gọi ngay "cho tô xe lửa" bị cô chạy bàn có da có thịt hơn cả tôi trả lời như nạt "xe nửa gi" và liệng thực đơn trước mặt tôi ... Tôi nóng máy, nhưng cũng mở ra xem thì không có ghi chữ nào là xe lửa trong đó, chì dòng đầu là Tô Đặc Biệt lớn hoặc nhỏ và giá tiền ... cô chạy bàn lại hùng hỗ "bác muốn tô lào" ... Thì xe lửa! ... Cuối cùng tôi gặp chắc là tô phở Bắc Tân (Bắc Kỳ sau 1975), chứ không phải Bắc Cựu (Bắc Kỳ Di Cư 1954)
Bỏ cái tật ghiền sưu tập phở !

NhàQuê Aug 2012

(Trích trong "Hỷ Khúc Ngao Du" 2012)




===============


TẢN MẠN: Kể chuyện trên trời dưới đất

** Có lẽ tôi cũng giống như phần đông các Bậc Phàm Phu lấy sự ăn uống làm một thứ Khoái trong đời sống ... Cho nên nghe ai nói nơi nào có món gì ngon hay đặc biệt thì khi có dịp ghé qua nơi chốn đó, tôi thường "bỏ ra chút thì giờ quí báu" làm ít nhất một quả cho biết thực hư, cho biết sự tình .

Thí dụ như mì Cầu Quay Mỹ Tho, mì Cây Gòn Gò Vấp, mì vịt tiềm Hải Ký Mì Gia Nguyễn Tri Phương Chợ Lớn, mì xào giòn đồ biển Độc Lập Nha Trang, mì đồ biển Long Hải Bà Rịa, ... thí dụ như hủ tiếu Nam Vang Kim Tháp Chợ Lớn của anh Đại, hỏa đầu vụ đơn vị tôi, hủ tiếu tôm thịt Mỹ Tho, hủ tiếu hãng xăng Shell Nhà Bè, hủ tiếu khu cư xá ngã tư Thủ Đức, hủ tiếu cá Chợ Cũ Sài Gòn, hủ tiếu Mỹ Lồng , hủ tiếu Bến Miễu Giồng Trôm ... thí dụ như cháo lòng Ba Tri, cháo huyết chèo quảy Kim Biên, suông nhà hàng Thanh Thế Sài Gòn, nhưng bộ môn suông nầy thì ngon nhất phải kể suông cô bảy Dung Ba Tri, ... thí dụ như thịt cầy , như rùa rắn Sóc Trăng, lươn y Châu Đốc, lòng bò, bò đun bánh hỏi Tín Nghĩa ngã tư Quốc Tế Bến Tre, .... thí dụ như bánh bèo Ninh Hòa, nem nướng Ninh Hòa, nem nướng Giồng Trôm .... thí dụ như mì Quảng, cao lầu Hội An, .... thí dụ như bún bò Huế Hoàng Tử Cảnh Nha Trang, bì bún chị Thới (Biếu Ký Bến Tre) ... thí dụ như thịt bò bít tếch Chateaubriand (Chateaubriand Steak). ... thí dụ như phở Tàu Bay, phở Tương Lai, phở 79, phở chợ Chụt Nha Trang, ...

Qua các "thí dụ như" .... vừa kể đó, tôi nghiệm ra rằng các món ngon được là nhờ tôi có cái háo hức tìm tòi, cái gia vị đặc biệt của từng tiệm quán, cái thoái mái khi thưởng thức và nhất là lúc cái bao tử đang có nhu cầu thành khẩn tiếp thu , ...


** Sau khi điểm qua một vòng sơ lược vài món ăn phổ thông, giờ xin ghi lại ký ức riêng về món PHỞ ... Nhiều bậc danh sĩ đã nói nhiều về món nầy , về xuất xứ, hành trình bành trướng phát triển, xuôi Nam chiếm lĩnh thị trường, chen lấn vào hàng danh gia vọng tộc ... đầy đủ rồi ... cho nên tôi chỉ nói về cái riêng theo kiểu nhà quê của mình mà thôi !


Số là hơn 61 năm về trước, tôi là đứa nhỏ nhà quê 12 tuổi vô thành thị học hành, ... nghĩa là lúc đó đợt đầu tiên dân Bắc Kỳ Không Có Lý Luận mới xâm nhập ồ ạt vào miền Nam chừng 2 năm, ... nghĩa là họ còn đang co cụm, củng cố vị trí, chưa phát triển chủ nghĩa Phở một cách rộng rãi toàn diện, ... nghĩa là dân Nam Kỳ đang vẫn còn trong thời đại hủ tiếu, bánh xèo, bánh canh con dắn con dài ai mua tôi bán ai nài tôi thêm, ... nghĩa là dân Lục Tỉnh còn đang trong thời kỳ xài tiền xé hai: 10 đồng giấy xé hai theo chiều ngang mỗi miếng phân nửa là 5 đồng, 1 đồng xé hai mỗi miếng là 5 cắc (50 xu), ... nghĩa là khi cần chạy qua hàng xóm mượn đỡ 1 đũa tép rang về ăn cơm, bữa nào có trả lại sau, .... nghĩa là khi đất rộng người chưa đông, ra vườn sau nhà quơ quào vài phút có nồi canh rau chưa dùng phân hóa học, cây trái tự nhiên chưa ai nghĩ có ngày chúng bị kích thích tăng trưởng, hóa non thành chín, hóa héo thành tươi, ...

Rồi đùng một cái, nền văn minh Thăng Long, nền văn minh con rồng uốn éo đem cả mưa phùn gió heo may vào tận mũi Cà Mau. Và theo bước chân Nam Tiến đó, Phở ào ạt "Tiến Về Sài Gòn" rồi "Tiến Về Đồng Bằng" ....
Hai năm sau kể từ ngày tôi vô thành thị, nghe đồn rằng bên Mỹ ...Tho có món gọi là Phở, dùng thịt bò chứ không phải thịt heo như hủ tiếu, mà thịt bò vào thời đó khá hiếm do dân miền Nam thương trâu bò giúp ích trong việc đồng áng nên cử món thịt nầy, cử giết trâu bò vô cớ ...vân vân và vân vân ... Đó là tiệm phở Hy Lập, tiệm phở đầu tiên ở Mỹ Tho nằm trên đường đi Sài Gòn hướng cửa ra Giếng Nước ... địa hình địa vật nầy phải 2 năm sau tôi mới biết, mới có dịp ghé thử: Cái lạ là mỗi tô có cho thêm một khúc củ cải trắng bùi bùi ngon ngon; Vậy thì mất cả 4 năm cái món đặc biệt đó mới bắt đầu cải tạo tôi . Trước đó riêng tôi biết những người di cư có mấy chuyện khác chúng tôi ở chỗ là họ xin rau muống dưới ao nhà, mà chúng tôi chưa bao giờ nghĩ là nó là món rau dùng để ăn ... chúng tôi cho họ hái tự do mà chưa biết họ chế biến thành món ăn như thế nào ! ... Rồi thì phụ nữ có nhiều người nhuộm răng đen, tóc quấn chứ không bới ... Rồi thì họ bỏ tiền vô ruột tượng làm thắt lưng chứ không bỏ vô túi áo ... Mấy bà còn rình mò theo dõi nói thêm là mấy bà Bắc Kỳ đái đứng nữa là (Vụ nầy tui chỉ nghe mà thôi !) ... Và câu kết luận chắc như đinh đóng cột: Họ không phải NGƯỜI VIỆT MÌNH, câu kết luận vô cùng trật lất đủ mọi phương diện

Sự hòa nhập của hai nền văn minh Bắc Nam đó không đơn giản, không dễ dàng chấp nhận ngay nhất là về hôn nhân, chứ đâu như ngày nay con gái Huế, con gái Bắc nói trọ trẹ mà nghe dễ thương thấy mồ ! Ba nền văn minh Rau Muống, Ớt và Giá Sống từ đấy hòa đồng chứ không bên nào bị đồng hóa, cùng giữ bản sắc và cùng rực rỡ thăng hoa .

Khoảng năm 1958 hay 1959, Phở mới thả vòi qua đất Bến Tre với một tiệm duy nhất vào lúc đó, tiệm Biên Thùy nằm trên dãy phố phía mặt từ hướng cầu Cá Lóc đi lên sắp sửa tới Ngã Tư Quốc Tế, nhưng không nhiều khách, không biết do thực khách còn lưu luyến món hủ tiếu hay vì thợ nấu gia vị món phở của tiệm không hấp dẫn, không ngon ?! Hậu quả là tiệm lây lất sống và phải dời tới lui nhiều chỗ gần địa điểm đầu tiên, có lúc như một xe phở bên lề đường có lẽ không đủ chi phí mướn phố ? ! Và món rau đi kèm có khi dùng cà chua thái mỏng (chính tôi có ăn với đồ phụ tùng nầy) ... Để biết rằng thời kỳ Phở đến tỉnh lỵ Trúc Giang lập nghiệp vô cùng vất vả ... Mãi đến năm 1962 mới có thêm tiệm phở thứ hai, tiệm Thanh Bạch (? ! có thể nhớ tên không chính xác, do quá lâu) ở góc đường Lý Thường Kiệt và Trạng Trình (xéo góc qua ngã tư với tiệm vàng Lạc Thành), tiệm thứ hai nầy còn có bán thêm mấy món khác nữa chứ không ròng phở .. như thế có nghĩa là thường thường bậc trung không có gì xuất sắc, điền vào điểm yếu đó lại có cô con của chủ tiệm trắng trẻo, nhìn dễ cảm tình (cô em nha, cô chị là bạn Tuyết cùng lớp, và đắc cử phó lớp, liên danh mà tôi đứng đầu; diễn Nôm là đội sổ) ...

Khi tôi tiến về Sài Gòn thì Phở đã trăm hoa đua nở, cùng với phương tiện giao thông cơ giới hơn ... nên người thành đô không ngại đường xa tìm đến những nơi đúng thị hiếu của mình ... Một vài hiệu phở nổi danh tôi trước sau có tìm đến ... đúng là các bậc sành điệu mô tả không ngoa ... mỗi hiệu có hương vị độc đáo của họ ... Trong số đó Phở Tày Bay là hợp sở thích tôi hơn cả.


** Đại lộ Lý Thái Tổ là con đường rộng phát nguyên từ khu vực chợ cá Trần Quốc Toản, một chợ cá không nằm gần sông ... từ đó đường vượt qua bùng binh ngã bảy (( Bùng binh nầy là nơi gặp nhau của các con đường Lý Thái Tổ (2), Phan Thanh Giản (1), Minh Mạng (1), Pétrus Ký(2) và Bà Hạt (1) ...)) đến công trường Cộng Hoà (( Công trường hay bùng binh nầy làm thành bởi các con đường: Lý Thái Tổ, Hùng Vương, Nguyễn Hoàng, Cộng Hòa, Hồng Thập Tự và Phạm Viết Chánh)). Đại lộ Lý Thái Tổ đến đó là hết.
Nối tiếp theo là đại lộ Cộng Hòa chạy thẳng qua chợ Nancy đến mé sông bến Chương Dương, chúng làm ranh giới của Sài Gòn và Chợ Lớn xưa, sau nầy một bên là Quận 3 .... Quận 2 và một bên là Quân 5 (một phần sau là Quận 10)

Khi tôi biết Sài Gòn và Chợ Lớn đã hợp nhất hành chánh thành Thủ Đô không còn tỉnh Chợ Lớn nữa. Lúc đó Thủ Đô chỉ có 8 quân: Sơ lược là Quận Nhứt nằm về phía trước và trái Dinh Độc Lập đổ về phía Đa Kao... Quận Nhì bên phải hầu hết là trung tâm thành phố ... Quận Ba tiếp giáp Quận Nhứt và Quận Nhì đổ về hướng Chợ Lớn ... Quân Tư bên Khánh Hội ... Quận Năm trung tâm chợ Lớn lấy đường Đồng Khánh làm trục chánh ... Quận Sáu phía Tây bao gồm Phú Thọ, Phú Lâm ... Quận Bảy bên Bình Đông, bến Mễ Cốc ... Quận Tám khu Chánh Hưng, Phạm Thế Hiển .... Vì vậy nên có tuồng cải lương mà Út Trà Ôn đóng vai ông cò Quận Chín, cho không đụng chạm tới 8 ông cò kia ... Ai dè sau nầy có Quận Chín bên Thủ Thiêm và Quận Mười cắt từ Quận Năm và Quận Sáu vùng chùa Ấn Quang ... Bao vòng ngoài của Thư Đô là thuộc lãnh thổ tỉnh Gia Định.

Nếu hướng từ chợ cá Trần Quốc Toản đi tới Ngã Bảy thì phở Tàu Bay nằm bên phía tay phải, sẽ gặp phở Tàu Thủy trước đó vài căn phố, bề ngang mỗi căn phố không rộng rãi như các nhà hàng ... phở Tàu Thủy phải nói là rất vắng khách ... còn phở Tàu Bay có khi thực khách ngồi trên xe đậu ngoài lề đường và tài xế mang ra xe cho chủ, vì không thể tìm được bàn ngồi ... Vài đặc điểm của phở Tàu Bay theo nhận xét của tôi:

- Tô lớn đến độ không thể gọi là cái tô
- Nước lèo (nước dùng) có vị đặc biệt hơi tanh tanh nhưng đó là điểm hấp dẫn không nơi nào có
- Ngoài hành đã có trong mỗi tô phở ... trên bàn không có một thứ rau nào khác ... Điểm nầy phở Tàu Bay giữ vững lập trường, không nhượng bộ lai hóa như những hiệu phở khác là có thêm giá sống hoặc giá trụng
- Tô phở đặc biệt của phở Tàu Bay có tên riêng là TÔ XE LỬA, các hiệu phở khác không thấy tiệm nào dùng tên ấy.


NGHE NÓI - là mỗi ngày tiệm chỉ bán đúng số tô đã xếp thành chồng sẳn, không bán thêm dù nước, bánh, thịt có còn đi nữa và đầu bếp phủi tay, cởi tạp dề nghỉ .. chấm hết - nghe nói là ông tướng pháo binh NĐT mỗi lần phải cần tới 2 Tô Xe Lửa mới vừa sức ... tôi có thử nhưng tô thứ hai hơi dội, nhưng bù trừ lâu lâu mới ghé một lần.
Mấy chục năm qua chưa tìm được hương vị của phở Tàu Bay, nên một lần trên chuyến bay rời Cali đọc báo biếu thấy quảng cáo Phở Tàu Bay Chánh Gốc Lý Thái Tổ nên lần khác quay lại Cali tìm thử và gặp "biến cố, sự kiện" như kể phần đầu
.

Các nhà sành điệu còn dạy rằng: ăn phở đúng cách không có trộn xà ngầu lên mà cứ để y vậy mà thanh toán từ từ ... Riêng tôi thì ăn phở không nên dùng muỗng, chỉ đôi đũa là đủ, nước thì bưng tô mà húp, mùi thơm bốc thẳng vào mũi ...đã lắm ! ... thử đi ! dù cách nầy có vẻ phàm phu tục tử !

** Thề rằng từ nay nếu có trở lại Cali nhất định sẽ tránh hai nơi: phở TÀU BAY và hủ tiếu THANH XUÂN ... uổng tiền !

NhàQuê Apr10, 2017
NhàQuê, Giáo Sư Trung Học, Sĩ Quan PB
Ghi danh: Jun 11 2020
Cập nhật: Apr 11 2021
Số bài: 318
trả lời lúc 09:41:08 AM, Aug 03, 2020

Tạp Khúc: Nỗi Buồn


Tôi suy nghĩ theo lối của người Việt, nên cho đó là nỗi buồn ... trong lúc hầu hết có lẽ không nói như vậy!

Như chúng ta đều hay, một vị Hồng Y người Á Căn Đình vừa được Mật Nghị các Hồng Y chọn làm Giáo Hoàng thay thế cho vị Giáo Hoàng trước đó từ nhiệm. Vị tân Giáo Hoàng lấy hiệu là FRANCIS .

Tôi không bàn về mọi sự việc mà báo chí đã đề cập tới nhiều trong các ngày nay về Giáo Hoàng Francis.

Tôi có đọc đâu đó: "Người nào đi vào Mật Nghị như một Giáo Hoàng, thì sẽ đi ra như một Hồng Y" theo tôi hiểu, thì vị Hồng Y nào càng hy vọng chính mình hay tín đồ hy vọng cho, thường kết quả việc chọn lựa giữa các Hồng Y cử tri dự Mật Nghị bầu ra sẽ không đúng như các hy vọng đó.

Như vậy tự Đức Giáo Hoàng Francis cũng là sự bất ngờ, Ngài được chọn qua vòng thứ 4 sau 3 vòng không có kết quả.

Nỗi buồn ở đây là Ngài đã không có sự chuẩn bị rời xứ sở của Ngài mà không biết ngày nào mới trở lại (Ra đi không hẹn ngày về). Buồn Chứ ...

Vì rằng trên ngôi vị tột đỉnh mà Ngài có được của một tu sĩ khấn nguyện trọn đời hiến thân cùng Thiên Chúa là một vinh hạnh cao nhất ...Mai sau nầy mỗi lần Ngài trở lại Á Căn Đình phải rất nhiêu khê nhiều chuyện từ lịch trình cho đến nghi thức chứ không như lần Ngài mới đây thong dong lên đường sang Roma dự Mật Nghị rồi phải ở lại luôn.


Cho dù hoàn cảnh bất đắc dĩ di trú, sự mong muốn trở về cố hương của tôi khác xa ... nhưng ai cũng "Mỗi Lần Trở Lại Cố Hương Sao Mà Khó Quá !"

Chỉ là suy nghĩ của cá nhân tôi.


NhàQuê Mar 18, 2013
NhàQuê, Giáo Sư Trung Học, Sĩ Quan PB
Ghi danh: Jun 11 2020
Cập nhật: Apr 11 2021
Số bài: 318
trả lời lúc 09:50:01 AM, Aug 03, 2020

ĐẦU NĂM KHAI BÚT



Tết Âm Lịch năm nay rơi vào ngày Chúa Nhật 10-02-2013.

Từ thứ năm đã lo mua những món cần thiết vì hai lý do:

Thứ nhất mấy tiệm bán thực phẩm Á Đông có hàng tươi sống về hàng tuần .

Thứ hai là sáng sớm ngày Thứ Sáu trời bắt đầu tuyết rơi và nặng dần đến trưa Thứ Bảy thì dứt và có nắng ....

Dự định sau khi tuyết ngưng sẽ đi mua sắm thêm để tối Thứ Bảy 09-02-2013 con cháu tụ họp mừng sinh nhật Tư Lịnh và chờ đón Giao Thừa ...

Ai dè trận tuyết được xếp vào hàng kỷ lục trung bình 30 inches toàn Miền Đông Bắc (New England), kéo dài từ tiểu bang Pennsylvania lên tới tiểu bang Maines qua tận Canada ...

Thành phố nơi đại bộ phận gia đình chúng tôi cư ngụ nhận đúng 30 inches tuyết ... trong lúc town láng diềng lảnh 38 inches đoạt quán quân.

Thống Đốc tiểu bang ra lịnh đóng cửa mọi HighWay ... Thị trưởng thành phố ra lịnh cấm mọi di chuyển trừ Cứu Thương, chữa lửa và cảnh sát .... Nói thêm là người vi phạm bị phạt US$500.oo và tịch thu bằng lái (Giấy Phép Lái Xe) ...Nghiêm ngặt chưa!?

Hiện nay chỉ những con đường dẫn đến 2 Bịnh Viện mới ưu tiên dọn tuyết trước, còn các đường chánh (có xe buýt chạy) vẫn chưa cào ủi gì ... các đường nhỏ thì vẫn nguyên trạng tức tuyết ngang tới ngực mà đều chi như vậy trên toàn vùng ...TẤT CẢ TÊ LIỆT

Cho nên gia đình chúng tôi ăn Tết tại chỗ, nghĩa là "ai ở dinh nấy" nên nhiều chuyện tức cười xãy ra:

Như gia đình đứa con trưởng nấu phở rồi phải ăn với bún vì bánh phở và rau giá lại nằm bên nhà tội

Đứa cháu họ vừa sanh trong bịnh viện, chồng vô thăm rồi kẹt luôn trong đó mà nhà bếp bịnh viện không được tiếp tế thực phẩm như hàng ngày vì xe không vô được nên "họ" cho gì ăn nấy ....

Mấy đứa con dâu vốn đi lại làm việc giờ bị bó gối than "như ở tù" ...

Riêng chúng tôi đang định đem giá ăn phở ra xào ăn cơm ...

Gọi qua nhà đứa con Út hỏi nó có lo gì cho 3 đứa nhỏ con nó không (Đồ ăn cho trẻ con), nó nói có bánh tét


Tối thứ năm nhà tôi đã được Tết : 4 đòn bánh tét, 1 bánh chưng, 4 cây chả lụa lớn ... hai ngày nay ăn bánh tét, chả lụa ... ớn thấy mồ ...

Gần giao thừa tôi lục trong tủ đông lạnh tìm gà nấu cháo đổi khẩu vị và cùng đứa con trai còn sống chung : Cha con cụng ly

CHÚC MỪNG NĂM MỚI!

Sáng nay đúng ngày Mùng Một TẾT, đứa cháu từ VN gọi sang chúc Tết và báo tin sắp có baby:

Năm nay chúng tôi lên chức: ÔNG BÀ CỐ ĐÓ NHA!


NhàQuê Feb10, 2013

** Bây giờ là sáng Mùng Hai Tết mà vẫn còn bó gối, các đường nối từ nhà ra đường chánh vẫn chưa khai thông, có thể vài ngày nữa, tuy nhiên còn may mắn là không bị mất điện, nước và gas dù sức gió 75 mile/giờ.

Và nhờ phương tiện điện thoại và webcam mà nói chuyện liên lạc nhìn được luôn hình ảnh con cháu đang ở nhà chúng và cả nhiều khu vực đường phố và nhiều nơi khác nhanh chóng .
NhàQuê, Giáo Sư Trung Học, Sĩ Quan PB
Ghi danh: Jun 11 2020
Cập nhật: Apr 11 2021
Số bài: 318
trả lời lúc 01:33:56 PM, Aug 04, 2020

Cầu Bà Mụ

+++++

Bài nầy viết năm 2005, dựng sườn từ bài: Những "con đường xưa Em đi"(Lộ Lạc Hồng)/Forum Tùy Bút/bentrehome.net

In vào Tuyển Tập nầy để:

- Tưởng Nhớ Má Tôi và kính Tặng các Bà Mẹ miền quê chỉ nhớ mang máng ngày sanh Âm Lịch của con mình.

- Thân mến tặng các bạn có lời chúc sinh nhật của NhàQuê.

- Tặng Nhà Tôi và các Con Tôi năm nào cũng tổ chức sinh nhật cho, theo kiểu hiện nay vào cuối tuần gần nhứt.

- Tặng chính tôi cho có ngày sinh nhật như mọi ngườị

Tác Giả

==========

Những "ngôi trường xưa Em học"

Đoản rời: CẦU BÀ MỤ

Hãy tưởng tượng tỉnh lỵ quê của NhàQuê hình vuông, cầu Bà Mụ nằm góc Ðông Bắc hình vuông đó, cầu ván nhỏ không lan can bắt ngang cùng một con rạch Cầu Cá Lóc, con rạch nầy chạy uốn éo từ sông vào đến đây tóp nhỏ lại sắp cùng. Ngày nay có lẽ cầu Bà Mụ đã được xây lại vì góc Ðông Bắc vốn là ngoại ô đó, đất còn rộng rãi, hấp dẫn lớp người mới phất lên, nhất là chiến tranh đã chấm dứt. Cái hình vuông tưởng tượng cũng lớn thêm lên theo tất cả các cạnh của nó; nên cầu Bà Mụ không còn là vùng ven, người xóm cầu Bà Mụ không còn là "Người Ven Ðô" nữa.

Theo như tên cây cầu thì ai cũng đoán ra được nơi đây trước kia có Bà danh tiếng giúp đỡ đẻ, tiếng bình dân là Bà Mụ. Rất lâu về trước, ở cấp Quận mới có trạm y tế và một nhà bảo sanh vài giường, sản phụ thường là cư dân lân cận.

Trong các vùng sâu hẻo lánh, hầu như nhà nào cũng sanh con năm một, đứa thôi nôi đứa đầy tháng mà chẳng có cái nhà sanh công tư nào; mỗi nhà tự làm nhà sanh lấy, một xóm ba mươi nhà dù ọp ẹp đi nữa cũng có ba chục cái nhà bảo sanh. Tiêu chuẩn nầy chưa nước nào đạt được!
Cưới vợ vài ba năm chưa có con, trong nhà bắt đầu lục đục. Mẹ chồng thấy con dâu lén giấu đồ chua trong kẹt khóe đã không còn rầy la, mừng là đàng khác, có khi lại cưng chìu. Anh chàng sắp làm cha hoặc sắp làm cha thêm bắt đầu lo lần cây lá chuẩn bị lợp vại: Vại như một cái chòi, cất nối thêm ra với nhà chánh, có tính cách tạm thời sẽ dẹp bỏ khi đứa con tròn tháng tuổi. Vại ngoài phần che chắn vách phên bốn bề tránh "gió mái", cửa vào hẹp vừa đủ ra vô quạt lửa, lợp lá hoặc tranh. Ðặc biệt cái "giường cữ”thời trang hơn bất cứ món nào trong mái nhà tranh có hai quả tim vàng tổ ấm ấy. Cái giường không có bản sao, chỉ giống với chính nó mà thôi. Thiết kế duy nhất!

Trong một tháng "nằm chỗ" bà mẹ dù sanh con so hay con rạ, phải nằm lửa, xông, tắm, ăn uống…trong phạm vi "Nhà Bảo Sanh" ấy. Vài ngày sau khi sanh có khi tự mình lo cơm nước vì ai cũng bận đồng áng. Nước uống nấu trong có “cây chó đẻ” luôn cả lá rễ gốc: Ðắng nghét!….Tới "bữa ngự thiện khô lân chã phụng" chỉ có muối tiêu nện dẽ nướng than; vậy mà "đàn bà đẻ" vét hết nồi cơm hai lon gạo, vượt chỉ tiêu bình thường: Ăn trung gian cho bé mà!

Mà Bé cũng tội nghiệp lắm: cùng chia cái giường gồ ghề và cái biệt thự um khói hừng hực trong tháng đầu tiên cuộc đời với mẹ và cùng chia sức nóng mẻ than kê dưới lưng của mẹ nữa, nên mấy ngày sau Bé "rỏ" lại nhỏ xíu đỏ hỏm! Bé có được nằm nôi như các bé thị thành đâu dù đã đầy tháng "lên trên".
Trước khi lên trên, bé được tắm tươm tất…để thực sự chào mừng một thế giới mới mà tháng trước đây vì kiêng cử nhiều người không vào chốn ô uế thăm Bé, nên chưa biết mặt Bé, chỉ nghe nói bé giống cha cái nầy, giống mẹ cái kia….Giờ đây “Mụ Bà Dạy" Bé cười chào mọi người trong cái gia đình đông đúc: Chào tất cả, Tôi đây!(Hello everybody, I am here! Nói theo cách trẻ sơ sinh Mỹ khi lần đầu từ bịnh viện về nhà).

Giáp năm theo cách tính gái bớt hai trai bớt một gì đó, Bé được “Tôi Tôi” chứ không phải thôi nôi vì Bé có nằm nôi bao giờ đâu. Dịp nầy Bé chọn nghề nghiệp tương lai cho mình: Bắt cây viết, gom cái kiếng tròn bọc cạnh đẹp đẽ, cạp miếng chè hay vắt xôi và lết về phía có tiếng cười reo của mọi người có mặt, Bé cười thấy đủ mấy cái răng sữa mới nhú. Tiệc thôi nôi có chè xôi, cháo vịt…bắt đầu bàn luận quanh đề tài các món đồ mà Bé hân hoan gom lúc nãy.

Ngày nay khó hình dung ra một loại nhà bảo sanh như vậy, khi mà trẻ con bây giờ được chăm sóc từ trong bụng mẹ cho đến lúc thai phụ có triệu chứng và lâm bồn bởi Bác Sĩ và Nữ Hộ Sinh là những người có trình độ và được huấn luyện chuyên môn trong lãnh vực nầy với tất cả tiện nghi y khoa không ngừng cải tiến.

Ngày xưa đó, Bà Mụ không xem đó là nghề mà tự Bà coi như được Ơn Trên sắp đặt sẳn cho bà nhận lảnh thiên chức ấy, bà không quản ngại đêm khuya, đường xa đã đến tận “Chòi Bảo Sanh” khi gia đình sản phụ đến nhờ Bà.

Khi ‘Bà Bầu" trệ và đau ngầm ngầm, người nhà sắp xếp cho người đi rước Mụ, thường thì hai hoặc ba người khỏe mạnh đến nhà Bà, mô tả tình hình và đốt nhang xin Tổ. Bà huỡn đãi ăn trầu xỉa thuốc ngồi nghe báo cáo. Nếu bà thấy "chưa có gì", Bà biểu: "dìa đi, ba bữa nữa qua".
Nhưng cũng có khi vừa thấy mặt Bà hô: "tới rồi hả!" và nhanh chóng gom góp vật dụng cần thiết, không quên giỏ xách trầu cau, leo lên võng nằm hoặc ngồi, có khi còn hối mấy người khiêng "lẹ lên, lẹ lên" ba người thay phiên gần như chạy lúp súp. Khi không "khẩn trương" lắm Bà kể chuyện nầy chuyện nọ xưa nay cho người khiêng quên đường xa.

Không những một xóm, một xã mà nhiều xã gần nhau đều thọ công ơn của Bà. Dưới bàn tay nâng ấy, các hài nhi cất tiếng khóc chào đời, chào biển khổ: "…Trót sanh ra miệng đà khóc chóe - Trần thế vui sao chẳng cười khì…"

Trước khi được võng đưa về, Bà dặn dò đủ thứ, đủ điều kiêng cữ từ ăn uống đi đứng, khăn choàng, nón đội, tai nhét chân guốc…Tuyệt đối bà không nhận tiền bạc gì của ai!….

Sau khi rụng rún, phần rún khô được bà mẹ gói kỹ nhét mái nhà, mé vách, cất trong hộc tủ…sau nầy đốt hòa chung cho anh em uống mỗi đứa một chút cho chúng thương yêu, hòa thuận lẫn nhau.

NhàQuê cũng trong trường hợp các bé ấy, lại còn thê thảm hơn, theo Má nói lại là NhàQuê lúc ra đời chưa nằm trong lòng mẹ được chín tháng mười ngày, sanh non ngày tháng, èo uột, thấy cả mấy khoanh ruột dưới làn da bụng, khóc mấy tiếng đầu thua mèo đói kêu ngao. Không ai kể là NhàQuê qua được ít con trăng. Xin cám ơn Thượng Ðế!

Vì trường hợp đặc biệt như vậy nên mỗi lần Bà Mụ có dịp ngang qua nhà, thấy Má đang lui cui, lần nào từ ngoài đường Bà cũng hỏi vọng vào "Tư à! Nó chơi hả?": Tư là thứ của Ba, Má theo thứ nầy khi về nhà chồng. Về quê bên vợ, Ba được gọi là dượng theo thứ của Má. Nó ám chỉ NhàQuê. Chơi ý nói mạnh giỏi, bình thường.

Bà quan tâm đến trường hợp sống sót kể là hy hữu của NhàQuê. Má bắt NhàQuê gọi Bà Mụ là bà ngoại, tới mấy năm sau má dắt NhàQuê đi "Giỗ Mụ Bà", vừa tới cửa NhàQuê khoanh tay thưa bà ngoại, Bà hỏi Má: Nó đó hả ? Ý nói thằng nhỏ tưởng đâu “xí lắt léo” rồi mà giờ còn sống nổi đi đám giỗ mụ. Má biểu NhàQuê lạy trang thờ bà Cửu Thiên Huyền Nữ, Tổ Mụ, trang thờ bà tiên khói hương nghi ngút. NhàQuê lạy búa xua theo Má.

Có một điều NhàQuê biết chắc rằng bà ngoại nầy không phải bà ngoại thiệt của NhàQuê, vì năm nào Má hoặc Ba cũng gánh anh em NhàQuê đi đám giỗ bà ngoại ở tận nơi xa. Mỗi anh, em một đầu thúng, đứa nào cũng được phết chút lọ bếp lên trán xin phép Ông Táo đi xa vắng nhà, đầu thúng NhàQuê phải thêm cục gạch hoặc khoai, bí, trái, củ gì đó, do em của NhàQuê sanh đủ ngày tháng nặng hơn, cồ lự hơn. Ðường về quê ngoại phải qua con đê, cũng có cầu bằng thân cây bắt ngang dòng nước chảy, qua đó ngồi trong thúng nhìn thấy rõ mấy con cá nhỏ bơi lội "vô tư" bên dưới.

Như bao trẻ khác trong hoàn cảnh đó làm sao mà NhàQuê có giấy khai sanh được, học đến lớp tư thầy đòi phải có khai sanh mới chuyển qua lớp ba trường Tổng ở xã lân cận, cả lớp bốn năm chục đứa như nhau, cuối năm nhiều đứa phải bỏ học.
Khoảng chục đứa may mắn được gia đình quan tâm, dắt lên tỉnh cùng lúc để làm thế vì khai sanh; đó là lần đầu tiên NhàQuê được ngồi trong lòng Ba "Ði Xe Hơi", mà mấy đứa cùng chuyến chắc cũng vậy thôi.

Ðợi tới lượt kêu tên vào đứng trước ông Tòa, người lớn đưa tay lên thề thốt sao đó, mấy người thơ ký, lục sự ghi ghi chép chép….Mấy gia đình thay phiên làm chứng cho nhau; Có lần ông Tòa hỏi thử xem đám dân quê nầy đối đáp ra sao “ Sao ông biết thằng nhỏ nầy sanh ngày tháng năm đó?- Ðáp: Bẩm quan Tà, tui có đi đám đầy tháng của nó!”. Ông tòa biết là phịa nhưng cũng thông cảm cho nhóm dân quê nghèo nàn làm chứng vần công cho nhau, thay vì phải mướn người đang thậm thụt chờ sẳn bên ngoài. Chuyện có thật là vào thời đó tại tòa án có hai nghề lạ đời: Làm đơn mướn và làm chứng mướn. Dưới quê của NhàQuê đâu có như vậy, việc gì giúp được người ta giúp thiệt tình!

Cái ông Tòa năm đó ngồi trong mát mà đen thui hà! Sau nầy lên tỉnh học, ông Tòa khác có hai cô con gái Quỳnh Dao và Minh Trân học chung trường với NhàQuê, cô nào cũng yểu điệu dễ thương mà không đứa nào dám hó hé, ngán ông Tòa lắm, Cụ đọc: Nay tuyên án…là bà cố hú!

Thế vì khai sanh dành cho những người sanh trước ngày "Nhật Ðảo Chánh và Việt Minh Cướp Chánh Quyền" vì trong biến động nầy có nơi tất cả giây tờ sổ bộ đã bị thiêu hủy, nay làm lại giấy khai sanh khác thay thế. Do không phải phần lỗi về mình, nên lần làm lại nầy không phải đóng phạt, miễn phí; nhưng chánh quyền địa phương phải xác nhận không còn sổ hộ tịch lưu trử.

Lên án thế vì khai sanh dành cho những ai sanh sau ngày Nhật Ðảo Chánh mà không làm khai sanh, lỗi do chểnh mảng, do đó phải đóng tiền phạt án phí.

Tên trong giấy khai sanh cũng trở thành một câu chuyện vì có đứa “Xấu Háy” khó nuôi bị đặt cho cái tên rất tục, phải sửa lại na ná như: Các, Lớn, Cử, Ðủ…NhàQuê may mắn nhờ Ba có học chữ Nho và Quốc Ngữ đủ đọc truyện Tàu và truyện xưa tích cũ nên ngoài không phải mướn làm đơn, tên anh em NhàQuê toàn tên tốt. NhàQuê được mang tên vị anh hùng mà Ba ngưỡng phục, đến nay xét cho cùng NhàQuê không xứng đáng làm cọng râu của Ngài.

Không như các bạn thành thị và ngày nay, khi sanh ra đã được ghi tên vào sổ bộ, còn dưới quê phải mấy ngày sau gia đình hội ý rồi mới đặt tên cho đừng trùng với tên người lớn trong thân tộc. Vậy mà chưa xong, cả hai ba năm sau có vợ chồng nọ ở cuối ấp, đến nói một cách nghiêm chỉnh, xin Ba Má đặt NhàQuê tên khác vì tên vị anh hùng trùng với tên ông cố ngoại vợ của ông, mà ông cố đó đã qua đời từ lâu, quê đâu tận Bình Ðại, Lục Tiên hay Hồ Cỏ, Cồn Rừng, Thạnh Phong, Thạnh Phú gì đó xa lắm! Ba Má cũng giữ hòa khí thôn lân, bèn đặt thêm cho NhàQuê tên gọi ở nhà; Chỉ ở nhà và trong xóm mà thôi. Do đó có bạn nào tình cờ tới xóm NhàQuê hỏi tên theo giấy tờ đi học thì không ai biết cả.

Chuyện về tên của NhàQuê là chuyện có thật 100% đó các bạn! Má cũng biết đọc biết viết qua xóa mù chữ Cóc a sa, cóc á sá, cóc ớ sớ, cóc e se vài bậc (Cóc Ếch gì cũng vậy mà thầy giáo!), nên Má cũng không chịu đặt tên xấu cho con.

Về ngày sanh cũng nhiều chuyện lạ bốn phương: Anh em sanh cùng ngày tháng khác nhau đúng một năm; Chuyện nầy chấp nhận được. trẻ nào cũng sanh ngày 30, 01, 15 hoặc sanh ngày 5 tháng 6 hay ngày 10 tháng 11…. tất cả phải cho dễ nhớ khi đứng trước tòa: Khớp lắm! Cũng có chuyện sanh ngày 30 tháng 2…tháng 2 làm gì có ngày 30, vì vô ý tòa cũng cho qua nhưng rắc rối về sau. Có tờ báo NhàQuê đặt mua, trong đó có bài khảo cứu của một cây viết lừng lẫy đã nghiên cứu được rằng ông hoàng Rainer xứ Monaco sanh ngày 31 tháng 4. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 chưa ai quên cả hai miền Nam Bắc. Tháng 4 bên Congo cũng chẳng có ngày 31. Xin chào thua và nghỉ mua luôn!

Má chỉ nhớ mang máng ngày rằm tháng tám âm lịch là ngày sanh NhàQuê, nên lấy ngày đó làm dương lịch trên khai sanh, chắc vì vậy mà mấy lần đem lá số tử vi nhờ thầy xem thấy không đúng về những việc quá khứ, suy ra làm sao đúng tương lai được. Tờ “Quy Kỳ” bỏ trong túi đến khi rách dần, mất cái góc có cung thiên di nên không thể nhờ giải đoán cầu may xem tốt xấu khi chuẩn bị ra đi khi trời vừa tối:

" Thùng thùng trống ngực ngũ liên…
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa".

NhàQuê 2005
NhàQuê, Giáo Sư Trung Học, Sĩ Quan PB
Ghi danh: Jun 11 2020
Cập nhật: Apr 11 2021
Số bài: 318
trả lời lúc 09:07:28 AM, Aug 09, 2020

Những "ngôi trường xưa Em học"

Đoản Rời: Dục Mỹ! À! Chợt Nhớ

Với tôi, Dục Mỹ nơi chốn đầu tiên xa nhất của miền Trung mà tôi có đến và ở đó bốn tháng; Tôi là người miền đồng bằng sông Cửu Long, chính xác hơn tôi là người Kiến Hòa.

Nhân đọc thơ Quan Dương thấy có nét gì lạ lạ và truyện của ông gần gũi với xúc cảm thời học sinh và thời ngủ rừng, tôi bèn phăng tới và tìm ra Website Ninh Hòa. Cũng qua đó tôi đọc bài của cô Hà Thị Thu Thủy và bạn Phó Ðức Lâm nói về Dục Mỹ, cái Thành Phố Nhà Tranh Vách Ðất mà từ 19-08-1967 đến 05-01-1968 tôi đã thụ huấn pháo binh ở Huấn Khu đó.

* * *

Tôi trong số 36 mạng Khóa 25/SQTB Thủ Ðức được chọn đi học Pháo Binh, khóa trước đó không có người nào. Nằm vật nằm dựa ở phi trường Tân Sơn Nhất chờ chuyến bay, cuối cùng rồi cũng được leo lên chiếc C-130 của Mỹ, phi cơ đáp xuống phi trường Nha Trang đã nửa đêm, lần đầu tiên đi máy bay lại là phi cơ quân sự, ngồi bẹp xuống sàn lổm ngổm quân trang, lại đi ban đêm: Cũng như không! Kể như chưa biết đi máy bay là gì.

Phải thêm lo vì trước khi cất cánh, mỗi người được phát cho một miếng giấy nhỏ nói về ưu điểm của chiếc Hercule nầy cùng hướng dẫn an toàn: Nào là khi khẩn cấp sẽ đáp xuống biển và có 30 phút chưa chìm hẳn để mọi người thoát ra ngoài: Lạnh ót!

Thành phố "Thùy Dương Cát Trắng" tiếp đón chúng tôi ở khách sạn ngàn sao một góc nào đó trong khu quân sự phi trường. Rà hết băng tần duy nhất của cái radio bỏ túi không nghe được đài nào: “Buồn ơi là buồn!” Vậy là “Nước trôi ly biệt nguồn”.

Sáng hôm sau được GMC bỏ xuõng cuối đường Ðộc Lập chờ xe trường Pháo Binh đến rước. Chúng tôi cắt phiên canh giữ quân trang, thay nhau đi phố, có đứa mua mang về cuốn Ðời Pháo Thủ của Nguyên Vũ (K16/PB), chuyền tay nhau đọc; Thấm thía về tương lai nhà pháo của mình!

Mấy ông tài xế nhà binh lái xe thì phải biết, mấy Ổng leo và đổ dốc đèo Rù Rì không cho chúng tôi phút nào "xa quê hương nhớ mẹ hiền" được cả! Xón thật! Hai xe ngược chiều cơ hồ đâm vào nhau. Cuối dốc mới được thở ra, ngắm nhìn phong cảnh.

Trời về chiều, núi ngã màu xanh sẫm, mây xuống thấp la đà, xa hơn cái nhà ga xe lửa đứng đơn độc, là xóm làng gần giáp chân núi sương khói giăng giăng, con đường dẫn tới trông hiu hắt làm sao; Chúng tôi không còn pha trò nhau, im lặng, mỗi người chìm vào thế giới riêng.
Không biết do đâu, tự tôi đặt tên ga phía trái trước khi leo đèo Rọ Tượng là ga Diên.

Vậy là bây giờ tôi mới biết xóm nhà cuối khu rừng nước mặn thưa thớt toàn cây mắm trắng và ô rô về phía phải của Quốc Lộ 1 trước khi đến đèo là làng Tân Thủy, cùng tên với quê tôi và cũng sinh sống bằng nghề biển. Trước khi qua đèo, nghe nói Rọ Tượng nguy hiểm hơn Rù Rì làm tôi lo một phen nữa lên ruột , nhưng không chẳng có gì: An toàn trên xa lộ!

Có lẽ tôi ngồi bên băng phía lề mặt nên tôi nhìn thấy rõ trường Trung Học Trần Bình Trọng với hàng chữ tên trường màu đỏ, trường trệt không nằm cạnh đường mà xa bên trong, phía trái từ hướng Nha Trang tới.
Tôi lầm lẫn, tưởng rằng trường Pháo Binh gần trường Ðồng Ðế tức ngoại ô Nha Trang.
Khi đến ngã ba Ninh Hòa xe ngừng, tôi lại tưởng trường ở lòng vòng gần đây; Lại lầm! Ðường trường xa...

Ngừng ở ngã ba Ninh Hòa gần như thông lệ hay sao của mấy bác tài xế nhà binh, tôi khám phá ra điều nầy vì sau đó lần nào cũng vậy mấy ảnh bỏ đi đâu mất tiêu, tụi tôi biến thành người trông chừng xe cho mấy trự nầy.

Ở ngã ba đó, tiệm nem nướng Thái Thị Trực hấp dẫn tôi khiến sau đó mấy lần tôi trở lại có khi phải đi về trường bằng xe lam; Vậy mà có đứa lại nói có tiệm khác ngon hơn mà nó không chịu chỉ trước: Thế có ức không?

Mấy năm sau tôi trở về trường làm giám khảo kỳ thi mãn khóa, tôi lại có dịp cùng mấy sĩ quan giám khảo khác dùng chiếc Dodge 24 của trường để thăm Ninh Hòa. Lại đến Thái Thị Trực làm nem nướng rồi lái lòng vòng dọc Quốc Lộ.
Đám xe sư đoàn Mãnh Hổ hay Bạch Mã gì đó của Củ Sâm, gần như chẳng buồn tránh ai dù trục lộ khúc đó chẳng rộng rãi gì. Ninh Hòa tôi chỉ biết thế!

* * *




Trường Pháo Binh Dục Mỹ nằm sau lưng Trung Tâm Huấn Luyên Biệt Ðộng Quân, dẫn vào bằng con đường cặp hông hướng từ Ninh Hòa tới, ngăn bằng hàng rào kẻm gai đơn sơ.

Thế mà đấy là lằn ranh thiên đường địa ngục, chúng tôi cho là vậy: Ai có qua các khóa Rừng Núi Sình Lầy, Viễn Thám thì sẽ biết mức gian truân của Lò Luyện Thép nầy, trong lúc chúng tôi mỗi bước lên xe hơi, không uổng phí cuộc đời .

Ðã đi xe mà còn thêm ghế bố xếp xách tay. Thực ra chúng tôi không thể cuốc bộ vì đồ nghề lỉnh kỉnh, nào là: Bàn chân xếp đặt xạ bảng, GB là dụng cụ gióng hướng súng, ống dòm, la bàn, bản đồ, họa xạ biểu, họa tà biểu, quạt hướng tầm, cả lô kim mục tiêu và viết chì phải học cách chuốt từ ngày đầu tiên, chúng tôi giống như anh họa sĩ đi tìm cảnh đặt giá vẽ, móc thêm chú 105 hoặc 155 tùy theo buổi học.

Không sung sướng đâu các bạn ơi! Tụi tôi bù đầu vật lộn với các môn: Chiến Thuật, Ðịa Hình, Trung Ương Tác Xạ, Chiến Cụ & Ðạn Dược, Khẩu Ðội Vụ, Quân Xa, Truyền Tin và cả Chiến Tranh Chánh Trị nữa.

Bao nhiêu quyển Binh Thư có mã số riêng nặng chình chịch, từng quân trang quân dụng vũ khí chiến cụ phải nhớ một lô danh số và đặc tính, cách sử dụng và hiệu quả của chúng, rồi sử dụng bảng Lô Ga Rích giải địa hình .. và giải toán tác xạ chuẩn định chính xác, chuẩn định thời nổ, giải khí tượng, : Nhức đầu lắm! Nếu không thì rớt!

Bù lại, chúng tôi chiều nào cũng ra phố Dục Mỹ tự do trừ những khi dã trại đêm. Cuối tuần có xe đưa đi Nha Trang, chiều Chúa Nhật ruớc về.
Người thân một đứa bạn tôi, vốn là thầu khoán đó đây, có biệt thự bỏ hờ do một quản gia trông coi trên đường Biệt Thự, hai đứa tôi cuối tuần ra đó, được lo chăm sóc như ông chủ nhỏ.

Từ biệt thự đó lội bộ băng qua đường với khăn tắm vắt vai, là đã tới biển khu vực gần nhà hàng Kim Sơn có rào kẻm gai, nghe nói dành riêng cho Phó Tổng Thống Kỳ, chán về đã có cơm dọn sẳn sàng.
Đôi lần xuống tận chợ Chụt làm vài quả Phở, lại cũng nghe nói Phó Tổng Thống Kỳ ưa tới đây: Tôi cho phở Chụt đạt điểm A!; Nhưng tụi tôi vẫn thích khu vực đường Ðộc Lập hơn hẩu xực mì xào dòn đồ biển , đớp bún bò huế đường Hoàng Tử Cảnh và vài chuyện ai cũng biết .

Càng về sau chuyện đi Nha Trang thưa thớt dần vì tiền lính tính liền.
Ðầu tháng lảnh lương, bà Ðô chủ câu lạc bộ trường Pháo Binh, bắt ghế ngồi gần nơi phát ngân viên làm việc, bà thu không sót một xu các anh nào trong tháng Gô Sĩ Ghi Sổ ăn chịu bà ta. Con nhỏ Ngân Thủy con bà, thường gọi Ngân, đẹp không có chỗ nào chê được, nhỏ cười liếc ai cũng có cảm tưởng cô ta đang để ý tới mình. Lầm to! Nhỏ đi về đã có người đưa đón.

Có cái câu lạc bộ đó cũng đỡ lắm, mỗi sáng chúng tôi đến uống cà phê và xin một bi đông nước đun sôi chống sốt rét. Việc nầy nhỏ Thủy tử tế có thừa, chắc Nhỏ cũng sợ dùm các Quan tương lai dính chấu bệnh chưa chi đã run.

Phòng ăn dành cho SVSQ chúng tôi bàn ghế đóng bằng gỗ thông: Pháo Binh mà! Mỗi bàn bốn đứa bốn cạnh, trước mặt một dĩa ớt hiểm tươi rói, một gói thuốc nâu có, đỏ có, hai ba thứ ngừa sốt rét, món ăn có thịt, cá, bò thay đổi, nhưng món măng bao giờ cũng hiện diện mỗi ngày chưa có triệu chứng nào đào ngũ dù có khác cách chế biến.
Từ đó tôi bắt đầu ăn ớt nhất là hôm nào có món cá biển, cá tương đối còn tươi, nghe nói từ Vạn Giã chở lên.

Trừ những khi trời mưa, chiều nào chúng tôi cũng có mặt ở các quán cà phê Dục Mỹ, có khi đi lang thang chẳng có mục đích gì. Nay đọc lại các bài viết trong ninh-hoa.com mới nhớ ra rằng: À ! Ở Dục Mỹ các con đường mang số 1, 2, 3 ...

Lần đó tôi đến tiệm Tân An rửa hình , đúng lúc con nhỏ Yến con chủ tiệm bí toán, tôi thấy Nhỏ loay hoay quên cả hỏi tôi, khách hàng mới vào. Nhìn qua tôi ngứa nghề giải sơ cho Nhỏ, không biết Nhỏ có hiểu không? Nhưng lần đến lấy hình , Ba Má của Nhỏ mời uống nước và ngỏ ý nhờ dạy kèm cho Nhỏ. Tôi nhận lời và bảo Nhỏ tìm thêm vài người nữa.

Khi lớp bắt đầu tôi mới biết rằng họ mất căn bản rất nhiều, tôi phải ôn lại từ đầu cho họ. Tôi dạy giúp họ không nhận thù lao. Mỗi ngày học sinh ở đó có xe của các quân trường đưa đón tận Ninh Hòa, học sinh phần đông là con em của quân nhân của Huấn Khu.

Lúc ấy tôi vẫn tưởng ở Ninh Hòa chỉ có trường Trần Bình Trọng mà thôi. Gia đình tiệm hình Tân An có nói họ từ Diên Khánh ra. Ở đây người ta gọi đi Diên Khánh là đi Thành, tên gọi tắt. Cô Hà Thị Thu Thủy có nhớ tiệm hình Tân An và nhỏ Yến nầy không?

Có những đêm kéo súng lên Lam Sơn trực, tụi tôi cũng mò về chợ Dục Mỹ uống cà phê cho ấm lòng chiến sĩ, từ đó lên trung tâm huấn luyện Lam Sơn phải ngang qua phi trường Dục Mỹ, mà phía đối diện là bãi tập Ðịa hình và Chiến Thuật, cũng như nơi diễn tập và thao dượt cuối khóa chúng tôi.

Trong mé rừng bãi tập ấy, có cả một chợ nhỏ đủ loại thức ăn thức uống và đặc biệt mấy chị bán cháo gà chờ chúng tôi giờ xả hơi. Phải nói gà ở đây ngon tuyệt, tôi thường mua thêm một quarter leg mới đã! Mỗi lần tôi mua là chị hỏi: Nguyên đùi gà phải hôn? Trả lời: Yếu tố cũ, một tràng! Không biết nồi cháo còn lại chị bán làm sao đây? Thực khách đến sau chắc phải dùng loại không người lái.

Khi học các bài về Khẩu Ðội Vụ, có khi súng phải được kéo vào tận xạ trường xa trong núi, nơi đó nhìn rõ đỉnh Vọng Phu không cần phải dùng ống dòm. Trên đường đi, về xe ngang qua Buôn Sim, Buôn Lác lô nhô nhà sàn và mùi hăng gia súc, có những tối trên đoạn ấy, gặp các bạn bên Biệt Ðộng Quân lặng lẽ di chuyển trong đêm.
Còn trên quốc lộ 21 từ hướng Ninh Hòa đến, trước khi leo dốc Núi Ðeo, ai cũng thấy bảng to tướng "Nơi Ðây Lò Luyện Thép" , bao giờ cũng nghe tiếng la hét xung phong về phía có dây tử thần.

Cái đáng nhớ nhất là có một sáng chúng tôi ra chợ uống cà phê về, chuẩn bị hay đã ăn cơm xong, vì chúng tôi cứ đủ bốn người là mời các Quan cầm đũa chứ không cần đông đủ. Bỗng có kẻng báo động, mấy đứa về trễ hơn nói ngoài chợ đã lụt tới đầu gối rồi.
Tôi chưa tin vì trời chỉ lâm râm chứ không có trận nào mưa lớn từ mấy ngày qua và tôi cũng mới về từ ngoài ấy. Hướng núi có lẽ mưa mấy hôm nay, trời mù không nhìn thấy đỉnh Vọng Phu. Tôi cũng theo đoàn người đi, thực ra do hiếu kỳ chứ tôi không có nhiệm vụ gì.




Lụt thật! Lụt gì mà dễ vậy! Ðứng ở trụ cây số có chữ Nha Trang 47 Km, bên kia đường trước Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Ðộng Quân nhìn nước

đục ngầu đang chảy cuồn cuộn từ nguồn suối Dục Mỹ xuống, ngập mất lan can cầu, giòng nước hung hãn mang theo cây khô, nhánh to. Các bạn sau nầy thấy thành cầu Dục Mỹ có gãy một đoạn hay được vá lại là do trận lụt năm ấy. Các nhà vách đất rệu rã thãm hại. Dòng suối hàng ngày nước tận lòng lạch, đứng trên cầu nhìn xuống mấy cô ra lấy nước, giặt giũ ngồi trên mấy tảng đá trông nhỏ xíu, sâu bên dưới. Phút chốc con suối hiền hòa trở nên kẻ hung bạo.

Khí hậu Dục Mỹ rất bất thường, ban trưa nóng ngủ dậy không nổi, uống hai trái dừa lạnh do các anh quân nhân cơ hữu trường mang bán dạo, cũng chưa đã khát, dừa Ninh Hòa nhỏ và ngọt hơn dừa Bến Tre.
Ban tối lạnh khó lòng tắm được, từ đó tụi tôi sáng chế ra kiểu tắm rất Pháo Binh: Tắm trên miền (dựa theo tên một loại tác xạ: Tác xạ trên miền), tức chỉ tắm những phần cần tắm. Vậy chứ vẫn cứ tán nhỏ Ngân Thủy thơm tho dài dài, không thuyên giảm .

* * *

Ðầu năm 1968 tôi mãn khóa, sáng 06 tháng 01 năm 1968 tôi rời trường về Nam, lần nầy tôi mua vé hàng không Việt Nam: Nhớ nhà quá! Không chờ phương tiện nhà binh được. Dù có trở lại một lần vài năm sau đó, nhưng mấy chục năm qua tôi chưa gặp lại một ai kể cả các bạn cùng khóa ít ỏi chỉ có 36 người tính luôn tôi đã được rải ra khắp bốn vùng chiến thuật.

Nay đọc trong ninh-hoa.com gợi cho tôi nhớ một khoảng thời gian trong đời rằng có lần tôi đã đến đó: Vùng đất xem ra nghèo nhưng dễ thương!

NhàQuê

Connecticut Oct 06,2005



><


Kính anh NhàQuê,

Rất vui khi được biết anh gia nhập vào trang Ninh Hòa đồng hương của chúng tôi. Nhân dịp đọc bài viết của anh trên trang Web ninh-hoa.com về Dục Mỹ thật hay, gây cho tôi nhiều cảm xúc và xin có đôi lời nhờ trang Web gởi về anh .

Dù chỉ một thời gian ngắn nhưng anh đã có những kỷ niệm và yêu mến xứ nhỏ của chúng tôi vùng đất xem ra nghèo nhưng dễ thương. Cuộc sống nơi đó sau 1975 đã không còn được như trước vì chiến tranh tàn phá một phần nào và sự sinh sống của những người dân nơi đó xưa kia sống nhờ vào 3 trung tâm quân đội giờ đây cũng không còn nữa nên quang cảnh sinh hoạt hoang vắng hơn trước nhiều. Những hình ảnh cũ đã mất hết cả rồi. Nay được một người là quân nhân xưa kia, dù chỉ ghé qua một thời gian ngắn nhắc đến, tôi thật sự cảm động, thế mới biết những người đã sống từ thuở bé trong vùng quê nhỏ đó dành sự yêu thương cho nó nhiều biết dường nào. Cám ơn anh đã dành tình cảm cho quê nhỏ chúng tôi.

Qua lời hỏi thăm của anh về chị Yến con của bác Tân An tiệm chụp hình, tôi được biết ba má của chị vẫn còn ở Dục Mỹ tại căn nhà xưa, chị Yến đã lập gia đình và có 3 cháu, hiện chị đang sống tại Quảng Ngãi quê chồng, chị lớn hơn tôi hai lớp. Chị có người em gái tên Oanh đang sống tại Mỹ là bạn học với em gái của tôi, Oanh có về VN và ghé thăm chúng tôi vào tháng 9/2004.

Kính chúc anh và gia đình vui khỏe, hạnh phúc. Mong được đọc nhiều bài viết của anh gởi qua trang Web ninh-hoa.com, chúc anh sáng tác nhiều.

Kính thư.
Thu Thủy

><

Vịnh Đỉnh Vọng Phu

Dặm tiễn lên đường nhắm hướng Đông
Người về chót đỉnh đứng chờ trông
Non thương giúp nhón … nâng tầng đá
Biển cảm dùm loang … dịu nắng hồng
Biểu tượng kiên trinh trong ngữ ngạn
Hình trưng tiết liệt giữa thinh không
Mây trôi vướng núi dừng lưu luyến
Hóa thạch "Vọng Phu" mãi đợi chồng

NhàQuê
(Được họa từ bài xướng Vọng Phu Thạch bên dưới)


Vọng Phu Thạch

Ngóng đợi phu quân cuối bể đông
Đăm chiêu thiếu phụ mỏi mòn trông
Bồng con rủ rượi hai hồn đá
Dẩm núi trơ vơ một bóng hồng
Đếm bước kim ô trầm đỉnh ngạn
Đong gương ngọc thổ ngự tầng không
Thoi đưa tạc dấu trang tình luyến
Khắc giữa nhân gian khổ vọng chồng

Đồng Lão
NhàQuê, Giáo Sư Trung Học, Sĩ Quan PB
Ghi danh: Jun 11 2020
Cập nhật: Apr 11 2021
Số bài: 318
trả lời lúc 09:50:53 AM, Aug 19, 2020

Những "ngôi trường xưa Em học"

Đoản 1- Cổ Thụ

Trừ những khi mây xuống thả vòi là đà thấp hơn ngọn cây, báo hiệu cơn mưa ập đến. Còn không, từ bên nầy của cánh đồng rộng tôi trông thấy làng Tân Thủy của tôi mờ mờ màu xanh núi, giăng ngang tựa tranh vẽ, bầu trời nhạt hơn phía sau.


Trên con đường dẫn từ quận lỵ Ba Tri về hướng Ðông băng qua cánh đồng ấy, tôi về trễ hơn các bạn khác mỗi ngày: Tôi đi bộ!

Khi bắt đầu vượt đoạn đường tôi luôn nhìn Cổ Thụ làng tôi vấn kế, Cổ Thụ nhìn thằng bé đi học về mỉm cười lúc trong lòng tôi vẫn còn rộn rã lời khen của thầy, âm vang chưa tan hết. Những lúc tôi đi đầu cúi thấp vô hồn chắc Cổ Thụ cũng rưng rưng.

Có khi tôi phải đứng chờ có người đi cùng mới dám vượt qua khu trâm bầu của chòm Ðìa Ðôi gần khoảng giữa, đám trâu đen, trâu cò đang cằn từng cọng cỏ gần đó cho biết rằng mấy đứa chăn lẩn khuất đâu đấy, sẵn sàng nhảy ra bắt nạt tôi: Thằng bé cũng đã giữ trâu cho người chú không con trai của mình, tựa chúng, nhưng tôi không hung hãn như.
Dù không nhìn thấy trâu, qua chòm Ðìa Ðôi tôi vẫn chạy hết tốc lực sau đó vừa đi vừa thở như người tập thể dục bất đắc dĩ; Những lần như vậy Cổ Thụ nhìn tôi dáng có chút đăm chiêu, nhưng cũng có vẻ ngầm khuyến khích.

Cổ Thụ đứng ven con lộ đất dẫn đến cuối làng, gần đoạn khởi hành hơn. Phải nói rằng con lộ đất đi dưới chân Cổ Thụ mới đúng, vì anh chàng cát bủng nầy né rẽ đi hướng khác mấy lần trong thời loạn lạc, nhường chỗ cho địa đạo, giao thông hào; Nhà tôi không xa nơi ấy.

Không ai biết Cổ Thụ bao nhiêu tuổi, Ba Má tôi nói hồi đó giờ vẫn vậy, không lớn thêm cũng không có dấu hiệu gì già cỗi. Có thể từ xa xưa lắm những hạt mầm bị sóng triều xô giạt vào cồn cát vừa nhô lên khỏi mặt biển đôi chút, bám được rễ bắt đầu sự sống: Cuối cùng chỉ một cây non thoát được các đợt tấn công liên tiếp của sóng triều.

Dấu chỉ bên dưới lớp đất nói rằng làng tôi là cồn cát càng ngày càng lấn biển ra xa. Khu rừng nước mặn mọc thêm dàn hàng ngang tiến về hướng Ðông lần sau khác lần thấy trước, củng cố thêm trong tôi lịch sử hình thành con giồng tên gọi Giồng Bông nơi tôi được sinh ra.

Cây xanh mơn mởn tín hiệu hứa hẹn về vùng đất tươi tốt, hấp dẫn nhóm người đầu tiên đến đây dựng lều cắm trại định cư ...

Theo Chúa Nguyễn "Nam Tiến" bằng cách nầy cách khác Tổ Tiên tôi xua dần lớp cư dân thời tiên khởi lập làng...Tôi, hậu duệ nhóm người lấn chiếm dựng nên quê tôi hiện giờ: Tôi nghĩ vậy!

Ðứng vươn cao, Cổ Thụ nhìn bao hưng phế đổi dời đời nầy qua đời khác: Ði xa Cổ Thụ đứng trông theo đến khi không còn chấm nhỏ, vui mừng gần như nhón gót cao thêm cho rõ, coi có đúng kẻ trở về đấy không.

Cổ Thụ hát reo bốn mùa gió lộng, ủ rũ u buồn vĩnh biệt mỗi lần đám tang đi qua dưới chân Người. Lo âu cho kẻ ra khơi sinh nhai giạt trôi không trở lại...
Từng mắt lá Cổ Thụ như nghe, như thấy bao khắp và xúc cảm với từng hơi thở nhẹ của quê tôi.
Cổ Thụ chắc cũng vui mừng mùa bội thu, rầu rầu những năm sâu rầy phá hoại.

Gần giáp Tết, Cổ Thụ nhìn gió chướng từng cơn lọc qua khu rừng nước mặn, nhìn từng đợt sóng bổ ghềnh hùng hổ ập vào rồi lại kéo ra như muốn xô ngã khu rừng chông chênh đang cố ráng sức chống chọi, chơi vơi chao đảo như người chỉ còn có một chân phải trụ lưng vào cồn cát phía sau phụ lực.

Có lẽ Cổ Thụ cũng nhìn thấy thằng bé trùm kín chăn nhai trộm bánh phồng sống mới phơi một nắng, bị Má bắt gặp lôi ra rửa miệng giữ răng. Mật chiếc bánh nếp trôi ngọt ngào qua cổ cùng âm vang tiếng sóng bổ ghềnh như rượt đuổi nhau luồn dưới lòng đất, không những qua tai mà ngấm sâu đưa tôi vào giấc ngủ nhẹ nhàng không mộng mị: Tuổi thơ tôi đấy!

Rồi một ngày kia, đao phủ thủ nghiện rượu về từ hướng Bắc, chém nhát đầu tượng trưng làm hồn tôi, người vốn buộc phải câm: Ðau rướm!

Làng tôi nghèo đến độ cần gỗ để đóng vài chiếc bàn ghế học trò cho trẻ em thế sao! Không! Cổ Thụ là cây củ chi, mã tiền,... độc dược, vô dụng từ nhánh tới lá, thân cũng nguy cơ ngộ độc. Sao lại mang ra làm thế chứ!

Sau mấy ngày đau đớn Cổ Thụ gục ngã: Ðám chim chóc đủ màu đủ loại sống chung bao đời hốt hoảng vội vàng rời tổ, đậu nhờ những cây lân cận ngơ ngác đứng nhìn lại. Rồi như đồng loạt kêu lên ai oán cùng lúc Cổ Thụ đổ nhào, âm thanh như một chấn động khác biệt chưa lần nào nghe thấy. Ðám chim chưa muốn tản mác bay đi, đám chim mỗi lần đi qua tôi dừng lại nhìn lên, không còn sợ trên ấy có người khuất mặt như ngày xưa còn nhỏ chẳng khi nào.

Từ đó làng tôi không còn như ca dao, có lũy tre xanh, có cây cổ thụ.
Cổ Thụ làng tôi cao nhất trong vùng, cao hơn bất kỳ cổ thụ những nơi tôi đã đi qua. Không còn dấu mốc nào để dễ dàng nhận biết từ xa, rằng gần đó có ngôi nhà lợp lá: Ba Má Anh Chị Em tôi, cái chùm hạnh phúc ấy quây quần bên nhau một thời.


Làm làn khói thoát ra từ lò hỏa thiêu, tôi hòa tan vào mây phiêu du về bên ấy, biết tôi có còn nhận ra được chốn xưa không. Cổ Thụ còn đâu để cho tôi xin mây một lần xà xuống thấp. Tôi chẳng có chút nào so được con chim nhỏ nhất ngơ ngác rời tổ ngày nọ.

NhàQuê May 19, 2005
NhàQuê, Giáo Sư Trung Học, Sĩ Quan PB
Ghi danh: Jun 11 2020
Cập nhật: Apr 11 2021
Số bài: 318
trả lời lúc 10:21:31 AM, Sep 06, 2020

Những "ngôi trường xưa Em học"


Đoản 2- Ðình Làng



Hai đình, bốn miễu và một lăng của làng tôi năm nào cũng có cúng kỳ yên, vía hay tương tự, những năm đặc biệt trúng mùa bao giờ cũng có rước hát bội về ít nhất là ba đêm diễn, đoàn hát xong nơi nầy dọn tiếp qua nơi khác; Ðó là dịp hẹn hò của trai gái làng quê tôi đang mùa đồng khô, trăng tỏ, tương đối rảnh rỗi trước mùa vụ mới.

Từ nhà tôi qua khỏi Cổ Thụ không xa, ngôi đình Tân Hòa mái ngói âm dương, cổng dáng hình lăng miếu, hai cây dương hai bên cao không đều nhau có lẽ một cây được trồng lại sau.
Đình tọa lạc trên phần đất độ hơn hai mẫu tây, có mấy cây sao thẳng hàng còn lại là vú sữa, gia đình Ông Từ chăm sóc quét dọn đình cũng được dành cho một phần vừa ở, vừa trồng trầu.
Không ai gọi tên đình Tân Hòa, thậm chí có người không biết; Ðó là trường vỡ lòng đầu đời của tôi: Ðình làng Tân Thủy.

Một buổi sáng tôi mặc quần áo mới chẳng khác nào ngày Tết, ôm cặp đệm cũng mới màu chiếu trơn, có viền bìa vải bông cho đừng vuột chỉ may, trong đó có nhiều thứ Ba Má tôi mua cho và dặn tên từng món, có vài món hơi lạ tôi chưa biết dùng để làm gì; Tuy nhiên tôi cũng trân trọng xếp chúng gọn gàng trong ấy. Ngày hôm trước Má tôi nấu chè cúng vái, cầu cho tôi học sáng láng, ăn chè xong tôi kiểm lại đồ đạc mấy lần sợ có ai mở ra coi thử làm lệch thứ tự theo ý tôi, tay kia tôi xách bình mực nâu đi theo Má: Tôi đi học không khóc như những đứa khác, trước khi đi tôi sợ Má quẹt lọ lên trán xin phép Ông Táo như những lần cũng đi hướng ấy về quê ngoại đám giỗ. Không, lần nầy Má tha!

Mấy đứa khác gặp trên đường không có vẻ lo âu như tôi, chúng đi một mình mà còn nhìn tôi chế nhạo, học trò mới: dốt!

Má nói chuyện với chú sáu Niên gì đó, Chú ghi ghi chép chép, tôi đứng bên cạnh có khi tôi nhìn xuống quyển sổ Chú ghi, có lúc tôi nhìn đám đông xếp ngồi từng nhúm đang xù xì to nhỏ nhau.
Chú ngưng viết, nhịp thước mấy lần lên bàn của Chú, tụi nó nín khe trở lại.

Mọi việc kết thúc khi Má dặn: Nó làm biếng Chú cứ việc uýnh! Mấy đứa dưới ra hiệu roi mây nẹt đít tôi thấy rõ ràng mấy giây trước đây khi tôi nhìn hướng chúng, làm tôi cũng hơi chùng xuống đôi chút.

Ðến khi Chú chỉ chỗ ngồi cho tôi, tụi nó lấn còn có chút xíu, tôi đặt đít vào như phải trướng lấn lại cả hai phía: lưỡng đầu thọ địch.
Trên mặt bàn hai đứa hai bên khuỳnh tay, cùi chỏ gần đụng nhau chừa chỗ nghiêng nghiêng vừa đủ tôi đặt bình mực, cặp tôi chỉ được ghé chút, còn phần dư phải tựa trên đầu gối.

Suốt buổi ấy sư phụ tôi chưa truyền phép mầu gì, quyển vở còn trắng tinh, bụng trống như lúc ra đi không chữ nào trong đó.
Lúc cho về tôi khoanh tay "Thưa thầy em về" như mọi đứa khác, từ nay tôi không gọi thầy tôi là chú nữa.

Má tôi qua khỏi Cổ thụ đôi chút đón tôi vinh qui, vì từ đoạn đó tới nhà tôi không có đứa nào cùng đường, chúng đã rẽ vào xóm trước khi.

Em tôi bỏ trò chơi bắn cu li một mình vừa một lúc làm hai vai, hai đối thủ. Em chạy lại chạm nhẹ tay tôi: Có gì hôn? Ý em tôi hỏi có bị đòn hay biến cố trọng đại nào không, tôi cười lắc đầu và nó an tâm hiểu rằng đi học là chuyện dễ dàng. Tôi giấu em cuộc chiến đấu từ cả hai cánh vừa qua của tôi.

Hai ông lấn tôi từ bữa sau trở đi dễ thương lạ, hai ổng nhường chỗ cho tôi thoái mái: Hai ông làm thầy kèm tôi; Làm thầy thì phải hy sinh chứ! Người lớn mà! Ðâu lại giành chỗ với trò hay ít ra là đàn em.
Thầy phóng mấy chữ cái trên tập bằng viết chì rồi hai thầy "lấn chỗ" chỉ tay vào chữ đọc trước tôi đọc theo kèm theo lời hăm dọa: Tụi tao đọc ba lần mà không đọc lại được như tụi tao hồi trước là đuổi học.
Tôi hiểu hai thầy xưa kia thông minh rất mực và nay có quyền tâu lại Thầy đuổi tôi.

May phước, sau lần thứ hai là tôi đi suông. Kế tiếp tôi còn được chừa chỗ rộng hơn, không bị thình lình đụng tay khi tôi dùng viết mực đồ theo lằn chì mấy chữ cái thầy phóng.

Vần xuôi: Bê a ba, bê á bá ...em mờ a ma, em mờ á má ... tôi thanh toán gọn mấy ngày kế tiếp và thêm ít ngày nữa tôi xong phần vần xuôi, phải từ giã hai thầy "lấn" để qua nhóm vần ngược ngồi góc bên kia. Hai thầy cũng tự hào dạy giỏi.


Tôi không nhớ rõ tôi học ở đó bao lâu nhưng tôi biết rằng tôi đã tiến qua giai đoạn tự chép theo bài thầy biên trên bảng vuông vức màu xám treo trên tường và làm toán cộng trừ không số giữ.

Thời gian đó tôi lần lượt được chuyển học chung nhiều nhóm khác nhau ngồi riêng góc tùy theo trình độ tôi tiến lên được, thuở ấy chúng tôi gọi là được lên lớp.

Thầy tôi bị ruồng bắt lính trong một đêm nào. Không còn ai thay thế dạy cái lớp học đủ mọi trình độ đó.
Một buổi sáng u buồn chúng tôi ra về, giã từ cái nhà đãi ăn của ngôi đình làng dùng làm trường lớp đầu đời của tôi và có lẽ cũng của các bạn cùng thuở.

Ngôi trường đình có cánh đồng rộng bên kia đường trước cổng chúng tôi cho diều hát vi vu mùa khô, trong lớp chúng tôi ngồi lắng nghe đoán biết được nó đang lên cao hay lượn xuống, tàn cây vú sữa cho chúng tôi bóng mát nô đùa mỗi lúc được ra chơi.
Tôi thấy mấy đứa con gái thường nhảy dây, đánh thẻ, ít khi thuộc bài lại khóc nhiều hơn hết trong buổi sáng lạc thầy đó.


Ít lâu sau Thầy tôi trốn về được. Ngang qua nhà, thấy Má tôi, Thầy nói vọng vào: Tui mới về nè chị Tư !
Má tôi dừng Thầy lại nói chuyện mấy câu, tôi chạy ra mừng, ngỡ thầy vài ngày nữa sẽ dạy lại.

Không, thầy tôi vĩnh viễn bỏ thiên chức khai hoang. Vĩnh biệt Thầy!


NhàQuê May 21,2005






Đình Làng, Ngôi Trường Đầu Đời

Mái vẫn rêu phong trước sau êm vắng
Uy nghi ngầm phảng phất nét hiển linh
Sắc vua phong thuở trước cẩn cung nghinh
Ơn đức bổn Thần tiếp nhau truyền rạng

Nhớ Má cúng cầu mong tôi sáng láng
Trước hôm nao dẫn đến gặp thầy xưa
Đứng khoanh tay, lắng tiếng dưới hăm đưa
Nhìn khúc roi xơ, lòng mình tự vấn

Rồi chút nữa đây “mấy ông” xúm lấn
Ngơ ngác trùng vây lọt thỏm giữa lòng
Xóm dưới đầu trên có vẻ đợi trông
Chờ thầy xếp cho tôi cùng chung dãy

Tàng lá xum xuê cánh tay rộng trải
Bóng mát rợp che trong ngõ lối ngoài
Nhớ buổi vỡ lòng… giờ tít chân mây
Mất dấu Trường xưa, Đình ngùi thế sự

NhàQuê


Bên Kia Đình Làng

Hai nhành rẽ phướng giữa tầng bay
Uống gió no đầy túy lúy say
Vụt thoắt lên cao tìm hướng núi
Vòng vèo lượn xuống bỡn vòm cây
Hồ pha giấy phất diều đâu sợ
Nhợ mảnh sườn oằn sáo lắc lay
Nhắc đến nơi xưa vui thú ấy
Trường ĐÌNH chạnh nhớ khóe mi cay

NhàQuê
NhàQuê, Giáo Sư Trung Học, Sĩ Quan PB
Ghi danh: Jun 11 2020
Cập nhật: Apr 11 2021
Số bài: 318
trả lời lúc 10:35:03 AM, Sep 13, 2020

Những "ngôi trường xưa Em học"

Đoản 3- Qua Ðồi Cát Nóng

Vào mùa nắng, các làng ven biển quê tôi có thể nói gọn không ai muốn bước chân ra đường. Sức nóng làm đôi mắt lúc nào cũng chực khép vào giấc ngủ nặng nề nhơm nhớp mồ hôi đang xô tới; Tôi thằng bé đi học về dưới từng hạt nắng bốc lửa ấy!


Anh Mười và anh Út mặc áo dài trắng khăn đóng đen dạy học công quả cho chùa, chúng tôi học trong ngôi trường lợp lá mới cất theo chiều dọc con đường đi, mấy cây cột còn mùi cây rừng chưa khô hẳn, chưa tróc hết vỏ.

Trường mới của tôi bên trong rào của thánh thất Cao Ðài Thiên Tiên, các cơ sở phụ thuộc của chùa kể cả phòng thuốc nam làm thành các dãy tách biệt sau ngôi chánh điện nguy nga mái ngói, có hai tháp cao phía trước hình dáng quen thuộc như những chùa Cao Ðài trông thấy đó đây, chúng tôi thường gọi hai tháp ấy là lầu chuông lầu trống. Các loại cây, rễ, lá có thể làm thuốc thường được bọn học trò chúng tôi mang tới hiến, góp phần công quả và có lúc chúng tôi bỏ lớp vụt ra phụ khiêng, kéo các đệm, nia thuốc đang phơi khi cơn mưa đột nhiên ập nhanh đến.

Trường gần ranh giới làng tôi với làng kế cận: Thuộc làng bên. Tôi lại có thêm bạn mới, nhiều đứa sau nầy cùng tôi ra trường Tổng, nhưng trong những ngày nầy chúng không về cùng đường với tôi, vì tôi từ làng khác tới học nhờ. Sau mấy bài thử sức, tôi theo các bạn mới không vất vả gì.

Thế nhưng đến khi thầy cho về là lúc trí óc tôi phải hoạt động căng thẳng, nghĩ cách qua đồi, qua nổng cát nóng hừng hực, con đường duy nhất phải vượt qua, không cách nào khác. Trong lúc nổng cát dường như thu gom hết sức nóng từ mặt trời lên đến giờ, đem chúng trải dọc lối về của tôi.

Tôi nhẩm tính từ đám cỏ khô nầy đến đám gần nhất xem có thể chạy nổi một mạch không, nhẩm tính những đám cỏ nào còn sót lại chưa gãy rụm mấy ngày trước, lúc tôi nhào lên đứng bằng một bàn chân, bàn chân kia ghé tạm lên trên chờ đổi thế cho nhau, đến khi cả hai nguội để có thể chạy nhanh qua “đoạn đường chiến binh” kế tiếp.

Ðường đi dọc lưng đồi, hai bên lối đi cây xương rồng gai nhọn tua tủa còn sống nổi, nhưng xem ra chúng cũng bệ rạc, xen kẽ vài đám gò mả, nơi đó không có loại cây có khía nhiều gai ấy, đám mả còn chút ít cỏ khô cho chỗ đứng tạm.
Xa dưới triền đồi, mấy chòm tre gai mốc thít như ngủ gục, như trôi trên làn sức nóng chập chờn. Mặt trời cao vút bên trên mà sao sức nóng phả khí thế đáng sợ!

Phải chạy năm hơi mới tới cây keo già không còn cành nào phía đường đi, tàng lá đều nghiêng về một bên phủ kín cái giếng lạn chứa tạp nham đủ loại bị gió cuốn tới.
Ðứng trên rễ cây đảo mắt xem chừng trên ấy nghe nói thỉnh thoảng có bà mẹ xõa tóc nằm võng ru con.
Con tắc kè trong bọng cây không biết bao lớn, cất tiếng đến giật mình, tùng dấu hù dọa thằng bé, thúc nó bỏ chạy tiếp, vượt qua đám duối tháng trước còn rậm rạp, giờ xơ xác, bên trong nhiều lúc có ma chọi đất ra, người gan dạ dám lận theo mấy miếng gạch vụn chọi lại thì nghe tiếng ma bỏ chạy.

Cuối cùng tôi cũng nghĩ ra được miếng mo cau hay “thịnh soạn” hơn là một hộp giấy dày làm cứu tinh đem theo, khi không còn bụi cỏ khô nào.

Cơn mưa đầu mùa ập xuống, cũng chỉ làm đồi nổng cát phủ được lớp da ướt bốc khói râm rức, bên dưới lớp da ấy khi vít thử chân, lớp cát khô quánh vẫn đang nằm thách thức.


Ngôi trường thứ hai tôi đấy! Không có con chữ, phép tính nào mà tôi không đổi bằng gót chân mỗi ngày một chai dày thêm.

NhàQuê June 01, 2005


Con Lộ Đất

Em kể lại tôi nghe
Con đường xưa bây giờ tráng nhựa
Vẫn vắt ngang qua mấy ấp quê mình
Những cây cao cây còn cây đà đốn
Nhìn lạ làm sao!

Trong ký ức một mình tưởng lại
Con đường làng cát nóng vuột da
Tôi thằng bé chân trần đi học
Băng qua nổng cao khổ ơi là
Chạy từ đoạn một

Đầu trên kia có miễu Bà Bèo
Phía nọ giáp làng bên Giồng Nần, Đục Mộ
Người ở xa biết làm sao nhớ
Riêng tôi quen như từng ngón tay mình
Chia phe phục kích

Đi học sớm chun vô bụi núp
Đợi tụi nó ngang nhảy ra hù
Mới vô trường đà trèo lên một bậc
Sách chẳng nói nhất quỷ nhì ma đó ư
Đường thêm ma nữa

Con ma giờ đây nhớ thương đường cũ
Đêm chiêm bao đi lại bao lần
Vẫn y nguyền từng chùm cây dại
Nhàn hạ trổ hoa đâu chờ Xuân

Tôi thằng bé chân trần
Ước bỗng làm hạt cát!!

NhàQuê 2005
NhàQuê, Giáo Sư Trung Học, Sĩ Quan PB
Ghi danh: Jun 11 2020
Cập nhật: Apr 11 2021
Số bài: 318
trả lời lúc 12:42:23 PM, Sep 30, 2020

Những "ngôi trường xưa Em học"


Ðoản 4: Cánh Chim Bay

Như sự giã từ trong âm thầm trước chuyến đi xa, tôi làm người say ghé những chỗ thân quen nói miên man chuyện trên trời dưới đất, mưa nắng, mùa màng...tất cả những thứ ấy và nhiều hơn nữa đã đóng gói vào một góc hồn tôi trong số hành lý không thể nào đong đếm được, có cái cùng có thứ chỉ riêng: Chúng là Quê Hương bây giờ tôi ngàn dặm.

Tôi đi lại đoạn tỉnh lộ 26, có cầu Bà Hiền bắt ngang con rạch tưới ngọt cánh đồng chỉ có vụ mùa. Những tháng nát rạ chờ mùa vụ mới, đám trẻ chúng tôi và xóm bên kia dàn trận đánh nhau chọi bùn chí chóe hai bên bờ rạch, ngay cả đứa ốm yếu cũng góp phần xắn bùn tiếp tế hay giữ quần áo, cập vở cho các tráng sĩ ra trận được an tâm.

Trận đánh lần sau mãnh liệt hơn lần trước, hai bên tìm cách qua sông chọc thủng phòng tuyến của nhau, bắt tù binh trát bùn, trấn nước...Những con người dũng cảm ngày nào đã trôi theo dòng thời gian và hai bờ cuộc chiến có thật, cuộc chiến kết thúc bi thảm không như...

Từ chỗ trống trải nhìn xuyên ruộng rẫy thấy được bến Ðường Tắt, nơi đó cùng các bạn trai khác, tôi đã phụ vác cây rừng vừa sức mình về làm vách cho trường mới cất chưa quá hai trăm thước gần nhà tôi.

Tôi nhớ hoài bữa cơm canh mướp tép rang ngon chi lạ ở nhà thầy sau buổi phụ vác cây ấy. Thầy vai em trong họ hàng, nhưng không vì thế mà được thiên vị.

Lớp tư thuở đó có vài bạn học chung vai cô chú tôi, cũng có mấy bạn vài năm sau có vợ lấy chồng, mấy bạn gái ngồi các bàn trước, lưng họ che chắn làm tôi vất vả phải đứng lên đọc chữ trên bảng rồi ngồi xuống chép, khi họ dựa vào bàn sau cũng làm chúng tôi khốn đốn, nét chữ răng cưa.

Gần cuối năm thầy bỏ đi kháng chiến thỉnh thoảng thầy ghé nhà thăm Ba Má và hỏi thăm sự học hành của tôi. Lâu sau trong trận đánh nào đó thầy tôi, viên Huyện Ðội Trưởng đã hy sinh cho lý tưởng của mình: Vĩnh biệt thầy Nguyễn Tấn Hồng!

Tôi lại hằng ngày qua cây cầu ván không lan can trên tỉnh lộ đến học tiếp ở trường "Nhà Việc Cháy". Trường gần công sở xã, nơi người dân thiếu thuế, thiếu xâu bị bắt "đóng trăn". Cái Nhà Việc được cất lại trên nền công sở cũ đã bị thiêu hủy thời Nhật Ðảo Chánh. Gần như những bạn trường ấy không nhớ gì khi tôi nhắc có lần tôi đã học chung với họ, vì tôi đến đó vài tháng cuối niên khóa. Không biết tôi có được kể là cựu học sinh trường sơ học Tân Thủy không nhỉ? Xin cho tôi với chứ! .......


Vào mùa vụ, sau buổi học tôi theo Ba Má sang bên kia rạch, đi phụ làm cỏ, bè dăm mạ, ôm đất đắp bờ ...Chiều nào bầy cò trắng cũng bay khoan thai về hướng rừng xa, chốc sau đám le le rợp trời diễn tập đội hình, khi bay chung khi tách riêng, đổi hướng rồi lại nhập vào. Không nhớ ngày đó tôi nghĩ gì khi ngắm nhìn chúng mà giờ nầy tôi là cánh chim lìa đàn bay đi. ./.


NhàQuê June 16, 2005


Theo Cánh Chim Bay

Có một dòng sông chảy tận đây
Trong tôi tưởng nhớ suốt từng ngày
Ra đi vẫy biệt lòng đau cắt
Gởi lại âm thầm dạ xát xay
Xứ lạ luôn dành nguyên góc nhỏ
Quê xa vẫn cất trọn tim nầy
Nghe ai nhắc đến tên dưng bỗng
Muốn được thành chim chớp cánh bay

Bay qua chốn cũ xóm nhà tôi
Nén những bâng khuâng cố tưởng hồi
Cổ Thụ vươn cao giờ hạ đốn
Đình xưa bóng rợp trước đùa chơi
Trông theo dáng nhỏ vừa tan học
Thấy lại y nguyên đủ khoảng đời
Ước được sau cùng nương cánh giạt
Lần nhìn trước lúc biệt xa khơi

NhàQuê