Mar 29, 2024

Tác giả

Nhã Ca

 Tiểu sử

Nhã Ca sinh trưởng tại Huế đến năm 1960 thì vào Sài Gòn nơi bà bắt đầu viết văn. Trong thời gian 1960 - 1975, 36 tác phẩm của bà được xuất bản gồm nhiều thể loại như thơ, bút ký và tiểu thuyết. Một số tác phẩm của bà lấy xứ Huế làm trọng điểm.

Theo lời kể của ông Nguyễn Đắc Xuân (nhà văn) thì bà vốn là một nữ sinh Huế (cùng thế hệ với Nguyễn Đắc Xuân), bỏ học Trung học vào Sài Gòn đi theo Trần Dạ Từ - một người Bắc di cư. Trần Dạ Từ viết báo chống các Phong trào tranh đấu chống Mỹ, hai vợ chồng Trần Dạ Từ và Nhã Ca là hai cây viết tâm lý chiến của Đài Tự do của Mỹ (Đài có nhiệm vụ tuyên truyền chiêu hồi và viết bài tấn công về tư tưởng đối với binh lính đối phương)[1]

Cũng vì nội dung trong những tác phẩm của bà, sau năm 1975, Nhã Ca bị chính quyền giam hai năm vì tội "biệt kích văn hóa" (có cuốn sách mang tên là ‘Biệt Kích Văn Hoá’ do các học giả, nhà văn ủng hộ Mặt trận giải phóng như Trần Văn Giàu, Lữ Phương, Vũ Hạnh... viết về 10 tác giả miền Nam. Trong sách này, ngoài bà có Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Nhất Hạnh, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến...[2]). Trong tù, bà bị biệt giam và chính quyền tiến hành chính sách "khoan hồng, nhân đạo của Đảng" nhằm hạ gục uy tín của bà[3]. Chính cuốn Giải khăn sô cho Huế[4] bị liệt vào hạng tối kỵ, trưng bày trong "Nhà Triển Lãm Tội Ác Mỹ Ngụy" là chứng tích kết tội bà.[5] Chồng bà, nhà văn Trần Dạ Từ, thì bị giam 12 năm. Do sự can thiệp của hội Văn Bút Quốc tế phối hợp với hội Ân xá Quốc tế và thủ tướng Thuỵ Điển Ingvar Carlsson, bà được sang Thuỵ Điển tỵ nạn. Năm 1992 bà cùng gia đình sang California định cư và lập hệ thống Việt Báo Daily News tại Quận Cam.

Theo nhà văn Nguyễn Đắc Xuân thì cặp vợ chồng Trần Dạ Từ - Nhã Ca còn từng phụ trách nguyên cả một chương trình của đài Á Châu Tự do (RFA) của Mỹ  6][7]

    Tac phẩm

    Nhã Ca mới (1965)
    Đêm nghe tiếng đại bác (1966)
    Bóng tối thời con gái (1967)
    Khi bước xưống (1967)
    Người tình ngoài mặt trận (1967)
    Sống một ngày (1967)
    Xuân thì (1967)
    Những giọt nắng vàng (1968)
    Đoàn nữ binh mùa thu (1969)
    Giải khăn sô cho Huế (1969) đoạt Giải Văn chương Quốc gia Việt Nam Cộng hòa năm 1970[4] (tái bản ở Hoa Kỳ năm 2008)
    Một mai khi hòa bình (1969)
    Mưa trên cây sầu đông (1969)
    Phượng hoàng (1969)
    Tình ca cho Huế đổ nát (1969)
    Dạ khúc bên kia phố (1970)
    Tình ca trong lửa đỏ (1970)
    Đời ca hát (1971)
    Lặn về phía mặt trời (1971)
    Trưa áo trắng (1972)
    Tòa bin-đing bỏ không (1973)
    Bước khẽ tới người thương (1974) v.v...

Phim Đất khổ do Hà Thúc Cần sản xuất và hoàn tất năm 1973, đã một phần dựa theo cuốn Giải khăn sô cho Huế và Đêm nghe tiếng đại bác, do Nhã Ca viết đối thoại.[9]

Tại hải ngoại, bà tiếp tục sáng tác, như:

    Hồi ký một người mất ngày tháng
    Đường Tự Do Sài Gòn (2006).

Tác phẩm dịch ra ngoại ngữ:

    Đêm nghe tiếng đại bác đã được Liêu Truong dịch sang tiếng Pháp với tựa Le cannon tonnent la nuit
    Đoàn nữ binh mùa thu được Barry Hilton dịch sang tiếng Anh với tựa The Short Timers
    Giải khăn sô cho Huế được giáo sư sử học đại học Texas A&M,Olga Dror, dịch sang tiếng Anh với tựa Mourning Headband for Hue (2014)
    Phim Đất khổ được hãng Remis phát hành với tên Land of Sorrows


Nguon .wikipedia

Tất cả các bài của tác giả Nhã Ca:

Chân Dung Biệt Kích - Tùy bút - Bút ký - Nov 25, 2023
Bà Bắc Vô Nam Tìm Chồng - Truyện ngắn - Apr 08, 2023
Nhã Ca, O Xưa và một buổi tối tràn đầy ký ức - Bài giới thiệu - Mar 27, 2023
Thơ Nhã Ca - Tập thơ - Aug 03, 2020