Mar 28, 2024

Diễn đàn » Chủ Ðề Tự Chọn » Nụ Cười Độ Lượng Bao Dung

dương hồng thủy
Ghi danh: Feb 03 2018
Số bài: 164
gởi lúc 08:51:20 PM, Aug 15, 2020

Nụ Cười Độ Lượng Bao Dung

Nụ cười Độ Lượng Bao Dung


Em yêu mùa Thu lãng mạn
Để anh trao tặng bài thơ
Mưa rơi như từng nhịp thở
Từng hạt từng hạt lang thang...

Tình yêu của em ngu ngơ
Nhìn mưa bay mờ sâu thẳm
Chúng ta có duyên không nợ
Nên em chỉ yêu âm thầm…

Tình yêu của em tham lam
Chỉ muốn riêng em mong đợi
Nhưng anh mịt mùng xa lắm
Em chờ mỏi mắt anh ơi !.

Tình anh như bờ biển rộng
Chở che bóng dáng thuyền ai
Sương Thu giăng giăng thật mỏng
Thương anh suốt tháng năm dài.

Em vẫn đợi anh bài thơ
Dẫu qua bao mùa lá rụng
Em luôn thầm yêu trộm nhớ
Nụ cười độ lượng bao dung…
Dương hồng Thủy

Lòng Bao Dung…

Lòng bao dung (khoan dung) là hành động mà chúng ta tha thứ, bỏ qua những sai lầm của người khác.
Theo cách nghĩ giản dị đó thì lòng bao dung là một trong những thứ quý giá của con người : thể hiện qua sự thấu hiểu, đồng cảm, bỏ qua những lỗi lầm của người khác gây ra cho mình.

• Về triết lý Phật gió không có thuật ngữ khoan dung mà có nhiều từ có nội hàm như : lòng trắc ẩn, vị tha, từ bi, bác ái …nghĩa là các từ đó không chỉ giới hạn giữa con người với con người ,mà còn là tình cảm của con người với tự nhiên muôn vật.
Vị tha của Phật giáo có thể là một thuật ngữ tương đương với từ khoan dung. Vị tha có nghĩa là làm lợi cho chúng sinh, lấy chúng sinh đau khổ làm nền tảng dể phụng sự.
Khoan dung nói chung và khoan dung tôn giáo nói riêng đang dần nổi lên thành một nguyên tắc để cùng hội nhập mà không bị hòa tan, cùng tăng trưởng mà không phải phá hủy.
Năm 1995, Federico Mayor, Tổng Giám đốc UNESCO đã phát động Năm quốc tế về khoan dung. Bản tuyên bố đã diễn đạt khái niệm khoan dung trong bối cảnh hiện đại là “sự tôn trọng, chấp nhận và thưởng thức sự đa dạng, phong phú trong nền văn hóa thế giới, với các hình thức thể hiện và cách thức tồn tại của con người”…,
“Khoan dung là trách nhiệm”, là “có thể khác nhau một cách bình đẳng”. Như vậy, khái niệm khoan dung không chỉ giới hạn trong phạm vi phẩm chất con người cá nhân mà đang trở thành phẩm chất văn hóa của dân tộc
Có thể nói rằng, khoan dung tôn giáo của Phật giáo trong lịch sử Việt Nam đã được trải nghiệm với tư cách một dân tộc, một nền văn hóa, và cơ sở để tinh thần khoan dung đó làm nên những kỳ tích, chính là vì nó đã dựa trên nguyên tắc lấy sự ổn định của cả dân tộc, lấy hạnh phúc, lợi ích và thịnh vượng của toàn dân tộc làm mục tiêu phấn đấu chung.


Về Công giáo: Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII trong “Mười điều răn thanh thản” của ngài, ngài đưa ra các lời khuyên dưới hình thức các quyết tâm đơn giản để có hạnh phúc trong giây phút hiện tại dưới cái nhìn của Chúa.
Quyết tâm thứ nhì: hãy có lòng khoan dung. “Không có gì ngoài ngày hôm nay, tôi sẽ hết sức để ý cung cách cư xử và bề ngoài lịch sự của tôi. Tôi sẽ không chỉ trích bất cứ ai, hoặc kỹ luật bất cứ ai trừ bản thân tôi.
Trong thánh kinh thường nhắc đến sự tha thứ cho những kẻ lỗi lầm.
Mười câu trong Thánh Kinh để xin tha thứ và tha thứ cho người anh em:
“Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” (Lc 23,24)
Hoặc là :“Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau”. (Col 3, 13).
“Hạnh phúc thay kẻ lỗi lầm mà được tha thứ, người có tội mà được khoan dung!” (Rm 4, 7).
Triết học bên Công giáo định nghĩa như sau:
- Khoan dung : là cách cư xử của một người chịu thiệt quyền lợi mà không phản đối lúc có thể và có quyền phản đối.
- Khoan dung : là thái độ của người có quyền, sẵn sàng làm ngơ hoặc tỏ lòng thương xót và tha thứ cho những người phạm pháp, là sự tha thứ khoan hồng của người trên đối với người, sự quên đi lầm lỗi và thông cảm của đồng bạn với nhau, là không chấp nhất, không trả thù…, là yêu thương tôn trọng người yếu thế hơn,… là sống luật bác ái Chúa triệt để.
- Khoan dung còn là tinh thần không chèn ép người khác, và để người khác được tự do phát biểu ý kiến tự do sống lập trường mà họ đã chọn lựa.
Nếu xét từ ngữ thì khoan dung gần đồng nghĩa với sự tha thứ.
Đức Thánh Cha Phanxico mở Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót. Điều đó dường như muốn nói lên rằng: giữa một thế giới đầy tiến bộ, với những phát minh khoa học vượt bậc, một thế giới siêu tốc về thông tin, và là một thế giới đáp ứng đầy đủ về nhu cầu vật chất trong đời sống… Vậy mà thế giới ấy lại nhắc đến “lòng thương xót”… có nghĩa là, tuy đầy đủ về vật chất, tuy tiến bộ khoa học, nhưng tất cả vẫn không thể làm cho đời sống con người thỏa mãn hơn con người vẫn cần có những yếu tố tinh thần để nâng đỡ nữa, và nhu cầu vật chất ấy không thể thay thế cho những tấm lòng của người với người dành cho nhau.
Bên cạnh đó lời mời gọi trong sứ điệp mùa chay của Giáo Hội, là lời mời gọi trở về với Thiên Chúa “trở về với lòng ăn năn, sám hối, lãnh ơn tha tội...” và để con người dễ dàng trở về với Thiên Chúa, thì Giáo hội không ngừng nhắc nhở đến “lòng thương xót” bao la của Thiên Chúa…
Dương hồng Thủy
16/08/2020
Vui lòng login để trả lời trong mục này. Nếu chưa có account, xin ghi danh.
Chưa có bài trả lời.