Apr 25, 2024

Diễn đàn » Chủ Ðề Tự Chọn » Ta làm gì cho hết nửa đời sau? - Cao Tần

QUANG HY1
Ghi danh: May 31 2020
Cập nhật: Sep 08 2022
Số bài: 10
gởi lúc 05:37:42 PM, May 31, 2020

Ta làm gì cho hết nửa đời sau? - Cao Tần

Ta làm gì cho hết nửa đời sau?

Dăm thằng khùng họp nhau bàn chuyện lớn
Gánh sơn hà toan chất thử lên vai
Chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn
Dọn tinh thần: cưa nhẹ đỡ ba chai

Rừng đất khách bạt ngàn màu áo trận
Xong hiệp đầu mây núi đã bâng khuâng
Hào khí bốc đủ mười thành chất ngất
Chuyện vá trời coi đã nhẹ như không

Một tráng sĩ vung ly cười ngạo mạn
Nửa đời xưa ta trấn thủ lưu đồn
Nay đất khách kéo lê đời rất nản
Ta tính sẽ về vượt suối trèo non...

Sẽ có lúc rừng sâu bừng chuyển động
Những hùm thiêng cựa móng thét rung trời
Và sông núi sẽ vươn mình trỗi dậy
Và cờ bay trên đất nước xinh tươi

Một tráng sĩ vô êm chừng sáu cối
Thần tự do giờ đứng ở nơi nào?
Ta muốn đến leo lên làm đuốc mới
Tự đốt mình cho lửa sáng xem sao...

Thần tự do giơ hoài cây đuốc lạnh
Ta tiếc gì năm chục ký xương da
Sẽ làm đuốc soi tìm trong đáy biển
Những oan hồn ai bỏ giữa bao la...

Bình minh tới một chàng bừng tỉnh giấc
Thấy chiến trường la liệt xác anh em
Năm tráng sĩ bị mười chai quất gục
Đời tha hương coi bộ vẫn êm đềm

Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
Những hào hùng uất hận gối lên nhau
Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới:
Ta làm gì cho hết nửa đời sau?
Tháng 3-77
Cao Tần
Vui lòng login để trả lời trong mục này. Nếu chưa có account, xin ghi danh.
QUANG HY1
Ghi danh: May 31 2020
Cập nhật: Sep 08 2022
Số bài: 10
trả lời lúc 05:43:52 PM, May 31, 2020

Sẽ làm gì cho đến cuối … đường đây ?

Sẽ làm gì cho đến cuối … đường đây ?

Không biết, trong khoảng 150.000 người di tản buồn cách đây 45 năm , có bao nhiêu quân nhân QLVNCH , nhất là những người Lính tác chiến ?

4 ông Tư Lệnh Quân Đoàn : ông Phú vùng 2 , ông Nam vùng 4 tự sát ; ông Toàn vùng 3 , ông Trưởng vùng 4 thoát được . Các Tư lệnh sư đoàn , Chỉ Huy Trưởng , ngoài ông Dù Lê Lợi ( danh hiệu truyền tin tướng Lê Quang Lưỡng ) ; ông Cọp Biển Lạng Sơn ( tướng Bùi thế Lân ) , ông Hinh sư đoàn 3 , ông Nhật sư đoàn 2 và ông Niệm sư đoàn 22 , số còn lại : 1 tử trận , 2 tự sát , còn bao nhiêu đi tù hết ! Đó là cấp tướng ( + đại tá Phan văn Huấn , người anh cả Biệt Cách Dù ) . Các cấp chỉ huy tác chiến khác ( tá , úy vv ) hầu như đều chọn ở lại với mấy thằng em , chiến đấu cho đến giờ chót tháng tư bỏ súng .

3/1977 , gần hai năm sau ngày vượt thoát , nỗi hận mang mang , niềm đau canh cánh , có 5 ông lính lưu lạc trên đất Cờ Hoa , tìm lại bên nhau trong căn nhà trọ mà bàn chuyện lớn . Không ăn trầu , nên Ngũ hổ cưa nhẹ đỡ 3 chai ( Hennessy ? ) gọi là mở đầu câu chuyện . Rượu vào , tâm sự ra . Trong tiếng dô , tiếng cụng , anh em chia nhau hoài bão , ước mơ . Chuyện quay về phục quốc , chuyện leo lên tượng Thần Tự Do , tự thiêu làm đuốc soi tìm oan hồn đồng bào đang bơ vơ ngoài biển cả … ! Đầy ly cạn rồi lại cạn ly đầy . Đêm cứ thế mà qua trong vòng tay chiến hữu . Sáng bình minh , thức sớm nhất , dụi mắt , ngồi dậy , thấy chiến trường la liệt xác ann em , 10 chai quất gục 5 chàng , nhìn bạn bè : thằng cưa gỗ , đứa nghiến răng , giữa cái không gian êm đềm , buồn tẻ , kẻ thức tỉnh chợt nhớ rằng mình đang ngồi trên xứ người xa lạ , dòng đời thong thả trôi qua ! Rồi ngu ngơ nhìn nắng mới . Rồi bâng khuâng , lòng chua chát hỏi lòng Ta làm gì cho hết nửa đời sau ?! .

Kẻ-thức-sớm-nhất ấy là Cao Tần , tác giả bài Ta làm gì cho hết nửa đời sau . Năm 1977 , Cao Tần 35 tuổi . Nguyên sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa , Cao Tần là bút hiệu của nhà văn Lê tất Điều ký khi sáng tác thơ , như Kiều Phong , ký dưới những bài viết châm biếm CS . Tháng 4/1975 , ông Điều làm người di tản buồn .

Suốt 1 năm trời ( 76 – 77 ) trên tờ Bút Lửa , từ số này sang số khác , Cao Tần lần lượt tung ra những bài thơ độc như thịt vịt vừa hay , vừa sâu sắc , lạ lùng . Trong nụ cười khinh bac của người LÍNH, có nỗi đau của người DÂN , xa gia đình , mất quê hương ! Những bài thơ hay đến nỗi , người tị nạn khen đã đành , mà ngay một Việt-kiều- yêu -nước , nhà phê bình Đặng Tiến ( Pháp / 1982 ), cũng phải chấp bút mà đánh giá cao tuy không quên câu giáo đầu tuồng .. Ở đây tôi chỉ ghi nhận tâm sự chua xót của người dân Việt Nam xa đất nước, còn chuyện chống cộng là của Cao Tần, tôi không bàn đến .

Với tôi , hai tập thơ Cao Tần ( 1978 ) và Đất Khách của Thanh Nam là hai thi phẩm hay nhất trong thi ca tị nạn : một cho Lính , một cho Dân .

Tôi không nghĩ Trung tá Dù Lê Hồng là chàng tráng sĩ trong đêm nhậu buồn- tàn- xuân ấy , người, tính về vượt suối trèo non để sẽ có lúc rừng sâu bừng chuyển động / những hùm thiêng cựa móng thét rung trời / và sông núi sẽ vươn mình trỗi dậy / và cờ bay trên đất nước xinh tươi .. , cho dù anh là người đã về , vượt suối trèo non .

Là một trong số ít sĩ quan quan cấp Tá Nhảy Dù thoát được . Lữ đoàn phó Lữ Đoàn 1 Dù , dưới quyền chỉ huy của tướng Lê Minh Đảo , anh Lê Hồng đã cùng các chiến hữu đánh một trận Long Khánh để đời ! Sau đó , được lệnh , LĐ 1 rút về bảo vệ Phước Tuy . Khi thủ đô bỏ ngỏ , Lữ Đoàn 1 mang quân ra biển , neo thuyền tại Gò Công , chờ quyết định rút về vùng 4 . Đúng 45 năm trước , ngày 30/4 , vì không muốn đầu hàng , Lữ đoàn phó Lê Hồng đã tuân lệnh Mặt Trời Nguyễn văn Đỉnh ( vì lý do riêng đã cùng thiếu tá Ngô tùng Châu , TĐT 1 Dù , chọn ở lại ) đưa toàn bộ Lữ đoàn ra khơi vượt thoát .

Ngay khi đến đảo Guam , anh Lê Hồng đã tâm sư với chiến hữu Đoàn phương Hải , quyết tâm sẽ trở về quê hương đuổi giặc . Sau 7 năm tị nạn , 1982 , thiên thần mũ đỏ Lê Hồng trở thành hùm thiêng sơn lâm cựa móng , đã quay về , tham gia Phục Quốc , với cương vị Tư lệnh Lực Lượng Võ Trang kháng chiến .

Mà không chỉ Trung tá Dù Lê Hồng , Thiếu úy Hải quân Trần thiện Khải ở Hoa Kỳ , Đại úy Biệt Động Quân Huỳnh trọng Hà , Cọp Biển Lâm Thao từ Nhật , Thiếu úy Dù Huỳnh văn Tiến từ Đan Mạch vv Và Trương ngọc Ny , đại đội trưởng 81 Dù , người đã cùng người bạn đồng khóa Thủ Đức , đại úy Ngô Xuân Vinh của 62 Dù , làm nên cái bắt tay vinh quang trong quân sử ở An Lộc ( Mùa hè đỏ lửa / Phan Nhật Nam ) , vừa vượt biên đến Thái Lan cũng tình nguyện tham gia ( Phạm hoàng Tùng / Hành trình người đi cứu nước ) . Cũng như các đại tá : Dương văn Tư ( Thái Lan ) , Võ đại Tôn ( Úc ) .. vv Chỉ nói đến cấp bậc , ông Hoàng Cơ Minh , là vị Tướng duy nhất của QLVNCH đã chết vì quay về , sau 7 năm phố thị Hoa Kỳ cùng 5 năm rừng sâu Thái Lan !

Không chỉ có tráng sĩ mới vung gươm . Những bạch diện thư sinh như Trần văn Bá ( giảng nghiệm viên đại học Nanterre / Pháp ) , Ngô chí Dũng ( sinh viên du học Nhật ) , Võ Hoàng ( nhà văn / Mỹ ) .. cũng quay về . Và cũng chết !

Giữa thập niên 80s, đa số những người-về ( từ các quốc gia định cư ) ở tuổi 30 , 40 . Với họ , không có chuyện tam thập nhi lập , tứ thập nhi bất hoặc gì cả . Lập mà chi , bất hoặc mà chi , khi quê hương đang oằn oại ?! Đó là những người không cần tự hỏi ta làm gì cho hết nửa đời sau ? . Bởi họ đã biết họ sẽ làm gì . Và họ đã làm . Với tôi , họ là những người , trong con số ít ỏi những người Không thành công cũng thành Nhân ! Nhân là Người . Người của nhân-văn , nhân-đạo , của nhân-cách , nhân-quyền … Ngược lại với khối kẻ Tuy thành công chẳng thành Nhân ! , áp đặt lên đất nước một chủ nghĩa phi nhân , tình nguyện làm người .. ở cho ngoại bang để hưởng chút lộc thừa , bất chấp tương lai tổ quốc !

Năm nay , anh Lê tất Điều 78 tuổi . 43 năm trước , anh đã tự hỏi ta làm gì cho hết nửa đời sau ?! . Và rồi anh đã làm rất nhiều . Nội cái thi phẩm thơ Cao Tần cũng đã là một viên ngọc quý trong văn chương tị nạn , chưa nói đến những tác phẩm ký tên Kiều Phong vạch rõ cho mọi người thấy cái đỉnh cao chí tệ bên nhà ! Anh Điều đã có trả lời cho câu hỏi của chính mình .

Trông người lại gẫm đến ta ! . Thú thật là lúc mới qua , tuổi trẻ hăng máu , lại .. ngây thơ , tôi đã nhủ lòng , " khi đât nước tôi thanh bình " , sẽ là một trong những người trở về đầu tiên để xây dựng lại quê hương , mang kiến thức nhỏ nhoi của mình đóng góp vào sự giáo dục đàn em . Nhưng rồi từng ngày , từng ngày qua , " mộng ước vẫn chưa thành ", thêm nợ cơm áo ,thê nhi cho đến nợ … nhà , nợ xe , đã cuốn tôi vào cái vòng quay trần ai khoai củ ! Những lúc đọc các bài viết của đàn anh về cuộc chiến , những khi nghe tin các nhà tranh đấu bên nhà bị tù tội , lòng không khỏi thẹn thùng khi tự hỏi ta làm gì cho tới tận ngày nay ?! .

Ngày sau , ngày nay . Hôm qua , hôm này . Thoắt đó mà 45 năm . Nếu mỗi ngày là một đổi thay thì từ 45 năm nay , cái chính thể kềm kẹp , độc Đảng ấy vẫn chưa nhúc nhích ! Hỏi trời , hỏi đất ? Hỏi ai ? Phải chăng đó là định mệnh , là nghiệt oan của dân tộc Việt Nam?

Bây giờ , trong những thế hệ đã từng ngu ngơ tự hỏi Ta làm gì cho hết nửa đời sau ấy , bao nhiêu người bâng khuâng hỏi nhỏ:

Sẽ làm gì cho đến cuối … đường đây ?

M72

30/4/2020