Apr 18, 2024

Tác giả

Bàng Bá Lân
Hình ảnh
#1
#2
Bàng Bá Lân (17/12/1912-20/10/1988) tên thật là Nguyễn Xuân Lân, là nhà thơ, nhà giáo, và là nhà nhiếp ảnh Việt Nam. Ông là người ở làng Đôn Thư (tổng Ngô Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam), nhưng sinh ra ở phố Tân Minh, phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang. Năm 1916-1918, ông theo cha mẹ lên sống ở Vôi rồi ở Kép thuộc tỉnh Bắc Giang. Năm 1920-1928, ông sống với bà nội ở Đôn Thư, sau đó lại về Kép, học trường tiểu học Pháp-Việt ở Phủ Lý, phủ Lạng Thương và đỗ bằng tiểu học Pháp-Việt ở Đáp Cầu. Năm 1929-1933, ông vào học trường trung học Bảo hộ (trường Bưởi), đỗ bằng thành chung. Vì thi tú tài mấy lần không đỗ, năm 1934 ông về Kép vui thú điền viên, làm thơ, chụp ảnh và xuất bản tập thơ đầu tiên "Tiếng thông reo". Trước Cách mạng tháng Tám ông đã có những tác phẩm: Tiếng thông reo (1934), Xưa (in chung với nữ sĩ Anh Thơ, 1941), Tiếng sáo diều (1939-1945).

Vào Sài Gòn, ông dạy học và cộng tác với nhiều nhật báo, tuần san, bán nguyệt san và xuất bản thêm: Để hiểu thơ (1956), Thơ Bàng Bá Lân (1957), Tiếng võng đưa (1957). Năm 1969, xuất bản các tập truyện: "Người vợ câm", "Vực xoáy", "Gàn bát sách" (phiếm luận) và tập thơ "Vào thu". Ông cũng cho in hai quyển sách "Kỷ niệm văn", thi sĩ hiện đại cùng một số sách Giáo khoa Việt văn cho nhiều cấp lớp. Ông còn đứng làm chủ bút tập san "Bông lúa" vào thập niên 1950 ở Sài Gòn. Từ 1977 đến 1984, Bàng Bá Lân viết thêm "Kỷ niệm văn", "Thi sĩ hiện đại" quyển 3, hồi ký "Trọn đời cho thơ" (bản thảo đã thất lạc). Ngoài ra, ông còn viết truyện ký danh nhân "Anh em Lumière", ông tổ nhiếp ảnh, viết sách bình khảo, dịch truyện, dịch thơ v.v...

Trong lĩnh vực nhiếp ảnh, Bàng Bá Lân cũng tỏ ra là một người có tài năng. Ông từng đoạt những giải thưởng, như: Giải Agfa-Việt báo (Hà Nội, 1937), giải nhì cuộc thi ảnh tạo phủ Thống sứ Bắc Kỳ (1938), huy chương của La Revue Francaise de Photographie et de Cinématographie (tạp chí nhiếp ảnh và điện ảnh Pháp) ở Paris (1939), giải thưởng Ferrania (1953); giải thưởng Triển lãm Tuần lễ Văn nghệ Sài Gòn (1955)... Các tác phẩm nhiếp ảnh của ông từng được triển lãm ở Hội quán Hội Trí tri, (Hà Nội, 1939), Bologna (Ý, 1952), Antwerpen (Bỉ, 1953), Paris (Pháp, 1953), Singapore (1953), Cuba (1954), Rochester (Mỹ, 1956)...

Ông mất năm 1988 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ khoảng 75 tuổi.

Tác phẩm:
- Tiếng thông reo (1934)
- Xưa (1941)
- Thơ Bàng Bá Lân
- Tiếng võng đưa (1957)
- Vào thu
Áo lụa1
Đói
Bốn mùa mưa
Cô gái Đồng Nai
Cảm hoá
Cổng làng
Chiếc lược hồng
Chiều quê
Chiều thu
Chưa bao giờ thương thế
Dịu dàng
Duyên
Em ở đâu
Gái xưa
Giếng làng
Hồn nhiên
Kiếp sau ví lại gặp mình
Kiếp ve
Một đêm mưa lạnh
Một mái nhà tranh
Nguyện cầu
Người "trâu"
Nhan sắc
Nhà dột
Nhớ
Quê tôi
Sự bình yên là niềm vui của tôi
Tê-rê-xa, tôi rất cảm ơn người
Tình trong mưa
Tôi yêu tiếng Việt miền Nam1
Tết xưa
Tịch mịch
Thắc mắc
Thi nhân không tuổi
Tiếng hát trong trăng6
Tiếng sáo diều
Tiếng võng đưa
Trở lại đồng quê
Trưa hè
Vườn dừa

Tất cả các bài của tác giả Bàng Bá Lân:

Tôi yêu tiếng Việt miền Nam & Nhà Dột - Thơ mới hiện đại VN - Sep 08, 2022
Đói - Thơ mới hiện đại VN - Mar 30, 2015